Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 127 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

ĐỖ CHÍ LINH

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

ĐỖ CHÍ LINH

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
GVHDKH: PGS.TS Hồ Thủy Tiên
Mã số: 60340201



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.Tiến sĩ Hồ Thủy Tiên.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người thực hiện

Đỗ Chí Linh

i


Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy (cô) Trường ĐH Tài
chính – Marketing đã giảng dạy tận tình trong suốt khóa học vừa qua, đặt biệt là PGS.
Tiến sĩ Hồ Thủy Tiên đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới qúy anh (chị) đồng nghiệp trong
suốt quá trình nghiên cứu, đã kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều.
Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của anh (chị) chính là tiền đề
giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Ths. Nguyễn Thị Hồng Lam đã quan tâm, giúp đỡ, thảo luận và đưa ra những chỉ dẫn,
đề nghị cho luận văn của tôi. Xin cám ơn Khoa Tài chính – Ngân hàng, Phòng sau đại
học, Trường đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc
trên khoa để hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và

động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học Viên

Đỗ Chí Linh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................... i
T
4
3

T
4
3

Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
T
4
3

T
4
3


DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
T
4
3

T
4
3

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
T
4
3

T
4
3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... viii
T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
T
4

3

T
4
3

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
T
4
3

T
4
3

1.1 Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
T
4
3

T
4
3

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................2
T
4
3

T

4
3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................5
T
4
3

T
4
3

1.3.1 Mục tiêu tổng quát: ..........................................................................................5
T
4
3

T
4
3

1.3.2 Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................................5
T
4
3

T
4
3


1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: .........................................................................................5
T
4
3

T
4
3

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:......................................................5
T
4
3

T
4
3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................5
T
4
3

T
4
3

1.4.2 Phạm vi: ..............................................................................................................6
T
4

3

T
4
3

1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................6
T
4
3

T
4
3

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................7
T
4
3

T
4
3

1.7 Bố cục của nghiên cứu ...........................................................................................8
T
4
3

T

4
3

CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................9
T
4
3

T
4
3

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ, THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU, TÍNH TUÂN
THỦ THUẾ XNK VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......................9
T
4
3

T
4
3

2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến thuế..............................................................9
T
4
3

T
4
3


2.1.1 Thuế: ................................................................................................................9
T
4
3

T
4
3

2.1.1.1 Khái niệm thuế ..............................................................................................9
T
4
3

T
4
3

2.1.2 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ...........................................................................13
T
4
3

T
4
3

2.1.3 Tuân thủ thuế: ................................................................................................16
T

4
3

T
4
3

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế ...................................................18
T
4
3

T
4
3

2.2 Các nghiên cứu trước đây ....................................................................................23
T
4
3

T
4
3

2.2.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................23
T
4
3


T
4
3

2.3 Kết luận chương 2: ...............................................................................................29
T
4
3

T
4
3

iii


CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................30
T
4
3

T
4
3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG .30
T
4
3


T
4
3

3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................30
T
4
3

T
4
3

3.2 Mô tả dữ liệu ........................................................................................................32
T
4
3

T
4
3

3.2.1 Giả thiết nghiên cứu.......................................................................................33
T
4
3

T
4
3


3.2.2 Xác định thang đo và kích thước mẫu ...........................................................34
T
4
3

T
4
3

3.2.3 Gửi phiếu khảo sát: ........................................................................................35
T
4
3

T
4
3

3.2.4 Nhận kết quả trả lời: ......................................................................................35
T
4
3

T
4
3

3.2.5 Xử lý dữ liệu: .................................................................................................36
T

4
3

T
4
3

3.3 Mô hình nghiên cứu (định lượng) ........................................................................37
T
4
3

T
4
3

3.4 Kết luận chương 3: ...............................................................................................40
T
4
3

T
4
3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ THẢO LUẬN ..............................41
T
4
3


T
4
3

4.1 Khái quát Cục Hải quan Bình Dương ..................................................................41
T
4
3

T
4
3

4.1.1 Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển: ......................................41
T
4
3

T
4
3

4.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức: ...................................................................................41
T
4
3

T
4

3

4.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Bình Dương: .................................43
T
4
3

T
4
3

4.2 Tình hình thu thuế XNK và những khó khăn tại Cục Hải quan Bình Dương .....45
T
4
3

T
4
3

4.2.1 Tình hình thu thuế qua các năm .....................................................................45
T
4
3

T
4
3

4.2.2 Những khó khăn trong công tác thu thuế XNK tại Cục Hải quan Bình Dương

................................................................................................................................50
T
4
3

T
4
3

4.3 Kết quả nghiên cứu ..............................................................................................51
T
4
3

T
4
3

4.3.1 Đặc điểm doanh nghiệp khảo sát ...................................................................51
T
4
3

T
4
3

4.3.2 Kiểm định sự tin cậy thang đo .......................................................................54
T
4

3

T
4
3

4.3.3 Phân tích khám phá nhân tố ...........................................................................59
T
4
3

T
4
3

4.3.4 Phân tích tương quan, hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......60
T
4
3

T
4
3

4.4 Thảo luận kết quả .................................................................................................68
T
4
3

T

4
3

4.5 Kết luận chương 4 ................................................................................................71
T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................72
T
4
3

T
4
3

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................72
T
4
3

T
4
3


5.1 Đối với yếu tố từ chính sách quản lý thuế XNK ..................................................72
T
4
3

T
4
3

5.1.1 Chính sách về mặt hàng: ................................................................................73
T
4
3

T
4
3

iv


5.1.2 Chính sách quản lý giá hàng hóa XNK: ........................................................74
T
4
3

T
4
3


5.1.3 Việc áp mã số, thuế suất: ...............................................................................75
T
4
3

T
4
3

5.1.4 Công tác xử lý vi phạm hành chính: ..............................................................77
T
4
3

T
4
3

5.2 Điều kiện môi trường kinh tế ...............................................................................78
T
4
3

T
4
3

5.2.1 Môi trường kinh tế trong nước ......................................................................79
T
4

3

T
4
3

5.2.2 Môi trường kinh tế quốc tế ............................................................................80
T
4
3

T
4
3

5.3 Về năng lực công tác quản lý thuế của cơ quan thuế: ..........................................81
T
4
3

T
4
3

5.3.1 Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý thuế XNK ....................................81
T
4
3

T

4
3

5.3.2 Trình độ năng, năng lực của cán bộ thuế XNK .............................................83
T
4
3

T
4
3

5.3.3 Hoàn thiện quy trình quyết toán thuế XNK theo hướng đơn giản hóa thủ tục
hải quan ...................................................................................................................85
T
4
3

T
4
3

5.4 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp...................................................................87
T
4
3

T
4
3


5.5 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ........................................................................89
T
4
3

T
4
3

5.6 Kết luận chương 5 ................................................................................................91
T
4
3

T
4
3

Kết Luận .......................................................................................................................... i
T
4
3

T
4
3

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... ii
T

4
3

T
4
3

PHỤ LỤC ........................................................................................................................v
T
4
3

T
4
3

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát về việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế
XNK của doanh nghiệp ................................................................................................v
T
4
3

T
4
3

Phụ lục 2: Mức ý nghĩa của từng yếu tố ......................................................................x
T
4
3


T
4
3

Phụ lục 3: Phương sai giải thích................................................................................ xii
T
4
3

T
4
3

Phụ lục 4: Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến độc lập .................................. xiv
T
4
3

T
4
3

Phụ lục 5: Biểu Đồ ................................................................................................... xvi
T
4
3

T
4

3

Phụ lục 6: Mã hóa các thang đo mức độ tác động của các yếu tố tác động đến sự tuân
thủ thuế ..................................................................................................................... xix
T
4
3

T
4
3

Phụ lục 7: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát ................................................................... xxi
T
4
3

T
4
3

Phụ lục 8: So sánh kép về ngành nghề kinh doanh ................................................. xxii
T
4
3

T
4
3


Phụ lục 9: Tổng hợp các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế.............................. xxiv
T
4
3

T
4
3

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thông tin các doanh nghiệp khảo sát ....................................................................... 52
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các nhân tố ..................................................................................... 53
TU
4
3

T
4

3
U

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha yếu tố chính sách pháp luật về thuế ...... 54
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha yếu tố cơ quan quản lý thu thuế ............ 55
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha yếu tố môi trường kinh tế ...................... 56
TU
4
3

T
4

3
U

Bảng 4.6: Kết quả phân tích bằng Cronbach Alpha trước và sau loại biến với yếu tố quy mô
TU
4
3

hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................................................... 57
T
4
3
U

Bảng 4.7: Kết quả phân tích bằng Cronbach Alpha trước và sau loại biến với yếu tố đặc điểm
TU
4
3

ngành nghề kinh doanh ............................................................................................................. 57
T
4
3
U

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha yếu tố tâm lý xã hội ............................... 58
TU
4
3


T
4
3
U

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha biến phụ đánh giá mức độ tuân thủ thuế 59
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.10: Hệ số KMO and Bartlett's ...................................................................................... 59
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.11: Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc ............................................. 60
TU
4
3


T
4
3
U

Bảng 4.12: Ma trận tương quan ................................................................................................ 61
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy ban đầu ........................................................................................ 62
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy cuối cùng ..................................................................................... 62
TU
4
3


T
4
3
U

Bảng 4.15: Hệ số điều chỉnh..................................................................................................... 64
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.16: Phân tích phương sai loại hình doanh nghiệp ........................................................ 66
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.17: Phân tích phương sai quy mô doanh nghiệp .......................................................... 66
TU
4
3


T
4
3
U

Bảng 4.18: Phân tích phương sai ngành nghề kinh doanh ....................................................... 67
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.19: Phân tích phương sai lợi nhuận .............................................................................. 67
TU
4
3

T
4
3
U

Bảng 4.20: Phân tích phương sai thời gian hoạt động .............................................................. 68
TU
4
3


T
4
3
U

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quang phổ tuân thủ của người nộp thuế................................................................... 24
TU
4
3

T
4
3
U

Hình 2.3: Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .................................... 26
TU
4
3

T
4
3
U

Hình 2.4: Mô hình quản lý tính tuân thủ thuế của người nộp thuế........................................... 27

TU
4
3

T
4
3
U

Hình 2.5: Mô hình khảo sát ...................................................................................................... 28
TU
4
3

T
4
3
U

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn........................................................................... 30
Hình 3.3: Mô hình nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế ....................................................... 38
Hình 3.4: Mô hình các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế đề xuất. ..................................... 39
Hình 4.1: Bộ máy tổ chức hiện tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương (2015) ............................. 42
Hình 4.2: Bảng tổng hợp số thu qua từng năm ......................................................................... 48
Hình 4.3: Mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu trong mô hình ............................................. 69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Tiếng Việt
-BVMT:

Bảo vệ môi trường

-CNTT:

Công nghệ thông tin

-DN:

Doanh nghiệp

-DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

-DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

-ĐTNT:

Đối tượng nộp thuế

-GTGT:

Giá trị gia tăng

-HQBD:


Hải quan Bình Dương

-TTĐB:

Tiêu thụ đặc biệt

-MĐTT:

Mức độ tuân thủ

-NK:

Nhập khẩu

-NNT:

Người nộp thuế

-NSNN:

Ngân sách Nhà nước

-XK:

Xuất khẩu

-XNK:

Xuất khẩu, nhập khẩu


-SXKD:

Sản xuất kinh doanh

viii


Tiếng Anh
-ANOVA

Analysis of variance

Phương sai

-APA:

Advance Pricing Agreement

Xác định giá trước

-ASEAN:

Association of

Hiệp hội các quốc gia Đông

Southeast Asia Nations

Nam Á


-ATO:

Australian Taxation Office

Văn phòng thuế Úc

-EFA:

Exploratory Factor Analysis

Nhân tố khám phá

-FDI:

Foreign Direct Investment

Doanh nghiệp có vốn đầu tư

T
0

7
T1
0

T
7
1


nước ngoài
-FTA:
-GATT:

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement
T
7
1

General Agreement on Tariffs and
T
7
1

và thương mại

Trade
-HS

Hiệp định chung về thuế quan
T
4
3

T
4
3


Harmonized Commodity Description Hệ thống hài hòa mô tả và mã
and Coding System

hóa hàng hóa

-MFN:

Most Favoured Nation

Tối huệ quốc

-NT:

National Treatment

Đối xử quốc gia

-OECD:

Organisation for Economic Co-

Tổ chức hợp tác phát triển kinh

operation and Development

tế

Trans-Pacific Strategic Economic

Hiệp hội đối tác chiến lược


Partnership Agreement

xuyên Thái Bình Dương

Vietnam Customs Intelligent

Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin

Database System

tình báo

Vietnam Automated Cargo And Port

Hệ thống thông quan hàng hóa

Consolidated System

tự động Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

-TPP:

-VCIS:

-VNACCS:


-WTO:

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, có rất nhiều mặt hàng
được xuất khẩu và nhập khẩu. Nhằm quản lý tốt các hoạt động xuất nhập khẩu, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời
tạo nguồn thu cho ngân sách. Nhà nước đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Ở nước ta, thuế xuất nhập khẩu chiếm
khoảng 1/3 tổng thu ngân sách Nhà nước. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hóa của xu
thế hội nhập, cùng với yêu cầu thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế
như từng bước phải cắt giảm thuế quan thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ
bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong công tác thu thuế của ngành Hải quan. Thêm vào
đó, việc quản lý số thu thuế, tình hình nợ thuế, tình trạng trốn thuế, gian lận thương
mại trong lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu của các đối tượng nộp thuế ngày càng phức
tạp, nghiêm trọng. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật
về thuế thì vẫn còn một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc, không muốn thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng không tuân thủ
pháp luật về thuế xuất nhập khẩu. Đó có thể là nguyên nhân khách quan như chính
sách thuế thay đổi, đối tượng nộp thuế gặp tại họa bất ngờ hay nguyên nhân chủ quan
như đối tượng nộp thuế cố tình trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế. Và dù đó là nguyên
nhân nào đi nữa thì việc không tuân thủ pháp luật về thuế sẽ làm giảm nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và làm giảm tính hiệu lực
của công cụ quản lý thuế. Vì vậy, việc tìm ra các nhân tố tác động gây ảnh hưởng đến
tính tuân thủ pháp luật về thuế để từ đó tìm ra các giải pháp làm sao để người nộp thuế

nhận thức được việc tuân thủ pháp luật về thuế không phải là một nghĩa vụ, trách
nhiệm mà còn là một hành động mang tính nhân văn sâu sắc. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế cũng như nhận thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật về thuế của các
doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, kết hợp với
kiến thức đã lĩnh hội được trong quá trình học tập ở trường cũng như qua thời gian
1


công tác và nghiên cứu nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Những yếu tố tác động
đến sự tuân thủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Bình
Dương”
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều đề tài xoay quanh việc tuân thủ thuế của người nộp thuế:
-Luận án tiến sỹ kinh tế do Nguyễn Thị Lệ Thúy thực hiện năm 2009 với đề tài:
“Hoàn thiện quản lý thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh
nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội)”. Bà đã đưa ra nhiều mô hình về sự tuân
thủ thuế của các doanh nghiệp từ nhiều cấp độ tuân thủ thuế như yếu tố kinh tế, xã hội
cũng như những hành vi, tâm lý của người nộp thuế. Để từ đó đưa ra các giải pháp,
kiến nghị đối với cơ quan quản lý thuế và Nhà nước.
-Luận văn thạc sỹ kinh tế do Phạm Văn Phong thực hiện năm 2009 với đề tài
“Nghiên cứu các giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế theo
luật quản lý thuế hiện nay ở tỉnh Hòa Bình”. Tác giả cũng khảo sát các nhân tố tác
động đến sự tuân thủ thuế theo luật quản lý thuế bao gồm 4 nhân tố cơ bản: Nhân tố về
tình hình kinh tế xã hôi, nhân tố chính trị, pháp luật, nhân tố xuất phát từ người nộp
thuế và nhân tố về hoạt động quản lý của cơ quan thuế.
-Luận văn thạc sỹ kinh tế do Võ Đức Chín thực hiện năm 2011 với đề tài: “Các
nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp – Trường hợp tại Bình
Dương”. Ở đề tài này ông Chín cũng đã đưa ra mô hình tuân thủ thuế bao gồm đặc
điểm của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, kinh tế, xã hội, thuế suất, tâm lý của
người nộp thuế đã định lượng được mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi

tuân thủ thuế của doanh nghiệp, tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với cơ quan quản lý
thuế và Nhà nước nhằm tăng cường hơn nữa mức độ tuận thủ thuế của các doanh
nghiệp trong thời gian tới.
-Luận văn thạc sỹ kinh tế do Đặng Thị Bạch Văn thực hiện năm 2012 với đề
tài: “Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP.HCM”. Tác giả
đã hệ thống lý thuyết về tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế

2


đồng thời chỉ ra thực trạng quản lý tuân thủ thuế tại cục thuế TP.HCM từ đó phân tích
các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP.HCM.
-Và mới đây trong cuốn tạp chí Tài Chính số tháng 7/2015, mục nghiên cứu và
trao đổi (trang 11 – 16). Tác giả Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu có bài: “Các yếu
tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp” [21]. Thông qua 7 yếu tố tác
động đến sự tuân thủ thuế là: Đặc điểm doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, chất
lượng dịch vụ thuế cảm nhận, yếu tố kinh tế, chất lượng quản trị công, chuẩn mực xã
hội, cấu trúc hệ thống thuế. Nhóm tác giả đánh giá mức độ tuân thủ thuế của người
nộp thuế để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lí
thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế và xác định các yếu tố ảnh hưởng và
mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế để làm cơ sở
góp phần giúp cơ quan thuế hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế. Tạo điều kiện
thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế.
-Từ khi Allingham & Sandmo đã nghiên cứu mô hình trốn thuế năm 1972 ông
đã đưa ra nhiều yếu tố dẫn đến việc không tuân thủ bao gồm môi trường kinh tế, chính
sách quản lý, phạt thuế… thì đã có thêm nhiều đề tài nói về các yếu tố tác động đến
việc tuân thủ thuế của người nộp thuế. Trong hầu hết các nghiên cứu đó bốn yếu tố
chính được đề cập bao gồm: Mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất kiểm tra thuế và
mức phạt đối với hành vi thuế khi bị phát hiện.
-Đến năm 2009 trong bài nghiên cứu “Tax Penalties And Tax Compliance” [32]

Micheal Doren cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc xử phạt thuế và sự tuân thủ thuế,
ông đã chỉ rõ tác dụng của xử phạt thuế chỉ là một biện pháp để cải thiện sự tuân thủ
thuế và cuối cùng biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện tình trạng không tuân thủ thuế
của ĐTNT là Chính phủ cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn tự đánh giá sự tuân thủ
thuế dựa trên một chuẩn mực đạo đức đáp ứng các nghĩa vụ của người nộp thuế cho
Chính phủ.
-Theo Richard Goode khi nghiên cứu về tính tuân thủ thuế thu nhập và các biện
pháp chế tài ở các nước đang phát triển thì ông đưa ra mô hình gồm 6 nhân tố:
(1) Nền kinh tế tiền tệ.

3


(2) Trình độ học vấn của cư dân.
(3) Tiêu chuẩn kế toán minh bạch và đáng tin cậy.
(4) Người nộp thuế phải có tính tự nguyện cao.
(5) Hệ thống chính trị không bị chi phối bởi những người giàu và hành động vì
lợi ích riêng.
(6) Cơ chế quản lý hợp lý, trung thực và hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ một số nhân tố có liên quan trực tiếp đến sự tuân thủ thuế còn lại
là các nhân tố ràng buộc chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước.
Nghiên cứu các đề tài về tính tuân thủ thuế của các tác giả trong và ngoài nước
cho thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ thuế đối với nguồn thu ngân sách của từng
quốc gia và chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ. Việc nghiên cứu các yếu
tố tác động đến sự tuân thủ thuế nhằm đảm bảo, cải thiện nguồn thu cũng như điều tiết
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội là vô cùng quan trọng. Các tác giả đã xác định
được từng nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng không tuân
thủ của người nộp thuế ở nhiều góc độ khác nhau cũng như mức độ tác động trực tiếp
hay gián tiếp đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Đặc biệt là ở nghiên cứu
Nguyễn Thị Lệ Thúy đã mở rộng nhận thức về tuân thủ là có sự tham gia của yếu tố

thời gian là việc ĐTNT chấp hành nghĩa vụ thuế một cách tự nguyện và đúng thời gian
quy định. Tuy nhiên các đề tài xem xét tính tuân thủ các loại thuế nội địa, và tuân thủ
theo luật quản lý thuế chưa xét đến sự tuân thủ thuế XNK của các doanh nghiệp có
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan Hải quan quản lý. Từ việc tổng hợp các
nghiên cứu trước đây và qua quá trình công tác thực tế của mình tôi đề xuất mô hình
nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế XNK gồm 6 yếu tố: Hệ thống
chính sách về thuế, năng lực cơ quan quản lý, quy mô hoạt động doanh nghiệp, điều
kiện môi trường kinh tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh và yếu tố tâm lý xã hội.
(xem hình 3.4).

4


1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu tổng quát:
Xác định yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế tại Cục Hải quan Bình Dương để
từ đó tìm ra các giải pháp, giúp cơ quan quản lý có những chính sách phù hợp góp
phần ổn định nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế xuất khẩu nhập khẩu
của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đối với sự tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu thông qua phần mềm SPSS 2.0 để đánh
giá. Qua đó tìm các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu
của các doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào dẫn đến sự không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp?.
- Phải làm thế nào để NNT tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thuế của mình?.
- Mức độ tác động của từng yếu tố đối với sự tuân thủ diễn ra như thế nào?.
- Cơ quan quản lý cần có những giải pháp gì để cải thiện sự tuân thủ thuế của

NNT?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của
các doanh nghiệp có hoạt đông xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu tính tuân thủ thuế trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu của các
doanh nghiệp dưới sự quản lý của cơ quan Hải quan. Các chính sách về thuế xuất,
nhập khẩu.

5


1.4.2 Phạm vi:
Tất cả các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đến làm thủ tục
Hải quan tại Bình Dương.
1.4.2.1 Thời gian: Tiến hành trong 6 tháng (Các số liệu trong bài được thu thập
từ năm 2012, 2013 và 2014 để phân tích, so sánh và đánh giá, phiếu khảo sát tiến hành
gửi đi và nhận về trong 45 ngày trong phạm vi các doanh nghiệp đến làm thủ tục tại
Chi cục thuộc Cục Hải quan Bình Dương)
1.4.2.2 Không gian: Do có sự giới hạn về thời gian và kinh phí nên chỉ nghiên
cứu các dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp có đăng ký làm thủ tục tại cục Hải quan
tỉnh Bình Dương.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Định tính:
- Thảo luận trực tiếp trao đổi với các chuyên gia, cán bộ hải quan, một số doanh
nghiệp có thực hiện thủ tục hải quan. Mục đích của phương pháp này là để điều chỉnh
bổ sung thang đo, mô hình, nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thông qua các câu
hỏi được soạn sẵn và trao đổi trực tiếp.
- So sánh các nguyên nhân gây tác động làm ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ

thuế của DN để giúp việc sàng lọc, giảm bớt sự ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của
người nộp thuế. Kết quả thu được dùng làm yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế.
- Phân tích tổng hợp để xác định từng yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế, bản
chất của từng đối tượng nộp thuế để giúp cơ quan Hải quan có nhận thức đúng đắn về
từng yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của từng DN để xây dựng chiến lược thu
thuế thích hợp.
1.5.2 Định lượng:
Dựa trên kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của doanh nghiệp. Thang
đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy và phân tích nhân tố trên kỹ thuật xử lý bằng
phần mềm SPSS 20.

6


Cuối cùng đánh giá các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế xuất, nhập khẩu
của các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Phương pháp được thực hiện tại chương 4 và bảng câu hỏi khảo sát ở phụ lục 1 kèm
theo.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý
thuế nói chung thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên có ít đề tài nghiên cứu hành
vi tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Vì
vậy, đề tài hướng đến mục tiêu phân tích rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan
và định lượng mức độ tác động của từng nguyên nhân đến hành vi tuân thủ thuế trong
lĩnh vực XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó có kiến nghị
để cơ quan Hải quan nói riêng và cơ quan quản lý Nhà nước nói chung có thể lựa chọn
chiến lược quản lý thu thuế thích hợp tại địa phương.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích các hành vi của doanh nghiệp để tìm và tháo dỡ những khó khăn

vướng mắc đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp nộp thuế và Nhà nước.
- Tuyên truyền giáo dục để loại bỏ những tư tưởng từ chối hay tuân thủ miễn
cưỡng sang cam kết tự nguyện.
- Làm rõ từng đặc điểm riêng của các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập
khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương về quy mô, ngành nghề… là những thông tin quan
trọng để đánh giá được các yếu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự
tuân thủ thuế.
- Trong hệ thống chính sách thuế thì thuế thu trong hoạt động xuất khẩu, thuế
nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, có phạm vi áp dụng rộng, tạo số thu lớn thường
xuyên và ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Do đó việc nghiên cứu tính tuân thủ thuế
của người nộp thuế để đưa ra các chính sách phù hợp tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn, những kết quả nghiên cứu đạt được có
thể góp phần nhỏ và tài liệu tham khảo cho cơ quan Hải quan.
7


1.7 Bố cục của nghiên cứu
Kết cấu gồm 5 chương kể cả chương mở đầu không bao gồm phần kết luận,
mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo.
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan lý luận về thuế, thuế xuất nhập khẩu và tính tuân thủ thuế
và các môn hình nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế tại tỉnh Bình Dương
Chương 4: Kết quả nghiên cứu sự tuân thủ thuế tại Cục Hải quan tỉnh Bình
Dương và thảo luận
Chương 5: Kết luận và một số gợi ý chính sách

8



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ, THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU, TÍNH TUÂN THỦ THUẾ XNK VÀ CÁC MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến thuế
2.1.1 Thuế:
2.1.1.1 Khái niệm thuế
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết
khách quan gắn với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước [14]. Tuy nhiên cho
đến nay, vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế. Mặc dù còn nhiều khái
niện khác nhau nhưng các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làn rõ được bản chất
của thuế thì khái niệm về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây [19]:
Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa
Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp;
Thứ hai, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách
khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt – việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt
buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước;
Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản đã
được pháp luật quy định.
Từ những nội dung trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp
với giai đoạn hiện nay như sau:
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt
buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản,
không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi
tiêu công cộng [9].
Các nhà kinh điển như Mác coi: Thuế là cơ sở kinh tế của nhà nước, theo Lê
nin: “Thuế là cái nhà nước thu của dân mà không bù lại” [8]. Học giả Montesquieu
9



(Pháp) cho rằng: “Thuế là một phần tài sản của người công dân đóng góp để yên
hưởng phần còn lại”. Gần đây, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đi đến nhận định cho
rằng thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước đối với mọi người dân
nhằm động viên một phần thu nhập của họ [22]. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc
cho Nhà nước do luật pháp quy định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối
tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế là hình thức phân
phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho
người nộp. Do đó, tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ
một lợi ích nào mà xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như
vậy, thuế mang tính cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định.
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự cân bằng trong
phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và
ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: Tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu
nhập.
2.1.1.2 Đặc điểm của thuế
Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và
biểu hiện thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các
công cụ khác. Những đặc trưng đó là:
Tính bắt buộc
Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với
các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước. Đặc điểm này cho ta
thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hê tiền tệ được hình thành một cách
khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc động viên mang tính chất bắt buộc
của nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương
thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phân thu nhập của người nộp thuế được
chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi
nào khác cho người nộp thuế, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa
vụ của người công dân.

10


Tính không hoàn trả trực tiếp
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được
hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng
của nhà nước. Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế.
Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào
cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp
nào cho người nộp thuế.
Tính pháp lý cao
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền
lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Bằng quyền
lực chính trị của mình, nhà nước đã ban hành các loại thuế để tạo lập nguồn thu cho
Ngân sách nhà nước, các khoản thu này được bố trí sử dụng theo dự toán ngân sách
nhà nước đã được phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu tư phát triển nhằm thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, thuế phản ảnh các quá trình phân
phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước và các
chủ thể khác trong xã hội.
2.1.1.3 Vai trò của thuế
-Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi một
loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi bậc bởi thuế
là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nước
đối với xã hội. Nhà nước với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với các
mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế,
thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng
thu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế
và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính

toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt

11


nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát
triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất.
Như vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là vai trò cơ bản của thuế. Tuy
nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng kinh tế và thực hiện
công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.
-Vai trò kích thích tăng trưởng kinh tế: là vai trò không kém phần quan trọng
bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ
cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị
trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế tác động đến
sự tăng trưởng kinh tế (kinh tế công cộng) nhưng lại không được các nhà đầu tư thuộc
các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tư của nhà
nước. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tương đối cao đối với một số
ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tương đối
thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng
thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp
phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu
tư những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hướng của nhà nước và việc ưu đãi
thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trưởng kinh
tế.
Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nước ta nhà nước đã chú
trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tượng
chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huy
tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển những ngành sản xuất kinh doanh

có lợi cho nền kinh tế, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nước và tạo điều
kiện cho hàng hóa trong nước xâm nhập, cạnh tranh được với thị trường thế giới.
-Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Trong nền kinh tế thị
trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì sự
12


phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập
nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận
dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ
lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành quả phát triển
kinh tế cho mọi người. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình phân
phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ thuế.
Với các sắc thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu
nhập… theo hướng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, người có thu
nhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao.
Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dân
chúng. (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rượu từ 40 độ trở lên, thuế
suất 15% đối với rượu thuốc. Bia chai, bia hộp, bia tươi thuế suất 75% trong khi bia
hơi thuế suất là 30%…). Như vậy, việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng
ngành hàng như trên bên ngoài như là một sự cưỡng chế nhưng bên trong nhằm điều
chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.
Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mục
đích tăng trưởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý. Đây là mâu
thuẩn cơ bản trong nền kinh tế thị trường mà chính sách thuế của chính phủ phải giải
quyết. Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại giữa nhà kinh doanh và
người lao động. Tức là, có một giới hạn phân phối lại mà ở đó độ nhạy cảm về tăng
trưởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập cho xã
hội mà không làm suy giảm sự tăng trưởng của họ. Chính sách thuế phải xác định

được khung giới hạn đó thông qua phản ứng của doanh nghiệp đối với thuế suất từng
loại thuế và có sự điều chỉnh cho phù hợp.
2.1.2 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu trong hệ thống pháp luật thuế
Việt Nam và các nước trên thế giới. Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều
chỉnh loại thuế khác nhau là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Mục đích quan trọng
của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng
không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất
13


khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này. Hiện nay, do
yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành
thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh của
Ủy ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất
khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp
của nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành
mạnh.
Trong cấu trúc hệ thông thuế ở mỗi quốc gia, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một
loại thuế có vai trò và ý nghĩa thiết thực, không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách giúp
nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế mà quan trọng hơn nó là công cụ hữu
hiệu trong tay nhà nước để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ trong
nước và nước ngoài về số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu,
nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam, bảo vệ sản xuất trong nước điều tiết kinh
doanh và định hướng tiêu dùng, thực hiện các mục tiêu đối ngoại, khuyến khích xuất
khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của chính phủ trong từng thời kỳ. Ngày
nay, cho dù xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước ảnh hưởng đến số phận
của thuế xuất nhập khẩu theo hướng hạn chế vai trò của loại thuế này, song về cơ bản,
thuế xuất nhập khẩu vẫn sẽ là giải pháp quản lý vĩ mô có hiệu quả đối với nền kinh tế
trong nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Thuế

xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và
các nước trên thế giới.Có thể hiểu khái niệm về thuế xuất nhập khẩu từ các góc độ tiếp
cận khác nhau.
Nếu xét về phương diện kinh tế thì thuế xuất nhập khẩu là khoản đóng góp
bằng tiền của các cá nhân, tổ chức vào ngân sách Nhà nước khi họ có hành vi XNK
hàng hóa, dịch vụ qua biên giới. Với cách tiếp cận này thì thuế XNK được quan niện
như một hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá
nhân nộp thuế và người thu thuế là Nhà nước. Mặt khác thuế XNK cũng được hiểu
như một đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để Nhà nước điều tiết trực tiếp đối với
quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi quốc gia và chi phối gián tiếp đối với hoạt
động kinh tế trong phạm vi khu vực toàn cầu.
14


×