Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................1
I. Cơ sở lí luận..................................................................................................1
II. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất..................3
1. Bình đẳng về tạo lập và phát triển tài sản chung hợp nhất......................4
2. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung hợp nhất............6
3. Bình đẳng về chia tài sản chung hợp nhất...............................................8
III. Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật............................................9
C. KẾT LUẬN....................................................................................................10

Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................11


A. LỜI MỞ ĐẦU.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn, tức là sự liên kết
giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình
đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt
đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Từ đó, ta
có thể thấy sau khi kết hôn, quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng phát sinh mà cụ
thể hơn đó là các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng về nhân thân và về tài
sản. Các quan hệ này được pháp luật bảo hộ trên cơ sở tiến bộ - bình đẳng.
Nguyên tắc bình đẳng vợ chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan
trọng của luật Hôn nhân và gia đình, trong đó có quyền bình đẳng của vợ chồng
đối với tài sản chung hợp nhất. Việc quy định rõ ràng về quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng đối với tài sản chung hợp nhất sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của
cả hai bên vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân đồng thời góp phần giảm những
tranh chấp, xung đột giữa vợ và chồng về tài sản đặc biệt là tài sản chung hợp
nhất.

B. NỘI DUNG CHÍNH.


I. Cơ sở lí luận.
Trước đây, trong hệ thống pháp luật dưới chế độ phong kiến ở Việt Nam
thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Quan niệm của xã hội
phong kiến cho rằng: Người phụ nữ khi đã lấy chống là thuộc hẳn về gia đình
nhà chồng với tư tưởng sống gửi thịt, chết gửi xương, thuyền theo lái, gái theo
chồng, phu xướng, phụ tuỳ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong
kiến đã khiến cho người vợ lệ thuộc người chồng về mọi mặt trong quan hệ
nhân thân và tài sản dẫn đến sư bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Ngay sau khi
Cách mạng tháng Tám thành công, pháp luật của Nhà nước đã ghi nhận quyền
bình đẳng giữa nam và nữ. Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình của Nhà nước

2


ta đã quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó nguyên tắc vợ chồng
bình đẳng luôn được khẳng định là một trong các nguyên tắc cơ bản
Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình đã ghi nhận “hôn nhân là quan
hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Sự kiện hôn nhân sẽ làm phát sinh
quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng về nhân
thân và về tài sản. Nội dung của quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và
chồng là những lợi ích tinh thần, tình cảm, không mang nội dung kinh tế và
cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản ( ví dụ như tình yêu, sự hòa thuận, tôn
trọng nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, con cái và các
thành viên khác trong gia đình). Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chông
bao gồm các quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa
kế tài sản. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng đóng vai trò cơ sở
kinh tế để gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất
của vợ chồng. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản chung hợp nhất của vợ và
chồng nói nằm trong nhóm quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng. Vợ
và chồng bình đẳng với nhau về quyền đối với tài sản chung hợp nhất vợ chồng.

Về tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy
định tại Điều 27 đó là:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài
sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

3


2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật
quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu
phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản
chung.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật dân sự, tài sản chung của vợ
chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất hay gọi là tài sản chung hợp nhất vợ chồng.
Điều 127 Bộ luật dân sự quy định “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài
sản chung… Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau
đối với tài sản thuộc tài sản chung”.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì bình đẳng có nghĩa là ngang hàng
với nhau về địa vị, quyền lợi hay một mặt nào khác của xã hội. Theo đó thì
quyền bình đẳng giữa của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất là việc pháp

luật quy định sự ngang bằng nhau giữa vợ và chồng về các quyền và nghĩa vụ
đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Điều này dựa trên nguyên tắc nam
nữ bình đẳng mà Hiến pháp năm 1992 đã quy định và nguyên tắc bình đẳng vợ
chồng của Luật Hôn nhân và gia đình, đã được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 cũng quy định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền
ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.
II. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất đã được khái
quát tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005: “1. Sở hữu chung của vợ chồng là
sở hữu chung hợp nhất. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản
chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận
4


hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài
sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định
của Toà án.”
Qua đó ta có thể thấy tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất có thể phân chia. Tính chất của quan hệ giữa vợ và chồng về tài
sản là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản
chung nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức
năng xã hội của nó như: Phát triển kinh tế gia đình vững mạnh, tạo điều kiện tốt
cho việc nuôi dạy con, do vậy chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung thì vợ
chồng mới xác định được tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó.
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung hợp nhất được thể hiện
qua các phương diện: bình đẳng về tạo lập và phát triển tài sản chung hợp nhất;
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với tài sản chung hợp nhất; bình đẳng về phân
chia tài sản chung hợp nhất.

1. Bình đẳng về tạo lập và phát triển tài sản chung hợp nhất vợ chồng.
Căn cứ để xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng dựa
trên cơ sở hôn nhân. Kể từ khi kết hôn, trong suốt thời kỳ hôn nhân, toàn bộ
những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra đều thuộc khối tài sản chung của vợ
chồng. Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài
sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi
kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận”.
Qua việc quy định về việc tạo lập và phát triển tài sản chung hợp nhất vợ
chồng của luật hôn nhân gia đình ta có thể thấy quyền bình đẳng giữa vợ và
5


chồng đối với tài sản chung thể hiện ở việc: tài sản chung đó không nhất thiết
phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp mà có thể do một bên vợ
hoặc chồng tạo ra và cũng không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi
bên, việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung này không đòi hỏi các bên phải
đóng góp một số tài sản bằng nhau nhất định nào mà dựa vào khả năng và
nhiệm vụ của mỗi bên trong cuộc sống gia đình, tất cả những tài sản được tạo ra
hay thu nhập hợp pháp của vợ hay chồng trong thời kì hôn nhân đều trở thành
tài sản chung mà không phân biệt việc ai làm ra số tài sản nhiều hơn. Với những
tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung, vợ và chồng đều bình
đẳng và có quyền ngang nhau đối với tài sản này vì vậy việc nó được đóng góp
vào khối tài sản chung hợp nhất đã thể hiện quyền bình đẳng của vợ chồng. Có
thể thấy sự bình đẳng trong việc tạo lập tài sản chung hợp nhất vợ chồng xuất
phát từ chính tính chất đặc biệt của cuộc sống vợ chồng. Được gắn kết bởi mối

quan hệ tình cảm gia đình, vợ chồng cùng chung sức chung lòng để tạo dựng
khối tài sản chung, chăm lo cuộc sống gia đình. Vợ chồng tuy hai mà một, mỗi
người có một thiên chức riêng và đồng thời hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy, công sức tạo
dựng tài sản của người chồng đã hàm chứa cả công sức của người vợ và ngược
lại. Trong bài viết “Bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000” được in trong Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ 3/2004 thạc sĩ Bùi Thị
Mừng đã chỉ ra việc bình đẳng trong tạo lập và phát triển khối tài sản chung hợp
nhất là sự cụ thể hóa một khía cạnh của bình đẳng giới. Người phụ nữ trong gia
đình thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ, do vậy trong nhiều trường hợp người
phụ nữ không trực tiếp lao động để tạo ra của cải vật chất xây dựng khối tài sản
chung song công sức đóng góp của họ với gia đình là rất lớn, hỗ trợ cho việc lao
động tạo ra của cải vật chất của người chồng, điều này thể hiện những đặc thù
về giới.
Ta có thể lấy một ví dụ như anh A và chị B là vợ chồng, kết hôn từ năm
2010. Khi kết hôn bố mẹ anh A có tặng cho chung hai vợ chồng anh 2 cây vàng
6


làm quà cưới. Sau khi kết hôn với anh A, chị B xin nghỉ việc để thực hiện công
việc nội trợ cho gia đình, không có thu nhập còn anh A tiếp tục làm việc cho
một công ty luật với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Như vậy trong trường hợp
này 2 cây vàng mà anh chị được tặng cho chung cùng thu nhập hàng tháng của
anh A chính là tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng anh A, chị B.
2. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với tài sản chung hợp nhất.
Trong quan hệ hôn nhân, vợ và chồng bình đẳng về sở hữu tài sản chung hợp
nhất với ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hay nói cách khác vợ
và chồng có quyền ngang nhau, không một ai được thiên vị, ưu tiên hơn trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản hợp nhất của vợ chồng. Điều
này đã được pháp luật ghi nhận tại khoản 2 Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005

và khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ, chồng có quyền
và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung.”
Như đã phân tích ở trên, vợ chồng bình đẳng với nhau trong tạo lập và phát
triển tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, do điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp,
công việc của mỗi bên khác nhau, thu nhập có sự chênh lệch, dẫn đến công sức
đóng góp thực tế cho việc tạo dựng tài sản chung của vợ chồng khác nhau, thậm
chí một bên vợ chồng không có thu nhập do đau yếu, tật nguyền, không có khả
năng lao động để tạo thu nhập hoặc chỉ làm công việc nội trợ gia đình. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là bên có thu nhập thấp hơn lại không có quyền
sở hữu bình đẳng hoặc phụ thuộc vào bên có thu nhập cao hơn, ngược lại, hai
vợ chồng vừa bình đẳng về tạo lập và phát triển tài sản chung vừa bình đẳng với
nhau về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân, cả hai vợ chồng đều phải cùng
nhau hướng tới một mục đích chung, lợi ích của gia đình vì vậy khi thực hiện
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung cũng phải gắn liền với mục
đích, nhu cầu chung của gia đình. Khoản 2 Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm
7


200 cũng đã quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chỉ dùng để bảo đảm
nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.” Để thực
hiện điều đó, vợ và chồng luôn phải bình đẳng và thống nhất với nhau khi thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc xác
lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá
trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để
đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung
đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của
Luật này”. Khoản 3 Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: “Vợ

chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung”. Quy định này của pháp luật đảm bảo bình đẳng
quyền lợi về tài sản cho vợ hoặc chồng, hạn chế việc lạm dụng tài sản chung vì
mục đích cá nhân trong trường hợp một bên còn lại có ý đồ không tốt, lừa đảo
bên còn lại, chiếm đoạt tài sản chung.
Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất còn thể hiện ở
việc đăng kí quyền sở hữu. Khoản 2 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung vủa vợ chồng
mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”. Đồng thời, thông qua việc đăng kí,
Nhà nước bằng pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của vợ
chồng đối với các tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng một cách bình
đẳng, mặt khác, điều chỉnh được các hành vi xử sự của vợ chồng, của những
người khác khi kí kết các hợp đồng liên quan trực tiếp đến tài sản chung của vợ
chồng và còn là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp về tài sản
giữa vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của những
chủ thể khác khi quyền lợi của họ được đảm bảo trực tiếp từ tài sản chung của
vợ chồng.

8


Điều 25 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định “vợ hoặc chồng
phải chịu trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp
do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình”. Quy định này của luật đã thể hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ đối với
tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, khi mà bất kì một trong hai người vợ hoặc
chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do
một trong hai người thực hiện, tuy nhiên chỉ khi giao dịch này nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

3. Bình đẳng về phân chia tài sản chung hợp nhất.
Theo quy định của Luật hôn và gia đình Việt Nam năm 2000 thì tài sản
chung của vợ chồng có thể được phân chia trong ba trường hợp: Chia tài sản
hcung khi hôn nhân đang tồn tại (Điều 29); chia tài sản chung khi vợ chồng li
hôn (từ Điều 95 đến 98); chia tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng chết.
Trong cả ba trường hợp này quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản
chung đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ khi nguyên tắc “chia đôi” được
áp dụng.
Trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, khi hôn nhân còn tồn
tại, trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng, hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản
chung. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện ở việc cả hai vợ chồng đều
có thể yêu cầu chia tài sản chung, và việc chia tài sản này phải được sự đồng ý,
thỏa thuận của bên còn lại, việc chia tài sản chung này thực hiện theo nguyên
tắc “chia đôi”.
Trường hợp chia tài sản chung vợ chồng khi li hôn, nguyên tắc chia tài sản
chung được quy định tại Điều 95 luật hôn nhân và gia đình theo đó quyền bình
đẳng của vợ chồng đã được tôn trọng ở việc các bên có thể thỏa thuận với nhau
về việc chia tài sản chung, nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án
giải quyết. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong chia tài sản chung khi li hôn
9


còn thể hiện ở nguyên tắc chia tài sản, theo đó tài sản chung của vợ chồng khi li
hôn sẽ chia đôi cho cả hai, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng
tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên trong tạo lập, duy trì, phát triển tài sản
này.
Trường hợp chia tài sản chung vợ chồng thứ ba là khi một bên vợ hoặc
chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, khi đó nguyên tắc chia đôi tài sản
chung được áp dụng, quyền bình đẳng của vợ và chồng trong việc chia tài sản

chung lại được thể hiện, tài sản của bên bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
được đem ra để chia thừa kế nếu hai vợ chồng không viết di chúc chung của vợ
chồng.
III. Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền bình đẳng
của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
Trong pháp luật nước ta hiện nay, quyền bình đẳng giữa nam và nữ nói
chung hay quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung hợp nhất
đang ngày một hoàn thiện. Tuy nhiên, trong vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng
đối với tài sản chung hợp nhất vẫn còn một số thực trạng, hạn chế như sau.
Thứ nhất, trong việc đăng kí quyền sở hữu với tài sản thuộc sở hữu chung
của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí. Rất nhiều vụ việc mà tài sản
chung của vợ chồng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu lại chỉ ghi tên
một bên vợ hoặc chồng (đa số chỉ ghi tên chồng). Điều này gây ra rất nhiều rắc
rối khi có tranh chấp xảy ra, gây thiệt hại cho bên còn lại và có thể là bên thứ ba
liên quan nếu việc đăng kí này nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản nào đó, trong
khi đó tạo ra nhiều phức tạp cho tòa án trong việc xác định tài sản này là tài sản
chung hay riêng để chia tài sản. Vì vậy, để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ và
chồng đối với tài sản chung hợp nhất, pháp luật cần có quy định cụ thể yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu phải có biện pháp
xác định rõ nguồn gốc của tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng. Đồng
thời cần đẩy nhanh việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các tài
10


sản thuộc sở hữu chung vợ chồng nhưng chỉ ghi tên một bên được đăng kí trước
khi nghị định số 70/2001/NĐ-CP có hiệu lực (khoản 3 Điều 5 Nghị định
70/2001/NĐ-CP).
Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 27 luật hôn nhân gia đình năm 2000
thì việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có
giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình…phải được vợ chồng bàn

bạc, thỏa thuận. Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ “giá trị lớn” ở đây là bao
nhiêu, ngay cả trong nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân
gia đình năm 2000 cũng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 4 là “Tài sản chung có
giá trị lớn của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này được xác định căn
cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng”. Việc
quy định không cụ thể như vậy, có thể khiến một trong hai bên vợ hoặc chồng
lạm dụng tài sản chung để dùng vào những mục đích riêng, gây thiệt hại cho
bên còn lại. Để đảm bảo sự bình đẳng cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên
trong quan hệ hôn nhân đối với tài sản chung vợ chồng, pháp luật cần có một
quy định cụ thể, chính xác về điều này.

C. KẾT LUẬN.
Với tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân, hai vợ chồng cùng nhau thực
hiện mục đích chung vì lợi ích của gia đình. Vì vậy quyền bình đẳng của vợ và
chồng đối với tài sản chung hợp nhất cũng như những quy định của pháp luật để
đảm bảo quyền bình đẳng này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bình đẳng
giữa vợ và chồng sẽ giúp gia đình hòa thuận, phát triển từ đó góp phần xây
dựng xã hội giàu mạnh, tốt đẹp, văn minh.

11


Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Công An nhân dân, Hà Nội , 2009.
2. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.
3. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
4. Th.s Bùi Thị Mừng, bài viết “Bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với tài
sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình

Việt Nam năm 2000”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ 3/2004.

12



×