Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.06 KB, 21 trang )

LUẬT DÂN SỰ - MODULE 2 - KHÓA 35

BÀI TẬP LỚN/HỌC KÌ

Đề bài: Đề số 13: Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả.

Bài làm:
I.

MỒ MẢ
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thức tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức

cộng đồng trong xã hội truyền thống. Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tín ngưỡng gốc
xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt
tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng
khác. Chúng ta coi việc thờ cúng tổ tiên cũng chính là việc cầu xin ông bà phù hộ
cho gia đình, dòng họ; cho sự trường tồn của quốc gia, cho “quốc thái dân an”.
Pháp luật thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng của công dân; việc thờ cúng tổ tiên là
tự nguyện, không hề có sự áp đặt. Trong gia đình Việt thì lo mồ mả cho những
người thân đã chết cũng là một trong những phong tục được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Việc xây cất mồ mả cho những người thân đã chết thể hiện sự
tôn trọng, tình cảm của người sống đối với người đã khuất, và mong muốn nhờ
người khuất “phù hộ độ trì” cho con cháu ăn nên làm ra.
Đa số ở các nơi đều có phong tục lập mồ mả cho người chết, theo Việt Nam
phong tục của Phan Kế Bính: “Người mất sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài
năm nữa thì con cái lo việc cải táng”, người Việt có phong tục cải táng người chết.
Tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại có cách mai táng cho người chết khác nhau, như
tục chôn những người chết trong nhà mả ở dân tộc J’rai, tỉnh Gia Lai; tục hỏa táng
trong tang lễ của người Thái, tỉnh Yên Bái…Tuy mỗi địa phương có một phong
tục khác nhau nhưng nhìn chung đa số người Việt đều lập mồ mả cho người thân


thích.

Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 1


Có định nghĩa cho rằng: “Mồ mả là nơi được dùng để chôn thi thể hoặc hài
cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân”.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt thì: “mồ mả là nơi chôn cất thi
thể”.Trong định nghĩa này, nội hàm của khái niệm bị bó hẹp, chưa thể hiện được
bao quát các trường hợp khác, như việc chôn cất hài cốt.
Tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP của chính phủ ngày 25/3/2008 về xây
dựng, quản lí và sử dụng nghĩa trang không có khái niệm “mồ mả”, chỉ có khái
niệm “Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người” (Khoản 4 Điều
2)
Theo Phong thủy: “Âm trạch: Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi
là mồ mả”. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt
về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
Thực tế có thể thấy khái niệm “mồ mả” là khái niệm ghép của hai khái niệm
“mồ” và “mả”. Có thể hiểu “mả” nơi táng thi hài còn “mồ” là nơi táng hài cốt của
một người. Bộ Luật Dân sự 2005 đã gộp chung hai khái niệm này thành khái niệm
“mồ mả”. Trên thực tế nếu bóc tách hai khái niệm này cũng rất khó bởi ở một số
vùng miền tục chôn cất của người chết được thực hiện một lần (không có tục bốc
mộ) nên khó có thể phân biệt “mồ” và “mả”. Điều này cũng có thể thấy trong quy
định của pháp luật dân sự nhiều khi sự bóc tách khái niệm sẽ rất khó khăn cho việc
áp dụng pháp luật, chẳng hạn đối với di sản dùng vào việc thờ cúng. Trong khái
niệm này cũng có hai loại di sản là “di sản dùng để thờ” và “di sản dùng để cúng” .
Sự bóc tách này rất khó để phân biệt nên pháp luật lựa chọn việc thống nhất trong
việc quy định “di sản dùng vào việc thờ cúng”
Theo Phong Thủy, Việc đi tìm thế đất tốt để chôn người chết, chẳng khác
người sống đi tìm đất cất nhà.Mọi người cũng xem hướng đặt mả, chọn ngày tháng

năm mà xây mả (nếu người chết được tuổi, tức trong năm đó không kiêng kỵ về
xây dựng, trong 49 ngày đầu tiên có thể lập mộ, còn sau đó phải xem ngày tháng
năm như người sống) bằng Tứ Kim Lâu, Lục Hoang Ốc, ngày, tháng Hoàng Đạo
v.v…
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 2


Thế đất tốt dùng cho âm trạch là nơi khô ráo, trong “Lã Giám – Tiết tang
thiên” viết : “Chôn cạn thì hay bị cầy cáo bới ăn xác, chôn sâu chạm nước mạch,
do vậy phải chôn trên gò cao, để tránh nạn cầy cáo và nạn đầm nước, xác mau
thối rửa là không thích hợp”.
Khi có tục chôn cất hình thành, người xưa (qua phát hiện các ngôi mộ cổ tại
Hà Nam và Vân Nam bên Trung Quốc) thường chôn người chết quay mặt nhìn về
hướng Nam hoặc chếch về hướng Tây. Tìm thấy ở Bán Pha, Tây An thời văn hóa
Ngưỡng Thiều – nền văn hóa cổ đại ở lưu vực sông Hoàng Hà, thời đồ đá mới – có
250 ngôi mộ đều quay mặt về hướng Tây. Tại Vân Nam, phát hiện 200 ngôi mộ
thời Xuân Thu đầu quay về hướng Nam, chân xuôi hướng Bắc. Một phát hiện khác
tại Hà Nam, có 114 ngôi mộ thời kỳ đồ đá đầu quay chệch về hướng Tây – Tây
Nam). Thời Minh – Tống bên Trung Quốc, người ta làm quan tài dầy 3 tấc để xác
bị thối rửa lâu hơn, áo liệm đến 3 lớp đủ che đậy. Khi chôn phía dưới áo quan
không có nước, phía trên không thông với mùi xú uế trên mặt đất. Thuật phong
thủy cho rằng, khi an táng đầu chếch về Tây hay Tây Nam, chôn sâu mà không
đụng mạch nước ngầm là tốt. Còn khi cải táng cho một huyệt mộ vì một lý do nào
đó, ngoài việc đi tìm đất táng, thân nhân cần có chút hiểu biết khi thực hiện phần
công việc cải táng này.
Thông thường muốn cải táng cho một ngôi mả, ít nhất cũng sau ba năm kể
từ ngày chôn cất, bởi khi ấy mùi tử khí không còn ảnh hưởng đến môi trường, và
cũng là đạo lý trong tập quán của người Việt chúng ta.
Ngày xưa rất ít người chịu cải táng phần mộ của ông bà cha mẹ, vì sợ bị
động vào long mạch, số người còn lại có những lý do khác nhau để cải táng :

- Khi cha mẹ chết lúc nhà còn nghèo nên không đủ tiền mua những cỗ áo
quan tốt, nên đợi ba năm sau xin cải táng lại, kẻo áo quan cũ xấu hư nát có hại đến
di hài, mất phần phúc đức, sợ tổ tiên quở trách.
- Nơi chôn cất có mối, kiến, sụp lở vì nước ngầm.
- Nhờ các thầy phong thủy xem lại thế đất, hay thấy phần mộ bị sụp lở hoặc
cây cối đang trồng trên mả tự nhiên khô héo.
- Còn một lý do khác theo mê tín, trong nhà có kẻ dâm loạn hay điên khùng,
gia đình bị tai tiếng thị phi, kiện tụng …thì cho là đất đang táng bị động.
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 3


-

Hoặc có người cầu mong đường công danh phú quý cho gia đình, nhờ thầy

địa lý tìm nơi cát địa mà cải táng lại mộ phần của thân nhân.
- Có người khi thấy phần mộ gia đình khác phù hộ làm ăn trở nên khấm khá,
cho là đất nơi ấy kết phát; liền cải táng thân nhân về gần nơi có ngôi mộ kia để cầu
được hưởng chút dư huệ.
- Và còn có những nguyên nhân khách quan khác, như phải chuyển nghĩa
trang ra khỏi thành phố, khu đất được quy hoạch v.v…
Về mặt chủ quan trong gia đình, khi đang cải táng gặp những điều sau đây
thì không nên cải táng nữa :
Một : Khi đào mả thấy trong huyệt có con rắn vàng đang sinh sống cho là điềm cát
tường (Long xà khí vật).
Hai : Khi mở nắp quan tài thấy có dây tơ hồng quấn quít thì cho rằng đất kết.
Ba : Khi hơi đất chỗ quan tài ấm áp, không có nước, khô ráo hoặc có nước đọng
như màu sữa là tốt. Khi gặp những điều trên đây phải đắp mả lại ngay.
Trước khi cải táng, gia đình tổ chức lễ cáo đường nơi thờ tự. Đến khi động
đất cải táng, thêm một lễ xin thổ thần cho đem hài cốt người thân di dời nơi khác.

Khi thực hiện phần gom hài cốt, nhặt lấy xương xếp vào một tiểu sành rồi
rẩy nước hoa vào, lúc hoàn tất phải hàn nắp cho kín không cho ánh sáng lọt vào.
Sử dụng tiểu sành là đi gửi chùa, hay đem về nhà thờ. Nếu hài cốt đưa đi cải táng
chôn nơi khác, thì dùng áo quan nhỏ, gắn hài cốt như hình người và tẩm liệm thật
kỹ như lúc mới chết.
Người mới chết đắp mộ theo chiều dài thân, người cải táng đắp mộ theo hình
tròn. Quan tài cũ không dùng phải bỏ, một số người ở nông thôn thường lấy về làm
chuồng nuôi súc vật cho không bị sâu chân. Số khác lấy những mảnh gỗ làm bàn
cầu cơ bói toán, hoặc bị đau nhức lấy đốt lên để dưới gầm giường cho cơn đau
thuyên giảm. Những nơi đất cao ráo, độ ẩm thấp, còn làm cho thân xác người chết
ít bị thối rửa hơn những nơi ẩm thấp.
Hiện nay, ở nước ta có nhiều cách thức táng người chết khác nhau như: mai
táng, hỏa táng, hung táng và các hình thức khác. Tuy nhiên cần làm rõ khái niệm
mồ mả bởi mỗi địa phương có cách thức mai táng khác nhau, có nơi chôn cất thi
hài vĩnh viễn trong long đất như: Nghệ An, dân tộc Xơ-đăng huyện Kon Plông,
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 4


tỉnh Kon Tum, người Thái ở Tương Dương… và hình thức cải táng ở một số địa
phương khác, sau khi chôn người chết xuống đất, sau một thời gian nhất định sẽ
chuyển xương cốt từ hình thức mộ hung cát sang hình thức táng khác. Với các
cách táng khác nhau trên, một số người dễ bị nhầm lẫn và quan niệm mồ mả bao
gồm cả xương cốt, hài cốt bên trong, đặc biệt là phương thức hỏa táng người đã
chết mà ngày nay vẫn nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, mồ mả chỉ là vật chất bên ngoài chứa đựng hài cốt, thi thể của
người chết ở bên trong. Mồ mả và thi thể có mối liên hệ mật thết với nhau, nhưng
không thể đồng nhất hai khái niệm này. Mồ mả là vật chất chứa đựng thi thể, hài
cốt. Ngược lại, một vật chất chỉ được coi là mồ mả khi nó chứa đựng thi thể, hài
cốt. Nhưng cũng có rất nhiều các chiến sĩ hy sinh, không tìm được thi thể hài cốt
thì người thân thường lập nên nơi gọi là “mồ mả” như một hình thức trấn an tâm lí,

tục này gọi là thờ vong . Tuy nhiên, hình thức này không được xem là mồ mả.
Như vậy chúng ta có thể đưa ra khái mồ mả như sau: “Mồ mả là dạng vật
chất được sử dụng với mục đích chôn cất thi thể, hài cốt của người chết”
Một số quan điểm cho rằng mồ mả là “nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của
cá nhân, theo đó mồ mả là quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người chết,
không thể chuyển dịch và không thể thay thế được cho người khác”. Mồ mả cũng
là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng tộc của người có
mồ mả đó.
Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, quyền đối với mồ mả của cá nhân không
được xem là quyền nhân thân, mà cho rằng mồ mả là loại “tài sản đặc biệt”. Mồ
mả là một loại tài sản đặc biệt, vừa chứa đựng lợi ích vật chất (các chi phí vật chất
nhất định để xây dựng mồ mả đó), vừa chứa đựng các yếu tố về mặt tâm linh, tinh
thần.
Mồ mả gắn chủ yếu với yếu tố tâm linh, tinh thần. Khi mồ mả của một người
bị xâm phạm thì yếu tố tinh thần của nhân thân người chết – những người xây
dựng, bảo quản, chăm sóc ngôi mộ… bị ảnh hưởng, nhưng pháp luật không quy
định mồ mả là một quyền nhân thân gắn với người chết.
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 5


Pháp luật của Nhà nước ta cũng có những quy định bảo vệ mồ mả của cá
nhân, ngăn chặn, trừng trị người có hành vi cố ý xâm phạm mồ mả của cá nhân.
Theo Điều 246 Bộ Luật Hình sự : Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên
mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

II.


CƠ SỞ PHÁP LÍ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ
MẢ
Lần đầu tiên ở nước ta, Bộ luật Dân sự 2005 qui định về bồi thường thiệt hại

do xâm phạm mồ mả tại Điều 629:
“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác
phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn
chế, khắc phục thiệt hại.”
Quy định trên thật sự phù hợp với đời sống thực tế. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường khuyến khích bảo hộ phát triển ở nước ta, kinh tế đất nước ngày một
phát triển, việc mở rộng những khu công nghiệp mới, khu nhà chung cư, mở rộng
đô thị, mở rộng hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, các khu công
nghiệp…, cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh sự phát triển của
kinh tế tư bản tư nhân, các công ty liên doanh, hợp danh và kinh tế của hộ gia đình,
của cá nhân cũng không ngừng phát triển theo. Nhu cầu mở rộng nhà ở, mở rộng
sinh hoạt, mở rộng mặt bằng kinh doanh, làm kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng rất phát
triển ở nước ta. Từ những điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và giải phóng
mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng không hẳn là không có những trường hợp chủ thể
đầu tư, xây dựng đã vô tình hay hữu ý xâm phạm đến mồ mả của người khác.
Những trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác thường phát sinh trong đời
sống thực tế không phải là cá biệt, hãn hữu, mà thậm chí ở nơi này, nơi khác xảy ra
khá phổ biến. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, là trách nhiệm pháp lí đặc

Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 6


biệt vì hành vi xâm phạm mồ mả, đồng thời xâm phạm về nhân thân và xâm phạm
về tài sản.
Việc làm rõ những quyền nhân thân và quyền tài sản của một người bị xâm

phạm do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là việc làm cần thiết và quan trọng. Vì
chỉ khi xác định được hành vi xâm phạm mồ mả và các quyền nhân thân bị xâm
phạm, để từ đó có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm
phạm mồ mả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các khoản bồi thường, mức độ bồi
thường thiệt hại của người có hành vi xâm phạm mồ mả phải được xác định trên cơ
sở pháp lí, để tòa án có căn cứ buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả của người
khác phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Theo nguyên tắc chung của trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng , bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm được
xác định dựa trên những yếu tố sau đây:
 Thứ nhất, mồ mả là nơi an táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân, theo đó mồ
mả là quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết, không thể chuyển dịch
và không thể thay đổi được cho người khác. Mồ mả cũng là quyền nhân thân của
người thân thích, người trong dòng tộc của người có mồ mả đó. Tính chất hai mặt
của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả, cũng là điểm khác biệt so với các quyền
nhân thân khác của cá nhân khi còn sống, do vậy sự cần thiết phải làm rõ thuộc
tính này, để có căn cứ pháp lí khi xác định trách nhiệm dân sự của người xâm
phạm mồ mả.
 Thứ hai, hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi trái pháp luật.
 Thứ ba, người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá
nhân có mồ mả đó.
 Thứ tư, thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy hành vi
xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản,
mà là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể mồ mả của cá nhân.
 Thứ năm, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thực chất là bồi thường
những chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Căn cứ vào những đặc điểm trên thì trách nhiệm của người xâm phạm mồ
mả là trách nhiệm dân sự và phải thỏa mãn các điều kiện sau:
 Điều kiện thứ nhất: Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn được xác định là
hành vi trái pháp luật (pháp luật bảo vệ mồ mả cá nhân);


Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 7


 Điều kiện thứ hai: Người có hành vi xâm phạm mồ mả cho dù có lỗi cố ý
hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm dân sự (xem xét về hậu quả của hành vi xâm
phạm mồ mả);
 Điều kiện thứ ba: Hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với
thiệt hại về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, đồng thời
cũng có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả.
Hành vi xâm phạm mồ mả thỏa mãn 3 điều kiện trên thì người xâm phạm có
trách nhiệm dân sự về tài sản và thân nhân đối với những người thân thích của
người có mồ mả.
Mặt khác, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai
táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, theo nghi lễ, tôn giáo,
tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp
luật, cho dù hành vi đó không gây ra bất kỳ thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu
hành vi đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá
nhân người chết, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Việc xác định hành vi
xâm phạm mồ mả là một việc rât quan trọng vì việc xác định hành vi đó là căn cứ
pháp lý để xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không
bị coi là xâm phạm mồ mả của cá nhân. Các dấu hiệu của hành vi xâm phạm mồ
mả:
- Một người có hành vi cho dù với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp
đến xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích
của người chết đó.
- Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, chôn hài cốt, tro hài cốt của
cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (ngoại trừ trường
hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
- Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên của người chết có xác, hài cốt, tro
hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó.

- Người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của
ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.
Khi hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên là
căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả.
Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi
thường những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Khi xác định hành vi
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 8


xâm phạm mồ mả còn cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là hành vi xâm phạm đến
không gian, phạm vi, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ.
Bởi vì, vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn,
bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm
biến dạng những vật kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được
nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.
Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả, cần phải phân biệt với những hành
vi không bị coi là xâm phạm mồ mả, nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác. Hành
vi bịa đặt những gia thoại, tin tức thất thiệt hoặc quá đáng gây tổn hại đến danh dự
của người có mồ mả khi còn sống, tạo ra những dư luận không có lợi hoặc giảm
sút uy tín, danh dự của người có mồ mả khi còn sống cũng là hành vi trái pháp luật
nhưng không thuộc hành vi xâm phạm mồ mả.
III.

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ

MẢ
1. Người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm về tài sản
Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là phần thiệt hại về
tài sản liên quan đến những chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Tính hợp
lí khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của một người bị xâm

phạm được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế. Những thiệt hại về tài sản khi mồ
mả bị xâm phạm là những chi phí mua vật liệu xây dựng và những chi phí khác
cho việc xây dựng mồ mả (chi phí về tiền công xây dựng mồ mả…). Những vật
liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm gạch, đá hoa, cát, xi măng, vôi, sắt thép,
sơn, bia đá, bia đồng, gỗ, tấm lợp, ngói…, đã bị người xâm phạm mồ mả gây ra
thiệt hại, xác định được bằng một khoản tiền vào thời điểm bồi thường thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại về mồ mả do phần tài sản (vật chất) bị xâm phạm cũng theo
nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì người gây thiệt hại phải bồi thường bấy
nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Như vậy, bồi thường thiệt hại về mồ mả (phần
tài sản) cũng tuân theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
do hành vi xâm phạm mồ mả mà gây thiệt hại về tài sản. Những chi phí trả cho
thầy bói, cô đồng và những chi phí khác liên quan đến điều cấm của pháp luật như
gọi hồn người chết, yểm bùa, liên hoan nhân dịp khánh thành ngôi mộ được khắc
phục lại…, thì người xâm phạm mồ mả không phải bồi thường.
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 9


Một số vấn đề thực tế cần phải được giải quyết trong trường hợp có hành vi
xâm lấn mồ mả: Hành vi xâm lấn mồ mả của người khác nhưng không gây thiệt
hại về vật chất, người có hành vi xâm lấn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không? Hiện nay pháp luật dân sự và pháp luật đất đai không điều chỉnh diện tích
dành riêng cho ngôi mộ chôn cất, mai táng người chết là bao nhiêu mét vuông. Vì
vậy, tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khu nghĩa trang nhân dân được
qui hoạch trên một diện tích đất thường là xa nơi dân cư để đảm bảo vệ sinh, còn
diện tích nghĩa trang đó rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào địa hình, vốn quĩ đất của
địa phương dùng vào việc mai táng người của địa phương khi qua đời. Nhưng cũng
không ít trường hợp người dân địa phương bán diện tích đất thuộc quyền sử dụng
của mình cho người khác làm địa điểm mai táng. Tại nhiều địa phương vẫn còn
thực trạng là không có những qui hoạch một diện tích đất cụ thể để làm nghĩa địa
và trên thực tế vẫn còn những địa phương không mấy quan tâm đúng mức đến vấn

đề này. Nhất là đối với đồng bào sống du canh, du cư, sống ở vùng sâu, vùng xa có
địa hình phức tạp, nhưng lại có nhiều địa điểm có thể dùng được làm vị trí mai
táng thi thể và hài cốt của người chết. Tại các khu vực có địa hình và phong tục
mai táng tương tự như vậy, mồ mả thường được xây dựng bên dòng suối, dưới khe
núi, trên núi, trong hang đá… Thực trạng này gây ra không ít khó khăn trong việc
giải quyết những tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm mồ mả, mà tòa án
nhân dân có trách nhiệm phải thực hiện theo chức năng và thẩm quyền. Hiện nay ở
nước ta, đồng bào của một số dân tộc thuộc vùng Tây Nguyên như Giarai (Gia Lai,
Kon Tum), M’nông (Đắc Lắc), Cơ Tu, Giẻ Triêng (Quảng Nam, Đà Nẵng) vẫn còn
lưu giữ phong tục làm lễ bỏ mả sau một thời hạn mai táng người chết. Hành vi xâm
phạm đến những ngôi mộ đã bị bỏ theo phong tục như vậy, cũng được xác định là
hành vi trái pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội không phụ
vào lối sống và phong tục cá biệt của bất kì cộng đồng dân cư nào ở Việt Nam.
Cùng với những thực trạng trên, ở Việt Nam vẫn tồn tại thực trạng lệ làng và tín
ngưỡng, tư tưởng duy tâm của nhiều người cho nên vị trí mai táng phải được lựa
chọn thật kĩ, nhưng thiếu cơ sở khoa học đã dẫn đến việc xâm chiếm vị trí và diện
tích đất đai thuộc quyền sở dụng của người khác, thậm trí cả mồ mả của người
khác để dùng vào việc mai táng người thân. Niềm tin nội tâm của những người còn
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 10


sống đã dẫn đến hành vi xâm lấn mồ mả của người khác, để có diện tích mai táng
người thân đúng vị trí và theo họ, ngôi mộ được đặt đúng vị trí thì người chết sẽ
phù hộ cho con cháu “phát tài”, “phát lộc”, “thăng tiến trên quan trường…”. Hành
vi xâm lấn diện tích đất mồ mả đã gây ra sự mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư
ở nơi này, nơi khác đã không còn là chuyện lạ. Người xâm lấn mồ mả của người
khác trong những trường hợp trên, nhưng không gây thiệt hại về vật chất (tài sản),
thì người xâm lấn không phải bồi thường thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, những
tranh chấp trong trường hợp này được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận và khi có
yêu cầu, thì chính quyền địa phương có thể áp dụng biện pháp hành chính trong

quyền hạn của mình để giải quyết.
2. Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân
bất khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả, mà còn xâm phạm đến tinh thần
người thân thích của cá nhân có mồ mả
Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm
phạm mồ mả của người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản
là những khoản chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra theo
nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại, người xâm phạm mồ mả còn phải bồi
thường bù đắp tổn thât về tinh thần cho người thân thích của người có mồ mả bị
xâm phạm. Vì hành vi xâm phạm mồ mả không những đã gây hại về phần tài sản
như đã xác định trên đây, mà hành vi xâm phạm mồ mả còn xâm phạm đến quyền
nhân thân của chính người có mồ mả đó. Đồng thời cũng gây ra những tổn thất về
tinh thần đối với những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.
Nhận định này được dựa trên những căn cứ sau:
2.1. Quyền nhân thân của người có mồ mả
Quyền nhân thân gắn với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi có người chết. Những quyền nhân
thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm sự toàn vẹn và cấm
mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân.
2.2. Danh dự của người thân thích
Danh dự của những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm
được xác định theo quy định của pháp luật dân sự là tổn thất về mặt tinh thần. Về
người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm có được coi tương tự như
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 11


trong trường hợp thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm theo quy định tại Điều
611 Bộ luật Dân sự không? Điều 611 Bộ luật Dân sự chỉ quy định thiệt hại cho
người sống mà danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó bị xâm phạm, nhưng lại
không có quy định về quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả bị xâm

phạm. Vấn đề đặt ra ở đây là, những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị
xâm phạm có được hưởng khoản tiền bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về
tinh thần do mồ mả của cá nhân là người thân thích của họ bị xâm phạm không?
Mồ mả của một cá nhân bị xâm phạm (bị đào bới để tìm kiếm vàng, bạc được chôn
theo người chết), bị đào và bị tiêu hủy, giảm sút hài cốt, xâm phạm đến hài cốt dẫn
đến tình trạng hài cốt không còn giữ được nguyên vẹn hoặc làm hủy hoại hài cốt,
thi thể của cá nhân, đã gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần của những người
còn sống, là người thân thích của cá nhân có hài cốt đó thì người xâm phạm có
trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì
cũng áp dụng mức bồi thường tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do nhà
nước quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự: “Người xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại
khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người
đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận;
nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu
do Nhà nước quy định”.
Mồ mả của cá nhân bị xâm phạm đã khiến cho những người thân thích của
cá nhân có mồ mả thật đau lòng, tổn thất về tinh thần không phải là nhỏ. Trong đời
sống xã hội vẫn còn tồn tại quan niệm truyền thống: “Sống vì mồ, vì mả không ai
sống vì cả bát cơm”, do vậy mồ mả của cá nhân luôn luôn được những người thân
thích đặc biệt lưu tâm bảo quản và giữ gìn. Thành ngữ trên đã phản ánh tương đối
chính xác và nhạy bén quan niệm chung của những người còn sống, có bổn phận
đối với những người đã chết trong việc lưu giữ và chăm nom mồ mả của những
người thân thích như gìn giữ điều thiêng liêng nhất trong cuộc sống, và cũng là
quan niệm về đạo đức trong nhân dân. Vì vậy, việc áp dụng khoản 2 Điều 611 Bộ
luật Dân sự để giải quyết tranh chấp do có hành vi xâm phạm mồ mả là cần thiết và

Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 12



không trái với quy định chung của pháp luật dân sự về bồi thường tổn thất về tinh
thần cho người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.
2.3.

Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả của cá

nhân
Trên thực tế, hành vi nhầm lẫn có thể xảy ra trong trường hợp người ta khai
quạt nhầm mồ mả của cá nhân do thiếu cẩn trọng hoặc xác định sai vị trí mồ mả.
Hành vi đào nhầm mồ mả của cá nhân có phải là hành vi xâm phạm không? Nếu
xét theo hình thức lỗi, hành vi đào nhầm mồ mả là hành vi vô ý (do thiếu cẩn trọng
mà xác định sai vị trí mồ mả của người thân) mà gây thiệt hại đến mồ mả của
người khác. Nếu xét theo hậu quả của hành vi đào nhầm mồ mả của cá nhân, thì
hành vi đào nhầm cũng là hành vi xâm phạm mồ mả. Những thiệt hại về mồ mả
cho dù xuất pháp từ hành vi vô ý hay cố ý, thì cũng đều gây ra những thiệt hại nhất
định về tài sản và nhân thân hoặc gây tổn thất về tinh thần của những người thân
thích của cá nhân có mồ mả đó. Hành vi xâm phạm mồ mả bao giờ cũng làm phát
sinh thiệt hại hoặc về vật chất hoặc thiệt hại cả vật chất và tinh thần của người còn
sống, người thân thích của cá nhân có mồ mả. Từ những nhận định trên, người
xâm phạm mồ mả luôn luôn phải chịu trách nhiệm dân sự trước những người thân
thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Hành vi xâm phạm mồ mả được xác
định dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý, chỉ có ý nghĩa trong việc xác định có hay
không có hành vi phạm tội của người xâm phạm mồ mả mà thôi. Trách nhiệm dân
sự không thay đổi trong mọi trường hợp khi có hành vi xâm phạm mồ mả của cá
nhân. Người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại vật chất và tinh thần cho
những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.
Xác định trách nhiệm dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt
hại đến mồ mả của người khác, là thật sự cần thiết. Chỉ khi nào xác định rõ hành vi
xâm phạm mồ mả và hậu quả của hành vi đó, tòa án nhân dân mới có cơ sở pháp lý

để xác định người phải bồi thường, người được bồi thường do có hành vi xâm
phạm mồ mả của cá nhân. Việc giải quyết triệt để những tranh chấp do hành vi
xâm phạm mồ mả của cá nhân nhằm không những bảo vệ quyền nhân thân và
quyền tài sản của những người liên quan, mà còn ngăn chặn kịp thời những hành vi
cố ý xâm phạm đến mồ mả của cá nhân, để bảo đảm cho những quy định của pháp

Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 13


luật về đối tượng đặc biệt này được thực hiện có hiệu quả cao trong đời sống xã
hội hiện đại.
3. Một số điểm hạn chế, bất cập về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả
• Mồ mả là khách thể được pháp luật bảo vệ không chỉ trong Bộ luật Dân sự
mà cả trong Bộ luật Hình sự. Nhưng hiện tại thì chưa có một hướng dẫn cụ thể nào
về khái niệm “mồ mả”. Điều này gây khó khăn trong công tác xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp “thờ vong”, làm “mộ” để an
tâm về tâm lí, trong “mộ” không chôn cất thi hài, hài cốt.
• Hiện nay việc chôn cất, mai táng có rất nhiều hình thức như: Điện táng, hỏa
táng... như vậy việc bỏ tro hài cốt vào bình, lọ hay không tìm thấy thi thể người
chết lấy di vật thay thế thì đó có được coi là mồ mả không?
• Khi mồ mả của những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm
thì yếu tố tinh thần của họ bị ảnh hưởng khá lớn. Bởi quan niệm của người Việt
nếu mồ mả xảy ra chuyện thì sẽ ảnh hưởng tới đời sống con cháu (Ví dụ: “mồ yên
mả đẹp” thì con cháu thuận lợi làm ăn; khi mồ mả bị xâm phạm thì con cháu
thường gặp họa, làm ăn sa sút…)
IV. MỘT SỐ VỤ VIỆC
1. Vụ việc thứ nhất: Làm sạt lở mồ mả, phải bồi thường
Ông B.: Mồ mả vợ tui sạt lở, phải bồi thường. Ông S.: Sạt do trời mưa
lũ, sao buộc lỗi tui?...

Mới đây, TAND tỉnh Phú Yên đã xử phúc thẩm một vụ kiện khá lạ: Ông B.
kiện ông S. đòi bồi thường thiệt hại ba triệu đồng vì cho rằng ông S. đã làm mộ vợ
ông bị sạt lở, phải mất công sức, tiền bạc để di dời đi chỗ khác.
Sơ thẩm: Vô can
Theo đơn kiện của ông B., năm 1985 vợ ông chết, được an táng tại khoảnh
đất đồi nằm ở thôn Phước Lý (Sông Cầu). Ông S. có một mảnh đất cạnh đó. Cách
đây khoảng vài năm, ông S. thuê xe đào múc đất phía dưới chân mộ vợ ông để lấy
mặt bằng và có xây một bờ tường chắn phía dưới chân mộ. Mùa mưa năm 2007,
mưa lũ kéo dài làm sạt lở bờ tường, hư hỏng mộ vợ ông nên ông phải di dời mộ đi
nơi khác.

Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 14


Ông B. cho rằng nguyên nhân mộ vợ ông bị hư hỏng là do ông S. đào múc
đất sâu, cách mộ chỉ khoảng một mét nên khi mưa lớn đã gây ra sạt lở. Ông B. đã
nhiều lần yêu cầu ông S. cùng với mình khắc phục chi phí di dời mộ đi nơi khác
nhưng ông S. không chịu. Do đó, ông B. đành phải khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa
buộc ông S. phải bồi thường ba triệu đồng thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Ông S. thì trình bày cách đây bảy năm, ông được cha mẹ cho một diện tích
đất nằm giáp quốc lộ 1A, phía trên cao có mộ vợ ông B. và một số mộ khác. Phần
đất này qua nhiều thời kỳ làm quốc lộ 1A nên đã đào múc đất còn cách mộ vợ ông
B. khoảng hai mét. Mặt đất phía chân mộ vợ ông B. lồi lõm nên ông đã thuê xe đào
san lấp cho bằng phẳng để xây nhà. Vì sợ đất trên núi hàng năm hay sạt lở nên ông
đã xây một bờ tường, móng đá chẻ chắn ngang phía dưới chân các ngôi mộ. Mùa
mưa năm 2007, mưa kéo dài ngày, nước trên núi đổ xuống làm sạt lở đất, sụp bờ
tường và sạt lở gần hết mộ vợ ông B. Việc mộ bị sạt lở là do mưa lũ gây ra, là lý
do khách quan nên ông không đồng ý bồi thường.
Ngày 3-6, TAND huyện Sông Cầu xử sơ thẩm đã nhận định việc mộ vợ ông
B. bị sạt lở không phải do lỗi của ông S. Từ đó, tòa đã bác yêu cầu đòi bồi thường

của ông B. Không đồng ý, ông B. lập tức kháng cáo.
Phúc thẩm: Có lỗi gián tiếp
Ngày 15-8, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Tại phiên
xử, tòa nhận định: Việc ông B. cho rằng nguyên nhân làm hư hỏng mộ của vợ ông
do lỗi hoàn toàn thuộc về ông S. là không có căn cứ. Ông S. chỉ có một phần lỗi
gián tiếp mà thôi.
Tòa phân tích trên thực tế, việc đào ủi, hạ thấp độ cao để làm đường quốc lộ
1A đã có từ trước khi ông S. san ủi mặt bằng khu đất của mình. Sau đó, năm 2002,
ông S. thuê xe san ủi cho khu đất bằng phẳng, vuông vức đã tạo ra độ sâu và
khoảng cách nhất định. Ông S. cũng thấy và biết sẽ có nguy cơ sạt lở đất, gây hư
hại mồ mả của người khác nên đã chủ động xây bờ kè, móng đá chẻ để hạn chế
hậu quả có thể xảy ra. Năm 2007, do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, mộ vợ ông B. lại
ở khu vực trên cao nên bị sạt lở. Việc này đúng là có một phần lỗi gián tiếp do việc
san ủi đất của ông S. gây ra.
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 15


Trên cơ sở thiệt hại thực tế được xác định là ba triệu đồng, cuối cùng TAND
tỉnh Phú Yên đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông B. và sửa án sơ thẩm,
buộc ông S. phải bồi thường 1/3 thiệt hại (một triệu đồng) do xâm phạm mồ mả
cho ông B.
2. Vụ việc thứ hai: Đền bù chưa xong đã san lấp đất mộ của dân- Vĩnh Phú
(Bình Dương)
Một hộ dân khiếu nại mồ mả thân tộc bị chủ đầu tư san lấp lén lút.
Người dân nói có mộ, còn chủ đầu tư nói không, công an huyện đã xác minh
theo đơn tố cáo.
Ngày 5-4, các cơ quan chức năng huyện Thuận An (Bình Dương) đã tổ chức
thăm dò khu đất nghi có mộ táng nằm trong phạm vi dự án khu dân cư Vĩnh Phú
do Công ty TNHH Xây dựng Đầu tư Kinh doanh địa ốc Tân Vũ Minh (quận 3,
TP.HCM) làm chủ đầu tư. Việc làm này xuất phát từ đơn khiếu nại của người dân,

qua đó đã tìm thấy ba ngôi mộ nằm sâu dưới đất cát san lấp của công trình.
Ngang nhiên lấp mộ
Trước đó, anh Nguyễn Văn Vàng (36 tuổi, ngụ ấp Đông, xã Vĩnh Phú,
huyện Thuận An) phát hiện gần 5.000 m2 đất của gia đình, trong đó có khu mộ gia
tộc bị san bằng, chuẩn bị mặt bằng thi công dự án nhà ở tại địa phương. Điều đáng
nói là anh Vàng cùng nhiều hộ dân khác chưa thỏa thuận mức đền bù với chủ đầu
tư.
Bà Phạm Thị Cất (75 tuổi, mẹ anh Vàng) nhớ lại: “Tôi sống ở đây gần trọn
đời người, khu thổ mộ gia đình do tôi chăm lo hương khói. Rồi một đêm cuối năm
2003, phía Công ty Tân Vũ Minh bơm cát san lấp cả khu đất rộng lớn, chôn vùi hết
mồ mả dòng tộc của tôi. Tôi ngăn cản, xáng hút cát tạm ngưng nhưng đến tối lại
tiếp tục bơm cát lấp. Sáng hôm sau toàn bộ khu thổ mộ đã nằm sâu dưới cát”.
Từ đó, gia đình anh Vàng không xác định được vị trí khu mộ gia tộc nằm ở
đâu trong khu dự án rộng hàng chục ha. Mỗi lần đến ngày giỗ, anh Vàng cứ thắp
nhang vái tứ phương.
Công an vào cuộc
Đầu năm 2008, anh Vàng làm đơn tố cáo việc mồ mả ông bà bị xâm hại gửi
Công an huyện Thuận An.
Công an huyện Thuận An triệu tập hai bên làm rõ. Tại buổi làm việc, anh
Vàng cho biết khu mộ có nguồn gốc hàng chục năm, có bốn ngôi mộ nhưng Công
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 16


ty Tân Vũ Minh đã ngang nhiên lấp mộ làm mất vết tích. Tuy nhiên, ông Nguyễn
Hoàng Vũ, Giám đốc Công ty Tân Vũ Minh, cho rằng do chưa thỏa thuận đền bù
với gia đình anh Vàng nên công ty đã “khoanh vùng”, chỉ bơm cát san lấp các thửa
đất xung quanh, có thể lâu ngày các vật chắn hư hỏng, cát tràn sang phần đất nhà
anh Vàng. Phía chủ dự án cũng không xác định được phần đất trên có mộ hay
không.
Người dân nói có mộ, còn chủ đầu tư nói không, công an huyện đã xác minh

theo đơn tố cáo.
Giữa tháng 3-2009, Công an huyện Thuận An triển khai phương tiện, lực
lượng dùng xăm tìm kiếm mộ nhưng không có kết quả. Sau đó, xe ủi, máy xúc cào
bớt lớp đất phía trên thì phát hiện hai quan tài gỗ bị vùi sâu gần 2 m. Trưa 2-4, lực
lượng khai quật tiếp tục phát hiện một quan tài trong khu vực thửa đất nhà anh
Vàng.
Anh Vàng cho biết cơ quan chức năng sẽ tiếp tục khai quật tìm mộ phần còn
lại vào ngày 8-4. Sau khi hoàn tất việc tìm mộ, gia đình anh sẽ làm đơn gửi cơ
quan điều tra đề nghị xử lý hình sự hành vi xâm phạm mồ mả.
Trao đổi với phóng viên, đại diện chủ đầu tư cho biết: “Không thể nói công
ty xâm phạm mồ mả. Chúng tôi không chủ ý san lấp khu mộ gia đình anh Vàng.
Những quan tài tìm thấy chỉ là những quan tài rỗng, có thể do ai đó khai quật cải
táng rồi bỏ lại”.
Được biết, đây là dự án mà chủ đầu tư chưa thỏa thuận đền bù xong với
nhiều hộ dân do dân khiếu nại mức đền bù.
3. Vụ việc thứ 3: 3 kẻ ‘xâm phạm mồ mả’ tại nghĩa trang Đồng Trưa
Sơn, Đương đã đồng ý để Kỳ chỉ đạo cho xe đổ đất vào khu nghĩa trang
Đồng Trưa (Hà Đông, Hà Nội) khiến 35 ngôi mộ bị vùi sâu dưới lớp bùn đất. 3
người đã phải lĩnh án về tội xâm phạm mồ mả.
Khởi tố vụ án 30 ngôi mộ 'mất tích' / Hơn 30 mộ 'mất tích' vì bùn thải
đã được tìm thấy
Ngày 13/1, TAND quận Hà Đông đã xét xử Phạm Hồng Kỳ (32 tuổi),
Dương Văn Sơn (40 tuổi), Nguyễn Văn Đương (49 tuổi) về tội xâm phạm mồ mả.
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 17


Theo cơ quan công tố, Kỳ là nhân viên hợp đồng của Công ty cổ phần cơ
giới giao thông An Thành, có nhiệm vụ đi tìm địa chỉ đổ đất thải. Ngày 18/8/2010,
Kỳ điện thoại cho Dương Văn Sơn (là nhân viên bảo vệ đoạn đường Lê Văn
Lương)hỏi: "Có chỗ đổ phế thải không".

Sau khi nhận được "yêu cầu" của Kỳ, Sơn đã bàn với Nguyễn Văn Đương
(độ phó đội bảo vệ) về việc cho đổ đất kiếm lời. Sơn và Đương thống nhất cho Kỳ
đổ đất bùn thải vào vị trí khu nghĩa trang Đồng Trưa (thôn Ỷ La).
Để thực hiện ý định trên, ngày 20/8/2010, Sơn và Đương cùng đến khu vực
nghĩa trang để khảo sát vị trí. Khoảng 16h chiều 21/8/2010, Sơn dẫn Kỳ ra vị trí đã
được thống nhất, sau đó thỏa thuận giá cả là 140.000 đồng mỗi xe. Sơn còn đổi
lịch trực cho một nhân viên khác để tránh bị phát hiện.
Tối 21/8, kế hoạch được thực hiện. Kỳ đã điều động 4 xe tô tô cấp tập đổ 29
chuyến bùn đất thải từ công trình xây dựng khu đô thị La Khê, Hà Đông vào khu
nghĩa trang. Tổng cộng, Kỳ đã phải thanh toán cho Sơn và Đương số tiền 4,6 triệu
đồng.
Trong lúc này, một nhân viên của công ty TNHH Trường Kỳ gọi điện hỏi
Kỳ về chỗ đổ đất. Kỳ nói có chỗ đổ, "ra đó sẽ có người đón" và giới thiệu Đương.
Sau đó, người này đã gọi cho Đương thống nhất giá cả là 150 nghìn đồng một xe.
Cơ quan công tố cáo buộc, tổng cộng đã có 49 chuyến xe bùn đổ xuống khu
nghĩa trang vùi lấp 35 ngôi mộ.
Tại tòa hôm nay, cả 3 bị cáo đều quanh co chối tội. Vị chủ tọa hỏi: "Biết là ở
dưới có mộ, tại sao bị cáo còn cho xe đổ đất vào?'. Kỳ nại ra: "Do đứng từ xa để
quan sát, thấy cỏ mọc như làn sóng, bị cáo không biết là ở đó có mộ".
Còn Sơn thì quanh co: "Bị cáo không biết là ở đó có mộ, và cũng do trời tối
nên không nhìn rõ". Vị chủ tọa phân tích: "Năm 2006, chính bị cáo đã đưa bác ruột
mình đến an táng tại đây, sao lại nói là không biết được. Hơn nữa, các bị cáo đi thị
sát vào lúc 4h chiều, sao có thể nói là không nhìn rõ". Cả 3 cùng im lặng.
Khi được hỏi về yêu cầu đền bù thiệt hại, rất nhiều những gia đình có mồ mả
bị xâm hại đã cho rằng không tiền nào có thể bù đắp những tổn thất về tinh thần
mà các bị cáo đã gây ra, hơn nữa đây lại thuộc về vấn đề tâm linh.
Chị Lan, đại diện cho người bị hại bức xúc: "Tôi rất là căm phẫn trước hành
vi của những bị cáo, hành vi của họ là không thể tha thứ được. Ai cũng có bố mẹ,
tổ tiên, tại sao họ lại dám chà đạp lên các vong hồn người đã khuất như vậy được.


Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 18


Không bao giờ họ có thể đến bù được những tổn thất đã gây ra cho những gia đình
như chúng tôi".
Cũng như rất nhiều bị hại khác, chị Lan yêu cầu chủ tọa xử đúng người đúng
tội để làm gương cho những người khác.
Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt Sơn 20 tháng tù, Đương 18 tháng tù,
Kỳ 12 tháng tù và buộc các bị cáo bồi thường 389 triệu đồng. Riêng Đương do
đang thi hành án cũ về tội trộm cắp (án treo) nên tổng hình phạt là 29 tháng tù.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2009.
2. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Về tài sản, sức
khỏe và tính mạng, Nxb. Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Bộ luật hình sự 2009.
5. />6. />7. />8. />
Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 19


MỤC LỤC
Trang
I

MỒ MẢ

1


II

CƠ SỞ PHÁP LÍ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM

6

PHẠM MỒ MẢ
III

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM MỒ MẢ
1 Người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm về tài sản

9

2 Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến
quyền nhân thân bất khả chuyển dịch của cá nhân có mồ
mả, mà còn xâm phạm đến tinh thần người thân thích của
cá nhân có mồ mả
2.1 Quyền nhân thân của người có mồ mả

12

2.2 Danh dự của người thân thích

12

2.3 Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả

13


của cá nhân
3 Một số điểm hạn chế, bất cập về bồi thường thiệt hại do

14

xâm phạm mồ mả
IV

MỘT SỐ VỤ VIỆC
1 Vụ việc thứ nhất: Làm sạt lở mồ mả, phải bồi thường

15

2 Vụ việc thứ hai: Đền bù chưa xong đã san lấp đất mộ của

16

dân- Vĩnh Phú (Bình Dương)
3 Vụ việc thứ 3: 3 kẻ ‘xâm phạm mồ mả’ tại nghĩa trang

18

Đồng Trưa

Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 20


Luật Dân Sự - Module 2 - Khóa 35 - Page 21




×