Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

Quy trình xây dựng chuyên đề và PP dạy học theo dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.27 KB, 42 trang )

QUY TRÌNH
XÂY DỰNG CÁC
CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC VÀ HTTC
(PP) DẠY HỌC DỰ ÁN
Biên so ạn :Ph ạm Ng ọc
đẩu


PHẦN I: QUY TRÌNH XÂY DỰNG
CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP
A-QUAN NIỆM VỀ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
• Cấu trúc của chuyên đề dạy học bao gồm mục
tiêu, nội dung, PPDH, hình thức tổ chức dạy
học và KTDG.(giống một bài soạn lên lớp)
• Nội dung của chuyên đề gồm một số nội dung
dạy học trong chương trình giáo dục trung học
có mối quan hệ lô-gic biện chứng với nhau.
• Mục tiêu của chuyên đề dạy học gồm kiến thức,
kĩ năng, thái độ, những năng lực cần hình
thành.


B- CÁC DẠNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

• Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức
mới.
• Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến
thức.
• Vừa dạy kiến thức mới, luyện tập, bổ
sung và mở rộng kiến thức. (là dạng


phổ biến)


C- QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

Xác


1. Xác định vấn đề học tập và đặt
tên cho chuyên đề
• Nêu lí do xây dựng chuyên đề
• Căn cứ để xác định nội dung của chuyên đề:
- Nội dung chương trình, SGK của môn học
Những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá
trình trong thực tiễn
- Xác định các nội dung kiến thức liên quan với
nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành.
- Những vấn đề liên quan với nhau ( nhưng
không miễn cưỡng)


1. Xác định vấn đề học tập và đặt
tên cho chuyên đề

• Vấn đề trong 1 môn ( chuyên đề đơn môn)
• Trường hợp có những nội dung kiến thức
liên quan đến nhiều môn học thì sẽ xây
dựng các chủ đề tích hợp, ( chuyên đề liên
môn).



1. Xác định vấn đề học tập và đặt
tên cho chuyên đề
VD MINH HỌA: ĐỊA LÍ 12
TÊN CHUYÊN ĐỀ: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 3 tiết
Lí do chọn chuyên đề:
• Do cấu trúc nội dung chương trình liên tiếp nhau, nội dung kiến
thức liên quan mật thiết với nhau (nằm trong mối quan hệ logic
biện chứng với nhau).
• Nội dung chuyên đề phù hợp với quỹ thời gian (3 tiết)
• Do thực trạng sử dụng TNTN ở nước ta hiện nay chưa hợp lí.
• Do hậu quả của việc sử dụng chưa hợp lí TNTN, các vấn đề về
môi trường và các thiên tai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT –
XH của nước ta.
• Do chuyên đề có tính thực tiễn cao, giúp cho việc dạy học gắn
liền với thực tiễn đời sống học đi đôi với hành góp phần giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh để từ đó học sinh có thể vận dụng sáng
tạo để giải quyết các tình huống thực tiễn.


2. Xác định mục tiêu: KT, KN, TĐ
và phẩm chất NL

• Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng,
thái độ dựa theo chương trình hiện
hành.
• Xác định một số phẩm chất, năng lực
có thể hình thành và phát triển cho HS



2. Xác định mục tiêu: KT, KN, TĐ và phẩm chất NL
VD MINH HỌA
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày được hiện trạng sử dụng và suy giảm tài nguyên sinh
vật, đất và các loại tài nguyên khác (khí hậu, nước, khoáng sản).
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm TNTN
và môi trường nước ta.
- Biết được các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ TNTN, bảo vệ
môi trường, phòng chống thiên tai.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên , bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.


2. Xác định mục tiêu: KT, KN, TĐ và phẩm chất NL
VD MINH HỌA
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu, khai thác kênh chữ ở sgk và bản đồ
TNVN.
- Thu thập và xử lí thông tin phục vụ cho bài học.
- Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái TNTN, môi
trường và thiên tai ở địa phương.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết
nhắc nhở người thân và bạn bè cùng thực hiện.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách

nhiệm biết để xử lí.
- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng
chống một số thiên tai ở địa phương.
- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, giữa thiên nhiên
và con người.


2. Xác định mục tiêu: KT, KN, TĐ và phẩm chất NL
VD MINH HỌA
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:
3. Thái độ
- Tham gia trồng cây và vệ sinh môi trường ở địa phương.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên;
ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi
phạm pháp luật về môi trường và khai thác không hợp lí tài
nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,
tự học, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt thuộc môn Địa lí::
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ.
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê.


2. Xác định mục tiêu: KT, KN, TĐ và phẩm chất NL
* Môn GDCD:
- Biết được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên

thiên nhiên.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về,
bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
* Môn Vật Lí và Hoá học:
- Biết được nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng “ hiệu ứng nhà kính”, thủng
tầng ozon, quá trình hình thành bão.
* Môn Sinh học: Hiểu được khái niệm đa dạng sinh học. Hệ sinh thái và thảm thực
vật.
* Môn Toán:
- Tính được tỉ lệ ( độ) che phủ rừng của nước ta qua các giai đoạn.
- Xem dự báo đường đi một cơn bão , tính được tương đối chính xác thời gian bão đổ
bộ vào đất liền.
* Môn Ngữ Văn:
- Phân tích được ý nghĩa của một số câu thơ, đoạn văn viết về ý nghĩa ,vai trò của
TNTN và môi trường.
- Biết được nội dung cơ bản về Văn bản :Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000.
- Biết cách viết một thông báo khẩn cấp và công điện khẩn của ủy ban phòng chống
bão Trung ương gửi các địa phương có bão đổ bộ.


3. Xây dựng nội dung chuyên đề
• Lựa chọn các nội dung từ các bài/tiết trong
sách giáo khoa của môn học hoặc/và các môn
học có liên quan để xây dựng nội dung của
chuyên đề.
• Lựa chọn các nguồn học liệu khác nhau, so
sánh đối chiếu với chương trình và SGK để
xây dựng nội dung.

• Cập nhật thông tin để xây dựng nội dung
chuyên đề sao cho đảm bảo tính hiện đại
• Nội dung phải làm mới: phù hợp với trình độ
học sinh, đặc điểm địa phương, gắn với thực
tiễn.


4. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và
biên soạn câu hỏi/bài tập KTĐG
• Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu
- Nhận biết
- Thông hiểu
- Vận dụng
- Vận dụng cao
của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để
tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá HS.
• Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo
các mức độ yêu cầu đã mô tả


Bảng mô tả các mức độ nhận thức.
Nội dung
1. Sử dụng và
bảo vệ tài
nguyên sinh
vật.
2. Sử dụng và
bảo vệ tài
nguyên đất
3. Sử dụng và

bảo vệ tài
nguyên khác.

Nhận biết
Trình bày
được hiện
trạng sử dụng
và suy giảm
tài nguyên
sinh vật, đất
và các loại tài
nguyên khác.

4. Bảo vệ môi
trường

5. Một số
thiên tai chủ
yếu và biện
pháp phòng
chống thiên
tai.

Thông hiểu
Phân tích được nguyên
nhân và hậu quả của sự
suy giảm TNTN nước
ta.

Vận dụng

Vận dụng cao
Đề xuất các Biện - Liên hệ thực tế về
pháp sử dụng
các biểu hiện suy thoái
hợp lí và bảo vệ
TNTN (TN biển, đất,
TNTN.
sinh vật...). Các biện
pháp sử dụng hợp lí và
bảo vệ TNTN ở tỉnh
Thái Bình.

Phân tích nguyên nhân Đề xuất các Biện - Liên hệ thực tế về
và hậu quả của các vấn pháp bảo vệ môi các vấn đề môi trường
trường.
đề môi trường nước ta.
ở địa phương.
- Trình bày
hoạt động của
một số thiên
tai.

Đề xuất các Biện - Các biện pháp cải tạo
pháp phòng
đất nông nghiệp và
chống thiên tai.
phòng chống bão ở
Thái Bình.

Năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp
tác. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông.
-Năng lực chuyên biệt:
-+ Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ.
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê.


V. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực

Các yêu cầu cần đạt của
chuyên đề
1. Nhận biết:
Trình bày được hiện trạng
sử dụng và suy giảm tài
nguyên sinh vật, đất và các
loại tài nguyên khác.

Câu hỏi, bài tập kiểm tra ,đánh giá.

2. Thông hiểu:

- Phân tích nguyên nhân ,hậu quả của sự suy giảm tài
nguyên rừng ở nước ta.
- Trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và
bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
- Tại sao tài nguyên đất của nước ta đang bị suy thoái?
Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi
và vùng đồng bằng.
- Cần làm gì để giảm nhẹ các tác hại của các loại thiên
tai ?

- Tại sao môi trường nước, không khí ở nước ta đang bị
ô nhiễm nghiêm trọng?
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước , không khí, khoáng
sản, tài nguyên du lich ở nước ta.

Phân tích được nguyên
nhân và hậu quả của sự
suy giảm TNTN và môi
trường nước ta.

- Trình bày tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy
giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
- Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất.
- Trình bày tình trạng sử dụng tài nguyên nước, khoáng
sản và tài nguyên du lịch ở nước ta.
- Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét, hạn
hán, động đất ở nước ta.
- Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc
gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.


Biên soạn câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực

3. Vận dụng:
Đề xuất các Biện
pháp sử dụng hợp lí
và bảo vệ TNTN. bảo
vệ môi trường và
phòng chống thiên tai
.

4. Vận dụng cao:
Liên hệ thực tế về các
biểu hiện suy thoái
TNTN (TN biển, đất,
sinh vật...) và môi
trường
Đề xuất Các biện
pháp sử dụng hợp lí
và bảo vệ TNTN, môi
trường.

- Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề sử dụng
hợp lí và bảo vệ TNTN, bảo vệ môi trường.
- Liên hệ với địa phương em về các thiên tai
thường xảy ra và biện pháp phòng chống.

- Tại sao cần có những biện pháp khác nhau
để bảo vệ tài nguyên đất giữa đồng bằng và
miền núi.
- Người dân ở địa phương em đã làm gì để
cải tạo đất nông nghiệp.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên
rừng và khôi phục độ che phủ rừng ở nước
ta.


5. Thiết kế tiến trình học tập
• Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành
các hoạt động học tập của học sinh : có thể
thực hiện ở trên lớp hoặc ở nhà.

• Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một
số hoạt động trong tiến trình sư phạm của
phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử
dụng.
• Sử dụng PP, KT, HTTC dạy học tích cực để
thiết kế.
• Trong chuỗi hoạt động học tập, đặc biệt quan
tâm xây dựng tình huống xuất phát.


6. Thử nghiệm tiến trình dạy học

• Tổ chức dạy học thử nghiệm các
chuyên đề được xây dựng.
• Sau khi dạy thử nghiệm, tổ/nhóm
chuyên môn rút kinh nghiệm về
chuyên đề.
• Chỉnh sửa chuyên đề và thực hiện đại
trà.


VÍ DỤ QUA CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP


PHẦN II: Dạy

học theo dự án

a. Khái niệm dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy

học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học
tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm
vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao
trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục
đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.


b, Các dạng của dạy học theo dự án
- Phân loại theo chuyên môn
•Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm
trong một môn học.
•Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn
khác nhau.
- Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dưới sự
hướng dẫn của một GV, dự án với sự cộng tác hướng
dẫn của nhiều GV.


c. Tiến trình thực hiện DHDA
• Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
• Xây dựng kế hoạch thực hiện
• Thực hiện dự án
• Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
• Đánh giá dự án


BÀI SOẠN MINH HỌA DẠY HỌC DỰ ÁN

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG DẠY HỌC DỰ ÁN

I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ, hành vi
4. Năng lực định hướng hình thành


II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bộ câu hỏi định hướng (Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học,
câu hỏi nội dung)
- Các phiếu đánh giá, phiếu hỏi:
•Trước khi bắt đầu dự án:
Phiếu điều tra người học (phụ lục 1)
Hợp đồng học tập ( phụ lục 2)
•Trong khi thực hiện dự án:
Phiếu học tập định hướng ( Phụ lục 3)
Kế hoạch làm việc nhóm (Phụ lục 4)
•Kết thúc dự án:
Thông tin phản hồi ( Phụ lục 5)
Nhật ký cá nhân (phụ lục 6)
2. Chuẩn bị của học sinh:


×