Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.16 KB, 27 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ XỬ LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VI PHẠM KỶ LUẬT

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thƣơng Thƣơng
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Y tế Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo,
Khoa Quản lý Nhà nước Pháp luật và quý thầy giáo, cô giáo của Trường Đào tạo
cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 tháng
học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quí báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Diệu Hà, giáo viên
chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K3A – 2015 đã giúp đỡ học viên
trong lớp chúng em trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy giáo, cô giáo luôn dồi dào sức khỏe
và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Trân trọng kính chào!
Học viên: Nguyễn Thị Thương Thương

1



MỤC LỤC
I. Phần mở đầu …………………………………………………………Trang 1
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Đặt vấn đề
II. Nội dung tình huống………………………………………………....Trang 2
1. Giới thiệu tình huống
2. Nội dung và diễn biến của tình huống
3. Kết quả của tình huống
III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống……………………Trang 7
1. Nguyên nhân
2. Hậu quả
IV. Mục tiêu của tình huống…………………………………………….Trang 9
V. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống…………………. . ..Trang 10
VI. Lập kế hoạch thực hiện phương án………………………………….Trang 19
VII. Kết luận và kiến nghị………………………………………………Trang 20
1. Kết luận
2. Kiến nghị

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Sự cần thiết phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tìm biện pháp xử lý cán bộ,
công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, pháp luật và quy chế cơ quan.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đặt ra vấn đề thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ

quan hành chính nhà nước hiện nay để có giải pháp xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp
cao, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Tìm biện pháp xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, pháp
luật và quy chế cơ quan sao cho hợp pháp, hợp tình và hợp lý, đảm bảo có tính
chất răn đe và ngăn chặn những tái phát trong tương lai.
3. Đặt vấn đề:
Công tác cải cách hành chính nhà nước nói chung, công tác xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng đã được
Đảng và Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các cấp, các ngành rất quan tâm trong
những năm gần đây.
Cải cách hành chính, đổi mới công tác cán bộ là nhu cầu khách quan của
sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, trong quá trình xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực khơi dậy mới tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực con người. Trong những
năm qua, công tác cải cách hành chính ở nước ta đã có bước chuyển biến đáng
kể: Cải cách thể chế hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công tạo ra những bước đột phá

3


mới. Hệ thống tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành tiếp tục được kiện toàn và
tăng cường hơn về năng lực, hiệu lực hoạt động, quy chế tổ chức. Công tác quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cũng
như công tác luân chuyển, đề bạt cán bộ được thực hiện đồng bộ ở các ngành,
các cấp, các cơ quan đơn vị. Tuy nhiên, ở một số cơ quan quản lý nhà nước, đơn

vị sự nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại, không đáp ứng so với yêu cầu và nhiệm vụ
đề ra trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề xảy ra trong công tác quản lý, điều
hành, xử lý vi phạm kỷ luật không kịp thời, hoặc chưa đủ tính răn đe, gây mâu
thuẫn nội bộ cơ quan, ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị và gây bức xúc trong
xã hội.
Từ những kiến thức đã học về quản lý nhà nước, cụ thể là chương trình
cải cách hành chính nhà nước, tôi thấy việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là hết sức cần
thiết trong tình hình nhiệm vụ hiện nay, để đáp ứng cho yêu cầu của công cuộc
đổi mới đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế, một bộ phận không
nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực và phẩm
chất, cũng như trình độ chuyên môn, từ đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề trong
công tác quản lý cán bộ, công chức, công tác chuyên môn nội bộ của cơ quan
đơn vị.
II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Giới thiệu tình huống:
Tình huống sau xảy ra tại 1 Bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế thành
phố X. Đây là 1 bệnh viện ở tuyến huyện, xếp hạng bệnh viện hạng 3, nằm trên
địa bàn huyện Y.
Huyện Y là 1 huyện có diện tích lớn, dân số đông, lại là một huyện cửa
ngõ đầu mối giao thông quan trọng của Thành phố, do đó bệnh viện huyện Y tuy
là một bệnh viện tuyến huyện nhưng số lượng bệnh nhân hàng năm rất đông.
Bệnh nhân nội trú, ngoại trú, bệnh nhân đến khám sức khỏe định kỳ, … đều tin

4


tưởng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện này mà đến đây khám
bệnh rất đông. Trong bệnh viện cần có đội ngũ nhân viên y tế đông đảo, máy
móc để phục vụ các xét nghiệm cận lâm sàng cũng phải đầu tư một số lượng

lớn. Đồng thời, các nhân viên y tế cũng vô cùng bận rộn với công việc chuyên
môn để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn.
Đặc biệt, phải kể đến công lao lãnh đạo, điều hành quản lý bệnh viện của các thế
hệ Ban Giám đốc và các Trưởng khoa, phòng của bệnh viện trong suốt 40 năm
thành lập và phát triển bệnh viện đến nay, để gây dựng nên uy tín và chất lượng
của bệnh viện, phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Vào 1 ngày của tháng 5 năm 2013, chuyện bắt đầu từ 1 lá đơn tố cáo được
gửi đến Sở Y tế thành phố X. Đơn tố cáo được gửi từ chị A - 1 cán bộ công tác
tại khoa Xét nghiệm của Bệnh viện huyện Y, với nội dung tố cáo Giám đốc bệnh
viện huyện Y về việc trả kết quả xét nghiệm máu giả tại Bệnh viện này.
2. Nội dung và diễn biến của tình huống:
Trong đơn tố cáo Giám đốc bệnh viện huyện Y về việc trả kết quả xét
nghiệm máu giả tại Bệnh viện này, chị A đã viết: “Tại khoa Xét nghiệm, từ
tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, một bệnh nhân đến làm xét nghiệm cho kết quả,
sau đó kết quả này được in ra thật nhiều bản. Những bệnh nhân đến khám sau,
nhân viên không cần đưa mẫu máu vào làm xét nghiệm mà dùng kết quả in sẵn
của bệnh nhân trước để trả. Trung bình, 1 kết quả xét nghiệm máu được sử dụng
cho 2-5 người, dù khác xa nhau về bệnh án và lứa tuổi. Mục đích của việc nhân
bản kết quả xét nghiệm này là để rút tiền từ Bảo hiểm Y tế để thu lợi bất chính.
Có khoảng 1000 phiếu xét nghiệm được nhân bản trong thời gian trên”.
Nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Sở Y tế và Chánh thanh tra Sở đã nhận
định đây là một vụ việc nghiêm trọng, chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành y tế
của Thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa
bệnh và y đức của ngành y tế. Ngành Y tế nhất trí để cơ quan công an vào cuộc
điều tra nội dung tố cáo cho khách quan. Công an Thành phố đã chỉ đạo Phòng

5


Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế thu thập lời khai và chứng cứ liên quan đến

vụ án.
Hành trình đưa ra ánh sáng vụ việc nhân bản kết quả xét nghiệm tại bệnh
viện Y của chị A trong suốt 1 năm qua được diễn giải như sau:
Từ tháng 7/2012, Bệnh viện huyện Y chia tách khoa Xét nghiệm thành 2
nơi. Nhóm ở tầng 2 gồm 3 kỹ thuật viên có kinh nghiệm trên 20 năm, làm xét
nghiệm bằng máy nhà nước. Ngày cao nhất chỉ có khoảng 20 bệnh nhân, có
ngày không bệnh nhân nào, chị A được phân làm việc ở khu này. Nhóm còn lại
ở tầng 1, ngoài trưởng khoa và 1 kỹ thuật viên được giao làm "bán chuyên môn"
thì những nhân viên còn lại gồm toàn điều dưỡng, trung cấp dược, nhân viên
hợp đồng lao động tuổi còn rất trẻ, ít kinh nghiệm. Mỗi ngày ở đây có từ 200
đến 300 bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân đến khám đều được làm xét nghiệm Huyết học vì đây
là một xét nghiệm cơ bản, thường quy được chỉ định cho mọi bệnh nhân đến
khám. Thông thường, 1 ống máu của 1 người bệnh chỉ cho ra một kết quả xét
nghiệm. Kết quả này phụ thuộc vào tình trạng lúc khỏe hay lúc bệnh, tuổi thấp,
tuổi cao và không ai giống ai. Mâu thuẫn là ở tầng 1 đông bệnh nhân như vậy
nhưng không hiểu sao trong buổi sáng tất cả bệnh nhân đều được trả hết kết quả
xét nghiệm, chị A bắt đầu nghi ngờ.
Nhờ sự giúp đỡ của một số đồng nghiệp, chị A dần phát hiện ra chân
tướng sự việc: Các kết quả xét nghiệm được trả nhanh bất thường vì bị "nhân
bản". Có hai cách thức nhân bản kết quả: Thay vì mỗi lần chạy một ống máu qua
máy in một kết quả, kỹ thuật viên lại nhấn lệnh in cho ra vài tờ kết quả. Đôi lúc
nhân viên ở phòng này còn cho ống máu chạy nhiều lần. Dù theo cách nào và
cho ra nhiều phiếu kết quả, thì tất cả các phiếu kết quả đều chung chỉ số.
Hình ảnh từ một đoạn video mà chị A thu thập được cho thấy, có một
quyển sổ nhỏ cặp một tập vài chục kết quả được in sẵn. Nhân viên y tế xòe công
thức máu ra như bộ bài, tùy lựa chọn một tờ rồi gắn vào phiếu xét nghiệm huyết

6



học trả cho bệnh nhân. Dùng không hết, người này cầm kéo cắt phần ghi ngày,
giờ, tháng trên phiếu để dùng cho ngày hôm sau. Vì tờ kết quả không có tên
tuổi, chỉ có ngày tháng, giờ nên nếu để sang hôm sau, họ đều cắt sạch phần ghi
ngày, tháng.
Từ những lời khai và chứng cứ này, cơ quan điều tra đã xác định từ tháng
7/2012 đến tháng 5/2013, Khoa xét nghiệm Bệnh viện Y cấp phát trên 2.200
phiếu xét nghiệm cho bệnh nhân, trong đó có 1.149 phiếu xét nghiệm Huyết học
trùng nhau. Cụ thể, 10 phiếu xét nghiệm mỗi phiếu có kết quả trùng với 3 người
khác (30 phiếu xét nghiệm khống), 41 phiếu xét nghiệm có kết quả trùng với 2
người khác, 1.037 phiếu xét nghiệm mỗi phiếu có kết quả trùng với 1 người
khác (1.037 phiếu xét nghiệm khống). Các phiếu xét nghiệm trên đều xét
nghiệm huyết học cho các bệnh nhân ngoại trú là những người có bảo hiểm y tế
nhằm mục đích thanh toán lấy tiền bảo hiểm y tế chuyển về bệnh viện, sau đó
chuyển về cho các khoa để sử dụng chung và các mục đích cá nhân. Bệnh viện
huyện Y được bảo hiểm xã hội thanh toán cho số phiếu xét nghiệm nêu trên,
tổng cộng khoảng 16 triệu đồng. Số tiền này được trả vào tiền thu nhập tăng
thêm hàng quý cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của cả bệnh
viện trong khoảng thời gian trên (10 tháng).
3. Kết quả của tình huống:
Sau nhiều tháng điều tra, thu thập tài liệu, sáng ngày 07/03/2014 đã diễn
ra phiên tòa xét xử vụ án làm giả kết quả xét nghiệm máu của Bệnh viện Y.
Tham dự phiên tòa có 9 bị cáo, trong đó có 2 bị cáo bị truy tố tội danh
“Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là Giám đốc và Phó giám đốc
bệnh viện huyện Y, có 7 bị cáo bị truy tố tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ” gồm Trưởng khoa Xét nghiệm, Kỹ thuật viên trưởng
và các kỹ thuật viên của khoa Xét nghiệm, và chị A với vai trò Người làm
chứng.
Tại phiên tòa, lời khai của các đối tượng không khớp nhau, còn nhiều


7


tranh cãi:
- Chị A cho biết: Sau khi phát hiện ra sai phạm của khoa Xét nghiệm,
trong thời gian theo dõi 1 năm, chị đã liên tục góp ý trong các cuộc giao ban, có
ý kiến với Trưởng khoa Xét nghiệm và với cả Giám đốc bệnh viện nhưng không
được lắng nghe.
- Ông Giám đốc trình bày: Cáo trạng truy tố ông với tội danh “Thiếu trách
nhiệm” là không thỏa đáng, bởi vì ông đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ được
phân công của Bộ Y tế, không thiếu trách nhiệm. Ông không chỉ đạo cho nhân
viên cấp dưới thực hiện hành vi làm giả xét nghiệm máu. Ông cũng đã thực hiện
kiểm tra thường kỳ và đột xuất nhưng không phát hiện việc làm sai trái của nhân
viên cấp dưới. Ông cũng khẳng định chưa bao giờ nghe chị A phản ánh về vụ
việc này trong giao ban bệnh viện. Ông cho rằng, trách nhiệm thuộc về khoa,
phòng và Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, còn ông chỉ chịu trách nhiệm
quản lý hành chính chung của cả bệnh viện, không phải chịu trách nhiệm hình
sự.
- Trưởng khoa Xét nghiệm nhận mình không trực tiếp chỉ đạo nhân viên
trong khoa in khống kết quả xét nghiệm mà giao cho Kỹ thuật viên trưởng khoa
trực tiếp điều hành công việc hàng ngày. Còn bị cáo cho những người quen
trong bệnh viện xin kết quả khống để hoàn thiện hồ sơ bệnh án cho đầy đủ thủ
tục vì lý do “nể nang”.
- Các bị cáo khác khai nhận hành vi in giả kết quả xét nghiệm là do Kỹ
thuật viên trưởng khoa chỉ đạo làm, do nể nang đồng nghiệp và để tăng thêm thu
nhập cho bệnh viện nên làm theo, một mặt khác cũng là do lo sợ nên phải làm
theo chỉ đạo.
Buổi chiều cùng ngày kết thúc vụ xét xử với Bản án của Tòa án:
- Giám đốc bệnh viện huyện Y: nhận mức án Cảnh cáo về tội “Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Phó Giám đốc bệnh viện huyện Y: nhận mức án Cải tạo 10 tháng không

8


giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Trưởng khoa Xét nghiệm: nhận mức án 12 tháng tù về tội “Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
- 6 bị cáo còn lại lãnh án tù treo 6 tháng cùng tội danh “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
- Về thiệt hại kinh tế cho Bảo hiểm xã hội, Bệnh viện huyện Y phải bồi
thường 16 triệu đồng xung công quỹ Nhà nước.
Sau vụ xét xử, ngày 26/8/2014, Chủ tịch thành phố X đã ban hành Quyết
định kỷ luật Giám đốc Bệnh viện huyện Y với hình thức Giáng chức từ Giám
đốc xuống Phó Giám đốc Bệnh viện huyện Y. Đồng thời Chủ tịch thành phố X
giao Giám đốc Sở Y tế thành phố X có trách nhiệm bố trí công tác đối với ông
Giám đốc Bệnh viện huyện Y cho phù hợp với trình độ chuyên môn. Quyết định
này được thực hiện căn cứ vào quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức của
Chính phủ, bản án của Tòa án nhân dân thành phố và từ đề nghị của Chủ tịch
Hội đồng kỷ luật. Tình huống kết thúc tại đây.
III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống
1. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Nguyên nhân gây ra vụ việc trên, một phần là do điều kiện tự nhiên của
vùng, do số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh hàng ngày quá đông, lực
lượng nhân viên y tế không đáp ứng được khối lượng công việc nhiều nên đã
làm giả kết quả có sẵn để đỡ mất thời gian.
- Bất cập về chính sách, pháp luật, chế độ đãi ngộ của nhà nước chưa đáp
ứng được cuộc sống của nhân viên y tế dẫn đến 1 bộ phận cán bộ y tế đã tìm
cách không chính đáng để thu lợi cho mình. Trong tình huống này, tổng số tiển

tham nhũng được của Bảo hiểm xã hội cũng chỉ có 16 triệu đồng, số tiền này
được trả vào tiền thu nhập tăng thêm hàng quý cho cán bộ, công nhân viên chức,
người lao động của cả bệnh viện, khoảng 200 nhân viên, trong khoảng thời gian

9


10 tháng, làm một bài tính toán nhỏ thì mỗi người chỉ tham nhũng được 8000
đồng /tháng. Số tiền như vậy thực sự không đáng để những bị cáo kia bán rẻ cả
y đức và lương tâm nghề nghiệp của mình để vụ lợi.
- Hạn chế trong hoạt động kiểm tra, giám sát, bất cập vể tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước từ Sở Y tế thành phố X, đến cán bộ lãnh đạo bệnh viện, cán
bộ làm công tác Bảo hiểm xã hội đã tạo ra những khe hở của pháp luật khiến
nhiều kẻ lợi dụng để chuộc lợi bất chính.
- Việc phổ biến, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán
bộ trẻ, trình độ nhận thức thấp không thường xuyên và chưa thiết thực, khiến
cho hiểu biết pháp luật của họ rất hạn chế. Làm việc sai trái nhưng lại nghĩ đó là
vì nể nang đồng nghiệp hoặc vì đó là chỉ đạo của cấp trên nên sẵn sàng làm theo
mà không có sự đấu tranh chống tiêu cực. Họ dễ bị kẻ xấu xúi giục, lôi kéo và
phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Họ không ý thức được việc họ gây ra có ảnh
hưởng vô cùng to lớn đối với xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào ngành y
tế và cán bộ y tế.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Phẩm chất đạo đức, y đức của người bác sỹ đã bị vấy đục vì những đồng
tiền không chính đáng.
- Thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý đơn vị, còn
quan liêu không thực sự sâu sát trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới dẫn đến không nắm bắt được vi phạm của cấp
dưới, không lắng nghe phản ánh của cấp dưới hoặc biết sự việc mà cố tình vi

phạm, tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả nhân viên cấp dưới mất lòng tin vào lãnh đạo,
kẻ xấu thì lộng hành, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ. Những người có lương
tâm nghề nghiệp muốn nói lên sự thật nhưng lại lo sợ bị trù dập, bị trả thù nên
không dám đấu tranh chống tiêu cực. Sự việc sẽ càng phát triển theo chiều
hướng xấu, lan rộng ra cả đơn vị như một mầm bệnh độc, đến khi mọi việc vỡ lở

10


thì gây ra hậu quả to lớn, thiệt hại rất nặng nề.
- Trình độ hiểu biết về pháp luật của 1 bộ phận cán bộ, viên chức còn hạn
chế dẫn đến vi phạm pháp luật mà không biết.
2. Hậu quả:
- Sự việc xảy ra đã gây xôn xao dư luận, cả xã hội bức xúc trước tình
trạng suy thoái nghiêm trọng về đạo đức của ngành y tế, một ngành đặc thù
mang tính chất xã hội cao.
- Thiệt hại về kinh tế của xã hội. tuy rằng số tiền là không nhiều nhưng đó
vẫn là tham nhũng, tiêu cực. Về lâu dài, nếu bệnh viện bị mất uy tín, nhân dân
không đến khám chữa bệnh ở đây nữa thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho bệnh
viện và nhà nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả những nhân viên khác
đang làm việc tại bệnh viện.
- Xâm phạm lợi ích của nhân dân, trước hết là trực tiếp các bệnh nhân đến
khám và điều trị đã nhận được kết quả xét nghiệm giả, nếu tin vào những kết
quả ấy để chẩn đoán bệnh tật thì vô cùng tai hại, hậu quả thật khôn lường, có thể
nguy hiểm cả tính mạng bệnh nhân.
- Làm mất uy tín của cả 1 bệnh viện, mất lòng tin của nhân dân vào cán
bộ công chức nói chung và bác sỹ nói riêng. Người dân đặt tính mạng mình vào
tay các bác sỹ và bệnh viện, vậy mà các bác sỹ lại thiếu y đức như vậy thì không
thể tin tưởng được.
- Gây xáo trộn bất ổn tại bệnh viện do bị thay đổi cả ban lãnh đạo điều

hành, sắp xếp lại đội ngũ nhân viên trong bệnh viện. Tư tưởng của nhân viên
bệnh viện hoang mang, dao động, mất lòng tin, nghi kỵ lẫn nhau, không khí làm
việc căng thẳng, cầm chừng, kém hiệu quả càng gây mất lòng tin của nhân dân
hơn nữa.
IV. Mục tiêu của tình huống
Từ vụ việc xảy ra tại Bệnh viện huyện Y nói trên, tôi thấy nổi cộm lên rất
nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết.

11


Đặt vào địa vị của mình, là 1 cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ của Sở
Y tế, nếu tại Sở Y tế nơi tôi làm việc có 1 đơn vị bệnh viện trực thuộc để xảy ra
tình trạng như vậy thì tôi sẽ phải làm gì? Tôi đề ra những mục tiêu cần giải
quyết trước mắt và lâu dài để có biện pháp thực hiện cho hợp lý, cụ thể:
1. Mục tiêu trước mắt:
- Ổn định lại trật tự của bệnh viện, trước hết là kiện toàn Ban Giám đốc
bệnh viện, sau đó là bố trí sắp xếp lại các khoa, phòng và nhân lực y tế để tăng
hiệu quả và năng suất lao động, lấy lại uy tín của bệnh viện và niềm tin của nhân
dân và xã hội đối với ngành y tế.
- Khen thưởng kịp thời các cá nhân đã dũng cảm đứng lên tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật tại đơn vị mình. Tiếp tục khuyến khích và có phương pháp
khen thưởng tích cực để động viên tinh thần trách nhiệm của cán bộ, dám nói
lên sự thật, không bao che cho tham nhũng, tiêu cực và những tệ nạn khác nói
chung.
- Đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng, phù hợp với kết luận của Tòa án đối
với những cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện đã vi phạm pháp luật, vi
phạm quy chế chuyên môn và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
2. Mục tiêu lâu dài:
Sự việc xảy ra tại bệnh viện huyện Y đã nói lên thực trạng Quản lý hành

chính nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ta hiện nay còn có chỗ sơ
hở, tình trạng một bộ phận công chức nhà nước giữ vai trò cán bộ lãnh đạo, quản
lý đơn vị, nhưng thiếu trách nhiệm gây nên những vụ việc nghiêm trọng, ảnh
hưởng lớn tới đời sống xã hội. Do đó, mục tiêu lâu dài của Quản lý hành chính
nhà nước là tăng cường pháp chế, kỷ cương để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà
nước, xã hội và của công dân, ngăn ngừa các tình huống tương tự tái diễn trong
cuộc sống, cụ thể:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, trong đó chú trọng xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn

12


hiện nay.
- Song song với đẩy mạnh công tác khen thưởng, cần phải tăng cường
pháp chế về kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm pháp luật của Nhà nước cho thỏa
đáng. Kỷ luật phải thật sự mang tính răn đe mới có thể ngăn ngừa được tiêu cực
tái phát.
V. Xây dựng các phƣơng án giải quyết tình huống
Cơ sở pháp lý:
- Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005;
- Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm
2009
- Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006; (Đến nay đã có
Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nhưng tại thời điểm xảy ra sự việc là năm
2013 thì phải căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày

29/6/2006).
- Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 của Chính
phủ về việc Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
- Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính
phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức.
- Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ
Y tế về việc ban hành Quy chế Bệnh viện.
Với cương vị là cán bộ của phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế, có trách
nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp (các

13


bệnh viện) trực thuộc, tôi sẽ đưa ra những phương án để giải quyết tình huống
trên sao cho hợp pháp, hợp tình, hợp lý và hướng tới mục tiêu đề ra.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của nhân viên trong bệnh viện về tình trạng
nhân bản kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh, tôi sẽ ngay lập tức xác
minh, kiểm tra và làm rõ sự việc. Rà soát hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong
thời gian 10 tháng trên, xem sự thật là như thế nào. Nếu thật sự có tình trạng các
nhân viên khoa Xét nghiệm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái
pháp luật, thực hiện sai những quy chế chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện quy
định thì phải lập tức họp Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế để xem xét xử lý.
Phƣơng án 1: Chỉ xem xét kỷ luật trong nội bộ bệnh viện mà không
xét tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
a. Căn cứ để lựa chọn phương án này:
+ Nếu trong quá trình điều tra, làm rõ sự việc phát hiện thấy việc các nhân
viên làm giả xét nghiệm không phải có chủ đích để tham nhũng tiền bạc (bởi vì
số tiền thu được từ việc làm này rất nhỏ, không đáng để đánh đổi cả lương tâm,

y đức) mà chỉ bởi vì họ thiếu hiểu biết pháp luật và chưa nắm vững quy chế
chuyên môn, cho người thân quen xin kết quả xét nghiệm để hoàn thiện hồ sơ
bệnh án vì nể nang, còn Giám đốc lại không biết những việc làm sai trái của
nhân viên. Mặt khác, tôi không muốn sự việc này bị đưa ra dư luận xã hội khiến
nhân dân mất niềm tin vào bác sỹ và mất uy tín của bệnh viện nên tôi chỉ xem
xét kỷ luật do vi phạm quy chế chuyên môn trong nội bộ bệnh viện mà không
xét tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi vi phạm quy chế chuyên
môn trong khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hồ sơ bệnh án sẽ áp dụng hình thức
kỷ luật tương ứng. Đồng thời, phải đưa sự việc ra họp giao ban toàn bệnh viện
để phổ biến rõ quy chế chuyên môn và cấm tuyệt đối hành vi vi phạm quy chế
như vậy để quán triệt nhân viên toàn bệnh viện làm đúng nội quy của đơn vị và
quy định của pháp luật. Sau đó, yêu cầu bệnh viện có biện pháp thường xuyên
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn của từng khoa,

14


phòng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Trách nhiệm của Giám đốc được phân công nhiệm cụ thể của Đảng ủy
cơ quan và Ban Giám đốc, phải phụ trách chung tất cả các khoa, phòng ở bệnh
viện, phải thay mặt cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Việc quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác của
bệnh viện đều thông qua các Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp và báo cáo Giám
đốc những vấn đề đã qua thẩm quyền của cấp dưới cũng như cơ quan hữu quan
(Bảo hiểm xã hội) nên trường hợp này không cần phải truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với Giám đốc.
+ Ông Giám đốc là người đứng đầu cơ quan và phải chịu trách nhiệm
hành chính. Là Bí thư Đảng ủy, ông Liêm phải chịu trách nhiệm chính trị về
việc để cấp dưới thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật. Vì vậy việc áp dụng các
chế tài về hành chính, chịu kỷ luật về trách nhiệm Đảng viên mới phù hợp pháp

luật cũng như tiền lệ ở Việt Nam từ trước tới nay.
+ Nếu Giám đốc bệnh viện không biết việc in khống kết quả xét nghiệm
thì không thể quy kết là thiếu trách nhiệm vì trách nhiệm đã phân công trong hệ
thống các bệnh viện ở Việt Nam từ tuyến trung ương đến tuyến huyện chưa bao
giờ Giám đốc phải kiểm tra từng phiếu xét nghiệm trong hồ sơ bệnh án cả.
+ Việc cố ý làm sai các quy định về khám chữa bệnh của những nhân viên
của trực tiếp phụ trách khoa Xét nghiệm mới là nguyên nhân gây ra hậu quả, có
mối quan hệ nhân quả gắn với yếu tố lỗi của những người này nên họ mới là chủ
thể độc lập chịu trách nhiệm hình sự.
+ Về chủ quan, ông Giám đốc không thiếu trách nhiệm, không buông lỏng
quản lý mà vấn đề là quản lý không hiệu quả, không nắm bắt được việc làm sai
trái của cán bộ khoa xét nghiệm.
b. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án này:
- Ưu điểm:
+ Xử lý trong nội bộ cơ quan, không truy cứu trách nhiệm hình sự vì vụ

15


việc không gây ra tổn thất quá lớn cho xã hội cả về sức khỏe nhân dân và kinh tế
xã hội.
+ Không làm lớn vụ việc vì nguyên nhân vụ việc là do thiếu hiểu biết
pháp luật và để không làm cả xã hội bị hoang mang.
- Nhược điểm:
+ Không thỏa đáng với các quy định của Pháp luật, các cơ sở pháp lý đã
nêu ở trên.
+ Phương án này nặng về tình mà không hợp lý.
+ Nhân viên khác trong bệnh viện sẽ cảm thấy xử lý như vậy không thích
đáng và sẽ hình thành mất lòng tin vào lãnh đạo, gây mâu thuẫn nội bộ trong cơ
quan. Tình trạng vi phạm kỷ luật tương tự có thể xảy ra trong tương lai do việc

xử lý kỷ luật không nghiêm, thiếu tính răn đe. Do đó, không đáp ứng được mục
tiêu của tình huống này.
Phƣơng án 2: Truy cứu trách nhiệm hình sự và nhất trí với kết luận
của Tòa án cũng nhƣ Quyết định của UBND thành phố nhƣ trong tình
huống sự việc đã nêu.
a. Căn cứ để lựa chọn phương án này:
+ Nếu việc làm khống xét ndghiệm là có chủ đích theo hệ thống và có sự
chỉ đạo từ Trưởng khoa đến nhân viên trong khoa, động cơ làm giả xét nghiệm
là để chuộc lợi cho cá nhân, hoặc vì lý do lượng bệnh nhân quá tải, nhân viên
lười biếng không làm xét nghiệm mà in luôn kết quả ra đề lấy thành tích thì phải
kỷ luật những cán bộ vi phạm, không làm sự việc lan rộng, ảnh hưởng tới cả
bệnh viện. Bởi vì đây là một sự việc nghiêm trọng, suy thoái về phẩm chất y đức
và trách nhiệm phục vụ người bệnh nên cần có biện pháp xử lý kỷ luật thật
nghiêm khắc để răn đe. Nếu xem xét sự việc có tính chất hình sự như gây thiệt
hại lớn đến sức khỏe người bệnh hoặc gây tổn thất lớn về kinh tế của nhà nước
thì tôi sẽ có ý kiến với cơ quan cấp trên có thẩm quyền để tổ chức điều tra cho
minh bạch và truy cứu trách nhiệm hình sự.

16


+ Kết luận của Tòa án:
- Giám đốc bệnh viện huyện Y: nhận mức án Cảnh cáo về tội “Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Phó Giám đốc bệnh viện huyện Y: nhận mức án Cải tạo 10 tháng không
giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Trưởng khoa Xét nghiệm: nhận mức án 12 tháng tù về tội “Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
- 6 bị cáo còn lại lãnh án tù treo 6 tháng cùng tội danh “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

- Về thiệt hại kinh tế cho Bảo hiểm xã hội, Bệnh viện huyện Y phải bồi
thường 16 triệu đồng xung công quỹ Nhà nước.
+ Căn cứ vào Kết luận của Tòa án, căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP
ngày 17 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ về việc Quy định về xử lý kỷ luật đối
với công chức: “Điều 12. Giáng chức:
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà
không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
2. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng,
chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công
chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn
chặn.”
UBND thành phố đã ban hành Quyết định kỷ luật Giám đốc Bệnh viện
huyện Y với hình thức Giáng chức từ Giám đốc xuống Phó Giám đốc Bệnh viện
huyện Y. Đồng thời Chủ tịch thành phố X giao Giám đốc Sở Y tế thành phố X

17


có trách nhiệm bố trí công tác đối với ông Giám đốc Bệnh viện huyện Y cho phù
hợp với trình độ chuyên môn.
b. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án này:
- Ưu điểm:
+ Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật và xét xử của Tòa án nên đảm
bảo được tính hợp pháp và hợp lý.
+ Xét xử tất cả những người có liên quan, từ người lãnh đạo đến nhân

viên, đảm bảo sự công bằng, dân chủ.
- Nhược điểm:
Ông Giám đốc bị xử án Cảnh cáo, chỉ có 1 án tù giam 12 tháng, các bị cáo
còn lại đều hưởng án tù treo. Nhiều ý kiến cho rằng mức phạt này quá nhẹ và
không đủ tính răn đe. Hơn nữa, ông Giám đốc tiếp tục giữ vị trí Phó Giám đốc
bệnh viện huyện Y, việc này khiến cho những nhân viên đã đứng lên tố cáo ông,
trong đó có chị A rất hoang mang, lo sợ sẽ bị trù dập, trả thù riêng, không có cơ
hội phát triển ở bệnh viện nữa. Các nhân viên còn lại cũng sợ sệt và không dám
đứng lên tố cáo tiêu cực nữa, vì cuối cùng lãnh đạo vẫn là lãnh đạo, có quyền
lực nên pháp luật xử “nhẹ tay”. Việc này dẫn đến rất khó ổn định được hoạt
động và không khí làm việc như trước của bệnh viện, đồng thời cũng khó lấy lại
niềm tin của nhân dân. Do đó, phương án này cũng chưa hoàn toàn đáp ứng
được mục tiêu đề ra của tình huống.
Phƣơng án 3: Truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất trí bản án của Tòa
án nhƣng đề xuất hình thức xử lý kỷ luật khác đối với ông Giám đốc và các
nhân viên khoa Xét nghiệm Bệnh viện huyện Y.
a. Đối với ông Giám đốc: Đề xuất mức án đối với ông Giám đốc “Cải tạo
10 tháng không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Căn cứ theo bản án đó thì UBND thành phố sẽ ra Quyết định kỷ luật hình
thức Cách chức ông Giám đốc Bệnh viện huyện Y.
Sở Y tế sẽ ra Quyết định thuyên chuyển công tác đối với ông Giám đốc

18


Bệnh viện huyện Y đến một bệnh viện huyện khác. Đồng thời bổ nhiệm 1 ông
Giám đốc mới cho Bệnh viện huyện Y để kiện toàn Ban lãnh đạo bệnh viện và
ổn định lại tổ chức bệnh viện.
* Cơ sở pháp lý:
1. Theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 của

Chính phủ về việc Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức:
“Điều 3. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của
công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy
định tại Luật Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và
các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
“Điều 8. Các hình thức kỷ luật
1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.”

19


“Điều 13. Cách chức
1. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà
không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;
c) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;
d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng,
chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công
chức.”
b. Đối với những nhân viên khác của khoa Xét nghiệm: áp dụng hình thức
kỷ luật Cảnh cáo.
* Cơ sở pháp lý:
Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của
Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn
trả của viên chức:
“Điều 4. Các trường hợp xử lý kỷ luật
Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các
trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên
chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết
với đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và
các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị

20


truy cứu trách nhiệm hình sự.”

“Điều 9. Các hình thức kỷ luật
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp
luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.
2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ
vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.”
“Điều 11. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các
hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây
hậu quả nghiêm trọng;”
b. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án này:
- Ưu điểm:
+ Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật và xét xử của Tòa án nên đảm
bảo được tính hợp pháp và hợp lý.
+ Xét xử tất cả những người có liên quan, từ người lãnh đạo đến nhân
viên, đảm bảo sự công bằng, dân chủ.
+ Ông Giám đốc được thuyên chuyển đến nơi khác và bổ nhiệm Giám đốc
mới cho bệnh viện sẽ ổn định được tổ chức bộ máy của bệnh viện, lấy được
niềm tin của nhân viên trong bệnh viện và của cả nhân dân.

21



+ Tất cả những người vi phạm kỷ luật đều phải chịu hình thức kỷ luật
tương ứng. Từ đó thể hiện được sự tăng cường kỷ cương, pháp luật, tăng cường
pháp chế XHCN, mang tính răn đe và làm gương cho những người khác.
- Nhược điểm:
Thay đổi hoàn toàn bộ máy lãnh đạo của đơn vị sẽ gây mất một khoảng
thời gian dài để khôi phục lại hoạt động bình thường của bệnh viện.
Tóm lại, qua phân tích ưu, nhược điểm và cơ sở pháp lý của 3 phương án
trên, tôi quyết định lựa chọn phương án 3 vì phương án đó đáp ứng được mục
tiêu của tình huống đề ra cả trước mắt và lâu dài, có nhiều ưu điểm nhất và ít
nhược điểm hơn cả.
VI. Lập kế hoạch thực hiện phƣơng án:
- Cơ sở pháp lý: Như đã nêu ở phần trên
- Đối tượng thực hiện:
+ Các cấp có thẩm quyền xử lý: Tòa án nhân dân thành phố; Ủy ban nhân
dân thành phố, Sở Y tế thành phố X
+ Các đối tượng bị truy tố: Giám đốc bệnh viện huyện Y, Trưởng khoa
Xét nghiệm, kỹ thuật viên trưởng khoa Xét nghiệm và các kỹ thuật viên khoa xét
nghiệm.
+ Người làm chứng và liên can: chị A
- Nội dung, trình tự thực hiện:
+ Sở Y tế nhận được đơn tố cáo của chị A, giao Thanh tra Sở Y tế điều
tra, làm rõ. Đồng thời báo cáo các cấp có thẩm quyền truy tố vụ án hình sự để cơ
quan Công an vào cuộc điều tra cho công bằng, khách quan.
+ Cơ quan Tòa án xét xử vụ án theo quy định của Pháp luật hiện hành.
+ Sau khi có kết luận bản án của Tòa án, Sở Y tế sẽ đề nghị Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quyết định thi hành kỷ luật Cách chức và Quyết định
thuyên chuyển công tác đối với ông Giám đốc bệnh viện huyện Y theo thẩm
quyền được phân cấp.


22


Sở Y tế sẽ ban hành Quyết định kỷ luật đối với những viên chức còn lại
trong khoa Xét nghiệm theo thẩm quyền được phân cấp.
+ Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định bổ nhiệm
Giám đốc mới về bệnh viện huyện Y.
+ Sau cùng, Sở Y tế có trách nhiệm ổn định lại tổ chức bộ máy của bệnh
viện, từ ban Giám đốc đến Trưởng khoa phòng, đưa bệnh viện trở lại hoạt động
bình thường.
+ Sở Y tế thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình hoạt động của bệnh
viện, ngăn ngừa tình trạng tương tự tái phát.

VII. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Qua sự việc xảy ra ở bệnh viện huyện Y, ta thấy nổi lên vấn đề về sự yếu
kém, suy thoái phẩm chất đạo đức, y đức, thiếu trách nhiệm của một bộ phận
cán bộ, công chức viên chức, từ cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý cho tới
viên chức bình thường. Thái độ thờ ơ với sức khỏe và tính mạng của người
bệnh, cố tình làm sai quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh một cách
có hệ thống, có sự chỉ đạo và phối hợp của cả 1 khoa Xét nghiệm trong 1 thời
gian dài. Nếu như không có người trong nội bộ khoa Xét nghiệm đứng lên tố cáo
thì không biết sự việc sẽ còn kéo dài bao lâu và ảnh hưởng đến người bệnh lớn
đến mức nào, thật khó mà chấp nhận được. Nghề Y là một nghề cao quý, bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân và niềm vui, niềm tự hào của người Thầy thuốc,
vậy mà một số người lại vô lương tâm, mất y đức, chạy theo đồng tiền mà coi
thường sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Làm sao tránh khỏi người bệnh
hoang mang, lo lắng, mất niềm tin vào ngành y? Tuy rằng số người này không
nhiều nhưng “con sâu bỏ rầu nồi canh”, có thể là một mầm bệnh vô cùng nguy
hiểm gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Do vậy, các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ

chức cán bộ ở các đơn vị cần sớm phát hiện để giáo dục, răn đe hoặc sa thải loại

23


trừ những thành phần đó.
Yêu cầu đặt ra để khắc phục tình trạng trên chính là phải cải cách hành
chính nhà nước, trong đó chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức. Hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng
lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Đồng thời phải có
biện pháp xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, kỷ luật thật xự
công bằng, nghiêm minh, làm gương cho những người khác.
2. Kiến nghị:
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước hiện
nay còn thể hiện nhiều hạn chế, yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, yếu kém về
trình độ năng lực quản lý con người. Vì vậy, công tác tổ chức cán bộ cần phải
cải tiến, đổi mới từ khâu tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân đầy đủ các
tiêu chuẩn: phẩm chất, kiến thức, năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức để có kế hoạch đào
tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, kỹ năng
điều hành quản lý đơn vị.
- Thủ trưởng cơ quan phải có kế hoạch tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh
tra để sớm phát hiện các vi phạm ở các đơn vị cấp dưới, những biểu hiện mất
đoàn kết nội bộ, tham nhũng lãng phí, năng lực yếu kém không đủ trình độ để
quản lý đơn vị… Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực quản
lý lãnh đạo và năng lực chuyên môn, hoặc kiểm điểm, phê bình, kỷ luật hoặc
điều động, thay đổi vị trí công tác để phòng chống tiêu cực.
- Cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp cần xây dựng nội quy, quy
chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể để làm cơ sở cho đánh giá

cán bộ, có hình thức khen thưởng hoặc xử phạt kịp thời làm động lực phấn đấu
cho nhân viên.
- Các cơ quan nhà nước phải tăng cường phổ biến pháp luật, kỷ luật, kỷ

24


×