Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch đối với việc giám hộ xảy ra tại uỷ ban nhân dân phường bđ và phường NL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.05 KB, 24 trang )

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch sau gần 10 năm triển khai thi hành và áp dụng với một tinh thần cải
cách hành chính mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ban
hành trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của Nghị định 83/1998/NĐ-CP
trước đây. Những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình đăng ký và quản lý
hộ tịch đã được cụ thể hoá thành hàng loạt những quy định mới về thẩm quyền,
trình tự, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ tịch, mở rộng thẩm
quyền cho cấp cơ sở tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình trong việc đăng ký hộ tịch.
Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 3, Nghị định
158/NĐ-CP rất rõ: “Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Người có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch
theo quy định của Nghị định này. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiên tạo điều
kiện để mọi cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch”. Để thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc đăng ký hộ tịch, trong từng loại việc
hộ tịch cụ thể. Ngoài những việc đăng ký hộ tịch cơ bản (khai sinh, kết hôn, khai
tử), Nghị định 158 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong việc đăng
ký các loại việc hộ tịch phát sinh như: nhận con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con;
xác định lại giới tính, dân tộc nhằm thực hiện đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực hộ tịch. Bên cạnh đó, để thực hiện nghiêm các
quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định 158/2005/NĐ-CP cũng đề ra
các biện pháp chế tài khi thực hiện, cụ thể: Người có thẩm quyền đăng ký và quản
lý hộ tịch mà do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định
của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về hộ tịch, thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây
thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người yêu cầu đăng ký
hộ tịch mà gian dối trong việc đăng ký hộ tịch, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị
1



xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký mà không thực hiện đúng các quy
định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính.
Những quy định trên đã tạo nên một bước cải cách hành chính lớn trong
công tác đăng ký và quán lý hộ tịch của chính quyền các cấp, tạo điều kiện cho
công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó đòi hỏi cơ quan có thẩm
quyền đăng ký và quản lý hộ tịch cần có sự nắm vững, thực hiện và áp dụng các
quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP một cách chính xác, linh hoạt vào thực
tiễn công việc của mình.
Tuy nhiên trong thực tiễn, công tác quản lý hộ tịch tại nhiều địa phương còn
nhiều sai sót. Những điều đó đã làm cho việc đăng ký các sự kiện hộ tịch ở một số
nơi chưa phản ánh đúng tính khách quan, theo đó việc tổng hợp tình hình và số
liệu thống kê báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh theo định kỳ thiếu chính xác,
đồng thời có thể thấy rõ việc không làm tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã
gây khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, khó khăn trong
việc xử lý và giải quyết những sự kiện pháp lý liên quan.
Trên cơ sở thực tiễn tại một địa phương, vận dụng những kiến thức được
trang bị trong quá trình đào tạo bồi dưỡng tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong, tôi xin nêu ra tình huống và cách xử lý tình huống có liên quan đến công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong tình huống này, tôi xin được phân tích
những nguyên nhân và hậu quả của việc để xảy ra những vi phạm trong công tác
quản lý hộ tịch cũng như những phương án xử lý tình huống.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
1.NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

Trong tháng 6 năm 2015, phòng Tư pháp quận Long Biên được Uỷ ban
nhân dân Quận giao nhiệm vụ kiểm tra xác minh và tham mưu phương án xử lý vi
phạm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch đối với việc giám hộ xảy ra tại
Uỷ ban nhân dân phường BĐ và phường NL.
Thực tế thì có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải có người giám hộ nhưng
không được cử giám hộ; trường hợp có người giám hộ đương nhiên cũng không
được đăng ký giám hộ đúng thủ tục; trường hợp một sự kiện giám hộ được đăng
ký ở hai địa phương khác nhau. Dưới góc độ pháp luật thì những việc này rõ ràng
là một vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đãng ký và quản lý hộ tịch nhưng xử lý
thế nào để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của bên làm giám hộ và đặc biệt là đảm bảo việc chăm sóc, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được giám hộ trên phương diện pháp lý
cũng như trên phương diện tình cảm.
Tình huống vi phạm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch nói ch ung
và trong việc giám hộ xảy ra tại Uỷ ban nhân dân phường BĐ và Uỷ ban nhân dân
phường NL nói riêng là một trong những tình huống chứa đựng một chuỗi nguyên
nhân có thể làm phát sinh những vi phạm mới cũng như những tranh chấp nếu
không được giải quyết và xử lý kịp thời, chính xác và linh hoạt.
* Diễn biến tình huống:
Anh Nguyễn Bình Minh thường trú tại phường BĐ và chị Hà Thu Trang
thường trú tại phường NL kết hôn với nhau vào đầu năm 2013, đăng ký thường trú
tại phường BĐ, quận Long Biên và có một số tài sản: Nhà đất và 200 cây vàng.
Đầu năm 2014, chị Hà Thu Trang sinh cháu trai tên là Nguyễn Minh Quân. Tháng
01 năm 2015 anh Nguyễn Bình Minh và chị Hà Thu Trang chết trong một vụ tai
nạn giao thông.
Tháng 02 năm 2015, ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân đến UBND
3


phường BĐ đăng ký làm giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân. UBND phường

BĐ ra quyết định công nhận việc ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân giám hộ
và quản lý khối tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân.
Tháng 3 năm 2015, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân đón cháu về
bên ngoại chơi và đến Uỷ ban nhân dân phường NL, quận Long Biên đăng ký làm
giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân; UBND phường NL ra quyế định công nhận
việc giám hộ của ông bà ngoại đối với cháu Nguyễn Minh Quân.
Tháng 4 năm 2015, chị Nguyễn Thị Liễu ở phường VH, quận Long Biên
muốn nhận cháu Nguyễn Minh Quân làm con nuôi nên ông bà nội của cháu
Nguyễn Minh Quân đã đến Uỷ ban nhân dân phường BĐ làm thủ tục đăng ký việc
cho, nhận con nuôi. Biết việc Uỷ ban nhân dân phường BĐ đã công nhận việc ông
bà nội giám hộ và quản lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân, đồng thời đang
xem xét để công nhận việc cho, nhận con nuôi đối với cháu Nguyễn Minh Quân
nên ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân đã làm đơn khiếu nại quyết định
của Uỷ ban nhân dân phường BĐ về công nhận việc ông bà nội giám hộ và quản
lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân, Uỷ ban nhân dân phường BĐ đã có văn
bản trả lời không thụ lý vì cho rằng đây là tranh chấp quyền giám hộ nên thẩm
quyền giải quyết là của Toà án.
Tháng 5 năm 2015, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân làm đơn
phản ảnh toàn bộ sự việc gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Long Biên. Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân Quận giao cho phòng Tư pháp Quận kiểm tra xác minh và
tham mưu phương án giải quyết.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu đặt ra khi phân tích tình huống:
Việc phân tích tình huống nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết, phân định
được đúng – sai để từ đó có được phương án giải quyết đúng đắn. Việc phân tích
tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

4



- Phân tích tình huống dựa trên cơ cở các quy định của pháp luật về hộ tịch
và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Phân tích tình huống đảm bảo tính khách quan, minh bạch, chính xác, sát
với thực tế.
- Đưa ra phương án giải quyết đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, đúng thẩm quyền.
- Tăng cường sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2.2. Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống:
Những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực
hộ tịch đối với việc giám hộ:
2.2.1 Bộ luật Dân sự:
Bộ luật dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã Xội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, gồm 36 chương
với 777 điều.
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân
thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động.
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn
pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 58 quy định về giám hộ: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây
gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện
việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Người được giám hộ bao gồm:
5



a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ
hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc,
giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.
4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể
được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà
theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này” Một
người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thế được một
người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy
định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.
Điều 62 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành
niên: “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả
cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của
cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành
niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: Trong trường hợp anh
ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ
của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; Trong trường hợp không có anh
ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ;...”
Điều 70 quy định việc thay đổi người giám hộ: “Người giám hộ được thay
đổi trong các trường hợp sau đây: Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy
định tại Điều 60 của Bộ luật này; Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án
tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; Người giám hộ vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có
6



người khác nhận làm giám hộ.
Điều 72 quy định về chấm dứt việc giám hộ: “Người được giám hộ đã có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Người được giám hộ chết; Cha, mẹ của người
được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người
được giám hộ được nhận làm con nuôi.”
2.2.2 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ
tịch.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006, bao
gồm 9 chương và 99 điều:
Điều 4 quy định nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch: “Mọi sự kiện hộ tịch phải
được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định này. Mỗi sự
kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của
Nghị định này...”
Điều 29 quy định thẩm quyền đăng ký việc giám hộ: “Ủy ban nhân dân cấp
xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận
giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.”
Điều 30 quy định thủ tục đăng ký việc giám hộ: “Người được cử làm giám
hộ phải nộp Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có
nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử
giám hộ; ...Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm
giám hộ phải có mặt... Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người giám
hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám
hộ....; Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám
hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của
người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập
thành 3 bản, một bản lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ,
một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.”
Điều 31 quy định về đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ: “ủy ban nhân

7


dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt việc giám hộ;
người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định),
Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần
thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm đứt việc giám hộ theo quy định của Bộ
Luật Dân sự. Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập
thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dút việc giám hộ
phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám
hộ; trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người
khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dút
việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định tại Mục này.
Điều 78 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp huyện
trong quản lý nhà nước về hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản ]ý
nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Chỉ
đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với
ủy ban nhân dân cấp xã; Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ
tịch theo thẩm quyền; Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do ủy
ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ việc đăng ký kết
hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình).
Phòng Tư pháp giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này
(riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao). Đối
với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký
và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà
dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý

hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách
nhiệm.
8


Điều 79 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhản dân cấp xã trong quản lý
nhà nước về hộ tịch: “Trong lĩnh vực quảrì tý nhà nước về hộ tịch, ủy ban nhãn
dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch
thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền. Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ
tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những
sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
ở địa phương mình, thì Chủ tịch ửy ban nhân dân cấp phường phải chịu trách
nhiệm.”
Điều 84 quy định quyền khiếu nại của cá nhân, tố chức liên quan đến việc
đăng ký và quản lý hộ tịch: “Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về những quyết định hành chính của cơ quan đăng ký và quản
lý hộ tịch hoặc hành vi hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ,
công chức làm công tác hộ tịch khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Điều 85 Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: “Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của cán bộ Tư pháp
hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, cụ thể như sau: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp phường phải
thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trong
trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ

lý do.
Điều 86 quy định về việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp huyện: “ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết khiếu nại
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính
9


của cán bộ Phòng Tư pháp trong đãng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết khiếu nại
về hộ tịch mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nhưng còn có khiếu
nại, Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện tương tự theo
quy định tại Điều 85 của Nghị định này.
2.3. Nguyên nhân nảy sinh tình huống
Đối với công dân: Do không biết và không tìm hiểu rõ những quy định
của pháp luật về chế định giám hộ nên đã vô ý vi phạm.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Uỷ ban nhân dân cấp xã hiểu những
quy định của pháp luật về chế định giám hộ chưa đầy đủ nên đã có những vi phạm
trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký giám hộ và sai sót trong công tác quản lý
nhà nước theo thẩm quyền. Đồng thời, thiếu linh hoạt trong việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền nên đã có những sai sót trong việc tiếp nhận và
giải quyết những việc khi công dân yêu cầu.
2.4. Phân tích hậu quả của tình huống
Phát sinh những mâu thuẫn không đáng có giữa công dân với nhau và có thể
trở thành những vụ việc tranh chấp về quyền, lợi ích.
Công tác thống kê sự kiện hộ tịch cơ bản nói chung và thống kê sự kiện hộ
tịch phát sinh nói riêng không chính xác.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn không hiệu quả
3. Phân tích tình huống.
3.1 Xác định thẩm quyền giải quyết.
Phòng Tư pháp Quận đã tiến hành kiểm tra xác minh theo nội dung đơn thư
của ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân gửi Uỷ ban nhân dân Quận. Trước

hết về việc ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân gửi đơn khiếu nại quyết
định của Uỷ ban nhân dân phường BĐ về việc công nhận ông bà nội giám hộ và
quản lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân nhưng đã không được thụ lý giải
quyết vì Uỷ ban nhân dân phường BĐ cho rằng đây là tranh chấp quyền giám hộ
10


nên thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp này là của Toà án. Qua trao đổi ý kiến
với những người công tác lâu năm trong ngành về vấn đề này, có các quan điểm
sau:
Quan điểm thứ nhất, đây là vấn đề đơn giản xảy ra trong sinh hoạt đời
sống cộng đồng nên để thẩm quyền giải quyết cho Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ
ban nhân dân cấp xã tiến hành hoà giải để ông bà nội và ông bà ngoại của cháu
Nguyễn Minh Quân thống nhất và đưa ra quyết định công nhận. Thông thường các
mối quan hệ hôn nhân là trong phạm vi đơn vị hành chính thì có thể tiến hành hoà
giải và ra quyết định công nhận. Nhưng nếu quan hệ hôn nhân ở hai địa phương
khác nhau thì vấn đề giải quyết vượt khả năng giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp
xã. Quan điểm này mới nghe qua có khả năng chấp được. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân
xã giải quyết theo thủ tục hành chính thông thường thì đơn giản, nhanh gọn, bảo
đảm được quyền lợi cho người giám hộ. Yêu cầu sang Toà án phải theo một thủ
tục tố tụng không đảm bảo quyền lợi của ông bà nội, ông bà ngoại và ảnh hưởng
đến việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cháu Nguyễn Minh
Quân. Nếu thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quan điểm này thì nó mâu thuẫn
với chức năng của hai hệ thống cơ quan đó là Uỷ ban nhân dân thuộc hệ thống cơ
quan hành chính, không có chức năng xét xử. Toà án thuộc hệ thống cơ quan tư
pháp có chức năng xét xử.
Quan điểm thứ hai, đã là tranh chấp thì phải có phán quyết của Toà án.
Không thể đi theo con đường hành chính thông thường, Uỷ ban nhân dân chỉ thực
hiện chức năng hành chính. Chỉ có Toà án mới quyết định được vấn đề tranh chấp
đó. Xuất phát từ vị trí và chức năng của hai hệ thống cơ quan khác nhau, đã là

tranh chấp thì đưa ra Toà là đúng thẩm quyền. Từ bản chất của vấn đề là tranh
chấp quyền giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu Nguyễn Minh
Quân thì phải là cơ quan có chức năng xét xử. Nhự đã nói ở trên", Uỷ ban nhân
dân không thể phán quyết ông bà nội hoặc ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh
Quân có quyền giám hộ mà chỉ ra quyết định công nhận giám hộ trên cơ sở có
giấy cử người giám hộ (theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP).
11


Quan điểm thứ 3, tuỳ vào tính chất phức tạp của vấn đề tranh chấp, ông
bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân có sống cùng địa phương hay
không mà có thể quy định sự thoả thuận của các bên trong việc lựa chọn hệ thống
cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như nếu ông bà nội và ông bà ngoại của cháu
Nguyễn Minh Quân sống trong cùng một địa phương thì có thể lựa chọn Toà án
hoặc Uỷ ban nhân dân để giải quyết. Nhưng trong tình huống trên ông bà nội và
ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân khác địa phương thì thẩm quyền giải
quyết của Toà án. Có thể phân định giải quyết vấn đề tranh chấp này theo con
đường lựa chọn của ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân
trong việc yêu cầu hệ thống cơ quan nào giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho cháu
Nguyễn Minh Quân. Có thể quy định dưới dạng hình thức như sau: Nếu ông bà
nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân trong phạm vi địa phương thì
hai bên có thể chọn giải pháp hành chính để giải quyết tranh chấp theo con đường
thảo thuận của hai bên, có thể đưa ra Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân. Nhưng ông bà
nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân khác địa bàn sinh sống thì buộc
phải theo con đường tố tụng dân sự. Quan điểm này có vấn đề đặt ra đó là xác định
tính chất phức tạp của sự việc không dễ, khi phân định theo hướng này thì có vấn
đề là phải quy định địa giới hành chính trong việc phân định thẩm quyền. Đối với
quan điểm này có hạn chế là một vụ việc có cùng tính chất, nhưng lại có hai hệ
thống cơ quan giải quyết khác nhau và xác định phạm vi sống cùng địa phương dễ
tạo ra sự nhầm lẫn trong quá trình giải quyết.

Quan điểm thứ tư, đưa vấn đề tranh chấp quyền giám hộ của ông bà nội
và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân về thẩm quyền giải quyết của Toà
án. Đối chiếu với chức năng, vị trí của các cơ quan trong việc phân định thẩm
quyền, thì vấn đề tranh chấp này thuộc phạm vi giải quyết của Toà án là đúng với
chức năng, thẩm quyền xét xử của Toà án như vậy hợp lý hơn về mặt lý thuyết.
Quan điểm của bản thân, tranh chấp trong tình huống trên nếu có, trước
hết phải là tranh chấp quyền cử giám hộ nhưng thực tế cả hai bên ông bà nội và
ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân không thực hiện quyền của người cử
12


giám hộ trước khi một trong hai bên đến Uỷ ban nhân dân địa phương đăng ký
giám hộ, nên xác định về mặt chủ quan không có tranh chấp quyền cử giám hộ. Vì
hai bên ông bà nội, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân đã chủ động đến
Uỷ ban nhân dân địa phương nơi mình cư trú để đăng ký việc giám hộ cho cháu
Nguyễn Minh Quân nên xét về mặt chủ quan, hai bên cho rằng có quyền đi đăng
ký giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân nên xác định không có tranh chấp quyền
giám hộ. Theo đó, thẩm quyền thụ lý giải quyết của Toà án không đặt ra . Như vậy
thẩm quyền thụ lý giải quyết thuộc Uỷ ban nhân dân.
3.2 Xác định những vi phạm.
3.2.1 Đối với công dân.
Ông bà nội, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân đã vi phạm khoản 1
điều 30 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký giám hộ vì khi đi
đăng ký giám hộ, ông bà nội hoặc ông bà ngoại không có giấy cử giám hộ.
3.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Thực tế việc giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân được đăng ký ở hai địa
phương khác nhau là vi phạm điều 4 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Uỷ ban nhân dân phường BĐ và Uỷ ban nhân dân phường NL đã vi phạm
khoản 2 điều 30 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về trình tự và thời gian
đăng ký giám hộ vì khi thụ lý hồ sơ đăng ký việc giám hộ đã không kiểm tra các

giấy tờ có trong hồ sơ để xác định sự phù hợp với quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình.
Uỷ ban nhân dân phường BĐ đã có sai sót khi không thụ lý giải quyết đơn
khiếu nại quyết định của Uỷ ban nhân dân phường BĐ về việc công nhận ông bà
nội của cháu Nguyễn Minh Quân giám hộ và quản lý tài sản cho cháu Nguyễn
Minh Quân
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu đặt ra khi giải quyết tình huống
13


Làm cho mọi người hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch và người
có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch phải nâng cao ý thức tự giác
đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định của pháp luật Đối với cơ quan quản lý
nhà nước.
Phòng Tư pháp phải hiểu rõ và đầy đủ vai trò tham mưu, giúp Uỷ ban nhân
dân cấp huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với Uỷ ban
nhân dân cấp xã trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; trường hợp phát hiện
thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thấy rõ trách nhiệm niêm yết công khai, chính
xác các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc phải nộp
khi đăng ký hộ tịch, quy trình và thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch. Đồng thời,
phải nhận rõ trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói
chung và pháp luật liên quan đến hộ tịch nói riêng đến toàn thể cán bộ, nhân dân
địa phương.
Cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch từ cấp huyện đến cơ sở phải chú trọng
hơn đến công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền của mình.
3.2. Đề xuất phƣơng án xử lý tình huống
Sau khi kiểm tra xác minh và ghi nhận những vi phạm trong việc đăng ký và
quản lý giám hộ tại phường BĐ và phường NL, phòng Tư pháp Quận xây dựng 3

phương án giải quyết như sau:
* Phƣơng án 1.
Áp dụng điểm k khoản 1 điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân
dân Quận ra quyết định việc thu hồi, huỷ bỏ quyết định của Uỷ ban nhân phường
NL và phường BĐ vì đã cấp trái quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP: quyết
định của Uỷ ban nhân dân phường NL về công nhận việc giám hộ của ông bà
ngoại cho cháu Nguyễn Minh Quân và quyết định của Uỷ ban nhân dân phường
BĐ về công nhận việc giám hộ của ông bà nội cho cháu Nguyễn Minh Quân.
Áp dụng điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 30 Nghị định
14


158/2005/NĐ-CP, ông bà ngoại và ông bà nội tiến hành thoả thuận và lập văn bản
cử một bên làm giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân. Áp dụng điều 29 và điều
30 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân nơi cư trú của bên được cử làm
giám hộ tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký giám hộ để ra quyết định công nhận
giám hộ đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.
- Ưu điểm: Tạo sự đồng thuận giữa ông bà nội và ông bà ngoại trong việc

cử người chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cháu Nguyễn Minh Quân.
Giải quyết dứt điểm những sai sót trong quá trình đăng ký giám hộ.
- Hạn chế: Thời gian hoàn thành phương án phụ thuộc vào yếu tố chủ quan

của ông bà nội và ông bà ngoại trong việc cử giám hộ cho cháu Nguyễn Minh
Quân nên việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cháu Nguyễn Minh
Quân xét về mặt pháp lý là không liên tục.
* Phƣơng án 2.
Áp dụng điểm k khoản 1 điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân
dân Quận ra quyết định việc thu hồi, huỷ bỏ quyết định của Uỷ ban nhân dân
phường NL về công nhận việc giám hộ của ông bà ngoại cho cháu Nguyễn Minh

Quân vì đã cấp trái với quy định tại Nghị định 158/2005/ NĐ-CP. Áp dụng điều 70
Bộ luật Đân sự năm 2005; Áp dụng khoản 4 điều 31 Nghị định 158/2005/NĐ-CP,
ông bà nội đề nghị thay đổi giám hộ và ông bà ngoại nhận làm giám hộ cho cháu
Nguyễn Minh Quân.
Áp dụng điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 1, 2, 3 điều 31 Nghị định
158/2005/NĐ-CP, ông bà ngoại làm thủ tục chấm dứt giám hộ trên cơ sở sự kiện
đăng ký cho, nhận cháu Nguyễn Minh Quân làm con nuôi chị Nguyên Thị Liễu ở
phường VH được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Ưu điểm: Tạo sự đồng thuận giữa ông bà nội và ông bà ngoại trong việc

chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cháu Nguyễn Minh Quân. Triệt tiêu
được nguy cơ phát sinh tranh chấp quyền giám hộ.
- Hạn chế: Thời gian hoàn thành phương án phụ thuộc vào yếu tố chủ quan
15


của ông bà nội và ông bà ngoại trong việc thay đổi giám hộ, thực tế việc thay đổi
này là không cần thiết.
Phƣơng án 3.
Áp dụng điểm k khoản 1 điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân
dân Quận ra quyết định việc thu hồi, huỷ bỏ quyết định của Uỷ ban nhân dân
phường NL về công nhận việc giám hộ của ông bà ngoại cho cháu Nguyễn Minh
Quân vì đã cấp trái với quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Áp dụng điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 1, 2, 3 điều 31 Nghị định
158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân phường BĐ xem xét hồ sơ xin được chấm dứt
giám hộ của ông bà nội đối với cháu Nguyễn Minh Quân trên cơ sở sự kiện đăng
ký cho, nhận cháu Nguyễn Minh Quân làm con nuôi chị Nguyên Thị Liễu ở
phường VH đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
ưu điểm: Việc chăm sóc và bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho cháu
Nguyễn Minh Quân được đảm bảo liên tục về mặt pháp lý bởi ông bà nội vẫn là

người giám hộ và quản lý tài sản theo quyết định công nhận của Uỷ ban nhân dân
phường BĐ cho đến khi Uỷ ban nhân dân phường BĐ hoàn thành thủ tục đăng ký
cho và nhận con nuôi giữa ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân và chị Nguyễn
Thị Liễu
Hạn chế: Thời gian hoàn thành phương án phụ thuộc vào việc khắc phục
những sai sót trong quá trình đăng ký giám hộ trước đây tại Uỷ ban nhân dân
phường BĐ đối với ông bà nội của cháy Nguyễn Minh Quân.
3.3. Lựa chọn phƣơng án xử lý tình huống
Sau khi xây dựng ba phương án trên chúng ta có thể nhận thấy:
Một là, phải tiến hành ngay việc thu hồi, và huỷ bỏ quyết định của Uỷ ban
nhân dân phường NL về công nhận việc giám hộ của ông bà ngoại cho cháu
Nguyễn Minh Quân vì đã cấp trái quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP, đặc
biệt là vi phạm nguyên tắc về đăng ký hộ tịch {Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng
ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định này), về việc này cả
16


phương án 1, 2, 3 đều thực hiện.
Hai là, không nhất thiết phải thu hồi và huỷ bỏ quyết định của Uỷ ban nhân
dân phường BĐ về công nhận việc giám hộ của ông bà nội cho cháu Nguyễn Minh
Quân, vì những sai sót trong quá trình đăng ký giám hộ trước đây tại Uỷ ban nhân
dân phường BĐ có thể khắc phục được về việc này chỉ có phương án 2 và phương
án 3 thực hiện.
Ba là, nên tìm sự đồng thuận giữa ông bà nội, ông bà ngoại của cháu
Nguyễn Minh Quân về việc khắc phục những sai sót trong quá trình đăng ký giám
hộ trước đây tại Uỷ ban nhân dân phường BĐ, về việc này cả phương án 1, 2, 3
đều thực hiện, tuy có khác nhau về phương thức nhưng phương án 3 thuận lợi hơn
vì chỉ phải tìm sự đồng thuận từ ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân.
Từ sự phân tích trên, phương án 3 là phương án được chọn để xử lý tình huống
trên

4. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN ĐÃ CHỌN
Các bước thực hiện phương án 3.
Bước 1:
Uỷ ban nhân Quận ra văn bản thụ lý giải quyết đơn do ông bà ngoại của
cháu Nguyễn Minh Quân gửi đến.
Tiến hành đối thoại trực tiếp với ông bà nội, ông bà ngoại của cháu Nguyễn
Minh Quân và chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường BĐ, nhằm giúp cho các bên hiểu
rõ về quyền, trách nhiệm của những người giám hộ đương nhiên, quy trình và thủ
tục đăng ký giám hộ. Đồng thời chỉ ra những sai sót của ông bà nội, ông bà ngoại
và của Uỷ ban nhân dân phường BĐ trong quá trình thực hiện việc đăng ký giám
hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân và trong quá trình xác định thẩm quyền giải
quyết đơn khiếu nại do ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân gửi đến.
Bước 2:
Trên cơ sở ghi nhận của phòng Tư pháp về những vi phạm trong khi thực
17


hiện đăng ký giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân, Uỷ ban nhân dân Quận ra
quyết định thu hồi và huỷ bỏ quyết định của Uỷ ban nhân dân phường NL về công
nhận việc giám hộ của ông bà ngoại cho cháu Nguyễn Minh Quân.
Ông bà nội, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân hoàn thiện văn bản
thoả thuận cử ông bà nội làm giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân, đồng thời lập
danh sách tài sản của cháu Nguyễn Minh Quân và có chữ ký của ông bà ngoại và
ông bà nội để bổ sung hồ sơ đăng ký giám hộ trước đây.
Bước 3:
Uỷ ban nhân dân phường BĐ tiếp nhận và xem xét hồ sơ, hoàn thiện thủ tục
đăng ký cho, nhận con nuôi giữa ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân và chị
Nguyễn Thị Liễu theo đúng quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân phường BĐ tiếp nhận và xét hồ sơ, hoàn thiện thủ tục
chấm dứt việc giám hộ của ông bà nội với cháu Nguyễn Minh Quân

Bước 4:
Uỷ ban nhân dân Quận họp kiểm điểm chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường
BĐ và phường NL vì thiếu tinh thần trách nhiệm nên để xảy ra sai sót trong quá
trình đăng ký và quản lý hộ tịch gây ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, cơ quan
quản lý nhà nước trên lĩnh vực hộ tịch.
Uỷ ban nhân dân Quận họp rút kinh nghiệm với phòng Tư pháp Quận về việc tham
mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Quận quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch trên địa
bàn Quận. Đồng thời rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
Quận giải quyết vi phạm trong đăng ký giám hộ tại Uỷ ban nhân dân phường BĐ
và phường NL.

18


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tình huống vi phạm trong việc đăng ký và quản lý giám hộ xảy ra tại ủy ban
nhân dân phường BĐ và Uỷ ban nhân dân phường NL đã được giải quyết đảm
bảo chính xác, linh hoạt và đúng quy định của pháp luật. Các sai sót, vi phạm
trong quá trình đăng ký và quản lý giám hộ đã được khắc phục và xử lý, đồng thời
vẫn đảm bảo được việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ trên cả hai phương diện: Pháp lý và tình cảm.
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân phường BĐ và Uỷ ban nhân dân phường thừa
nhận việc thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót trong việc thực
hiện đăng ký và quản lý việc giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân giám hộ. Cán
bộ tư pháp hộ tịch phường BĐ và phường NL đã thấy được những sai sót trong
quá trình tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về lĩnh vực hộ tịch với việc giám hộ. Ông bà nội, ông bà ngoại của cháu
Nguyễn Minh Quân nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của những người đi đăng
ký hộ tịch.
Từ việc thuật lại quá trình giải quyết những vi phạm trong công tác quản lý

nhà nước về lĩnh vực hộ tịch với việc giám hộ, chúng ta thấy việc lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân nếu không vững về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý sẽ lúng
túng trong việc xác định thẩm quyền giải quyết , cán bộ tư pháp không giỏi về
chuyên môn sẽ bị động trong việc tham mưu, giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân trong
việc quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch và thất bại trong việc tham mưu phương
án giải quyết các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý. Bài học rút ra là người
lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân phải vững kiến thức về quản lý nhà nước, tin tưởng
giao nhiệm vụ cho cán bộ tư pháp hộ tịch vì đây không những là đội ngũ cán bộ
chuyên môn giúp việc mà còn là người của địa phương, sống gần với dân, do đó
hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân nên thuận lợi trong công tác tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và tham gia hoà giải các mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân theo quy định của pháp luật, góp phần lớn vào việc xử lý hiệu quả các
vi phạm xảy ra trong công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn nói
19


chung và về lĩnh vực hộ tịch nói riêng.
Các giải pháp trên đã được vận dụng để giải quyết thành công một tình
huống tương tự và để vận dụng có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các tình
huống tương tự có thể xảy ra trong thời gian tới. Bản thân có một số kiến nghị sau:
1) Nhà nước đã ban hành luật hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016),
bên cạnh đó cũng cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng trường
hợp để khắc phục những vướng mắc trong việc đăng ký và quản lý hộ tịch hiện
nay.
2) Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

thường xuyên, định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch của Uỷ
ban nhân dân cấp xã để sớm phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, vi phạm.
3) Ủỷ ban nhân dân cấp xã phải công khai tất cả các thủ tục hành chính, điều


kiện thực hiện thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch.
4) Uỷ ban nhân nhân dân cấp xã phải chú trọng công tác đăng ký và quản lý

hộ tịch, nâng cao nhận thức cho người dân đối với công tác này bằng cách tuyên
truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân nhiều hơn nữa để nhân dân nắm rõ quyền
và nghĩa vụ của mình để thực hiện tốt hơn.
Uỷ ban nhân nhân dân cấp xã cũng cần có biện pháp xử lý vi phạm hành
chính theo quy định đối với hành vi cố ý của người dân, của cán bộ tư pháp hộ tịch
làm sai sót, tiêu cực trong việc đăng ký hộ tịch.

20


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................. 1
PHẦN II. NỘI DUNG ...................................................................................... 3
1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG...................................................................... 3
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ................................................................... 4
2.1. Mục tiêu đặt ra khi phân tích tình huống: .............................................. 4
2.2. Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống: ................................................. 5
2.3. Nguyên nhân nảy sinh tình huống ....................................................... 10
2.4. Phân tích hậu quả của tình huống ........................................................ 10
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ........................................................................... 13
3.1. Mục tiêu đặt ra khi giải quyết tình huống ............................................ 13
3.2. Đề xuất phương án xử lý tình huống ................................................... 14
3.3. Lựa chọn phương án xử lý tình huống ................................................. 16
4. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN ĐÃ CHỌN16
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 19

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bộ Luật Dân sự năm 2005.
2) Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ
tịch.
3) Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
4) Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình,
chứng thực.
5) Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
6) Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm
2014 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư
pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư
pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

22


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo Trường Đào tạo cán bộ
Lê Hồng Phong lời cảm ơn chân thành nhất, những người đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học Bồi dưỡng Quản lý nhà nước tiêu chuẩn ngạch
chuyên viên. Chương trình đã giúp tôi nâng cao nhận thức và hiểu biết về các nội
dung liên quan đến quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có
lĩnh vực hộ tịch là lĩnh vực tôi đang công tác, từ đó giúp tôi rất nhiều trong giải

quyết nhiệm vụ được giao, đảm bảo việc thực thi công vụ đúng pháp luật, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi
ích kinh tế, lợi ích xã hội.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tập thể các cán bộ, chuyên viên, nhân viên
của phòng Tư pháp quận Long Biên đã giúp tôi rất nhiều trong công tác, tạo điều
kiện cho tôi yên tâm học tập để tôi hoàn thành khóa học này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong lớp chuyên viên
K2A-2015 Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, những người nhiệt tình, vui vẻ,
sẵn sàng giúp đỡ người khác mà nhờ đó lớp chuyên viên K2A-2015 của chúng tôi
thực sự là một tập thể gắn bó, đoàn kết, vững mạnh.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ và năng lực bản thân còn hạn
chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong bài tiểu luận của tôi chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015
Học viên

Bùi Thị Trà Vinh
23


24



×