Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.76 KB, 15 trang )

Mục Lục
Trang
A. MỞ BÀI……………………………………………………………………….
1
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………...
2
I. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất………..
2
1. Cơ sở của việc quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
2
thu hồi đất………………………………………………………………
2. Các khái niệm……………………………………………………………
2.1. Thu hồi đất………………………………………………………………..
2.2. Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất………………………………….
2.3. Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất………………………………………
2.4. Tái định cư khi nhà nước thu hồi đất:………………………………...
II. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…..
2. Các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất......................................................................................................
2.1. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất................................:
2. 2. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................... .....
2.3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi

3
3
3
3
4
4
4


5
5
6
7

thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê
đất ...................
2.4. Cưỡng chế thu hồi đất.....................................................................
III. Nhận xét về các quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

8

khi nhà nước thu hồi đất.............................................................................
1. Điểm tích cực……………………………………………………….....
2. Điểm hạn chế.........................................................................................
3. Một số giải pháp hoàn thiện..................................................................
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU

9
10
12
13
14

A. MỞ BÀI.
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất không gì có thể thay thế được của sản xuất nông lâm nghiệp, là nền tảng để xây
dựng các khu kinh tế, khu dân cư, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Nước ta đang trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; vấn đề phát triển kinh tế được coi là một trong

1


những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã
thu hút rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Để triển khai được các dự án đầu tư
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế thì cần sử dụng một diện tích đất rất lớn. Chính vì
thế mà bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi tắt là bồi thường) trở thành một
vấn đề nóng hổi hơn bao giờ hết. Đây được xem là là một công việc phức tạp, liên quan
đến nhiều ngành, nhiều cấp và bao gồm nhiều công đoạn thực hiện khác nhau. Để hiểu
về vấn đề này thì em xin đi sau vào tìm hiểu: “ Các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và đưa ra nhận xét cá nhân về các quy định về
trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”

B. NỘI DUNG
I. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
1. Cơ sở của việc quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất.
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa
trên cơ sở quyền sở hữu tài sản của công dân đươc ghi nhận tại đạo luật cơ bản và trong
bộ luật dân sự. Tại điều 58 Hiến pháp 1992- sửa đổi bổ sung năm 2001 có quy định :
“Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
2


hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
kinh tế khác...”1 và tại điều 17 Hiến pháp 1992 có ghi nhận : “Đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng
trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các
ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng,
an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở

hữu toàn dân”2.
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là : “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 3. ( điều 2 hiến
pháp 1992- sửa đổi, bổ sung năm 2001)” . Nên việc nhà nước thu hồi đất phải xuất phát
chính từ lợi ích của người dân, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của họ. Cũng như việc thu
hồi đất phải xuất phát từ mục đích là phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Thứ ba, xét trên phương diện ly luận thì việc nhà nước thu hồi đất sẽ làm thiệt hại
đến lợi ích của người sử dụng đất. Chính vì thế, hậu quả phát sinh từ hành vi gây thiệt
hại đấy chính là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Thứ tư, Vấn đề bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được xây
dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Đó là “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do nhà nước đại diện chủ sở hữu”4 ( khoản 1,điều 5, Luật Đất đai năm 2003) và “ Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất; cho
thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy
định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”5( khoản 4, điều 5 luật đất đai năm
2003). Như vậy nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của người dân về đất đai, điều này dẫn
đến khi nhà nước thu hồi đất của người dân, làm phương hại đến lợi ích của người sử
dụng đất thì nhà nước phải bồi thường. Điều này còn thể hiện sự tôn trọng trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất của nhà nước.
2. Các khái niệm.
2.1. Thu hồi đất.
Thu hồi đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất
đai nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương
trong quản lý nhà nước về đất đai. Thu hồi đất có thể hiểu theo nhiều khía cạnh khác
1

Điều 58 Hiến pháp 1992- sửa đổi bổ sung năm 2001
Điều 17, Hiến pháp 1992- Sửa đổi, bổ sung năm 2001.
3
Điều 2, Hiến pháp 1992- sửa đổi, bổ sung năm 2001.

4
Khoản 1,điều 5, Luật Đất đai năm 2003.
2

5

Khoản 4, điều 5 Luật Đất đai năm 2003.

3


nhau. Theo giáo trình Luật Đất đai Đại học Luật thì thu hồi đất được hiểu là : “ Văn bản
hành chính của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp
luật đất đai để phục vụ lợi ích của nhà nước, của xã hội hoặc xử ly hành chính hàn vi vi
phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất”6.
Và quy định tại Khoản 5 điều 4 Luật Đất đai năm 2003: “ là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”7.
2.2. Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Được quy định tại khoản 6 điều 4 Luật Đất đai năm 2003: “… là việc Nhà nước
trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi
đất”8. Theo định nghĩa như thế này thì bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc trả
lại giá trị quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế thì khi nhà nước thu hồi đất không
chỉ ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất mà còn ảnh hưởng đến những giá trị tài sản trên
đất, công sức và các chi phí đầu tư trên đất. Do vậy, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
sẽ bao hàm rất rộng chứ không đơn thuần chỉ là bồi thường về quyền sử dụng đất.
2.3. Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
Được quy định tại khoản 7 điều 4 Luật Đất đai năm 2003 : “ là việc Nhà nước
giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh
phí để di dời đến địa điểm mới”9 . Như vậy, hỗ trợ là 1 chính sách của nhà nước thể hiện

tính ưu việt, nhân đạo, sự chia sẻ cộng đồng đối với những khó khăn về đời sống, sản
xuất mà người sử dụng đất gặp phải khi nhà nước thu hồi đất. Điều này có nghĩa là lợi
ích của người sử dụng đất bị “ hy sinh” cho lợi ích chung của cả cộng đồng. Do đó, cộng
đồng phải “ tri ân” cho người bị mất đất bằng việc nhà nước hỗ trợ họ.
2.4. Tái định cư khi nhà nước thu hồi đất:
Khái niệm này không được ghi nhận tại Luật Đất đai nhưng theo quy định tại điều
4 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì ta có thể hiểu đó là việc
người sử dụng đất có đất bị nhà nước thu hồi mà phải di chuyển thì được bố trí tái định
cư bằng một trong các hình thức như bồi thường bằng nhà ở hoặc bồi thường bằng giao
đất ở mới hoặc được bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.
II. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
6

Giáo trình Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr 141.
Khoản 5 điều 4 Luật Đất đai năm 2003
8
Khoản 6 điều 4 Luật Đất đai năm 2003
9
Khoản 7 điều 4 Luật Đất đai năm 2003
7

4


1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Tại điều 6 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và tại điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP
của chính phủ quy định quy định rất rõ về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất. Cụ thể như sau:
☻ Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại điều 8 nghị định

197/2004/NĐ-CP thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường
thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hỗ trợ.
☻ Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi
thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời
điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao
đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch
đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua
nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua
nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
☻Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà
chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi
thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.
☻ Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng
đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi quy định tại Điều 17 Nghị
định 69/2009/NĐ-CP.
2. Các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Trước khi nghị định 69/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì tại nghị định 197 và nghị định
84 đều quy định trình tự bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất gồm 12
bước với tên gọi là “ tổ chức thực hiện”. Nghị định 69 ra đời đã đơn giản hóa trình tự
thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thành 4 bước đó là
Bước 1: Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất;
Bước 2: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ;
Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường,
5



hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất;
Bước 4: Cưỡng chế thu hồi đất.
2.1. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất:
● Thứ nhất: Các chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị tiếp nhận
đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ về dự án đầu tư và nộp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ của địa
phương hoặc UBND cấp tỉnh để xem xét và giới thiệu địa điểm đầu tư.
Trên cơ sở hồ sơ mà chủ đầu tư thể hiện mục đích, nhu cầu, lĩnh vực đầu tư, các
cơ quan tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
và căn cứ vào tình hình quỹ đất thực tế của địa phương để giới thiệu địa điểm đầu tư cho
các chủ thể đầu tư lựa chọn, quyết định.
● Thứ hai: UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện thông báo việc thu hồi đất ngay
sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư; Trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì việc thông
báo thu hồi đất được thực hiện sau khi quy hoạch được xét duyệt, công bố.
Việc thông báo được thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng và
niêm yết tại trụ sở UBND xã hoặc tại địa điểm sinh hoạt của khi dân cư nới có đất bị thu
hồi để người dân chủ động nắm bắt thông tin việc thu hồi đất vì mục đích gì, phạm vi
ranh giới khu đất bị thu hồi và có kế hoạch sử dụng hợp ly và có phương án di chuyển
để ổn định cuộc sống.
● Thứ ba: Chủ đầu tư được quyền tiến hành khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khu vực
dự án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư để phục vụ cho việc lập và trình
duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể hộ
trợ, tái định cư.
UBND cấp tỉnh chỉ đạo chủ tịch UBND cấp huyện và tổ chức phát triển quỹ đất
thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phương án đào tạo, chuyển đổi nghề
nghiệp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến
kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án và yêu cầu người
sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác
định diện tích đất để lập dự án đầu tư.

Thời hạn ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư; thông báo thu hồi đất; thành lập Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không
quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ.
2. 2. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .
6


Thứ nhất, Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: Tên, địa chỉ của
người bị thu hồi đất; Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng,
khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; Các căn cứ tính
toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi
thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã
hội; Số tiền bồi thường, hỗ trợ; Việc bố trí tái định cư; Việc di dời các công trình của
Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; Việc di dời mồ mả.
Thứ hai: Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Để phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và cho thực thi trên thực tế thì phương án này phải được niêm yết công khai tại trụ
sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để
người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến; Việc niêm yết phải
được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi đất. Thời gian niêm yết và
tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết
Thứ ba: Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số
lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn

chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để
thẩm định;
Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ
hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
Cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan
thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất
theo quy định sau:
● Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định
7


cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
● Phòng Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân
dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
2.3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất .
Sau khi Sở tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, phòng tái nguyên và môi trường cấp
huyện tiếp nhận phương án bồi thường, hộ trợ, tái định cư của tổ chức thực hiện nhiệm
vụ bồi thường thì cơ quan này sẽ tiến hành thẩm định phương án đó đồng thời chuẩn bị
hồ sơ thu hồi đất trình UBND tỉnh và UBND huyện ra quyết định thu hồi đất.
Sau khi có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh ( đối với chủ thể sử dụng đất là tổ
chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư tại nước ngoài, tổ chức; cá nhân nước
ngoài) và UBND huyện ( đối với chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư) thì Có nhiệm vụ phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư do cơ quan tái nguyên và môi trường đệ trình. Theo đó UBND tỉnh sẽ phê
duyệt đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ 2 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh trở lên. UBND huyện sẽ phê duyệt những trường hợp không thuộc thẩm quyền của
UBND tỉnh.

Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt thì tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm phối hợp UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công
khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời gửi
quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi, kèm theo là
những thông tin cụ thể về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, thời gian, địa điểm
chi trả bồi thường và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Thời hạn để người có đất bị thu hồi bàn giao diện tích đất
bị thu hồi cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường là 20 ngày, kể từ ngày họ nhận
xong thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã
được xét duyệt.
2.4. Cưỡng chế thu hồi đất.
Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp hành chính mang tính chất cứng rắn được áp
dụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay là không. Đây cũng không
phải là biện pháp mà các cơ quan có thẩm quyền mong muốn thực hiện. Tuy nhiên, trên
thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau và trong những trường
hợp cần thiết, bằng quyền lực của mình, nhà nước vẫn phải thực hiện cưỡng chế đối với
8


người có đất bị thu hồi. Song để quyết định cưỡng chế đó không rơi vào tình trạng lãm
quyền, độc quyền của một bộ phận cán bộ và đảm bảo cho quyền lợi và lợi ích của
người bị thu hồi đất không bị xâm phạm thì biện pháp cưỡng chế thu hồi đất chỉ được áp
dụng khi cần thiết theo quy định của pháp luật. Đó là những trường hợp: Khi việc thu
hồi đất thực hiền đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trự, tái định cư theo
nội dung ba bước đã nêu trên hoặc khi quá 30 ngày kể từ thởi điểm phải bàn giao đất mà
người có đất bị thu hồi không bàn giao hoặc đã được chính quyền địa phương và tổ chức
thực hiện bồi thường nhưng người có đất không bàn giao đất hoặc có quyết định cưỡng
chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định hoặc người bị cưỡng chế nhận
được quyết định cưỡng chế hoặc quyết định cưỡng chế được niêm yết công khai tại
UBND cấp xã nôi có đất bị thu hồi.

Quyết định cưỡng chế được thi hành bởi lực lưỡng cưỡng chế do UBND huyện
chỉ đạo sua 15 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận trức tiếp quyết định cưỡng chế
hoặc ngày công khai quyết định cưỡng chế tại UBND cấp xã mà người bị cưỡng chế
không bàn giao đất.
III. Nhận xét về các quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất.
Trình tự, thủ tục bồi thường, tái định cư khi nhà nước tu hồi đất được hiểu là tổng
hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác
lập trình tự về không gian, về thời gian và cách thức giải quyết công việc của cơ quan có
thẩm quyền phát sinh trong quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất. Việc quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất rõ ràng thì việc thu hồi đất sẽ diễn ra nhanh chóng, an toàn. Tạo điều kiện cho
các chủ thể sử dụng đất hợp pháp được thực hiện các quyền của mình một cách thuận
lợi, dễ dàng, giúp người sử dụng đất có cơ hội được biết, được bàn, được làm, được
kiểm tra công việc của các cơ quan quản lý đất đai. Đồng thời, hạn chế tình trạng quan
liêu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ quản lý đất đai, nâng cao tinh thần, trách nhiệm
cũng như tính chuyên nghiệp của các cấp, các ngành, giúp cho việc minh bạch các trình
tự, thủ tục này được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
Được xem là công việc phức tạp, nhạy cảm và dễ dàng nảy sinh nhiều khiếu nại,
tố cáo nên Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề
này như Luật đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 197/2004/NĐ9


CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Việc ra
đời kịp thời của nghị định 69 đã khắc phục được một số bất cập của các nghị định trước,
tuy nhiên, cũng không ít vướng mắc, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là
1. Điểm tích cực trong quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất.
.
● Thứ nhất, nếu như Nghị định 197 và Nghị định 84 đều quy định có 12 bước

trong tổ chức thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
thì Nghị định 69/2009/NĐ-CP chỉ quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư gồm 4 bước đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, và được sắp xếp hợp ly.
● Thứ hai, Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã tách bạch quy định bồi thường và hỗ
trợ: Người bị thu hồi đất được hỗ trợ di chuyển, tái định cư, ổn định đời sống và sản
xuất, đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc làm và một số hỗ trợ khác. Các loại hỗ trợ được
xác định trên cơ sở Nhà nước điều tiết phần lợi ích từ việc thu hồi đất, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất cho người bị thu hồi đất. Quy định này tạo điều kiện cho các cơ quan
tổ chức có thẩm quyền và các chủ đầu tư thực hiện việc thu hồi đất nhanh chóng hơn.
● Thứ ba, trong giai đoạn giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi thì tại “Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản
đồ khu vực dự án….”10. Đây là một quy định rất mới và rất tiến bộ của nghị định 69.
Việc quy định như thế tạo điều kiện cho chủ đầu tư nắm bắt được hiện trạng đất, số
lượng, chất lượng, loại hạng đất, tổng số hộ gia đình cá nhân trong diện di chuyển, bồi
thường, hộ trợ, tái định cư. Từ đó, chủ đầu tư có thể tự lập và trình duyệt phương án bồi
thường tổng thể một cách cụ thể, chi tiết, sát thực tế và mang tính khả thi cao.
● Thứ tư, Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã xác định cụ thể thời gian để hoàn thành
các thủ tục nên tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, người sử dụng đất có đất bị thu hồi, có
quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng, đảm bảo đúng tiến độ
và là cơ sở để xác định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi
nhiệm vụ.
● Thứ 5, nếu như nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định 2 lân lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đó là Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ( điều 51) và Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ( điều 56). Việc quy định như vậy là không cần thiết, kéo
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá
đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
10

10



dài tiến độ thu hồi đât bởi phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không
có tác động gì đến quyết định chấp nhận đầu tư, giới thiệu địa điểm và thông báo về chủ
trương thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền và phương án này cũng không thể là
phương án chính thức sau này đối với người sử dụng đất. Nghị định 69 ra đời đã bỏ quy
định lập phương án tổng thê, thay vào đó thì chỉ phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư sau khi có y kiến chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và thông
báo về quyết định thu hồi đất.
Nhìn chung thì các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất được quy định trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là nghị định 69
/2009/NĐ-CP đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đảm bảo cho quá trình thu hồi đất diễn ra
đúng tiến độ.
2. Điểm hạn chế trong quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất.
Bên cạnh việc thay đổi những nội dung, quy định về trình tự, thủ tục bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cho phù hợp thì vẫn còn một số hạn chế:
● Thứ nhất, Khoản 3 Điều 53 Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định rằng: “ Quyết
định thu hồi đất phải được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong suốt thời gian kể từ ngày Ủy ban
nhân dân cấp xã nhận được quyết định đến thời điểm kết thúc việc thu hồi” 11 . Quy định
như vậy sẽ tạo điều kiện cho người dân thực hiện vai trò giám sát đối với cán bộ chính
quyền trong việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai. Nhưng quy định tích cực
trên đã bị bãi bỏ, tại Điểm c khoản 2 Điều 31 nghị định 69/2009 quy định cơ quan thu
hồi phải gửi quyết định bồi thường cho người dân. Như vậy trong việc thu hồi đất, theo
quy định mới người dân không được có ý kiến (khiếu nại) về việc thu hồi đất nữa mà
chỉ được quyền có ý kiến (khiếu nại) về phương án, mức giá đền bù mà thôi và họ ở thế
bị động, quyết định bồi thường đến với họ “ như sự đã rồi”.

11


Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai.

11


● Thứ hai, khoản 2 Điều 54 Nghị định 84/2007/NĐ-CP và khoản 2 Điều 40 Nghị
định 69/2009/NĐ-CP đều quy định: Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại
thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Theo đó, khi người dân khiếu nại
về việc thu hồi đất hoặc về phương án bồi thường thì đều phải bàn giao đất cho cơ quan
thu hồi, nếu không bàn giao sẽ bị cưỡng chế. Ý nghĩa của quy định này là nhằm đảm
bảo tiến độ cho việc triển khai thực hiện dự án. Xem qua thì tích cực nhưng xét kỹ thì
quy định như vậy chính là tạo ra sự bất bình đẳng và sự thiệt thòi thuộc về phía người bị
thu hồi đất. Các nhà làm luật nên chăng xem lại quy định này.
● Thứ ba, Tại khoản 2, điều 40 nghị định 69 có quy định:“ Trong khi chưa có
quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu
hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà
nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi
đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu
hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi
đất”12 . Nếu quy định như vậy sẽ gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án
bởi nếu người bị thu hồi đất không chấp nhận phương án bồi thường, nhà nước vẫn tiếp
tục thu hồi đất, sau đó người dân mới được thực quyền khiếu nại, tố cáo thì tiến độ thu
hồi đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn do người dân cản trở việc thực hiện dự án trong khi
các nhà đầu tư đã chuẩn bị khá đầy đủ như máy móc, nhân công…
● Thứ 4, trong quá trình thực hiện dự án thì Nhà nước cho phép các chủ đầu tư điều

chỉnh, bổ sung nhiều lần quy hoạch sử dụng đất chi tiết: mở rộng thêm diện tích đất, mở
rộng mặt bằng xây dựng…Mà những bổ sung sửa đồi này chủ yến nhằm vào những diện
tích đất đắc địa, có khả năng sinh lợi cao, là “ miếng cơm” của người dân và chỉ mang
tính cục bộ, ngắn hạn, chưa sát thực tế, làm chậm tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
12

Khoản 2 điều 40, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

12


● thứ năm, quy định về giá đất: pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về giá
đất, nhìn chung thì giá đất hiện nay thấp rất nhiều so với giá đất giao dịch trên thị
trường. Đối với những trường hợp nhà đầu tư tự chuyển đổi đất đai tự nguyện thì giá đất
được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư nhưng hiện
nay thì vẫn chưa có khung giá đất hợp ly nên tình trạng khiểu nại giá đất vẫn xảy ra, làm
chậm tiến độ thu hồi, bồi thường, tái định cư. Chính vì điều này mà các nhà đấu tư có xu
hướng là tìm mọi cách để đưa dự án về cơ chế do nhà nước thu hồi.
● Bên cạnh đó thì việc quy định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải
phóng mặt bằng có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến quy hoạch sử dụng đất mà nhà
nước lập và phê duyệt nên nếu công tác lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất không
thực hiện đúng tiến độ, trình tự do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc thực
hiện thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại cho các nhà đầu tư.
3. Giải pháp khắc phục.
● Nên có quy định về khiếu nại một cách đầy đủ hơn như bổ sung quy định:
người bị thu hồi đất có thể khiếu nại tố cáo trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thu
hồi đất và quy định rõ thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo trong từng giai đoạn thực
hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có thể giải quyết dứt điểm những vướng

mắc, khiếu nại của người dân, đảm bảo được lợi ích của người sử dụng đất và nhà đầu
tư cũng như minh bạch, công khai hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.
● Cần có cơ chế đảm bảo minh bạch hóa, công khai các nội dung cũng như dự án
của các nhà đầu tư để người sử dụng đất được biết, được làm, được giám sát, được phản
ánh, đóng góp kiến của mình.
● Cần hệ thống hóa các quy định của pháp luật trong một văn bản một cách đồng
bộ, có hệ thống, tránh chồng chéo để tạo điều kiện cho người dân cũng như chủ đầu tư,
các cơ quan có thẩm quyền nắm vững được “ tinh thần” của điều luật.
● Bên cạnh đó thì cần cơ quy định xác định giá đất hợp ly như nên quy định giá đất
sát với giá của thị trường và nên công bố bẳng giá đất theo năm và cần ban hành các văn
bản hướng dẫn chi tiết thi hành về việc xác định các cơ sở xác định giá.

13


● Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ, hiểu biết pháp luật để họ
có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo
dục pháp luật cho người dân đặc biệt là hiểu biết về pháp luật đất đai.

C. KẾT LUẬN.
Có thể nói, với những quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là quy định cụ thể
về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã tạo nên
một hành lang pháp ly và tạo ra được những chuyển biến tích cực, đem lại hiệu qủa
trong quá trình Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Việc có một hệ thống các quy định pháp
luật hoàn thiện về vấn đề bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sẽ làm
cho các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào một “ địa bàn” mới nhưViệt Nam và đảm bảo
được quyền và lợi ích của người sử dụng đất đã được ghi nhận trong quy định của pháp
luật. Tuy còn nhiều hạn chế trong các quy định nhưng hy vong trong thời gian tới các
nhà làm luật sẽ dần khắc phục và hoàn thiện để đưa Việt Nam trở thành một trong
những “ địa bàn” đầu tư thu hút nhiều nhà đầu tư nhất trong khu vực và thế giới


DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Luật đất đai năm 2003

.

2. Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
14


tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
3. Nghị định của Chính phủ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
5. Nguyễn Quang Tuyến, “Về khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong
Luật đất đai năm 2003”, Tạp chí luật học, số 7/2008.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2010.
7:
8. http:// diaoc.tuoitre.vn.

15



×