Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.34 KB, 73 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên, hình thành nhân cách và trưởng
thành, có sự lao động và được tham gia lao động tạo thu nhập, là một quá trình
hoạt động không ngừng và các mối quan hệ giữa con người với cộng đồng
được hình thành và phát triển ngày càng phức tạp, đa dạng là nảy sinh các vấn
đề xã hội cần được quan tâm giải quyết. Đối với nước ta trên con đường quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội, qua từng thời kì với tình hình thực tiễn, Đảng ta đã
đề ra từng chiến lược kinh tế xã hội cụ thể, đồng thời thể hiện rõ quan điểm về
sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội: “ Nhàm phát huy
mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao
nhất của mọi hoạt động”. Đặc biệt từ khi có ánh sáng của Nghị quyết Đại hội
VI ( 1986) của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi “ Xây dựng và tổ
chức thực hiện một cách thiết thực có hiệu quả các chính sách xã hội” càng
trở nên cần thiết trong đó có chính sách Bảo hiểm xã hội. Cùng với các bộ
phận khác, bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm
chăm lo và ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an
toàn, an sinh xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức rõ vai trò của BHXH nên sau khi Nhà nước đã nhanh chóng
ban hành các văn bản tạo tiền đề thành lập hệ thống BHXH và đến năm 1995
hệ thống ngành BHXH đã chính thức ra đời. Sau đó đến năm 2007 Nhà nước
đã áp dụng bộ luật BHXH để thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước.
Hiện nay, Nhà nước ta đang cố gắng để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 triển
khai BHXH cho toàn dân.
Trong các khâu của BHXH thì công tác thu là một khâu quan trọng,
đảm bảo sự cân đối của quỹ BHXH. Và để quỹ BHXH được cân đối và ổn
định lâu dài thì làm tốt công tác thu là một trong những giải pháp mang tính
cơ bản nhất. Thu BHXH ở đây không phải là thu cho ngành BHXH mà là thu
để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Là một sinh viên của trường Đại học Lao động Xã hội trong quá trình
học tập tại trường đã được lĩnh hội các kiến thức cơ bản về BHXH cũng như


nhận thức được tầm quan trọng của BHXH nói chung và của công tác thu
BHXH nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại cơ quan BHXH TP
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

1


Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên, em thấy còn một số vấn đề tồn tại xung
quanh công tác thu BHXH.
Xuất phát từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công
tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2006-2010” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập.
Kết cấu của chuyên đề gồm 2phần:
Phần 1: Những vấn đề chung về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH
TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên.
Phần 2: Chuyên đề: “Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP
ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010” kết cấu chuyên đề gồm
3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận chung về BHXH và công tác thu BHXH.
Chương II: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP Điện
Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2010.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại
BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên
đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của
thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Phạm Đức Trọng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm và hoàn thiện báo cào này.
Ngoài ra, em chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ BHXH TP Điện Biên Phủ đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập

tại đơn vị.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thanh Huyền

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

2


PHẦN I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
PHỦ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

3


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA
BHXH TP ĐIỆN BIÊN PHỦ - TỈNH ĐIỆN BIÊN.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH TP Điện Biên Phủ
TP Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lị của tỉnh Điện Biên mới được
thành lập theo quyết định 110/2003 ngày 26/9/2003 của Chính phủ về việc
thành lập TP Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và
thành lập các phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ. TP Điện Biên Phủ có
diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 2 xã. Các phường là: Mường Thanh,
Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua,
xã Thanh Minh và xã Tà Lèng. TP Điện Biên Phủ có số dân khoảng 43.000
người (cuối năm 2004). Cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh (người
Việt) mà còn có một số đông là người Thái, người H’Mông, người Si La. Các

dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố. TP Điện Biên Phủ được xem
là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km.
TP Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo đường 279 đến Tuần Giáo
chuyển sang đường 6.
BHXH tỉnh Điện Biên (BHXH tỉnh Lai Châu cũ) được thành lập theo
Quyết định số 89/QĐ-BHXH ngày 02/8/1995 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
đi vào hoạt động từ 01/9/1995. Thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc Hội về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh,
trong đó chia tách tỉnh Lai châu thành hai tỉnh Điện Biên và Lai châu, ngày
07/01/2004 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 21/QĐBHXH-TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Điện Biên.
BHXH TP Điện Biên Phủ được thành lập theo quyết định số 90 /QĐTCCB ngày 10/08/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành
lập BHXH thị xã Điện Biên Phủ nay là BHXH TP Điện Biên Phủ. BHXH TP
Điện Biên Phủ có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng. BHXH
TP Điện Biên Phủ có trụ sở đặt tại đường Hoàng Văn Thái, phường Mường
Thanh, TP Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên.
Từ lúc mới thành lập BHXH TP Điện Biên Phủ đã gặp không ít khó
khăn về cả nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Nhưng đến nay, nhìn lại một
chặng đường sau 16 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng
của các cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

4


các ngành địa phương BHXH TP Điện Biên Phủ đã từng bước phát triển và
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Điện Biên giao cho.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH TP Điện
Biên Phủ.
a) Chức năng
- BHXH TP Điện Biên Phủ là cơ quan trực thuộc BHXH Tỉnh Điện

Biên có chức năng tổ chức, thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên
địa bàn TP Điện Biên Phủ theo sự phân công của BHXH Tỉnh Điện Biên,
quản lý quỹ BHXH, BHYT theo qui định của BHXH Tỉnh Điện Biên và quy
định của pháp luật.
- BHXH TP Điện Biên Phủ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
giám đốc BHXH Tỉnh Điện Biên và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của
Uỷ ban nhân dân TP Điện Biên Phủ.
b) Nhiệm vụ
- BHXH TP Điện Biên Phủ có nhiệm vụ xây dựng trình giám đốc
BHXH Tỉnh Điện Biên kế hoạch phát triển BHXH TP dài hạn, ngắn hạn và
chương trình công tác trong năm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình
sau khi được phê duyệt. Chịu sự lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của
Giám đốc BHXH Tỉnh Điện Biên, chịu sự quản lý hành chính nhà nước và
hoạt động của các tổ chức chính trị tại địa phương.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế
độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác,
đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo
phân cấp.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người
tham gia bảo hiểm theo phân cấp.
- Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá
nhân theo phân cấp.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT theo phân cấp.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc
đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

5



- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện,
tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng
và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người
có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách
BHXH, BHYT ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH
Tỉnh Điện Biên.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện
chế độ, chính sách BHXH,BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ
đạo, hướng dẫn của BHXH Tỉnh Điện Biên; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết
quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan
BHXH TP Điện Biên Phủ.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các
chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá
nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết
các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy
định của pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,
kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được
hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá
nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và

kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH
TP Điện Biên Phủ.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

6


c) Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH TP Điện Biên Phủ.
- Bộ máy hoạt động của BHXH TP Điện Biên Phủ gồm có 5 bộ phận
chính là:
+ Bộ phận thu:
Tại BHXH TP Điện Biên Phủ, phụ trách bộ phận thu là Phó giám đốc.
Thu BHXH là một nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm của ngành. Hàng
tháng, hàng quý, cán bộ thu sẽ căn cứ vào danh sách của đơn vị cơ sở thông
qua đại diện cơ quan. Hàng tuần, cán bộ thu thường xuyên xuống cơ sở để làm
nhiệm vụ đối chiếu, xác nhận số đã thu BHXH bao gồm kiểm tra tiền lương,
tiền công đóng BHXH. Ngoài ra, bộ phận thu còn có nhiệm vụ mở rộng thu
BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ở đây, việc luôn thu nộp
BHXH kịp thời đã tạo điều kiện để cho BHXH cấp trên giải quyết nhanh
chóng công việc chi trả các chế độ BHXH đối với người lao động.
Do đặc điểm của TP Điện Biên Phủ có nhiều phường, nhiều đơn vị sản
xuất kinh doanh nên mỗi cán bộ thu được giao quản lý một số khối đơn vị
nhất định để dễ dàng trong việc đối chiếu như: duyệt tờ khai, cấp sổ BHXH
hoặc thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản
+ Bộ phận chi: Phụ trách bộ phận chi BHXH là giám đốc. Nhiệm vụ
chính của bộ phận chi là chi trả các chế độ BHXH. Nhiệm vụ của bộ phận chi
cụ thể như sau:

- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp quản lý.
- Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả trợ cấp
ốm đau thai sản cho các đối tượng đang đóng BHXH.
- Tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán chi trả BHXH quý, năm trên
địa bàn quận.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban đại diện chi trả, quản lý
đối tượng biến động trong địa bàn, lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp
BHXH theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các loại đối
tượng, đảm bảo chi trả tận tay, đúng kỳ, đủ số và ngăn chặn những thiếu sót
trong công việc.
- Cuối tháng phải khóa sổ và làm báo cáo kết quả thu, chi trong từng
tháng.
- Hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tổng hợp quyết toán để gửi lên cơ
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

7


quan cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Bộ phận chế độ chính sách: Phụ trách bộ phận là đồng chí phó giám
đốc. Nhiệm vụ chính của cán bộ công nhân viên chức ở bộ phận này là giải
thích, hướng dẫn, giải quyết mọi vấn đề về chính sách BHXH đã ban hành
trong Luật BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. Cụ thể bộ phận này giải
quyết các nhiệm vụ như sau:
- Giải đáp những thắc mắc về thủ tục để làm các chế độ chính sách.
- Giải quyết kịp thời mọi vấn đề về chế độ BHXH cho đối tượng hưu trí
hoặc mất sức lao động trên địa bàn quản lý.
- Thống kê, lưu trữ tài liệu hồ sơ theo yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo khi
cần có thể lấy dễ dàng.

- Đề xuất những ý kiến với lãnh đạo để khắc phục những lệch lạc trong
quá trình giải quyết hồ sơ, tài liệu một cách khoa học.
+ Bộ phận giám định y tế: Nhiệm vụ của bộ phận giám định chi là
thường trực tại bệnh viện để giám định việc khám chữa bệnh nội ngoại trú của
đối tượng hưởng BHYT.
- Giúp lãnh đạo cơ quan và cùng đi kiểm tra thường xuyên, đột xuất
việc khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trong thành phố theo phân
cấp của BHXH tỉnh.
- Lập báo cáo, biểu mẫu gửi BHXH tỉnh theo quy định về khám chữa
bệnh.
- Nhận chứng từ, thủ tục tổng hợp về khám chữa bệnh trái tuyến để
thanh toán với BHXH tỉnh.
- Kiểm tra chứng từ giám định chi khám chữa bệnh, thanh toán với bệnh
viện hàng tháng, quý, năm.
+ Bộ phận “Một cửa” hay bộ phận “Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ”: Do
đồng chí phó giám đốc phụ trách. Nhiệm vụ chính của bộ phận là tiếp nhận hồ
sơ về BHXH, sau đó chuyển cho các phòng chức năng có nhiệm vụ giải quyết,
trả lại hồ sơ đã được giải quyết cho người lao độngđồng thời giải quyết thắc
mắc về chính sách BHXH, có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ BHXH.
Cả 5 bộ phận thu, chi, chính sách và giám định chi và một cửa đều đặt
dưới sự lãnh đạo của giám đốc. Tất cả các giấy tờ muốn có dấu xác nhận của
BHXH TP đều phải thông qua giám đốc hoặc phó giám đốc cơ quan xét duyệt,
ký tên sau đó mới đóng dấu.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

8


Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH TP Điện Biên Phủ


1.3. Đội ngũ cán bộ và công nhân viên chức của BHXH TP Điện Biên Phủ.
BHXH TP Điện Biên Phủ do giám đốc quản lý, điều hành. Giúp giám
đốc có 02 phó giám đốc. Giám đốc và
cácđốc
phó giám đốc BHXH TP Điện Biên
Giám
Phủ do giám đốc BHXH Tỉnh Điện Biên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và
phân cấp quản lý cán bộ.
BHXH TP Điện Biên Phủ không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám
PhóĐiện
giámBiên
đốc Phủ quy định nhiệm vụ cụ thể
Phó
giám
đốc
đốc BHXH TP
cho
từng
công chức,
viên chức.
Biên chế BHXH TP Điện Biên Phủ tính đến ngày 31/12/2010 gồm 18
người trong đó:
- Ban lãnh đạo có 3 đồng chí: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc. Trong đó:
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2
Bộ
Bộ
Bộ
phận
phận

phận
chính
một
giám

9

Bộ
phận
chi

Bộ
phận
thu


y tế

+ Đồng chí Nguyễn Thị Mềnh - Giám đốc phụ trách chung đơn vị, chịu
trách nhiệm trước giám đốc BHXH Tỉnh Điện Biên, Thành ủy, Ủy ban nhân
dân TP Điện Biên Phủ, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị trên địa
bàn Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được qui định tại Quyết định
4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Trực
tiếp phụ trách công tác kế toán - Công tác tuyên truyền - Công tác cán bộ Công tác cải cách thủ tục hành chính.
+ Đồng chí Hồ Quốc Khánh - Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành
mọi hoạt động của cơ quan khi giám đốc đi vắng và được giám đốc ủy quyền.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được phân công. Trực
tiếp phụ trách: Công tác quản lý chế độ chính sách - Công tác bộ phận một cửa
- Công tác giám định y tế và trực tiếp theo dõi, thanh toán ngắn hạn khối
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, giải quyết công tác đơn thư

khiếu nại của công dân theo thẩm quyền.
+ Đồng chí Cao Văn Long - Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành mọi
hoạt động của cơ quan khi giám đốc đi vắng và được giám đốc ủy quyền. Chịu
trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được phân công. Trực tiếp
phụ trách: Công tác thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp bắt buộc, tự nguyện;
Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Nghiệp vụ gồm có 05 bộ phận: bộ phận thu ( gồm 5 người), bộ phận
chi ( gồm 3 người), bộ phận chế độ chính sách ( gồm 2 người), bộ phận giám
định y tế ( gồm 2 người) và bộ phận một cửa ( gồm 3 người).
- Tổng số cán bộ công chức trong cơ quan là 18 người trong đó nam là
4 người chiếm 22%.
- Số cán bộ có trình độ đại học là 10 người chiếm 56%, và 5 người có
trình độ cao đẳng chiếm 28%, 3 người có trình độ trung cấp chiếm 16%.
1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị.
BHXH TP Điện Biên Phủ có trụ sở riêng đặt tại đường Hoàng Văn
Thái- phường Mường Thanh- TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên với 1 tòa
nhà kiên cố và khang trang gồm 5 tầng và hệ thống cầu thang máy, thêm vào
đó có hệ thống điều hòa. Mỗi cán bộ công chức, viên chức ở đây đều được
trang bị bàn ghế làm việc và 1 máy vi tính riêng, mỗi phòng làm việc ít nhất
có 1 máy in để phục vụ công tác. Điều đó đã tạo môi trường làm việc thuận
lợi, góp phần thành công trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

10


1.5. Thuận lợi và khó khăn của BHXH TP Điện Biên Phủ.
1.5.1. Những thuận lợi cơ bản.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao BHXH TP Điện Biên
Phủ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo Tỉnh ủy,

UBND Tỉnh Điện Biên và ban lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND TP Điện Biên Phủ;
bên cạnh đó là sự phối hợp, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các
ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thành phố để
thực hiện tốt chế dộ BHXH, BHYT trên địa bàn. Cùng với đó là sự chỉ đạo
thường xuyên của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh Điện Biên.
- Việc ứng dụng CNTT đối với việc thực hiện cơ chế “ một cửa” trong
hoạt động BHXH và ứng dụng các phần mềm trong hoạt động BHXH được
thực hiện từ năm 2008 đã giải quyết nhanh chóng, kịp thời chính sách, chế độ,
quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT tạo được lòng tin của người dân.
Đồng thời cán bộ nghiệp vụ chuyên tâm vào khâu xử lý hồ sơ, giải quyết chế
độ theo phong cách chuyên môn hoá cao, tác phong làm việc tích cực.
- Chính sách BHXH, BHYT được tuyên truyền sâu rộng và từng bước
đi vào cuộc sống của người dân, người lao động và các đơn vị sử dụng lao
động.
- Cán bộ nhân viên của BHXH TP Điện Biên Phủ nhiệt tình, có trách
nhiệm với công việc, trình độ chuyên môn vững vàng.
1.5.2. Những khó khăn vướng mắc.
Trong quá trình hoạt động BHXH TP Điện Biên Phủ còn gặp phải rất
nhiều khó khăn vướng mắc. Cụ thể như:
- TP Điện Biên Phủ có điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, đời sống
của phần đông bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn chính vì vậy hoạt
động tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố còn
gặp nhiều khó khăn. Nhận thức về BHXH, BHYT của một bộ phận đơn vị sủ
dụng lao động, người lao động và nhân dân vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng
đến việc mở rộng đối tượng tham gia và kiện toàn hồ sơ cấp sổ thẻ, giải quyết
chế độ BHXH, BHYT cho người lao động.
- Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, Luật BH Thất
nghiệp có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009 nhưng quá trình ban hành Nghị
định, thông tư hướng dẫn còn chậm nên trong quá trình triển khai gặp nhiều
khó khăn vướng mắc.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

11


- Việc ứng dụng CNTT đối với việc thực hiện cơ chế “ Một cửa” trong
hoạt động BHXH và ứng dụng các phần mềm trong hoạt động BHXH còn mới
nên các cán bộ BHXH TP còn gặp không ít khó khăn trong khi thực hiện.
- Việc khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong các
DNNQD còn gặp nhiều khó khăn do quy mô cả các doanh nghiệp nhỏ, hoạt
động sản xuất kinh doanh không ổn định, đồng thời ý thức tham gai BHXH,
BHYT của đơn vị sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế
- Đối với công tác thu, nhiều đơn vị còn nợ đọng tiền đóng BHXH,
BHYT.
- Trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH vẫn còn một số
vướng mắc do các văn bản hướng dẫn giải quyết chế độ BHXH vẫn chưa kịp
thời được bổ sung, đặc biệt là phần chuyển tiếp chế độ chưa được qui định rõ
ràng hoặc chưa có hướng dẫn ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện giải
quyết chế độ.
- Công tác giám định BHYT là một nghiệp vụ hết sức phức tạp. Các cán
bộ phụ trách công tác này tuy đã có rất nhiều cố gắng song lại gặp trở ngại từ
những yếu tố khách quan như việc tổng hợp báo cáo số liệu của cơ sở khám
chữa bệnh còn chậm, vẫn còn xảy ra hiện tượng lạm dụng quỹ BHYT.
1.5.3 Định hướng của BHXH TP Điện Biên Phủ.
Trong giai đoạn 5 năm tới tới ( 2011 - 2015) BHXH TP Điện Biên Phủ
tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện Luật BHXH,
Luật BHYT; BHXH, BHYT bắt buộc, BHXH và BHYT tự nguyện, BH thất
nghiệp.
- Tổ chức đôn đốc và đối chiếu thu đúng, thu đủ tiền BHXH, BHYT.

Mục tiêu của BHXH TP Điện Biên Phủ đến năm 2015 tổng thu BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp đạt 140.000.000.000 đồng (140 tỷ đồng). Thu BHYT
tự nguyện đạt 21.200.000.000 đồng (21.2 tỷ đồng), thu BHXH tự nguyện đạt
16.000.000.000 đồng (16 tỷ đồng).
- Đẩy mạnh khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên
địa bàn. Đặc biệt tập trung vào việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng đối tượng tham gai
BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 của
BHXH TP Điện Biên Phủ là:
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

12


+ Số người tham gia BHXH là 12.000 người.
+ Số người tham gia BHYT là 28.210 người.
+ Số người tham gia BH thất nghiệp là 9.000 người.
+ Số người tham gia BHXH tự nguyện là 350 người.
+ Số người tham gia BHYT tự nguyện 7.200 người.
Dự kiếm đến năm 2015 dân số của thành phố Điện Biên vào khoảng
50.000 người do Thành phố đang mở rộng diện tích. Số người tham gia
BHXH chiếm khoảng 35% dân số.
- Tổ chức thực hiện và giải quyết kịp thời, đúng và đầy đủ các chế độ
chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng thụ hưởng do BHXH TP quản
lý.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại
tố cáo của công dân, thực hiện tốt qui chế dân chủ trong hoạt động của cơ
quan, đoàn kết nội bộ, kiện toàn bộ máy, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ công
chức theo đúng chức danh chuyên môn đảm bảo phù hợp với năng lực, đáp
ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.


Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

13


CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH
TP ĐIỆN BIÊN PHỦ- TỈNH ĐIỆN BIÊN.
2.1. Công tác tuyên truyền thông tin phổ biến chính sách pháp luật về
BHXH.
Từ năm 2007 đến năm 2010 BHXH TP Điên Biên Phủ đã tập trung vào
công tác tuyên truyền việc triển khai thực hiện Luật BHXH về BHXH bắt
buộc, BHYT tự nguyện.
Dưới sự chỉ đạo của BHXH tỉnh Điện Biên các cán bộ BHXH TP Điện
Biên Phủ đã tham gia 15 Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và 25 Hội
nghị tuyên truyền chế độ chính sách BHXH. Đồng thời BHXH TP Điện Biên
Phủ đã phối hợp với các Báo, đài phát thanh truyền hình của thành phố thực
hiện 18 phóng sự, chương trình, 6 chuyên trang, 27 chuyên đề và nhiều tin bài
tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH. Trong đó đã tranh thủ tận dụng
nguồn kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng mang tính chính thống của
ngành BHXH đó là Tạp chí BHXH và Báo BHXH.
Công tác tuyên truyền đã có tác động tích cực tới mọi tầng lớp dân cư,
đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động đã hiểu rõ lợi ích, quyền
và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH.
2.2. Tình hình tham gia BHXH.
Số đối tượng do BHXH TP Điện Biên Phủ quản lý lớn, trong đó có các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là mới được thành lập, kinh doanh về lĩnh
vực thương mại và xây dựng. Số người tham gia BHXH chiếm khoảng 26.8%
dân số của thành phố. Các đối tượng do BHXH TP đang quản lý bao gồm:
- Nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 257 đơn

vị với tổng số 11.545 người tham gia. Trong đó:
+ Nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Năm 2010 đã có 219 đơn
vị với 4.711 người tham gia.
+ Nhóm đối tượng tham gia BHYT: năm 2007 là 194 đơn vị với 9.124
người tham gia đến năm 2010 đã có 319 đơn vị với 11.291 người tham gia.
+ Nhóm đối tượng tham gia BH thất nghiệp: Đây là một loại hình bảo
hiểm mới được triển khai từ năm 2009. Số người tham gia tính đến năm 2010
là 3.670 người.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

14


- Nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Số người tham gia
BHXH tự nguyện năm 2010 là 54 người so với kế hoạch đề ra đạt 104% .
- Nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện: Số người tham gia
BHYT tự nguyện năm 2010 là 2.693 so với kế hoạch đề ra chỉ đạt 44.8%.
2.3. Công tác cấp sổ BHXH.
Trong giai đoạn từ năm 2007 -2010, BHXH TP Điện Biên Phủ đã đảm
bảo cấp sổ kịp thời, đúng đối tượng. Tổng số số BHXH đã cấp tới tay người
lao động là 4.711 sổ, không để xảy ra tình trạng cấp sổ muộn cho người lao
động. Chỉ tính riêng trong năm 2010 số số BHXH cấp mới cho người lao động
là 427, số tờ rời cấp trong năm 2010 là 3.343 tờ.
2.4. Tình hình thu, nộp BHXH.
* Trong giai đoạn từ năm 2007 -2010 BHXH thành phố Điện Biên Phủ
đã thực hiện thu BHXH, BHYT trên địa bàn đạt kết quả như sau:
* Số thu năm 2006 chưa nộp về BHXH Tỉnh: 0 đồng.
- Điều chỉnh số thu năm trước (số nợ năm 2006): 8.366.850 đồng.
Trong đó:
+ Số thu thừa năm trước: 18.713.804 đồng.

+ Số thu thiếu năm trước: 27.080.654 đồng.
- Tổng số thu trong giai đoạn 2007 - 2010 là 120.688.360.597 đồng.
Trong đó:
+ Thu BHXH, BHYT bắt buộc: 112.227.658.987 đồng.
+ Thu BHXH Thất nghiệp: 3.393.712.318 đồng.
+ Thu BHXH tự nguyện: 245.238.000 đồng.
+ Thu BHYT tự nguyện: 4.663.457.094 đồng
+ Thu lãi phạt nộp chậm: 158.294.208 đồng.
* Chi tiết số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp năm 2010 là:
- Số người tham gia:
+ BHYT: 11.338 người.
+ BH thất nghiệp: 3.670 người.
+ BHXH: 4.711 người.
- Quĩ lương đóng:
+ BHYT: 150.408.371.989 đồng.
+ BH thất nghiệp: 90.340.807.101 đồng.
+ BHXH: 118.296.031.989 đồng.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

15


- Tổng số phải thu và lãi trong kì: 36.080.581.863 đồng.
+ Tổng thu BHYT, BH thất nghiệp, BHXH: 36.037.249.665 đồng.
Trong đó thu BHYT: 7.540.807.907 đồng, thu BH thất nghiệp: 1.848.737.854
đồng; thu BHXH: 26.647.703.904 đồng.
+ Lãi chậm đóng: 43.332.198 đồng.
- Số thu kì trước chuyển sang:
+ Số thu thừa: 63.043.198 đồng.
+ Số thu thiếu: 24.123.126 đồng.

- Số đã thu và lãi trong kì: 35.715.404.044 đồng.
+ Số đã thu: 35.672.936.578 đồng. Trong đó: Thu BHYT:
7.146.716.728 đồng, Thu BH Thất nghiệp: 1.848.737.854 đồng, Thu BHXH:
26.677.481.996 đồng.
+ Đã thu lãi chậm đóng: 42.467.466 đồng.
- Số thu chuyển kì sau:
+ Số thu thừa: 126.650.595 đồng.
+ Số thu thiếu : 452.908.342 đồng.
* Chi tiết thu BHXH năm 2010.
- Số lao động:4.711
- Tổng quĩ lương: 118.296.031.989 đồng
- Số phải thu: 26.647.703.904 đồng
- Số đã thu: 26.677.481.996 đồng.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

16


Bảng 1: Chi tiết thu BHXH năm 2010.
Loại hình

Số lao
động
(người)

Tổng quĩ
lương
(đồng)


Số phải
thu
(đồng)

Số đã thu
(đồng)

DNNN TP

441

9.760.463.400

2.175.393.602

2.188.557.247

DN có vốn
đầu tư nước
ngoài

8

125.450.000

30.679.000

30.679.000

DNNQD


477

7.837.450.231

1.865.381.544

1.885.543.661

Khối Đảng,
đoàn thể TP

43

1.518.245.440

338.045.774

339.102.767

Khối HCSN
TP

3.304

87.772.465.668

19.616.884.291

19.614.883.550


Khối HCSN
trung ương

273

8.294.750.510

1.930.744.863

1.926.718.300

11

120.820.000

33.253.200

154

2.916.386.740

657.321.630

Khối hợp tác

Khối xã,
phường

33.180.250


658.867.221

(Nguồn: BHXH TP Điện Biên Phủ)
* Chi tiết thu BHYT năm 2010.
- Số lao động: 11.291 người
- Tổng quĩ lương: 150.408.371.989 đồng
- Số phải thu: 7.540.807.907 đồng.
- Số đã thu: 7.146.816.728 đồng.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

17


Bảng 2: Chi tiết thu BHYT năm 2010
Loại hình

Số lao
động
(người)

Tổng quĩ
lương
( đồng)

Số phải thu
(đồng)

Số đã thu

(đồng)

441

9.760.463.400

445.215.811

445.215.811

8

125.450.000

6.725.250.

6.725.250

477

7.837.450.231

386.525.351

386.525.351

43

1.158.245.440


69.293.209

4.485.034.598

3.304

87.722.465.668

4.024.615.889

4.024.615.889

273

8.924.750.510

391.125.500

391.125.500

11

120.820.000

6.687.900

6.687.900

154


2.916.386.740

133.475.639

133.475.639

20

166.850.000

7.783.400

7.595.300

Lưu học sinh

209

1.736.010.000

71.844.380

100.704.193

Người có công
Cán bộ xã

378

2.849.990.000


137.018.365

134.093.365

34

281.440.000

13.461.427

13.349.800

88.728

88.728

DNNN
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
DNNQD
Đảng, đoàn thể
TP
Khối HCSNTP
Khối HCSN
trung ương
Khối HTX
Khối xã,
phường
Đại biểu HĐND


Đối tượng thu
3%
HS-SV
Người thất
nghiệp
Người lao động
hưởng trợ cấp
thất nghiệp
Người nghèo
Người cao tuổi

5.733

25.693.080.000

1.779.822.000

1.363.073.760

43

-

2.759.400

-

43


-

2.759.400

-

-

-

12.500.508

12.418.383

163

1.384.970.000

52.315.150

52.178.650

(Nguồn: BHXH TP Điện Biên Phủ)
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

18


* Chi tiết thu BH thất nghiệp năm 2010.
- Số lao động: 3.670 người.

- Tổng quĩ lương: 90.340.807.101 đồng.
- Số phải thu: 1.848.737.854 đồng.
- Số đã thu: 1.848.737.854 đồng.
Bảng 3: Chi tiết thu BH thất nghiệp năm 2010
Số lao
động
(đồng)

Tổng quĩ
lương
(đồng)

Số phải thu
(đồng)

Số đã thu
(đồng)

DNNN

441

9.760.463.400

196.889.542

196.889.542

DNN QD


284

4.480.787.831

91.761.385

91.761.385

HCSN trung
ương

42

531.981.100

HCSN TP

2.903

75.566.216.970

1.538.330.891

1.538.330.891

Phường, xã

-

-


-

-

Đối tượng
3%

-

-

- 88.728

-88.728

Loại hình

21.864.764

21.864.764

(Nguồn: BHXH TP Điện Biên Phủ)
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao
động.
Năm 2008 BHXH TP Điện Biên Phủ bắt đầu thực hiện cải cách hành
chính theo cơ chế “Một cửa”. Trong quá trình thực hiện, được sự chỉ đạo của
BHXH tỉnh Điện Biên cùng với tình hình thực tiễn của Thành phố, BHXH TP
bước đầu xây dựng qui trình cải cách hành chính cho phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh của mình, vừa làm vừa tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm để từng

bước hoàn thiện.
Tại cơ quan BHXH TP Điện Biên Phủ đã thành lập Bộ phận “Tiếp nhận
và Quản lý hồ sơ”. Trong quá trình quản lý và xử lý hồ sơ cán bộ nghiệp vụ
không còn phải bận tâm đến khâu tiếp đón khách và nhận hồ sơ từ đó chuyên
tâm vào khâu xử lý hồ sơ, giải quyết chế độ theo phong cách chuyên môn hoá
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

19


cao, tác phong làm việc tích cực, kết quả giải quyết nhanh chóng, bàn giao hồ
sơ để xử lý cho giao dịch một cửa đúng hẹn, đã tạo được niềm tin đối với đối
tượng thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT và đơn vị sử dụng lao động.
Người đến giao dịch, giải quyết chế độ chính sách tại bộ phận “ Tiếp
nhận và Quản lý hồ sơ” không phải đi lại nhiều lần, không mất thời gian tìm
các phòng nghiệp vụ (vừa mất thời gian, vừa mất mỹ quan, trật tự trong công
sở).
Tất cả hồ sơ đều được trả kết quả đúng hẹn (đối với các trường hợp làm
thủ tục di chuyển chế độ, di chuyển sổ BHXH, giới thiệu giám định y khoa,
cấp và sửa thẻ BHYT dưới 10 thẻ đều được giải quyết ngay trong buổi làm
việc). Đối với những hồ sơ giải quyết ngay trong ngày, cán bộ phòng giao
dịch “Một cửa” trực tiếp liên hệ với các bộ phận có liên quan thẩm định, trình
lãnh đạo duyệt và trả kết quả. Đối với hồ sơ có hẹn ngày, hồ sơ được tổ chức
giao nhận vào cuối ngày tại bộ phận “ Một cửa”, được lập phiếu giao nhận và
mở sổ theo dõi, các bộ phận nghiệp vụ căn cứa chức năng, thời gian lưu xử
lý , xác nhận các nội dung liên quan, dự thảo quyết định giải quyết hoặc phê
duyệt hồ sơ trình lãnh đạo ký trả kết quả về bộ phận “Một cửa”.
Thời gian giải quyết các chế độ BHXH được rút ngắn: chế độ hưu trí,
TNLĐ - BNN, 1 lần, tử tuất hẹn trả kết quả trong 10 ngày (trước đây 30 ngày),
có những hồ sơ hưu trí, tử tuất, một lần, sau khi bàn giao cho phòng nghiệp vụ

2 - 3 ngày đã có kết quả trả cho bộ phận Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ.
2.6. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.
Trên cơ sở qui định của chính sách, pháp luật Nhà nước và các văn bản
hướng dẫn chỉ đạo của Ngành, BHXH TP đã chủ động triển khai và hướng
dẫn các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH và thực
hiện các chế độ BHXH cho ngưởi lao động.
Quá trình thực hiện xét duyệt và chi trả các chế độ BHXH cho người
tham gia và người thụ hưởng đều đảm bảo đúng quy định, đúng chính sách
chế độ và kịp thời. Công chi trả luôn đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng,
kịp thời.
* Trong giai doạn 2007- 2010 BHXH TP Điện Biên Phủ đã tiến hành
xét duyệt, thanh toán, chi trả cho các đối tượng số tiền 438.023.775.285
đồng. Trong đó:
- Chi BHXH do Ngân sách đảm bảo là: 251.962.520.921 đồng.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

20


- Chi BHXH do Quỹ BHXH đảm bảo là: 178.077.668.299 đồng.
+ Chi chế độ trợ cấp ốm đau: 1.888.478.436 đồng.
+ Chi chế độ trợ cấp thai sản: 4.019.903.164 đồng.
+ Chi chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 1.459.367.787 đồng.
+ Chi chế độ hưu trí: 161.521.769.356 đồng.
+ Chi chế độ tử tuất: 7.099.857.992 đồng.
+ Chi chế độ trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: 620.587.125
đồng.
+ Chi lệ phí chi: 417.605.439 đồng.
- Chi BHYT là: 7.587.258.897 đồng.
- Chi BHYT Tự nguyện là: 466.377.098 đồng.

Riêng chi BHYT và BHYT tự nguyện được áp dụng cho đối tượng có
thẻ BHYT đến khám và chữa bệnh trên địa bàn thuộc Trung tâm y tế Thành
phố Điện Biên Phủ quản lý.
* Chi tiết chi chế độ bảo hiểm xã hội trong năm 2010.
- Chi BHXH do ngân sách đảm bảo: 88.824.585.732 đồng.
- Chi BHXH do Quỹ BHXH đảm bảo: 56.810.776.735 đồng. Trong đó:
+ Chi chế đôh trợ cấp ốm đau - thai sản : 1.934.481.600 đồng
+ Chi chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN: 447.467.787 đồng.
+ Chi chế độ hưu trí, tử tuất: 54.428.827.348 đồng.
- Chi BHYT tự nguyện: 137.811.152 đồng.
2.7. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH.
BHXH TP Điện Biên Phủ cập nhật thông tin, dữ kiệu người tham gia
BHXH để phục vụ cho công tác nghiệp vụ quản lý thông qua hệ thống phần
mềm của ngành.
BHXH TP Điện Biên Phủ xây dựng hệ thống mã đơn vị tham gia
BHXH áp dụng trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của BHXH Tỉnh Điện
Biên và BHXH Việt Nam. Mã số này được áp dụng thống nhất trên hồ sơ,
giấy tờ, sổ sách....BHXH TP Điện Biên Phủ không những lưu trữ trên máy
tính mà còn lưu trữ vào các túi đựng hồ sơ và quản lý, lưu trữ theo từng năm
của từng đơn vị và giao cho bộ phận “Một cửa” chịu trách nhiệm quản lý.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

21


2.8. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH.
Mặc dù các cán bộ công chức của BHXH TP Điện Biên Phủ đã cố gắng
rất nhiều nhưng do phạm vi quản lý rộng cùng với sự phức tạp của ngành nên
đã không tránh khỏi những thiếu sót.

Trong giai đoạn 2007 - 2010 BHXH TP Điện Biên Phủ đã nhận được
15 đơn khiếu nại từ các đối tượng, không có trường hợp nào gửi đơn tố cáo và
không có trường hợp nào gửi đơn khiếu nại lần 2; đồng thời BHXH TP Điện
Biên Phủ cũng đã tiếp nhận 145 trường hợp giải quyết thắc mắc. Đứng trước
những tình huống đó BHXH TP Điện Biên Phủ đã nhanh chóng kiểm tra và
kịp thời giải quyết những đơn thư khiếu nại và thắc mắc của các đối tượng,
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

22


CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét.
3.1.1. Mặt làm được.
- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, BHXH TP
Điện Biên Phủ đã bám sát các quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn
của ngành về quy trình, nghiệp vụ, chế độ chính sách. Thực hiện tốt công tác
tham mưu, lập dự toán và thực hiện quản lý thu và sử dụng quản lý quỹ
BHXH. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thu được giao hàng năm đã có
nhiều sự cố gắng, BHXH TP Điện Biên Phủ đã đạt và hoàn thành chỉ tiêu phải
thu trong năm.
- Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT chính xác, kịp thời.
- Chấp hành tốt qui trình nghiệp vụ trong quản lý. Luân chuyển hồ sơ
tài liệu Các bộ phận nghiệp vụ đều thiết lập đầy đủ các loại sổ sách theo đúng
qui định của ngành.
- Công tác tổ chức chi trả lương hưu, thanh toán chế độ BHXH như ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp kịp thời, tử tuất đúng chính
sách, đúng chế độ Nhà nước ban hành. Giải quyết kịp thời, đúng qui định các

quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT
trên địa bàn.
- Phối hợp tốt với ngành Y tế trên địa bàn giải quyết quyền lợi cho đối
tượng có thẻ BHYT trên địa bàn khi đi khám chữa bệnh.
3.1.2. Mặt tồn tại, hạn chế.
- Công tác quản lý thu BHXH , BHYT
+ Trong quá trình lập dự toán thu chưa sát, do vậy các năm đều phải
nhiều lần điều chỉnh kế hoạch.
+ Công tác phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, kiểm tra việc
chấp hành về BHXH đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới
thành lập trên địa bàn chưa làm được nhiều, dẫn tới việc khai thác đối tượng
mới còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động chưa tham gia đầy đủ
theo qui định.
+ Tình trạng nộp chậm tuy không lớn song còn xẩy ra ở tất cả các năm.
- Công tác khám chữa bệnh:
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

23


+ Một số hồ sơ bệnh án còn vi phạm về thủ tục hành chính. Trong giai
đoạn 2007- 2010 có 18/60 bệnh án được kiểm tra còn sai phạm về thủ tục
hành chính như: thiếu chữ kí của bệnh nhân trên vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án
khi giao nhận không có đủ chữ kí của người giao hoặc người nhận.
+ Công tác tiếp nhận thuốc của cơ sở khám chữa bệnh trong quá trình
tiếp nhận thuốc chưa thực hiện đầy đủ các qui định đã cam kết trong hợp đồng
cung ứng thuốc như thiếu phiếu báo lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm lô
thuốc, nhập thuốc không đủ thời hạn sử dụng còn lại thep qui định, thanh toán
sai đơn giá một mặt hàng với số tiền là 2.394.000 đồng.
3.1.3. Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại.

- Trong những năm qua các văn bản chính sách liên quan về BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp, về tiền lương và thu nhập luôn luôn thay đổi do đó đã
tác động ảnh hưởng dến nghiệp vụ hoạt động của nghành, nhất là việc xác
định kế hoạch thu - chi.
- Trong quá trình thực hiện khai thác đối tượng nộp BHXH, BHYT, BH
thất nghiệp chưa phối hợp thường xuyên với các ngành chức năng của thành
phố và của tỉnh để nắm bắt kịp thời các thông tin về các đối tượng là doanh
nghiệp mới thành lập bắt buộc phải tham gia.
- Nhận thức về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của một số
đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp còn hạn chế vì
vậy việc thực hiện chưa được nghiêm túc.
- Công tác tuyên truyền về các chế độ chính sách liên quan đến BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp chưa nhiều và chưa sâu rộng, mặt khác trình độ và thu
nhập của người lao động trên địa bàn còn hạn chế dẫn tới người lao động chưa
tích cực, chưa chủ động tham gia các chế độ về BHXH.
- Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, nguồn kinh
phí cấp bổ sung cho một số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT
chưa được kịp thời, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
kinh phí hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn thnah toán công trình đã dẫn tới
tình trạng chậm nộp.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với BHXH TP Điện Biên Phủ.
- BHXH TP Điện Biên Phủ trong quá trình xây dựng kế hoạch thu cần
nắm bắt thêm các dự báo biến động chính sách, chế độ có liên quan đến hoạt
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

24


động cảu ngành để lập kế hoạch thu cho phù hợp với thực tế từng năm nhằm

tránh điều chỉnh kế hoạch được giao nhiều lần trong năm.
- Đẩy mạnh hoạt động thu BHXH trên cơ sở thực hiện một cách có hiệu
quả sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý như cơ quan Thuế, Sở kế hoạch
đầu tư….để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và người lao động phải tham gia
BHXH, BHYT trên địa bàn nhằm có biện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng hơn
nữa đối tượng tham gia BHXH, BHYT đặc biệt là khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH,
BHYT trên báo đài truyền hình của Thành phố và của Tỉnh. Xây dựng kế
hoạch giữa các cơ quan, tổ chức, các phường xã trên địa bàn thành phố,
BHXH Tỉnh Điện Biên và BHXH TP Điện Biên Phủ trong hoạt động thông
tin, tuyên truyền chính sách BHXH đặc biệt là BHXH tự nguyện để mọi người
dân hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện để từ đó tăng số người tham
gia BHXH. Hoạt động tuyên truyền cần có nhiều hình thức phù hợp với người
dân hơn như đối với đồng bào dân tộc cần thông qua các trưởng bản hay cán
bộ tuyên truyền nên là người biết tiếng dân tộc để từ đó hiệu quả tuyên truyền
được nâng cao hơn.
- Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng của Thành
phố và của Tỉnh trong việc nắm bắt các thông tin về tình hình biến động đối
tượng tham gia BHXH, BHYT để quản lý tốt hơn đối tượng tham gia BHXH,
BHYT và phục vụ tốt hơn cho công tác thu.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố
cáo của công dân, thực hiện tốt qui chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan,
đoàn kết nội bộ kiện toàn bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức
đẳm bảo phù hợp với năng lực trình độ, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được
giao.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi tác
phong làm việc từ hành chính sang phục vụ. Thực hiện tốt mô hình một cửa
liên thông trong việc giải quyết quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ
BHXH, BHYT.

* Đối với Trung tâm Y tế Thành phố.
- Có trách nhiệm thu hồi số tiền thanh toán sai đơn thuốc 2.394.000
đồng nọp vào Ngân sách Nhà nước.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2

25


×