Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THỰC TRẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.25 KB, 11 trang )

[Type the document title]

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển
không ngừng mặc dù tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Bên cạnh sự phát
triển mạnh mẽ của thị trường thì những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động
của thị trường bảo hiểm cũng gia tăng, đi kèm với nó là số lượng những vụ tranh chấp về
hợp đồng bảo hiểm cũng ngày một tăng, trong khi cơ chế giải quyết tranh chấp thì còn hoạt
động thiếu hiệu quả. do đó, trong bài này, chúng tôi xin đưa ra tình hình thực tế về tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm, nguyên nhân và một số đề xuất nhằm hạn chế tranh chấp.

NỘI DUNG
I/ KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1. Khái niệm
Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một
khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người
thứ ba trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả
bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ
rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê1.
Theo quy định tại Điều 12, khoản 1,2 Luật KDBH 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010):
“1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm”.
2. Đặc điểm
Bên cạnh các đặc điểm chung của hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm riêng:
Thứ nhất, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm với
bên mua bảo hiểm.


Thứ hai, đây là hợp đồng song vụ: các bên tham gia HĐBH đều có quyền và nghĩa vụ
qua lại lẫn nhau. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và quyền này gắn với
nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên tham gia bảo
hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tương ứng với quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thứ ba, tính đền bù trong hợp đồng hiểm không được xác định ở thời điểm giao kết
hợp đồng (trừ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ). HĐBH được tiến hành theo quy luật số đông
bù số ít. Không phải tất cả mọi người đóng phí đều được nhận tiền bảo hiểm. Chỉ người,
trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, không may gặp rủi ro, tổn thất, bị thiệt hại về tài sản,
tính mạng hoặc làm phát sinh một trách nhiệm dân sự với người thứ ba được trả tiền bảo
hiểm. HĐBH là hợp đồng đúng giá trị.
Thứ tư, đây là hợp đồng mẫu: bên tham gia bảo hiểm không được quyền đàm phán
hay sửa đổi các điều khoản chủ yếu của hợp đồng mà DNBH đã đưa vào hợp đồng mẫu.
Thứ năm, đây là hợp đồng mang tính may rủi: cho DNBH tùy thuộc vào sự kiện bảo
hiểm có xảy ra hay không. Trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng:
- Sự kiện bảo hiểm không xảy ra, DNBH không phải bồi thường;
- Sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH phải gánh chịu tổn thất do rủi ro đó đem lại thay cho bên
được bảo hiểm.
1 Monique

Gaultier, Généralité sur l'assurance, Projet d'assur, L'école supérieur
des Finances et de la Comptabilité de Hanoi - FFSA
[Type the company name]


2

1.1

[Type the document title]


Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm bao giờ cũng thể hiện dưới hình thức văn bản. Tùy loại
nghĩa vụ bảo hiểm mà hình thức hợp đồng bảo hiểm khác nhau.
3. Khái quát về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm chính là sự xung đột, bất đồng ý chí giữa doanh nghiệp
bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm (người mua bảo hiểm, người thụ thưởng, người được
bảo hiểm) trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Nói cách khác, tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm là sự xung đột bất đồng ý chí giữa các bên (doanh
nghiệp bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm) về quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ
hợp đồng bảo hiểm.
Thông thường, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đều xuất phát từ hành vi vi
phạm hợp đồng của một bên hoặc cả hai bên với lỗi cố ý hoặc vô ý nên đã làm trái với điều
khoản đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.
Trên phương diện lý thuyết, một hành vi được coi là vi phạm hợp đồng bảo hiểm khi
hành vi đó thỏa mãn những điều kiện sau:
- Người thực hiện hành vi phải là các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp
và bên tham gia bảo hiểm (bao gồm người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người
thụ hưởng bảo hiểm).
- Hành vi mà chủ thể vi phạm đã thực hiện là trái với các điều khoản mà các bên cam kết
trong hợp đồng bảo hiểm. Để chứng minh một hành vi là trái vối cam kết trong hợp đồng
bảo hiểm thì bên có quyền lợi bị xâm hại bởi hành vi của bên kia phải dẫn chứng về sự tồn
tại một cam kết của người thực hiện hành vi (đó là hợp đồng bảo hiểm và quy tắc điều
khoản bảo hiểm kèm theo hợp đồng bảo hiểm…). Thông thường hành vi làm trái với cam
kết trong hợp đồng bảo hiểm là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ đã cam kết.
- Bên thực hiện hành vi trái cam kết có một lỗi xác định là lỗi cố ý và vô ý…Thông thường
bên có quyền lợi bị xâm hại chỉ cần chứng minh rằng bên đối tác đã không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ như cam kết cũng đủ để dẫn chứng về lỗi của người đó. Bên
thực hiện hành vi trái với cam kết thì phải chứng minh mình không có lỗi bằng cách dẫn
chứng các sự kiện, các quy định bảo vệ mình.

- Hành vi vi phạm đó nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia hoặc xâm hại
đến lợi ích khác như lợi ích xã hội, lợi ích của các tổ chức cá nhân khác.
II. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1. Các loại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
Với đặc thù của hợp đồng bảo hiểm, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm khá phức tạp. Dựa
vào các hành vi vi phạm và nội dung tranh chấp, có thể chia tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
ra thành các nhóm sau:
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin.
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến nghĩa vụ nộp phí
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến nghĩa vụ phòng ngừa và hạn chế tổn thất.
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến việc xác định sự kiện bảo hiểm và trách
nhiệm trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm.
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm là nghĩa vụ đối với cả
hai bên chủ thể hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa vụ này trên thực tế thường dễ vi phạm và tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm phát sinh từ nghĩa vụ này khá phổ biến. Với loại tranh chấp này,
cần phải xác định rõ hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin thuộc về phía doanh
nghiệp bảo hiểm hay bên tham gia bảo hiểm.
[Type the company name]


3
-

-

[Type the document title]

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp
Pháp luật quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm như

sau: doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm bảo hiểm mà
mình sẽ cung ứng cho khách hàng, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và
nghĩa vụ cho bên mua bảo hiểm…
Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp đầy đủ các thông tin
cần thiết cho bên mua bảo hiểm, đặc biệt là trong trường hợp bảo hiểm nhân thọ. Các đại lý
bảo hiểm chủ yếu là cung cấp các thông tin về quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng nhằm
mục đích lôi kéo khách hàng kí hợp đồng bảo hiểm để họ chạy đua theo số lượng hợp đồng
và doanh thu. Nhìn chung, những thông tin cung cấp cho khách hàng có tính bất lợi mà có
thể dẫn đến việc khách hàng chần chứ hoặc từ chối tham gia bảo hiểm ít được các đại lý nêu
ra và giải thích một cách cặn kẽ, thậm chí có doanh nghiệp bảo hiểm còn dung cả đến những
tiểu xảo khác tinh vi mà khách hàng không thể nhận thấy ngay được. Chẳng hạn, trong dự
thảo hợp đồng có quy định số tiền lãi được chia, nhiều công ty đưa ra lãi cao, hấp dẫn,
nhưng không cam kết trong hợp đồng chính thức, nghĩa là về mặt pháp lý, không có gì ràng
buộc công ty phải trả lãi cao cho khách hàng. Có công ty bảo hiểm đã sử dụng những thủ
thuật để thu hút khách hàng bằng việc sẵn sàng chịu lỗ lớn để thông báo mức lãi suất cao
cho một vài năm đầu của hợp đồng. Mức lãi sau này sẽ khó có thể đáp ứng được vì tiền lãi
này phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Trên thực tế, đã có công ty bảo hiểm đã
thông báo mức bảo tức cho khách hàng là 2% nhưng nhiều khách hàng khi nhận tiền bảo
hiểm thì bị công ty trả mức lãi suất thấp hơn so với mức bảo tức đã thông báo.
Có thể nói, trên thực tế vì quyền lợi của mình, doanh nghiệp bảo hiểm đã không cung
cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về sản phẩm, dẫn đến việc khách hàng hiểu không đầy
đủ về sản phẩm bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi
của khách hàng dẫn đến tranh chấp phát sinh sau này.
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm do người mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp
Đối với bên mua bảo hiểm thì nghĩa vụ cung cấp thông tin được quy định cả trước
trong và sau quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng và cả thông tin sau khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Nếu bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì có cách xử lý tương ứng. Bên mua
bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả
tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường. Hoặc bên mua bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ
thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của

doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp người mua bảo hiểm cố ý cung cấp sai sự thật. Hành
vi này có thể xảy ra ở cả giai đoạn kí kết hợp đồng và cả giai đoạn cung cấp tài liệu liên
quan đến sự kiện bảo hiểm. Qua các tình huống cụ thể, việc vi phạm của bên mua bảo hiểm
có thể quy về một trong các hành vi sau:
+ Có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để
được trả tiền bảo hiểm. Trường hợp này hợp đồng bảo hiểm xử lý theo hướng doanh nghiệp
bảo hiểm tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 19 khoản 2 điểm a Luật kinh
doanh bảo hiểm.
+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng bên mua bảo hiểm đã biết rõ sự kiện bảo hiểm sẽ
xảy ra. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
tho Điều 22 khoản 1 điểm c Luật kinh doanh bảo hiểm
[Type the company name]


4

[Type the document title]

+ Bên mua bảo hiểm đã có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp
này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo
Điều 22 khoản 1 điểm d Luật kinh doanh bảo hiểm.
Có thể lấy một ví dụ về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp
thông tin sau đây:
Ngày 7/2/2006, bà Thanh mua bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp của DNBH P cho con trai
là anh Nghĩa với thời hạn 15 năm, tiền bảo hiểm là 150 triệu, bà Thanh luôn đóng phí bảo
hiểm đúng hạn. Đến ngày 5/3/2007, anh Nghĩa đột nhiên qua đời. Giám định pháp y cho
biết nguyên nhân tử vong là do anh Nghĩa đã sử dụng ma túy quá liều và chết do bị sốc

thuốc. Bà Thanh đã yêu cầu công ty P trả tiền bảo hiểm, tuy nhiên công ty P từ chối vì lý do
hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bà Thanh đã kê khai không đúng câu hỏi dành cho người
được bảo hiểm là “bạn đã/đang dùng chất ma túy hoặc chất gây nghiện không?” thì bà
Thanh đã đánh dấu chéo vào ô “không”. Trong khi công ty P đưa ra bằng chứng rằng ngày
12/8/2001 anh Nghĩa đã được gia đình cho đi cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện ma túy.
1.2. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến nghĩa vụ nộp phí
Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo phương thức đã thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm là một nghĩa vụ cơ bản, quan trọng đối với bên mua bảo hiểm. Nếu bên
mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tuyên bố đơn
phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm (khoản 2,3 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm).
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp doanh nghiệp cho người mua bảo hiểm nợ
phí bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, DN bảo hiểm cho rằng, khách hàng chưa
đóng phí nên hợp đồng bảo hiểm đương nhiên bị chấm dứt, trong khi khách hàng khăng
khăng đòi bồi thường, bởi hợp đồng đã ký, đã có giấy chứng nhận bảo hiểm.
Có thể lấy ví dụ trường hợp một đơn vị mua bảo hiểm cho kho hàng của công ty mình.
DN bảo hiểm đã cấp đơn bảo hiểm, nhưng chưa thu được phí. Sau khi kho hàng bị cháy,
chủ kho hàng mới đến đóng phí và nhân viên bảo hiểm vẫn thu phí bình thường.
Đến khi xác định bồi thường thì phát sinh tranh chấp, DN bảo hiểm không chấp nhận
bồi thường và cho rằng, tại thời điểm phát sinh sự kiện bảo hiểm, khách hàng chưa đóng
phí nên chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Trong khi đó, chủ kho hàng thì đòi DN bảo
hiểm bồi thường vì đơn bảo hiểm đã có, phí bảo hiểm đã đóng. Không thể thương lượng,
hòa giải, hai bên đã đưa nhau ra Tòa.
Một trường hợp tranh chấp khác cũng phát sinh từ việc cho nợ phí bảo hiểm, đó là
trường hợp của CTCP Tàu thủy Dung Quất (DQS) mua bảo hiểm cho một tàu chở dầu.
Hợp đồng đã thỏa thuận đóng phí làm 3 lần: khi ký hợp đồng, hạ thủy, bàn giao. Đợt
đóng phí đầu tiên, DQS mới chỉ đóng 2 tỷ đồng và nợ lại 400 triệu đồng. Sau khi hợp đồng
hết hạn, do tàu chưa đóng xong, hai bên lại tiếp tục gia hạn hợp đồng.
Năm 2009, con tàu bị bão làm hư hại và DQS đòi Công ty Bảo hiểm Bảo Minh bồi
thường. Phía Bảo Minh cho rằng, vì DQS không đóng đủ phí nên hợp đồng đơn phương bị
chấm dứt và không chấp nhận bồi thường. Cho đến nay, Tòa án vẫn đang trong quá trình

chuẩn bị các thủ tục để xét xử nên chưa rõ liệu Bảo Minh có phải bồi thường hay không,
song việc nợ phí để lại nhiều rắc rối cho cả hai bên.
1.3. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến nghĩa vụ phòng ngừa và hạn
chế tổn thất
Theo quy định tại Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ
phòng ngừa và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra với đối tượng bảo hiểm: “1. Người
được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ
[Type the company name]


5

[Type the document title]

sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho
đối tượng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối
tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề
phòng, hạn chế rủi ro.
3. Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để
người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp
bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí
bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an
toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.”
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa
vụ này hoặc không thực hiện theo những khuyến nghị mà DNBH đưa ra. Khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm, gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH từ chối bồi thường do bên mua vi

phạm nghĩa vụ, do đó hai bên xảy ra tranh chấp.
Có thể dẫn chứng một sự việc về vấn đề này như sau: Vào hồi 16h ngày 1/8/2008,
mưa lớn xay ra tại TP. HCM làm ngập tầng hầm của ngân hàng Đại Tín làm hư hỏng chiếc
xe Mecerdes của ngân hàng. Tới gnày 4/8, Đại tín mới báo cáo sự việc này với công ty bảo
hiểm AAA và yêu cầu xác nhận thiệt hại và bổi thường do đây là sự kiện rủi ro bất ngờ và
Đại tín đã mua bảo hiểm cho chiếc xe.
Sau khi giám định, công ty bảo hiểm AAA từ chối bồi thường cho Đại tín vì cho rằng
sự việc trên không phải rủi ro bất ngờ.
Trong tình huống này, ngân hàng Đại Tín đã không mẫn cán trong việc phòng ngừa,
hạn chế tổn thất, khắc phục sự cố. Việc nước mưa tràn ngập tầng hầm không phải là yếu tố
bất ngờ không lường trước được bởi lẽ đã có dựa báo trước của Trung tâm Dự báo khí
tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ. Hơn nữa, thời gian ngập là trong giờ hành chính, nên rủi
ro với chiếc xe là rõ ràng và ngân hàng phải thấy được rủi ro đó. Vì vậy, đây không thể coi
là sự kiện bất khả kháng, không thể không khắc phục được. Công ty bảo hiểm AAA không
có trách nhiệm phải bồi thường trong tranh chấp hợp đồng bảo hiểm này
1.4. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến việc xác định sự kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy
định mà khi sự kiện đó xảy ra, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người đc bảo hiểm
Để tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm thì hầu hết các quy tắc, điều khoản bảo hiểm
đều có các quy định về các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. nếu thuộc các trường
hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
Những trường hợp đó thường là sự kiện bảo hiểm xảy ra do thiên tai, chiến tranh, do lỗi cố
ý của người được bảo hiểm, do hành vi trái pháp luật của người được bảo hiểm, …
Việc xác định sự kiện bảo hiểm có xảy ra hay không? Có thuộc trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm hay không? có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định xem DNBH
có phải trả tiền cho bên được bảo hiểm hay không. Tuy nhiên, việc xác định này trên thực tế
cũng đặt ra không ít khó khăn, nhiều trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng bên mua
bảo hiểm có lỗi trong việc gây ra thiệt hại nhưng không thể xác định được…
Một dẫn chứng về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến việc xác định sự kiện

bảo hiểm như sau:
[Type the company name]


6

[Type the document title]

Ngày 25/5/2009 và ngày 22/6/2009, Cty CP Dabaco Việt Nam (viết tắt là Cty Dabaco)
tham gia bảo hiểm hàng hóa của Cty CP bảo hiểm Petrolimex (Pjico), theo đó Pjico nhận
bảo hiểm 6.500 tấn cám gạo chở từ Ấn Độ về bằng tàu Bulk Energy với giá trị hàng hóa là
1,046 triệu USD, tổng số tiền bảo hiểm là 1,157 triệu USD, phí bảo hiểm là 6.366 USD.
Hàng hóa được bảo hiểm chở trên tàu Bulk Energy dự kiến rời cảng Kakinada (Ấn Độ)
ngày 8/6/2009 và cập cảng Hải Phòng ngày 27/6/2009.
Đến 24/6/2009, Dabaco nhận được thông báo của Cty TNHH vận tải môi giới thuê tàu
biển Đông Á Sài Gòn cho biết, dự kiến tàu đến trạm hoa tiêu Hải Phòng ngày 2/7/2009.
Ngày 7/7/2009, Dabaco nhận được công văn từ Chi nhánh Cty Đông Á Sài Gòn tại Hải
Phòng thông báo không liên lạc được với tàu Bulk Energy.
Sau khi việc tìm kiếm không có kết quả, ngày 15/9/2009, Dabaco giao cho Pjico các
chứng từ liên quan để yêu cầu bảo hiểm nhưng Pjico không nhất trí bồi thường.
Điều đáng nói ở đây là không có bất cứ bằng chứng xác đáng nào về việc mất tích của
tàu Bulk Energy:
Theo Công văn số 134/CV-DBCVN ngày 22/7/2009 của Dabaco gửi Bộ Công Thương,
Bộ Ngoại giao, Văn phòng Interpol Việt Nam nêu rõ: “ Ngày 2/7/2009, các chủ hàng trên
tầu đã nhận được thông báo sẵn sàng xếp dỡ do thuyền trưởng tầu Bulk Energy ký gửi,
thông báo tàu đã ở phao số 0 tại cảng Hải Phòng và sẵn sàng vào cảng để dỡ hàng.
Tuy nhiên ngày 7/7/2009, đại lý tàu Bulk Energy thông báo cho các chủ hàng không
thể liên lạc được với tàu cho dù đã dùng tất cả các phương tiện liên lạc khác nhau. Do mâu
thuẫn giữa chủ tầu và người môi giới thuê tàu nên thuyền trưởng đã không cho tàu vào
cảng Hải Phòng dỡ hàng theo đúng lịch trình mà lại cho tàu tới cảng Phòng Thành (Trung

Quốc) và dỡ hàng tại đây.”
Theo báo cáo trung gian thu giữ hàng hóa trên tàu Bulk Energy của Cục Hàng hải
quốc tế (IBM): Từ ngày 1 đến 3/8/2009, tàu Bulk Energy ghé qua cảng Phòng Thành để
chữa bệnh cho kỹ sư và không dỡ hàng, IBM vẫn liên lạc với thuyền trưởng; ngày
25/8/2009, 22 thủy thủ rời tàu tại Singapore, số thủy thủ còn lại rời tàu tại Indonesia; Cục
An ninh của cơ quan hàng hải Panama đã tìm thấy tàu đang nằm ngoài hải phận Jakarta
ngày 30/11/2009.
Còn công văn số 555/VP.Interpol.P2 ngày 22/3/2010 của Tổng cục Phòng chống tội
phạm xác nhận, theo thông tin trao đổi với cảnh sát Malaisia, tàu Bulk Energy được xác
định ở vị trí 2.4 Nautical cảng Jakarta sau đó đến cảng Salaah-Oman, trên tàu có 20 thủy
thủ Ấn Độ cùng 11.600 tấn cám gạo.
2. Vấn đề giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm.
Thực tế cho thấy rằng khi tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm sảy ra thì các bên ít
khi có thể tự thương lượng và giải quyết được với nhau mà các bên thường có xu hướng đưa
vụ tranh chấp đó ra tòa án để giải quyết.Bởi vì khi các bên trong hợp đồng bảo hiểm tranh
chấp với nhau thì họ có sự đối kháng về quyền lợi và nghĩa vụ nên họ rất khó thương lượng
với nhau và để giải quyết vụ tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm thì việc xác định là rất phức
tạp cần phải có chuyên môn và khả năng mới có thể xác định được nên lựa chọn họ cho là
có hiệu quả đó chính là nhờ sự can thiệp của tòa án.Trong thời gian qua thì tòa án được xem
là phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hữu hiệu và số vụ tranh chấp
được đưa ra tòa án giải quyết có xu hướng tăng.Việc giải quyết tranh chấp của tào án đã đạt
được nhiều kết quả và góp phần .Nhưng bên canh việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng
bảo hiểm đang bộc lộ nhiều hạn chế.Bởi vì việc xác định các yếu tố của một hợp đồng bảo
hiểm là rất phức tạp nhất là sự kiện bảo hiểm và mức trả tiền bảo hiểm hay bồi thường bảo
hiểm nên nhiều vụ tranh chấp về bảo hiểm kéo dài rất lâu và việc giải quyết qua nhiều cấp
[Type the company name]


[Type the document title]


7

xét xử.Điều này ảnh hưởng lớn đến những đương sự và không khi không giải quyết dứt
điểm các tranh chấp
III/ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM

1. Nguyên nhân
Như đã phân tích ở trên, tình hình tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hiện nay diễn ra
khá gay gắt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tranh chấp, trong đó có cả nguyên
nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp:
1.1. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trước tiên
phải kể đến là do lỗi của bên mua bảo hiểm. Như đã nói, tình trạng tranh chấp về hợp đồng
bảo hiểm do các bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin diến ra khá phổ biến. Bên mua
bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm
để được trả tiền hoặc bồi thường; hoặc bên mua bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ
thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc có thể làm phát sinh thêm trách
nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, trong một vài
trường hợp bên mua bảo hiểm cũng cấp thông tin sai sự thật là do lỗi vô ý. Vậy thì, trường
hợp nào là do lỗi cố ý, trường hợp nào là do lỗi vô ý, bên mua bảo hiểm phải chứng minh.
Điều này là khó khăn cho bên mua bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. Giải thiết rằng,
có một số thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp là sai sự thật và DNBH có biết được về
những thông tin đó nhưng vấn ký hợp đồng bảo hiểm để thu phí, khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra mới đưa ra căn cứ để chứng minh bên mua bảo hiểm đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp
thông tin để từ chối nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm. khi đó sẽ xảy ra tranh chấp,
và rất khó để chứng minh lỗi của DNBH, và quyền lợi của bên mua bảo hiểm cũng không
được đảm bảo.
- thứ hai là việc vi phạm, không cung cấp thông tin từ phía DNBH. Trên thực tế, nhiều
DNBH không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho bên mua bảo hiểm, đặc biệt là trong

hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Các đại lý bảo hiểm chủ yếu cung cấp các thông tin về quyền
lợi bảo hiểm cho khách hàng nhằm mục đích lôi kéo khách hành ký hợp đồng bảo hiểm để
họ chạy đua theo số lượng hợp đồng bảo hiểm và doanh thu. Những thông tin mang tính bất
lợi mà có thể dẫn đến việc khách hàng chần chừ hoặc từ chối tham gia bảo hiểm ít được các
đại lý nêu ra và giải thích một cách cặn kẽ. Xét trên nhiều phương diện, khách hàng không
có trình độ chuyên môn, không đủ hiểu biết sâu rộng về hợp đồng bảo hiểm nên dù có được
cung cấp đầy đủ thông tin thì họ cũng chưa thể hiểu hết về hợp đồng bảo hiểm chứ chưa nói
đến trường hợp không được cung cấp đầy đủ thông tin. Do đó, khi có sự kiện bảo hiểm phát
sinh mà quyền lợi của người mua bảo hiểm không đươc đảm bảo thì tranh chấp là điều khó
tránh khỏi.
Ngoài ra, có không ít trường hợp DNBH có hành vi lừa dối để ký kết hợp đồng, ví dụ
như ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng mà nghiệp vụ bảo hiểm đó doanh nghiệp
không được phép kinh doanh hoặc trường hợp cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách
hàng không đúng với quy tắc điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính ban hành, phê
chuẩn hoặc đã đăng ký với Bộ Tài chính. Như vậy, trường hợp này quyền lợi của người mua
bảo hiểm cũng không được đảm bảo và sẽ dẫn tới tranh chấp.
Có thể lý giải về những hành vi trên của bên mua bảo hiểm và DNBH là do lợi ích của
họ không đồng nhất, dẫn đến ý kiến không thống nhất về việc đánh giá hành vi vi phạm
hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó. Bên được bảo hiểm bao giờ
cũng mong muốn phần bảo hiểm của mình sẽ nhận lại được nhiều hơn phần giá trị đã bị tổn
[Type the company name]


8

-

[Type the document title]

thất, hoặc mong muốn được nhận bảo hiểm trong mọi trường hợp khi sự kiện bảo hiểm xảy

ra. Bên bảo hiểm thì ngược lại, khi sự kiện xảy ra luôn mong muốn sẽ chứng minh được lỗi
là do sự tắc trách của người được bảo hiểm tự gây ra, làm sao cho phần bảo hiểm phải chi
trả luôn là nhỏ nhất.
1.2. Nguyên nhân gián tiếp
Bên cạnh những hành vi vi phạm của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tranh chấp, còn có những yếu tố khác tác động gián
tiếp gây ra tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
- Thứ nhất, nhiều quy định của pháp luật còn chưa được hiểu thống nhất, dẫn đến mỗi
bên hiểu theo những cách khác nhau nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, từ đó nảy
sinh những bất đồng mâu thuẫn và đi đến tranh chấp.
Hiện nay, pháp luật quy định các bên bảo hiểm nếu muốn không chi trả cho sự kiện
bảo hiểm rủi ro của khách hàng nào thì bắt buộc phải đưa ra các căn cứ hay những lý do
chính đáng. Nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Vì thế, phía bảo
hiểm thường tìm mọi lý do hoặc làm các biện pháp chứng minh sao cho mình không phải bỏ
ra khoản tiền bảo hiểm hoặc chỉ phải bỏ ra một phần nhỏ chi cho sự rủi ro. Còn người được
bảo hiểm khi tổn thất xảy ra tuy số tiền bảo hiểm không bao giờ bằng được thực tế nhưng
họ luôn mong muốn nhân được nó. Trong những trường hợp bị từ chối họ sẵn sàng khiếu
nại tới các cơ quan liên quan để yêu cầu giải quyết.
Một dẫn chứng khác là khoản 1 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định trách
nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm là cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng
bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên
khoản 3, Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định trong trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng thì bên mua bảo hiểm có
quyền đơn phuơng đình chỉ hợp đồng bảo hiểm… nhưng lại không quy định trường hợp nếu
bên bảo hiểm cố ý không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ thì xử lí
như thế nào. Do vậy các chủ thể bảo hiểm thường lờ đi trách nhiệm giải thích, cung cấp
thông tin cho khách hàng.
Thứ hai, Các quy định của pháp luật về bảo hiểm cũng chưa nhiều, hành lang pháp lý cho
hoạt động bảo hiểm chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và nhiều quy định không thể thực hiện
được trên thực tế.

- Thứ ba, bản thân hợp đồng bảo hiểm rất khó hiểu. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng
bảo hiểm gắn liền với những rủi ro tức những biến cố không chắc chắn. Chính vì vậy mà
nhà bảo hiểm khi chấp bút hợp đồng phải đưa ra nhiều tình huống giả định (nếu thế này
thì.., nếu thế kia thì…, ngoại trừ…. v..v…). Điều này làm cho câu văn sử dụng để diễn đạt
luôn phức tạp, hơn nữa, bên bảo hiểm miêu tả các trường hợp giả định ở mức độ khái quát
cao làm người đọc phải cố gắng hình dung ra các trường hợp đó. Tất nhiên, vì trình độ rất
khác nhau và lĩnh vực hoạt động rất khác nhau nên không phải ai nếu không nói là ít người
có thể có trình độ, hiểu biết chuyên môn đầy đủ để hiểu tường tận một cách thống nhất với
nhà bảo hiểm. Hơn nữa, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu, mở sẵn và do nhà bảo
hiểm soạn thảo (và được Bộ tài chính chấp nhận) chứ không phải hình thành từ việc đàm
phán trực tiếp của hai bên như các hợp đồng mua bán khác. Điều này đòi hỏi người mua bảo
hiểm phải đọc thật kỹ để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trước khi ký kết và trong khi thực
hiện hợp đồng bảo hiểm. Nhưng, ngay cả khi đọc kỹ, nếu không có sự giúp đỡ, tư vấn của
người hoạt động chuyên ngành, chưa chắc người mua bảo hiểm có thể hiểu đúng và thống
nhất với bên bán bảo hiểm. Trên phương diện thực tiễn, ngành bảo hiểm là một ngành du
nhập vào nước ta và cũng chỉ mới trong thời gian đầu. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm, đều
[Type the company name]


[Type the document title]

9

dựa theo mẫu của nước ngoài nên khi chuyển đổi ngôn ngữ, một số từ ngữ còn rất mới mẻ
và khó hiểu chưa được bổ sung vào từ điển tiếng Việt phổ thông (trong khi đó vẫn chưa có
từ điển thuật ngữ chuyên ngành bảo hiểm đầy đủ). Xuất phát từ sự khó hiểu đó mà nhiều
trường hợp hai bên có cách hiểu khác nhau về hợp đồng bảo hiểm, dẫn đến mâu thuẫn và
tranh chấp.
- Thứ tư, xuất phát từ bản chất khó hiều của hợp đồng bảo hiểm mà DNBH có “nghĩa
vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo

hiểm...” (khoản 1, Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm). Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo
hiểm chỉ dừng lại ở quy định nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo hiểm mà không nói đến
cách thức giải thích hợp đồng này như thế nào. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải
thích hợp đồng bảo hiểm phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật nếu có, bởi về
nguyên tắc áp dụng luật, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trước hết sẽ chịu sự
điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm. Nếu Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định
hoặc dẫn chiếu đến việc áp dụng luật khác (Bộ luật dân sự và các quy định quy định khác
của pháp luật có liên quan) thì luật khác sẽ được áp dụng. Vấn đề đặt ra là nếu có nhiều văn
bản cùng điều chỉnh vấn đề này thì có thể sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn trong giải thích của
doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua bảo hiểm, kéo theo đó sẽ là tranh
chấp về hợp đồng bảo hiểm,
- Thứ năm, Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm rất đa dạng và phức tạp, Luật kinh
doanh bảo hiểm cũng không quy định được hết một cách chi tiết mọi trường hợp sẽ xảy ra
trong tương lai, do đó mọi quy định chỉ mang tính chất tương đối, không giải thích được cặn
kẽ từng vấn đề dẫn đến việc khó áp dụng. Cũng chính vì vậy mà việc tranh chấp hợp đồng
trong lĩnh vực này xảy ra khá nhiều.
- Thứ sáu, do chênh lệch về mức độ am hiểu pháp luật, nhận thức chuyên môn giữa
khách hàng tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm hầu như
đều chủ động trong các hoạt động kí kết hợp đồng bảo hiểm, lại là những người có kiến
thức chuyên sâu về đối tượng bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm,… trong khi người mua bảo
hiểm gần như không có kiến thức về vấn đề này, nếu không có chuyên gia tư vấn thì có thể
không thể hiểu hết được. Vì vậy có nhiều trường hợp DNBH lợi dụng sự không am hiểu của
khách hàng, có hành vi vi phạm quyền lợi của khách hàng dẫn đến tranh chấp.

2. Giải pháp hạn chế tranh chấp
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy những vấn đề liên quan đến bản chất phức tạp
của hợp đồng bảo hiểm hay đối tượng của hợp đồng bảo hiểm đa dạng, phức tạp,… rất khó
để khắc phục. Do đó, cần chú trọng những giải pháp hạn chế tranh chấp liên quan đến vấn
đề quy định của pháp luật hay sự quản lý của nhà nước, …
Về phía Nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm:

- Hoàn thiện khung pháp lí cho hoạt động bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm
nói riêng. Ví dụ như cần chú trọng đến các quy định có tính chất đảm bảo gián tiếp các
nguyên tắc trong hoạt động bảo hiểm là “nguyên tắc trung thực tuyệt đối” và “nguyên tắc
hợp tác vì mục tiêu bảo hiểm”. Chẳng hạn có thể quy định trường hợp chết do bệnh ung thư
hoặc bệnh hiểm nghèo khác có thể mua bảo hiểm nhân thọ nếu người được bảo hiểm đã biết
về căn bệnh đó với thời gian bảo hiểm là 6 tháng hoặc 1 năm. Quy định như vậy sẽ có thể
hạn chế được tình trạng vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc lừa dối của người mua
bảo hiểm, qua đó hạn chế tranh chấp phát sinh cũng như việc DNBH không phải tốn nhiều
chi phí cho việc điều tra, xem xét khi trả tiền bảo hiểm.
- Việc thông tin và giáo dục về bảo hiểm cũng như pháp luật bảo hiểm cần được tăng
cường và phổ biến rộng rãi ( các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn và xuất bản các
[Type the company name]


[Type the document title]

10

ấn phẩm có liên quan, biên soạn từ điển bảo hiểm…). Một biện pháp hiệu quả là có thể tập
hợp hoá các vụ việc điển hình mà DNBH đã bồi thường, từ chối bồi thường, hoặc vụ tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm để mọi ng cùng tham gia tranh luận làm sáng tỏ hoặc để đạt mục
đích giới thiệu tuyên truyền, hoặc để răn đe các hành vi vi phạm của khách hàng tham gia
quan hệ bảo hiểm, qua đó hạn chế tranh chấp xảy ra.
- Tạo điều kiện khuyến khích mạng lưới trung gian bảo hiểm phát triển dưới hình thức
môi giới bảo hiểm, đại lí độc lập để giúp người dân tiếp cận bảo hiểm một cách dễ dàng và
bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Cần cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ tới khách hàng những vấn đề liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm, phạm vi, nguyên tắc bảo hiểm… để khách hàng có những nhận
thức đầy đủ nhất về hợp đồng mà mình sẽ kí kết.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ- nhân viên. Các cán bộ, nhân viên
của doanh nghiệp bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung của hợp
đồng bảo hiểm. Do đó, để hợp đồng bảo hiểm trở nên đơn giản, dễ hiểu và chặt chẽ hơn, cần
thiết phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, hiểu rõ về bản chất của các loại hình
bảo hiểm. Ngoài ra, họ còn có thể đóng vai trò giải thích về hợp đồng bảo hiểm cho người
mua bảo hiểm, nhằm giúp người mua hiểu rõ và thống nhất với doanh nghiệp về nội dung
hợp đồng khi hợp đồng chưa được giao kết; hoặc giúp người mua bảo hiểm giải đáp thắc
mắc khi có thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm, dẫn đến hai bên phát sinh mâu
thuẫn. Trong trường hợp này, cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất
lớn trong việc không để tranh chấp xảy ra.
- Tăng cường hệ thống đại lí bảo hiểm về trình độ đạo đức nghề nghiệp để phục vụ tốt
và tận tâm cho khách hàng bảo hiểm. hiện nay, khách hàng đa số là người có hiểu biết ít về
bảo hiểm và pháp luật bảo hiểm, những kiến thức của họ chủ yếu do đại lý bảo hiểm cung
cấp trong quá trình ký kết và thực hiện hơp đồng, do đó, đại lý bảo hiểm có trình độ chuyên
môn cao, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ giúp người mua bảo hiểm biết rõ quyền và
nghĩa vụ của mình và tuân theo các quy định đó. Đại lý bảo hiểm còn là người tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Vì vậy, nâng cao trình độ,
đạo đức nghề nghiệp của đại lý bảo hiểm cũng góp phần không nhỏ hạn chế tranh chấp về
hợp đồng bảo hiểm.
Đối với bên mua bảo hiểm:
- Bên tham gia bảo hiểm cần dành nhiều thời gian trong việc tìm hiểu thông tin và thủ
tục kí kết hợp đồng bảo hiểm, trong đó cần chú ý đến sự phù hợp giữa yêu cầu bảo hiểm,
đối tượng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm được áp dụng so với nhu cầu thực tế của mình.
- Phải chú ý đến đặc thù của đối tượng được bảo hiểm qua thực tế hoạt động để chủ
động đánh giá những rủi ro đặc thù của loại hàng hóa, dịch vụ đang yêu cầu bảo hiểm, qua
đó sẽ giúp người yêu cầu bảo hiểm tìm kiếm sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất cho hàng
hóa, dịch vụ của mình.
- Chú ý đòi hỏi trách nhiệm rõ ràng của các chủ thể bảo hiểm trong việc giải thích các
nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt về phạm vi bảo hiểm, các điểm loại trừ
( chung và riêng), các cam kết giải quyết bồi thường.

- Chú ý tìm hiểu thủ tục, thời gian khiếu nại vầ giải quyết bồi thường bảo hiểm và
thực hiện đúng các chỉ dẫn trong quá trình khiếu nại bồi thường bảo hiểm. Trong trường hợp
cần thiết, nên có sự trợ giúp của các nhà tư vấn, luật sư có kinh nghiệm thay mặt thực hiện.

KẾT LUẬN
[Type the company name]


11

[Type the document title]

Thực tế hiện nay cho thấy, tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm còn diễn ra rất phổ biến,
đặc biệt là những vụ trục lợi bảo hiểm. do đó, trong thời gian tới, khi mà thị trưởng bảo
hiểm Việt Nam ngày một phát triển, nhà nước cũng như các cơ quan có liên quan cần chú
trọng đến việc ngăn ngữa những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm, cũng là góp phần
hạn chế tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm.

[Type the company name]



×