Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG QUỐC KỲ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG QUỐC KỲ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:



PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ


4

NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Hoàng Quốc Kỳ


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
sâu sắc và biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thị Như Hà, người hướng dẫn khoa
học và định hướng nghiên cứu cho tôi.
Tôi cũng xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong
Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã có đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, có những ý
kiến đóng góp để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Nghệ An, Khu Kinh tế Đông Nam, Cục thống kê Nghệ An đã giúp đỡ tôi

trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, tư liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Hoàng Quốc Kỳ


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................viii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài...................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................7
7. Bố cục của luận văn........................................................................................8
CHƯƠNG


1


SỞ



LUẬN

VỀ

BẢO

VỆ

MÔI

TRƯỜNG

TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP..........................................................................9
1.1. Khái niệm và đặc điểm bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp ..........9
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.............9
1.1.2. Đặc điểm thực hiện bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp
.....................................................................................................10
1.2. Sự cần thiết và tiêu chí bảo vệ môi trường khu công nghiệp...................16
1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.....16
1.2.2. Tiêu chí đánh giá hiện trạng bảo vệ môi trường các khu công
nghiệp..........................................................................................21


iv
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới bảo vệ môi trường trong khu công

nghiệp..........................................................................................31
1.2.4. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp tại một
số địa phương.............................................................................32
Kết luận chương:...............................................................................................36
CHƯƠNG
THỰC

2
TRẠNG

TRONG

CÁC

KHU

BẢO

VỆ

CÔNG

NGHIỆP

TRƯỜNG

MÔI
TỈNH

NGHỆ


AN

GIAI ĐOẠN 2010-2014..........................................................................................37
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp
tỉnh Nghệ An.......................................................................................................37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An................................................37
2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An.....................39
2.1.3. Hiện trạng hoạt động các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An.........46
2.2. Thực trạng bảo vệ môi trường các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An..........48
2.2.1. Tình hình thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động
bảo vệ môi trường......................................................................48
2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định về quan trắc môi trường......53
2.2.3. Tình hình hoạt động của các công trình xử lý chất thải..........54
2.2.4. Tình hình các công tác bảo vệ môi trường khác........................62
2.2.5. Hiện trạng chất lượng môi trường các khu công nghiệp...........65
2.3. Nhận xét chung về công tác Bảo vệ Môi trường tại các khu công nghiệp 77
Kết luận chương:...............................................................................................79
CHƯƠNG

3

PHƯƠNG

HƯỚNG,

BẢO

MÔI


VỆ

GIẢI

TRƯỜNG

PHÁP

ĐẢM

TRONG

CÁC

BẢO
KHU

THỰC
CÔNG

HIỆN
NGHIỆP

TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020..........................................................................80
3.1. Phương hướng bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp........................80


v
3.1.1. Dự báo phát triển khu công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020
.....................................................................................................80

3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các khu
công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020.................................84
3.2. Đề xuất giải pháp đảm bảo vệ môi trường các khu công nghi ệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An...............................................................................................85
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch b ảo v ệ môi
trường..........................................................................................85
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý môi trường địa phương
.....................................................................................................87
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với ban quản lý khu công nghiệp, c ơ s ở s ản
xuất..............................................................................................90
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, quan tr ắc môi
trường và cảnh báo ô nhiễm......................................................96
3.3. Kiến nghị những nội dung cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường các khu công nghiệp...............................................................................98
Kết luận chương:...............................................................................................99
KẾT LUẬN............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................102
PHỤ LỤC..............................................................................................................105


vi
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình:
Hình 1.1. Giá trị COD tại một số điểm tiếp nhận nước thải KCN.....................17
Hình 1.2. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh KCN..................19
Bảng 1.1. Ước tính chất thải rắn phát sinh tại các KCN cả nước.......................20
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên tắc QLMT khu công nghiệp...........................................23
Bảng 1.2. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại phổ biến tại Việt Nam.........27
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm tỉnh Nghệ An phân theo các ngành kinh tế ...............40

Bảng 2.2. Tình hình phát triển dân số của tỉnh Nghệ An đến năm 2014...........42
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014.............44
Bảng 2.4. Hiện trạng một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An..........46
Bảng 2.5. Tình hình phát triển KKT Đông Nam và các KCN Nghệ An..............47
Bảng 2.6. Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của tình Nghệ An............51
Bảng

2.7.

Ước

tính

tải

lượng

trung

bình

các

chất

ô

nhiễm

trong nước thải KCN ở Nghệ An...........................................................................55

Bảng 2.8. Diễn biến chất lượng nước thải khu công nghiệp Bắc Vinh
giai đoạn 2010-2014...............................................................................................55
Bảng 2.9. Diễn biến chất lượng nước thải khu công nghiệp Nam C ấm
giai đoạn 2010-2014...............................................................................................57
Bảng 2.10. Khối lượng chất thải rắn của các cơ sở sản xuất công nghiệp .........60
Bảng 2.11. Diễn biến chất lượng môi trường không khí trong khu công nghi ệp
Bắc Vinh và Nam Cấm giai đoạn 2010-2013........................................................65
Bảng 2.12. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí lân cận khu
công nghiệp Nam Cấm...........................................................................................66


vii
Hình 2.1. Bản đồ phân vùng chất lượng không khí các khu công nghiệp...........69
Bảng 2.13. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt các khu công nghiệp ..........69
Hình 2.2. Diễn biến các thông số tại điểm nhận nước thải công nghiệp ...........71
Bảng 2.14. Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ gần KCN...............72
Bảng

2.15.

Diễn

biến

chất

lượng

nước


ngầm

trong khu công nghiệp Bắc Vinh giai đoạn 2010-2014.........................................73
Bảng

2.16.

Diễn

biến

chất

lượng

nước

ngầm

trong khu công nghiệp Nam Cấm giai đoạn 2010-2014........................................74
Bảng 3.1. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các KCN ở Nghệ An...........83
Hình

3.1.



hình

áp


dụng

giải

pháp

s ản

xuất

s ạch

hơn

tại các khu công nghiệp..........................................................................................91


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5
BVMT
CCN
CNH, HĐH
COD
CTNH
CTR
CTRCN
CTRSH
DO

ĐTM
KCN
KCNC
KCX
KKT
KTTĐ
NXB
QCVN
QLMT
SXSH
TDS
TN&MT
TSS (hay SS)
UBND

Nhu cầu oxy sinh hoá
Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nhu cầu oxy hoá học
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn sinh hoạt
Oxy hoà tan
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Khu công nghệ cao
Khu chế xuất
Khu kinh tế

Kinh tế trọng điểm
Nhà xuất bản
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
Quản lý môi trường
Sản xuất sạch hơn
Tổng chất rắn hoà tan
Tài nguyên và Môi trường
Tổng chất rắn lơ lửng
Uỷ ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi
vào hoạt động ở hầu hết tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Sự hình thành
và phát triển khu kinh tế (KKT), các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất
(KCX), khu công nghệ cao (KCNC) ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục
mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế quốc dân. Toàn quốc tính đến
cuối 2014 có tổng số 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha,
trong đó, 191 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên
54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ bản (theo Viện Chiến lược phát triển, 2014). Phát triển KCN
với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải vào các khu
vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và
bảo vệ môi trường (BVMT).
Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khuyết điểm
trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Ô nhiễm môi

trường ở các KCN, chủ yếu là do các cơ sở sản xuất chưa có các biện pháp
thật hiệu quả và hợp lý để xử lý ô nhiễm, thậm chí, không xử lý mà thải thẳng
ra môi trường. Do chính sách của nhà nước chưa đồng bộ, hành lang pháp lý
còn lỏng lẻo, một bộ phận nhà đầu tư, nhà quản lý chưa đề cao công tác
BVMT nên còn buông lỏng quản lý, còn ỷ lại vào các cơ quan chức năng.
Theo thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng
8.000 tấn chất thải rắn (CTR), tương đương khoảng 3.000.000 tấn một năm
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).


2
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 08 KCN (02 KCN nằm trong
KKT Đông Nam Nghệ An) được phê duyệt Quy hoạch chi tiết. Trong đó, có
03 KCN đã đi vào hoạt động bao gồm KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm và
KCN Hoàng Mai I. Lũy kế đến nay, KKT Đông Nam và các KCN Nghệ An
thu hút được 109 dự án đầu tư với 13 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có 55
dự án đã đi vào hoạt động, 23 dự án đang xây dựng và 31 dự án chưa triển
khai xây dựng. Các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu tập trung sản
xuất các ngành nghề như sản xuất linh kiện điện tử, chế biến khoáng sản, lắp
ráp máy, dệt may, nhựa, hàng tiêu dùng (dụng cụ thể thao, thiết bị văn
phòng). Tuy nhiên, tại đây còn tồn tại một số vấn đề môi trường như: số cơ sở
chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH), chưa thực hiện thu
gom, lưu trữ, vận chuyển CTNH theo đúng quy định, chưa xin cấp phép khai
thác nước ngầm, không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, không có hệ
thống xử lý nước thải và khí thải đúng với quy định… vẫn còn chiếm tỷ lệ
lớn. Chính vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của việc quản lý
môi trường không đúng quy định tại các KCN đã và đang gây ra nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.
Quản lý môi trường tại các KCN yêu cầu sử dụng đồng thời và linh
hoạt nhiều công cụ khác nhau trong tiếp cận đề xuất giải pháp BVMT: pháp

luật, kinh tế, kỹ thuật. Từ những thực tiễn trên, đề tài: “Bảo vệ môi trường
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” được thực hiện
nhằm hiểu rõ hiện trạng BVMT tại các KCN, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó có
bức tranh tổng quát về BVMT tại các KCN để đúc rút thành các bài học kinh
nghiệm trong công tác này trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nội dung của nhiều nghiên cứu chuyên ngành đã chỉ ra những bất cập,
hạn chế chủ yếu là việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh


3
nghiệp còn yếu; việc xử lý CTR, CTNH, nước thải tại một số khu công
nghiệp còn chưa được thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng tới môi trường tự
nhiên, môi trường sống của người dân khu vực xung quanh KCN. Trong đó,
để thực hiện tốt hơn công tác BVMT khu công nghiệp các cơ quan chức năng
cần thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất; nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế,
chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường khu công nghiệp.
Đồng thời, quy định pháp luật cũng cũng cần tăng cường phân cấp cho Ban
quản lý KCN, KCX trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi
trường trong khu công nghiệp gắn với tăng cường cơ chế phối hợp, hướng dẫn
giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.
Trong đó, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, Môi trường các
khu công nghiệp Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm biên soạn và công bố đã liệt kê đầy đủ lý do cần thực hiện BVMT, các
vấn đề còn tồn tại của các KCN trên địa bàn Việt Nam hiện nay. Các báo cáo
khác như Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 - 2014 đều dành
một phần hoặc một chương nói về vấn đề môi trường do khu công nghiệp gây
ra. Gần đây nhất, trong Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, các báo
cáo cũng chỉ ra vấn đề môi trường nhức nhối của KCN, những vấn đề cấp

thiết cần giải quyết như: nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao năng
lực Ban quản lý KCN, vấn đề quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, kiểm soát
ô nhiễm do khí thải và nước thải.
Bên cạnh các đánh giá tổng thể về môi trường KCN toàn quốc nói riêng
và vấn đề môi trường nói chung, tại nhiều địa phương các vấn đề môi trường
tại các KCN cũng được đề cập đến trong nhiều báo cáo Hiện trạng môi
trường cấp tỉnh và các báo cáo chuyên ngành khác. Ví dụ, trong Báo cáo thực
trạng tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường của thành phố Hồ


4
Chí Minh cũng dành một phần không nhỏ đề cập đến hiện trạng quản lý môi
trường của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố [6]. Tương tự như
vậy, trong Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2010-2014 của tỉnh Bắc
Giang, vấn đề BVMT của các KCN Đình Trám, Vân Trung, Song Khê-Nội
Hoàng cũng được đưa ra nhiều lần do ảnh hưởng của chúng tới môi trường
tiếp nhận. Trong đó, vấn đề đầu tư hạ tầng kém đồng bộ tại 03 KCN này, dẫn
đến hiệu quả xử lý nước thải không cao, nước thải đầu ra vẫn vượt quá
QCVN là vấn đề nhức nhối trong BVMT của tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Hưng Yên
là một trong số ít các tỉnh/thành phố ở nước ta có KCN một lĩnh vực (KCN
dệt may Phố Nối), tại đó do đặc thù hoạt động đơn lĩnh vực nên thuận lợi cho
công tác xử lý nước thải [4]. Có nhiều nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch
hơn và nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của KCN này. Nói chung, các
tỉnh/thành phố trên cả nước đều rất quan tâm đến vấn đề BVMT các KCN.
Tính đến nay, các công trình khoa học và dự án nghiên cứu tiếp cận vấn
đề quản lý môi trường các KCN khá phong phú, tuy nhiên chúng chỉ đề cập
đến một KCN hoặc một khía cạnh của hoạt động BVMT:
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Môi trường và Công nghệ sinh học,
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phát
sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hoà, tỉnh

Long An đến năm 2020 của Thạc sỹ Đàm Nguyễn Hoài An [1].
- Tài liệu về Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại của Võ Đình
Long và Nguyễn Văn Sơn [20].
- Tài liệu về Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp của Trầu Hiếu
Nhuệ chủ yếu nhấn mạnh xử lý nhóm nước thải công nghiệp giàu hợp chất
hữu cơ [22].
- Tài liệu chuyên khảo về Quản lý và xử lý chất thải rắn của Nguyễn
Văn Phước có đề cập đến xử lý chất thải rắn công nghiệp [23].


5
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt liên quan đến các KCN nghiên
cứu, đã có một số đề tài nghiên cứu, dự án triển khai tiến hành đánh giá hiện
trạng quản lý môi trường nói chung của một hoặc một vài KCN, hoặc tiến
hành đánh giá một hoạt động hoặc một tiêu chí của quản lý môi trường. Trong
đó, các vấn đề được quan tâm nhiều nhất là quản lý và xử lý chất thải, đặc biệt
là chất thải rắn và xử lý nước thải tập trung. Dưới đây là một vài công trình
nghiên cứu tiêu biểu cho lĩnh vực này:
- Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành Khoa học Môi trường, Nghiên cứu
đặc trưng dòng thải và đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung tại
KCN Nam Cấm huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh [17].
- Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành Khoa học Môi trường, Quản lý chất
thải tại các khu, cụm công nghiệp ở Thành phố Vinh và các khu vực phụ cận
của thạc sỹ Phan Thị Hằng [18].
- Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành Khoa học Môi trường, Nghiên cứu
hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Lê [19].
- Báo cáo kết quả dự án: Điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về
các loại nguồn thải, lượng phát thải, chất thải công nghiệp và chất thải nguy

hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An [24].
Như phần trình bày ở trên, các công trình này chỉ đề cập đến hoạt động
xử lý nước thải KCN, quản lý CTR trong KCN, do đó thiếu sự so sánh, đánh
giá những mặt làm được và chưa làm được của quản lý tổng thể môi trường
KCN. Tương tự như vậy, trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã có một số đề tài,
chương trình nghiên cứu các khía cạnh này ví dụ: “Hiện trạng phát triển KKT
Đông Nam và các vấn đề môi trường, 2013” [11]. Tất cả các dạng đề tài, dự


6
án nêu trên đều chỉ ra được ưu điểm và tồn tại của công tác quản lý môi
trường KCN được xem xét, tại đó cũng có những đánh giá cho các tiêu chí
bảo vệ môi trường. Các nội dung này sẽ được kế thừa và chỉ rõ trong chương
1 của báo cáo này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại đánh giá cũng
như đưa ra giải pháp cho một KCN cụ thể, không có tính chất định hướng cho
công tác quản lý môi trường cấp tỉnh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường trong các KCN;
phân tích thực trạng BVMT chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất những giải
pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh
Nghệ An đến năm 2020.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường ở các khu

công nghiệp hiện nay.
- Khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng bảo vệ môi

trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 20102014, chỉ ra những vấn đề cần tập trung giải quyết để bảo vệ môi trường trong
các khu công nghiệp.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường ở
các khu công nghiệp tỉnh Nghệ an đến 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng của nghiên cứu là vấn đề công tác BVMT trong các KCN

trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu trong 3 KCN đã đi

vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An (nằm trong KKT Đông Nam Nghệ
An) gồm KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm và KCN Hoàng Mai.


7


Về thời gian: Nghiên cứu công tác BVMT tại 3 KCN trong giai đoạn

2010 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập và đánh giá số liệu thứ cấp: Nghiên cứu, tổng hợp các tài
liệu, tư liệu, thông tin phù hợp hiện có trong tỉnh; Các báo cáo môi trường
định kỳ của cơ quan quản lý, các báo cáo quan trắc định kỳ và kết quả của
công tác quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN.

- Điều tra và khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực tế nhằm thu thập
số liệu về tình hình phát triển và hiện trạng môi trường trong hoạt động của
các KCN trên địa bàn tỉnh. Như hệ thống xử lý khí thải; nhu cầu sử dụng
nước, lượng nước thải và hệ thống xử lý nước thải; CTR và xử lý, đồng thời
khảo sát các biện pháp BVMT hiện có.
- Phương pháp đánh giá: so sánh, quy chuẩn áp dụng:
+ QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
+ QCVN 05:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất khí vô cơ.
+ QCVN 26:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các tiêu chí cơ bản trong thống kê mô tả để đánh giá số liệu
thu được, mô phỏng và xử lý số liệu bằng cách sử dụng phần mềm excel.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học
- Trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích so sánh tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn cho chúng ta một bức tranh tổng thể về công tác BVMT trong
các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thấy được thực trạng về công tác này


8
đồng thời tìm hiểu các yếu tố kinh tế, xã hội, con người tác động lên môi
trường trong các KCN. Cuối cùng là chúng ta đúc rút ra các bài học kinh
nghiệm trong công tác BVMT nhằm hướng đến một môi trường trong các
KCN được làm tốt hơn, hạn chế các tác động từ bên ngoài đảm bảo cho sự
phát triển bền vững. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn là:
− Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về BVMT ở các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
− Phân tích thực trạng BVMT ở các khu công nghiệp đang hoạt động (03

khu công nghiệp) trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những vấn đề làm được và
những tồn tại cần giải quyết.
− Đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả BVMT các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp
Chương 2. Thực trạng bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014.
Chương 3. Phương hướng, giải pháp đảm bảo thực hiện bảo vệ môi
trường trong các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An đến
năm 2020.


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm và đặc điểm bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, môi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật. Trong đó, thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và
các hình thái vật chất khác. Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, bảo đảm sức
khỏe, chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng ổn định chính

trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một đất nước. BVMT
vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền
vững. Đối với nước ta, vấn đề BVMT trong phát triển kinh tế nói chung và
phát triển KCN, KCX, KKT nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và
đề cập đến ngay từ những năm đầu hình thành, phát triển.
KCN là khu tập trung các Doanh nghiệp Công nghiệp chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
gianh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do Chính phủ hoặc Thủ
Tướng chính phủ quyết định thành lập (Theo Quy chế Khu công nghiệp,
1994) [2]. Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ BVMT luôn được
Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 và tiếp
theo là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng


10
cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã đưa ra những
định hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phải thực
hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại. Nghị quyết
Đại hội IX một lần nữa khẳng định: “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững”.
Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010
được Đại hội Đảng X thông qua đã nhấn mạnh vai trò của BVMT trong phát
triển KCN bằng mục tiêu hết sức cụ thể: “Năm 2010, tất cả các KCN, KCX
có hệ thống xử lý nước thải”. Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ các KCN có trạm xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội
quan trọng, được Quốc hội và nhân dân quan tâm, đánh giá.
Thực hiện các định hướng nêu trên, Luật BVMT 2014 sửa đổi (Luật
BVMT năm 2005) đã được ban hành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về môi trường tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong từng thời
kỳ và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. KCN là một đối tượng được
quy định rõ ràng các nội dung trong luật BVMT 2014. Tương tự như ở Việt

Nam, do điều kiện tập trung sản xuất trong các KCN, trên thế giới, vấn đề môi
trường KCN luôn được thực hiện và giám sát chặt chẽ nhất [4].
1.1.2. Đặc điểm thực hiện bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp
1.1.2.1. Chủ thể thực hiện
Chủ thể thực hiện BVMT áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động BVMT trong
KKT; KCN, KCNC, KCX (sau đây gọi chung là KCN). Trong đó ba chủ thể
quan trọng là Cơ quan quản lý môi trường địa phương, Ban quản lý KCN và
Chủ đầu tư các cơ sở sản xuất trong KCN [4].
Về cơ quan quản lý môi trường địa phương: cấp tỉnh/thành phố và cấp
huyện có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hoạt động
BVMT trong các KCN nằm trên địa bàn địa phương quản lý.


11
Về Ban quản lý khu công nghiệp: Bố trí bộ phận chuyên trách về
BVMT để tổ chức thực hiện công tác BVMT KKT, KCN theo quy định của
pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp BVMT KKT, KCN giữa Ban quản lý
các KKT, KCN với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCN thuộc thẩm quyền quản lý
thực hiện các quy định BVMT; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về BVMT; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố
môi trường tại các KKT, KCN.
Định kỳ báo cáo công tác BVMT của KKT, KCN gửi Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công khai thông tin về BVMT
KKT, KCN; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về

BVMT cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCN. Phối hợp với cơ quan chức năng giải
quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch
vụ trong KKT, KCN hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi KKT,
KCN. Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về BVMT đối với các
hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCN. Thực hiện các nội dung quản
lý và BVMT KKT, KCN khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc
được ủy quyền.
Về Chủ dự án, chủ đầu tư các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp:
Chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN thống nhất
và ký văn bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng


12
và kinh doanh hạ tầng KCN; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu
gom nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới sự giám sát của
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Các cơ sở sản xuất lớn phải
có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tổ
chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí BVMT đối với nước thải theo
quy định của pháp luật. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, báo cáo
theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả quan trắc cho chủ đầu tư
xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Thực hiện các trách nhiệm BVMT
khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2. Đặc điểm hình thức thực hiện
Để BVMT các KCN, cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy phạm
pháp luật trong BVMT; sử dụng các biện pháp BVMT và có sự hợp tác giữa
các ban, ngành, địa phương trong BVMT tại các KCN. Cụ thể yêu cầu BVMT
trong KCN: Quy hoạch xây dựng KCN cần được thực hiện để đảm bảo giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi

trường. Về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT cần thực hiện đầy đủ hệ
thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu giữ
CTR, hệ thống quan trắc nước thải và các công trình kỹ thuật BVMT khác.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN có phát sinh khí thải và
tiếng ồn cần phải đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và giảm thiểu tiếng ồn
đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đối với CTR thông thường và
CTNH phải thu gom, tạm trữ, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về
quản lý CTR. Có chương trình giám sát môi trường định kỳ để phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra trong KCN.
1.1.2.3. Các công cụ thực hiện bảo vệ môi trường
Các công cụ trong quản lý môi trường (QLMT) gồm có: công cụ chính
sách, pháp luật; công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật, công cụ khác (giáo dục,


13
đào tạo, tuyên truyền…), tất cả các nhóm công cụ này đều có thể áp dụng và
áp dụng có hiệu quả trong QLMT KCN.
Công cụ chính sách, pháp luật: hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao
gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật
(pháp lệnh, nghị định, quy định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi
trường ...), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các
ngành kinh tế và các địa phương [15]. Luật bảo vệ môi trường 2014 là văn
bản cao nhất, là căn cứ chung để BVMT Quốc gia cũng như từng chủ thể kinh
tế, ngoài ra còn có các luật quy định cho từng thành phần môi trường như
Luật Khoáng sản, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Dầu khí, Luật Hàng
hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Tài
nguyên nước, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…
Quy định là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn
thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do Chính phủ trung ương
hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành. Quy định gồm

có các văn bản: Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Quyết định, Thông tư
của Bộ chủ quản, Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND cấp tỉnh.
Chính sách BVMT giải quyết những vấn đề chung nhất về quan điểm QLMT,
về các mục tiêu BVMT cơ bản cần giải quyết trong một giai đoạn dài 10 - 15
năm và các định hướng lớn thực hiện mục tiêu, chú trọng việc huy động các
nguồn lực cân đối với các mục tiêu về BVMT. Chính sách BVMT phải được
xây dựng đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chức năng quan
trọng nhất của chính sách môi trường là tạo điều kiện gắn kết các mục tiêu
phát triển bền vững vào hoạt động phát triển của từng ngành, từng vùng; tạo
liên kết giữa các ngành và các cấp trong thực hiện mục tiêu BVMT.
Chiến lược BVMT cụ thể hoá chính sách ở một mức độ nhất định.
Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách


×