Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NĂNG LƯỢNG VÀ NHU CẦU CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI TRONG KINH TẾ VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.29 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
===============

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

NĂNG LƯỢNG VÀ NHU CẦU CÁC NGUỒN
NĂNG LƯỢNG MỚI TRONG KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM: Talented Group
SINH VIÊN: Khối 8 KT – K50.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :ThS. Hoàng Xuân Bình

Hà Nội, 5/2012

[1]


MỤC LỤC

[2]


LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng với mọi mặt của đời sống xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế đất nước. Vai trò đó không chỉ biếu
hiện trong một ngành kinh tế hay trong một thời kỳ nhất định mà nó ảnh hưởng
tới tất cả các ngành kinh tế.
Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng xã hội, cùng với đó là nhu cầu các
nguồn năng lượng cho phát triển đất nước, việc khai thác và sử dụng các nguồn
năng lượng ngày càng tăng. Trong bối cảnh ấy, các quốc gia có nguồn năng


lượng dự trữ thực sự có tiếng nói đầy trọng lượng về kinh tế, chính trị trên
trường quốc tế.
Chính vì vậy, ở Việt Nam, việc tập trung chỉ đạo, đầu tư cho phát triển
năng lượng luôn được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên chú trọng, nhằm đảm bảo an
ninh năng lượng Quốc gia.
Ở nước ta, sự khởi sắc của nền kinh tế từ sau Đổi Mới làm nhu cầu về điện,
dầu, than… gia tăng đột biến – đặc biệt trong ngành Công nghiệp. Tuy nhiên do
việc sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng cũng như hạn chế về việc khai thác
hiệu quả các nguồn năng lượng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt
năng lượng nghiêm trọng cũng như vấn đề an ninh năng lượng trong tương lai.
Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa thực sự khai thác được tiềm năng của các nguồn
năng lượng mới vốn rất có tiềm năng.
Xét thấy quan hệ mật thiết giữa các nguồn năng lượng với sự phát triển
kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, cũng như những vấn đề
tồn đọng trong lĩnh vực này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Năng
lượng và nhu cầu các nguồn năng lượng mới trong kinh tế vĩ mô”.
Chúng em xin cảm ơn thầy Hoàng Xuân Bình đã giúp đỡ, góp ý cho chúng
em ngay từ dàn ý ban đầu để chúng em hoàn thành tiểu luận. Tuy nhiên trong
[3]


quá trình làm bài khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được
đánh giá, nhận xét, góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa.

NỘI DUNG
I.

CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1.
Những nguồn năng lượng hiện nay
+ Năng lượng truyền thống:

Thủy năng

Điện năng

Năng lượng dầu mỏ, khí đốt
+ Năng lượng mới:

Năng lượng gió

Năng lượng mặt trời

Năng lượng hạt nhân

Năng lượng sinh khối
+ Các nguồn năng lượng khác:


Năng lượng địa nhiệt



Năng lượng thủy triều và nhiệt năng biển



Năng lượng sinh khối




Khí hydro & pin nhiên liệu

2.

Vai trò của các nguồn năng lượng với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở
nước ta, thể hiện qua hai chức năng:
2.1. Năng lượng là yếu tố đầu vào không thể thiếu cho các ngành kinh tế.
Thử hình dung liệu cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không có các
nguồn năng lượng, khi mà phần lớn các máy móc thiết bị phục vụ cho cuộc sống
của con người đều cần đến sức mạnh của các nguồn năng lượng. Trong số các
nguồn năng lượng hiện đang được sử dụng rộng rãi, năng lượng biếu hiện dưới
dạng điện năng là phổ biến nhất.
Để tìm hiểu về vai trò này của năng lượng, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể
từng nguồn năng lượng và vai trò của chúng trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể.
2.1.1.

Trong ngành nông nghiệp
[4]


Thời xa xưa, khi chưa có điện, những người nông dân Việt Nam vẫn có thể
sản xuất nông nghiệp dựa vào sức người là chủ yếu. Một ví dụ rõ nhất là việc
trồng lúa nước: Từ việc ngâm thóc, gieo mạ đến gặt lúa, phơi thóc hay xát gạo
đều dùng sức người. Thế nhưng, cách làm truyền thống này không mang lại
năng suất cao, còn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước. Thế

nhưng, cho đến ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2
trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Điều gì đã tạo nên bước đột phá đó?
Bảng 1: Diện tích gặt lúa, năng suất lúa, và tổng sản lượng lúa và dân
số (FAOSTAT) và bình quân tổng sản lượng lúa, 1975 -2005 (* tính dựa vào
số liệu trong các cột trước)
Diện tích

Năng suất

Tổng sản

Dân số

Bình quân

Năm

gặt lúa

lúa

lượng lúa

(triệu

(kg/người)

1975
1980
1985

1990
1995
2000
2005

(triệu ha)
4,85
5,60
5,70
6,02
6,76
7,66
7,32

(kg/ha)
2120
2020
2783
3181
3689
4243
4885

(triệu tấn)
10.29
11.67
15.87
19.25
24.96
32.52

35.79

người)
47.92
53.11
59.08
66.07
72.84
78.13
-

214,7
219,7
268,6
290,9
342,7
416,3
-

Có được điều này là do chúng ta đã biết áp dụng tiến bộ khoa học vào sản
xuất: một mặt dần cơ giới hóa nông nghiệp, mặt khác tạo ra các giống lúa cho
năng suất cao. Hiện nay, gần như máy móc đã thay thế phần lớn sức người: từ
việc gieo hạt cho đến phun thuốc trừ sâu, gặt hay tuốt lúa, xát gạo đều có vai trò
của máy móc. Mà cơ giới hóa nông nghiệp không thể không dùng nhiên liệu để
vận hành máy móc. Như vậy, năng lượng đóng vai trò vận hành máy móc, máy
móc làm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
2.1.2.

Trong ngành công nghiệp – xây dựng


Việt Nam định hướng năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hóa. Công nghiệp hóa ở Việt Nam là đưa nền kinh tế từ nông nghiệp và thủ công
sang máy móc công nghiệp là chính. Khoa học công nghệ là động lực của công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện
[5]


đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết
định.
Ví dụ điển hình là: Cơ cấu tiêu thụ điện năng của ngành công nghiệp luôn
chiếm khoảng 50% lượng tiêu thụ điện toàn quốc. Cụ thể năm 2005 là 45,8% và
đến năm 2008 đã là 50,7%. Hay trong ngành xây dựng, để san bằng một vùng
đất đá nào đó lấy đất cho xây dựng, không sử dụng máy móc hiện đại thì liệu
sức người có thể phá hủy và vận chuyển hàng tấn đá khổng lồ.
Phần lớn các máy móc công nghiệp, xây dựng đều cần đến năng lượng để
vận hành. Năng lượng dưới các dạng của nó: xăng, dầu, điện năng, quang năng,
hóa năng… là yếu tố không thể thiếu cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.
2.1.3.

Trong ngành dịch vụ

Thể hiện rõ qua vai trò của điện năng: Sử dụng điện năng để thắp sáng đèn
điện trang trí các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,
…; công nghiệp giải trí với các hệ thống âm thanh, máy quay phim, ánh sáng, kỹ
xảo…
Ngoài ra, hiện nay các lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông… cũng đang đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người cũng như ứng phó với tình hình ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng.
2.2. Các ảnh hưởng khác của năng lượng với phát triển kinh tế

2.2.1.
Sức ảnh hưởng của biến động giá năng lượng:
Có thể thấy rõ vai trò của năng lượng khi năng lượng có sự biến động về
giá. Sự biến động đó có thể kéo theo sự biến động về giá của hàng loạt mặt hàng
khác. “Dầu thô mất giá mạnh, vàng thừa dịp nhích lên”, “Kinh tế Mỹ kéo giá
dầu tăng mạnh đẩy vàng hạ nhẹ”, “ Với giá năng lượng tăng cao, lạm phát 2012
sẽ đi về đâu?” Tăng giá xăng dầu có thể dẫn tới việc tăng giá các mặt hàng khác:
tăng giá taxi, giá thực phẩm, giá các nguyên liệu sản xuất…
2.2.2.

Xuất khẩu năng lượng mang lại một nguồn thu lớn cho Việt Nam

Năng lượng hiện là nhóm ngành luôn được xếp vào những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua, mang lại nhiều lợi nhuận nhất
[6]


cho nước ta khi xuất khẩu. Cụ thể, trước đây, dầu thô luôn giữ vững vị trí dẫn
đầu trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta: năm 2005, tổng giá
trị xuất khẩu dầu thô vào khoảng 7,73 tỷ USD. Mặc dù gần đây, với định hướng
là khai thác đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước nhưng với giá năng
lượng tăng cao, lợi nhuận thu được từ nhóm hàng này cũng không hề nhỏ. Cụ
thể, nhóm hàng nhiên liệu (gồm dầu thô, than đá, khoáng sản) vẫn đạt 7,92 tỷ
USD năm 2010, đứng thứ 2 trong các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của nước
ta.
II.

TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

1. Tình trạng sử dụng năng lượng điện:
Trong năm 2009, tổng sản lượng điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) sản xuất đạt 74,6 tỷ KWh, cộng thêm với lượng điện huy động từ bên
ngoài là khoảng 84,14 tỷ KWh, thì điện dùng cho chiếu sáng là trên 21 tỷ KWh.
Mức tiêu thụ gia tăng đáng kể. Vào năm 1995, mức tiêu thụ điện của
Việt Nam trung bình vào khoảng 156 KWh cho mỗi người hàng năm. Trong
thời gian 1996 - 2004, mức tiêu thụ tăng gấp ba lần, lên đến 484 KWh. Tuy
nhiên so với mức tiêu thụ 1.265 KWh tại những nước có lợi tức thấp và trung
bình trên thế giới, mức tiêu thụ điện của Việt Nam rất thấp. Nhu cầu tiêu thụ
điện của khu vực công nghệ và dân cư chiếm 85% - 90%. Khuynh hướng này sẽ
tiếp tục trong tương lai. Tổng số điện tiêu thụ tại Việt Nam tăng từ 11,2
Terawatt giờ (TWh) vào năm 1995 lên đến 57,6 TWh vào 2006.
Theo ước tính của Việt Nam, nhu cầu về điện lực sẽ gia tăng 16% mỗi
năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và sẽ giảm bớt trong 10 năm sau. Trong khi đó
mức tăng trưởng kinh tế trung bình vào khoảng 7,5% trong những năm vừa qua.
Theo dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới, kinh tế của Việt Nam tăng trưởng 8,3%
trong năm 2007 và 8,5% vào năm 2008, tức là nhu cầu về điện của Việt Nam
tăng 20% vào năm 2006.
Hiện nay, Việt Nam đang thiếu điện cho sản xuất, Nhà nước còn bao
cấp qua giá. Dù Chính phủ thường xuyên kêu gọi toàn dân tiết kiệm điện song ở
nhiều thành phố, hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu, các hộ tiêu dùng (người dân)
[7]


sử dụng điện cho thắp sáng còn quá lãng phí. Thực tế, chỉ người nghèo mới
buộc phải tiết kiệm cho phù hợp mức thu nhập của mình.
Hiện nay thì mức điện thiếu hụt ước tính vào khoảng 800 MW đến
1.300 MW vào lúc mức tiêu thụ lên cao nhất. Việt Nam đã phải tính đến giải
pháp hạn chế phân phối điện.
2. Tình trạng sử dụng năng lượng gió

Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái sinh nói chung và
năng lượng gió nói riêng, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang dốc
tiền của, nhân lực vào việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tiễn năng lượng
gió, giúp giảm sự căng thẳng năng lượng ở các nước.
Hình 1 trình bày công xuất sản xuất từ điện gió trên thế giới trong
khoảng thời gian từ 1996 đến 2008. Tổng lượng công suất sản xuất trên thế giới
vào năm 2009 là 159.2 GW, với 340 TWh năng lượng, xác nhận mức tăng
trưởng 31% mỗi năm, một con số khá lớn giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang gặp
nhiều khó khăn. Theo thống kê trên thế giới, Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đan
Mạch và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế
giới. Chẳng hạn vào năm 2009, điện gió chiếm 8% tổng số điện sử dụng tại
Đức ; trong khi đó con số này lên đến 14% ở Ai-len và 11% tại Tây Ban Nha.
Hoa Kỳ sản xuất nhiều điện gió nhất thế giới với công suất nhảy vọt từ 6 GW
vào năm 2004 lên đến 35 GW vào 2009 và điện gió chiếm 2,4% tổng số điện
tiêu dùng. Trung Quốc và Ấn Độ cũng phát triển nhanh về nguồn năng lượng
sạch này, ví dụ Trung Quốc là 22.5 GW (năm 2009).

[8]


Hình 1 : Công suất điện gió trên thế giới trong thời gian 1996-2008
-

Tiềm năng gió của Việt Nam rất lớn, vì thế việc nghiên cứu phát triển

năng lượng gió là một công việc cần thiết. Sự nghiên cứu triển khai năng lượng
gió ở Việt Nam đã đi những bước đầu tiên. Nhưng cơ bản sự phát triển năng
lượng gió trong nước còn nhỏ lẻ, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của
Việt Nam. Hiện tại Việt Nam có tất cả 20 dự án điện gió với dự kiến sản xụất 20
GW. Nguồn điện gió này sẽ kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia và sẽ được

phân phối và quản lý bởi Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam. Vào tháng 4 năm
2004, Việt Nam đã lắp đặt trạm năng lượng gió công suất 858KW trên đảo
Bạch Long Vĩ do chính phù tài trợ và các tổ máy được chế tạo bởi hãng
Technology SA (Tây Ban Nha) . Ngoài ra Trung Tâm Năng Lượng Tái Tạo và
Thiết Bị Nhiệt (RECTARE) Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã lắp đặt
trên 800 tuốc bin gió ở hơn 40 tỉnh thành với sự tài trợ của Hiệp hội Việt Nam –
Thụy Sĩ, tập trung nhiều nhất gần Nha Trang, trong đó có gần 140 tuốc bin gió
đã hoạt động. Ở Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của Pháp cũng đã lắp
đặt được 50 tuốc bin gió. Tuy nhiên những tuốc bin gió trên đều có công suất
nhỏ (khoảng vài KW), mức độ thành công không cao vì không được bảo dưỡng
thường xuyên theo đúng yêu cầu.
3. Tình trạng sử dụng năng lượng than
Trữ lượng than của nước ta đến ngày 1/1/2011 vào khoảng 48,7 tỷ tấn,
trong đó than đá chiếm 48,4 tỷ tấn, còn lại là than bùn.
Tại Việt Nam có rất nhiều mỏ than, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh
phía Bắc, nhất là tỉnh Quảng Ninh, mỗi năm khai thác khoảng 15 đến 20 triệu
tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.
Báo cáo của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cho thấy trong 44,56
triệu tấn than được tiêu thụ năm 2011 thì xuất khẩu gần 17 triệu tấn và dự kiến
sẽ giảm xuống còn 13,5 triệu tấn vào năm 2012.Tuy nhiên, căn cứ vào khả năng
sản xuất và nhu cầu sử dụng thì đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu than và số
lượng thiếu hụt cũng tăng dần theo từng năm. Ước tính của Bộ Công Thương thì
đến năm 2015 lượng than nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước vào khoảng
15 triệu tấn, đến 2025 nâng lên là 45 triệu tấn...
[9]


Sản lượng than toàn thế giới
Năm
Sản lượng (triệu tấn)

1950
1820
1960
2630
1970
2936
1980
3770
1990
3387
2003
5300
Nhập khẩu than từng nơi

Năm

1/1/2010
Sản lượng

Trung Quốc
Hàn Quốc
Thái Lan
Việt Nam
Nhật Bản
Philippine
4.
-

(nghìn tấn)
900

130
61,9
1,31
184
20

Tình trạng sử dụng năng lượng dầu mỏ:
Trong báo cáo tháng 3/2012, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ

(OPEC) đã cắt giảm dự báo nhu cầu tăng trưởng dầu mỏ thế giới trong năm
2012. Đây là lần cắt giảm thứ hai trong vòng 2 tháng khi tổ chức này chỉ ra rằng
các bất ổn kinh tế hiện nay tiếp tục là yếu tố tác động tiêu cực đến giá dầu.
Trong tháng 2, sản lượng dầu của OPEC đạt 31,27 triệu thùng/ngày. Hiện nay,
OPEC ước tính nhu cầu dầu khoảng 88,63 triệu thùng/ngày, giảm so với dự báo
88,76 triệu thùng/ngày trong tháng trước. OPEC cho rằng, tốc độ tăng trưởng
yếu của các nền kinh tế thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã
ảnh hưởng xấu đến nhu cầu tiêu thụ dầu cũng như khả năng tăng trưởng mức
tiêu thụ tiềm năng. Mặc dù, các số liệu kinh tế Mỹ cho thấy tín hiệu lạc quan,
nhưng bối cảnh châu Âu hiện nay cùng với việc giá dầu tăng cao đã không đảm
bảo chắc chắn cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong nửa năm cuối.
[10]


-

Việt Nam nhập cảng 96% xăng dầu cho thị trường tiêu thụ toàn quốc,

giá xăng dầu tăng lên ngày một. Giá xăng dầu của Dung Quất lại cao hơn xăng
nhập cảng. Mục tiêu khai thác của Petro Vietnam (PVN) trong 4 tháng đầu năm
2011 là 15 triệu tấn dầu thô, nhưng chỉ đạt được có 7.97 triệu tấn. Trong khi đó,

việc phát hiện những mỏ dầu mới có khả năng khai thác thương mại thì không
có, và trữ lượng các mỏ đang khai thác cũng giảm dần.
Ngoài ra ý thức sử dụng dầu mỏ ở Việt Nam còn rất kém. Người dân
còn lãng phí dầu vào những việc như để thắp sáng đèn, đốt rác… Bên cạnh đó,
việc đi lại bằng xe máy quá nhiều khiến cho giao thông quá tải và cũng khiến
cho nguồn dầu mỏ bị sử dụng cạn kiệt.
Bên cạnh đó, việc bỏ qua những nguồn năng lượng (như dầu bỏ đi,
cặn dầu) có thể tái tạo là một trong những sai lầm lớn nhất.
-

So với các nước sản xuất dầu khí trên thế giới, Việt Nam vẫn còn non

trẻ. Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam có một số quan chức cao
cấp bị truy tố vì tham nhũng, hối lộ … Hiện tượng này cũng rất phổ biến trong
các nước sản xuất dầu khí, phần đông là những nước đang phát triển. Tham
nhũng đã trở thành quốc nạn cho các nước này. Có dầu tưởng là may mắn nhưng
đã trở thành lời nguyền rủa cho các quốc gia này. Tuyệt đại đa số lợi tức từ dầu
đều vào túi những kẻ nắm quyền. Dân trơ thì vẫn là dân trọi. Hy vọng dầu khí sẽ
không là lời nguyền cho Việt Nam.
5.

Tình trạng sử dụng năng lượng khí đốt

-

Sản phẩm LPG (khí hóa lỏng hay còn gọi là gas) đã được tiêu dùng ở

Việt Nam từ năm 1957. Giai đoạn đầu những năm 90, thị trường gas Việt Nam
mới có 3 công ty tham gia kinh doanh là Elfgas, Petrolimex và Saigon Petro với
tổng mức tiêu thụ mới ở mức 5.000-8.000 tấn/năm.

Nhu cầu tiêu thụ gas tăng dần qua các năm sau đó. Theo Petrolimex,
năm 1994 tiêu thụ đạt 16.400 tấn, năm 1996 tăng mạnh lên 91.000 tấn, năm
1999 tăng lên 225.000 tấn (nhập khẩu 58.000 tấn), năm 2002 đạt 500.000 tấn
(nhập khẩu 340.000 tấn), năm 2003 tiêu thụ đạt mức 630.000 tấn, trong đó nhập
khẩu 360.000 tấn, năm 2005 tăng lên 830.000 tấn, trong đó nhập khẩu khoảng
[11]


500.000 tấn và lượng sản xuất của Nhà máy Gas Dinh Cố (thuộc Công ty Chế
biến và Kinh doanh các sản phẩm khí - PV Gas) khoảng 300.000 tấn.
Trước tháng 6/1999, toàn bộ lượng gas tiêu thụ trên thị trường Việt
Nam đều là gas nhập khẩu. Nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam liên tục tăng cao
trong suốt 10 năm qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới. Đây thực sự là
mảnh đất "béo bở" cho các hãng nước ngoài tham gia thị trường.
Bộ Công thương vừa đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ gas trong
nước năm 2012. Theo đó, năm 2012, nhu cầu tiêu dùng gas của Việt Nam sẽ
tăng dao động trong khoảng 6 - 7% so với năm 2011. Cũng theo Bộ Công
thương, do lượng tiêu thụ gas trong năm 2012 tăng cao trong khi tổng nguồn
cung gas nội địa từ các nhà nhà máy mới đạt khoảng 640 nghìn tấn, chỉ đáp ứng
khoảng 48% nhu cầu của thị trường. Do đó, 52% nhu cầu còn lại của thị trường
gas năm 2012 sẽ phải dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.

Một số chỉ tiêu cơ bản trong kịch bản phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030
III. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU
QUẢ
[12]


1.
-


Biện pháp thụ động
Tăng giá xăng dầu, giá điện, giá than, khí đốt… Hiện nay nước ta

đang áp dụng rất mạnh các biện pháp này như tăng giá xăng lên rất nhiều. Thời
điểm 29/3/2012 giá xăng là 21.300đ/lít. Giá gas cung tăng mạnh lên gần
500.000/ bình khiến mọi người lo ngại… Tiến tới giá điện, than cũng tăng theo.
Biện pháp này có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng, tránh được tình
trạng lãng phí năng lượng nhưng sẽ gây ra nhiều hậu quả như mất cân bằng kinh
tế xã hội….
Xử phạt nghiêm minh những người lãng phí năng lượng. Biện pháp
này nói chung hiệu quả nhưng để thực hiện được còn rất khó khăn.
2. Biện pháp chủ động
2.1. Các chính sách đảm bảo an ninh năng lượng
Coi an ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng
đầu trong chính sách thương mại và chính sách đối ngoại của nhà nước. Mở
rộng đầu tư và trao đổi hàng hoá, dịch vụ liên quan đến năng lượng.
Có chính sách ưu đãi về tài chính và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng
cường công tác tìm kiếm thăm dò nhằm nâng cao trữ lượng và khả năng khai
thác than, dầu, khí đốt, năng lượng mới và tái tạo. Đảm bảo trữ lượng về nhiên
liệu hoá thạch trong nước (than, dầu và khí đốt), trên quan điểm tối ưu hoá sử
dụng và kéo dài độ sẵn sàng trữ lượng năng lượng.
Đẩy nhanh việc nhập khẩu năng lượng từ các nguồn cung cấp ổn định,
lâu dài như nhập khẩu thuỷ điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Tăng cường khai thác, sử dụng nguồn năng lượng trong nước, giảm sự
phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu không ổn định, nhất là dầu mỏ.
Hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư tìm
kiếm thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư với
Lào để phát triển các dự án thuỷ điện, khai thác than và phát triển nhà máy nhiệt
điện than để cung cấp điện về Việt Nam.

2.2. Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Việc giảm tiêu thụ năng lượng thông qua chính sách sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả sẽ giảm gánh nặng về nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm
được ngoại tệ, ngoài ra còn góp phần nâng cao an ninh năng lượng quốc gia.
Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:
[13]


-

Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển các

ngành có cường độ năng lượng thấp.
Xây dựng các chính sách về tài chính, thuế nhằm khuyến khích tiết
kiệm năng lượng trong cơ sở sử dụng năng lượng. Miễn, giảm thuế thu nhập cho
khoản lợi nhuận thu được từ việc tiết kiệm năng lượng. Các trang thiết bị, vật tư,
dây chuyền công nghệ nhập khẩu cho mục đích tiết kiệm năng lượng, các sản
phẩm thuộc danh mục các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khuyến khích sản xuất
hay nhập khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế.
Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm tiết
kiệm năng lượng, nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới hoặc đầu tư chiều sâu
nhằm tiết kiệm năng lượng.
Nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về định mức sử dụng
năng lượng cho các loại trang thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng.
2.3. Chính sách bảo vệ môi trường trong các hoạt động năng lượng
Phát triển năng lượng gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, thực
hiện nguyên lý phát triển bền vững nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường với lợi ích của ngành năng lượng hiện tại và tương lai. Cần đề ra các
chính sách cụ thể nhằm khuyến khích việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch,
công nghệ và năng lượng hiệu quả; áp dụng các biện pháp bảo tồn năng lượng.

Phát huy nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
2.4. Cải cách cơ cấu tổ chức ngành năng lượng, từng bước hình thành thị
trường năng lượng cạnh tranh
Phát triển nền kinh tế nói chung, ngành năng lượng nói riêng hướng vào
hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo động lực và
nguồn lực phát triển nhanh, bền vững. Việc hình thành thị trường năng lượng
nhằm:
-

Khuyến khích cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động năng lượng.
Tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào

thị trường năng lượng.
[14]


-

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp năng lượng thu hút được nguồn

tài chính trong và ngoài nước.
Xác định nhu cầu và điều tiết kinh tế hoặc kỹ thuật để hạn chế độc
quyền và nâng cao chất lượng các dịch vụ năng lượng.
2.5. Chính sách phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo
Tổ chức điều tra đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng mới và tái tạo;
xây dựng quy hoạch sử dụng năng lượng mới.
Các doanh nghiệp phát điện đến năm 2010 phải có 3%, năm 2020 có
5%, năm 2040 có 10% công suất nguồn sử dụng nguồn năng lượng và tái tạo.

Các đơn vị công cộng, dịch vụ (bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước, nhà
hàng…) có sử dụng nước nóng, có 10% được cấp từ thiết bị sử dụng năng lượng
mặt trời.
-

Nhà nước khuyến khích việc khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái

tạo: hỗ trợ kinh phí cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây
dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới tái tạo; miễn thuế nhập khẩu,
thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị, công nghệ năng lượng mới và tái tạo.
Lựa chọn công nghệ thích hợp với điều kiện của Việt Nam, đưa nhanh
vào đời sống, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Phối hợp, lồng ghép chương trình phát triển năng lượng mới và tái tạo
với các chương trình khác ở nông thôn như chương trình điện khí hoá nông
thôn, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo, chương trình nước sạch…
2.6. Chính sách phát triển khoa học và công nghệ năng lượng
Nhà nước thống nhất quản lý công nghệ và thiết bị năng lượng theo
quy hoạch và kế hoạch dài hạn. Chính phủ chỉ đạo xây dựng, xét duyệt các Tổng
Sơ đồ và lộ trình công nghệ của liên ngành và của từng ngành năng lượng: điện,
than, dầu, khí… Trên cơ sở đó các doanh nghiệp xây dựng quy hoạch, kế hoạch
dài hạn và ngắn hạn.
Sử dụng công nghệ hiện đại cho các cơ sở xây dựng mới, kết hợp đổi
mới, hoàn thiện công nghệ cho các cơ sở hiện có, đảm bảo phát triển năng lượng
hiệu quả và bảo vệ môi trường trong các ngành năng lượng.
Từng bước áp dụng các biện pháp để khuyến khích và bắt buộc đổi
mới công nghệ, thiết bị của các ngành sử dụng năng lượng.
Quy hoạch phát triển ngành cơ khí năng lượng.
[15]



-

Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ năng lượng. Phát triển một

số phòng thí nghiệm trọng điểm đạt mức độ hiện đại; hình thành một số tổ hợp
nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị năng lượng.
Hợp tác quốc tế, thực hiện chuyển giao công nghệ, nhất là trong lĩnh
vực công nghệ cao, công nghệ năng lượng mới như: công nghệ than sạch, điện
hạt nhân, pin nhiên liệu, nhiên liệu khí hydro…
2.7. Chính sách hợp tác quốc tế và xuất nhập khẩu năng lượng
a) Xuất nhập khẩu than
Tiếp tục xuất khẩu than tạo tiềm lực tài chính để đầu tư phát triển
ngành than, tập trung xuất khẩu loại than cục và than cám tốt nhiệt trị cao, đắt
tiền mà nhu cầu trong nước không lớn để thu ngoại tệ.
Thực hiện xuất nhập khẩu than hợp lý. Có thể xuất khẩu than phía
Bắc, nhập khẩu than tại miền Trung và miền Nam; việc xuất nhập khẩu được
thực hiện trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu hợp tác với Lào để phát triển các mỏ than và các nhà máy
điện đốt than để đưa điện về Việt Nam.
b) Xuất nhập khẩu dầu
Nghiên cứu việc thuê chế biến dầu thô thay cho việc xuất khẩu dầu
thô và nhập khẩu các sản phẩm dầu từ thị trường khu vực như hiện nay.
Phát triển các nhà máy lọc dầu trong nước, giảm đến mức thấp nhất
lượng sản phẩm dầu nhập khẩu.
Hợp tác với các nước trong việc xây dựng và điều hành kho dầu dự trữ
chiến lược.
c) Tích cực tham gia hệ thống khí đốt liên ASEAN
d) Thực hiện liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ các nước láng giềng
2.8. Nâng cao ý thức của người dân
Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, các chương

trình như “Giờ Trái đất”, “Hành tinh xanh”…, các phim tài liệu về môi trường.
Tổ chức các sự kiện về môi trường.
Tổ chức các buổi tình nguyện cho học sinh, sinh viên như “ Vì một
hành tinh không có nylon”…
Giáo dục ngoại khoá cho học sinh về vấn đề môi trường và tiết kiệm
năng lượng.

KẾT LUẬN
[16]


Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, ngày nay
hầu hết các hoạt động của con người đều cần tới năng lượng. Xã hội càng phát
triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Trên thế giới các nước
đang phát triển có nhu cầu năng lượng lớn đến 75%, trong đó có Việt Nam. Là
một nước đang phát triển, năng lượng không chỉ là yếu tố đầu vào cho các ngành
kinh tế đăc biệt là ngành công nghiệp mà năng lượng (đặc biệt là dầu thô) cũng
mang lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam thông qua hoạt động xuất khẩu.
Thực tế cho thấy mặc dù bên cạnh những nguồn năng lượng sạch và vô
hạn như nước, không khí thì có rất nhiều nguồn năng lượng không thể tái chế
như điện, than, … đang bị khai thác cạn kiệt. Điều này đặt ra một nhiệm vụ cấp
thiết là phải khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng; đồng thời phải
đẩy mạnh nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới.
Vấn đề nguồn năng lượng luôn là vấn đề then chốt cho mọi nền kinh tế,
một nền kinh tế vững mạnh là một nền kinh tế trước hết phải có đẩy đủ mọi
nguồn năng lượng cần thiết. Bởi thế nhiệm vụ giải quyết vấn đề năng lượng là
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hàng đầu đối với các nước trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Giải quyết thành công vấn đề về nguồn năng
lượng có nghĩa là Việt Nam đã tìm được chìa khóa thành công tiến tới mục tiêu
xây dựng nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa.


[17]


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Cân nhắc kỹ khi đặt giá mua cổ phần gas. .

23/2/2007. />2. Điện chiếu sáng - Việt Nam lãng phí khoảng 8%/năm.
. 15/6/2010.
/>3. Ngành than cần trên 35 tỉ đồng mỗi năm. .
23/2/2012. />4. Tiết kiệm điện trong sản xuất nông nghiệp.
. 23/3/2012. />pageid=newsdetailsHA&ID=352
5. Triển vọng phát triển nguồn điện gió tại Việt Nam.
. />6. Vai trò của ngành năng lượng. . 31/7/2011.
/>
[18]


TALENTED GROUP
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

HỌ VÀ TÊN
Hoàng Vũ Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Lụa
(Thuyết trình)
Đinh Quỳnh Anh
Trần Thị Hà Châu
Hà Tuấn Hùng
Đỗ Chí Sơn Linh
Nguyễn Thị Khánh Nhi
Bùi Mai Thương
Đào Thị Thu Hương

LỚP
A23

MÃ SINH VIÊN
1111120151

A23

1113120175

A23

A23
A23
A23
A23
A24

1112120152
1111120106
1113120146
1113120147
1111120210
1111120202

A26

(thuyết trình)
Nguyễn Thảo Ly
Phạm Thị Thu Hương
(Thuyết trình)
Trần Thị Hoàng Hà

[19]

A26

1113120176

A26

1113120118


A25

1111120113



×