Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

phân tích môi trường kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Vinamit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.23 KB, 34 trang )

I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam chịu tác động rất lớn của nền kinh tế

toàn cầu. Đặc biệt, việc gia nhập WTO đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước
nhiều cơ hội và thách thức lớn lao.
Những khó khăn và biến động liên tục trong nền kinh tế gần đây ảnh hưởng
không nhỏ đến xu hướng tiêu dùng đặc biệt là của thị trường thức ăn nhanh. Mà
Vnamit là một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực rau quả, trái cây sấy ở
thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang nhiều nước. Trước tình hình này, công ty cần
phải có những định hướng chiến lược rõ ràng để ứng phó kịp thời trước những thay đổi
của nền kinh tế; giữ vững vị trí hàng đầu và tiếp tục phát triển trong tương lai.
Thời gian qua, dù nguồn nông sản nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu
cầu chế biến xuất khẩu của các nhà máy. Nhưng ngành chế biến hàng nông sản vẫn
đang trên đà tăng trưởng mạnh và tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới là rất lớn.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), thời gian gần đây, xuất khẩu các mặt
hàng hoa, quả sấy khô Việt Nam có mức tăng trưởng khá mạnh, trong đó các thị trường
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU rất ưa chuộng trái cây sấy khô
của Việt Nam. Chính vì vậy, nhằm góp phần vào sự phát triển hơn nữa của công ty
Vinamit trên thị trường trong nước và thế giới, tôi xin chọn đề tài “phân tích môi
trường kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Vinamit”.
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM
2.1. Vinamit-quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ là CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMIT
Tên giao dịch quốc tế: VINAMIT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: Vinamit
Logo:

Slogan: “Spice of life from natures” - Hương vị cuộc sống từ thiên nhiên
Website: www.vinamit.com


Nhà sáng lập: Nguyễn Lâm Viên (sinh năm 1961)
Giám đốc Kinh Doanh: Nhuyễn Văn Hải
-1-


Công ty TNHH TM Đức Thành, thành lập năm 1992, là tiền thân của Công ty
Vinamit bây giờ, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và mua bán các mặt hàng
nông phẩm và trái cây. Và là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng công nghệ sấy thăng
hoa trong điều kiện chân không đối với trái cây và hàng nông sản.
Đến đầu năm 2005, công ty đổi tên thành công ty TNHH TM Vinamit và tập
trung vào phát triển thị trường quốc tế cùng với việc thiết lập các chi nhánh của công ty
cũng như các hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh trong nước.
Tháng 11 năm 2007, công ty TNHH TM Vinamit chính thức chuyển đổi hình
thức kinh doanh sang công ty Cổ phần Vinamit. Hiện nay, công ty là một tên tuổi lớn
trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ cao trong khai thác và chế biến nông sản
tại Việt Nam.


Hệ thống các công ty trực thuộc VINAMIT:
Vinamit hiện có hai cụm nhà máy chế biến hoàn chỉnh: tại Bình Dương và Đắc

Lắc với quy mô 10 hecta, công xuất 20 tấn thành phẩm/ngày.


Sản phẩm chủ yếu:
Hiện tại Vinamit có 6 dòng sản phẩm chính với 25 loại sản phẩm được bán trong

và ngoài nước:
Dòng sản phẩm


Tên dòng sản phẩm
Vinatural: mít, chuối, khổ

Sản phẩm sấy tự qua, rau đậu sấy …
nhiên

Sản phẩm sấy

Tenders: mít, xoài,ổi…

dẻo

-2-

Hình ảnh biểu trưng


Saltsa: khoai môn, khoai
Sản phẩm sấy tẩm

lang

gia vị

,...

Tomeli
Sản phẩm táo
sấy


Kẹo



đậu

phộng

Vinamit Coffe

2.2. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay, thị trường xuất khẩu đang là mũi nhọn kinh doanh của công ty. Song
song với đó, Vinamit xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường tiềm năng cần chiếm
lĩnh.
Để thực hiện tốt chính sách phát triển thị trường trong và ngoài nước, hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong sản xuất và kinh doanh đã được áp
dụng trong nhiều năm qua.
Vinamit cũng nhiệt tình tham gia những hoạt động cộng đồng xã hội như bảo trợ,
tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, bảo trợ trẻ em khuyết tật,...
2.3. Thành tựu


Chứng nhận chất lượng:
Đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vể quản lý chất lượng, HACCP - Tiêu chuẩn vệ sinh

an tòan thực phẩm, HALAL – Tiêu chuẩn thực phẩm trong cộng đồng Hồi giáo, tiêu
-3-


chuẩn GMP – Tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất; được tổ chức chất lượng quốc

tế BVQI công nhận về chất lượng; được vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt,
Cúp Vàng Thương Hiệu và Nhãn hiệu 2005, và mới đây nhất là giải thưởng Cúp Vàng
Thương hiệu Việt và chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao.
 Thương hiệu:
Sau 15 năm, hiện Vinamit đã có mặt và điều hành hoạt động ở hầu hết các tỉnh và
thành phố lớn trên toàn quốc. Các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Big-C, Co-opMark,
Hapro, MaximMark đều có bán các sản phẩm của Vinamit. Vinamit còn thành công ở
hệ thống phân phối tại các sân bay, sân ga trong nước và quốc tế.
Trong vòng 5 năm qua, công ty đạt mức tăng trưởng 35% với tỷ trọng xuất khẩu
chiếm 60% doanh số, đem lại nguồn thu ngoại tế lớn. Đối với thị trường nội địa, sản
phẩm của Vinamit chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ. Vinamit cũng đã có mạng lưới đại
lý đặt tại nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hồng Kông,
Thái Lan, Philipines, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ukraine, Pháp và một số nước Châu Âu.
III. XÂY DỰNG TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
3.1. Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
3.1.1. Tầm nhìn
Xây dựng Vinamit trở thành công ty thực phẩm tốt cho sức khỏe hàng đầu Việt
Nam, nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam ra tầm thế giới.
3.1.2. Sứ mệnh
Hướng đến “Trái cây, rau quả Việt Nam, thức ăn nhanh của thế giới”: Trái cây
Việt Nam với công nghệ của Vinamit sẽ trở thành thức ăn nhanh trên khắp thế giới,
người ta dùng sản phẩm sấy khô Vinamit vì chất lượng và hương vị Việt Nam và vì
một cuộc sống năng động tốt đẹp hơn.
Phát triển vững bền dựa trên nền tảng xây dựng chuỗi giá trị từ gốc đến ngọn,
được quản lý bởi hệ thống được giao quyền, với tinh thần và trách nhiệm dân tộc.
3.2.1. Mục tiêu
a) Mục tiêu dài hạn

-4-



 Về thương hiệu và vị thế cạnh tranh:Giữ vững vị thế hàng đầu trong ngành tại
thị trường trong nước. Lấy sự độc đáo và khác biệt làm ưu thế cạnh tranh để xác định
vị trí của mình trên thị trường thức ăn nhanh thế giới.
 Về nguồn nguyên vật liệu:Phát triển chuỗi cung ứng chuối, mít và một số nông
sản khác cho công nghiệp chế biến nhằm gia tăng giá trị bằng con đường xuất khẩu.
Chủ động và ổn định được nguồn nguyên liệu, để không phải nhập thêm từ
nước khác.
 Về hệ thống phân phối: Hoàn thiện hệ thống phân phối.
 Về công nghệ và năng suất:Tiếp tục đầu tư nghiên cứu hơn nữa và áp dụng
công nghệ cao trong sản xuất, chế biến để nâng cao công suất và giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm.
 Về doanh số và lợi nhuận:Gia tăng doanh số, nâng cao mức lợi nhuận hơn cho
công ty.
 Về xã hội:Trở thành cầu nối giữa nông dân với người tiêu dùng (điều đó có
nghĩa là không chỉ đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, mà Vinamit sẽ còn đầu tư nhiều
cho chuỗi giá trị sản phẩm, từ công nghệ trồng trọt, chế biến đến hậu thu hoạch, rồi hệ
thống phân phối, tiếp thị,…).
Phát triển môi trường làm việc tốt nhất tạo động lực phấn đấu và phát huy năng
lực của nhân viên; tạo cơ hội học tập, nâng cao kĩ năng và kiến thức của họ.
Xây dựng hình ảnh của công ty ngày càng tốt đẹp hơn nữa để duy trì sự tin tưởng,
trung thành của người tiêu dùng, nông dân, nhà cung ứng và đối tác,...bằng uy tín cũng
như việc tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, ý thức giữ gìn môi trường,
không gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất chế biến.
b) Mục tiêu ngắn hạn:
Công ty sẽ tiếp tục phát triển các chuỗi chi nhánh ở các tỉnh và đầu tư cơ sở vật
chất cho các cửa hàng theo hướng hiện đại, đặc biệt là xâm nhập và tạo sự đột phá ở thị
trường miền Bắc và các tỉnh lớn của Trung Quốc giáp với biên giới phía Bắc. Bên cạnh
đó, đầu tư phát triển các chuỗi nhà máy đông lạnh. Song song với hoạt động này, công
ty sẽ tiến hành hoạt động Marketing rầm rộ ở Hà Nội.

3.2. Phân tích môi trường
-5-


3.2.1. Môi trường bên ngoài
a) Môi trường vĩ mô
 Yếu tố kinh tế
- GDP: Việt Nam hiện có mức tăng trưởng GDP cao và xếp thứ 2 trong khu vực
(năm 2011 là 6,3 %, tăng 7-7,5% so với năm 2010), đồng nghĩa với thu nhập của người
dân được cải thiệnnhu cầu đối với các loại thức ăn nhanh ngày một tăng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Năm 2011,
nền kinh tế Việt Nam theo đó cũng bị suy giảm, cùng với chính sách tiền tệ bị thắt chặt,
tỷ giá và lãi suất ngân hàng quá caogây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc
huy động vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khó phát triền kinh tế và đầu tư sản xuất.
- Lãi suất: Lãi suất chỉ giảm nếu lạm phát được kiểm soát.
Năm 2011, lãi suất ngân hàng thậm chí cao hơn 20%, không những thuộc hàng
cao nhất thế giới mà còn có thể lập kỷ lục trong lịch sử tiền tệ quốc tế.
các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất; phải đối mặt với áp
lực về trả lãi, thanh toán các khoản nợ đến hạn và nguy cơ thu hẹp quy mô hoạt động.
- Lạm phát: Do lạm phát của Việt Nam có tính cơ cấu nên việc kiểm soát không
phải dễ dàng. Năm 2011với mức lạm phát tới gần 20%, không những cao gấp nhiều lần
các nước lân cận mà còn cao nhất thế giới.
 Ảnh hưởng tiêu cực và làm cho nền kinh tế không ổn định: Giá cả tăng mạnh
làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp; chi tiêu đối với các sản phẩm đặc biệt là các mặt hàng thức ăn nhanh
như Vinamit sẽ giảm bởi người tiêu dùng bắt đầu dè dặt hơn trong chi tiêu.
- Dự báo phát triển kinh tế: Tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam được
IMF dự báo là 5,6% và đạt 6,3% trong năm kế tiếp và thu nhập bình quân đầu người
hiện tại là 1,160 USD/người/nămtạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó

tăng dự trữ ngoại tệ.
-6-


Cuối năm 2012, dự báo lạm phát sẽ được kiểm soát dưới 10% (cụ thể là 8-8,5%),
lãi suất huy động có thể sẽ được kéo xuống 10%/năm.
 Yếu tố chính phủ và chính trị
- Chính sách của chính phủ:
Tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu, thực hiện kế hoạch của Chính phủ về giãn
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các ngành chế biến nông lâm thủy hải sản,
dệt may, da giày,...Nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất
trong khung lãi suất cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Theo Thông Tư Số 03/2011 của Ngân Hàng Nhà Nước: các đối tượng có liên
quan đến sản xuất nông sản được vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạchtạo điều kiện cho nông dân an tâm đầu tư trồng trọt.
Quy định của luật pháp về đầu tư FDI hiện nay ít phù hợp với ngành nông nghiệp
và công nghiệp chế biến nông sản. Thực tế cho thấy hầu hết dự án FDI trong lĩnh vực
này cần vùng nguyên liệu tập trung đều gặp phải sự trắc trở, thậm chí bế tắc trong tiếp
cận đất đai.
Chính sách: nhập khẩu công nghệ cho sản xuất, chế biến được khuyến khích.
- Pháp lý:
Từ 2005-2007 Việt Nam đã ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán
với hàng loạt cải cách tạo ra môi trường đầu tư tốt, thông thoáng trong sản xuất kinh
doanh; các thủ tục hành chính thì được lược bỏ bớt, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong quá trình đăng kí,… nên ít tốn thời gian, tiền bạc,…;tiếp tục hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối nhằm nâng cao hiệu quả điều tiết của
Ngân hàng Nhà nước, phát triển các công cụ trên thị trường ngoại hối.
- Chính trị: ổn địnhGiúp các nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn lạc quan hơn
và đầu tư vốn vào thị trường. Mặc khác, góp phần thúc đẩy sản xuất, do các doanh
nghiệp không phải lo lắng, không phải chịu sức ép về sự bất ổn chính trị, an tâm đầu tư

xây dựng và mở rộng cơ sở sản xuất.

-7-


 Yếu tố xã hội
- Cơ cấu dân số:
Việt Nam có tỉ lệ dân số đông (dân số là 84 triệu người, trong đó 2/3 dưới 35 tuổi
và 50% dưới 25 tuổi=> dân số trẻ và năng động)một thị trường lớn và đầy tiềm năng
cho việc tiêu thụ các sản phẩm thức ăn nhanh; là nguồn cung ứng lao động dồi dào.
Tốc độ đô thị hoá tăng đồng nghĩa với mức sống tăng (đặc biệt là ở những thành
phố lớn) làm gia tăng mức tiêu dùng hơn vào các sản phẩm thức ăn nhanh.
- Quan điểm tiêu dùng:
Mức sống càng cao, cuộc sống càng bận rộn thì thói quen ăn uống của mọi người
có nhiều thay đổi: không chỉ giới trẻ mà nhiều lứa tuổi khác nhau cũng trở nên ưa
chuộng thức ăn nhanh, đồ ăn vặt,...trong nhiều dịp khác nhau.
Cộng đồng người Việt xa xứ khắp nơi muốn được thưởng thức những món ăn của
quê hương nơi đất khách. Trong những dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán,...thì nhu cầu
thưởng thức hương vị các món ăn Việt Nam tăng lên rất cao: những người dù có mức
thu nhập trung bình cũng mua làm quà biếu nhau. Sản phẩm được đóng gói rất thuận
tiện cho việc đem đi xa, những buổi cắm trại, picnic…Hoặc thậm chí trên những
chuyến xe lửa, xe khách,...hành khách rất thích mang theo bên mình những thức ăn
nhẹ, đồ ăn vặt,...Như vậy, có thêm Vinamit nhâm nhi sẽ giúp họ vơi đi nỗi mệt đường
dài...Và rồi những chuyến xe lửa, xe khách như vậy đã đưa Vinamit tiến sâu vào thị
trường khắp cả nước và cả những quốc gia gần xa khác như Trung Quốc,...
Người tiêu dùng ngày nay rất có ý thức giữ gìn sức khỏe thông qua việc lựa chọn
các loại thực phẩm & đồ uống ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất xơ.
Sản phẩm của Vinamit có nguồn gốc từ trái cây cho nên chắc chắn ít đường, nếu có
cũng là đường thiên nhiên nên ít béo, ít calo và không cholesterol. Quy trình chế biến
theo công nghệ hiện đại, lưu giữ ở sản phẩm chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết

cho cơ thể.

-8-


Các sản phẩm của Vinamit bảo quản được 12 tháng, những lúc không phải mùa
hoặc những nơi không có loại hoa quả này vẫn có thể sử dụngđáp ứng được sở thích
và nhu cầu thưởng thức trái cây mọi lúc, mọi nơi.
Xu hướng “ Người Việt dùng hàng Việt” đối với các mặt hàng tiêu dùng ngày
càng tăng. Khác với những sản phẩm đắt giá, cao cấp, yếu tố ‘hàng Việt’ đóng một vai
trò rất lớn trong quyết định mua hàng tiêu dùng nhanh.

 Yếu tố tự nhiên
- Nguyên vật liệu
Việt Nam có những thế mạnh về nông nghiệp do điều kiện thời tiết, khí hậu thuận
lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây trái nhiệt đới như mít, xoài, ổi, chuối, khoai
lang, khoai môn,...
Nguồn nông sản nước ta tuy rộng lớn nhưng thiếu tập trung, chất lượng không
đồng đều nên khó thu gom phục vụ chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng thiếu những
giống cây có năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định nên rất khó đưa vào sản xuất
lớn. Mặt khác, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn lỏng lẻonhiều

-9-


công ty vẫn phải nhập thêm nguyên liệu từ nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu xuất
khẩu ngày một tăng cao.
Nước ta còn có vụ thu hoạch một số loại trái cây không trùng với vụ thu hoạch
của các nướclà một lợi thế cho xuất khẩu.
Giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao hơn các nước trong khu vực và

hay biến động. Sau suy thoái kinh tế, giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo,
điện, nước tăng kéo theo chi phí vận chuyển và nhân công tăngtác động bất lợi đến
hiệu quả kinh doanh của tất cả doanh nghiệp nói chung.
- Năng lượng: Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo song
cho tới nay nguồn này chỉ chiếm 1% tổng công suất điện cả nước (chừng
12.000MW).
- Môi trường:
Nguy cơ: Tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến
nông sản đòi hỏi các nhà đầu tư phải tăng thêm vốn đầu tư vào xử lý chất thải và chống
ô nhiễm, làm tăng chi phí sản xuất.
Cơ hội:Vấn đề môi trường đang ngày càng được người dân trong nước và thế giới
quan tâm, do đó các sản phẩm kinh doanh tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường là
một lợi thế.
 Yếu tố công nghệ
Công nghệ môi trường ngày càng hiện đại và dễ tiếp cận đã giúp các doanh
nghiệp giải quyết vấn đề môi trường một cách tốt nhất.
Công ty có thể ứng dụng công nghệ trong thiết kế bao bì cho sang trọng hơn
để phục vụ phân khúc thị trường cao cấp hơn.
 Yếu tố toàn cầu
Quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới: Tham gia vào các tổ chức quốc tế
trong khu vực như NAFTA, AFTA và gia nhập WTO từ tháng 1/2007.

- 10 -


tác động mạnh đến thị trường nước ta nói chung và việc xuất khẩu nông sản
thực phẩm, trái cây sấy nói riêng: nhập khẩu công nghệ sản xuất và cách thức quản lý
hiện đại; cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài, được hưởng thuế ưu đãi,...;có thêm nhiều
khách hàng và thách thức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, cũng có những nguy cơ: Cạnh
tranh khốc liệt hơn do có nhiều nhà cung cấp tham gia vào thị trường và có nhiều loại

sản phẩm thay thế hơn; sản phẩm của công ty có thể bị làm giả, làm nhái. Và điều này
thực tế đã xảy raluôn thận trọng và đăng kí quyền sở hữu thương hiệu của công ty
bằng ngôn ngữ của nước nhập khẩu trước khi xuất khẩu qua thị trường nước đó, đề
phòng đối tác lấy thương hiệu của công ty để kinh doanh riêng.
3.2.2. Môi trường tác nghiệp
3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
1) Công Ty Cổ Phần Quỳnh Anh
Địa điểm: Định Quán, Đồng nai
Công ty chuyên sản xuất và cung cấp sỉ các
loại trái cây sấy phục vụ cho Canteen các trường
học, trung tâm thể thao, quán karaoke, khách sạn...
Sản phẩm của Qùynh Anh hiện đã có mặt trên tòan
quốc thông qua các nhà phân phối danh tiếng: Sài Gòn Coop, Vinatex, Maximart,
Citimart, Big C, Lotte…Sản phẩm cũng đã xuất sang thị trường EU, Mỹ, Canada, Đài
Loan, Trung Quốc, Mã Lai…được khách hàng ưa chuộng.
Sản phẩm bao gồm trái cây sấy các loại như: Chuối, mít, khoai lang, khoai
môn, hạt sen và trái cây thập cập,...với 2 dạng bao bì là 100 g và 200 g. Các sản phẩm
của Quỳnh Anh theo nhận xét của người tiêu dùng là thơm ngon, bổ dưỡng; bao bì
đẹp, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự.
2) Công Ty TNHH TM SẢN XUẤT Thuận Hương
Địa điểm: Định Quán, Đồng Nai

- 11 -


Sản phẩm: mít sấy, khoai lang, khoai
môn, chuối, sen, thơm sấy... được người tiêu
dùng trong nước ưa chuộng và xuất sang Lào,
Úc, Đài Loan, Trung Quốc và Campuchia;
bao bì đẹp, đủ loại 30g, 35g, 75 g, 200g,

250g; giá phân phối cho các đại lí: Mít 75g –
8.900đ/gói; thập cẩm 200g – 17.000đ/gói; sen 30g – 6.700đ/gói.
giá cả rất cạnh tranh, bao bì đa dạng tiện lợi, dễ lựa chọn và phù hợp cho
nhiều dịp khác nhau.
3) Công Ty Xuất nhập Khẩu Nhà Bè
Địa điểm: Quận 7, TP. HCM
Công ty có cơ sở khang trang với 3 xí nghiệp, một
đơn vị thành viên trực thuộc và nhiều phân xưởng sản
xuất, nhiều dây chuyền khép kín, công nghệ hiện đại
được nhập từ các nước Nhật Bản, Đài Loan và châu Âu.
Sản phẩm công ty có mặt tại các hệ thống siêu thị ở các tỉnh, thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh, Đồng Nai, Đồng
Tháp…thông qua các kênh phân phối như: siêu thị Maximart, Coorpmart, Citimart,
Cora, Metro… Chỉ tính riêng năm 20010, công ty đã xuất khẩu được hàng triệu sản
phẩm, với tổng giá trị gia công đạt gần 1,5 triệu USD, đạt doanh thu trên 30 tỷ đồng,
giúp trên 700 người có công ăn việc làm và thu nhập ổn định với mức trên 1 triệu
đồng/tháng.
Có thể tóm lại những điểm mạn và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trên như
sau:
Công ty
Cổ Phần
Quỳnh Anh

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Gía cả cạnh tranh (thấp hơn Vinamit),
bao bì đẹp.


- Chưa đa dạng bao bì
- Quy mô và kinh nghiệm sản

- 12 -


- Chất lượng được người tiêu dùng chấp

xuất không lớn.

nhận.
- Phân phối rộng
TNHH TM

- Giá cả rất cạnh tranh.

SX Thuận

- Bao bì nhiều kích cỡ, tiện lợi, dễ lựa

Hương

- Thương hiệu chưa được biết

chọn.

đến nhiều
- Phân phối, độ bao phủ sản
phẩm còn yếu


CP Xuất

- Có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, quy

- Không tập trung sản xuất

Nhập Khẩu

mô rộng, công nghệ tiên tiến

vào hàng nông sản mà bị chi

Nhà Bè

- Phân phối mạnh, độ bao phủ tốt

phối bởi những mặt hàng

(Nhabexims

khác như túi sách,...
- Đội ngũ nhân sự hết mình vì công ty

)

- Hình ảnh thương hiệu vì chú ý đến
cộng đồng

Tăng vị thế cạnh tranh hiện nay để củng
Tổng hợp phân tích cạnh tranh


cố vị trí dẫn đầu ngành, dẫn đầu thị
trường và hạn chế đối thủ tiềm năng bởi:

-

Không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm (độ ngọt, vị, hương thơm, màu

sắc,...).
-

Đa dạng nhiều loại bao bì với kích cỡ khác nhau cho phù hợp với nhiều đối

tượng người tiêu dùng và phù hợp với những dịp khác nhau.
-

Định giá bán sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận.

-

Đẩy mạnh hoạt động marketing và phân phối sản phẩm hơn ở những thị trường

mới xâm nhập bằng cách như bố trí gian hàng đẹp mắt và chiết khấu, tặng thưởng cho
các đại lý, nhà bán sỉ, bán lẻ,...

- 13 -


-


Phát triển lực lượng bán hàng, ổn định chính sách phân phối cũng như phát triển

tốt mối quan hệ với các thành phần trong kênh phân phối.
3.2.2.2. Khách hàng
Khách hàng của Vinamit có thể được chia thành 3 nhóm chính:
-

Cá nhân, hộ gia đình, tập thể mua sản phẩm.

-

Hệ thống các nhà phân phối: đại lí, nhà bán sỉ, bán lẻ, siêu thị,...

-

Thị trường quốc tế: khách hàng nước ngoài - người tiêu dùng, nhà phân phối,

đối tác nước ngoài.
Ảnh hưởng của khách hàng đến doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố:
 Số lượng KH:
• Mua lẻ mua tiêu dùng: càng đông thì càng có lợi cho công ty do có thể tiêu thụ
nhiều sản phẩm, tốn ít chi phí trong tiêu thụ hơn, sản phẩm nhanh được biết đến.
• Nhà phân phối: Nhà phân phối có thể coi là yếu tố sống còn đối với sự thành
công của một sản phẩm mới. Không có hệ thống cửa hàng doanh nghiệp không thể
thực hiện phân phối hiệu quả cho dù giá thành hợp lý.
 Độ nhạy cảm về giá: Người tiêu dùng thực phẩm rất nhạy cảm với giá cả
- Khách hàng muốn mua với giá cả phải chăng phù hợp túi tiền.
- Nhà phân phối, siêu thị muốn lợi nhuận và được hưởng chiết khấu cao.
cần định giá bán hợp lý, mức chiết khấu cho phù hợp, hoạch định chiến lược
giá cho từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm.

 Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mẫu mã bao bì…
Ngày nay với sự phong phú và đa dạng của thị trường sản phẩm tiêu dùng .
Ngoài việc ăn gì, mặc gì, uống gì,…khách hàng còn quan tâm tới chất lượng ra sao,
kiểu dáng thế nào, có an toàn không,...
 Yêu cầu về độ an toàn,uy tín thương hiệu.
Người tiêu dùng ngày càng thông thái và khắt khe hơn về các chỉ tiêu an toàn,
tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm, phản ứng rất nhạy cảm với các thông tin liên
quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và luôn sẵn sàng chuyển sang tiêu dùng các sản
- 14 -


phẩm thay thế nếu không tin tưởng vào sản phẩm cũ. Khách hàng cũng ưu tiên lựa
chọn các thương hiệu quen thuộc, có uy tín và được quảng cáo nhiều.
 Tính chu kì theo mùa vụ:
Vào các dịp lễ tết, nhu cầu thực phẩm tiêu dùng này thường tăng cao hơn.
dự toán số lượng cần sản xuất, đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ đồng thời hạn
chế tồn kho quá mức.
3.2.2.3. Nguồn cung ứng
 Nguyên vật liệu
Vinamit hiện sở hữu khoảng 50,000 hecta đất nông nghiệp, phân bố tại các tỉnh
nông nghiệp trọng điểm trên toàn quốc. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng
và phong phú. Vinamit còn kết hợp với người nông dân trong việc canh tác, cải tạo
giống và bao tiêu sản phẩm sau khi thu họach, tạo tâm lý ổn định trong người nông
dân tiếp tục là người cung ứng nguyên liệu đáng tin cậy, vừa đảm bảo duy trì đều đặn
nguồn nguyên liệu đầu vào cho công tytrong tương lai, nguồn cung ứng của công ty
sẽ tăng lên đáng kể, ổn định và có thể cắt giảm chi phí đầu vào nhờ lợi thế về quy mô.
Vinamit hiện đang liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các trường đại học
ngay tại các địa phương, tổ chức các cuộc thi về giống ngon để tìm ra những bộ giống
tốt. Từ đó phát triển và nhân giống đại trà, cung cấp cho nông dân cùng các chi tiết kỹ
thuật để cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt nhất.

 Nguồn lao động
Nguồn lao động nước ta rất dồi dào, số người trong độ tuổi lao động cao. Hơn
nữa, Vinamit là một công ty lớn, có môi trường làm việc tốt, chính sách sử dụng lao
động hiệu quảcông ty Vinamit là hấp dẫn đối với người lao động.
 Cộng đồng tài chính
Vinamit là một thương hiệu lớn, uy tín, đang ở vị thế dẫn đầu ngành tại thị
trường trong nước và sản phẩm xuất khẩu của công ty còn được nhiều nước ngày
càng ưa chuộngCông ty thực sụ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
3.2.2.4. Sản phẩm thay thế

- 15 -


Thay thế cho những sản phẩm của Vinamit là rất nhiều loại thức ăn nhanh,
snacks như:
Nhãn

Điểm mạnh

Điểm yếu

hiệu
Poca

-Thương hiệu đỡ đầu lớn, có sẵn lòng tin

-Hương vị không đặc sắc

của người tiêu dùng với Pepsi.


-Bao bì không cuốn hút

-Sản phẩm chế biến từ khoai tây tươi.
-Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp
- Phát triển cùng dự án khoai tây Lâm
Đồng
O’star

-Thương hiệu đỡ đầu uy tín với các sản

-Phân phối chưa mạnh

phẩm chất lượng từ ORION.

-Định vị chưa rõ ràng

-Sản phẩm chế biến từ khoai tây tươi.
-Hương vị ngon, độc đáo
Pringles

-Sản phẩm của P&G, tập đoàn lớn trên thế

- Sản phẩm nhập khẩu

giới

- Chưa chính thức launch sản phẩm

-Hương vị ngon


tại Việt Nam

- Đã có sẵn niềm tin của người tiêu dùng

- Giá thành đắt hơn những sản phẩm
cùng loại

Tuy những tác động của sản phẩm thay thế đối với Vinamit là không trực tiếp
nhưng nó cũng gây ra những khó khăn không nhỏ trong thị trường cạnh tranh khốc
liệt hiện nay, mà đặc biệt là đối với thị trường đồ ăn nhanh, nhẹ.
Tuy nhiên, Vinamit cũng có nhiều ưu điểm và khác biệt riêng: Là thương hiệu
Việt Nam đã có sẵn niềm tin của người tiêu dùng; hệ thống phân phối mạnh, rộng
khắp ba miền; bao bì đẹp mắt, cao cấp với màu tím riêng biệt, dễ nhận biết trên thị
trườngcó thể dùng để làm quà cho nhau trong nhiều dịp; thành phần sản phẩm hoàn
toàn từ trái cây thiên nhiên, rất đa dạng với nhiều loại trái cây khác nhau để người
- 16 -


tiêu dùng lựa chọn theo sở thích của mình; sử dụng công nghệ sấy chân không nên
vẫn giữ được nguyên thành phần chất dinh dưỡng, hương vị thơm ngon rất phù hợp
với xu hướng tiêu dùng ngày càng thiên về sử dụng các sản phẩm thiên nhiên; công ty
có hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng Việt Nam bởi nhiều hoạt động vì cộng
đồng; người tiêu dùng ngày càng có xu hướng “Người Việt dùng hàng Việt”.
3.2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn
Đó là dòng sản phẩm “snack” từ Coca Cola hay Pepsi vốn rất được ưa chuộng.
Dòng sản phẩm này có cùng đặc điểm là thức ăn nhanh, cùng có phân khúc thị trường
là giới trẻ. Tuy nhiên, dòng “snack” không phải là sản phẩm “thân thiện” với sức
khỏe người tiêu dùng trong khi Vinamit thì ngược lạiVinamit hoàn toàn có cơ sở
để tự tin vào dòng sản phẩm trái cây sấy của mình.
Nguy cơ tiềm ẩn còn xuất phát từ các công ty lớn chuyên cung cấp thức ăn

nhanh. Nếu thị trường mục tiêu mà Vinamit ngày càng tăng lên và mở rộng chắc chắn
các công ty lớn sẽ nhảy vào thị trường béo bở này và thực hiện chiến lược định giá
thâm nhập. Đây thực sự là đòn phủ đầu đối với VinamitVinamit cần phải không
ngừng quảng bá hình ảnh của mình rộng rãi trong cộng đồng người tiêu dùng.
3.2.3. Môi trường nội bộ
 Nguồn nhân lực
- Đội ngũ lao động:
Gồm 600 nhân viên chính thức và 3000 nhân công thời vụ. Công ty rất quan tâm
đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Mỗi năm, nhiều nhân viên công ty được cử
đi tu nghiệp tại nước ngoài nhằm nhanh chóng cập nhật công nghệ mới. Vinamit rất
tự hào với đội ngũ nhân viên trên 330 người có trình độ chuyên môn cao hiện đang
công tác tại những phòng ban khác nhau.
 Yếu tố nghiên cứu và phát triển sản xuất
Vinamit không ngừng tiến hành việc nghiên cứu các sản phẩm mới, chất lượng
cao; áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị
trường đặc biệt là trong các dịp lễ tết …công ty luôn đạt công suất tốt trong mọi
điều kiện sản xuất.
- 17 -


 Yếu tố sản xuất
Công ty có một hệ thống khép kín từ khâu thu mua, sản xuất chế biến, quản lý
tập trung,...Đây là một mô hình thực sự hiệu quả đối với ngành chế biến nông sản.
Công ty còn xây dựng mối liên kết giữa người nông dân và nhà khoa học để đảm có
những giống cây trồng và vụ thu hoạch chất lượng và hiệu quả nhất. Mối liên kết này
vừa có lợi cho công ty và nhà vườn. Đồng thời tạo được sự gần gũi hơn giữa cả hai
bên.
 Tài chính-kế toán
Tài chính công ty qua các năm đều có sự gia tăng từ phía các nhà đầu tư và từ
các lĩnh vực khác của công ty.

 Marketing
Một sự thật rõ ràng là, dù Vinamit không có các quảng cáo rầm rộ trên các
phương tiện truyền thông như nhiều công ty khác, nhiều nhãn hàng khác nhưng công
ty vẫn được nhiều người tiêu dùng biết đến, ưa chuộng. Công ty đã tham gia các hội
thảo và hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, tổ chức các event giới thiệu sản phẩm
và tích cực thực hiện các hoạt động vì cộng đồng để nâng cao hình ảnh và thu hút
thêm những khách hàng chưa biết tới sản phẩm, thực hiện các chiến lược khuyến mãi
để có thể tăng doanh số; doanh thu cho công ty.
Thực hiện các chiến lược quảng bá sản phẩm của công ty ở nước ngoài để thu
hút thêm khách hàng đồng thời tăng cường các kênh phân phối ở các tỉnh để bao phủ
thị trường cả nước.
Tiến hành các cuộc khảo sát để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của khách hành, từ
đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
3.2.4. Ma trận CPM
TT

Các yếu tố

Mức

Cty Quỳnh

Cty Thuận

Anh

Hương

môi trường


độ

cạnh tranh

quan

Phân

Số

Phân

Số

Phân

Số

Phân

Số

trọng

loại

điểm

loại


điểm

loại

điểm

loại

điểm

- 18 -

Cty Nhà Bè

Cty Vinamit


1

Đội ngũ

0,1

2

0,2

3

0,3


4

0,4

4

0,4

0,05

2

0,1

2

0,1

3

0,15

4

0,2

0,1

3


0,3

3

0,3

3

0,3

4

0,4

0,08

3

0,24

3

0,24

3

0,24

4


0,32

0,07

4

0,28

4

0,28

4

0,28

3

0,21

0,08

2

0,16

2

0,16


3

0,21

4

0,32

0,06

2

0,12

2

0,12

3

0,18

4

0,24

nhân viên
chuyên
nghiệp, lực

lượng nhân
viên, công
nhân đông
đảo, lành
nghề
2 Chính sách
thu hút nhân
lực
3 Chất lượng
sản phẩm tốt
4 Sản phẩm đa
dạng, bao bì
đẹp
5

Khả năng
cạnh tranh
về giá

6 Thương hiệu
mạnh, niềm
tin của
người tiêu
dùng lớn
7 Thị trường
rộng lớn, số
lượng khách
hàng đông

- 19 -



8 Kênh phân

0,07

2

0,14

2

0,14

2

0,14

3

0,21

0,06

2

0,12

2


0,12

2

0,12

4

0,24

0,05

2

0,1

2

0,1

3

0,15

4

0,2

0,07


3

0,21

3

0,21

3

0,21

4

0,28

0,08

2

0,16

0,16

2

0,16

3


0,24

0,06

2

0,12

2

0,12

2

0,12

4

0,24

2

0,14

2

0,14

2


0,14

4

0,28

phối tốt,
hiệu quả
9 Đầu tư cao
cho nghiên
cứu phát
triển
1 Khả năng tài
0

chính mạnh
1

1

Trình độ
công nghệ
tiên tiến,
năng lực sản
suất cao

1
3

Mức độ


2

cung ứng
nguồn
nguyên liệu
với chất
lượng tốt và
ổn định
1 Quan hệ với

4

nhà cung
ứng
1

5

Công tác
truyền

0,
07

thông, PR
và xây dựng
thương hiệu
- 20 -



hiệu quả
Tổng cộng

1,00

2,39

2,49

2,8

3,78

Qua ma trận trên, ta thấy công ty Vinamit có tổng số điểm 3,78, cao nhất.
Nguyên nhân vì là công ty tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại; có những cách
quảng bá thương hiệu không rầm rộ nhưng vẫn hiệu quả; xây dựng mô hình tập trung
trong khâu nguyên liệu và nhà máy; luôn đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế, có thể thấy
là bao bì của Vinamit dễ nhận diện nhất, rất đẹp và cao cấp;...
3.2.5.

Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh của Vianmit

3.2.5.1. Bảng tổng hợp môi trường vĩ mô
1

2
Các yếu tố môi trường

3


4

5

Mức độ quan trọng

Tác động

Tính

Điểm

của yếu tố đối với

đối với

chất tác

tổng

ngành

công ty

động

hợp

Kinh tế

-GDP tăng

3

1

+

+3

-Lãi suất cao

2

1

-

-2

-Lạm phát và giá nhiên liệu, các mặt

3

1

-

-3


3

+

+9

2

-

-6

1

+

+1

2

+

+4

hàng thiết yếu (xăng, dầu, gạo, điện,
nước,...) và chi phí vận chuyển và
nhân công tăng
Chính phủ và chính trị
-Hỗ trợ ngành nông sản về lãi suất
-Đầu tư FDI vào ngành trồng và chế

biến nông sản ít

3
3
1

-Cải cách luật doanh nghiệp, luật
chứng khoán

2

-Hoàn thiện pháp lý về quản lý ngoại
- 21 -


hối, phát triển các công cụ trên thị
trường ngoại hối
Xã hội
3

2

+

+6

3

3


+

+9

2

2

+

+4

3

3

+

+9

1

1

+

+1

3


2

+

+6

-Nguồn nguyên liệu không tập trung

3

3

-

-9

-Giá cả biến động

2

2

-

-4

-Tiêu chuẩn về môi trường và an

2


1

-

-2

3

3

+

+9

3

2

+

+6

-Dân số đông
-Tỷ lệ dân số trẻ cao
-Tốc độ đô thị hóa tăng, mức sống
ngày càng cao
-Ý thức sử dụng sản phẩm từ thiên
nhiên tốt cho sức khỏe tăng
-Xu hướng “ Người Việt dùng hàng
Việt” tăng

Tự nhiên
-Khí hậu thuận lợi trồng các loại trái
cây,...

toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ
Công nghệ
-Có nhiều công nghệ mới
-Chính sách: nhập khẩu công nghệ
được khuyến khích, đầu tư

3.2.5.2. Bảng tổng hợp môi trường cạnh tranh của Vinamit
1
Các yếu tố môi trường

2

3

4

5

Mức độ quan

Tác

Tính

Điểm


trọng của yếu

động đối

chất tác

tổng

- 22 -


tố đối với

với công

ngành

ty

động

hợp

Đối thủ cạnh tranh
-Có nhiều sản phẩm mới

2

2


-

-4

-Cạnh tranh cao

3

3

-

-9

-Giá cả thấp

2

2

-

-4

2

2

-


-4

2

2

-

-4

3

3

+

+9

3

3

+

+9

3

3


-

-9

-Vùng nguyên liệu không tập trung

3

3

-

-9

-Giá nguyên liệu hay biến động

3

3

-

-9

-Số lượng nhà cung ứng không đáp ứng

3

3


-

-9

2

2

-

-4

1

1

-

-1

1

1

-

-1

Khách hàng
-Đòi hỏi có sản phẩm mới

-Yêu cầu cao về chất lượng nhưng giá cả
hợp lý
-Dân số đông và tăng nhanh
-Cơ cấu dân số trẻ
Nhà cung ứng
-Mức độ cung ứng và chất lượng nguyên
liệu chưa ổn định

đủ
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
-Mức độ đối thủ dễ xâm nhập thị trường
-Sự xuất hiện của các nhà sản xuất nước
ngoài
-Các đối thủ nhỏ ẩn nấp trên thị trường

3.2.5.3. Bảng tổng hợp môi trường nội tại của công ty
1

2

3
- 23 -

4

5


Các yếu tố môi trường


Mức độ quan trọng

Tác động

Tính

Điểm

của các yếu tố đối với

đối với

chất tác

tổng hợp

ngành

công ty

động

Nguồn nhân lực
-Đội ngũ đông, chất lượng cao

3

2

+


+6

-Cơ cấu tổ chức hợp lí

2

2

+

+4

-Ban lãnh đạo làm việc hiệu quả

3

3

+

+9

-Kế hoạch chiến lược tốt

3

3

+


+9

-Cơ cấu vốn đầu tư hợp lí

2

2

+

+2

-Nợ ít

1

1

+

+1

-Dễ dàng vay vốn từ ngân hàng

2

1

+


+2

-Các kế hoạch tài chính và đầu

3

3

+

+9

-Sản phẩm chất lượng tốt

3

3

+

+9

-Giá bán cao hơn các đối thủ

3

3

-


-9

-Bao bì đẹp, tiện lợi, sang trọng

3

3

+

+9

-Kích cỡ bao bì ít đa dạng

2

2

_

-4

-Công tác PR và xây dựng

2

2

+


+4

3

3

+

+9

3

3

+

+9

Tài chính

tư tốt
Marketing

thương
hiệu hiệu quả
Sản xuất và nghiên cứu phát
triển
-Công nghệ và phương tiện sản
xuất tốt

-Năng suất cao

- 24 -


-Nghiên cứu nhiều sản phẩm

3

3

+

+9

3

3

+

+9

mới
-Mô hình khép kín từ nguyên
liệu đến nhà máy chế biến

3.3. Ma trận SWOT
Cơ hội (Opportunities)


Nguy cơ (Threats)

1.Thị trường rộng lớn và tăng 1.Kinh tế trong nước và thế giới
nhanh

hay biến động. Trong giai đoạn khó

2.Cơ cấu dân số trẻ.

khăn thì chi tiêu cho tiêu dùng sẽ

3.Dân chúng có nhiều tiền hơn giảm, đặc biệt đối với các sản phẩm
cho hoạt động ăn uống; nhu cầu thức ăn nhanhthị trường sẽ bị thu
về thức ăn nhanh đã tồn tại và hẹp
đang tiếp tục gia tăng, đặc biệt là 2.Môi trường cạnh tranh gay gắt
các sản phẩm từ thiên nhiên, tốt 3.Sản phẩm thay thế đa dạng
cho sức khỏe, duy trì vóc dáng

4.Giá nguyên liệu tăng cao

4.Có nhiều công ngệ mới trong 5.Chi phí cho quảng cáo cao
sản xuất

6.Hệ thống phân phối ở một số

5.Phương tiện truyền thông đa nước có quá nhiều tầng lớpcông
dạng để lựa chọn

ty phải đối mặt với nhiều thủ tục


6.Gia nhập WTOtiềm năng xuất rườm rà cũng như vấn đề chiết
khẩu và được ưu đãi khi xuất sang khấu cho các đại lí. Mặt khác, hàng
một số nước, đặc biệt là hàng hóa qua tay nhiều trung gian sẽ
nông phẩm

xuất hiện tình trạng không minh

7. Ngành trồng, sản xuất, chế biến bạch về định giá sản phẩm, làm cho
nông sản được nhà nước hỗ trợ về giá sản phẩm tăng lên đáng
lãi suất,...; nhập khẩu công nghệ kểngười tiêu dùng khó chấp nhận
cho sản xuất, chế biến cũng được 7.Hàng rào thuế quan, đặc biệt là
khuyến khích

của các nước phát triển, là rất “khó
- 25 -


×