Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đấu tranh phòng chống tội giếtngười trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.25 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................2
A. Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình tội
phạm từ luận văn thạc sĩ của thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà..........................2
I. Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian từ 2001-2006......................................................................2
II. Những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu
quả tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An..............................................9
B. Nhận xét cá nhân về kết quả nghiên cứu của tác giả này.................10
1. Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian từ 2001-2006 được tác giả nghiên cứu tỉ mỉ,
chặt chẽ cho thấy chính xác tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra..........10
2. Những giải pháp đưa ra trong luận văn đều dựa trên cơ sở
kiến thức cơ bản về phòng ngừa tội phạm nên mang
tính khoa học và toàn diện........................................................................12
KẾT LUẬN..............................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................15

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình
sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình của lịch sử; được thể hiện ở
tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời
gian nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu về luận văn thạc sĩ về tội phạm học
của thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà với đề tài “Đấu tranh phòng chống tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, em xin trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu về tình hình tội phạm và rút ra nhận xét cá nhân về kết quả nghiên cứu


cuả tác giả này.

NỘI DUNG
A. Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm từ luận
văn thạc sĩ của thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà.
I. Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời
gian từ 2001-2006
1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong thời gian từ 2001 – 2006
Tỉnh Nghệ An do đặc điểm vị trí địa lý cùng với mặt trái của cơ chế
thị trường đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới. Theo đó, đạo đức xã
hội có phần xuống cấp, số người tham gia vào tệ nạn xã hội ngày một gia
tăng, qua thống kê của Công an tỉnh Nghệ An hiện có hơn 4.500 người
nghiện ma tuý, 170 đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp. Thêm vào đó công
tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước ở một chừng mực nào đó còn chưa đáp
ứng với đòi hỏi thực tiễn, phần nào tạo điều kiện cho tội phạm hình sự nói

2


chung, tội phạm giết người nói riêng ngày một gia tăng. Ở Nghệ An, tình
hình tội phạm giết người diễn ra khá phức tạp.
Từ năm 2001 đến năm 2006, số vụ án phạm tội giết người bị đưa ra
xét xử sở thẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhìn chung có xu hướng tăng. Nếu
lấy năm 2001 làm mốc và số vụ án phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh năm
2001 là 100%. Số vụ án phạm tội giết người năm 2002 so với năm 2001
tăng cao bất thường 36%; năm 2003 số với năm 2001 tăng cao 30%; năm
2004 so với năm 2001 tăng 16%, năm 2005 so với năm 2001 tăng 8% và
năm 2006 so với năm 2001 tăng 19%.
Mặt khác, Nếu lấy năm 2001 làm mốc và số bị cáo phạm tội giết

người bị đưa ra xét xử sơ thẩm năm 2001 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là
100%.Thì số bị cáo phạm tội giết người năm 2002 đến 2006 đều tăng so với
năm 2001. Năm 2002 tăng 42% so với năm 2001; năm 2003 tăng cao bất
thường 45% so với năm 2001; năm 2004 tăng 15% so với năm 2001; năm
2005 tăng 5% so với năm 2001; năm 2006 tăng 27% so với năm 2001. Như
vậy, số bị cáo phạm tội giết người có cũng có sự tăng giảm theo từng năm,
tuy nhiên vẫn luôn ở mức cao.
Tóm lại, qua những phân tích trên cho thấy tình hình của tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An có diễn biến rất phức tạp. Nhìn chung có
chiều hướng gia tăng cả về qui mô số lượng vụ phạm tội và số bị cáo phạm
tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giết
người.
1.1. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm giết người thực hiện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006.
Cơ cấu củaTHTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An thể hiện qua
các tiêu chí sau:

3


- Theo mối tương quan giữa tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An với tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An
So với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì số vụ
phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng tăng, giảm theo các năm
và có sự giảm dần vào các năm sau.Năm 2001 đến năm 2002 tăng 0,11%,
nhưng những năm sau lại giảm dần, năm 2002 đến năm 2003 giảm
0,03%; Năm 2003 đến năm 2004 giảm 0,13%; Năm 2004 đến năm 2005
giảm 0,03%; Năm 2005 đến năm 2006 giảm 0,02%. Như vậy, nhìn chung
có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ giảm giữa các năm không đáng kể, không
có sự đột biến.

- Xác định tiêu chí địa bàn phạm tội( đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Nghệ An).
Nếu tính theo đơn vị hành chính từng địa phương thì thành phố Vinh
xảy ra 27 vụ chiếm tỷ lệ cao nhất 10,55%. Điều này cũng phù hợp với qui
luật của tội phạm do đặc thù của thành phố là trọng tâm kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội. Là nơi tập trung nhiều thành phần, nhiều tầng lớp nhân dân
nhất là thành phần thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, lao động tự do, các
nhóm tổ chức đường dây tội phạm, lưu manh chuyên nghiệp cũng chọn địa
bàn thành phố để hoạt động. Vì vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, lao động,
sản xuất quan hệ xã hội cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến hành vi giết
người. Tiếp đến là huyện Diễn Châu 26 vụ chiếm tỷ lệ 10,16%; huyện Nghĩa
Đàn 21 vụ chiếm tỷ lệ 8,2%; huyện Nghi Lộc 20 vụ chiếm tỷ lệ 7,81%, vụ
án giết người xảy ra ở những huyện này thường là những nơi buôn bán kinh
doanh cửa hàng, chợ của thị trấn huyện là nơi tập trung đông dân và sầm uất.
- Theo tiêu chí hình thức phạm tội (Đồng phạm, phạm tội đơn lẻ).
Trong tổng số 256 vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
số vụ phạm tội giết người có tính chất đồng phạm là 57 vụ chiếm tỷ lệ
4


22,27%, còn lại 77,73% là trường hợp phạm tội đơn lẻ. Đa số vụ án giết
người xảy ra mang tính chất đơn lẻ, chủ yếu do mâu thuẫn bột phát giữa đối
tượng này với nạn nhân trong sinh hoạt hàng ngày không kìm nén nổi nên
tức thì phạm tội bằng hành vi giết người để giải quyết sự nóng giận, mâu
thuẫn đó. Tuy không nguy hiểm như trường hợp đồng phạm giết người
nhưng tỷ lệ chiếm khá lớn, hình thức đa dạng, phức tạp, do vậy cũng cần
phải xem xét để có giải pháp thích hợp dần hạn chế hành vi phạm tội giết
người này.
- Theo loại hình phạt Toà án áp dụng cho tội phạm giết người.
Số người phạm tội giết người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn

chiếm tỷ lệ cao, trong đó tù từ 10 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất đến
48,63% đã thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội cao do hành vi phạm tội
gây ra; 1,7% bị áp dụng hình phạt chung thân, 2,04% bị áp dụng hình phạt tử
hình cho thấy mức độ phạm tội giết người đặc biệt nguy hiểm.
- Xác định theo đặc điểm của nhân thân của tội phạm giết người.
+ Giới tính của chủ thể tội phạm giết người:
Tỷ lệ nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới, chiếm

tỷ lệ 97% trong

tổng số bị cáo phạm tội giết người, còn nữ giới phạm tội giết người chỉ
chiếm 3%. Sở dĩ nam giới phạm tội giết người nhiều hơn nữ giới chủ yếu vì
đặc điểm tâm sinh lý của nam giới. Họ thường nóng tính khả năng kiên nhẫn
không giống như nữ giới, đặc biệt một số nam giới hay sa đà vào bia rượu
làm cho họ cũng dễ bị kích động, thiếu kiềm chế. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là
số vụ phạm tội giết người mà nữ giới thực hiện chủ yếu là trong những
trường hợp do người chồng thường xuyên rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ dẫn
đến “tức nước vỡ bờ” hoặc do vợ chồng ghen tuông nhau dẫn đến hành vi vợ
giết chồng.
+ Theo độ tuổi chủ thể của tội giết người:
5


Độ tuổi của tội phạm giết người cho phép xác định các biện pháp đấu
tranh phòng, chống tội giết người phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh
thần và tâm sinh lý của từng nhóm tuổi . Độ tuổi dưới 18 phạm tội giết
người chiếm 6%, độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 49%, độ tuổi từ 30 đến 45
chiếm 31% , độ tuổi trên 45 chiếm 14%.
+ Theo nghề nghiệpcủa chủ thể tội giết người.
Qua nghiên cứu nghề nghiệp của chủ thể tội giết người cho thấy số bị

cáo là cán bộ công chức chiếm 5,4%; nhân dân lao động chiếm 78,2%; học
sinh, sinh viên chiếm 5,8%, lao động tự do chiếm 6,8%; lưu manh chuyên
nghiệp chiếm3,8%. Như vậy thành phần phạm tội giết người chiếm tỷ lệ cao
nhất vẫn là nhân dân lao động. Bởi thực tiễn cho thấy chủ yếu mâu thuẫn
phát sinh tại cộng đồng dân cư tập trung tại khu vực nông thôn, khi mâu
thuẫn không được giải quyết kịp thời thì đối tượng và nạn nhân thường tự
giải quyết với nhau bằng bạo lực mà cụ thể là thực hiện hành vi giết người là
phổ biến.
- Theo trình độ học vấn của người phạm tội giết người.
Số người phạm tội chưa biết chữ chiếm tỷ lệ 8%; Tiểu học chiếm tỷ lệ
22%; trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 48%; Trung học phổ thông chiếm 20%;
Đại học cao đẳng 2%.
- Về nhân cách của đối tượng trước khi phạm tội..
Trong tổng số 294 đối tượng phạm tội giết người thì nhân cách đối
tượng trước khi phạm tội có nhân cách tốt 134 người chiếm tỉ lệ 45,6%, có
tiền án tiền sự là 19 người chiếm tỷ lệ 6,46%, côn đồ hung hãn 55 người
chiếm tỉ lệ 18,7%; cờ bạc rượu chè 66 người chiếm tỉ lệ 22,5%; nghiện hút
ma tuý là 20 người chiếm tỷ lệ 6,80%.
Như vậy, số đối tượng trước khi phạm tội có nhân cách tốt, chưa có
tiền án, tiền sự, không thuộc đối tượng côn đồ hung hãn hay nghiện ma tuý,
6


rượu chè cờ bạc lại chiếm tỷ lệ cao 45,6%. Những người này nhìn chung có
khả năng kiềm chế kém, khi phát sinh mâu thuẫn tức thời tự phát và hành
động tấn công nạn nhân tức thì xảy ra.
Tiếp theo, là đối tượng liên quan đến rượu chè cờ bạc chiếm tỷ lệ
22,5%; số đối tượng côn đồ hung hãn 18,7%. Riêng đối tượng nghiện ma tuý
có tiền án, tiền sự thì một mặt vừa bị quản lý và thực tế số này thường hoạt
động phạm tội xâm phạm sở hữu, nếu thực hiện hành vi phạm tội giết người

chủ yếu là để cướp tài sản...Mặt khác, khi tiếp xúc với người có tiền án, tiền
sự hoặc người nghiện ma tuý thì ý thức cảnh giác, ý thức nhường nhịn của
mọi người cũng cao hơn. Do vậy, đối tượng này phạm tội giết người có tỷ lệ
thấp hơn , mặc dù vậy nguy cơ tiềm ẩn tội phạm giết người lại rất cao vì
thực tế số người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay hơn
4.500 người.
1.2. Tính chất của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An
Trên cơ sở kết quả phân tích tình hình tội phạm giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An cho thấy tình trạng phạm tội giết người đã và đang có
chiều hướng diễn biến phức tạp gây nên những hậu quả hết sức nguy
hiểm.Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An trong 6 năm
qua tội phạm giết người đã gây ra hậu quả hết sức nguy hiểm làm chết 245
người, bị thương 11 người.
Trong những năm gần đây cho thấy, giết người với tính chất và mức
độ nguy hiểm càng lớn và phức tạp. Nhất là các vụ án giết người do thù tức
đối tượng đánh, đâm chết nạn nhân rồi chặt thành từng khúc dìm xuống
sông... rồi các vụ án giết người để cướp tài sản. Có trường hợp giết người rất
tàn bạo, dã man thể hiện sự sa sút nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức, giáo
dục, truyền thống đó là những trường hợp học trò, sinh viên giết thầy, cô;
7


con cái giết cha, mẹ, cháu giết cô, dì, chú, bác, ông, bà, anh chị em giết nhau
làm nhức nhối xã hội, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đáng lo
ngại nhất hiện nay là số người nghiện hút ma tuý có thể dẫn đến phạm tội
giết người cướp tài sản để đổi, mua ma tuý hút, tiêm chích ngày một gia
tăng.
Nói chung, THTP giết người diễn ra phức tạp, nhiều trường hợp gây

ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm
trọng đã gây nên sự lo ngại, tác động ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã
hội, đến quyền, lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
2. Nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa bạn tỉnh
Nghệ An trong thời gian từ 2001 - 2006
Tội giết người chịu sự tác động của các nguyên nhân sau: Những
nguyên nhân về kinh tế, xã hội; Những nguyên nhân về văn hoá, giáo dục,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

Những nguyên nhân về hoạt

động quản lý trật tự xã hội.
Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa có sự kết
hợp chặt chẽ giữa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự với đấu
tranh bài trừ tệ nạn xã hội. Đặc biệt là chưa giải quyết kịp thời, dứt điểm các
tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân nên dẫn đến xảy ra những hành
vi giết người.
Bên cạnh đó, những tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội. một số bộ phận cán bộ đảng viên,
quần chúng thiếu tu dưỡng, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ý thức tổ
chức kỷ luật kém, sa sút đạo đức lối sống. Tình trạng này đã tác động trực
tiếp vào tâm lý, lối sống ích kỷ, hẹp hòi của một số người, làm cho họ tha

8


hoá biến chất, coi thường mạng sống của người khác. Đây là nguồn gốc làm
phát sinh tội phạm, trong đó có tội phạm giết người.
Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục đối với từng đối tượng cũng còn
nhiều hạn chế. Đối tượng tuyên tuyên truyền phần lớn là tập trung vào cán

bộ cơ sở và nhân dân mà chưa tập trung nhiều vào các đối tượng có nguy cơ
phạm tội cao như học sinh, thanh niên; nhóm đối tượng có tiền án, tiền sự,
nhóm có liên quan đến tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm, ma tuý
cũng chưa triển khai việc tuyên truyền phổ biến; giáo dục pháp luật đến tận
từng người dân nhất là các huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh.
II. Những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Dự báo tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới
- Những giải pháp đấu tranh có hiệu quả nhằm phòng chống tội phạm giết
người.
- Cần tuần tra kiểm soát thường xuyên các địa điểm, nơi công cộng, các khu
tập thể, các địa bàn trọng điểm nâng cao hơn nữa hoạt động của các tổ bảo
vệ dân phố, tổ an ninh dân phố huy động sự tuần tra, kiểm soát của lực
lượng cảnh sát một cách thường xuyên kịp thời phát hiện và ngăn chặn các
hành vi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực ở địa bàn công cộng.
Tóm lại, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ
khẩu, cư trú, cũng như khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý vũ
khí, vật liệu nổ và những sở hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh
trật tự nhằm loại bỏ những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm
nói chung, tội giết người nói riêng là giải pháp hết sức quan trọng trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong đó có tội giết người.
9


B. Nhận xét cá nhân về kết quả nghiên cứu của tác giả này.
1. Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời
gian từ 2001-2006 được tác giả nghiên cứu tỉ mỉ, chặt chẽ cho thấy chính
xác tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra.

Có thể nói rằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong những năm gần đây
tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết
người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là
do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính
chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người
không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn
gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong
quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương
tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người
một cách thương tâm.
Trong 6 năm qua từ năm 2001 đến năm 2006 trên địa bàn tỉnh Nghệ
An đã xảy ra 256 vụ giết người với 294 bị cáo. Trung bình mỗi năm xảy ra
49 vụ. Mặc dù THTP giết người xảy ra có năm tăng, có năm giảm nhưng
nhìn chung THTP giết người có xu hướng gia tăng.
Tội giết người xảy ra đã gây nên những hậu quả, tác hại vô cùng lớn
về mọi mặt của đời sống xã hội. Gây tâm lý lo sợ, hoang mang trong quần
chúng nhân dân, trật tự an toàn xã hội bị đe doạ, uy tín của các cơ quan bảo
vệ pháp luật cũng vì thế mà có phần giảm sút.
Trong tổng số 294 bị cáo phạm tội giết người, số bị cáo ở độ tuổi vị
thành niên từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 49%, số bị cáo là nam giới
cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới với tỷ lệ đáng kể 97%. Số bị cáo có
trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ phạm tội cao nhất 48%. Điều
đặc biệt là trong các vụ án giết người, đa số bị cáo trước khi phạm tội có
10


nhân cách tốt chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 45,6%, số bị cáo có tiền án,
tiền sự chiếm tỷ lệ 6,46%. Còn lại là các bị cáo có bản lĩnh lỳ lợm, thích cảm
giác mạnh, thích dùng rượu, nghiện ma tuý, côn đồ, hung hãn không hiểu
biết pháp luật coi thường tính mạng của con người.

Ngoài ra, một số đối tượng phạm tội kèm theo hiếp dâm, cướp tài sản
thường là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm lưu manh chuyên nghiệp.
Động cơ mục đích chủ yếu trong các vụ giết người chủ yếu là thời gian
phạm tội chủ yếu vào ban đêm, địa điểm phạm tội được thực hiện ở nhiều
nơi chủ yếu là, phương tiện mà đối tượng phạm tội giết người sử dụng chủ
yếu là dao, lê, kiếm, côn, gậy... chiếm tỷ lệ 63,67%.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, ngày
24/8/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến lược và hoàn
thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Do
vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên
phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết.
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ
án giết người đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đảm bảo
được sự giáo dục, răn đe của pháp luật. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần
đây vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều vụ án giết người xảy ra nhưng việc xử lý
của cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự nghiêm minh. Nhiều vụ án gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên sự bất

bình,

phẫn nộ trong quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh, quần chúng nhân dân
phần nào suy giảm niềm tin vào sự công minh của pháp luật.

11


2. Những giải pháp đưa ra trong luận văn đều dựa trên cơ sở kiến thức
cơ bản về phòng ngừa tội phạm nên mang tính khoa học và toàn diện

Chúng ta biết rằng phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác
nhau do các chủ thể phòng ngừa tội phạm tiến hành nhằm ngăn chặn không
cho tội phạm xảy ra hoặc xảy ra ít đi. Đây là hoạt động vừa có tính khoa
học, vừa có tính thực tiễn cao, trong luận văn tác giả đã lần lượt đề cập đến
các khía cạnh khác nhau của các giải pháp phòng ngừa tội phạm giết người.
Qua cách trình bày của tác giả ta có thể thấy rõ điều đó, các giải pháp đó có
thể sơ lược như sau:
-Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô
Đây là hoạt động phòng ngừa tội phạm có tính chất chiến lược, đảm bảo sự
thống nhất, đồng bộ trên phạm vi rộng lớn như tỉnh thành do cơ quan có
thẩm quyền tiến hành.
Các biện pháp được tiến hành ở cấp độ vĩ mô đó là :
+ Biện pháp kinh tế: Biện pháp này đòi hỏi phải khắc phục tình trạng yếu
kém của nền kinh tế, tăng cường cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân, khắc phục tình trạng thất nghiệp, mù chữ, đói nghèo trong nhân
dân...vẫn luôn luôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
+Biện pháp chính trị, xã hội: Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện cũng cố
bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước, trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công
dân, từ đó lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội góp phần thúc đẩy xã hội trật tự và phát triển.
+ Biện pháp văn hóa tư tưỡng: đây là biện pháp nhằm nâng cao ý thức
chính trị, ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan, tổ chức và công dân.
Đồng thời định hướng cho người dân sống có văn hóa, văn minh trong cộng
đồng xã hội, hạn chế các tiêu cực nảy sinh
12


+ Biện pháp tổ chức quản lý: Đây là biện pháp rất quan trọng vì nhà nước
quản lý xã hội thông qua các cơ quan đại diện của mình trong các lĩnh vực.

Nhà nước quản lý xã hội càng chặt chẽ , khoa học và công bằng thì hạn chế
càng hiệu quả vi phạm và phạm tội nảy sinh trong xã hội. Vì vậy vấn đề đặt
ra là cần quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
này cũng như cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan đó.
+Các biện pháp pháp luật: Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói chung cũng như pháp luật thuộc từng lĩnh vực nói riêng. Do
vậy, việc thường xuyên rà soát các quy định hiện hành, kịp thời khắc phục lỗ
hổng của pháp luật bằng việc sữa đổi, bổ sung những quy định lỗi thời, bất
cập, bổ sung quy định mới nếu thấy cần thiết. Cần nhớ rằng hệ thống pháp
luật hoàn thiện là rào cản hữu hiệu trong việc ngăn chặn tội phạm.
- Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ.
Phòng ngừa tội phạm không phải là việc riêng của các cơ quan ở trung ương
hay ở các cơ quan chính quyền cấp cơ sở. Tùy theo quy mô cũng như tính
chất của việc phòng ngừa tội phạm mà các cơ quan có thẩm quyền có thể
xây dựng các chương trình, biện pháp phòng ngừa ở các cấp độ khác nhau
từ cấp độ phạm vi quốc gia đến các cấp độ thấp hơn như phòng ngừa tội
phạm trên địa bàn tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn, cụm dân cư, tổ dân phố.
Việc xây dựng các chương trình , biện pháp phòng ngừa tội phạm phải chú ý
đến đặc điểm riêng về địa lý,dân cư, phong tục, tập quán trên từng địa bàn,
lãnh thổ cũng như phải bám sát vào các vấn đề tình hình tội phạm, nguyên
nhân của tội phạm trên địa bàn, lãnh thổ đó. Trong luận văn tác giả đã chú ý
đến sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, khu vực ngoại thành
và nội thành để đề xuất những giải pháp riêng phù hợp.
- Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành

13


Đây là hoạt động phòng ngừa tội phạm của các chủ thể khác nhau, căn cứ
vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm

ngăn chặn hoặc hạn chế tội phạm xảy ra. Đây thực chất là những hoạt động
phòng ngừa tội phạm khá cụ thể ở những lĩnh vực nhất định.

KẾT LUẬN
Tóm lại, luận văn của thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà là một luận văn nghiên cứu
tình hình tội phạm giết người nói chung cũng như các biện pháp ngăn ngừa
loại tội phạm này mang tính khoa học cao, lý luận và thực tiễn thuyết phục.
Qua công trình nghiên cứu của tác giả giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các biện pháp ngăn chặn loại tội
phạm này. Điều đáng nói ở đặc điểm diễn biến của loại tội này là mức độ
ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Bởi vậy, các giải pháp ngăn
ngừa các tội phạm giết người phải nhanh chóng được các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền liên quan và tất cả mọi người dân nắm bắt và áp dụng vào
thực tiễn một cách triệt để và linh hoạt thay đổi để phù hợp với thực tiễn tội
phạm giết người diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng cũng
như cả nước nói chung.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tội phạm học. Trường Đại học luật Hà Nội. NXB Công an
Nhân Dân, Hà Nội 2003.
2. Tội phạm học nhập môn. TS. Dương Tuyến Miên. NXB Công an Nhân
Dân Hà Nội, 2009.
3. Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An : Luận
văn thạc sĩ luật học / Nguyễn Thị Ngọc Hà; Người hướng dẫn: TS Dương
Tuyết Miên

15




×