Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

nguyên nhân tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.04 KB, 13 trang )

1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Hiện nay ở nước ta, tình hình tội phạm về ma túy có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là
ở các vùng biên giời. Lạng Sơn là một trong những vùng trọng điểm về tội phạm ma túy
hiện nay. Trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Hải Ninh: “ phòng ngừa các
tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” đã thể hiện rõ sự phức tạp của tình hình tội
phạm ma túy ở địa bàn Lạng Sơn, từ đó tác giả đưa ra nguyên nhân dự báo và các biện
pháp phòng ngừa cụ thể cho địa bàn. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về tội phạm ma túy trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn em đã chọn luận văn này, từ đó đưa ra những nhật xét của cá nhân và
kinh nghiệm học hỏi được trong luận văn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong luận văn thạc sỹ luật học tác giả Nguyễn Hải Ninh trên cơ sở đưa ra nguyên nhân
của các tội phạm ma túy tác giả đã đưa ra dự báo về tình hình tội phạm về ma túy và một số
giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1/ Khái quát về nguyên nhân tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên có chung đường biên giới với Trung quốc, có 6
cửa khẩu biên giới, nhiều đường mòn đường tắt thông với Trung Quốc, có nhiều đường
quốc lộ… tội phạm về ma túy đây được coi là cửa ngõ, nơi tập kết, vận chuyển ma túy từ
Trung Quốc vào Việt Nam đi các tỉnh.
Nguyên nhân về kinh tế, văn hóa xã hội: kinh tế phát triển dẫn đến thu hút nhiều lao
động từ các tỉnh lân cận, kinh tế phát triển làm tăng khoảng cách giàu nghèo ở thành thị
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thậm chí ngay trên địa bàn hành chính, việc đào tạo nghề
cho lao động nông thôn còn hạn chế, Môi trường văn hóa cổ hủ, không lành mạnh cũng
đóng góp vào tệ nạn ma túy, trong một số gia đình có nhiều mâu thuẫn làm cho một số
thành viên chán nản, bất mãn và lao vào con đường phạm tội. Trong môi trường xã hội ý
thức người dân trong phòng chống ma túy chưa cao.
Nguyên nhân liên quan đến hoạt động tuyên truyền phổ biến: công tác này còn
nhiều bất câp hạn chế dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý xã hội, phòng ngừa

1



tội phạm về ma túy, tuyên truyền mang tính mùa vụ, chưa phù hợp đối tượng , chưa có
tổng kết đánh giá chất lượng tuyên truyền hàng năm.
Trong công tác giáo dục: vẫn còn bênh thành tích, tiêu cực trong giáo dục, giáo viên
chưa đủ đạo đức đánh đề, đánh bạc, hám lợi.. dẫn đến có một số học sinh trên địa bàn
phạm tội này. Việc phối hợp gia đình nhà trường xã hội trong việc tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật cho học sinh sinh viên chưa được quan tâm. Bố mẹ không quan tâm con
cái. Nhà trường quản lý lỏng lẻo dẫn đến học sinh dễ bỏ học, vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lý chất ma túy cai nghiện ma túy và
quản lý đối tượng cai nghiện ma túy: đây nhóm nguyên nhân tác động đến cả nguồn cung,
cầu ma túy và tác động trực tiếp đến tội phạm ma túy. Việc quản lý chất ma túy không
hiệu quả dẫn đến ma túy có sẵn trên thị trường, làm cho đối tượng nghiện dễ mua, dẽ bị lôi
kéo. Quản lý đối tượng đã được cai nghiện ma túy không hiệu quả, công tác cai nghiện chỉ
có 1 trung tâm nên không đáp ứng được nhu cầu, chưa có thuốc cai nghiện hiệu quả.. Việc
quản lý đối tượng ma túy khó khăn và không sát thực tế vì do người nghiện và gia đình
không hợp tác với chính quyền. Công tác giải quyết việc làm cho người cai nghiện ma túy
còn chưa được chú trọng, việc quản lý tiền chất hóa chất về ma túy còn hạn chế, chất gây
nghiện bán trôi nổi trên thị trường.
Nguyên nhân liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma túy.
Đây là nhóm nguyên nhân tác động trực tiếp đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm
về ma túy. Tuy nhiên ở Lạng Sơn công tác này hiện nay còn nhiều hạn chế trong lực
lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phòng chống tội phạm ma túy, hạn chế trong sự kết
hợp giữa các đơn vị, lực lượng phòng chống tội phạm ma túy, hạn chế về cơ sở vật chất
của các đơn vị, lực lượng phòng chống tội phạm về ma túy
Nguyên nhân liên quan đến những hạn chế trong hợp tác quốc tế về phòng chống ma
túy: các hoạt động trao đổi thông tin trên địa bàn biên giới chưa thực hiện tốt. Số tin về tội
phạm Quảng Tây Trung Quốc cung cấp cho Lạng Sơn – Việt Nam chưa nhiều. Các trường
hợp phạm tội khi có người phạm tội trung Quốc sau khi bỏ về Trung Quốc thì việc phát

2



hiện truy bắt khó khăn, hợp tác quốc tế giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng tây chưa được
quan tâm đúng mức
2/ Dự báo tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm
tới.
 Số vụ và số người phạm tội về ma túy bị đưa ra xét xử trong cùng một vụ án sẽ tăng
do các tội phạm về ma túy bị đưa ra xét xử trong cùng một vụ án sẽ tăng do các tội phạm về
ma túy có xu hướng cấu kết với nhau chặt chẽ, hình thành các đường dây, tổ chức tội phạm
về ma túy hơn là hoạt động đơn lẻ và một phần do công tác mở rộng vụ án, bóc gỡ những
đường dây phạm tội được chú trọng. Chính sách phát triển giữa hai nước Việt Nam và
Trung Quốc sẽ gia tăng người nước ngoài phạm tội ( chủ yếu là người Trung Quốc).
 Tỷ lệ tội phạm ẩn về ma túy vẫn ở mức cao do các nguyên nhân dẫn đến tội phạm
ẩn chưa được giải quyết đồng bộ, triệt để
 Xu hướng gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp và việc sản xuất ma túy tổng hợp ở
Trung Quốc đang có hướng di chuyển về phía biên giới Trung – Việt dẫn đến khả năng các
tiền chất ma túy từ việt nam vận chuyển trái phép qua Trung Quốc và ma túy tổng hợp từ
trung quốc về Việt Nam gia tăng.
 Số người nghiện ma túy gia tăng, nguyên nhân do các hành vi sử dụng trái phép chất
ma túy gia tăng và tỷ lệ tái nghiện cao. Tội phạm tổ chức sử dụng chất trái phép ma túy sẽ
gia tăng, đặc biệt là tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp tại các vũ trường, nhà nghỉ, và ngày
càng tăng hình thức tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại các buổi sinh nhật giới trẻ, tổ
chức ngay tại nhà. Nguồn nhu cầu ma túy tăng, do đó nguồn cung cấp ma túy tăng lên, tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy gia tăng và chiếm tỷ lệ lớn.
 Người nghiện ma túy sẽ trẻ hóa và đa dạng hơn về đối tượng như công nhân, nghệ
sĩ, trí thức… kéo theo người thực hiện tội phạm về ma túy sẽ trẻ hóa do việc sử dụng ma túy
tổng hợp gia tăng và tập trung ở giới trẻ.
 Chủng loại ma túy chủ yếu vẫn là hêrôin do có giá thành rẻ và người nghiện ma túy
từ trước đến nay vẫn sử dụng loại này. Thuốc phiện sẽ giảm do công tác tuyên truyền quản
lý giáo dục được chú trọng, chỉ còn số ít hộ ở vùng sâu, vùng xa trồng để phục vụ nhu cầu
3



nghiện thuốc của người già. Tuy nhiên, các hành vi sử dụng tàng trữ, vận chuyển, mua bán
ma túy tổng hợp sẽ gia tăng, đặc biệt các loại ma túy tổng hợp sẽ có hình thức phong phú, đa
dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu người nghiện và khả năng cất giấu, các loại ma túy tổng
hợp có tác dụng gây nghiện cực mạnh sẽ xuất hiện trên thị trường.
 Tội phạm ma túy vẫn chọn Lạng Sơn là địa bàn trung chuyển chất ma túy.
 Tỷ lệ tái phạm, tái nguy hiểm ở các tội phạm về ma túy tăng do công tác cai nghiện
vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, việc quản lý người nghiện ma túy, người phạm tội
nói chung và người phạm tội ma túy nói riêng sau khi thi hành án chưa được chặt chẽ, chưa
đầu tư kịp thời cơ sở vật chất cho công tác cai nghiện, tạo việc làm cho họ sau cai nghiện
chưa đạt hiệu quả
3/ Các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Từ những dự báo về tình hình ma túy tác giả đã đề ra những giải pháp phòng ngừa
đồng bộ các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
a. Giải quyết tốt các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội.

các giải pháp về kinh tế văn hóa, xã hội thuộc nhóm giải pháp cung ma túy, giải pháp
mang tính chiến lược quan trọng nhằm chủ động phòng ngừa, xóa bỏ nguồn gốc phát sinh
tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, văn hóa,
xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cần tập trung một số vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền cơ sở về tầm quan trọng
to lớn của phát triển kinh tế xã hội trong việc phòng ngừa tội phạm. Đầu tư kinh phí, thực
hiện các biện pháp đào tạo, dạy nghề cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đối với vùng thành phố thị trấn cần bồi dưỡng nguồn nhân lực địa phương có trình độ để
đáp ứng quá trình chuyển dịch nền kinh tế, làm việc trong các khu công nghiệp, dịch vụ, xây
dựng… Đối với nguồn nhân lực ở vùng núi. Vùng sâu, vùng xa chủ yếu sản xuất nông – lâm
nghiệp cần có chính sách dạy nghề cho nông dân phù hợp. Tuyên truyền chính sách dạy
nghề cho nông dân đến các thôn, bản. Đầu tư giống, kỹ thuật và chú trọng phát triển các cây
trồng mũi nhọn của tỉnh có giá trị kinh tế cao thành vùng nguyên liệu ổn định như cây hồi ở

các huyện Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia..
4


Thứ hai, giải quyết tình trạng thất nghiệp và thu nhập thấp của người dân, trung tâm giới
thiệu việc làm của tỉnh cần chủ động liên hệ đến các cơ sở lao động nắm tình hình nhu cầu
lao động. Thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội
Thứ ba, Xây dựng cơ chế pháp lý quản lý hoạt động đổi tiền tự do của người làm dịch vụ
này tại khu vực biên giới và thành phố Lạng Sơn
Thứ tư: sở văn hóa thông tin và truyền thông tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương, các cấp, các nghành và tổ chức xã hội tổi chức tốt các hoạt động
văn hóa lành mạnh. Kịp thời phát hiện và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như tổ chức hút thuốc
phiện tại các lễ hội, đám ma, đám cưới.
Thứ năm kiểm soát chặt chẽ lực lượng lao động từ địa phương khác đến đặc biệt đối với
những trường hợp nghiện ma túy. Kiểm tra thường xuyên các khu trọ, nhà nghỉ, khách sạn
phát hiện, theo dõi các đối tượng tình nghi. Quản lý chặt chẽ các hoạt đọng kinh doanh dịch
vụ nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, casino… hạn chế, xử lý kịp thời không để hình thành
các tụ điểm tệ nạn xã hội, xử lý vi phạm hành chính nghiêm các cơ sở kinh doanh, cá nhân
vi phạm pháp luật.
b. giáo dục con người và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến tuyên truyền pháp
luật
Đây là biện pháp lâu dài, có ý nghĩa nền tảng, chiến lược trong phòng chống các tội
phạm về ma túy. Để hoạt động phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật có hiệu quả cần
thực hiện tốt các yêu cầu sau:
 về công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật
Thứ nhất: việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật nói chung và luật phòng chống ma túy
nói riêng phải thực hiện thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều phương thức khác để mọi người
hiểu rõ được tác hại của ma túy, Thực hiện nếp sống văn hóa mới
Thứ hai: Trung tâm trợ giúp pháp lý của Tỉnh cần có kế hoạch, chương trình cụ thể để

phổ biến pháp luật rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cần phải nâng cao
5


chất lượng và số lượng đội ngũ, tuyên truyền viên. Cần thành lập đội ngũ tình nguyện viên
tuyên truyền tệ nạn ma túy, Có các hình thức tuyên truyền phù hợp nội dung đổi mới, hấp
dẫn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và ủng hộ hoạt động đối với việc đảm
bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Hằng năm có tổng kết, đánh giá kết quả công tác phổ
biến, tuyên truyền về tệ nạn ma túy
 Về công tác giáo dục
Thứ nhất: Các cơ sở giáo dục, các trường học cần phối hợp với lực lượng Công an các
cấp làm trong sạch môi trường trong trường học không có ma túy.
Thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo
viên, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, sinh viên, tăng cường sợ bảo vệ trường học trong
giờ học, không để học sinh, sinh viên bỏ tiết trốn ra ngoài trường học.
Thứ ba: Thực hiện việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc quản lý
học sinh, sinh viên. Thường xuyên quan tâm diễ biến tư tưởng và sự thay đổi trong lối sống
của học sinh, sinh viên để có các biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn hậu quả xấu có thể
xảy ra và cần trao đổi thông tin thường xuyên về học sinh, con em mình.
c. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất ma túy, cai ngiện ma túy và quản lý
đối tượng sau cai nghiện ma túy
 Đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước về quản lý cai nghiện và quản lý
người sau cai:
Cần đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm chữa bệnh- giáo dục- lao động- xã hội . Phải có
sự phân loại đầu vào theo mức độ nghiện, bệnh lý đi kèm cảu từng đối tượng để phân tích và
chữa trị hợp lý. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “ Nâng cao hiệu quả cai nghiện ma
túy, giải quyết các vấn đề xã hội sau cai”. Triển khai thực hiện rộng rãi và bảo đảm tính
hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên
môn trợ giúp, giám sát cai ngiện ma túy tại các địa bàn cơ sở. Vận động nhưng gia đình có

người nghiện ma túy quan tâm, hỗ trợ cai nghiện cho con, em mình, tạo điều kiện giúp đỡ
người ngiện tái hòa nhập cộng đồng. Cần phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an các cấp
với các cơ quan. Tổ chức cùng cấp, gia đình và toàn xã hội nhằm quản lý tốt người nghiện
6


ma túy trên địa bàn cơ sở, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật của người nghiện ma túy.
Đối với các cơ quan nhà nước khác:. Xử lý kịp thời và nghiêm khắc các trường hợp cán
bộ, công chức nghiện ma túy. Đối với các tổ chức, đoàn thể xã hội: Các tổ chức đoàn viên
thanh niên cần nêu cao vai trò xung kích trên mặt trận phòng, chống ma túy, mỗi đoàn viên
là một tấm gương sáng không dính vào tệ nạn ma túy, tích cực, chủ động tuyên truyền, đấu
tranh với tệ nạn ma túy. Phát huy vai trò của các câu lạc bộ phòng, chống ma túy. Đẩy mạnh
sự tham gia quản lý của gia đình người nghiện, tổ chức tốt mô hình cai nghiện tại gia đình,
cộng đồng xã hội.
 Đối với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý, cai nghiện
ma túy:
Triển khai các phương án nâng cao trình độ, năng lực cán bộ. Thường xuyên đôn đốc,
giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Thực hiện tốt quy trình công
nhận gia đình văn hóa, làng, xã, khu phố văn hóa. Đầu tư kinh phí hợp lý cho chương trình,
kế hoạch phòng chống tội phạm ma túy
 Đối với hoạt động quản lý xuất nhập khẩu và sự dụng các chất độc dược gây
nghiện và các tiền chất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
Ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường
công tác thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu, quản lý phân phối và sử dụng
các chất độc dược gây nghiện và các tiền chất dùng trong y học và nghiên cứu khoa học.
Xây dựng các quy chế xuất nhập khẩu, quản ký, phân phối, sử dụng các chất ma túy và
tiền chất một cách chặt chẽ. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của các nhà
thuốc, phòng khám tư nhân trong việc bán, kê đơn các loại thuốc tân dược gây nghiện, xử
lý nghiêm các quầy thuốc, phòng khám có hành vi kinh doanh trái phép. Xử lý nghiêm

minh các cán bộ, nhân viên vi phạm quy chế chuyên môn, tuồn thuốc hướng thần ra bên
ngoài, tiếp tay cho bọn tội phạm về ma túy.
d. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma túy.
7


Thứ nhất: Kiện toàn tổ chức lực lượng. Củng cố số lượng cán bộ, chiến sỹ đội điều tra
tội phạm về ma túy thuộc lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Hải quan tỉnh
Lạng Sơn cần phải thành lập đơn vị phòng chống ma túy chuyên trách để chủ động tham gia
và phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan Công an, Biên phòng trong việc phát hiện, khởi tố,
điều tra tội phạm về ma túy. Đối với những địa bàn trọng điểm, những huyện, xã biên giới,
các cửa khẩu, cặp chợ đường biên và tại các đường mòn, đường tắt đi lại giữa hai nước cần
tăng cường lực lượng phòng, chống ma túy. Bổ sung kịp thời số lượng cán bộ làm cồn tác
chuyên môn nghiệp vụ cho Viện kiểm sát, Tòa án nhất là đối với cấp huyện. Có chế độ,
chính sách thu hút nguồn cán bộ về làm việc tại các huyện vùng biên giới.
Thứ hai: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống tội phạm ma túy.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng phòng, chống tội phạm
ma túy. cơ quan công an chủ động phối hợp với các lực lượng khác trong công tác đấu
tranh, phòng ngừa tội phạm về ma túy theo phương án phòng ngừa từ xa, ngăn chặn nguồn
cung ma túy vào nội địa và qua biên giời Lạng Sơn như phối hợp với lực lượng điều tra tội
phạm về ma túy của trung ương, của tỉnh khác để triệt phá các đường dây phạm tội về ma
túy liên tỉnh, xuyên quốc gia, phối hợp chặt chẽ với cảnh sát khu vực nắm vững tình hình tệ
nạn trên địa bàn.
Thứ tư: đầu tư cơ sở vật chất của các đơn vị, lực lượng phòng chống tội phạm về ma túy.
e. nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy
các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện tốt các nội dung trong các
bản ghi nhớ được ký kết giữa bộ công an hai nước Việt Nam – Trung quốc và công an tỉnh
Quảng tây – Trung Quốc về phòng chống tội phạm, phòng, chống ma túy và bảm đảm an
ninh biên giới. Xúc tiến hợp tác sâu rộng các hình thức hợp tác song phương và đa phương
đảm bảo đấu tranh hiệu quả chống mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới.

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm phối hợp đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho
cán bộ, chiến sĩ về công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm về ma túy. Kịp thời trao đổi
thông tin, trao đổi các văn bản pháp luật. Hỗ trợ nhau về cơ sở vật chất, ứng dụng tiến bộ

8


khoa học kỹ thuật trong phòng chống tội phạm. Phối hợp điều tra, bắt giữ xử lý tội phạm về
ma túy.
4/ Nhận xét cá nhân về việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận
văn phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
a. nhận xét về mối liên hệ giữa việc trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng
ngừa tội phạm về ma túy trong luận văn trên.
Qua nghiên cứu nguyên nhân tội phạm về ma túy trên đia bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy các
nhóm nguyên nhân trên đều có mối liên hẹ chặt chẽ với câc biện pháp đưa ra trong bài,
nguyên nhân của tội phạm về ma túy là cơ sở thiết thực để đề ra các giải pháp phòng ngừa
của tội này, từng bước ngăn chặn làm giảm dần và loại trừ tội phạm ma túy, Trong luận văn
trên, tác giả đã đưa ra các nguyên nhân hợp lý, rõ ràng. Tác giả rút ra những biện pháp dựa
trên tiêu chí của nguyên nhân. Tương ứng với một tiêu chí nguyên nhân là một biện pháp
phòng ngừa. Điều này thể hiện sự hợp lý trong cấu trúc luận văn của tác giả, nội dung của
biện pháp phòng ngừa cũng sát với nguyên nhân tội phạm nêu ra trong luận văn
b. nhận xét về mối liên hệ giữa việc trình bày dự báo với biện pháp phòng ngừa các
tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Dự báo về tội phạm học là toàn bộ các hoạt động phân tích, đánh giá tình hình tội phạm
xảy ra trong tương lai trên một địa bàn cụ thể và trong khoản thời gian xác định. Dự báo tình
hình tội phạm là hoạt động có tính khoa học và thực tiễn rất cao vì thế kết quả của dự báo
đạt độ chính xác chủ thể dựa vào số liệu tình hình tội phạm cũng như nghiên cứu nguyên
nhân của tội phạm.
Bằng việc phân tích đánh giá tổng hợp từ số liệu tình hình tội phạm và nguyên nhân tội
phạm tác giả đã nêu ra hệ thống các dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trên cơ sở dự báo tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy. Như thế
giữa dự báo tình hình tội phạm và công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy có mối liên
hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau. Nhìn chung tác giả dựa trên các dự báo mà đưa ra
các biện pháp phòng ngừa. Những dự báo tội phạm tăng, trẻ hóa, Chủng loại ma túy chủ yếu
vẫn là hêrôin, thuốc phiện sẽ giảm như, Tội phạm ma túy vẫn chọn Lạng Sơn là địa bàn
9


trung chuyển chất ma túy, tỷ lệ tái phạm, tái nguy hiểm ở các tội phạm về ma túy tăng …tác
giả đã dựa trên các dự báo để xây dựng các biện pháp mọi mặt để hạn chế tội phạm ma túy.
Tuy nhiên, có vấn đề ở dự báo chưa nêu nhưng được đưa ra để phòng ngừa, hoặc là các vấn
đề được nêu rõ ở phần dự báo nhưng ở phần biện pháp phòng ngừa còn mờ nhạt như việc xử
lý tội phạm ẩn hay là phần chủng loại ma túy vẫn là hêrôin chưa nêu biện pháp cụ thể để hạn
chế loại ma túy này trong luận văn.
Mặc dù vậy, nhưng trong luận văn tác giả cũng gặp một số sai sót trong việc sử dụng từ
ngữ dẫn đến cấu trúc câu sai, không truyền đạt được hết vấn đề mà tác giả muốn nói. Ví dụ
như dự báo của tác giả về vấn đề người thực hiện tội phạm ma túy trẻ hóa ” trong câu tác
giả đã chỉ rõ nguyên nhân ở vế trước: “người nghiện ma túy sẽ trẻ hóa và đa dạng hơn về
đối tượng như công nhân, nghệ sĩ, trí thức… “ và hậu quả là “kéo theo người thực hiện tội
phạm sẽ trẻ hóa”. Tuy nhiên tiếp theo tác giả lại viết nguyên nhân là “do do việc sử dụng
ma túy tổng hợp gia tăng và tập trung ở giới trẻ”. Cách sử dụng từ của tác giả làm cho câu
tối nghĩa, người đọc khó nhận thấy hết được ý đồ tác giả, có lẽ trong câu này tác giả nêu ra
dự báo về người nghiện ma túy trẻ hóa và đa dạng hơn và từ đó người thực hiện phạm tội
về ma túy sẽ trẻ hóa, nguyên nhân của vấn đề người phạm tội trẻ hóa là do việc sử dụng
ma túy tổng hợp gia tăng và tập trung ở giới trẻ.
Mặt khác, trong luận văn tác giả đưa ra những dự báo chỉ là suy đoán chưa sát với thực tế
như việc người ma túy sẽ trẻ hóa và đa dạng hơn như đối tượng công nhân, nghệ sĩ, trí
thức… nguyên nhân do đâu? Tác giả chư đưa ra được cơ sở để giải thích dự giải thích tại
sao đối tượng công nhân trí thức lại hút ma túy nhiều hơn. Cũng vì việc dự báo còn chưa
hợp lý nên việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn còn nhiều hạn chế.
b. Nhận xét về việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong luận văn tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể, hợp lý trên nhiều
mặt, nhiều phương diện, xác định các biện pháp phòng ngừa hợp lý, tác giả đã chỉ ra được
những biện pháp ngăn ngừa được sử dụng trong từng thời gian nào. Biện pháp nào cần
10


được đẩy mạnh để sử dụng lâu dài, biện pháp nào cần áp dụng ngay trong thực tế tỉnh
Lạng Sơn. Nhìn chung, trong các biện pháp tác giả đã đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa
cụ thể, sát với thực tiễn, phù hợp với tình hình xã hội tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
Thứ nhất, Về giải pháp giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội tác giả đã
đưa ra được các vùng khác nhau trong tỉnh Lạng Sơn thì áp dụng những biện pháp phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ hai, Về biện pháp giáo dục con người và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến
tuyên truyền pháp luật, việc nêu ra biện pháp phòng ngừa tác giả đã nêu ra được đối tượng
cần chú trọng, tuy nhiên chưa bao quát được tất cả, ví dụ như đối với những người phạm
tội về ma túy là người chưa thành niên thì cần được giáo dục như thế nào? Ra sao?
Thứ ba, về biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất ma túy, cai ngiện ma
túy và quản lý đối tượng sau cai nghiện ma túy, tác giả của luận án đưa ra nhiệm vụ cụ thể
đối với Đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước về quản lý cai nghiện và quản lý người
sau cai, Đối với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý, cai nghiện ma túy,
Đối với hoạt động quản lý xuất nhập khẩu và sự dụng các chất độc dược gây nghiện và các
tiền chất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Tuy nhiên một số biện pháp của tác giả còn chưa cụ thể, chỉ nêu ra chung chung như
việc nêu ra : ” Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “ Nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy,
giải quyết các vấn đề xã hội sau cai”. thực hiện đề án này như thế nào, ra sao… tác giả chưa
đưa ra được những phương hướng để làm sao đề án có hiệu quả “ hoặc là việc kiểm soát
chặt chẽ việc quản lý xuất nhập khẩu và phân phối sử dụng các chất độc dược gây nghiện và

các tiền chất. Tác giả chỉ nêu ra Ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng tăng cường công tác thanh tra về vấn đề này, việc quản lý xuất nhập khẩu
không chỉ do ngành y tế có thẩm quyền mà còn có công an và ngành công nghiệp về các
lĩnh vực khác nhau nghị định 58/ 2003/ NĐ – CP Quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất
khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần.

11


Ngoài ra, trong biện pháp này, còn có chỗ chưa hợp lý như: “Đối với các cơ quan nhà
nước khác: Chủ động nắm bắt, phát hiện kịp thời người nghiện ma túy trong cơ quan, đơn
vị. Xử lý kịp thời và nghiêm khắc các trường hợp cán bộ, công chức nghiện ma túy “ xử lý
nghiêm khắc cán bộ là cần thiết, tuy nhiên đối với những người này cũng cần phải có biện
pháp để họ làm lại cuộc đời, hòa nhập với cộng đồng sau khi cai nghiện, nếu như nghiêm
khắc xử lý đối với cán bộ công chức thì sẽ gây bất bình trong bộ phận này,
Thứ tư, về biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống
ma túy tác giả nêu ra các mặt hợp tác giữa nước ta với nước ngoài cụ thể là Việt Nam –
Trung Quốc. Tuy nhiên, trong phần này còn có một số tồn tại như: “ xúc tiến hợp tác sâu
rộng các hình thức hợp tác song phương và đa phương đảm bảo đấu tranh hiệu quả chống
mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới” tác giả chưa nêu rõ được việc
hợp tác song phương, đa phương với ai? Như thế nào?. Trong luận văn cũng chưa nêu rõ
được sự hợp tác quốc tế giữa quốc gia Việt Nam vùng Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói
chung trong việc hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong công tác phòng chống ma túy
như thế nào?
Như vậy, nhìn chung vào luận văn ngoài những điểm tích cực tác giả còn có những thiếu
sót như chưa đưa ra được các biện pháp về pháp luật trong biện pháp phòng ngừa cụ thể như
: rà soát các văn bản pháp luật của tỉnh có sai với quy định của pháp luật hay không? Hoặc
là việc theo dõi các quy định của các cơ quan cấp trên có áp dụng được trong thực tiễn hay
không? Từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật hơn. Đồng thời, tác giả cũng

chưa đưa ra được các biện pháp về mối liên hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong phòng
ngừa tội phạm với cơ quan cấp trên, phối hợp giữa tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh khác trong
công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy.
IV. KẾT LUẬN
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng phần trình bày về dự báo cũng như biện pháp phòng ngừa
các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn có vai trò quan trọng giúp người
nghiên cứu áp dụng để đẩy lùi tội phạm ma túy, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội ở Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.
12


IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Luận văn thạc sỹ luật học :” phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn – của tác giả Nguyễn Hải Ninh
2/ Giáo trình tội phạm học – TS. Dương Tuyết Miên ( chủ biên) – NXB giáo dục Việt Nam
3/ nghị định 58/ 2003/ NĐ – CP quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vận chuyển
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
4/ vietbao.vn
5/dantri.com.vn

13



×