Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG ĐÓI VỚI TÀI SẢN CHUNG HỢP NHẤT TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.46 KB, 14 trang )

A . LỜI MỞ ĐẦU
1 .Lí do chọn đề tài.
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia
đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Mỗi gia đình được
xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi
dưỡng trong đó quan hê hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng. Bản chất
của quan hệ hôn nhân là quan hệ nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể
nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá do đó đã làm
nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa họ với nhau mà quyền sở hữu tài
sản của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và
gia đình. Với mong muốn góp phần vào việc làm sáng tỏ lí luận và thực tiễn về
quyền bình đẳng của vợ chồng về tài sản chung hợp nhất, em đã chọn đề tài: “
Sự bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất”.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Bài viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp như : so sánh, phân tích, tổng
hợp,…
3.Kết cấu :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài viết được
chia làm 3 chương :
Chương 1 : Những vấn đề lí luận về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài
sản chung hợp nhất.
Chương 2: Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất trong
pháp luật hiện hành.
Chương 3: Một số vướng mắc và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.

1


B. NỘI DUNG.
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ


CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG HỢP NHẤT.
1 .Khái niệm tài sản .
Theo Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 : “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản”.
Trong đó :
Vật được hiểu là cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết
được. Bên cạnh đó, vật có thực còn bao gồm cả những vật (hay tài sản ) chắc
chắn sẽ có và Điều 175 BLDS năm 2005 đã xác định loại tìa sản này là hoa lợi,
lợi tức– đây chính là sự gia tăng về tài sản trong những điều kiện nhất định.
Tiền là vật in bằng kim loại hoặc in bằng giấy, do Ngân hàng nhà nước phát
hành dùng làm đơn vị tiền tệ. Tiền đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là
phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự, có tư cách đại diện cho chủ quyền
của mỗi quốc gia, mỗi chế độ nhà nước.
Giấy tờ có giá là giấy tờ có giá trị tương đương như tiền mà các chủ thể
dùng để thanh toán trong giao dịch dân sự.
Quyền tài sản : Theo Điều 181 BLDS năm 2005, Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự kể cả quyền sở
hữu trí tuệ.
Như vậy, tài sản là vật, lợi ích vật chất khác thuộc quyền của chủ thể.
2. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là
tài sản chung.
2


Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của

vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn, được
thừa kế riêng chỉ là tài sản chng khi vợ chồng có thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật
quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu
phải ghi tên của cả hai vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
3. Khái niệm quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tài sản của vợ chồng có thể được
hiểu là vật, những lợi ích vật chất khác, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quyền sở hữu tài sản có thể hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: Quyền sở
hữu tài sản là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng định đoạt
các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo Điều 163 BLDS.
Hoặc theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu tài sản là mức độ xử sự mà pháp luật cho
phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu sử dụng, định đoạt
trong những điều kiện nhất định [18,tr 178].
Tóm lại: Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài
sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng,
nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ chồng.
Chương II: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG ĐÓI VỚI TÀI SẢN CHUNG
HỢP NHẤT TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.
1 .Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
“Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài
sản chung”( Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Trên tinh thần Điều 129 BLDS năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp
nhất. Vợ chồng không chỉ tạo lập trong quả trình tạo lập tài sản chung mà còn

3


bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, bình đẳng trong việc
phân chia tài sản chung hợp nhất.
Trong thời kì hôn nhân, không phân biệt mức thu nhập của người này cao
hay thấp hơn người kia, tài sản không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng
tạo ra mà chỉ cần một bên vợ hoặc chồng tạo ra thì tài sản đó vẫn là tài sản
riêng của vợ chồng. Do đó, theo khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 quy định: “ Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, trong việc
chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng”.
Xuất phát từ tính chất của cuộc sống chung, mọi vấn đề liên quan tới cuộc
sống gia đình đều phải gắn liền với lợi ích, nhu cầu chung đối với mọi thành
viên trong gia đình. Do đó, vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản
chung nhằm đảm bảo cuộc sống chung của vợ chồng, đảm bảo nghĩa vụ nuôi
dưỡng con cái cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.
Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng
đòi hỏi vợ chồng phải thực hiện các giao dịch dân sự với những người khác liên
quan đến tài sản chung, nên khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 còn quy định cụ thể: “ Việc xác lập, thực hiện chấm dứt giao dịch dân sự
liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia
đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải có vợ chồng bàn bạc,
thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo
quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này”.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ/CP: Tài sản có giá trị lớn của
vợ chồng được xác định vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung
của vợ chồng.
Tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình có thể hiểu là tài sản chung duy
nhất của vợ chồng có giá trị đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của gia đình.
Vì vậy, để đảm bảo lới ích chung của gia đình, Điều 4 Nghị định số

70/2001/NĐ/CP đã cụ thể hóa khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 thông qua quy định: Các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng mà có “giá trị lớn” hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài
sản riêng thuộc sở hữu của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng
chung mà hoa lợi , lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của cả
gia đình đều phải có sự thỏa thuận của vợ chồng theo đúng hình thức mà pháp
luật quy định.
4


Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao
dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý
của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu
theo quy định tại Điều 134 BLDS năm 2005 và hậu quả pháp lí được giả quyết
theo quy định tại Điều 137 BLDS. Theo đó có thể hiểu: đối với những giao dịch
thông thường liên quan đến nhũng tài sản “không có giá trị lớn” nhằm đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của gia đình, thì hành vi xử xự của vợ,
chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được pháp luật coi là có sự thỏa
thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng (mặc dù chỉ có một bên vợ, chồng định
đoạt tài sản).
Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định: “Vợ hoặc
chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một
trong hai người thực hiện nhằm đáo ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia
đình”. Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng,
ngoại tệ,..) hoặc giấy vay tiền, không phân biệt viết tay hay đánh máy do người
có đủ năng lực hành vi dân xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình có
thể hiểu là : ăn, ở, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, việc học
hành của con trẻ.
Theo luật định thì đối với những giao dịch hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu, sinh hoạt tiêu dùng trong gia đình, pháp luật không bắt buộc cả vợ và

chồng cùng kí tên vay hoặc khi vay phải hỏi ý kiến người kia, và khi hậu quả
xảy ra, thì cả vợ và chồng đều phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ,
đó là nợ chung của cả vợ chồng, trong trường hợp có tranh chấp, chẳng hạn
như một bên vay để tiêu xài chung mà bên kia không đồng ý trả nợ, thì người
vay mượn có nghĩa vụ phải chứng minh việc vay mượn là để đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt thiết yếu trong gia đình.
Như vậy, quy định tại Điều 25, Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lí trong thực tiễn trong áp
dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến các quy định về giao
dịch dân sự trong BLDS.
2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng.
a. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân (Điều 29 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000).

5


Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 29, Điều 30) nhân và gia đình
năm quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân: “ Khi
hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản;
nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Theo đó, trong trường hợp có lí do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kì hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thỏa thuận bằng
văn bản giữa vợ và chồng hoặc bằng bản án, quyết định của Tòa án. Khi chia
tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng không thay đổi.
Theo quy định trên, các trường hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân là:

+ Chia tài sản chung khi vợ chồng đàu tư kinh doanh riêng : Đây là trường hợp
một bên vợ hoặc chồng muốn tự mình kinh doanh hoặc hợp tác với người thứ
ba nhưng không muốn ảnh hưởng đến khối tài sản chung của vợ chồng khi bị
thua lỗ, hoặc không đủ vốn, hoặc do một bên muốn đầu tư kinh doanh vào một
lĩnh vực nào đó nhưng người còn lại không đồng ý…Do đó, đề thuận tiện cho
việc đầu tư kinh doanh của mình vợ, chồng có thể yêu cầu được chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân.
+Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng:
nghĩa vụ phát sinh từ khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác trước khi kết
hôn hoặc trong thời kì hôn nhân nhưng sử dụng vào mục đích cá nhân, mà
không vì lợi ích chung của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi
trài pháp luật của vợ, chồng;…
+Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lí do chính đáng khác. Pháp luật không
có quy định cụ thể lí do chính đáng khác ở đây là bao gồm những gì ? Xuất phát
từ thực tiễn có thể hiểu: Lí do chính đáng khác trong trường hợp này là những
mâu thuẫn sâu sắc về tình cảm giữa vợ chồng, song do tuổi cao, địa vị xã hội,
nghề nghiệp, danh dự, uy tín trách nhiệm đối với các con…mà họ không muốn li
hôn.

* Về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì
hôn nhân :
6


+Hậu quả pháp lí về nhân thân: không làm chấm dứt quan hệ nhân thân trước
pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng vẫn phải được đảm bảo.
+ Hậu quả về tài sản : Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở
hữu riêng của mỗi người, phần tài sản không chia vẫn được sở hữu chung của
vợ chồng ( Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản chung thuộc tài sản chung còn lại vẫn thuộc tài sản chung của

vợ, chồng.
Thu nhập do lao động sản xuất kinh doanh, và những thu nhập hợp pháp
khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ
trường hợp có thỏa thuận khác ( Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).
b. Chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn.
Khi phán quyết li hôn, của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng
được chấm dứt về cả mặt nhân thân và tài sản. Về tài sản chung của vợ chồng
sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Việc chia tài sản khi li hôn do các bên
thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầy tòa án giải quyết. Tải sản
của bên nào thì thuộc sở hữu của bên đó( khoản 1 Điều 95).
Quy định như vậy đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng, trong trường
hợp vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung, nuôi con khi li
hôn (còn gọi là thuận tình li hôn) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án
khi phân chia tài sản của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận với
nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết, Tòa án cần phải xem xét: xác định tài sản
chung, tài sản riêng, người có quyền, lợi ích liên quan, công sức đóng góp.
+ Đồi với tài sản riêng: Tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyện sở hữu của
bên đó, nếu có tranh chấp về tài sản riêng, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng
của mình, phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không có chứng cứ chứng minh tài
sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó
là tài sản chung của vợ chồng.
+ Đối với tài sản chung: Theo khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000: Về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình
trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát
triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình coi như lao động có thu
nhập, bảo vệ quyền lợi của vợ, con chưa thành niên, tàn tật…Tài sản chung của
vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản
7



bằng hiện vật có giá trị lớn hơn mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên
kia phần giá trị chênh lệch. Việc chia tài sản cũng phải bảo vệ lợi ích chính đáng
của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh.
c. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ chồng chết trước.
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người chồng, vợ còn sống khi vợ, chồng
chết trước, cũng như quyền lợi của các con khoản 3 Điều 31 Luật hôn nhân và
gia đình 2000 còn dự liệu trường hợp hạn chế chia tài sản thừa kế của những
người thừa kế và được cụ thể hóa tại Điều 12 Nghị định 70/2001/NĐ-CP và tại
điểm a mục 4 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cũng quy định: “ việc chia di
sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một bên vợ hoặc chồng còn
sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu
đem chia tài sản này cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng
còn sống và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như không có chỗ ở,
mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất…”.
Đây là những quy định mới, tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
bảo vệ được quyền lợi đúng đắn quyền sở hữu của vợ chồng đói với tài sản
chung hợp nhất.
Trường hợp vợ chồng chết mà không mà không có yêu cầu của những người
thừa kế di sản ngay thì người chồng hoặc người vợ còn sống quản lí tài sản
chung của vợ, chồng; trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản
lí di sản hoặc có người thừa kế thỏa thuận để người khác quản lí tài sản.
Đối với trường hợp vợ, chồng đã bị tòa án tuyên bố là đã chết, quyết định
của tòa án có hiệu lực pháp luật, sau một thời gian người vợ, chồng đã bị tòa
án tuyên bố chết nay lại trở về. Vậy, những tài sản do người chồng, vợ kia tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập
hợp pháp khác của người chồng, vợ kia tạo ra trong khoảng thời gian từ khi
phán quyết của tòa án có hiệu lực pháp luật đến khi người chồng, vợ đó trở về
thì những tài sản đó sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng? Vấn đề này cần thiết
phải được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dự liệu nhằm tạo căn cứ pháp
lí thống nhất khi sử dụng.

Như vậy, pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay đã dự liệu khá cụ thể,
quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất góp phần bảo về
được lợi ích đúng đắn của vợ chồng, đồng thời tạo ra cơ sở pháp lí cho việc giả
quyết tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên vẫn
8


còn một số quy định còn mang tính khái quát dẫn đến nhiều cách hiểu khác
nhau, nên việc áp dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần phải có
sự bổ sung hoàn thiện kịp thời các quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu của
thực tế.
3. Nghĩa vụ của vợ chồng đới với tài sản chung hợp nhất.
Nghĩa vụ tài sản chng của vợ chồng ( còn gọi là nợ chung) có thể được hiểu
là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi
ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng.
Để đáp ứng nhu cầu vất chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác
trong gia đình, đảm bảo nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ, chồng, nghĩa vụ
nuôi dưỡng giáo dục con cái…thì vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung.
Nhiều khi khối tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia
đình, vợ chồng phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó là những
khoản nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán, trả cho người chủ nợ Điều
25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Vợ hoặc chồng phải có trách nhiệm
liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Đây là quy định mới
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi dự liệu về quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng đối với tài sản chung của vợ chồng, khi đó tài sản chung của vợ chồng
phải được đảm bảo cho các món nợ vì : “Tài sản chung của vợ chồng được chi
dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ
chồng” (khoản 2 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của

gia đình, thì món nợ đó được đảm bào thanh toán bằng tài sản chung của vợ
chồng, nghĩa là cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ trả nợ khoản nợ đó.
Mặt khác, khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng
chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia
đìnhthì việc định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của cả vợ chồng”.
Quy định này đã gắn trách nhiệm của cả gia đình đối với các khoản nợ phát
sinh trong quá trình khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên. Do
đó cần xác định chúng là khoản nợ chung của gia đình, xác định như vậy mới
đảm bảo được lợi ích chính đáng của người có tài sản riêng, khuyến khích họ
tạo ra nhiều của cải, vật chất hơn nữa cho gia đình. Đồng thời tăng cường sự
9


gắn bó trong quan hệ gia đình, để gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc cho
các thành viên trong gia đình.
Theo khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 : “ Việc thanh
toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận ; nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.
Từ những phân tích trên có thể rút ra những khoản nợ chung của vợ chồng
phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng gồm: nợ phát sinh
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nợ liên quan đến việc tạo lập, sử
dụng khối tài sản chung; nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được
đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống
của cả gia đình; nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng
cùng thực hiện; nợ theo thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH
ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG HỢP NHẤT.
Thứ nhất, cần xác định rõ tài sản chung của vợ chồng.
Những tài sản mà có được do được bồi trường thiệt hại về sức khỏe, về uy tín

danh dự. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, gia đình, pháp luật HN& GĐ cần quy
định rõ khoản tiền bồi thường thiệt hại được nhận trong hôn nhân thì sẽ là tài
sản chung của vợ chồng,
Trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng bị tuyên
bố là đã chết sau đó lại trở về thì pháp luật cũng chưa quy định cụ thể về vấn đề
tài sản của vợ chồng. Cần phải quy định rõ rang trường hợp: Khi mà phán
quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn
nhân chấm dứt, kể cả trường hợp người vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về
cũng không thể đương nhiên phục hồi lại quan hệ hôn nhân được, cho dù người
chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác. Nếu vợ chồng muốn tái hôn thì phải
đăng kí kết hôn theo thủ tục chung. Từ đó sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân mới,
và quyền sở hữu tài sản mới cũng sẽ được áp dụng trong thời kì hôn nhân này.
Trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân: Vợ chồng có thể thỏa
thuận hoặc yêu cầu tòa án chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản thuộc sở
hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Sau khi chia chia tài sản chung, có thể vợ
chồng vẫn sống chung hoặc ra ở riêng, lợi ích gia đình không được coi trọng,
ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và lợi ích của các thành viên khác. Vì thế
10


luật cần dự liệu nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, đối với con chung và nghĩa vụ
đóng góp tài sản chung nhằm đảm bảo tài sản chung cho cả gia đình.
Thứ 2: Luật hôn nhân và gia đình cũng như các luật chuyên nghành
cần phải có cá quy địnhcụ thể điều chỉnh việc vợ, chồng sử dụng tài sản
chung hợp nhất vào hoạt động khinh doanh.
Luật hôn nhân và gia đình cần quy định cụ thể, chi tiết hơn về các trường hợp
vợ chồng dùng tài sản chung, tài sản riêng hoặc tài sản chung trong thời kì hôn
nhân để đầu tư kinh doanh cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ tài sản
phát sinh trong trường hợp này. Có như vậy, quyền và lợi ích của vợ, chồng mới
được đảm bảo.

Thứ 3: Cần xác định tiêu chí về phân biệt nghĩa vụ chung về tài sản của
vợ chồng.
Việc xác định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng có ý nghĩa rất lớn trong
việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ chồng và người thứ ba có liên quan.
Việc xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng căn cứ vào các yếu tố sau:
-Sự thỏa thuận của vợ, chồng;
- Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yế của gia đình ;
-Liên quan đến việc tạo lập, quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ,
chồng;
-Liên quan đến nghề nghiệp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trừ trường
hợp chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại;
-Liên quan đến vợ, chồng chồng thành lập công ti, hoặc góp vốn vào các loại
hình công ti.
Thứ 4: Một số vấn đề về hôn ước.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không thừa nhận chế độ tài sản ước
định nhưng cũng chấp nhận trường hợp trường hợp vợ chồng có thể chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân cùng với những hậu quả pháp lí được quy
định tại điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 8 Nghị định số
70/2001/NĐ/CP . Pháp luật hiện hành đã tương đối đầy đủ, những thỏa thuận
11


về tài sản của vợ, chồng, tạo điều kiện thuân lợi để vợ chồng có thể dùng tài sản
chung vào các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên chế định này vẫn còn có nhiều
khiếm khuyết và lợi ích gia đình vẫn chưa được đảm bảo một cách tốt nhất. Vì
vậy hôn ước có thể là một giải pháp hay cho vấn đề chiếm hữu, sử dụng định
đoạt tài sản của vợ chồng nhất là trong nên kinh tế thị trường hiện nay.

C .KẾT LUẬN.

Khi xã hội ngày càng phát triển mạnh, thì vấn đề tài sản càng trở nên phức
tạp , tranh chấp về quyền thường xuyên xảy ra. Vì vậy quy định cụ thể về quyền
bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất có ý nghĩa vô cùng to
lớn trong việc giải quyết vấn đề mang tình thời sự đó. Điều này một lần nữa
khản định , vợ chồng bình đẳng là môt trong những nguyên tắc nên tảng của
pháp luật HN & GĐ nói chung và, chế định tài sản vợ chồng nói riêng. Trong
tương lai, việc nghiên cứu và hoàn thiện quy định của pháp luật HN& GĐ Việt
nam nhằm thể chế quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp
nhất là rất cần thiết. Bởi nó là yếu tố quan trọng nhất giúp thể chế quyền bình
đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất được đảm bảo trên thực tế.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
3. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2009.
4. Nguyễn thị Thìn, “ Một số vấn đề về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt
nam hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2010.

13


14




×