Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử đại học môn hóa học năm 2014 đề số 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.88 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG
---------------------------Họ và tên................................................

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2(THÁNG 02/2014)
Môn: HOÁ HỌC 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi có 4 trang)
.........Lớp .................. SBD ..............................STT.........

Mã đề thi : 683
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H= 1; He= 4; Li= 7; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na= 23; Mg=24;
Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mg=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88;
Ag=108; Sn=119; Cs=133; Ba=137; Pb=207.
1. Cho 2,2 gam anđehit đơn chức Y tác dụng với một lượng dư AgNO3 /NH3 thu được 10,8 gam Ag. Xác định CTCT
của Y ?
A. CH3CHO
B. C2H3CHO
C. C2 H5CHO
D. HCHO
2. Tiến hành phản ứng este hoá giữa axit axetic và ancol etylic theo các thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Đun nóng 12 gam axit axetic và 48,3 gam ancol etylic, có mặt H2SO4 đặc xúc tác thu được hỗn hợp X.
Cho X tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 4,66 gam kết tủa và 2,016 lít
CO2 (đktc).
- Thí nghiệm 2: Đun nóng 20ml dung dịch axit axetic 8M (d= 1,05 g/ml) với 14,72 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc
xúc tác thu được hỗn hợp Y.
Khối lượng este thu được trong mỗi thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là:
A. 13,2 gam và 14,08 gam.
B. 9,68 gam và 14,08 gam.
C. 9,68 gam và 2,552 gam.
D. 13,2 gam và 2,552 gam.


3. Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC: N2O5 → N2O4 + 1/2O2. Ban đầu nồng độ của N2O5 là
2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08 M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là
A. 6,80.10−3 mol/(l.s).
B. 2,72.10−3 mol/(l.s).
C. 1,36.10−3 mol/(l.s).
D. 6,80.10−4 mol/(l.s).
4. Tổng số electron trên phân lớp p (ở trạng thái cơ bản) của hai nguyên tử nguyên tố X và Y là 15. X ở chu kì 3, nhóm
VIA. Khi X tác dụng với Y tạo ra hợp chất Z. Nhận định đúng là
A. X có độ âm điện lớn hơn Y.
B. Trong Z có 6 cặp electron chung.
C. Hợp chất với hiđro của Y có tính axit mạnh.
D. Các oxit, hiđroxit của X đều có tính axit mạnh.
5. Tiến hành nhiệt phân hỗn hợp X gồm butan và heptan (tỉ lệ 1:2 về số mol) thì thu được hỗn hợp Y (Giả sử chỉ xẩy ra
phản ứng cracking ankan với hiệu suất 100%). Xác định lượng phân tử trung bình của Y
A. 25,8 ≤M≤43
B. 32≤M≤43
C. 25,8 ≤ M≤32
D. M=43
6. Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a (M) thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam
chất rắn. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm
4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đo ở đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại
thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của a lần lượt là
A. 3,2 gam và 2M.
B. 3,2g gam và 0,75M.
C. 4,2 gam và 0,75M.
D. 4,2 gam và 1M.
7. Cho các cặp oxi hoá/khử sau: M2+/M, X2+/X, Y2+/Y. Biết tính oxi hoá của các ion tăng dần theo thứ tự: M2+, Y2+, X2+
tính khử các kim loại giảm dần theo thứ tự M, Y, X. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào không xảy ra?
A. M + YCl2
B. M + XCl2

C. X + YCl2
D. Y + XCl2
8. Cho phenol tác dụng với các hóa chất sau: (1) NaOH; (2) HNO3 đặc/xt H2SO4 đặc; (3) Br2 (nước); (4) HCl đặc; (5)
HCHO (xt H+, t0); (6) NaHCO3; (7) (CH3CO)2O. Số hóa chất phản ứng với phenol là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
9. Cho 10,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe phản ứng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y và 46 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 22,32%.
B. 77,78%.
C. 25,93%.
D. 51,85%.
10. Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit
duy nhất có công thức H2 NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm
CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 23,64.
B. 17,73.
C. 29,55.
D. 11,82.
11. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được fructozơ.
(5) Oxi hóa glucozơ bằng nước brom thu được axit gluconic.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:
A. 2

B. 3
C. 4
D. 5
12. Cho các chất sau: (1) axit oleic, (2) axit metacrylic, (3) anlyl axetat, (4) poliisopren, (5) 3-metyl but-2-en-1-ol, (6)
1-clo-2-metyl but-2-en. Số chất có đồng phân hình học là:
Hoa 683 2/20/2014.

Trang 1 / 4


A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
13. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;
(b) Cho O3 qua dung dịch KI;
(c) Sục khí HCHO vào dung dịch Br2 trong dung môi CCl4;
(d) Cho C2 H5OH tác dụng với O2 có mặt xúc tác men giấm;
(e) Đun nóng toluen với dung dịch hỗn hợp KMnO4; HCl (dư);
(g) Cho C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng;
(h) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3;
(i) Cho S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng;
(j) Điện phân dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm tạo ra axit là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
14. Cho 0,896 lít Cl 2 hấp thụ hết vào dung dịch X chứa 0,06 mol NaCl; 0,04 mol Na2SO3 và 0,05 mol Na2CO3. Sau khi

các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) muối khan. Giá trị của m là
A. 16,69g.
B. 14,93g.
C. 21,6g.
D. 13,87g.
15. Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3-clopropan-1,2-điol, (3) etylen glicol , (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6)
tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dịch có thể hòa tan được Cu(OH)2 là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
16. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:
A. H2S, H2O, HF.
B. HCl, H2O, NH3.
C. HF, HBr, HCl.
D. NH3, H2 O, H2S.
17. Số hiđrocacbon ở thể khí (đktc) tác dụng được với dd AgNO3 trong NH3 là:
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
18. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+(0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl− (0,02 mol), HCO3− (0,10 mol)
và SO42− (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc
A. có tính cứng tạm thời.
B. có tính cứng vĩnh cửu.
C. có tính cứng toàn phần. D. là nước mềm.
19. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
20. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. NaNO3, Ba(OH)2 và H2SO4.
B. HNO3, NaOH và KHSO4.
C. HCl, CO2 và Na2SO4.
D. CaCl2, Na2CO3 và NaOH.
21. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện
không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít H2
(đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 75%
B. 80%
C. 60%
D. 71,43%
22. Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, m-HO-C6H4-CH2OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH,
p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?
(1) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(2) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
23. Cho các chất lỏng: axit axetic, axit acrylic, etylaxetat, vinylpropionat, alylfomiat đựng trong các lọ khác nhau. Dùng
các hóa chất nào sau đây để nhận biết được tất cả các chất trên?
A. quỳ tím; Cu(OH)2, Na2CO3.
B. dung dịch AgNO3 /NH3; quỳ tím, dung dịch Br2.
C. dung dịch AgNO3/NH3; quỳ tím; Cu(OH)2 .
D. dung dịch AgNO3/NH3; dung dịch Br2.
24. Hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ có tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 1:2. Thủy phân m gam X trong môi
trường axit (hiệu suất phản ứng thủy phân đều đạt 60%), trung hòa dung dịch sau phản ứng, sau đó thêm tiếp một
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư vào thì thu được 95,04 gam Ag kết tủa Giá trị của m là

A. 61,56
B. 82,56
C. 102,6
D. 106,2
25. Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,1M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch X có pH = 13. Giá
trị của a là
A. 0,1M.
B. 0,2M.
C. 0,5M.
D. 0,3M.
26. Phát biểu nào sau đây không đúng: (X:halogen)
A. Có thể dùng quỳ tím ẩm để phân biệt các khí Cl2, HCl, NH3, O2
B. Điều chế khí HF bằng cách cho CaF2 (rắn) t/d với axit H2SO4 đậm đặc, đun nóng
C. Các HX đều có tính oxi hóa và tính khử trong các phản ứng hóa học
D. Theo chiều tăng dần của khối lượng phân tử, tính axit và tính khử của các HX tăng dần
27. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;
Hoa 683 2/20/2014.
Trang 2 / 4


(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư; (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4;
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2;
(g) Đốt Ag2S trong không khí;
(h). Điện phân dung dịch Cu(NO3 )2 với điện cực trơ .
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 5
B. 4
C. 2

D. 3
28. Nấu chảy hỗn hợp gồm 4,2 gam magie và 6,0 gam silic đioxit cho tới hoàn toàn. Cho lượng dư dung dịch NaOH
tác dụng với hỗn hợp sản phẩm sau khi nung thì thu được thể tích khí (đktc) là
A. 4,48 lít.
B. 3,92 lít.
C. 2,24 lít.
D. 1,96 lít.
29. Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch KNO3 và H2SO4, đun nhẹ trong điều kiện thích hợp đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu đc dung dịch A chứa m gam muối và 1,792 lít hh khí B (đkc)gồm 2 khí khôngnmàu trong đó có 1 khí
hoá nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 = 11,5. Giá trị của m
là ?
A. 36,04
B. 29,72
C. 31,08
D. 27,96
30. Cho dung dịch X chứa x mol FeCl2 và x mol NaCl vào dung dịch chứa 4x mol AgNO3 thu được 53,85 gam kết tủa
và dung dịch Y. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là
A. 54,413.
B. 38,019.
C. 37,77.
D. 32,70.
31. Cho các cặp chất sau:
(1). Khí Cl2 và khí O2 .
(6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(2). Khí H2S và khí SO2.
(7). Hg và S.
(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2 .
(8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.
(4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH.
(9). CuS và dung dịch HCl.

(5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3.
(10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
(11) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2.
(12) C2H5Cl và NaOH.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 9
B. 10
C. 11
D. 8
32. Cho các phát biểu sau:
1. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
2. Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng.
3. Fomalin được dùng để ngâm xác động vật.
4. Axit flohiđric được dùng để khắc chữ lên thủy tinh.
5. Naphtalen được dùng làm chất chống gián.
6. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
7. Khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
33. Hiđro hoá hoàn toàn 0,3mol hỗn hợp X chứa hai anđehit đơn chức, hở (trong mỗi phân tử chứa không quá 2 liên
kết ) cần vừa đủ 0,4 mol H2 và thu được hai ancol no Y. Đốt cháy hoàn toàn Y và sục sản phẩm cháy vào 163,6 gam
dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng nồng độ của NaOH còn lại là 12,72%. Tên gọi của hai anđehit là:
A. Anđehit fomic và anđehit metacrylic
B. Anđehit fomic và anđehit acrylic
C. Anđehit axetic và anđehit acrylic
D. Anđehit axetic và anđehit metacrylic
0


t
34. Cho phương trình phản ứng: FeS2 + Cu2S + HNO3 
 Fe2(SO4)3+ CuSO4+ NO+ H2O. Tổng các hệ số của

phương trình với các số nguyên tối giản được lập theo phương trình trên là:
A. 108
B. 150
C. 118
D. 100
35. Cho dãy các chất: o-Crezol, p-Xilen, isopren, glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ, alanin, catechol, axit
benzoic, khí sunfurơ, metylxiclopropan, xiclobutan và khí clo. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch
nước brom ở nhiệt độ thường là
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 10.
36. Cho các chất sau: Al, ZnO, Na[Al(OH)4], CH3COONH4 , KHSO4, H2NCH2COOH, H2NCH2COONa, KHCO3,
Pb(OH)2, ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính là:
A. 8
B. 5
C. 6
D. 7
37. Dung dịch X gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,05M. Dung dịch Y gồm Al2(SO4)3 0,4M và H2SO4 xM. Trộn 0,1 lít
dung dịch Y với 1 lít dung dịch X được 16,33 gam kết tủa. Vậy x có giá trị là:
A. 0,2M; 0,4M.
B. 0,2M; 0,6M.
C. 0,15M; 0,4M.
D. 0,15M; 0,6M.
38. Tiến hành đime hóa 1 mol axetilen thu được hỗn hợp X. Trộn X với H2 theo tỉ lệ 1:2 về số mol rồi nung nóng với

bột Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Y làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,15 mol Br2 . Tính hiệu
suất phản ứng đime hóa
A. 85%
B. 15%
C. 70%
D. 30%
39. Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,04 mol Mg2+ ; 0,09 mol HCO3- ; Cl- và SO42-. Trong số
các chất sau: Na2 CO3, BaCO3, NaOH, K3PO4 , Ca(OH)2, HCl, số chất có thể làm mềm nước trong cốc là:
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Hoa 683 2/20/2014.

Trang 3 / 4


40. Có các phản ứng sau:
0

t
(1) poli(vinylclorua) +Cl2 
0

t
(3). Cao su BuNa – S + Br2 
H t 0


(5) Amilozơ + H2O 


t0

(2) Cao su thiên nhiên + HCl 
 0

OH t
(4) Poli(vinylaxetat) + H2O 
0

150 C
(6) Nhựa rezol 


0

900 C
(7). Polistiren 

Số phản ứng giữ nguyên mạch polime là:
A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
41. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?
(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3. (2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Để miếng tôn( Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm
(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M. (6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư
A. 2

B. 3
C. 4
D. 5
0
0
0
 M / xt H 2 SO4 dac

H
/
Ni
,
t

HB
r
(1:1),
40
C

NaOH
,
t
2
42. Cho sơ đồ sau: buta-1,3-đien  X  Y  Z 
 T (C6H12O2).
X là sản phẩm chính, T là một hợp chất đơn chức. Tên gọi của T là:
A. propyl propanoat.
B. etyl butanoat.
C. butyl axetat.

D. sec-butyl axetat.
43. Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả
năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam
Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
A. 14,6.
B. 11,6.
C. 10,6.
D. 16,2.
0
0
0

X
(
xt
,
t
)

Z
(
xt
,
t
)

M
(
xt
,

t
)
44. Cho sơ đồ phản ứng: CH4 
 Y 
 T  CH3-COOH. (X, Z, M là các chất vô cơ,
mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất T trong sơ đồ trên là:
A. CH3OH.
B. CH3COONa.
C. H3CHO.
D. C2H5OH.
45. Hỗn hợp X gồm ancol đơn chức Y và ancol hai chức Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho m gam
hỗn hợp X phản ứng hết với Na thu được 5,712 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được
23,76 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là
A. 72,94%.
B. 85,58%.
C. 14,42%.
D. 91,51%.
46. Hòa tan 28,9 gam AgNO3 vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với cường độ dòng điện I =
4,825A, điện cực trơ) trong thời gian 2t giây thu được 3,13768 lít khí (đktc). Giá trị của t là
A. 11206.
B. 6002.
C. 3001.
D. 5603.
47. Chất hữu cơ X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 14,2 gam muối sunfat và thấy thoát ra 4,48 lít khí
Y (đktc). Y có chứa C, H và N. Tỷ khối của Y so với H2 là 22,5. Phân tử khối của X là:
A. 188.
B. 232.
C. 125.
D. 152.
48. Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít

O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sp cháy vào nước vôi trong dư được 30 gam kết tủa. Vậy
giá trị của V tương ứng là
A. 6,72 lít
B. 5,60 lít
C. 7,84 lít
D. 8,40 lít
49. Cho tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dung dịch HNO3 , thu được khí NO và dung
dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1 M. Kết tủa tạo thành đem
nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã
dùng là
A. 0,5 M.
B. 1,5 M.
C. 1 M.
D. 2 M.
50. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), CH3 NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (CH3)2 NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy
các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (4), (2), (5), (1), (3).
B. (4), (1), (5), (2), (3).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (3), (1), (5), (2), (4).
------------------------------------------ HÕt -----------------------------------------------

Hoa 683 2/20/2014.

Trang 4 / 4



×