27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
MỞ ĐẦU
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động thực sự là người làm chủ đất
nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Nhân dân lao động không những
có quyền đòi hỏi sự trả lời của các cơ quan Nhà nước về những thắc mắc nguyện vọng
của mình mà còn có nghĩa vụ đóng góp, tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng chính
quyền làm cho bộ máy Nhà nước ngày càng vững mạnh, để phục vụ nhân dân được tốt
hơn. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận. Việc ghi nhận này thể hiện một phần nào tính dân
chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây chính là phương tiện để công dân sử dụng bảo vệ
lợi ích của mình, của Nhà nước, xã hội, ngoài ra, nó còn là cầu nối, tuyến thông tin quan
trọng giữa công dân với Đảng, Nhà nước. Do vị trí quan trọng của quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân trong đời sống chính trị, xã hội nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng và
Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Pháp chế, theo Lênin thì đó là sự cần thiết “phải tuân thủ một cách thiêng liêng
các đạo luật và chỉ thị của chính quyền Xô Viết và theo dõi sự thi hành chúng bởi tất cả
mọi người”1. Do đó, pháp chế được coi là nguyên tắc quản lý Nhà nước cực kỳ quan
trọng mà thiếu nó, quản lý Nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Bởi vậy, bảo đảm cho
pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình
xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn
thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt là trong quá trình quản lý
hành chính Nhà nước. Và, một trong các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản
lý hành chính Nhà nước chính là hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Phân tích vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO; VÀ ĐẢM BẢO PHÁP CHẾT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
1 VI. Lênin, Toàn tập, tập 39, trang 55.
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
1
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
1. Khiếu nại, tố cáo
Tại Điều 74 Hiến pháp 1992 đã quy định“ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố
cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc trái pháp luật của cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân
nào…”
Khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa là sự đấu tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Đây là hình thức đặc
biệt quan trọng để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lý Nhà nước và quản lý
xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo “Khiếu nại” là việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình .
Quyền khiếu nại như là một phương tiện tự vệ khi các quyền chủ thể bị xâm
phạm nên nó là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi
phạm pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại, “Tố cáo” là việc của công dân
theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết
về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.
Khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của người khác hay của một cơ
quan, một tổ chức làm sai chế độ, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây
thiệt hại cho Nhà nước, cho tập thể hay cho cá nhân công dân thì công dân có quyền yêu
cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết khôi phục lại những thiệt
hại, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng đối với cá nhân hay cơ quan, tổ chức
đã có hành vi vi phạm pháp luật gây nên các khiếu nại, tố cáo.
Khiếu nại và tố cáo đều có cùng căn cứ là sự vi phạm pháp luật, đếu làm chấm dứt
những việc làm trái chính sách pháp luật, khôi phục lại những lợi ích bị xâm phạm, bồi
thường thiệt hại đã xảy ra, xử lý thích đáng các cá nhân, tổ chức, cơ quan đã làm trái
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
2
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
chính sách pháp luật. Đồng thời, giữa hai khái niệm này có dấu hiệu đặc thù riêng. Khiếu
nại được sử dụng khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, còn tố cáo là khi quyền và
lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của người khác bị xâm phạm, cũng có trường hợp
là của mình. Những hành vi bị tố cáo thường mang tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn
những hành vi bị khiếu nại, thường gây ra và đe dọa gây ra những hậu quả nghiêm trọng
hơn.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hình thức để đảm bảo cho quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện và thực chất là để đảm bảo quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động.
Giải quyết khiếu nại là việc xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính,
hành vi hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Giải quyết tố cáo là việc xem xét, xác minh lại nội dung tố cáo để kịp thời xử lí về
hành vi vi phạm pháp luật.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động thuộc chức năng của cơ quan quản lý
Nhà nước, có tính chất là xóa bỏ những mâu thuẫn, những bất đồng trong mối quan hệ
giữa Nhà nước với nhân dân và giữa nhân dân với Nhà nước. Mục đích của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích của cá nhân
công dân.
3. Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước
Nói đến pháp chế là nói đến sự triệt để tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật
của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân. Đây là một trong những
nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý hành chính Nhà nước. Và, pháp chế trong quản lý
hành chính Nhà nước được hiểu là trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lý hành chính của các cơ
quan Nhà nước và các tổ chức xã hội.
“Đảm bảo pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện có tính tổ chức – pháp
lý do các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
3
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân”2.
Đảm bảo pháp chế được hiểu như là những điều kiện, những phương tiện và
những khả năng hiện thực trên thực tế đối với pháp luật hiện hành nhằm xây dựng và
củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước suy cho cùng là hoạt động
thực thi pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế.Việc bảo đảm pháp chế này phải
tuân theo một số yêu cầu nhất định trong quản lý hành chính Nhà nước.
II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI TỐ CÁO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ TRONG QUẢNG
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Pháp chế có nội dung cơ bản là sự triệt để tuân thủ pháp luật của mọi thành viên
trong xã hội. Pháp luật là cần thiết để quản lý Nhà nước và xã hội. Song, nó chỉ thực sự
có tác dụng khi hành động của tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi
công dân đều dựa vào pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, lấy những quy định
của pháp luật làm thước đo đúng sai.
Để tăng cường pháp chế, Nhà nước ta cần tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng
pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người đều hiểu biết pháp luật, tự giác tuân
theo pháp luật và có ý thức đấu tranh buộc người khác phải tuân theo pháp luật. Khiếu
nại, tố cáo là hình thức nhân dân lao động trực tiếp giám sát việc tuân theo pháp luật và
đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt
động của các cơ quan quản lý Nhà nước đã động viên nhân dân tăng cường sự giám sát
của mình đối với mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, xử lý nghiêm minh những
công dân, những cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, thông qua đó giáo dục ý
thức pháp luật cho nhân dân, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Với ý nghĩa đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong hoạt động của các cơ
quan quản lý Nhà nước là một biện pháp góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp
chế.
2 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr.342.
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
4
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
1. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quản lý hành
chính Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện ra các quyết định hành
chính, hành vi hành chính trái luật và phát hiện ra các vi phạm pháp luật, các thiếu
sót trong quá trình quản lý hành chính
Để loại trừ những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của từng công dân,
của tổ chức, của Nhà nước có hiệu quả thì quan trọng nhất là cần dựa vào sự kiểm tra
giám sát của quần chúng nhân dân. Thông qua việc khiếu nại, tố cáo nhân dân lao động
thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, từ đó hình thành nên mối
quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân, đồng thời giúp Đảng và Nhà nước nắm
được tình hình thực tế để lãnh đạo, quản lý tốt hơn.Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước kích thích, động viên quần chúng
tăng cường sự giám sát của mình đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Công dân
khiếu nại, tố cáo vạch ra những sai phạm, thiếu sót của cán bộ, công chức, viên chức
trong các cơ quan Nhà nước. song, phải có hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền thì các khiếu nại, tố cáo của công dân mới phát huy được
tính tích cực của nó.
Tổ chức và cán bộ là hai vấn đề cần thiết và chủ yếu để thực hiện các chức năng
của Nhà nước. Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây
dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phải
có con người mới xã hội chủ nghĩa, vì vậy, cần tuyệt đối chống tệ quan liêu cửa quyền
trong công tác lựa chọn cán bộ. Công tác lựa chọn cán bộ cũng như hoạt động của các cơ
quan Nhà nước phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Khi phát hiện ra những
hành vi vi phạm pháp luật, nhân dân đi khiếu nai, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và chỉ ra những hành vi vi phạm đó, vạch trần những cán bộ, công chức, viên chức
có biểu hiện tha hóa, biến chất và yêu cầu xử lý hoặc có thể kiến nghị, yêu cầu sửa đổi
những thiếu sót trong cơ cấu tổ chức. Thông qua việc khiếu nại, tố cáo của công dân thì
những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ có cơ sở để xem xét lại những quyết
định hành chính, hành vi hành chính và những vi phạm pháp luật thì có thể đưa ra hủy bỏ
quyết định hành chính, nếu khi xem xét lại mà phát hiện ra những vi phạm pháp luật thì
có thể đưa ra quyết định hủy bỏ những quyết định hành chính, hành vi hành chính bất
hợp pháp và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
5
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm
điều tra, xác minh sự thật đúng hay sai để có biện pháp xử lý đối với cán bộ có hành vi vi
phạm, đồng thời, phát hiện, đề bạt những cán bộ tốt, phát hiện những sơ hở, thiếu sót
trong tổ chức để tổ chức lại cho chặt chẽ nhằm tăng cường sức mạnh của tổ chức, phát
huy tính năng động, sáng tạo của từng cán bộ. Giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ giúp phát
hiện, xử lí nghiêm minh mọi trường hợp vi vi phạm pháp luật bất kể họ là ai, ở cấp nào,
để khẳng định sự công bằng, bất kì cá nhân, tổ chức, cơ quan nào vi phạm đều phải chịu
sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Pháp luật là công
cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng đồng thời cũng là công cụ
xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm.Như vậy ta thấy rằng giải quyết khiếu nại, tố
cáo nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và thực thi của pháp luật với vai trò là công cụ
cưỡng chế của nhà nước.
2. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác
Tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định “ Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…..”.
Do đó, công dân không những chỉ có quyền xây dựng cơ quan Nhà nước, xây
dựng pháp luật, tham gia vào quản lý đất nước,… mà còn có quyền trực tiếp kiểm tra,
giám sát việc đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước.Việc công dân tham
gia vào hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước, giám sát việc đảo
bảo pháp chế…được thực hiện bằng rất nhiều hình thức nhưng trong số đó và quan trọng
chính là hoạt động khiếu nại, tố cáo.Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo giúp cho
công dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác, của tổ chức, của Nhà nước. Những quy định khiếu nại, tố cáo
sẽ tạo cơ chế để công dân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính,cá nhân có thẩm
quyền. Đảm bảo thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước
có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể
khác nhau, trong đó có hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Trong quá trình tổ chức
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
6
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
thực hiện pháp luật thì có rất nhiều hoạt động để thực hiện, tuy nhiên trong những hoạt
động đó sẽ có những vi phạm nhất định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, nhà nước. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước đảm bảo cho
quyền của công dân được thực hiện. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo lên cá nhân, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền yêu cầu xem xét và giải quyết và đúng pháp luật để phát hiện ra
những hành vi vi phạm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích
cho công dân, nhà nước. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, xác minh, kết luận
và đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo chính xác và đem lại niềm tin cho công
dân vào pháp luật, khuyến khích công dân ngày càng tích cực tham gia để phát hiện các
vi phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp chế được thực hiện.
3. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật, khôi phục thiệt hại xảy ra
Quá trình quản lý Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám sát để tranh những biểu hiện
tiêu cực và giúp cho hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước đi đúng hướng, nhanh
chóng đạt được những mục đích định trước. Một hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp có
hiệu quả của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước là khiếu nại, tố cáo.
Bằng khiếu nại, tố cáo, nhân dân lao động thông báo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền biết những hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu các cơ quan đó phải xem xét, giải
quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ ích của Nhà nước, của tập
thể.
Thông qua khiếu nại, tố cáo của nhân dân, cơ quan Nhà nước thấy được thiếu sót,
khuyết điểm của mình trong công tác để kịp thời sửa chữa, uốn nắn các lệch lạc trong
việc thực hiện các chế độc, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đẩy lùi các
hiện tượng tiêu cực trong xã hội, tệ quan liêu, cửu quyền, trù dập ức hiếp quần chúng,
nạn tham ô, hối lộ, lấy cắp của công được bài trừ,.. Như vậy, tài sản xã hội chủ nghĩa,
quyền và lợi ích chính đáng của công dân được bảo vệ, và tạo nên một không khí phấn
khởi trong nhân dân, lôi cuốn động viên mọi người tham gia lao động, sản xuất, tham gia
quản lý Nhà nước và xã hội.
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
7
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là phải xử lý nghiêm minh những
đối tượng vi phạm pháp luật, bồi thường một cách thỏa đáng những thiệt hại xảy ra, chủ
động ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm có thể xảy ra. Thông qua đó hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước đã giáo dục ý thức pháp luật cho mọi
thành viên trong xã hội phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật.
III. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢN BẢO PHÁP CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Những bất cập trong hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Sự sửa đổi liên tục các quy định của pháp luật cũng như sự tham gia đông đảo của
các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị vào công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
hành chính cho thấy sự quan tâm ở những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công
việc này. Tuy nhiên, sự cố gắng đó còn chưa mang lại kết quả như mong đợi, việc khiếu
nại, tố cáo và đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích chính đáng của người dân. dễ thấy nhất
là số công dân đến trụ sở tiếp dân khiếu kiện ngày càng tăng (năm 2006 tăng 34,3% so
với năm 2005, năm 2007 tăng 33% so với năm 2006, năm 2008 tăng 2,1% so với năm
2007, tăng 34,6% so với năm 2006 và tăng 104,9% so với năm 2005). Khiếu kiện đông
người năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 giảm không đáng kể so với năm 2007
và số đoàn khiếu kiện đông người vẫn rất nhiều (năm 2006 là 145 đoàn, năm 2007 là 171
đoàn, năm 2008 là 142 đoàn). Người dân đi khiếu kiện với nhiều nội dung khác nhau
nhưng chủ yếu vẫn là: khi thu hồi đất, bồi thường chưa thoả đáng, kiến nghị sửa đổi
chính sách của Nhà nước, (tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, thủ tục hành
chính rườm rà, chậm, gây khó khăn cho người dân...
Hơn nữa tòa án hành chính có khả năng hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả và
khối lượng thụ lý vụ việc. Trong khi đó, tình hình khiếu nại hành chính ngày càng gia
tăng, với rất nhiều bất cập, khiếm khuyết của cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo hành
chính. Vậy nên, vấn đề cấp bách được đặt ra là cần hoàn thiện cơ chế quản lý khiếu nại
hành chính.
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
8
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
Tình trạng công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan không có thẩm
quyền giải quyết còn tồn tại.
Việc tiếp dân ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đúng quy định, chưa
thường xuyên, chưa gắn với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở chưa cao, số vụ việc tái khiếu
và tiếp khiếu lên cấp trên còn nhiều. Việc tổ chức thực hiện các quy định về khiếu nại, tố
cáo đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, chưa kiên quyết dứt điểm.
2. Kiến hoàn thiện nhằm nâng cao vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu
nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước
Cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và kỷ cương hành chính trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan Nhà
nước, giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức Đảng, giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức xã
hội, …
Cần xây dựng một cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo tốt, theo hướng vì quyền
khiếu nại, tố cáo của người dân, vì sự minh bạch, công bằng của quá trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo hành chính. Để hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo hành
chính không có nghĩa đơn giản là giảm thiểu số lượng đơn khiếu nại, tố cáo củ người
dân, mà cần hoàn thiện chính sách pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, dân sinh, cán bộ,
công chức. Chính quyền và cơ quan Nhà nước cần phải trở nên chuyên nghiệp hơn, đủ
năng lực hoạch định được những chính sách và kèm theo là pháp luật phản ánh, điều tiết
một cách hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện tốt từ cơ sở và
phải giải quyết kịp thời, triệt để tại nơi vụ việc phát sinh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ và
nhân dân, tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động công tác hòa giải ở cơ
sở, coi đây là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
KẾT LUẬN
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
9
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
Trong hoạt động quản lý Nhà nước, nhân dân có một vị trí đặc biệt quan trọng,
nhân dân lao động vừa là những người làm chủ đất nước, họ vừa là những người nằm
quyền quản lý và là những người thực hiện hoạt động quản lý. Những đóng góp của nhân
dân lao động trong hoạt động quản lý Nhà nước vừa là nghĩa vụ của nhân dân, và vừa là
quyền của nhân dân đối với vấn đề phát triển xã hội. Sự tham gia của nhân dân trong quá
trình quản lý Nhà nước thể hiện một thức tế sinh động: Những quy định trong Hiến pháp
và văn bản pháp luật không chỉ dừng lại ở mức độ lý luận mà trên thực tế, Nhà nước ta
đã và đang tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Và
hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là trong những biện pháp nhằm đảm bảo quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định, vì vậy việc ngày càng
hoàn thiện quyền này là yêu cầu tất yếu khách quan. Việc thực hiện quyền này của công
dân bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong thực tế. Để quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân được thực hiện có hiệu quả thì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình về khiếu nại, tố cáo. Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng Nhà
nước, quản lý Nhà nước, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, và
đây là một trong những biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lý hành
chính Nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
10
27/04/2011
Bài tập học kỳ môn Luật hành chính Việt Nam module
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.CAND, Hà
Nội, 2007 – 2008.
2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Nxb.ĐHQG, Hà Nội, 2005.
3. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
4. Đôi điều rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Đồng Tháp, Nguyễn Tấn
Đông, Tạp chí Thanh Tra. Thanh Tra Chính Phủ, số 2/2005, tr.34 – 36.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ
quan hành chính Nhà nước, Th.s Trần Văn Sơn, tạp chí Thanh Tra. Thanh tra Chính Phủ,
số 12/2005, tr.9 – 12.
6. Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2005.
7.
8.
Trường Đại học Luật Hà Nội |Lê Thị Thùy Dung - 341904
11