Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chia quyền sử dụng đất và nhà ở của vợ chồng khi ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.25 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG

2
3
4

I.

4

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Ly hôn là gì?
2. Nguyên tắc chia quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ chồng ly
hôn.

4
4

3. Chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

4

4. Chia quyền sử dụng nhà ở khi vợ chồng ly hôn.

6


II.

VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CHIA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ NHÀ Ở KHI VỢ CHỒNG LY HÔN.

9

1. Các ví dụ
a. Ví dụ 1
b. Ví dụ 2

9
9
10

c. Ví dụ 3

11

2. Các biện pháp nhằm hoàn thiện việc chia quyền sử dụng đất và
nhà ở khi vợ chồng ly hôn.
C. KẾT BÀI
Danh mục tài liệu tham khảo

12
13
14

A. LỜI MỞ ĐẦU


1


Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà
trong đó kết hợp hài hòa lợi ích của công dân và nhà nước cũng như của xã
hội. Một thực trạng cho thấy, trong những năm vừa qua, các vụ ly hôn gia
tăng một cách đột biến, án kiện các vụ ly hôn không chỉ tăng lên về số lượng
mà còn đa dạng, phức tạp về nội dung tranh chấp, trong đó các vụ tranh chấp
chủ yếu diễn ra xoay quanh việc sở hữu quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ,
chồng ly hôn. Điều đó đòi hỏi tòa án phải có cách giải quyết chính xác, vừa
hợp lý vừa hợp tình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do việc chia
không đúng không hợp lý.
Nhằm có cách hiểu sâu sắc và nắm vững những quy định về chia quyền
sử dụng đất, nhà ở của vợ, chồng khi ly hôn theo bộ Luật Hôn nhân và Gia
đình Việt Nam năm 2000, em xin chọn đề tài: “ Chia quyền sử dụng đất và
nhà ở của vợ chồng khi ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm bài
tập học kì của mình.

B. NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2


1. Ly hôn là gì?
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập mối quan hệ
vợ chồng thì ly hôn lại là một hiện tượng bất bình thường, nó là mặt trái của

hôn nhân.
2. Nguyên tắc chia quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ chồng ly hôn.
Nhà ở và quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt cả về giá trị vật chất
cũng như đảm bảo quyền có chỗ ở, quyền sản xuất, kinh doanh cho vợ chồng
và các thành viên trong gia đình. Việc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng
đất khi ly hôn cần quán triệt nguyên tắc: “dù đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền
có nhà ở; vì vậy, giải quyết nhà ở phải nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có
chỗ ở ổn định cuộc sống, nhất là đối với các con và bất kì trong trường hợp
nào cũng không được để vợ và các con ra khỏi nhà khi họ thật sự chưa có
chỗ ở”. Phải xác định rõ nguồn gốc nhà ở và quyền sử dụng đất đang có tranh
chấp có thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của vợ chồng hay
không. Về nguyên tắc, tòa án chỉ phân chia nhà ở hoặc quyền sử dụng đất khi
vợ chồng có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp
hoặc được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì
nhu cầu cấp thiết về chỗ ở và hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng,
tòa án có thể phân định tạm thời nơi ở, đất để sản xuất cho các bên trên nhà ở
và đất mà vợ chồng không có hoặc chưa có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hợp pháp.
Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều
95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các nguyên tắc chia tài sản là nhà
ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn được quy định tại các Điều 97, 98, 99 và
được hướng dẫn tại Điều 23 đến Điều 30 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình
năm 2000.
3. Chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.
Việc vợ chồng ly hôn có tranh chấp về việc phân chia nhà đất diễn ra
tương đối phổ biến, phức tạp và gay gắt, nhất là vấn đề về quyền sử dụng đất.
Điều 97 là một điểm rất mới của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy
định một cách cụ thể rõ ràng từng trường hợp, không quy định mang tính
chung chung như Điều 42 của bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.

“1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực
hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả
hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia

3


theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án
giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng
đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần
giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần
quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm
a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng,
đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền
sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có
quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết
theo quy định tại Điều 96 của Luật này” (Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000).
Thực tế, trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai của vợ
chồng khi ly hôn gặp rất nhiều bất cập gây khó khăn cho tòa án và việc hưởng
quyền lợi của các bên. Để giải quyết các bất cập này, và thống nhất trong quá

trình giải quyết của các cấp tòa án, theo các Điều 23, 24, 25, 26, 27 Nghị Định
số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 như sau:
• Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 23):
Đối với quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng mà
mỗi bên có được trước khi kết hôn “vẫn là tài sản riêng của mỗi bên; quyền
sử dụng đất của bên nào vẫn thuộc về bên đó, trừ trường hợp có thoả thuận
khác”( Điều 23 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001).
• Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước giao (Điều
24):
Việc chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước giao được
quy định tại Điều 24 nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001, trong đó có
quy định về việc chia quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm,
đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối khi cả vợ và chồng đều có nhu cầu sử
dụng đất và có điều kiện trực tiếp sử dụng hoặc chỉ một bên có nhu cầu và có
điều kiện trực tiếp sử dụng đất. Còn đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu
năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên
dùng là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo quy định
tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

4


• Chia quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước cho thuê:
Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc chỉ một
bên vợ hoặc chồng được nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, khi
ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất đó được thực hiện tùy theo từng trường
hợp khác nhau (trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà khi ly
hôn nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đó;
nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất; trường hợp

vợ, chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê) và được quy định cụ thể
tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 25 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001.
• Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng được chuyển nhượng,
chuyển đổi, thừa kế chung, nhận thế chấp (Điều 26):
“1. Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế chung được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của
Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người
thứ ba thì khi ly hôn, quyền nhận thế chấp đất cũng thuộc khối tài sản chung
của vợ chồng và được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và
gia đình.”
• Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng giao chung với hộ gia đình :
Theo Điều 27 quy định: “sau khi kết hôn, phần quyền sử dụng đất của
vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được
tách ra và chia theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 97 của Luật Hôn nhân
và gia đình.”
Như vậy, nhìn một cách tổng quan ta có thể thấy việc chia quyền sử
dụng đất của vợ chồng khi ly hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 đã có được những điểm khả quan, đạt hiệu quả tốt hơn so với các bộ luật
trước đây, mặc dù vẫn còn gặp một số vấn đề nan giải trong chia tài sản nói
chung và chia quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn nói riêng.
Chính vì vậy đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải nỗ lực
hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
một cách đồng bộ, cụ thể và hiệu quả hơn, đặc biệt trong việc xác định giá trị
tài sản.
4. Chia quyền sử dụng nhà ở khi vợ chồng ly hôn.
• Chia quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng:
Cũng như quyền sử dụng đất thì nhà là một loại tài sản có giá trị thực tế
và giá trị sử dụng rất lớn, chủ yếu trong khối tài sản chung của vợ chồng.
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy

định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải
ghi tên của cả vợ và chồng. Điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
5


quy định: “Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể
chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật
này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh
toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng”. Đây là một quy định rất
mới trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy định này không những
bảo vệ tốt hơn quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn mà còn tạo được cơ sở
pháp lý giúp cho Tòa án khi giải quyết các tranh chấp về việc chia quyền sở
hữu nhà khi vợ, chồng ly hôn.
Khi chia quyền sử dụng nhà ở, tòa án thường phải xác định xem nhà đó
được cha mẹ chồng (cha mẹ vợ) cho chung cả hai vợ chồng, nhà do hai vợ
chồng mua hoặc xây dựng, nhà do vợ chồng thuê của nhà nước, tư nhân, nhà
do nhà nước cấp, hay vợ chồng còn ở cung với gia đình mẹ chồng (cha mẹ
vợ) mà nhà đó là tài sản của cha mẹ, không thuộc tài sản chung của vợ chồng
thì không chia... Tòa án cần phân biệt tùy từng trường hợp để giải quyết cho
thỏa đáng, thấu lý, đạt tình. Theo chỉ thị số 69-DS ngày 24/12/1979 của Tòa
án nhân dân tối cao đã chỉ rõ: “Khi chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng
cần phải bảo đảm quyền lợi của vợ chồng, trong đó ưu tiên bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người vợ và các con chưa thành niên. Trong mọi trường hợp,
bảo đảm cho vợ, chồng sau khi ly hôn đều có chỗ ở. Đặc biệt cần quán triệt
nguyên tắc không được để vợ, con chưa thành niên ra khỏi nhà nếu họ thực
sự chưa có chỗ ở mới”.
Trong trường hợp nhà thuộc quyền sở hữu chung có thể chia để sử
dụng thì sẽ áp dụng Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình để chia cho mỗi bên
một phần diện tích nhà đất, đảm bảo cho họ có thể ổn định cuộc sống, có chỗ
ăn, chỗ ở sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra những bất cập:

Tình cảm vợ chồng bị rạn nứt nghiệm trọng sau khi ly hôn mà vợ chồng vẫn ở
chung nhà (có thể là được ngăn đôi hoặc vợ ở tầng trên, chồng ở tầng dưới),
mà sau khi ly hôn do những mâu thuẫn đã xảy ra trong thời kỳ hôn nhân họ
vẫn còn để bụng, họ thù ghét nhau điều này sẽ gây ra những bất tiện cho cuộc
sống của cả hai người trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong đời tư của
mỗi người. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
ngôi nhà đó không thể chia được (do diện tích quá nhỏ, do cấu trúc ngôi nhà
không thể chia được...) thì bên được tiếp tục sử dụng ngôi nhà phải sử dụng
nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị ngôi nhà mà họ được hưởng.
Nếu giá trị ngôi nhà nhiều hơn giá trị tài sản được chia thì bên sở hữu ngôi
nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng, theo mức giá
thị trường ở địa phương nơi họ đang sinh sống vào thời điểm diễn ra xét xử.
Các trường hợp này cần phải nhấn mạnh ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người vợ và con chưa thành niên, hoặc con đã trưởng thành nhưng
mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản
để tự nuôi mình. Trên thực tế khi giải quyết các trường hợp này gặp rất nhiều
khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật, gây thiệt thòi đặc biệt là
phụ nữ.
6


• Chia quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu riêng của một bên:
Theo Điều 99 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Trong
trường hợp nhà thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng
chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà,
nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức
bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà”.
Như vậy, nhà ở có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng, có
thể là tài sản riêng của vợ, chồng hay nhà đó thuộc quyền sở hữu của người
khác hoặc nhà nước mà vợ chồng khi kết hôn đã thuê của nhà nước để sủ

dụng trong thời kì hôn nhân. Cuộc sống hôn nhân dẫn tới việc, nhà ở thuộc sở
hữu riêng của vợ chồng đã đưa vào sử dụng đã được xây mới, nâng cấp, sửa
chữa, cải tạo làm cho giá trị của ngôi nhà được tăng lên. Theo Điều 99 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000, các Điều 28, 29, 30 Nghị định số 70/NĐ-CP
ngày 03/10/2001 quy định, thì việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ và
chồng khi ly hôn mà nhà thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng hay nhà vợ chồng
đang ở đã được thuê của tư nhân, của nhà nước như sau:
• Trường hợp nhà ở do vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng thuê của
nhà nước hoặc sau khi kết hôn.
“1. Trong trường hợp hợp đồng thuê nhà ở vẫn còn thời hạn, thì các bên thoả
thuận về việc tiếp tục thuê nhà ở đó; nếu các bên không thoả thuận được và
cả hai bên đều có nhu cầu sử dụng, thì được Toà án giải quyết theo quy định
tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp vợ chồng đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuê của Nhà
nước hoặc xây dựng mới trên diện tích có nhà thuê của Nhà nước, thì khi ly
hôn, việc chia quyền sử dụng nhà ở và phần diện tích nâng cấp, sửa chữa, cải
tạo, xây dựng mới do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì
được Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia
đình. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng, thì bên sử dụng phải thanh toán
cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà của Nhà nước và một phần giá trị
nhà đã nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới mà bên đó được hưởng
vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ chồng đã được Nhà nước chuyển quyền sở hữu đối
với nhà ở đó, thì việc chia nhà khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại
Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” (Điều 28 Nghị định số
70/NĐ-CP ngày 03/10/2000).
• Trường hợp vợ chồng thuê nhà của tư nhân.
Việc phân chia quyền sử dụng nhà ở đó phải bảo đảm quyền lợi của chủ
sở hữu nhà và tuân theo quy định sau đây:
“1. Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn, thì các bên thoả thuận với

nhau về phần diện tích mà mỗi bên được thuê và làm lại hợp đồng với chủ sở
hữu nhà.
7


2. Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn mà chủ sở hữu nhà chỉ đồng ý
cho một bên được tiếp tục thuê nhà, thì các bên thoả thuận về việc một bên
được tiếp tục thuê.
3. Trong trường hợp nhà ở thuê đã nâng cấp, sửa chữa cải tạo, xây dựng
thêm diện tích gắn liền với nhà thuê và được sự đồng ý của chủ sở hữu nhà,
thì bên tiếp tục ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã nâng cấp,
sửa chữa, cải tạo, xây dựng thêm mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia
tài sản khi ly hôn.
4. Trong trường hợp xây dựng thêm diện tích nhà độc lập với diện tích thuê
và được sự đồng ý của chủ nhà, các bên đã thanh toán tiền sử dụng đất cho
chủ nhà, thì việc chia nhà ở đó thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật
Hôn nhân và gia đình”( Điều 29 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001).
• Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên:
“1. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng
đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng
của chủ sở hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên vợ hoặc
chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia
có khó khăn và không thể tự tìm được chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu
cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác.
2. Trong trường hợp nhà ở đó đã được xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa,
cải tạo, thì chủ sở hữu nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã
xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo mà bên đó được hưởng vào thời
điểm chia tài sản khi ly hôn” (Điều 30 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày
03/10/2000).
II.


VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CHIA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
NHÀ Ở KHI VỢ CHỒNG LY HÔN.
1. Các ví dụ
a. Ví dụ 1:
Chị Trần Kim Anh và anh Nguyễn Văn Công kết hôn năm 2004 tại
thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Trước khi kết hôn với chị Anh, anh
Công đã có sử dụng mảnh đất 100m 2, xây dựng một ngôi nhà cấp 4 trên đó
vào năm 2003, khi kết hôn xong, vợ chồng anh cùng ở lại trên ngôi nhà đó.
Năm 2011, hai anh chị ly hôn, anh Công trình bày, quyền sử dụng đất và nhà
ở là tài sản riêng của anh và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở đều chỉ mang tên anh, vì vậy anh không đồng ý cho chị Anh
được hưởng. Về phần mình, chị Anh trình bày, kể từ khi kết hôn đến nay do
căn nhà đó bị hư hỏng nhiều lần nên chị phải tu bổ sửa chữa. Mặt khác do
nghề nghiệp không có mà chỉ làm nội trợ, bố mẹ thì đã mất hết nên bây giờ
chị không có nơi nào để ở, vì vậy chị xin được chia một phần giá trị quyền sử
dụng đất, nhà ở để chị có điều kiện để tạo lập cuộc sống. Tòa án sơ thẩm đã
8


xác định quyền sử dụng đất và căn nhà cấp 4 được tạo lập trước hôn nhân, các
giấy tờ nhà đất cũng mang tên mình anh Công. Vì vậy, là tài sản riêng của
anh Công, và không đem ra giải quyết, chị Anh không được hưởng phần giá
trị bất động sản là đất và nhà ở. Sau đó chị Anh đã tiếp tục kháng cáo lên cấp
phúc thẩm, hội đồng xét xử xác định, bất động sản trên là tài sản riêng của
anh Công, như bản án đã xác định. Tuy nhiên do chị Anh đã có công sức tu
bổ, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà trong thời gian qua, mặt khác chị lại không có
công ăn việc làm ổn định, không có nơi nào để đi sau ly hôn. Vì vậy, căn cứ
vào Điều 99 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 và điều 30 Nghị định
70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001tòa án cấp phúc thẩm quyết định chia cho

chị Anh giá trị phần tài sản mà chị đã tu bổ, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà và lưu
cư ở nhà anh Công trong vòng 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp
luật, để chị có thể ổn định cuộc sống, tìm chỗ ở mới.
b. Ví dụ 2:
Chị Lê Thị Oanh và anh Trần Văn Quảng cùng quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc kết hôn với nhau từ năm 1980 và đã có hai con gái. Trong gia đình, chị
Oanh là người cáng đáng vấn đề tài chính, vợ chồng chị buôn bán phụ tùng xe
máy, dành dụm được một khoản tiền lớn để mua căn nhà tại phố Minh Khai,
Hà Nội và mở một cửa hàng bán buôn phụ tùng xe máy ngay giữa trung tâm
thành phố. Vào đầu năm 2000, chị Oanh bán căn nhà ở Minh Khai và mua
một biệt thự rộng 200m2 tại khu đô thị mới Linh Đàm trị giá 3 tỷ. Sau khi
chứng kiến tận mắt anh Quảng bồ bịch và có con riêng, hơn nữa còn chửi rủa
đánh đập mình, chị Oanh đã quyết định ly dị chồng.
Khi Tòa án giải quyết về vấn đề phân chia tài sản, anh Quảng một mực
khăng khăng nhận ngôi nhà và cửa hàng là tài sản riêng và anh ta có giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu những tài sản đó. Chị Oanh mới bất ngờ nhận ra
chỉ vì quá tin chồng mà tất cả mọi tài sản từ nhà xưởng, đất đai, cửa hàng đều
đứng để chồng đứng tên, ngoại trừ chiếc xe máy mới mua còn đứng tên chị.
Chị khóc thảm thiết kể về những năm tháng khó khăn, chắt chiu, kham khổ
dựng lên cơ nghiệp ngày hôm nay mà chỉ do không có chứng cớ nào chứng
minh đó là tài sản của chung thì chị sẽ mất trắng. Sau đó, chị Oanh đưa ra
chứng cứ về giấy nộp tiền cho công ty nhà đất là do người vợ đi nộp. Nhờ có
chứng cứ này Tòa án đã căn cứ vào Điều 98 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, công nhận căn biệt thự đó là tài sản chung và chia cho mỗi vợ chồng
một nửa giá trị. Còn cửa hàng buôn bán phụ tùng xe máy thì thuộc về người
chồng do không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản chung. Mỗi tháng,
người chồng còn chu cấp cho vợ một số tiền để nuôi dưỡng hai con cho đến
khi chúng 19 tuổi. Phiên tòa kết thúc, người vợ ra về với nỗi đau vì sự thiếu
hiểu biết và quá cả tin của mình. Nhưng như lời chị nói với Ban hội thẩm, chị
vẫn còn tài sản quý nhất là hai đứa con và nhất định chị sẽ xây dựng lại cuộc

sống mới của ba mẹ con trên đống đổ nát này. Người chồng trở về với một

9


khối tài sản khổng lồ nhưng không biết sẽ đối diện với dư luận xã hội và
những đứa con và của mình ra sao?
c. Ví dụ 3:
Nguyên đơn là chị Hoàng Thị Loan, bị đơn là anh Nguyễn Văn Rư
(tức Dư), ở Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình. Tại bản án số 06/2009/HNGĐST. Trong vụ án ly hôn này, hai bên không thỏa thuận được về tài sản chung
của vợ, chồng, do hai người không thống nhất được về việc xác định tài sản
chung của vợ chồng. Theo chị Loan, tài sản chung của vợ chồng chỉ có một
mảnh đất thổ cư diện tích 180m2 kích thước (30x6)m. Nguồn gốc đất này là
do vợ chồng chị mua hợp pháp của anh Trần Văn Thực. Khi ly hôn chị xin
được quản lý, sử dụng mảnh đất đó và thanh toán chênh lệch giá trị tài sản
cho anh Rư (Dư), vì chị hiện đang phải ở nhờ nhà bố mẹ đẻ. Trong khi đó
theo lời khai của anh Rư cũng công nhận vợ, chồng có mảng đất thổ cư trên;
tuy nhiên anh cho biết, năm 2002 do anh bị ốm nên đã chuyển nhượng mảnh
đất đó cho anh trai là Nguyễn Văn Sáng, khi anh chuyển nhượng đất cho anh
Sáng thì cô Loan không có nhà. Số tiền này anh đã dùng để chữa hết nên nay
anh xác định mảnh đất thổ cư trên không còn nữa, ngoài ra vợ chồng không
có tài sản nào khác. Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng không có gì, khi ly
hôn không yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhưng ngay sau đó anh Rư lại có đơn
đề nghị và trình bày quan điểm về diện tích đất trên của vợ, chồng, anh xin
được sử dụng toàn bộ diện tích đất và thanh toán giá trị chênh lệch tài sản cho
chị Loan, hoặc chia đôi mỗi người ½ diện tích đất. Việc chuyển nhượng đất
cho anh Sáng sẽ tự thỏa thuận với nhau.
Sau khi nghe các bên đương sự trình bày, với những chứng cứ thu tập
được, Tòa án nhân dân đã xác nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
giữa anh Sáng và anh Rư không có hiệu lực pháp luật. Do vậy, quyền sử dụng

180m2 đất nói trên vẫn thuộc quyền sử dụng của chị Loan và anh Rư, là tài
sản chung của anh chị, anh Rư sẽ phải chịu trách nhiệm đối với số tiền mà
anh đã nhận của anh Sáng. Căn cứ vào điểm a, Khoản 2, Điều 97 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 và căn cứ vào tình hình thực tế của hai bên, xét
thấy chị Loan có như cầu thiết yếu hơn về việc sử dụng đất nên Hội đồng xét
xử đã xem xét và quyết định giao toàn bộ quyền sử dụng đất chung của vợ
chồng cho chị Loan sử dụng và đồng thời cũng yêu cầu chị Loan phải thực
hiện nghĩa vụ thanh toán tiền chênh lệch phần tài sản của anh Rư bằng ½ giá
trị quyền sử dụng đất.
2. Các biện pháp nhằm hoàn thiện việc chia quyền sử dụng đất và
nhà ở khi vợ chồng ly hôn.
Thứ nhất, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cơ quan xét xử:
Thực tế cho thấy các bản án xét xử của cấp sơ thẩm còn phạm phải
nhiều sai lầm, dẫn đến việc bản án phải đến cấp phúc thẩm mới xử đúng.
10


Chính vì vậy, chúng ta cần mở nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao năng
lực, đồng thời giúp cho các cán bộ trẻ có dịp cọ sát, học hỏi tích lũy kinh
nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ. Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra xét xử ở các Tòa án huyện, kịp thời giải quyết những khó khăn
vướng mắc còn tồn tại. Chú trọng đến hoạt động xét xử, chuyên môn, thẩm
quyềncủa các Tòa án nhân dân cấp huyện. Mở các cuộc thi về giải quyết tranh
chấp quyền sở hữu đất và nhà ở.
Thứ hai, nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân:
Tuyền truyền, phổ biến, giáo dục, đặc biệt là các huyện vùng sâu vùng
xa, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan...
Thứ ba, Nhà nước cần có các quy định cụ thể hơn về đường lối giải
quyết các vấn đề tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở khi ly hôn...
Đặc biệt trong trường hợp người phụ nữ về làm dâu (thậm chí là vợ

chồng ở riêng mà không phải là sống chung với gia đình chồng), đóng góp
công sức không nhỏ để vun vén chăm lo cho gia đình. Nhưng việc họ phải
chịu cảnh trắng tay khi ly hôn đã trở thành một quan niệm của xã hội cũ như
là một ý thức hệ. Nó đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của người dân Việt Nam
không dễ gì xóa bỏ, mà cho đến nay thực tế ở một số địa phương, nhất là
vùng sâu vùng xa, quan niệm này vẫn còn tồn tại. Bởi vậy việc bảo vệ quyền
lợi của người vợ trong vấn đề chia tài sản khi ly hôn nhất là đất và nhà ở cần
phải được pháp luật điều chỉnh, cụ thể hóa nó thành một nguyên tắc, nhằm
mục đích xóa bỏ quan niệm lạc hậu trên, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.

C. KẾT BÀI

11


Chia quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ chồng ly hôn một vấn đề tương
đối phổ biến, phức tạp và gay gắt hiện nay. Pháp luật Việt Nam đã có rất
nhiều quy định mới và cụ thể phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các bên khi
chia tài sản khi vợ chồng ly hôn, tuy nhiên do từng đặc điểm của các cuộc hôn
nhân và phong tục tập quán của người dân Việt Nam mà việc áp dụng và giải
quyết các vụ tranh chấp tài sản là đất và nhà khi vợ chồng ly hôn trên thực tế
lại gặp không ít những khó khăn và bất cập. Việc làm rõ đề tài “Chia quyền
sử dụng đất và nhà ở của vợ chồng khi ly hôn – một số vẫn đề lý luận và
thực tiễn” trước hết giúp chúng ta có một cách hiểu sâu sắc và nắm vững Bộ
luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, hơn nữa giúp cho quá trình
xây dựng và hoàn thành pháp luật ngày hiệu quả hơn.
Do đây là một đề tài rộng mà kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không
thể không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được những ý kiến
đáng giá của thầy cô để hoàn thiện bài viết tốt hơn. Em xin cảm ơn thầy, cô
đã ân cần giảng dạy trong các tiết học và các giờ tư vấn trên trường!


Danh mục tài liệu tham khảo:

12


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Hôn nhân và Gia đình Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế, Giáo trình luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

13



×