Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.7 KB, 12 trang )

Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................11

LỜI MỞ ĐẦU
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của con người ngày
16/12/1966 tuyên bố: “Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị giam cầm
bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường”. Đây là cơ sở pháp lý vững
chắc, khẳng định quyền được bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ
quan tố tụng gây ra là một trong những quyền cơ bản về dân sự, chính trị của con
người. Ghi nhận quyền này, pháp luật Việt Nam cho ra đời Luật TNBTCNN trong
đó quy định vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động TTHS, nhằm mục đích
nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân; bảo đảm hiệu quả hoạt động
và tính độc lập của các cơ quan tư pháp; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trong đó, vấn đề xác định phạm vi
TNBTCNN trong hoạt động TTHS là một nội dung rất quan trọng. Trên cơ sở
tham khảo nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, em xin đi sâu vào tìm
hiểu đề tài: “Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động tố tụng hình sự”.

NỘI DUNG
I, Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng
hình sự.
1.1, Khái niệm
- Trước tiên, cần hiểu như thế nào là hoạt động TTHS? TTHS là trình tự tiến
hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án hình sự). TTHS bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ
quan và tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật
TTHS.




Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Tiếp theo, từ khái niệm về TNBTCNN nói chung, ta có thể xây dựng nên
khái niệm về TNBTCNN trong hoạt động TTHS như sau: đó là trách nhiệm pháp
lý trong việc người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có lỗi gây thiệt
hại và phải bồi thường, nhằm bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, tinh th ần
và khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm cho người bị thiệt hại.
1.2, Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt
động tố tụng hình sự
Như ở phần lời mở đầu đã giới thiệu, Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị của con người là cơ sở pháp lý vững chắc để pháp luật các nước quy
định về chế định TNBTCNN. Và nó đã được ghi nhận trong văn bản có giá trị cao
nhất đó là Hiến Pháp Việt Nam 1992 tại Điều 72: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị
truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và
phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét
xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” và tại Điều 74:“Mọi
hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và
của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền
được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”.
Bộ luật TTHS năm 2003 đã ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại và
phục hồi danh dự, uy tín cho người bị oan tại Điều 29: “Người bị oan do người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt
hại và phục hồi danh dự, quyền lợi. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố
tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi
cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”
Và cụ thể hóa những quy định trên luật TNBTCNN đã quy định trách nhiệm
bồi thường của nhà nước trong hoạt động TTHS, đồng thời hướng dẫn chi tiết hơn
tại Nghị định 16/2010/NĐ-CP. Trong luật này quy định một vấn đề rất quan trọng

đó chính là phạm vi TNBTCNN trong hoạt động TTHS, trước khi nghiên cứu về
phạm vi này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm của TNBTCNN trong hoạt
động TTHS.


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1.3, Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng
hình sự
TNBTCNN trong hoạt động tố tụng được đặt ra với cả ba lĩnh vực là tố tụng
hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Trong đó, trách nhiệm bồi thường
trong hoạt động TTHS mang một số đặc trưng cơ bản như sau:
- TNBTCNN trong hoạt động TTHS được đặt ra mà không cần xét đến hành
vi trái pháp luật và yếu tố lỗi của người tiến hành TTHS.
Nếu như TNBTCNN trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính, thi hành án, yêu cầu phải đáp ứng đủ bốn điều kiện: có hành vi
trái pháp luật, có thiệt hại thực tế, có lỗi của người gây thiệt hại, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra; thì trong hoạt động
TTHS lược bỏ đi hai yếu tố là hành vi trái pháp luật và lỗi. Sở dĩ có sự khác biệt
này là do các biện pháp TTHS để giải quyết vụ án rất dễ xâm phạm đến quyền con
người, hạn chế quyền công dân… Do đó, nhà nước sẽ bồi thường đối với những
thiệt hại do người tiến hành TTHS gây ra nếu những thiệt hại đó thuộc phạm vi
TNBTCNN mà không cần biết thiệt hại đó có phải do hành vi trái pháp luật và có
lỗi của người tiến hành TTHS gây ra hay không. Đây là một quy định đặc thù về
TNBTCNN trong TTHS, thể hiện chính sách quan tâm, bảo vệ đến quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong TTHS.
- Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với quyết định, hành vi của
người tiến hành TTHS thuộc phạm vi TNBTCNN quy định trong Điều 26 Luật
TNBTCNN. Đặc điểm này chính là nội dung mà bài viết sẽ đi sâu phân tích.
- TNBTCNN trong TTHS chỉ phát sinh khi các quyết định, hành vi của
người tiến hành TTHS gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại.

- Các quyết định, hành vi của những người tiến hành TTHS chỉ làm phát
sinh TNBTCNN khi được xác định trong bản án, quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong hoạt động TTHS.
Trên đây là bốn đặc điểm cơ bản của TNBTCNN trong hoạt động TTHS, từ
cơ sở này, chúng ta sẽ đi phân tích về phạm vi TNBTCNN.
II, Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng
hình sự.


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Phạm vi trách nhiệm bồi thường được hiểu là các trường hợp được pháp luật
quy định, mà khi phát sinh trên thực tế thì nhà nước có nghĩa vụ bồi thường. Theo
Điều 26 Luật TNBTCNN, phạm vi TNBTCNN trong hoạt động TTHS bao gồm:
2.1, Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt
động TTHS huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật;
Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn trong TTHS, theo Điều 86
Bộ luật TTHS: “tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối
với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Khi cơ quan, người tiến hành TTHS áp
dụng biện pháp này rất dễ xâm phạm đến quyền tự do cá nhân và ảnh hưởng đến
tâm lý, sức khỏe của các đối tượng trên. Chính vì vậy, khi xác định được ba yếu tố
sau thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị tạm giữ:
- Người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
- Có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền,
- Xác định có thiệt hại thực tế do việc tạm giữ gây ra.
Có thể thấy, Luật TNBTCNN quy định như trên để bảo vệ kịp thời quyền
con người, quyền công dân trong trường hợp này. Lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn
quy định trên: Ngày 12/11/2010 ông Võ Văn Hùng (tại ấp 4, xã Xuân Tâm, huyện
XuânLộc, Đồng Nai) bị công an xã Xuân Tâm đến nhà đọc lệnh bắt về “tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”. Ông bị tạm giữ 3 ngày và sau đó
được trả tự do vì qua điều tra, xác minh, công an đã xác định ông bị bắt oan vì
trùng họ tên (nhưng năm sinh, quê quán và hình ảnh không giống); đồng thời cơ
quan điều tra đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ. Trong trường hợp này,
ông Võ Văn Hùng được bồi thường thiệt hại.
Ở ví dụ trên cho thấy, việc ông Hùng được bồi thường là hoàn toàn chính
đáng vì trên thực tế, ông Hùng không vi phạm pháp luật, công an xã Xuân Tâm
cũng đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, hơn nữa việc bị tạm giữ 3 ngày,
gây tổn thất về tinh thần; tổn hại sức khỏe; mất thu nhập thực tế của ông.
2.2, Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình
phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
Khoản 2 Điều 26 Luật BTTNCNN có hai trường hợp:
 Trường hợp một: Người bị tạm giam.
Theo Điều 88. Bộ luật TTHS: “Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị
can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
- Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
- Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật
hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể
trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”
Đối tượng của tạm giam là những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người
đã bị tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 88 thì
với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng
tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm
giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ một số trường hợp được quy định
rõ trong điểm a, b, c khoản này.

Nhận thấy, biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất trong các
biện pháp ngăn chặn của TTHS. Nó tước đi quyền tự do, quyền chính trị của một
con người trong một thời gian, họ bị cách ly, biệt lập với xã hội, bị hạn chế rất lớn
về quyền công dân, do đó để bảo vệ quyền của người bị tạm giam, Luật
TNBTCNN đã quy định khi có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động TTHS xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì
người bị tạm giam được nhà nước bồi thường; ngay cả trường hợp bị can đã thi
hành án tử hình Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm công khai xin lỗi và bồi thường
thiệt hại cho thân nhân.
Ví dụ: Ngày ngày 27/8/2010, nữ sinh V bị Nguyễn Văn Hưởng thực hiện
hành vi hiếp dâm. Sau khi bị gia đình V phát hiện, Hiển muốn được thỏa thuận bồi
thường về vật chất cho gia đình V. Bà Bùi Thị Đức là mẹ V đồng ý mức bồi
thường là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, vào ngày 1/9/2010, cơ quan CSĐT đã bất ngờ
ra quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam cô giáo Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Sau 23 ngày bị tạm giam oan, cô giáo Đức đã được trả tự do, và có quyết định của


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
cơ quan có thẩm quyền trong TTHS xác nhận bà Đức không thực hiện hành vi
phạm tội. Vụ án này có quá nhiều vi phạm về thủ tục TTHS. Thực tế, trường hợp
này đã được nhà nước bồi thường 30 triệu đồng và công khai xin lỗi cô Đức tại
chính quyền địa phương và đơn vị nơi cô Đức công tác.
 Trường hợp hai: Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt
tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử
hình.
Nếu như có bản án, quyết định của tòa án tuyên bố bị cáo không có tội đối
với các trường hợp: người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân;
đã chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn, người đã bị kết án tử hình, người đã
thi hành án tử hình; thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Ở đây, “không có tội” được hiểu theo hai trường hợp đó là:

- Không có sự việc phạm tội: Đây là trường hợp người bị thiệt hại không
thực hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào, họ đã bị áp dụng các thủ tục TTHS
một cách oan uổng.
Ví dụ: Kỳ án vườn mít: Lê Bá Mai - người mà Tòa án Nhân dân tỉnh Bình
Phước và Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh
tuyên án tử hình về hai tội “Hiếp dâm và giết người” cách đây gần 7 năm, sau đó
vào ngày 24/5/2011 Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử lại và tuyên vô tội.
Trong trường hợp này, Lê Bá Mai được cơ quan có thẩm quyền trong TTHS xác
định không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nào nhưng lại bị kết án cho nên
được bồi thường thiệt hại do thi hành án oan.
- Hành vi không cấu thành tội phạm: Đây là trường hợp người bị thiệt hại có
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự mà chỉ phải chịu xử lý về hành chính, dân sự hoặc bị xử lý kỷ luật.
Việc áp dụng các biện pháp của TTHS trong trường hợp này là không tương xứng
với tính chất, mức độ vi phạm của hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến quyền công dân. Chính vì vậy, khi có quyết định của cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định hành vi không cấu thành tội
phạm thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị oan.


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Ví dụ: ngày 23/11/2011 Cao Xuân Phương bị tòa án nhân dân huyện Đô
Lương tuyên phạt 6 tháng tù giam cho hưởng án treo vì “tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản” của chị Nguyễn Thùy Hoa. Phương kháng cáo, tòa phúc thẩm xét xử lại vụ
án và đưa ra phán quyết Phương không phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do
giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000đ. Hành vi này của Phương chỉ bị xử phạt
hành chính, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, nhà
nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian mà Phương bị
phạt án treo vì trong thời gian đó quyền con người bị hạn chế.
2.3, Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án

Với nhóm đối tượng này, Luật TNBTCNN chia tách thành các trường hợp
như sau:
 Tại khoản 3 Điều 26 Luật TNBTCNN quy định trách nhiệm bồi thường đặt
ra trong trường hợp: “Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm
giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không
thực hiện hành vi phạm tội”
Có thể hiểu đây là trường hợp người bị thiệt hại tuy không bị áp dụng các
biện pháp ngăn chặn trong TTHS, không bị kết án phạt tù có thời hạn nhưng họ đã
bị khởi tố, truy tố, xét xử hoặc thi hành án (như cảnh cáo, hình phạt tù cho hưởng
án treo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, quản chế, cấm cư trú, phạt tiền hoặc tịch
thu tài sản). Do đó, khi xác định oan sai và có bản án, quyết định của cơ quan
trong TTHS xác nhận người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì nhà nước có
trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: năm 2007 Nguyễn Thành Hải và Nguyễn Thị Thơm bị TAND TP
HCM tuyên phạt mỗi người 2 năm tù và cho hưởng án treo về “tội cưỡng đoạt tài
sản của công dân”. Năm tháng sau, tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, giao về
cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại. Ngày 11/9/2010, VKSND TP HCM có quyết định
đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra 2 bị can, đồng thời yêu cầu phục hồi các quyền lợi
hợp pháp cho hai người. Trong trường hợp này, Hải và Thơm được nhà nước bồi
thường thiệt hại cho thời gian mà họ thi hành án tù treo.
 Tiếp theo, khoản 4 Điều 26 quy định: “Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định
người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít
hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại
tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với

mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành”
Ví dụ: 14/2/2009, Nguyễn Trung Đức bị tòa án nhân dân huyện Từ Liêm
tuyên phạm hai tội: trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) và tội cố ý gây thương tích
(Điều 103 BLHS) tổng hình phạt là ba năm tù. Đức đã kháng cáo và tòa án phúc
thẩm xác định Đức không phạm tội cố ý gây thương tích do tỉ lệ thương tật của
nạn nhân bị giám định sai (dưới 11%). Tòa phúc thẩm tuyên Đức phải chịu hình
phạt 2 năm tù giam đối với tội trộm cắp tài sản. Đức đã ngồi tù 27 tháng. Như vậy,
nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho Đức tương ứng với 3 tháng tù giam vượt
quá so với mức hình phạt mà Đức phải chịu.
 Khoản 5 Điều 26 quy định: “Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội
trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản
án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác
định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những
tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng
với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội
mà người đó phải chấp hành”
Ví dụ: 7/2009, ông Trịnh Quang Thật bị TAND tỉnh Ninh Thuận tuyên án tử
hình vì hai tội giết người và cướp tài sản xảy ra tại thôn Vạn Phước. Bản án có
hiệu lực nhưng chưa thi hành, ông Thật kháng cáo, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân
tối cao xác định không đủ chứng cứ buộc tội ông Thật giết người mà chỉ phạm tội
cướp tài sản, mức hình phạt là 1 năm. Tuy nhiên ông Thật đã bị tạm giam 18
tháng. Rõ ràng, thời gian tạm giam của ông Thật đã vượt quá 6 tháng do đó ông sẽ
được nhà nước bồi thường tương ứng với khoảng thời gian vượt quá hình phạt này.
 Khoản 6 Điều 26 quy định: “Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã
tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị

tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời
gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của
những tội mà người đó phải chấp hành”
Ví dụ: ngày 30/1/2008 Phạm Tiến Tài bị tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý
tuyên phạt 26 tháng tù giam về “tội buôn lậu”, cộng thêm 36 tháng tù giam về “tội
hủy hoại rừng” do tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt. Tổng hợp hình phạt
là 5 năm 2 tháng tù giam. Sau 3 năm ngồi tù thì Chánh án tòa án nhân dân tối cao
kháng nghị giám đốc thẩm bản án của TAND tỉnh Thanh Hóa. TAND xét xử giám
đốc thẩm hủy bản án của TAND tỉnh Thanh Hóa và đình chỉ vụ án, tuyên Tài
không phạm “tội hủy hoại rừng”. Như vậy, Tài chỉ chịu hình phạt 26 tháng về tội
buôn lậu. Trong trường hợp này Tài được nhà nước bồi thường thiệt hại cho 10
tháng tù giam vượt quá so với mức hình phạt.
2.4, Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên,
tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này thì được bồi thường.
Theo Điều 144 BLTTHS cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể thu giữ thư
tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm; tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét (Điều 145);
kê biên tài sản (Điều 146); tịch thu tài sản (Điều 267) nếu có căn cứ cho rằng đây
là các chứng cứ liên quan đến vụ án, để đảm bảo thi hành án hình sự hoặc để thi
hành các bản án, quyết định hình sự. Tuy nhiên sau cơ quan có thẩm quyền xác
định không có hành vi phạm tội, mà việc áp dụng các biện pháp trên gây thiệt hại
cho tổ chức các nhân thì nhà nước phải bồi thường. Các thiệt hại này là có thể tính
toán được bằng tiền vì đây là những tài sản lẽ ra đã được khai thác, sử dụng nhưng
đã bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý. Việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch
thu, xử lý có thể gây ra thiệt hại một cách trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản đó
hoặc có thể gây thiệt hại gián tiếp đến những lợi ích mà tài sản đó có thể mang lại
và có thể chứng minh được.
Ví dụ: Rất nhiều vụ án, khi tòa án tuyên bị cáo phạm nhóm tội về sở hữu
như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản… thì hầu
như bị kê biên tài sản có liên quan đến vụ án. Cho nên khi có bản án, quyết định



Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
của cơ quan có thẩm quyền trong TTHS xác định người đó không thực hiện hành
vi phạm tội, đồng thời xác định do việc kê biên tài sản mà gây thiệt hại cho tổ
chức, cá nhân thì nhà nước phải bồi thường những thiệt hại đó.
III. NHẬN XÉT
Như vậy, thông qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu về các trường hợp được
nhà nước bồi thường thiệt hại trong hoạt động TTHS. Từ các trường hợp này đã
khái quát nên phạm vi TNBTCNN. Có thể thấy, Luật TNBTCNN đã đạt được
những kết quả nhất định đối với hoạt động bồi thường trong TTHS.
Thứ nhất, Luật đã xác định rõ phạm vi TNBTCNN trong hoạt động TTHS.
Qua phân tích ở mục II đã chứng minh cho nhận định trên, quy định của luật về
vấn đề trên rất rõ ràng, chi tiết, đồng thời không thiếu tính tổng quát; điều này góp
phần đưa quy định của luật áp dụng vào thực tiễn dễ dàng hơn cho cả người bị
thiệt hại lẫn người thi hành công vụ trong việc bồi thường. Không những quy định
các trường hợp nằm trong phạm vi được nhà nước bồi thường, Điều 27 của Luật
TNBTCNNN còn chỉ ra các trường hợp không được nhà nước bồi thường trong
hoạt động TTHS. Việc đưa ra những quy định này góp phần cụ thể hóa hơn nữa về
phạm vi bồi thường trong hoạt động TTHS, tránh sự nhầm lẫn và áp dụng bồi
thường sai cho một số trường hợp.
Thứ hai, so với Nghị quyết 388 trước đây thì Luật TNBTCNN đã mở rộng
phạm vi TNBTCNN trong hoạt động TTHS. Cụ thể ngoài 4 trường hợp được giữ
nguyên như ở Điều 1 của Nghị quyết 388 còn quy định thêm 3 trường hợp tại
khoản 4, 5, 6 Điều 26. Việc mở rộng phạm vi được bồi thường đã cho thấy bước
phát triển trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, tạo ra
tính công bằng, dân chủ hơn.
Thứ ba, Luật TNBTCNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, cho đến nay đã giải
quyết các vụ việc bồi thường một cách nhanh chóng, chính xác hơn cho các đối
tượng bị thiệt hại trong TTHS. Không những thế, nó còn nâng cao hiệu quả hoạt

động, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan tiến hành TTHS trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.


Bài tập học kỳ môn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì TNBTCNN trong hoạt động
TTHS còn tồn tại bất cập hạn chế. Có nhiều trường hợp thuộc phạm vi được bồi
thường thiệt hại tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân như thủ tục bồi thường, sự cản trở
từ phía cơ quan chức năng… mà họ không được bồi thường hoặc bồi thường
không thỏa đáng so với những thiệt hại phải gánh chịu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
- Bộ luật Hình sự năm 1999
- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
- Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
- Tập bài giảng: Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trường Đại học
Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân 2011.
- Hoàng Ngọc Hưng – khóa luận tốt nghiệp đề tài: Bồi thường thiệt hại trong
hoạt động tố tụng
- tintuconline.com.vn
- dantri.com.vn
- luathoc.cafeluat.com
- moj.gov.vn
- thuvienphapluat.vn
- .vietlaw.biz




×