MỞ ĐẦU
Tội phạm học là ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu về tội phạm
với tính chất là hiện tượng cá nhân và xã hội bao gồm một tổng thể gắn liền với
tội phạm. Một nội dung quan trọng nằm trong tổng thể đó chính là tình hình tội
phạm. Hiện nay ở nước ta, tình hình tội phạm về ma túy có nhiều diễn biến phức
tạp, nhất là ở các vùng biên giời. Lào Cai là một trong những vùng trọng điểm về
tội phạm ma túy hiện nay. Do đó, để hoàn thành bài tập lớn học kỳ: “Trên cơ sở
nghiên cứu về một luận văn thạc sỹ về Tội phạm học, hãy trình bày tóm tắt kết
quả nghiên cứu của tác giả đó về tình hình tội phạm và rút ra nhận xét cá
nhân về kết quả nghiên cứu của tác giả đó” em đã chọn luận văn thạc sĩ luật
học của tác giả Đinh Thị Minh Cầm: “ Phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Lào Cai”
NỘI DUNG
Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị
Minh Cầm về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai
I.
Tác giả Đinh Thị Minh Cầm nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trên
địa bàn Lào Cai trong một chương riêng và gồm 3 phần:
•
•
•
Thực trạng của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Diễn biến của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Cơ cấu và tính chất của tội phạm về ma túy.
1. Thực trạng của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ vào thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai từ 20062010, Tào án nhân dân tỉnh Lào Cai và Tòa án nhân dân của huyện thuộc tỉnh đã
xét xử 775 vụ phạm tội về ma túy với 917 người bị kết án. Trung bình mỗi năm
xét xử 155 vụ và 183 người bị kết án. Trong đó, năm 2010 xét xử sơ thẩm nhiều
nhất là 164 vụ với 198 người bị kết án. Năm 2006 xét xử sơ thểm thấp nhất là
148 vụ và 183 người bị kết án.
1
Tác giả Nguyễn Thị Minh Cầm đã nghiên cứu và phân tích thực trạng của
tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong mối liên hệ với thực trạng của
tội phạm nói chung ở tỉnh Lào Cai và thực trạng của tội phạm về ma túy trên toàn
quốc để đánh giá chính xác và đầy đủ thực trạng của tội phạm vè ma túy trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
Thứ nhất: So sánh thực trạng của tội phạm về ma túy với thực trạng của tội
phạm nói chung ở Lào Cai để thấy rõ mức độ phổ biến của tội phạm về ma túy
trên địa bàn này
Thứ hai: So sánh thực trạng của tội phạm về ma túy với thực trạng của một
số nhóm tội phạm khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Thứ ba: So sánh số vụ, số người phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào
Cai so với số vụ, số tội phạm về ma túy trên toàn quốc
Thứ tư: So sánh chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội về ma túy trên địa
bàn tỉnh Lào Cai với chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội về ma túy trên toàn
quốc
Thứ năm: So sánh chỉ số người phạm tội về ma túy và chỉ số người nghiện
ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.
Diễn biến của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Để đánh giá diễn biến của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai
từ 2006-2010, tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã coi năm 2006 là năm gốc và coi số
vụ, số người phạm tội trong năm này là 100%. Sau đó, tác giả so sánh số liệu
tương ứng của các năm tiếp theo với năm gốc. Qua đó rút ra các nhận xét:
Thứ nhất: Nhìn chung từ năm 2006 đến năm 2010, tội phạm về ma túy trên
địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng. So với năm 2006, các năm có số vụ
và số người phạm tội tăng từ 1% đến 4%. Đột biến năm 2010 số vụ và số người
phạm tội về ma túy tăng cao: 16 vụ, tương đương 11%; tăng 15 người phạm tội,
tương đương 8%.
2
Thứ hai: Diễn biến tăng giảm số vụ và số người phạm tội về ma túy trên
địa bàn tỉnh Lào Cai tương đồng với diễn biến tăng giảm số vụ và số người phạm
tội nói chung. Tuy nhiên, mức tăng trung bình của tội phạm về ma túy thấp hơn
mức tăng trung bình của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Bình quân
mỗi năm tội phạm về ma túy tăng 102% số vụ và 102,4% số người phạm tội,
trong khi mức tăng trung bình của tội phạm nói chung là 115,6% số vụ và 116%
số người phạm tội.
Thứ ba: Nếu số vụ và số người phạm tội về ma túy tăng giảm tương đối
đồng đều so với số vụ và số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Lào Cai
lại không tương ứng với diễn biến số vụ và số người phạm tội về ma túy trên toàn
quốc. Năm 2007, cả số vụ và số người phạm tội về ma túy trên toàn quốc đều
giảm so với năm 2006 trong khi số vụ và số người phạm tội về ma túy ơe Lào Cai
lại tăng so với năm 2006. Năm 2009, số vụ và số người phạm tội về ma túy ở Lào
Cai giảm so với năm 2008 thì số vụ và số người phạm tội ma túy toàn quốc lại
tăng so với năm trước.
3.
Cơ cấu và tình chất của tội phạm về ma túy.
Tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã nghiên cứu cơ cấu của tội phạm về ma túy
trên các bình diện sau:
3.1.
Cơ cấu theo tội danh
Tội phạm về ma túy được quy định tại chương XVIII BLHS với 10 tội
danh (từ điều 192 đến điều 201). Trong những tội danh đó có tội danh được áp
dụng rất phổ biến, ngược lại có tội danh lại được áp dụng rất hạn chế trong số các
tội phạm về ma túy thuộc phạm vi nghiên cứu.
Tác giả đã chỉ ra tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy là tội phạm về ma túy là phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh Lào Cai
thông qua các bảng số liệu và đồ thị.
3.2.
Cơ cấu theo loại tội phạm.
3
Theo quy định tại điều 8 BLHS và chương XVIII BLHS, tội phạm về ma
túy gồm 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong số 122 bị cáo phạm tội về ma túy được nghiên cứu thì có tới 65 bị
cáo( tương đương 53%) phạm tội thuộc tội phạm nghiêm trọng, 17 bị cáo ( tương
đương 14%) phạm tội thuộc loại rất nghiêm trọng, 38 bị cáo (tương đương 33%)
phạm tội loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, tội phạm về ma túy đã
được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai chủ yếu là tội phạm nghiêm trọng. Việc
nghiên cứu cơ cấu theo loại tội phạm giúp tìm ra đặc điểm về tính chất nghiêm
trọng của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.3.
Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Nếu trong khoảng thời gian 2006-2005, hầu hết tội phạm về ma túy diễn ra
ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc ít người do tập quán sử dụng ma túy
của những người dân tộc, thì giai đoạn 2006-2010, tội phạm về ma túy lại chủ
yếu diễn ra ở khu vực thị xã, thị trấn và đặc biệt là ở Thành phố Lào Cai. Từ năm
2006 đến năm 2010 có 912 người phạm tội về ma túy bị xét xử thì có 439 người
phạm tội trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Khi xem xét địa bàn hành chính thì tội phạm về ma túy diễn ra nhiều nhất
ở thành phố Lào Cai, tiếp đó đến các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát,
và ít nhất là huyện Si Ma Cai. Tại các địa phương thì tội phạm về ma túy xảy ra
cả ở khu vực đô thị và nông thôn, từ nơi kinh tế phát triển đến nơi kinh tế kém
phát triển, tuy nhiên tội phạm về ma túy hầu hết tập trung vào khu vực trung tâm
của các huyện, nơi có sự phát triển mạnh về kinh tế, các dịch vụ khách sạn, nhà
trọ, nhà hàng, vũ trường, karaoke, quầy bar…
3.4.
Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm
Để nghiên cứu cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm, tác giả đã lựa
chọn ngẫu nhiên 100 vụ án với 122 người phạm tội trong 775 vụ án và 917 người
4
phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 đến năm 2010 và đưa
ra các kết luận:
Hình thức thực hiện tội phạm về ma túy phổ biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai
là tội phạm riêng lẻ. Theo thống kê của tác giả trong 100 vụ án được nghiên cứu
có 122 bị cáo phạm tội về ma túy, trong đó 84 vụ phạm tội riêng lẻ, chủ yếu trong
những vụ “ tàng trữ trái phép chất ma túy”. Sô vụ phạm tội với hình thức đồng
phạm là 16 trên 100 vụ, với 38 người phạm tội.
Ở Lào Cai tình trạng “gia đình trị” trong đồng phạm tội phạm về ma túy
đang trở thành một hiện tượng. Trong số 16 vụ đồng phạm đã được thống kê, có
tới 5 vụ án bị cáo có quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ vợ chồng. Điển hình như
trong đường dây buôn bán ma túy của Nguyễn Thị Lan Anh trú tại phường Bắc
Lệnh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai thì có 03 người là dì ruột và cậu ruột của
người này.
3.5. Cơ
cấu theo hình phạt chính được áp dụng
Chủ yếu là hình phạt tủ dưới 3 năm (476 người chiếm 51%)
3.6. Cơ
cấu theo chất ma túy bị thu giữ
Tác giả đã chỉ ra:
Lượng Hêrôin thu giữ vẫn chiếm số lượng lớn trong tổng số ma túy đã thu
giữ. Nguyên nhân của hiện tượng này do lợi thế từ đặc tính của Hêrôin mang lại
cũng như: Tính tiện dụng ( dễ sử dụng: có thể sử dụng ở bất cứ đâu, dễ cất giấu,
do đó dễ tiêu thụ); tác dụng hung phấn gấp nhiều lần thuốc phiện. Hêrôin và chế
phẩm của Hêrôin được tiêu thụ nhiều nhất trên địa bàn thành phố Lào Cai, tiếp đó
là huyện Bảo Thắng và huyện Bát Xát. Những địa phương này là nơi tập trung
đông dân cư, thuận tiện về giao thông, là nơi kinh tế - xã hội phát triển nhất trong
tỉnh.
Việc sử dụng thuốc phiện thường xảy ra ở các vùng sâu vùng xa của Lào
Cai, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống.
5
Trong cơ cấu các chất ma túy đã thu giữ cũng có chuyển dịch về tỷ lệ chất
ma túy. Năm 2006, lượng nhựa thuốc phiện đã thu giữ chiếm tỷ lệ lớn, các năm
sau tỷ lệ thuốc phiện giảm và chuyển dần sang Hêrôin đồng thời xuất hiện các
chất ma túy tổng hợp mới.
Trong 2 năm gần đây từ năm 2010 loại ma túy tổng hợp Methamphetamin
đã bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.7. Cơ
cấu theo mục đích phạm tội.
Trong 122 người phạm tội của 100 vụ được lựa chọn nghiên cứu, thì có tới
65 người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy nhằm kiếm lời, 5 người phạm
tội vận chuyển trái phép chất ma túy để thu lợi (tổng số 70 người tương đương
57%). Còn lại 52 người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy để sử dụng thỏa
mãn nhu cầu bản thân, trong số đó có những người phạm tội vừa có hành vi tàng
trữ trái phép để sử dụng, vừa có hành vi bán lại nhằm kiếm tiền tiếp tục mua ma
túy sử dụng. Như vậy, lợi nhuận là mục đích chính của người phạm tội về ma túy.
3.8.
Cơ cấu theo đặc điểm tái phạm.
Trong những người phạm tội ma túy đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
có những người từng có án tích phạm tội về ma túy, có những người có án tích
phạm tội khác, hoặc đã từng có tiền sự vi phạm quy định pháp luật. Trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã xác định những
người đã từng có tiền án tội phạm về ma túy, chưa được xóa án tích mà lại phạm
tội về ma túy là tái phạm. Tỷ lệ tái phạm của người phạm tội về ma túy ở Lào Cai
cao nhất so với nhóm người phạm tội khác. Trong số 26 người phạm tội là tái
phạm được thống kê, cũng có tới 8 người tái phạm từ hai lần trở lên, cá biệt có
trường hợp tái phạm đến 4 lần.
3.9.
Cơ cấu theo đặc điểm về giới tính của người phạm tội.
Đa số người phạm tội ma túy là nam giới, số nữ giới phạm tội là 258
người, chiếm 28%. Điều này cũng phù hợp với đặc trưng tội phạm này là cần sự
6
lỳ lợm, táo bạo trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên trong những
năm gần đây xu hướng nữ giới phạm tội đã tăng lên, thậm chí có cả nữ phạm tội
trong một số vụ án có hành vi vô cùng tinh vi, xảo quyệt, nhiều lần đánh lừa cơ
quan điều tra.
3.10.
Cơ cấu theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội.
Tỷ lệ người phạm tội về ma túy là người dân tộc thiểu số không phải là đa
số (319/917 người, tương đương 35%).
3.11.
Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Số người phạm tội về ma túy ở độ tuổi 30 đến 45 chiếm tỷ lệ cao
nhất(57,6%), sau đó lần lượt đến độ tuổi 18 đến 30, độ tuổi trên 45 và thấp nhất
là độ tuổi dưới 18. Sngười phạm tội trong độ tuổi lao động là rất lớn, độ tuổi từ
18 đến 45 là 824 trường hợp chiếm tỉ lệ 89,7%.
3.12.
Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội.
Như vậy, tỷ lệ số người phạm tội không có việc làm chiếm tỷ trọng cao
nhất(62%), trong khi tỷ lệ người phạm tội làm nông nghiệp là 31%, nghề nghiệp
khác là 7%. Do đặc thù ngành nông nghiệp ở Lào Cai chủ yếu là làm ruộng, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế tự nhiên nên năng suất thấp, thu nhập không ổn
định, nhiều thời gian nông nhàn là nguyên nhân khiến những người làm nông
nghiệp phạm tội trong đó có phạm tội về ma túy. Đối với những người phạm tội
có nghề nghiệp khác chủ yếu là lái xe, công nhân. Cá biệt cũng có trường hợp tội
phạm là học sinh, sinh viên và giáo viên.
3.13.
Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tội.
Một trong những đặc điểm nhân than khá đặc trưng của người phạm tội về
ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai đó là trình độ học vấn thấp. Tỷ lệ người phạm
tội không biết chữ khá cao 17%. Tỷ lệ người phạm tội có trình độ tiểu học là
20%. Tỷ lệ người phạm tội có trình độ trung học cơ sở là 38%. Tỷ lệ người phạm
tội có trình độ trung học phổ thông là 25%.
7
3.14.
Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội nghiện ma túy.
Qua xem xét đặc điểm nhân thân của 122 người phạm tội trong 100 bản án
được chọn để nghiên cứu nhận thấy có tới 53% người phạm tội nghiện ma túy.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong tổng số 65 người phạm tội “ Mua bán trái
phép chất ma túy” đã thống kê thì chỉ ra có 13 người phạm tội (tương đương
20%) nghiện ma túy, còn lại 80% người phạm tội là không nghiện ma túy.
*Tính chất của tội phạm về ma túy: Tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã rút ra
8 tính chất đặc trưng của tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2006-2010 qua việc nghiên cứu cơ cấu của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Lào Cai giai đoạn này.
*Tội phạm ẩn: Tác giả chỉ ra 2 căn cứ để xác định tội phạm ẩn về ma túy
trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010.
II.
Nhận xét tổng quát nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Minh Cầm về
tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai
1.
Ưu điểm
Bài nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã cho chúng ta “bức
tranh” toàn cảnh về tội phạm ma túy đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai. “Bức
tranh” toàn cảnh này không chỉ thể hiện đặc điểm định lượng (tổng số tội phạm
cũng như tổng số người phạm tội – con số phản ảnh mức độ nghiêm trọng của tội
phạm đã xảy ra) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính ( các cơ cấu bên trong của
tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm
trọng của tội phạm đã xảy ra). “Bức tranh” toàn cảnh về tội phạm ma túy trên địa
bàn tính Lào Cai đã xảy ra không chỉ được thể hiện tình trạng tĩnh của các tội
phạm đã xảy ra mà còn được thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn
định về số lượng cũng như về tính chất) của tình trạng này.
Ngoài ra, khi nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Lào Cai tác giả Đinh Thị Minh Cầm không chỉ dừng lại ở mô tả “bức tranh tội
8
phạm” mà còn đi phân tích “bức tranh”, so sánh các “bức tranh” với nhay để
người đọc đánh giá được đầy đủ và toàn diện tình nghiêm trọng của tội phạm đã
xảy ra – nghiêm trọng về mức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất.
Như vậy, nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã đạt được các yêu cầu khi
nghiên cứu về tình hình tội phạm.
Khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thể ta phải xem xét nó trên các thông
số - bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm:
•
Thông số về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng và diễn biến của
•
tình hình tội phạm;
Thông số về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu, tính chất của tình hình
tội phạm.
Thứ nhất, về thực trạng: tác giả Đinh Thị Minh Cầm đã cho chúng ta biết
đặc điểm về định lượng của tình hình tội phạm về ma túy thông qua các con số
tuyệt đối:
-
Đưa ra các số liệu cụ thể, chi tiết qua các năm từ 2006 đến 2010 theo thống kê
của Viện kiểm sát nhân dân tình Lào Cai trong thời gian năm năm từ năm 2006
đến 2010 và đưa ra một số tiêu chỉ để so sánh cụ thể để làm rõ nét thực trạng của
-
tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Bên cạnh việc đưa ra các số liệu thống kê tác giả vẽ các biểu đồ cột làm cho
người đọc dễ hình dung được thực trạng tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào
Cai qua các năm; nhìn vào các biểu đồ người đọc có thể dễ dàng so sánh và nhận
thấy được thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy với một số tội phạm khác
-
trên địa bàn tỉnh Lào Cai;…
Ngoài những số liệu về tội phạm rõ đã được cơ quan chức năng phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê hình sự tác giả còn chỉ ra các căn cứ để
xác định một bộ phận tội phạm khác đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa được các
cơ quan chức năng phát hiện và xử lý do đó chưa đưa vào thống kê hình sự là tội
phạm ẩn
9
Thứ hai, về diễn biến:
-
Trước hết, tác giả đã cho chúng ta hiểu thế nào thế nào là diễn biến của tội phạm
về ma túy là gì. “Diễn biến của tội phạm về ma túy là sự thay đổi thực trạng của
các tội phạm về ma túy trong khoảng thời gian nghiên cứu. Sự thay đổi thực
trạng của tội phạm về ma túy đồng thời cũng phản ảnh xu hướng vận động của
các tội phạm này. Xem xét diễn biến của tội phạm về ma túy trong khoảng thời
-
gian nghiên cứu cho phép dự báo xu hướng vận động của tội phạm về ma túy”.
Trong nghiên cứu, tác giả không chỉ đánh giá xu hướng vận động của tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai mà còn so sánh với các số liệu phản ảnh thực
trạng của tội phạm xét về mức độ (đặc điểm định lượng) và xét về tính chất (đặc
-
điểm định tính)
Tác giả thể hiễn các con số phản ánh tội phạm qua các bảng số liệu và đặc biệt là
các biểu đồ đường qua đó có thể thấy ngay được sự vận động của tội phạm về ma
túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 đến năm 2010.
Thứ ba, về cơ cấu và tính chất:
-
Để xác định cơ cấu của tội phạm về ma túy, tác giả đã đưa ra rất nhiều các tiêu
chí – 14 tiêu chí. Việc tác giả đưa ra nhiều tiêu chí như thế giúp cho người đọc có
-
thể hình dung rõ hơn, cụ thể hơn cơ cấu của tội phạm về ma túy.
Trong từng tiêu chí cụ thể, tác giả đã sử dụng các bảng thống kê số liệu kết hợp
cùng với biểu đồ thống kê phù hợp để biểu đạt cơ cấu của tình hình tội phạm về
-
ma túy được sinh động, rõ nét.
Tác giả đã dựa vào những kết quả, đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất trong khi
nghiên cứu cơ cấu của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai để đưa ra
những tình chất đặc trưng của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2006-2010.
2. Hạn chế.
10
Bài nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Minh Cầm về tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả, thành tựu đáng kể
tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số điểm lưu ý sau:
Thứ nhất, trước khi vào nghiên cứu về tình hình tội phạm về ma túy trên
địa bàn tình Lào Cai nên làm rõ một số khái niệm: tình hình tội phạm; thực trạng
của tình hình tội phạm; thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy; cơ cấu, tình
chất của tình hình tội phạm;… để cho người đọc hiểu một cách khái quái nhất sau
đó mới đi vào nội dung cụ thể. Nhưng ở trong nghiên cứu, tác giả đã không nói
đến những khái niệm này mà đi luôn vào nội dung cụ thể làm cho người đọc
không hiểu vì sao khi nghiên cứu tình hình tội phạm lại nghiên cứu những nội
dung này.
Để khắc phục hạn chế này chúng ta sẽ đưa ra các khái niệm ở đầu từng nội
dung cụ thể:
-
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm
tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn
vị thời gian nhất định. Tình hình tội phạm được thể hiện thong gia thực trạng,
diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ
quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với
-
thực tế”.
“Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng số các tội phạm cụ thể đã xảy ra và số
lượng người thực hiện các tội phạm đó trong một khoảng thời gian nhất định”
“Thực trạng của tội phạm về ma túy là tổng số các tội phạm về ma túy đã
xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó đã xảy ra trên địa bàn tỉnh
Lào Cai”.
-
“Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng giảm hoặc ổn
định tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội, một nhóm tội phạm) xảy ra
trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định”.
11
-
“Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về tính chất của
tình hình tội phạm. Giữa cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm có mối quan
hệ mật thiết với nhau”.
“Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa nhân tố
bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định”. Do
đó, ta có thể hiểu cơ cấu của tội phạm về ma túy là tỷ trọng, mối tương quan giữa
các bộ phận trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.
Thứ hai, thực trạng của tội phạm về ma túy được đánh giá thông qua số
lượng tội phạm rõ của tội phạm đã bị xử lý và có trong thống kê hình sự và số
lượng tội phạm ẩn (tức tội phạm chưa được phát hiện, chưa bị xử lí nên chưa có
trong thống kê hình sự). Do đó, thực trạng của tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh Lào Cai được thể hiện thông qua tội phạm rõ, tội phạm ẩn của các tội phạm
về ma túy.
Trong bài viết của tác giả không chỉ ra đâu là tội phạm rõ, tội phạm ẩn của
các tội phạm về ma túy cụ thể mà đi nghiên cứu luôn qua các số liệu. Theo em, ở
đây, trong phần thực trạng của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai tác
giả nên chia thành hai phần rõ ràng:
-
Tội phạm rõ: Thực trạng tội phạm rõ của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Lào Cai được phân tích chủ yếu thông qua số liệu thống kê kê của Viện kiểm sát
nhân dân tình Lào Cai trong thời gian năm năm từ năm 2006 đến 2010 trên cơ sở
-
có sự so sánh một số số liệu liên quan khác.
Tội phạm ẩn: Là số lượng và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng
không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một
cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê hình sự
chính thức.
Thứ ba, khi nghiên cứu tác giả đã đặt phần tội phạm ẩn trong mục cơ cấu
và tính chất của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai như thế là không
12
hợp lý. Tội phạm ẩn là một trong hai nội dung của thực trạng tình hình tội phạm
do đó phải đặt ở trong mục thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
Thứ tư, trong khi nghiên cứu tình hình tội phạm ẩn về ma túy nên nói qua
về nguyên nhân của việc tồn tại tội phạm ẩn. Nhưng trong bài viết tác giả không
nói đến. Theo em việc tồn tại tội phạm ẩn do một số nguyên nhân sau:
Một là: Do tính chất đặc thù của loại tội phạm này.
-
Thủ đoạn phạm tội trong các vụ án ma túy rất chuyên nghiệp. Các tội phạm về
ma túy thường hình thành những đường dây phạm tội khép kìn, người phạm tội
về ma túy thường là những người thân quen, có mối quan hệ nhất định. Bở vậy,
khi một đối tượng nào đó bị phát hiện, thông thường chúng sẽ nhận tội về mình
và không để lộ đồng bọn hoặc chúng được lệnh bằng mọi cách không được khai
báo… vì vậy, công tác đấu tranh phòng chống đối với loại tội phạm này vô cùng
-
khó khăn.
Nếu như một số tội phạm khác, việc thực hiện hành vi phạm tội mang tính nhỏ lẻ,
tự phát thì tội phạm về ma túy ngược lại, luôn được tổ chức rất chuyên nghiệp,
quy củ, tạo thành đường dây, không chỉ trong một tỉnh, một khu vực nữa mà còn
mang tính xuyên quốc gia. Các đối tượng được phân công những nhiệm vụ nhất
định. Việc giao hàng, mua hàng… được thực hiện với những tín hiệu riêng, cách
-
thức riêng mà người ngoài khó phát hiện.
Các tội phạm về ma túy không có hiện trường cụ thể, người thực hiện hành vi
phạm tội về ma túy thường có nhiều hành vi khác nhau, nhiều thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt, với những luật riêng của giới giang hồ, vì vậy, tội phạm này độ bí mật
cao và càng khó phát hiện.
Hai là: xuất phát từ vị trí đặc thù của tỉnh Lào Cai. Lào Cai là một tỉnh
biên giới giáp Trung Quốc – một thị trường tiêu thụ ma túy đày tiềm năng và
rộng lớn; Đường biên giới giữa Lào Cai( Việt Nam) và Vân Nam( Trung Quốc)
trải dài 203km trong đó có 59km đường đất liền và 144 km đường sông suối với
13
địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt. Phía Tây Nam của Việt Nam
lại gần khu vực Tam giác vàng là một trong những khu vực sản xuất ma túy lớn
nhất thế giới, là nơi cung cấp ma túy cho toàn bộ Đông Nam Á và phần lớn ở
châu Á. Như vậy, Lào Cai có tầm vị trí chiến lược đối với các tội phạm ma tùy, là
cầu nối điểm ma túy trong nước cũng như sang nước láng giềng.
Ba là: Xuất phát từ những hạn chế trong công tác quản lý, hoạt động của
các cơ quan chức năng. Ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên thì cơ quan
chức năng cũng có một phần trách nhiệm dẫn rới tình trạng tội phạm ẩn về ma
túy tăng cao. Đó là sự thiếu nhiệt tình trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm này, sự thiếu phối hợp giữa các ban ngành… Do đây là một loại tội phạm
cực kì nguy hiểm, liều lĩnh nên các lực lượng chức năng còn có những e ngại
trong chiến đấu trực tiếp với tội phạm. Thêm vào đó, cán bộ lực lượng chức năng
còn không được trang bị đầy đủ về vũ khí, thiết bị, chưa được bồi dưỡng đầy đủ
về tinh thần chiến đấu nên khi tham gia xử lý các tình huống còn hạn chế.
Thứ năm, về hình thức:
-
Có hệ thống chú thích song một số chú thích không có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Chưa thống nhất trong hình thức trình bày, lúc thì gạch đầu dòng, lúc thì sử dụng
trạng từ thứ tự.
KẾT LUẬN
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng phần nghiên cứu về tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai của tác giả Đinh Thị Minh Cầm vẫn có vai trò
quan trọng giúp người nghiên cứu áp dụng để đẩy lùi tội phạm ma túy, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)
Luận văn thạc sỹ luật học : “phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn
2)
tỉnh Lào Cai” – của tác giả Đinh Thị Minh Cầm, Hà Nội, 2012
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an
3)
nhân dân, Hà Nội, 2012
Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb. Công an nhân dân,
4)
Hà Nội, 2010
Giáo trình Tội phạm học, Đỗ Ngọc Quang, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội,
5)
6)
1999
Bàn về tình hình tội phạm, Tạp chí Toà Án Nhân Dân số 24 tháng 12/2007
Tội phạm và cấu thành tội phạm, GS. Nguyễn Ngọc Hoà, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2006
15
MỤC LỤC
16