Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá tính hợp lý của các quy định hiện hành về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.24 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kì

SV: Đỗ Thị Bích Ngọc

Mở đầu
Hiện nay, các vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp đặc
biệt là các vi phạm hành chính. Do đó, việc xử phạt các vi phạm hành chính ngày
càng trở nên khó khăn. Để phát hiện và đảm bảo xử lí các vi phạm hành chính một
cách nhanh chóng, kịp thời, không bỏ sót các hành vi vi phạm nào cần có hệ thống
pháp luật quy định cụ thể rõ ràng về vấn đề này. Trong đó, việc xác định thẩm
quyền và thủ tục xử lí vi phạm hành chính là yếu tố quan trọng, đảm bảo hiệu quả
giải quyết các vi phạm hành chính. Vì vậy, trong bài viết này em xin trình bày về đề
tài: “Đánh giá tính hợp lý của các quy định hiện hành về thẩm quyền và thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính”.

Nội dung
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm vi phạm hành chính
Pháp luật hiện hành của chúng ta tuy chưa đưa ra một khái niệm rõ ràng về
VPHC nhưng thông qua việc đề cập gián tiếp qua Pháp lệnh xử lí vi phạm hành
chính 2002 và pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 1995. Theo điều 1 pháp lệnh xử
lí VPHC năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008 (sau đây gọi tắt là pháp lệnh xử lí
VPHC) thì VPHC là hành vi do “cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là
cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính”.

1

Môn Luật Hành Chính Việt Nam



Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
2. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính.
2.1.Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử lí VPHC là khả năng được áp dụng các biện pháp xử lí hành
chính trong giới hạn nhất định cho cá nhân hoặc tổ chức. Thẩm quyền xử lí VPHC
của chủ thể nào đó được xác định bằng những quyền hạn mà pháp luật quy định
cho các chủ thể đó được áp dụng biện pháp xử lí với mức độ được xác định cụ thể.
Thẩm quyền xử phạt VPHC được giao chủ yếu cho các cơ quan quản lí nhà
nước. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 tại chương IV đã giao cho các chủ
thể có quyền xử phạt vi phạm là :
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp ( từ điều 28 đến điều 30 pháp lệnh xử lí
VPHC)
- Các cơ quan công an nhân dân (Điều 31)
- Bộ đội biên phòng (Điều 32)
- Cơ quan cảnh sát biển( Điều 33)
- Cơ quan hải quan (Điều 34)
- Cơ quan kiểm lâm (Điều 35)
- Cơ quan thuế (Điều 36)
- Cơ quan quản lí thị trường (Điều 37)
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành (Điều 38)
- Giám đốc cảng vụ hàng hải, thuỷ nội địa, hàng không (Điều 39)
- Toà án nhân dân các cấp và cơ quan thi hành án dân sự (điều 40).
 Pháp lệnh xử lý VPHC đã quy định bằng cách liệt kê các chức danh có thẩm
quyền xử phạt, và với mỗi chức danh cụ thể, Pháp lệnh quy định rõ hình thức, mức
xử phạt và những biện pháp cưỡng chế khác mà chủ thể đó được áp dụng trong khi
xử phạt vi phạm hành chính.
Pháp lệnh xử lí VPHC cũng quy định rõ các nguyên tắc xác định thẩm quyền xử

phạt vi phạm hành chính (Điều 42)

2

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
2.2.Quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời
gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước,
là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với
các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Thủ tục xử phạt VPHC được quy định
chủ yếu tại chương VI pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi bổ sung
năm 2008.
Pháp lệnh xử lí VPHC quy định 2 loaị thủ tục là thủ tục đơn giản và thủ tục có lập
biên bản.
- Nếu xem xét và thấy rằng vi phạm của cá nhân tổ chức chỉ bị phạt ở mức cảnh cáo
hoặc phạt tiền đến 200000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử
phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính.
- Nếu thấy rằng vi phạm của cá nhân tổ chức bị phạt tiền ở mức từ 200000 đồng trở
lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt theo trình tự thủ
tục quy định tại các điều 55, 56, 57 Pháp lệnh xử lí VPHC.
II. Đánh giá tính hợp lí của các quy định hiện hành về thẩm thẩm quyền và thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính.
1. Tính hợp lí của các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Qua những tìm hiểu trên chúng ta nhận thấy một vài điểm tích cực trong quy
định về thẩm quyền xử phạt VPHC sau:
Thứ nhất: Việc Pháp lệnh năm 2002 sửa đổi năm 2007,2008 tập trung giao quyền

xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan hành chính (người có thẩm quyền) là
hợp lý. Hơn nữa, vi phạm hành chính xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, mà trên bất cứ địa bàn nào, dù ở cấp cơ sở cũng đều có sự hiện diện của các cơ
quan quản lý. Nhờ đó mà các cơ quan này có điều kiện phát hiện và xử lý kịp thời
các vi phạm hành chính.
3

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
Việc quy định các cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài xử phạt hành chính
rất đa dạng, trong tất cả mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lí, tránh tình trạng xử lí không
xủê, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí vi phạm được nhanh chóng, kịp thời. Việc
xử phạt được giao cho nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau. Thậm chí,
toà án nhân dân là cơ quan tư pháp cũng được trao cho quyền áp dụng các chế tài
xử phạt khi có VPHC xảy ra.
Ví dụ theo nghị định 58/2011/NĐ/CP đã phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bưu chính cho nhiều chủ thể như Thanh tra Thông tin và
Truyền thông (Điều 28), Thanh tra chuyên ngành khác (Điều 29),uỷ ban nhân dân
các cấp (Điều 30), và các chủ thể khác.
Thứ hai: nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC được quy định tại
điều 42 Pháp lệnh đã chỉ ra rõ chỉ những người được quy định từ điều 28 đến điều
40 được quy định mới được quyền xử phạt VPHC. Quy định này tránh tình trạng
lạm quyền trong xử lí vi phạm, vì không phải bất kì chủ thể nào cũng có thẩm
quyền quản lí cũng đều có thẩm quyền xử phạt VPHC.
Ví dụ: anh A kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà không có giấy xác nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Hành vi ấy của A đã vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội nên A bị xử phạt hành chính

từ 5 triệu đến 10 triệu đồng theo quy định tại khoán 3 Điều 14 nghị định 73/2010
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã
hội. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong tình huống này chỉ là Trưởng phòng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự (theo
khoản 5 Điều 28 nghị định 73/2010). Các cơ quan khác không có thẩm quyền được
xử phạt trong trường hợp này.
Thứ ba: Quy định của pháp luật có sự phân định rạch ròi thẩm quyền xử phạt
của mỗi cơ quan, người có thẩm quyền, định rõ người chịu trách nhiệm xử phạt
VPHC và trong các trường hợp cụ thể để tránh chồng chéo, đảm bảo trật tự và pháp
chế.
4

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
Ví dụ: khi có người gây rối trật tự trong khi phiên toà đang xét xử thì thẩm phán
toà án nhân dân đang được chỉ định làm chủ toạ phiêm toà có quyền yêu cầu tạm
dừng phiên toà và xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng với người vi
phạm.
Thứ tư: thẩm quyền xử phạt VPHC của các chủ thể xử phạt VPHC được mở
rộng hơn. Việc sửa đổi bổ sung các điều về thẩm quyền xử phạt VPHC năm 2008
hầu như đã nâng mức tiền xử phạt lên. Điều này là hợp lí vì với sự phát triển của
nền kinh tế hiện nay thì mức xử phạt cũ không còn phù hợp nữa. Vì thế nâng mức
phạt là điều phù hợp. Chẳng hạn theo pháp lệnh xử lí VPHC 2002 chưa sửa đổi thì
chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến
500000 đồng… Sang pháp lệnh đã sửa đổi bổ sung năm 2008 thì chủ tịch uỷ ban
nhân dân xã có thẩm quyền: phạt cảnh cáo,phạt tiền đến 2 triệu đồng…Như vậy
việc điều chỉnh về thẩm quyền cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội như vậy là

hợp lí.
Thứ năm: Ngoài hình thức, mức phạt được quy định với từng hành vithì việc
xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi
còn phụ thuộc vào thẩm quyền quản lí, cụ thể là: “ Nếu các hành vi thuộc thẩm
quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc
chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm” ( điểm c
khoản 3 Điều 42). Quy định này của pháp lệnh là hợp lí. Ủy ban nhân dân là cơ
quan quản lí có thẩm quyền chung, quản lí tất cả các lĩnh vực trong địa phương
mình, do đó việc xác định chủ tịch ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với
trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm thuộc lĩnh vực quản lí khác nhau là
tạo điều kiện để việc xử lí vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời và chính
xác.
2. Tính hợp lí của các quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Việc xác định từng loại thủ tục này giúp cho việc xử lý các vụ việc để xử
phạt các hành vi vi phạm được nhanh chóng, thuận tiện. Việc ra một quyết định xử
5

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
phạt được tiến hành theo đúng trình tự được quy định trong Chương VI của pháp
lệnh, vì vậy việc áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Việc duy trì thủ tục xử
phạt đơn giản đảm bảo hiệu quả nhất định đối với những hành vi vi phạm nhỏ, đơn
giản trong một số lĩnh vực như trật tự, an toàn giao thông đô thị, vệ sinh đường phố.
Ví dụ: khi phát hiện một người lái xe mô tô đi vào đường cấm, cảnh sát giao thông
đang làm nhiệm vụ ra hiệu lệnh dừng phương tiện. Xem xét thấy hành vi này chỉ bị
phạt ở mức cảnh cáo hoặc bị phạt tiền đến 200.000đồng theo điểm đ, khoản 3, điều
9 Nghị định 34/2010 NĐ-CP(sửa đổi bổ sung 2011) thì chiến sĩ cảnh sát giao thông

ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ theo thủ tục đơn giản mà không cần lập biên
bản.
Mức tiền phạt trong thủ tục đơn giản trong pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002
sửa đổi bổ sung 2008 đã tăng lên 200.000 đồng là hết sức cần thiết, vì vào thời kì
giá cả đang leo thang như hiện nay, số lượng VPHC ngày càng nhiều thì nếu duy trì
mức phạt 20.000 đồng như trong pháp lệnh năm 1995 thì sẽ không xử phạt hết các
vụ vi phạm, cấp trên sẽ rất vất vả trong việc giải quyết các vụ việc dồn ứ này.
Về thủ tục xử phạt có lập biên bản được quy định chi tiết về người có thẩm
quyền lập biên bản, nội dung biên bản, quyết định xử phạt, nội dung của quyết định
xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính… Việc quy định như vậy sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng đúng pháp
luật, tránh tình trạng xử lí không đúng người đúng hành vi.
Điều 55 của pháp lênh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định rõ ràng trong
biên bản về VPHC phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên,
chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên,
địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm… Những
quy định này đảm bảo tính công khai, minh bạch của quyết định xử phạt, tránh tình
trạng tự ý phạt mà không có căn cứ pháp luật.

6

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
III. Nhận xét

SV: Đỗ Thị Bích Ngọc

1.Một số điểm bất cập trong các quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi

phạm hành chính
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mới được sửa đổi năm 2008 nhưng đến
nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Hơn nữa, cùng song song tồn tại và có hiệu lực thi
hành với pháp lệnh là các luật và nghị định với nhiều quy định chi tiết về xử phạt vi
phạm hành chính theo pháp luật chuyên ngành nên đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn,
chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.
Thứ nhất: Về thẩm quyền xử phạt hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử
phạt vi phạm hành chính, trong Luật Thanh tra và trong rất nhiều nghị định quy
định chi tiết thi hành các luật chuyên ngành. Chính vì có quá nhiều văn bản quy
định nên đã dẫn đến sự chồng chéo các quy định về thẩm quyền xử phạt. Cụ thể là
tại Điều 40 c trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định: Chủ tịch Hội
đồng cạnh tranh chỉ được xử phạt đến 70 triệu đồng là không phù hợp với Luật
Cạnh tranh. Hoặc Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính không quy định thẩm
quyền của Chánh thanh tra tổng cục, thanh tra cục, nhưng các nghị định lại quy
định. Cụ thể là trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên môi trường. Hay trong Nghị định xử phạt trong lĩnh vực hóa chất tách thẩm
quyền xử phạt về ngành công thương, nhưng chức năng, nhiệm vụ theo dõi lĩnh vực
này từ trước đến nay thuộc cơ quan Quản lý thị trường (Bộ Tài chính). Nghị định
40/2009/NĐ-CP xử phạt về thú y quy định chỉ có thanh tra thú y mới có thẩm quyền
xử phạt, nhưng hiện nay thanh tra thú y mới chỉ có ở cấp bộ, cấp tỉnh chứ chưa có ở
cấp huyện, cơ sở…
Một bất cập nữa là nếu thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật
thì trong hầu hết các trường hợp vi phạm và cấp cơ sở chỉ kiểm tra, phát hiện vi
phạm rồi lập biên bản, báo cáo cấp trên, dẫn đến tình trạng quá tải ở cấp trên. Mặc
dù quy định hiện nay đã nâng dần thẩm quyền xử phạt của cấp xã từ 500.000 lên 2
triệu đồng, cấp huyện từ 10 triệu lên 20 triệu nhưng cấp xã vẫn không phạt được vì
7

Môn Luật Hành Chính Việt Nam



Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
phần lớn các hành vi vi phạm đều có mức phạt cao hơn, nên lại phải chuyển lên cấp
quận, huyện. Quy định như vậy vô hình trung đã làm yếu đi chức năng quản lý cấp
cơ sở. Mặt khác, một hành vi vi phạm có khi lại do nhiều cơ quan cùng xử phạt:
thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, quản lý trật tự đô thị… dẫn đến “loạn” xử
phạt, công tác phối hợp giữa các lực lượng rất yếu, quyền ai người nấy phạt, chồng
chéo với nhau là chuyện thường xảy ra.
Thứ hai là về thủ tục xử lí vi phạm hành chính
Các quy định hiện hành không thống nhất biểu mẫu giữa các lực lượng được
giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt quy định là một năm,
trong trường hợp phức tạp thì chưa có quy định kéo dài thời hiệu. Hiện nay cũng
chưa có hướng dẫn về thủ tục tống đạt quyết định nên thực tế trong quá trình thực
hiện có nhiều bức xúc từ phía người bị phạt do các cơ quan chức năng chưa làm rõ
thủ tục đối với người bị xử phạt, dẫn đến tâm lý bị phạt nhưng chưa “tâm phục khẩu
phục”.
Còn nhiều thủ tục chưa được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ Pháp lệnh quy định bắt
buộc phải có chữ ký của người vi phạm trong biên bản, điều này sẽ khó thực hiện
nếu đối tượng vi phạm không chịu ký, không chịu giao tang vật.
2.Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật
Thực tiễn với nhiều bất cập, chồng chéo như vậy đòi hỏi cần có một khung pháp
lý thống nhất, lập lại trật tự về xử phạt vi phạm hành chính, để phạt đúng người,
đúng hành vi vi phạm, phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục, chứ không nhằm là phạt
được bao nhiêu tiền, thu được nhiều phương tiện, tháo dỡ được nhiều công trình
xây dựng…Do đó chúng ta có thể hoàn thiện pháp luật theo các hướng sau:
Một là, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
XLVPHC (nghị định, thông tư) cần bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý
hiện thực trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa rằng, cần phải
có những nghiên cứu đánh giá thực tiễn. Những nghị định, thông tư hướng dẫn

XLVPHC cần phải được nghiên cứu, được xây dựng từ những căn cứ đánh giá đúng
8
Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
yêu cầu thực sự của thực tiễn trên các phương diện: sự cần thiết, mức độ điều
chỉnh... để quyết định.
Hai là, phải có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan
trước khi xây dựng các nghị định, thông tư mới. Cần phải xác định hình thức văn
bản phù hợp, tầm quan trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì
xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó, tránh sử dụng các hình thức văn bản quá
thẩm quyền trong lĩnh vực ngành quản lý. Triệt để tuân thủ các nguyên tắc xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (5).
Ba là, cơ quan chức năng cần thường xuyên rà soát các nghị định, thông tư
hướng dẫn xử lý vi phạm, kịp thời phát hiện để loại bỏ những quy định đã không
còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; sửa chữa, bổ sung các quy định
cho rõ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản trong lĩnh vực
ngành quản lý và với ngành khác, tránh tình trạng một hành vi vi phạm nhưng nhiều
quy phạm khác nhau điều chỉnh, đồng thời khắc phục kịp thời những sơ hở.
Bốn là, chú trọng vai trò chuyên gia, các nhà khoa học trong việc xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật XLVPHC để nâng cao chất lượng văn bản. Nâng cao
năng lực của các chuyên gia và chuyên viên soạn thảo pháp lệnh, nghị định, thông
tư. Đẩy mạnh công tác phối hợp các bộ, ban, ngành sẽ bảo đảm tính đồng bộ, nhất
quán của nghị định, thông tư hướng dẫn XLVPHC được soạn thảo. Mở rộng sự
tham gia đông đảo của xã hội, nhất là của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa
học, các cán bộ thực tiễn bảo vệ pháp luật; có cơ chế bắt buộc để các nhà hoạch
định chính sách phải tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, xã hội, nhất là của

những đối tượng bị điều chỉnh, để văn bản XLVPHC sát với thực tế, bảo đảm tính
khả thi, hiệu quả của các văn bản quy phạm XLVPHC được ban hành.
Năm là, thực hiện việc thẩm định các dự thảo nghị định, thông tư hướng dẫn về
việc XLVPHC một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Có cơ chế nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan được hỏi ý kiến để những ý kiến đóng góp thực sự vào việc xây dựng
các văn bản trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ quan thẩm định cần
9

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật XLVPHC từ nội dung đến ngôn ngữ
pháp lý trước khi trình Chính phủ và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định
này. Về mặt nguyên tắc, các văn bản XLVPHC dù cấp thiết đến đâu cũng phải được
xây dựng đạt chất lượng tốt nhất mới trình Chính phủ thông qua, nếu chuẩn bị chưa
tốt, chất lượng kém thì dù cấp thiết đến đâu cũng nên để lại tiếp tục hoàn chỉnh xây
dựng.

Lời kết
Xử phạt vi phạm hành chính có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo
đảm trật tự quản lý hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội… Do vậy, nâng cao
chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này là yêu cầu
cấp thiết.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hành chính , trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.Công an nhân

dân, 2008.
2. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 đã sửa đổi bổ sung 2007,2008.
3. Nghị định 58/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bưu chính.
4. Nghị định 34/2010 NĐ-CP ngày 2/04/2010 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ( sửa đổi bổ sung năm 2011).
5. Nghị định 40/2009/NĐ-CP xử phạt về thú y.
6. Số chuyên đề về pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, tạp chí dân
chủ pháp luật, số tháng 9/2002.
10

Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
7. Đặc san về xử lí vi phạm hành chính, tạp chí luật học, tháng 09/2003.
8. Các website:

htttp://www.chinhphu.vn
htttp://www.westlaw.com


MỤC LỤC
Mở đầu........................................................................................................................1
Nội dung......................................................................................................................1
I. Tìm hiểu chung........................................................................................................1
1. Khái niệm vi phạm hành chính.......................................................................1

11


Môn Luật Hành Chính Việt Nam


Bài tập lớn học kì
SV: Đỗ Thị Bích Ngọc
2. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính...........................................................................................................2
III. Nhận xét ...........................................................................................................7
1.Một số điểm bất cập trong các quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính.................................................................................................7
2.Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật.................................................8
Lời kết.......................................................................................................................10
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................10

12

Môn Luật Hành Chính Việt Nam



×