Bài tập học kỳ
MỞ BÀI
Hành vi xâm phạm mồ mả nếu thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội
phạm thì người thực hiện hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
BLHS 1999. Theo khái niệm chung mồ mả là nơi chôn cất người chết. Việc
chôn cất được thực hiện theo phong tục tập quán. Mỗi địa phương có cách thức
xây mồ mả hoặc cất giữ hài cốt người chết khác nhau, cho nên chi phí cũng khác
nhau. Vì vậy, khi có hành vi xâm phạm cần phải tính đến các yếu tố tập quán.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin chọn đề bài số 31: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả”.
Bài làm còn nhiều thiếu sót do kiến thức còn hạn chế và kĩ năng lập luận
chưa vững vàng, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong tổ bộ môn
để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời kì
lịch sử và ở những nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách
thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường… có sự
khác biệt.
Môn Luật Dân Sự module 2
1
Bài tập học kỳ
Quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác
luôn được pháp luật bảo vệ. Hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi một chủ thể có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
được pháp luật bảo vệ, chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp
lý bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả
pháp lý đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho
người bị thiệt hại.
Điều 604, BLDS 2005 quy định:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường; 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây
thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có looixthif áp dụng quy
định đó.”
Như vậy, theo quy định tại điều 604, BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có
lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, trong những
trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường
thiệt hại kể cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phát
sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại
trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định
khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Môn Luật Dân Sự module 2
2
Bài tập học kỳ
1.2. Khái niệm mồ mả
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một
phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mang trong nó những giá trị văn hóa
nhân bản. Chính vì lẽ đó mà người Việt Nam có thể chấp nhận nhiều tôn giáo,
tín ngưỡng khác nhau, nhưng phong tục tốt đẹp này được tồn tại và chấp nhận
như một lẽ đương nhiên của cộng đồng mà không phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng. Chúng ta coi việc thờ cúng tổ tiên cũng chính là việc cầu xin ông bà
phù hộ cho gia đình, dòng họ; cho sự trường tồn của quốc gia, cho “quốc thái
dân an”. Pháp luật thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng của công dân; việc thờ
cúng tổ tiên là tự nguyện, không hề có sự áp đặt và quan niệm: “Có thờ có
thiêng, có kiêng có lành” đã in sâu vào người Việt. Hầu hết trong gia đình người
Việt đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Vì thế việc cất xây mồ mả cho người thân
đã chết thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của người sống với người đã khuất, mong
muốn người đã khuất phù hộ độ trì cho con cháu sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt
và ăn nên làm ra.
Đa số ỏ các nơi đều có phong tục lập mồ mả cho người chết nhưng ở mỗi
vùng miền khác nhau, việc này lại thực hiện khác nhau song cùng hướng tới
mục đích lập mồ mả cho người thân thiết của mình để họ có một nơi an nghỉ
cuối cùng được chu đáo.
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt thì “Mồ mả là nơi chôn cất
người chết”. Tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/03/2008
về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang không có khái niệm “mồ mả” mà
chỉ có phần mộ của cá nhân là nơi mai táng thi hài, hài cốt của một người
(Khoản 4, điều 2).
Bộ luật dân sự 2005 đã gộp chung hai khái niệm “mồ” và “mả” bởi vì trên
thực tế nếu bóc tách khái niệm này thành hai khái niệm riêng thì cũng rất khó
Môn Luật Dân Sự module 2
3
Bài tập học kỳ
bởi ở mỗi nơi, mỗi vùng khác nhau lại có tục chôn cất khác nhau (mả là nơi táng
thi hài, mồ là nơi táng hài cốt).
Hiện nay ở nước ta có nhiều cách thức táng người chết khác nhau như: ma
táng, hỏa táng, hung táng và một số hình thức mai táng khác. Tuy nhiên khái
niệm mờ mả cần được làm rõ bởi ở nhiều địa phương khác nhau có nhiều hình
thức an táng khác nhau. Có nơi chỉ chôn cất một lần, có nơi lại có tục “bốc mả”,
“sang cát” cho người chết sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 3 năm).
Việc mai táng khác nhau như vậy khiến cho người ta dễ bị nhầm lẫn và quan
niệm mồ mả bao gồm cả xương cốt, hài cốt bên trong. Vì vậy, chúng ta có thể
hiểu mồ mả chỉ là vật chất bên ngoài chứa dựng hài cốt, thi thể của người đã
chết ở bên trong.
Mặc dù BLDS 2005 không quy định một cách cụ thể và phân biệt khái
niệm “mồ mả” với “hài cốt” nhưng trong BLHS 1999 đã có quy định để phân
biệt. Điều 246 BLHS 1999 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt:
“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ
hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội
gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm: “Mồ mả là dạng vật chất được sử
dụng với mục đích chôn cất thi thể, hài cốt của người chết”.
1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Hành vi trái pháp luật của các chủ thể nhất định xâm phạm tới nơi chôn
cất thi hài, xương cốt của người chết sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do xâm phạm mồ mả.
Môn Luật Dân Sự module 2
4
Bài tập học kỳ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành
vi thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động và có lỗi của người xâm
phạm.
Như vậy, có thể khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là
một loại trách nhiệm pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp luật xâm hại tới
mồ mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
2. Tính chất đặc biệt của bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Tính chất đặc biệt của “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả” xuất
phát từ truyền thống, một phong tục phổ biến của người Việt từ xưa đến nay.
Người ta quan niệm rằng việc chôn cất mai táng tổ tiên cũng như chọn đất làm
nhà cho người sống, có quan hệ mật thiết mật thiết với cuộc sống tồn vong họa
phúc của con cái. Và việc giữ gìn mộ của tổ tiên, người thân thiết ngoài yếu tố
tình cảm còn chứa đựng yếu tố tâm linh. Vì vậy, việc bảo vệ mồ mả không chỉ là
trách nhiệm của riêng một cá nhân, một gia đình, một dòng họ… mà còn là trách
nhiệm của toàn xã hội. Điều này đã được thể hiện ở việc quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả trong BLDS 2005 và cũng đã được
quy định là khách thể trong BLHS 1999.
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là một chế định dân sự đặc biệt
bởi nó không chỉ là một nghĩa vụ dân sự thông thường mà còn chứa đựng cả
những quy phạm khác như quy phạm đạo đức… do khách thể trong quan hệ bồi
thường này không chỉ là vật chất mà còn chứa đựng yếu tố đạo đức.
Môn Luật Dân Sự module 2
5
Bài tập học kỳ
Mồ mả là một loại tài sản đặc biệt vừa chứa đựng lợi ích vật chất, vừa
chứa đựng yếu tố về mặt tâm linh, tinh thần. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả là việc yêu cầu chủ thể xâm phạm mồ mả phải thực hiện nghĩa vụ bằng
một khoản tiền nhất định. Như vậy, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là
một loại trách nhiệm liên quan đến sự dịch chuyển tài sản từ bên gây thiệt hại
sang bên bị thiệt hại.
Cần phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể. Hai loại bồi thường này
đều có điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tuy nhiên chúng vẫn có
những điểm khác nhau về đối tượng bị xâm hại và thiệt hại trong hai loại trách
nhiệm này là khác nhau.
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ
MẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một dạng của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, điều kiện phát sinh (căn
cứ phát sinh) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả mang nhiều
điểm chung xuất phát từ điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất
phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp: “…Mọi hành động xâm phạm
lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân
đều bị xử lý theo pháp luật…” (Điều 12, Hiến pháp 1992). BLDS 2005 thể hiện
quy định của Nhà nước qua việc quy định một trong những nguyên tắc cơ bản
Môn Luật Dân Sự module 2
6
Bài tập học kỳ
là: Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác” (Điều 10, BLDS 2005). Nguyên tắc này buộc các
chủ thể không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị áp dụng cưỡng chế theo quy
định của pháp luật.
Xác lập căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng là việc làm cần
thiết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường thiệt
hại.
Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa vào các quy định tại
BLDS 2005:
Điều 307 BLDS 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “1.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần; 2. Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế,
tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí
hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút; 3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài
việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường
một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.
Điều 604 BLDS 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại: “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; 2. Trong trường hợp pháp luật quy định
Môn Luật Dân Sự module 2
7
Bài tập học kỳ
người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp
dụng quy định đó”.
Như vậy, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người
phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Các điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ
biện chứng, thống nhất và đầy đủ. Xuất phát từ những quy định, những nguyên
tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại
là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại.
1.1. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục
đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị
thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy
đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền,
do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân,
tổ chức. Trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội cấu thành hình thức thì
không đò hỏi có hậu quả vật chất. Ngay đối với một số tội có cấu thành vật chất
thì trong một số trường hợp cá biệt hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của
hành vi nguy hiểm có khả năng gây hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm
hoặc ngược lại đối với một số tội như tội thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi
phạm luật lệ giao thông thì phải có thiệt hại nghiêm trọng mới cấu thành tội
phạm. Nhưng trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm
trọng cũng phải bồi thường. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi
thường vì vậy trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại.
Môn Luật Dân Sự module 2
8
Bài tập học kỳ
●
Thiệt hại về tài sản biểu hiện cụ thể nhất là mất tài sản, giẩm sút tài sản,
những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền
với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật
chất của người bị thiệt hại.
●
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao
gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu
nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
●
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp
lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
●
Tổn thất về tinh thần: Đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, bao
gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh
góa bụa, mồ côi, sự xấu hổ,… Về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền
theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được.
Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần,
cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp
luật. BLDS quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi
của người đó phải gánh chịu”.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm thì thiệt
hại cũng là yếu tố đầu tiên được xác định. Điều này được thể hiện rõ tại điều 629
BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi
thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế,
khắc phục thiệt hại”.
● Thiệt
hại do hành vi xâm phạm mồ mả bao gồm:
● Thiệt
hại do mồ mả bị sạt lún;
Môn Luật Dân Sự module 2
9
Bài tập học kỳ
● Thiệt
hại do mồ mả bị san lấp;
● Thiệt
hại do một phần của mồ mả bị xâm phạm như hư hỏng bia ghi tên
người chết gây nhầm lẫn cho những người thân thích của người chết.
Như vậy, thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả là những tổn thất về vật chất thực tế tính được thành tiền cho việc xâm
phạm đến mồ mả. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng cấu thành nên trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm.
1.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Ở bất kỳ xã hội nào, bảo vệ mồ mả của người chết luôn được quan tâm
bởi mồ mả gắn với yếu tố phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo… Pháp luật
nước ta luôn có những quy định bảo vệ mồ mả của cá nhân, ngăn chặn, trừng trị
người có hành vi cố ý xâm phạm mồ mả của cá nhân. Xâm phạm mồ mả được
định là một tội trong BLHS 1999 quy định về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài
cốt: “1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ,
trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; 2.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”
(Điều 246 BLHS 1999). Trong BLDS 2005 cũng quy định về bồi thường thiệt
hại do xâm phạm mồ mả. Như vậy, hành vi xâm phạm mồ mả không chỉ bị xử lý
về mặt hình sự khi đủ điều kiện cấu thành tội danh mà còn phải chịu trách nhiệm
dân sự.
Hành vi khách quan gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động. Hành động hay không hành động đều là những xử
sự của con người, có ý chí và được lý trí kiểm soát, gây thiệt hại cho các lợi ích
được pháp luật bảo vệ. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của
chủ thể vào đối tượng gây thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể
Môn Luật Dân Sự module 2
10
Bài tập học kỳ
vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động
gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình
trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc
chủ thể việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm
trong khi bản thân chủ thể có đầy đủ diều kiện để làm việc đó.
Hành vi gây thiệt hại về mồ mả thể hiện dưới dạng hành động, cụ thể:
●
Hành vi xâm phạm trực tiếp đến mồ mả: di chuyển vị trí mồ mả mà
không được sự đồng ý của thân nhân người chết; đào bới mồ mả, khai quật mồ
mả trái ý chí người thân thích của người chết và trái quy định của pháp luật;
●
Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất uế tạp lên ngôi mộ;
●
Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết, san lấp
mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ,… khiến không thể xác
định được vị trí của ngôi mộ đó; thay đổi tấm bia ghi tên người chết;
●
Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao
bọc xung quanh ngôi mộ.
Cấu trúc vật chất xây dựng xung quanh ngôi mộ với mục đích bảo vệ ngôi
mộ tránh bị biến dạng được xem là phần không tách rời của ngôi mộ, đặc biệt
mộ được xây trên núi. Việc xâm phạm tới tường rào xung quanh ngôi mộ là một
trong những nguyên nhân gây thiệt hại mồ mả.
Những hành vi sau không bị coi là xâm phạm mồ mả và không phải bồi
thường: Hành vi của cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện những việc mà
cơ quan có thẩm quyền giao cho như: khai quật mộ để khâm niệm tử thi, di rời
Môn Luật Dân Sự module 2
11
Bài tập học kỳ
ngôi mộ theo quy định khi thân nhân người chết không chịu di rời, đưa mộ liệt sĩ
về nghĩa trang liệt sĩ…
1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại
Điều 604 BLDS dưới dạng: “Người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại” thì
phải bồi thường. Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính
mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy
nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là một vấn đề rất phức tạp. Phạm trù
nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối
liên hệ nội tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã
hội, trong đó một là nguyên nhân và sau nó là kết quả. Việc xác định mối quan
hệ nhân quả chính là sự liên hệ khách quan đó. Nguyên nhân bao giờ cũng có
trước kết quả và kết quả là hậu quả của nguyên nhân.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân
tích đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và
toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác
định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.
Xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả và
thiệt hại xảy ra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
●
Nguyên nhân và kết quả mang tính khách quan, quan hệ nhân quả nằm
trong bản thân sự vật không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Môn Luật Dân Sự module 2
12
Bài tập học kỳ
●
Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên
nhân nhất định. Không có hiện tượng nòa không có nguyên nhân vì vậy không
thể nói thiệt hại về mồ mả là không có nguyên nhân gây ra, nguyên nhân này có
thể do yếu tố thiên nhiên hoặc do hành vi của con người.
●
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nên là cái có trước kết quả, được sinh
ra trước kết quả. Về nguyên tắc, bao giờ nguyên nhân cũng phải xảy ra trước kết
quả trong một khoảng thời gian xác định và phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc
nguyên nhân có ý nghĩa quyết định với thiệt hại xảy ra.
● Cần
phân biệt nguyên nhân với điều kiện bởi bởi điều kiện không sinh ra
kết quả nhưng nó cùng xuất hiện với nguyên nhân. Việc xác định sai lầm sẽ dẫn
đến xác định không đúng chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm mồ mả. Trong mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân là yếu tố quyết
định còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả.
●
Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy điều kiện cụ
thể và một kết quả có nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có
vai trò khác nhau trong hình thành kết quả. Do vậy, khi xem xét nguyên nhân
gây thiệt hại về mồ mả chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên
nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu dẫn đến tình trạng xâm
hại mồ mả. Các nguyên nhân này liên kết với nhau tạo ra kết quả, nếu thiếu một
trong các nguyên nhân đó thì kết quả không xảy ra.
1.4. Người gây thiệt hại có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả
do hành vi đó mang lại. Khoản 2, Điều 308 BLDS 2005 quy định:
Môn Luật Dân Sự module 2
13
Bài tập học kỳ
“Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không
mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình
có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ
xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho
rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là lỗi suy đoán vì hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi bị suy đoán là
có lỗi. Việc chứng minh có lỗi thuộc về người gây thiệt hại là một chế định
nhằm bảo vệ người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại phải chứng minh được họ
không có lỗi, nếu không chứng minh được thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Một người sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ chứng minh rằng
họ không có lỗi (trừ một số trường hợp người gây thiệt hại bồi thường ngay cả
khi không có lỗi theo quy định của pháp luật).
Việc phân biệt lỗi cố ý hay vô ý ngoài việc có ý nghĩa trong xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại còn xác định mức độ bồi thường.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả của người có hành
vi trái pháp luật, lỗi là một yếu tố để xác định trách nhiệm của người gây thiệt
hại. Người xâm phạm do có lỗi cố ý hay lỗi vô ý đều phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
Lỗi là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đồng thời là căn cứ
xác định trách nhiệm và mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung.
Như vậy, bốn yếu tố cơ bản mang tính điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành
vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại là những yếu tố
Môn Luật Dân Sự module 2
14
Bài tập học kỳ
để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố
thì việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa được xem xét một cách
khách quan, toàn diện.
2. Xác định thiệt hại
Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Nguyên
tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện đầy đủ và chính xác khi xác
định “toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức bồi thường.
Việc xác định thiệt hại không hề đơn giản bởi các quy định của pháp luật về bồi
thường thiệt hại nói chung, thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là những quy định
mang tính “đính tính” chứ không “định lượng” cụ thể. Mặt khác, ngoài thiệt hại
về vật chất còn có thiệt hại về tinh thần. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
mà việc xác định thiệt hại được tính toán khác nhau.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, tại Điều 629
BLDS 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ
mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả
gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”. Ở điều này, pháp luật
không quy định rõ ràng thiệt hại gồm những gì và xác định thiệt hại thuộc về vật
chất. Thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là phần thiệt hại về tài sản
liên quan đến những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; bao gồm
những khoản sau:
●
Chi phí mua vật liệu xây dựng;
●
Chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại
mà người gây thiệt hại đã gây ra;
●
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại mà người bị
thiệt hại đã phải bỏ ra…
Ngoài những chi phí trực tiếp trên còn phải bồi thường chi phí gián tiếp
Môn Luật Dân Sự module 2
15
Bài tập học kỳ
do việc xâm phạm mồ mả của mình trong trường hợp mồ mả bị hư hỏng không
thể sử dụng đúng mục đích (bảo quản thi thể, hài cốt).
Việc lợi dụng mê tín dị đoan thu lợi bất hợp pháp không được bồi thường.
Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm cũng theo nguyên tắc thiệt
hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Giá trị của tài sản không nhất thiết ở thời
điểm gây thiệt hại và thời điểm bồi thường mà cần tính đến yếu tố phong tục tập
quán của từng địa phương.
III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC MỒ MẢ BỊ XÂM HẠI
1. Vụ việc mồ mả bị xâm phạm do bị san lấp tại Nghĩa trang Đồng Trưa,
phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội
Chiều 31/08/2010, UBND quận Hà Đông cho biết, với nỗ lực của các cấp
các ngành và sự tham gia tích cực của các đơn vị thi công tuyến đường Lê Văn
Lương gần khu vực nghĩa trang Đồng Trưa, đã tìm thấy hầu hết những ngôi mộ
bà con phường Dương Nội sau nhiều ngày bị vùi dưới bùn. Theo UBND quận,
sau khi các ngôi mộ phát lộ, người dân và các lực lượng hỗ trợ sẽ tiếp tục tiến
hành tổng vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ bùn đất, trả lại nguyên trạng nghĩa trang
Đồng Trưa. Trước đó, khi nhận được tin báo của người dân, các đơn vị liên quan
đã khẩn trương vào cuộc tiến hành xác minh, làm rõ bản chất vụ việc xâm phạm
mồ mả hay chỉ là vụ đổ trộm phế thải của một số đối tượng. Bên cạnh đó,
UBND quận Hà Đông đã giao UBND phường Dương Nội tổ chức khắc phục
hậu quả; huy động nguồn lực, phương tiện thu gom, vận chuyển bùn đất nạo,
vét, xúc từ nghĩa trang ra đổ tại nơi quy định, trả lại hiện trạng ban đầu cho
nghĩa trang. Các lực lượng chức năng đã tiến hành rà soát toàn bộ 41 dự án đang
thi công trên địa bàn quận Hà Đông và riêng địa bàn Dương Nội có 3 công trình
lớn. Trong số đó có 2 đơn vị đang tiến hành thi công khoan cọc nhồi và có nhiều
bùn đất phát sinh trùng khớp với mẫu bùn đất thu được tại hiện trường. Ngay sau
khi vụ việc xảy ra, chính quyền phường Dương Nội đã cùng với bà con, phối
Môn Luật Dân Sự module 2
16
Bài tập học kỳ
hợp với các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn nhanh chóng khắc phục hậu
quả. Chủ đầu tư tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài – tuyến đường đang được
khẩn trương hoàn thành để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - cũng là
nạn nhân của việc đổ trộm phế thải nêu trên, đã đề nghị các cơ quan chức năng
nhanh chóng tìm ra thủ phạm để xử lý nghiêm minh trước pháp luật; đồng thời
cũng đã tích cực tham gia cả người và phương tiện, cùng chính quyền và bà con
nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Cơ quan CSĐT - CAQ Hà Đông, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ
án xâm phạm mồ mả theo Điều 246 Bộ luật hình sự và tạm giữ hình sự 3 đối
tượng gồm Nguyễn Văn Đương, Dương Văn Sơn (thuộc Công ty TNHH dịch vụ
bảo vệ Tín Nghĩa) và Phạm Hồng Kỳ - cán bộ Công ty CP cơ giới giao thông An
Thành để tiếp tục điều tra làm rõ.
2. Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm
TAND tỉnh Phú Yên đã xử phúc thẩm một vụ kiện khá lạ: Ông B. kiện
ông S. đòi bồi thường thiệt hại ba triệu đồng vì cho rằng ông S. đã làm mộ vợ
ông bị sạt lở, phải mất công sức, tiền bạc để di dời đi chỗ khác.
Theo đơn kiện của ông B., năm 1985 vợ ông chết, được an táng tại
khoảnh đất đồi nằm ở thôn Phước Lý (Sông Cầu). Ông S. có một mảnh đất cạnh
đó. Cách đây khoảng vài năm, ông S. thuê xe đào múc đất phía dưới chân mộ vợ
ông để lấy mặt bằng và có xây một bờ tường chắn phía dưới chân mộ. Mùa mưa
năm 2007, mưa lũ kéo dài làm sạt lở bờ tường, hư hỏng mộ vợ ông nên ông phải
di dời mộ đi nơi khác. Ông B. cho rằng nguyên nhân mộ vợ ông bị hư hỏng là do
ông S. đào múc đất sâu, cách mộ chỉ khoảng một mét nên khi mưa lớn đã gây ra
sạt lở. Ông B. đã nhiều lần yêu cầu ông S. cùng với mình khắc phục chi phí di
dời mộ đi nơi khác nhưng ông S. không chịu. Do đó, ông B. đành phải khởi kiện
Môn Luật Dân Sự module 2
17
Bài tập học kỳ
ra tòa, yêu cầu tòa buộc ông S. phải bồi thường ba triệu đồng thiệt hại do xâm
phạm mồ mả. Ông S. thì trình bày cách đây bảy năm, ông được cha mẹ cho một
diện tích đất nằm giáp quốc lộ 1A, phía trên cao có mộ vợ ông B. và một số mộ
khác. Phần đất này qua nhiều thời kỳ làm quốc lộ 1A nên đã đào múc đất còn
cách mộ vợ ông B. khoảng hai mét. Mặt đất phía chân mộ vợ ông B. lồi lõm nên
ông đã thuê xe đào san lấp cho bằng phẳng để xây nhà. Vì sợ đất trên núi hàng
năm hay sạt lở nên ông đã xây một bờ tường, móng đá chẻ chắn ngang phía dưới
chân các ngôi mộ. Mùa mưa năm 2007, mưa kéo dài ngày, nước trên núi đổ
xuống làm sạt lở đất, sụp bờ tường và sạt lở gần hết mộ vợ ông B. Việc mộ bị
sạt lở là do mưa lũ gây ra, là lý do khách quan nên ông không đồng ý bồi
thường.
Ngày 3-6, TAND huyện Sông Cầu xử sơ thẩm đã nhận định việc mộ vợ
ông B. bị sạt lở không phải do lỗi của ông S. Từ đó, tòa đã bác yêu cầu đòi bồi
thường của ông B. Không đồng ý, ông B. lập tức kháng cáo.
Ngày 15-8, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Tại
phiên xử, tòa nhận định: Việc ông B. cho rằng nguyên nhân làm hư hỏng mộ của
vợ ông do lỗi hoàn toàn thuộc về ông S. là không có căn cứ. Ông S. chỉ có một
phần lỗi gián tiếp mà thôi. Tòa phân tích trên thực tế, việc đào ủi, hạ thấp độ cao
để làm đường quốc lộ 1A đã có từ trước khi ông S. san ủi mặt bằng khu đất của
mình. Sau đó, năm 2002, ông S. thuê xe san ủi cho khu đất bằng phẳng, vuông
vức đã tạo ra độ sâu và khoảng cách nhất định. Ông S. cũng thấy và biết sẽ có
nguy cơ sạt lở đất, gây hư hại mồ mả của người khác nên đã chủ động xây bờ kè,
móng đá chẻ để hạn chế hậu quả có thể xảy ra. Năm 2007, do mưa lớn kéo dài
nhiều ngày, mộ vợ ông B. lại ở khu vực trên cao nên bị sạt lở. Việc này đúng là
có một phần lỗi gián tiếp do việc san ủi đất của ông S. gây ra.
Môn Luật Dân Sự module 2
18
Bài tập học kỳ
Trên cơ sở thiệt hại thực tế được xác định là ba triệu đồng, cuối cùng
TAND tỉnh Phú Yên đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông B. và sửa án sơ
thẩm, buộc ông S. phải bồi thường 1/3 thiệt hại (một triệu đồng) do xâm phạm
mồ mả cho ông B.
Ngoài ra, trên thực tế có rất nhiều vụ xâm phạm mồ mả với những mục
đích không tốt như để xin số đánh đề, để lấy trộm hài cốt đem bán.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ, BẤT CẬP, VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM MỒ MẢ
1. Một số điểm hạn chế, bất cập
Chưa có một hướng dẫn cụ thể về khái niệm “mồ mả” dẫn đến khó khăn
trong công tác xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường
hợp “thờ vong”, làm “mộ” để an tâm về tâm lý.
BLDS 2005 đưa chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là chi
phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại song quy định chung chung chưa cụ
thể, ở mỗi địa phương khác nhau thì việc xây mồ mả là tùy điều kiện của mỗi
nơi nên gặp nhiều trở ngại cho việc xác định mức độ bồi thường hợp lý.
Tuy mỗi địa phương đều có quy hoạch nghĩa trang riêng nhưng có nhiều
lý do khác nhau nên có nhiều người chọn chôn người thân ngay tại trên đất nhà
mình nên khi chuyển nhượng ô đất ở sẽ gây ra nhiều rắc rối liên quan đến mồ
mả này.
Tình trạng con cái đều muốn di rời mồ mả cha mẹ gần nơi cư trú hay đến
nơi có phong thủy đẹp nhưng không có sự thống nhất dẫn đến nhiều tranh chấp.
Và câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là: Một người tự ý di rời mồ mả có vi
phạm pháp luật không? Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này sẽ như thế
nào?
Môn Luật Dân Sự module 2
19
Bài tập học kỳ
2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật
Trước hết, cần có một văn bản pháp lý xác định rõ khái niệm “mồ mả”.
Xác định hành vi xâm phạm mồ mả là vi phạm pháp luật là việc cần thiết
để có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó cần có một hướng
dẫn cụ thể việc xác định hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật trong xâm
phạm mồ mả.
Pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về xác định thiệt hại do
mồ mả bị xâm phạm; quyền di rời, bảo quản, trông nom mồ mả.
Nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/03/2008 Về xây
dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang đã quy định diện tích đất tối đa cho một
phần mộ cá nhân tại Điều 4: “1. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và
chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2 ; 2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát
táng tối đa không quá 3m2 ’’. Vì vậy, Tòa án, chính quyền địa phương cần dựa
vào quy định này để xác định diện tích cho mỗi khu mộ như thế nào là vi phạm.
Tòa án nên linh động trong việc xác định, giải quyết các vụ tranh chấp đất
có mồ mả.
KẾT LUẬN
Như vậy, bài tiểu luận trên đã giúp chúng ta hiểu thêm một phần về vấn
đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng theo quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam hiện hành.
Môn Luật Dân Sự module 2
20
Bài tập học kỳ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội, giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, NXB
công an nhân dân, 2006.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên) giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, NXB giáo
dục, Hà Nội, 2009
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 của hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
5. Luật nhà ở năm 2005
6. Website:
Môn Luật Dân Sự module 2
21
Bài tập học kỳ
MỤC LỤC
MỞ BÀI.......................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................1
I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM MỒ MẢ............................................................................................................1
1. Một số khái niệm liên quan.............................................................................................1
2. Xác định thiệt hại..........................................................................................................15
III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC MỒ MẢ BỊ XÂM HẠI.....................................................16
1. Vụ việc mồ mả bị xâm phạm do bị san lấp tại Nghĩa trang Đồng Trưa, phường Dương
Nội, quận Hà Đông, Hà Nội..............................................................................................16
1. Một số điểm hạn chế, bất cập........................................................................................19
2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật..............................................................................20
KẾT LUẬN...............................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................21
Môn Luật Dân Sự module 2
22