Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về lối đi trong cộng đồng dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.87 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A.
B.
I.
II.
1.
2.
3.
C.

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Ba vụ việc tranh chấp về lối đi trong cộng đồng dân cư.
Vụ việc thứ nhất.
Vụ việc thứ hai.
Vụ việc thứ ba.
KẾT BÀI

1
1
1
2
2
8
11
15

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống dân cư không thể tránh khỏi những tranh chấp, mà vấn đề
tranh chấp về quyền sử dụng bất động liền kề mà cụ thể là trong việc sử dụng lối


1


đi chung là một vấn đề khá phổ biến và dai dẳng xảy ra ở nhiều địa phương, với
nhiều diễn biến khá phức tạp. Bởi vậy, việc nghiên cứu về quyền sử dụng lối đi
chung là cần thiết để có cách áp dụng đúng những quy định của pháp luật đã dự
trù trước cho từng vụ việc trong đời sống. Đề tài của nhóm em chọn là “Tìm hiểu
3 vụ việc có tranh chấp về lối đi trong cộng đồng dân cư”.
B. NỘI DUNG
I. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Thông thường một bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản thuộc
nhiều chủ sở hữu khác nhau. Quyền yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản bị vây
bọc trong trường hợp này là việc chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất bị vây bọc
yêu cầu ai đó trong số các chủ sở hữu bất động sản liền kề nêu trên thỏa mãn
“nhu cầu thiết yếu” của họ. Trong các nhu cầu cần thiết của chủ sở hữu bất động
sản bị vây bọc thì nhu cầu về lối là vấn đề lớn và không dễ giải quyết vì nó ảnh
hưởng nhiều nhất đến chủ sở hữu bất động sản liền kề, nó không chỉ tác động trực
tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản liền kề với việc mất diện tích đất
mà còn ảnh hưởng thường xuyên, liên tục đến cuộc sống cũng như điều kiện kinh
doanh, sản xuất của họ trong suốt quá trình tồn tại lối đi. Chủ sở hữu bất động sản
có lối đi qua không thể hạn chế quyền có lối đi của người này hay người khác mà
về nguyên tắc phải cho tất cả mọi người đi qua lối đi đã được thiết lập. Do đó,
thiết lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề về lối đi qua bất động sản
liền kề của người khác được coi là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất.
Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 273 quyền sử
dụng hạn chế bất động sản liền kề Bộ luật Dân sự 2005: “Chủ sở hữu nhà, người
sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác
để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường
dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý
nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”.


2


Đồng thời, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động
sản liền kề quy định:
“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu
khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động
sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu
cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ
sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác…
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm
thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối
đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở
hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía
trong theo quy định của khoản 2 điều này mà không có đền bù.”
II. Ba vụ việc có tranh chấp về lối đi trong cộng đồng dân cư.
1. Vụ việc thứ nhất.
a) Thông tin về vụ việc.
_Vụ việc “tranh chấp ngõ đi chung”.
_ Bản án số 08/2008/DSST
_ Ngày 03.07.2008.
_ Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội.
b) Chủ thể của vụ việc.
Nguyên đơn:
Cụ Nguyễn Thị Thêu, sinh năm 1919.
Trú tại: Khoan Tế, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Cụ Thêu ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Tập theo giấy ủy quyền số 2490 ngày
12.5.2006.

Trú tại: Số 115, ngõ 75, Giải Phóng, Đồng Tâm, Hà Nội.
Bị đơn:
3


1.Ông Nguyễn Văn Nở, sinh năm 1937.
Trú tại Khoan Tế, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Ông Nở ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Thuần, sinh năm 1966 theo giấy ủy
quyền số 998 ngày 17.10.2005.
Trú tại: Khoan Tế, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
2.Bà Nguyễn Thị Toán (đã chết).
Những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà Toán:
- Anh Nguyễn Văn Xô, sinh năm 1963.
Trú tại: Đào Xuyên, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
- Chị Nguyễn Thị Xu, sinh năm 1958
Trú tại: Đào Xuyên, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
- Chị Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1955
Trú tại: Hồng Hà, Đông Đư, Gia Lâm, Hà Nội.
Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan
1. Bà Nguyễn Thị Thấm, 68 tuổi.
2. Anh Nguyễn Văn Nên
3. Chị Lê Thị Thanh (tức Hiền), sinh năm 1967.
Cùng trú tại: Khoan Tế, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
c) Nội dung sự việc.
Gia đình cụ Thêu được sở hữu ngôi nhà trên mảnh đất có diện tích là 386m 2 theo
bản đồ đo vẽ năm 1974 có nguồn gốc của ông bà nội cho từ năm 1965. Đằng
trước là nhà ông Nở em ruột của bố ông.
Năm 1974 gia đình cụ Thêu đo chung ngõ đi với nhà ông Nở và nhà bà
Toán, ngõ đi xuất phát từ nhà cụ Thêu. Nhưng để thuận tiện, gia đình cụ Thêu đi
ra đường làng qua phía cổng nhà ông Lược.

Năm 1980 ông Nở quy hoạch lại vườn có nắn lại lối đi chung vòng qua bờ
ao, gia đình cụ Thêu vẫn đi được ra ngõ xóm bằng lối đi chung vòng qua bờ ao,
gia đình cụ Thêu vẫn đi được ra ngõ xóm bằng lối đi chung.
4


Năm 1997 cụ Thêu được Nhà nước xây cho ngôi nhà tình nghĩa nên nhà
đã chuyển hướng khác, cụ đã làm ngõ đi và làm cổng ra ngõ nhà ông Lược,
nhưng ông Lược không đồng ý. Nay cụ yêu cầu gia đình ông Nở và gia đình bà
Toán phải trả lại lối đi chung theo sơ đồ năm 1974 có diện tích: 9,1m dài x 2m
rộng = 18,9m2 trong đó gia đình ông Nở chiếm 8,81m2, gia đình bà Toán chiếm
10,1m2.
Bị đơn và đại diện theo ủy quyền của ông Nở là ông Nhuần trình bày: Nhà
cụ Thêu và nhà ông trước đây ở cùng một nhà trên cùng một phiến đất, khi ông
Nở ra ở riêng thì xây nhà phía trước. Gia đình cụ Thêu có ngõ đi theo bản đồ năm
1947 là ngõ đi chung của gia đình cụ Thêu, bà Toán và ông Nở.
Năm 1983 ông Nở bà Toán có thỏa thuận nắn ngõ đi từ trong ao ra ngoài.
Ngõ đi đang tranh chấp hiện nay vẫn còn nguyên trạng như bản đồ năm 1974. Cụ
Thêu kiện gia đình ông xây bịt lối đi là không có căn cứ vì gia đình ông xây
tường bao trên phần đất của ông. Ngõ đi chung hiện đang tranh chấp nằm trên
phần đất ngõ nhà bà Toán. Ông không đồng ý cắt đất của mình trả cho cụ Thêu
làm ngõ đi và cũng không bán đất cho cụ Thêu để làm ngõ.
Bà Nguyễn Thị Toán chết ngày 29.7.2006 các con bà là những người thừa kế
quyền và nghĩa vụ của bị đơn trình bày:
Năm 1974 nhà bà Toán, ông Nở, cụ Thêu đi chung ra ngõ trên phần đất nhà
ông Nở theo sơ đồ năm 1974. Trước năm 1986 gia đình ông Nở có quy hoạch lại
đất và xây tường bao quanh. Để cho đất vuông thẳng ông Nở đã lấy phần đất giáp
gianh với lối đi chung và trả lại ngõ đi chung ngay phần đất bên cạnh, vì ngõ đi
chung không còn hình dạng ban đầu mà ngõ đi xuất phát từ nhà bà Toán vòng ra
bờ ao kéo ra đến đưỡng ngõ xóm.

Nay các con bà Toán không đồng ý với yêu cầu của cụ Thêu, trường hợp
Tòa án buộc gia đình trả ngõ đi chung cho cụ Thêu thì phải tính công sức tôn tạo
ngõ đi cho gia đình.

5


* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: bà Thấm, anh Nên thống nhất lời trình
bày của anh Nhuần đại diện
- Chị Thanh (Hiền) nhất trí quan điểm của anh Xô.
d) Quyết định của Tòa án:
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án do đương sự cung cấp và Tòa
án thu thập được xét thấy: diện tích đất do gia đình cụ Thêu, gia đình ông Nở và
gia đình bà Toán đang quản lý sử dụng trong đó có cả phần diện tích đất đang
tranh chấp là lối đi chung đều chưa có 1 trong các giấy tờ được quy định tại
khoản 1,2,5 điều 50 Luật đất đai. Hiện tại các hộ trên chỉ có tên trong sổ dã ngoại
và có tên theo bản đồ đo vẽ năm 1974; bản đồ đo vẽ năm 1985- theo Chỉ thị
229/TTG và bản đồ đo vẽ năm 1993-1994. Căn cứ vào điều 136 Luật Đất đai năm
2003 vụ án trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND các cấp. Do đó, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 điều 192 và điểm e
khoản 1 điều 168 bộ luật tố tụng dân sự.
e) Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của Tòa án.
Theo quan điểm của nhóm em, cách giải quyết của Tòa án là phù hợp với
pháp luật. Điều 136 Bộ luật đất đai quy định:
“Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân

giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

6


a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối
cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định
giải quyết cuối cùng.”
Như vậy, theo điều luật này, nếu bên nguyên có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc một trong các giấy tờ thuộc khoản 1,2 và 5 của điều 50 Luật đất đai
năm 2003 thì Tòa án mới giải quyết. Các giấy tờ thuộc khoản 1,2 và 5 điều 50 Bộ
luật đất đai bao gồm:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ
sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền
sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng

hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

7


d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về
việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà
án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài
chính theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất bên nguyên đơn là gia đình cụ Thêu cùng bên bị đơn là gia
đình ông Nở và gia đình bà Toán đang quản lý sử dụng trong đó có cả phần diện
tích đất đang tranh chấp là lối đi chung đều chưa có bất cứ 1 giấy tờ nào như quy

định ở trên, do vậy theo khoản 2 điều 136 Bộ luật đất đai thì thẩm quyền giải
quyết vụ án này phải giao cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Các
bên có thể yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tranh chấp giải
quyết. Nếu cảm thấy không thỏa đáng, có quyền khiếu nại lên chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi có tranh chấp, nếu tiếp tục không thỏa đáng có thể đệ đơn
lên bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường theo quy định tại điểm a,b khoản 2

8


điều 136 Bộ luật đất đai. Quyết định đình chỉ vụ án của tòa án cấp sơ thẩm là
hoàn toàn chính xác.
2.Vụ việc thứ hai.
a) Thông tin vụ việc.
_ Về vụ việc “tranh chấp quyền sử dụng đất (ngõ đi)”.
_ Bản án số 04/2008/DS-ST.
_ Ngày 09/08/2008.
_ Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ.
b) Chủ thể vụ việc.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hữu Mệnh, sinh năm 1949.
Bị đơn: Ông Nguyễn Tuấn Chi, sinh năm 1944.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Bà Trịnh Thị Tu, sinh năm 1955
Đều trú tại: thôn Chúc Đồng 2, xã Thụy Dương, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội.
c) Nội dung vụ việc.
Theo án sơ thẩm, ông Nguyễn Hữu Mệnh trình bày:
Ông Nguyễn Hữu Mệnh và ông Nguyễn Tuấn Chi là anh em họ, được quản
lý, sử dụng 02 thửa đất từ đời các cụ để lại. Ranh giới phân chia hai thửa đất là
một phần tường hậu nhà ông Mệnh nhưng cùng sử dụng một đoạn ngõ đi chung
ra đường ngõ xóm. Chiều rộng ngõ khoảng 1,3m, chiều dài khoảng 2,0m. Năm

1998 chính quyền địa phương tổ chức đo đạc, cắm mốc giới để cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Trong khi tiến hành đo mốc giới 2 thửa đất nhà ông và
nhà ông Chi, tổ đo đạc đã không chỉ rõ mốc giới ngõ đi chung vẫn sử dụng từ
trước đến nay vì tổ đo đạc cho rằng ngõ đi đó là của chung hai gia đình nên
không cần phải đo.
Năm 2003, ông nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND
huyện Chương Mỹ cấp, trong giấy chứng nhận không thể hiện ngõ đi chung của
hai gia đình mà thể hiện phần ngõ đi nhà ông chỉ còn 0,5m. Ông đã khiếu nại lên
9


Ủy ban nhân dân xã Thụy Hương và đã được giải quyết bằng thông báo số
15/TB-UB ngày 14/7/2005 xác định ngõ hiện nay là ngõ đi chung.
Tháng 11/2006, ông Chi đã xây bịt ngõ đi chung chỉ để lại chiều ngang là
0,5m. Sau đó, ông Mệnh đã có đơn gửi UBND xã Thụy Hương và UBND huyện
Chương Mỹ đề nghị giải quyết. Ngày 16/12/2006 UBND xã Thụy Hương đã ra
thông báo số 12/TB-UB để đình chỉ việc xây dựng tường bao trên ngõ đi chung
của gia đình ông Chi. Ngày 7/3/2007 UBND huyện Chương Mỹ đã ra quyết định
số 801/QĐ-UB xác định phần ngõ đi đang tranh chấp có diện tích 2,3m 2 là ngõ đi
chung nhưng gia đình ông Mệnh phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính
với gia đình ông Chi để được đi chung vì nguồn gốc ngõ đi đó là đất thổ cư của
ông Chi. Nhưng đến ngày 14/5/2007 Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ lại có
quyết định số 539/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định số 801/QĐ-UB nêu trên do
tranh chấp trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy ông khởi kiện
yêu cầu xác định phần đất đang tranh chấp là ngõ đi chung vì hiện nay nhà ông
không còn lối đi nào khác.
Ông Nguyễn Tuấn Chi trình bày: phần ngõ đi nêu trên là phần đất của
riêng gia đình ông hiện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình
ông không có trách nhiệm trong việc giải quyết ngõ đi nhà ông Mệnh vì vây ông
đã có đơn từ chối không tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: bà Trịnh Thị Tu (vợ ông Mệnh)
cùng có yêu cầu như ông Mệnh là xác định ngõ đang tranh chấp là ngõ đi chung
vì được hình thành từ rất lâu, khi bà về làm dâu mấy chục năm nay đã đi trên ngõ
này rồi.
UBND xã Thụy Hương và UBND huyện Chương Mỹ đều cho rằng ngõ đi
đang tranh chấp là ngõ đi chung vì mặc dù không biết chính xác thời gian hình
thành nhưng chỉ biết rằng ngõ có từ rất lâu, các bên vẫn sử dụng từ trước đến nay.
Việc không thể hiện ngõ đi chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do
sai sót từ công tác đo đạc.
10


d) Quyết định của Tòa án.
Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ áp dụng các điều 265,273,275 Bộ luật
dân sự, điều 131, điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị định 70/CP ngày
12/06/1997 của Chính Phủ quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khời kiện của ông Nguyễn Hữu Mệnh.
2. Ông Nguyễn Hữu Mệnh và ông Nguyễn Tuấn Chi được quyền sử dụng ngõ đi
chung có vị trí như sau: Phía Đông giáp đường đi của xóm có chiều dài 2,0m;
phía tây giáp nhà ông Chi có chiều dài 2,0m, phía nam giáp đất nhà ông Mệnh có
chiều dài là 1,8m, phía Bắc giáp đất (tường bếp) nhà ông Chi có chiều dài 1,3m
(có sơ đồ kèm theo bản án).
3. Ông Nguyễn Hữu Mệnh và ông Nguyễn Tuấn Chi có trách nhiệm đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đề nghị điều chỉnh lại diện tích đất thực tế được sử dụng
và diện tích đất ngõ đi chung theo quy định chung của pháp luật.
4. Buộc ông Nguyễn Tuấn Chi phải tháo dỡ toàn bộ phần đã xây dựng trên ngõ đi
chung để đảm bảo việc sử dụng ngõ đi chung cho gia đình ông Nguyễn Hữu
Mệnh và gia đình ông Nguyễn Tuấn Chi theo đúng hồ sơ kèm theo bản án.
5. Buộc ông Nguyễn Tuấn Chi phải nộp 50.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Ông
Nguyễn Hữu Mệnh không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

e) Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của Tòa án.
Ông Nguyễn Tuấn Chi cho rằng phần ngõ đang tranh chấp nêu trên là phần
đất riêng của ông hiện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Chương Mỹ cấp vào năm
2003 đã được UBND xã Thụy Hương và UBND huyện Chương Mỹ thừa nhận là
do sai sót từ công tác đo đạc nên không có giá trị xác định chủ sở hữu phần ngõ
đó. Hơn nữa, ngõ đang tranh chấp được hình thành từ rất lâu, được hai gia đình sử
dụng làm ngõ đi chung do nhà ông Mệnh nằm phía trong, không có lối đi ra
đường ngõ xóm nên việc Tòa án tuyên bố phần ngõ đang tranh chấp là lối đi
chung nên cả ông Mệnh và ông Chi đều có quyền sử dụng lối đi chung đó là phù
11


hợp với pháp luật về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Điều 275 Bộ luật
dân sự quy định: “ 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản
của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong
những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đường công
cộng; người được yêu cầu phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được
dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy
việc ông Mệnh khởi kiện yêu cầu Tòa tuyên bố xác định ngõ đang tranh chấp là
ngõ đi chung là có cơ sở chấp nhận. Hơn nữa, ngõ đi đã tồn tại từ rất lâu, được cả
hai gia đình dùng chung để đi ra đường ngõ xóm nên việc tuyên bố ngõ đang
tranh chấp là ngõ đi chung là hoàn toàn phù hợp với pháp luật.
Về việc yêu cầu ông Chi dỡ bỏ phần đã xây dựng trên ngõ đi chung là
chính xác. Điều 265 về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản có quy
định người có quyền sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng không gian và lòng đất
theo chiều thẳng đứng trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề
của người khác. Việc ông Chi tự ý xây tường bao quanh khu vực ngõ đi chung là
đã xâm phạm đến quyền sử dụng đất liền kề của ông Mệnh vì ngõ đó đã được xác

định là ngõ đi chung của hai gia đình nên ông Chi phải tháo dỡ toàn bộ phần đã
xây dựng trên ngõ đi chung để đảm bảo cho ông Mệnh sử dụng ngõ đi chung.
Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp với pháp luật, có cơ sở để chấp
nhận.
3. Vụ việc thứ ba.
a) Thông tin vụ việc.
- Vụ việc “ tranh chấp mở lối đi chung”.
b) Chủ thể của vụ việc.
Nguyên đơn: ông Phạm Văn Hoàng
Bị đơn: Phạm Văn Long
c) Nội dung vụ việc.
12


Tóm tắt vụ việc: Tòa chiều theo ý nguyên đơn – buộc mở lối đi khác ngoài lối đi
hiện hữu.
Ông Phạm Văn Long có gần 10.000m 2 đất tại xã Hòa Khánh, huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang. Theo ông Long, nguyên đó là đất ruộng và một số hộ dân đã
đi nhờ trên bờ ranh ruộng giữa hộ ông với hộ lân cận.
Việc đi nhờ đơn thuần là thói quen chứ không phải các hộ không có lối đi nào
khác. Bởi lẽ vào đầu tháng 9 năm 1975, chừng mười hộ dân trong xã đã tự bỏ ra
một ít đất để mở lối đi chung. Hơn 30 năm nay, lối đi chung đó trở nên thông
dụng, ai cũng có thể dễ dàng ra vào.
Như trường hợp của ông Phạm Văn Hoàng, tiếp giáp tỉnh lộ 33, chỉ cần
bước ra khỏi nhà , rẽ phải dọc đường tráng xi măng rồi rẽ trái vào đường đất nói
trên thì ông Hoàng có thể vào vườn. Song lâu nay ông Hoàng vẫn đi ké trên đất
của ông Long để vào vườn về nhà.
Nể tình láng giềng nên lâu nay ông Long vẫn cho ông Hoàng đi ké. Tuy
nhiên, cây trái trong vườn của ông Long thường xuyên bị mất mát. Cho nên ông
Long đã đề nghị ông Hoàng đi lối cũ để về chứ đừng đi ké nữa.

Không đồng ý, ông Hoàng kiện ông Long ra tòa, đòi mở lối đi .Cùng đứng đơn
kiện còn có 3 hộ khác nữa. Các hộ này không có đất liền kề với đất của ông Long
và từ trước tới giờ họ vẫn đi lại trên lối cũ.
d)Quyết định của tòa án.
Kết quả của tòa sơ thẩm:
Tháng 6 năm 2007, Tòa án nhân dân huyện Cái Bè xử sơ thẩm vụ án và
buộc ông Long bán đất mở lối đi. Tòa án nhận định lối đi cũ cách đất rất xa, phải
qua nhiều dãy đất, các nguyên đơn không sử dụng thuận tiện. tòa án buộc ông
Long phải bán chừng 61m2 đất để các nguyên đơn mở lối đi với giá 160 nghìn
đồng / m2, thấp hơn nhiều so với giá thực tế.
Ông Long không đồng ý và đã kháng cáo.
Kết quả của tòa phúc thẩm:
13


Phán quyết này tiếp tục được Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang giữ y
nguyên trong phiên tòa phúc thẩm tháng 9 năm 2007. Theo toà phúc thẩm, lối đi
cũ xa và khó khăn, từ đất của ông Hoàng phải qua nhiều khúc mới ra được tỉnh lộ
33.
Ông Bùi Lê X, Thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang cho rằng
nguyên đơn có quyền đòi lối đi khác vì lối đi cũ chưa phải là lối đi công cộng. Đó
chỉ là lối đi của một số hộ, vì đến giờ, cơ quan thẩm quyền vẫn chưa có quyết
định thu hồi đất của các hộ để làm lối đi chung.
( Lập luận trên có ổn hay không khi người dân tự bỏ đất ra để làm đường, sử dụng
chung hơn 30 năm không hề tranh chấp.Theo luật định, nó đã trở thành lối đi
công cộng mà không cần bất cứ văn bản nào chứng minh. Hơn nữa, người dân nơi
đây cũng không hề cấm cản ai sử dụng lối đi chung này ).
e) Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa án.
1. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một quyền dân sự được quy
định tại điều 275 quyền về lối đi qua bất động sản liền kề Bộ luật dân sự 2005 của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Điều kiện người có quyền về lối đi qua bất động sản liền kề xin mở lối đi ra
đường công cộng là do:
Thứ nhất, bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác
Thứ hai, không có lối đi ra.
Từ quy định của pháp luật, căn cứ vào tình tiết của vụ án có thể thấy yêu cầu của
ông Hoàng và một số hộ dân khác là không có căn cứ. Theo đúng các tình tiết
trong vụ án, ông Hoàng, cùng với nhiều chủ sử dụng các khu đất khác đều đã có
lối đi từ khu đất của họ ra đường đi công cộng. Con đường này đã được các hộ
hình thành và sử dụng hơn 30 năm. Không thể vì lí do con đường đó sử dụng khó
hoặc xa để yêu cầu mở lối đi khác qua bất động sản liền kề. Vì thế, nhận định của
Toà án cấp phúc thẩm là “lối đi cũ xa và khó khăn, từ đất của ông Hoàng phải đi
qua nhiều khúc mới ra được tỉnh lộ 33” để giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp
14


sơ thẩm cho phép ông Hoàng mở lối đi qua bất động sản nhà ông Long là không
có cơ sở. Chỉ trong trường hợp bất động sản bị vây bọc hoàn toàn bởi các bất
động sản khác và không có lối đi nào khác, chủ bất động sản không có lối đi mới
có quyền mở lối đi ra đường công cộng qua bất động sản liền kề. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc ông Hoàng hoặc các hộ khác có yêu cầu mở lối đi thì Tòa án
cũng không có căn cứ để chấp nhận.
Việc Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng
trong điều kiện thực tế đã nêu là không đúng pháp luật dân sự về quyền lối đi qua
bất động sản liền kề.
2. Không chỉ sai khi ra quyết định không có căn cứ, việc Tòa án quyết định
buộc ông Long phải bán đất cho ông Hoàng, chỉ xét về khía cạnh hình thức, đã là
vượt quá thẩm quyền của Tòa án.
Về nguyên tắc, Tòa án chỉ giải quyết vụ việc dân sự khi có yêu cầu và trong phạm
vi yêu cầu của đương sự. Vụ án mà đượng sự yêu cầu Tòa án giải quyết là tranh

chấp về quyền mở lối đi. Nhưng Tòa án không chỉ giải quyết quan hệ này mà còn
giải quyết thành quan hệ mua bán, chuyển nhượng. Tòa án không thể đang từ giải
quyết tranh chấp về quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề thành giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản. Vì bản chất của việc
Tòa án buộc ông Long phải bán đất cho ông Hoàng làm lối đi là việc Tòa án đã
buộc ông Long và ông Hoàng kí với nhau một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất. Chưa nói đến mức giá vô lý mà Tòa án quyết định so với mức giá ngoài
thị trường ở thời điểm giải quyết, mà về thẩm quyền giải quyết, Tòa án cũng
không có thẩm quyền thực hiện giao dịch dân sự. tòa án là cơ quan xét xử, không
phải là cơ quan nhà đất hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện các giao dịch dân
sự. hơn nữa, ngay những cơ quan có thẩm quyền đăng kí giao dịch dân sự cũng
chỉ làm thủ tục hợp đồng mua bán, chuyển nhượng khi các ben đã thỏa thuận
được với nhau về nội dung giao dịch như đối tượng mua bán, chuyển nhượng, giá
15


cả thời gian, phương thức thanh toán,..không có bất kì cơ quan nào, cho dù đó là
cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền, có thể buộc người dân phải thực hiện một
giao dịch dân sự trái với ý muốn của họ. đối với trường hợp các bên đã có thỏa
thuận mua bán, chuyển nhượng sau đó một trong hai bên từ chối không tiếp tục
thì cũng không thể buộc hoặc cưỡng chế các bên tiếp tục hợp đồng, nếu hợp đồng
chưa hoàn tất thủ tục theo qui định của pháp luật. bên đơn phương đình chỉ hợp
đồng sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại nếu có, do hành vi chấm dứt hợp đồng gây
ra.
Rõ ràng, việc Tòa án buộc ông Long phải bán chừng 61m 2 đất với giá 160.000
đồng/m2 không chỉ không phù hợp với giá đất địa phương mà nghiêm trọng hơn
đã xâm hại đến quyền dân sự mang tính cá nhân của công dân. Việc làm này của
Tòa án có thể chỉ xuất phát từ việc muốn giải quyết lối đi cho ông Hoàng, dù
không có căn cứ mở lối đi như đã phân tích ở trên, nhưng vô tình đã vi phạm
nghiêm trọng quyền tự do cá nhân mang tính dân sự không chỉ được Bộ luật dân

sự mà còn được Hiến pháp qui định.

C. KẾT BÀI
Qua ba vụ việc tìm hiểu ở trên chúng ta có thể nhận thấy rằng tranh chấp về
lối đi chung là một vấn đề khá phổ biến xảy ra trong đời sống tuy nhiên việc giải
quyết tranh chấp này cũng là một vấn đề đáng phải nhắc đến. Không phải vụ việc
nào cũng được xử lý phù hợp với đúng quy định của pháp luật, mà có những vụ
đã bị tòa án xử sai do nhận thức không đúng về những quy định của pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập I. NXB
nhân dân năm 2009.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Luật đất đai năm 2003.

17



×