Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.8 KB, 11 trang )

Câu 11: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước
đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
MỞ ĐẦU
Bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách
quan của quá trình xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân và cũng là yêu cầu
của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội đặc biệt là
trong quá trình quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy quá bảo đảm pháp chế trong
quản lí hành chính nhà nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vậy vai trò của cơ
quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quá trình quản lí hành
chính thông qua hoạt động giám sát của mình như thế nào. Bài làm dưới đây sẽ làm
rõ vai trò đó.
NỘI DUNG
I.
1.

Khái niệm bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Khái niệm bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.

Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện, tổ chức pháp lý do các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
2.

Ý nghĩa của việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Việc bảo đảm pháp chế có ý nghĩa to lớn đối với quản lý nhà nước nói chung, quản
lý hành chính nhà nước nói riêng nếu:
-

Pháp chế được đảm bảo thông qua đường lối chính trị của Đảng cầm quyền


Pháp chế được đảm bảo thông qua các biện pháp xã hội và đạo đức.
Pháp chế được đảm bảo thông qua chế độ kinh tế của xã hội
Pháp chế được đảm bảo thông qua các yếu tố pháp lý như thể chế pháp lý,
chế định pháp lý, công cụ pháp lý và các biện pháp pháp lý.
Vai trò hoạt động giám sát cuả cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc

III.
1.

bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Vai trò hoạt động giám sát cuả cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc
bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
1


Giám sát với ý nghĩa là hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ
quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta. Bởi lẽ, trong cơ
chế thực hiện dân chủ XHCN, nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình dưới hai
hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền giám sát trực tiếp
chỉ là những hoạt động mang tính xã hội, tính nhân dân và vì thế, không mang tính
quyền lực nhà nước. Trong khi đó, giám sát gián tiếp của nhân dân được thực hiện
thông qua bộ máy do nhân dân trực tiếp bầu ra, trao quyền thay mình giám sát tối
cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Cơ quan đó chính là Quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp.
Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước có những vai trò như sau
trong việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước:
-


Thứ nhất: thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các

cấp thực hiện quyền lực nhà nước một cách thường xuyên và trực tiếp chỉ đạo cũng
như kiểm tra mọi mặt công tác của các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
-

Thứ hai: thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước có

thể phát hiện những yếu kém, những khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt
động cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật và
thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định đối với các cơ quan hành chính nhà
nước.
-

Thứ ba: thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các

cấp có dịp kiểm nghiệm tính hợp lí và hợp pháp của các văn bản pháp luật do chính
mình ban hành. Nếu phát hiện thấy khiếm khuyết về hình thức hay nội dung thì các
cơ quan quyền lực nhà nước nói trên phải đưa ra những biện pháp, giải pháp khắc
phục. Thông qua đó, những cơ quan này đưa ra những yêu cầu và những biện pháp
cải tiến chế độ, quy định lập pháp, lập quy nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước.
-

Thứ tư: thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
2


cấp phát hiện ra những vi phạm pháp luật xâm phạm tới trật tự và lợi ích nhà nước,
xã hội và công dân của cán bộ nhà nước, từ đó kịp thời xử lí hoặc yêu cầu các cấp,
các ngành xử lí nghiệm minh những vi phạm đó để củng cố pháp chế. Có thể thấy

vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở đây mang tính chất theo dõi,
kiểm tra về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không tham gia kiểm tra trực
tiếp đối với hoạt động này: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thông qua các cơ
quan của mình thực hiện quyền giám sát bằng các phương thức: xem xét, đánh giá
các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; các báo cáo về công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; chất vấn; cử đoàn giám sát, xem xét cụ thể việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo; chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến người có thẩm quyền giải
quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết...
Những vai trò trên được thể hiện qua hoạt động giám sát cụ thể của các cơ
quan quyền lực nhà nước như sau:
a.

Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội

Vai trò hoạt động giám sát của quốc hội đối với viêc đảm bảo pháp chế trong quản
lí hành chính nhà nước được thể hiện qua những nội dung như sau:
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”.
Như vậy, mọi hoạt động quản lý nhà nước đều phải thực hiện trong khuôn
khổ pháp luật và trên cơ sở quy định của pháp luật; pháp luật là yếu tố có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, liên quan đến việc bảo đảm chất lượng của hệ thống pháp luật có nhiều
yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của hoạt động giám sát. Hoạt động giám sát có
tác động tới chất lượng của hệ thống pháp luật trên nhiều bình diện như:

3



- Đối với việc lập chương trình, kế hoạc xây dựng pháp luật của Quốc hội thông qua
hoạt động giám sát công tác xây dựng pháp luật, giám sát thực tiễn việc thi hành
pháp luật mà Quốc hội nắm được lĩnh vực nào của đời sống xã hội cần phải xây
dựng văn bản để điều chỉnh và mức độ cần thiết để ban hành đến đâu để lập dự kiến
chương trình xây dựng pháp luật. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát mà Quốc
hội có cơ sở để thẩm tra, xem xét một cách kỹ lưỡng và thực tế các dự kiến chương
trình, kế hoạch xây dựng pháp luật được trình Quốc hội để quyết định thông qua.
- Đối với việc xây dựng các dự án văn bản pháp luật, thông qua hoạt động giám sát
việc thi hành pháp luật trên thực tế mà Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại
biểu Quốc hội có được những cơ sở thực tiễn để đóng góp xây dựng dự án, xem xét,
cho ý kiến, thẩm tra dự án và quyết định thông qua dự án. Đây là yếu tố rất quan
trọng để bảo đảm chất lượng dự án, nhất là bảo đảm tính khả thi của văn bản được
ban hành.
Đồng thời, ngay trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, các hoạt động
thẩm tra, cho ý kiến của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đối với dự án pháp luật
cũng chính là thể hiện vai trò giám sát của Quốc hội đối với công tác xây dựng pháp
luật. Bởi vì, thông qua việc thẩm tra, cho thấy ý kiến đối với các dự án pháp luật mà
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội giám sát được việc các cơ quan có trách nhiệm
soạn thảo, trình dự án đã chuẩn bị và thể hiện dự án phù hợp với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động hay
chưa? Các quy định của dự án đã phù hợp với thực tế và bảo đảm tính khả thi hay
chưa? Các văn bản pháp luật đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất
của hệ thống pháp luật hay chưa?...
Như vậy, nếu thực hiện tốt công tác giám sát việc thi hành pháp luật, Quốc hội
có cơ sở vững chắc để thẩm tra, xem xét, cho ý kiến đối với dự án pháp luật; đồng
thời cũng chính là thực hiện tốt công tác giám sát đối với lĩnh vực xây dựng pháp
luật của các cơ quan quản lý các cấp. Thực hiện tốt công tác giám sát, Quốc hội có
4



điều kiện thuận lợi để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, có hiệu lực và
tính khả thi cao, làm cơ sở và tiền đề vững chắc cho hoạt động quản lý nhà nước.
Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội nắm bắt được những vấn đề thuộc về
quản lý nhà nước cần giải quyết, trong đó có những vấn đề thuộc thẩm quyền giải
quyết bằng cách quyết định của Quốc hội. Kết quả hoạt động giám sát là cơ sở thực
tiễn quan trọng nhằm bảo đảm cho các quyết định của Quốc hội thực sự khách quan,
có cơ sở thực tiễn và bảo đảm tính khả thi. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát,
Quốc hội nắm bắt được việc triển khai thi hành các quyết định của Quốc hội trên
thực tế như thế nào để có biện pháp xử lý kịp thời và bảo đảm để các quyết định đó
phải được các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh.
Thông qua hoạt động giám sát, hoạt động của Hội đồng nhân dân, Quốc hội,
mà trực tiếp là Uỷ ban thường vụ Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong việc bảo
đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Từ đó mà bảo đảm cho hiệu quả
hoạt động chung của cả bộ máy chính quyền địa phương, bảo đảm cho việc thi hành
pháp luật tại các địa phương trên cả nước được thống nhất và có hiệu quả cao.
Qua quá trình giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan Toà án nhân dân, Viện Kiểm
sát nhân dân báo cáo hoạt động của mình, có quyền xem xét, huỷ bỏ hoặc sửa đổi
các văn bản, quyết định của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, có quyền
chất vấn người đứng đầu Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và có quyền bãi
nhiệm hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bãi nhiệm người có trách nhiệm thuộc
Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không
có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín cần thiết.
Về vai trò giám sát của Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu
nại, tố cáo; hàng năm xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện
5



kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp cuối năm;
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cử đoàn
giám sát; yêu cầu xử lý đối với người vi phạm; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của
Quốc hội tổ chức đoàn giám sát; yêu cầu báo cáo, nghiên cứu, yêu cầu giải quyết
khiếu nại, tố cáo; Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân nghiên cứu,
chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi; kiến nghị, gặp thủ trưởng cơ quan để tìm hiểu, yêu
cầu xem xét lại; Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện tiếp công dân, chuyển đơn, đôn
đốc, theo dõi; tổ chức đoàn giám sát; kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Ở nước ta, chỉ thông qua Quốc hội, các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mới
thực sự chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội và đây được coi là cơ chế giám sát
hữu hiệu nhất. Bởi lẽ, Quốc hội là một cơ quan được thành lập một cách hợp pháp.
Quốc hội có tổ chức và hoạt động công khai, minh bạch. Quốc hội có công cụ pháp
luật. Hiến pháp trao quyền cho Quốc hội thành lập các cơ quan Nhà nước như:
Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, Chủ tịch nước. Quốc hội có lực lượng đại biểu
Quốc hội hùng mạnh là những công dân ưu tú, tiêu biểu và trình độ cao được nhân
dân bầu trực tiếp. Hệ thống pháp luật và kể cả Hiến pháp do Quốc hội ban hành đòi
hỏi phải được tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh. Trên thực tế, vị trí pháp lý của
Quốc hội quyết định chức năng của Quốc hội trong đó có chức năng giám sát mà
không có cơ quan nào có thể đảm nhiệm thay Quốc hội. Đây chính là ưu thế của cơ
chế dân chủ dành cho Quốc hội không chỉ chức năng lập pháp mà còn là chức năng
giám sát. Như vậy, xu thế dân chủ hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ ở Việt Nam đã
trở thành một yêu cầu có tính cấp bách rằng chỉ có nhân dân và người đại diện cho
nhân dân mới có thể thực hiện quyền giám sát việc thực hiện pháp luật một cách có
hiệu quả và hợp lý. Do đó, hợp lý hơn cả và đảm bảo có hiệu quả hơn cả, Quốc hội
và đại biểu Quốc hội phải là những người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng
giám sát đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Có như vậy, Nhà nước mới thực
6



sự là nhà nước mang bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân.
Như vậy, quyền giám sát của Quốc hội đặc biệt lớn, không bị giới hạn bởi đối
tượng, phạm vi giám sát. Về hình thức, Quốc hội thực hiện chức năng như của Toà
án bảo hiến được thành lập ở nhiều nước. Để củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước, cần tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hệ
thống hành chính.
b.

Đối với hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành hiến pháp, luật và các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua những nội
dung sau đây:
-

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của uỷ ban
nhân dân và các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương. Hội đồng nhân dân
giám sát bằng cách nghe báo cáo, đánh giá báo cáo của Ủy ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân có quyền bãi miễn các chức danh của các cơ quan hành chính địa phương.
Có quyền bãi bỏ quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực Nhà nước nhưng hoạt động của nó mang tính đặc thù của
chính quyền địa phương chấp hành hiến pháp, pháp luât, pháp lệnh. Hội đồng nhân
dân nằm dứơi sự kiểm tra hướng dẫn của pháp luật. Với vai trò, vị trí là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát
hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, các
xí nghiệp, cơ quan, tổ chức trực thuộc mình cũng như trực thuộc cấp trên đóng tại
địa phương. Thông qua đó Hội đồng nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước
một cách thường xuyên và trực tiếp.


-

Hoạt động giám sát có thể được thực hiện trên kỳ họp Hội đồng nhân dân
7


bằng cách nghe báo cáo và thảo luận, đánh giá báo cáo của Uỷ ban nhân dân, của cơ
quan chuyên môn bằng cách chất vấn trên kỳ họp đối với Chủ tịch và các thành viên
Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của uỷ ban; bằng hoạt động
của Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của hội đồng; bằng hoạt động của
các nhóm đại biểu và đại biểu trong khu vực bầu cử. Ngoài ra, một hình thức giám
sát quan trọng là thông qua việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công
dân để giám sát.
Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

-

nhân dân, Hội đồng nhân dân có quyền bầu và bãi miễn các thành viên Uỷ ban nhân
dân, đình chỉ, bãi bỏ quyết định của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, của Uỷ
ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Thông qua hoạt động này Hội
đồng nhân dân các cấp phát hiện ra những vi phạm pháp luật xâm phạm tới trật tự và
lợi ích nhà nước, xã hội và công dân của cán bộ nhà nước, từ đó kịp thời xử lí hoặc
yêu cầu các cấp, các ngành xử lí nghiệm minh những vi phạm đó để củng cố pháp
chế.
Về vai trò giám sát của Hội đồng nhân các cấp giám sát việc thi hành pháp luật
về khiếu nại, tố cáo cũng được thực hiện tương tự như đối với Quốc hội và các cơ
quan của Quốc hội nhưng ở cấp độ địa phương, cụ thể là xem xét báo cáo của Uỷ
ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân về công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo; tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị xử lý vi

phạm pháp luật nếu có. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân cấp xã cũng thực hiện những việc giống như cấp trên: kiểm
tra, xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận khiếu nại, tố cáo; nghiên
cứu khiếu nại, tố cáo; kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật nếu có; đề nghị cơ quan
hành chính cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo; cấp trên có nghĩa vụ
trả lời kiến nghị trong vòng 07 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết. Các ban
của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện cũng có quyền giám sát việc thi hành pháp luật

8


về khiếu nại, tố cáo giống với quyền hạn của Hội đồng nhân dân: tiếp nhận, nghiên
cứu, chuyển đơn, kiến nghị…
Tóm lại thông qua hoạt động giám sát của mình Hội đồng nhân dân góp phần
tích cực vào việc phát hiện những sai trai của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp
hành luật, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lí kịp thời những
sai phạm đó, đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nghị quyết của hội
đồng nhân dân và của cấp trên cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa
phương, bảo đảm thi hành có hiệu quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của
hội đồng nhân dân.
2.

Ý nghĩa hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo

đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Giám sát có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế. Và thông
qua họat động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước thì việc bảo đảm pháp
chế phát huy một cách hiệu quả nhất trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Chức năng giám sát của cơ quan quyền lực nhàn nước có một vai trò đặc biệt quan
trọng trong hoạt động của các cơ quan này nói riêng và hoạt động của Nhà nước ta

nói chung. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, việc nâng cao
chất lượng của hoạt động giám sát của các cơ quan này là một yêu cầu cấp thiết để
đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ta
thấy hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước có vai trò rất lớn trong việc
bảo đảm pháp chế trong quá trình quản lí hành chính nhà nước. Và để phát huy hiệu
quả đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước thì hoạt động
giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước là một biện pháp hiệu quả.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM – TRƯỜNG ĐẠI

2.

HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM SỐ 11/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ TỔ

3.

CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN
LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI SỐ 05/2003/QH11

4.

-

NGÀY 17/6/2003
TRANG WEB:




MỤC LỤC
10


11



×