Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hãy xác định quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ mong muốn chấm dứt việc sống chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.59 KB, 11 trang )

BÀI LÀM
A.
LỜI MỞ ĐẦU
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về Hộ tịch
thì việc kết hôn của nam, nữ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo đúng nghi thức tổ chức đăng ký kết hôn do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trên
thực tế, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đã
và đang diễn râ tương đối phổ biến và tồn tại như một hiện thực khách quan của xã
hội. Hiện tượng này bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục
tập quán, đạo đức của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc,…
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nam nữ khi xác lập quan hệ vợ
chồng mà có đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ được nhà nước bảo hộ.
Việc đăng ký kết hôn chính là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Vậy trường hợp nam, nữ chung sống mà không
có đăng ký kết hôn thì quyền và lợi ích của họ sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy
cùng tìm hiểu đề tài “Hãy xác định quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của
các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ
mong muốn chấm dứt việc sống chung” để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
B.
NỘI DUNG
I.
Lý luận chung
1.
Quyền nhân thân
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy
định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu, quyền nhân thân là thứ quyền
để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người, bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh
tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh … Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, quyền
tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy


nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng
hơn cùng với các biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả.
2.
Quyền tài sản
Theo BLDS (Điều 188), quyền tài sản là quyền định giá được bằng tiền và
có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Trước đó, Điều
172 quy định rằng quyền tài sản là một loại tài sản, được đặt bên cạnh tiền và phân
biệt với vật có thực (được hiểu là vật hữu hình).
1


3. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản trong pháp luật hôn nhân và
gia đình.
Theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi nam nữ được cơ quan
đăng ký kết hôn ghi nhận việc kết hôn vào sổ kết hôn và trao giấy chứng nhận kết
hôn thì quan hệ hôn nhân gữa họ phát sinh, các bên kết hôn có các quyền và nghĩa
vụ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp là chứng cứ viết xác nhận các bên kết hôn là vợ chồng
trước pháp luật.
Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các nghĩa vụ và
quyền nhân thân, các nghĩa vụ và quyền tài sản, trong đó nghĩa vụ và quyền nhân
than là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Xuất phát từ mục đích của việc
xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc và bền vững, do đó, Luật hôn nhân và gia đình khi điều chỉnh quan hệ giữa vợ
và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ - bình đẳng. Nguyên tắc đó thể hiện trong
các quy định về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng.
a.
Về quyền và nghĩa vụ nhân thân:
- Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, quý trọng, chăm sóc, giúp
đỡ lẫn nhau;

- Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình
- Vợ chồng phải tôn trọng các quyết định liên quan đến quyền nhân thân của
vợ, chồng.
- Vợ, chồng có thể đại diện cho nhau trước pháp luật.
b.
Về quyền và nghĩa vụ tài sản:
- Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng;
- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng;
- Quyền thừa kế tài sản của vợ và chồng.
Như vậy, có thể thấy, nam nữ khi kết hôn hợp pháp sẽ được hưởng đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ nhân thân, các quyền và nghĩa vụ tài sản theo quy định của
pháp luật.
II. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên nam nữ chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ mong muốn chấm dứt
việc sống chung.
1.
Các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không
đăng ký kết hôn.
2


Trong thực tế đời sống xã hội hiện nay, việc nam nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn diễn ra rất phổ biến, đã và đang tồn tại như một
hiện thực khách quan của xã hội.
Quan điểm lập pháp của nhà nước ta là nam nữ khi xác lập quan hệ vợ
chồng mà có đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ được nhà nước bảo hộ.
Ngược lại, trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký
kết hôn thì pháp luật sẽ không công nhận họ là vợ chồng. Tuy nhiên, Đảng và nhà
nước ta cũng nhận định, việc giải quyết vấn đề nam nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống như vợ chồng không thể quá cứng rắn, cần phải giải quyết một cách linh

hoạt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người sống chung và của
con chung giữa họ. Vì vậy, quan điểm của nhà nước ta là cần căn cứ vào tính phù
hợp với pháp luật của việc sống chung và thời điểm nam nữ chung sống để công
nhận hay không công nhận quan hệ vợ chồng giữa họ.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của
chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH của
Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, có thể thấy, nhà nước ta đã xác
định có 3 trường hợp chung sống khác nhau:
- Trường hợp thứ nhất: Nam nữ tuy có đủ điều kiện kết hôn nhưng không
đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987(ngày luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có hiệu lực) thì được pháp
luật công nhận là vợ chồng (còn gọi là hôn nhân thực tế). Những người này có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp thứ hai: Nam nữ tuy có đủ điều kiện kết hôn nhưng không
đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi thì
pháp luật không công nhận là vợ chồng. Do vậy nếu trong thời gian chung sống mà
các bên mâu thuẫn nên yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý vụ án để giải quyết và tuyên
bố không công nhận các bên chung sống là vợ chồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng
nhận định, việc chung sống của nam nữ trong trường hợp này là không trái pháp luật
vì có đăng ký kết hôn hay không là quyền của mỗi cá nhân. Nhà nước ta chỉ khuyến
khích việc đăng ký kết hôn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
bởi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chính là cơ sở pháp lý bảo về mỗi cá nhân
trong quan hệ hôn nhân và gia đình của mình khi các quyền và lợi ích này bị xâm
phạm.
- Trường hợp thứ ba: Nam nữ không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình mà chung sống như vợ chồng là vi phạm pháp luật, chủ
3


yếu là các trường hợp: nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn chung sống như vợ chồng với

nhau; người bị cấm kết hôn cố tình chung sống như vợ chồng với người khác; những
người bị cấm kết hôn với nhau nhưng cố tình chung sống như vợ chồng với nhau,…
Đối với các trường hợp này thì cần phải có biện pháp chế tài thích hợp và buộc các
bên phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Đồng thời, tùy theo
mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà các bên chung sống có thể bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản khi mong muốn chấm dứt
việc sống chung của các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn.
Đăng ký kêt hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên
nam nữ. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
là sự ghi nhận quan hệ vợ chồng của nhà nước đối với hai bên nam nữ, là cơ sở pháp
lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình chung sống mà có
phát sinh tranh chấp. Việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký
kết hôn đã vô hình chung làm hạn chế đi quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản
thân các bên đương sự trong trường hợp phát sinh tranh chấp từ quá trình chung
sống của họ.
Theo quy định khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Kết
hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn”.
Tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Việc kết hôn
phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan
đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi
nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị
pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì
không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại
với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”.
Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về tổ chức đăng ký kết hôn
như sau: “Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại

diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn,
nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng
nhận kết hôn cho hai bên”.
4


Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng
dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng quy định
tại khoản 1 Điều 11 của luật này được thực hiện như sau:
“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987,
ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được
Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000.
b)Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày
1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ
đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến
ngày 1/1/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu
ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì
pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng, nếu có
yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng;
nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết”.
Như vậy, có thể thấy, theo quy định của pháp luật, nam nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận
là vợ chồng. Trong trường hợp hai bên đương sự có yêu cầu ly hôn, Tòa án tiếp nhận

vụ án và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người. Quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản của hai bên được giải quyết theo quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về hậu quả pháp lý
của việc hủy kết hôn trái pháp luật:
“2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
3.
Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn
thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các
5


bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức
đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.”
Cụ thể:
a.

Quyền và nghĩa vụ nhân thân:

Nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được
pháp luật công nhận là vợ chồng. Vì vậy, các quan hệ nhân thân do pháp luật quy
định đối với vợ chồng không phát sinh đối với họ. Duy chỉ có những quan hệ nhân
thân liên quan con cái là có thể phát sinh trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của đứa trẻ.
Khoản 2 Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về hậu
quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: “Quyền lợi của con được giải quyết
như trường hợp cha mẹ ly hôn.” Điều đó có nghĩa là, các bên chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn, khi chấm dứt quan hệ chung sống có quyền và có
nghĩa vụ phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến con cái, quy định
cụ thể từ Điều 92 đến Điều 94 luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Đó là:
- Các bên nam nữ sau khi chấm dứt quan hệ chung sống vẫn có nghĩa vụ

trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con. Hai bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao
con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ
đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Và về nguyên tắc, con
dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
( theo Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000).
- Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể
quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
sau khi chấm dứt quan hệ chung sống của các bên nam nữ được thực hiện trong
trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con
và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.(theo Điều 93
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000).
6


- Sau chấm dứt quan hệ chung sống, người không trực tiếp nuôi con có
quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong
trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc
gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì
người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của
người đó.
b. Quyền và nghĩa vụ tài sản
Khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Tài sản được giải
quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó;
tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được
thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên
bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.” Nguyên tắc giải quyết tài sản trong

trườn hợp này cũng tương tự như nguyên tắc chia tài sản trong trường hợp ly hôn
giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó:
- Việc chia tài sản khi chấm dứt quan hệ chung sống là do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của
bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
- Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc:
+ Tài sản chung của hai bên về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét
hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc
tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Tài sản chung của hai bên được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên
nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì
phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
7


- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của hai bên là do hai bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ngoài ra, trường hợp các bên nam nữ chung sống như vợ chồng không có
đăng ký kết hôn có đất và nhà ở thuộc sở hữu chung, khi muốn chấm dứt quan hệ
chung sống có thể phân chia quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 97 và ci nhà ở
thuộc sở hữu chung theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
III.
Bình luận – Kiến nghị
Nhiều nước trên thế giới hiện nay coi các cuộc hôn nhân là một dạng hợp
đồng với rất nhiều những trường hợp chưa muốn đăng ký kết hôn nhưng lại muốn

sống chung với nhau (sống thử). “Việc sống thử xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu
của 2 bên. Có thể, họ chưa muốn ràng buộc hoặc cũng có thể họ muốn tìm hiểu hơn
về nhau nên có nhu cầu chung sống một thời gian. Thực tế xã hội cũng đã và đang
tồn tại rất nhiều “cặp” chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Việc
nam nữ chung sống mà không đăng ký kết hôn có những mặt tích cực cũng như tiêu
cực. Tuy vậy, có thể thấy rằng tình trạng này chủ yếu mang những yếu tố tiêu cực,
để lại nhiều hậu quả xấu hơn là những hệ quả tích cực.
Khi nam nữ chung sống mà không đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về
luật pháp, trách nhiệm thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau, hậu quả sẽ vô cùng nặng
nề, mang lại hậu quả không tốt, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của xã hội.
Luật Hôn nhân - Gia đình Việt Nam năm 2000 quy định các trường hợp
chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận là có
quan hệ vợ chồng.. Tuy vậy, pháp luật lại chưa có các quy định cụ thể về hậu quả
pháp lý liên quan nhân thân, tài sản và con cái giữa các bên nên đã khiến nảy sinh
không ít vấn đề phức tạp.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do nhận thức của người dân về
vấn đề hôn nhân gia đình còn hạn chế. Họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc
đăng ký kết hôn để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đây cũng là trách
nhiệm của chính quyền, các đoàn thể quần chúng, nhất là hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên ở địa phương thôn, bản, xã phường đối với việc tuyên truyền, giáo dục Luật hôn
nhân và gia đình cho người dân. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các quy định của
pháp luật về vấn đề này cũng chưa thực sự rõ ràng, các chế tài xử lý cũng có nhiều
điểm chưa hợp lý, cần phải bổ sung, sửa chữa,…

8


Để hạn chế tình trạng nam nữ chung sống mà không đăng ký kết hôn hạn
chế những rắc rối trong các vấn đề nhân thân và tài sản của các đương sự khi muốn
chấm dứt quan hệ chung sống, thiết nghĩ, chúng ta cần thực hiện cho tốt một số các

biện pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật
hôn nhân gia đình đến với quần chúng nhân dân, đặc biệt là đối với giới trẻ - những
chủ nhân tương lai của đất nước, giúp họ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của
mình trong việc đăng ký kết hôn để họ tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp
luật;
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, các
ban, ngành, các đoàn thể trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về
pháp luật hôn nhân gia đình cho nhân dân;
- Nâng cao mức phạt vi phạm, xây dựng các chế tài nghiêm khắc hơn để hạn
chế tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Truyền
tải các nội dung đó một cách rõ ràng trong luật để người dân tiện tìm hiểu, theo dõi
và thực hiện;
- Xây dựng các quy định cụ thể về hậu quả pháp lý liên quan nhân thân, tài
sản và con cái giữa các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký
kết hôn;
C.
KẾT LUẬN
Hôn nhân là kết quả của một quá trình tìm hiểu, chấp thuận gắn kết cuộc
sống giữa nam và nữ. Nếu chấp thuận sống thử, hôn nhân thực tế giữa nam và nữ
không đăng ký kết hôn sẽ dễ trở thành phong trào xấu, mang lại hậu quả không tốt,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội. Vấn đề giải quyết hậu quả pháp
lý của các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn khi
họ muốn chấm dứt chung sống cũng đang là một vấn đề cần được sự quan tâm đặc
biệt của Đảng và nhà nước. Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, cần phải có
những quy định thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết luật
pháp của người dân, nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của bộ máy quản lý nhà nước
và các tổ chức xã hội, đặc biệt là nâng cao hơn nữa chất lượng của hệ thống pháp
luật Việt Nam, nhất là trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước ta
hiện nay.


9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;
2. TS. Ngô Thị Hường, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb GD Việt Nam, Hà Nội, 2010;
3. Luật hôn nhân và gia đình việt Nam năm 2000;
4. Nghị quyết của quốc hội số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 về
việc thi hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
5. www.baomoi.com

MỤC LỤC
Trang

10


A.

LỜI

MỞ

ĐẦU……………………………………………..…………1
B.

NỘI

DUNG……………………………………………………….….1

I. Lý luận chung…………………………………………………………1
1. Quyền nhân thân ………………………………………………...……1
2. Quyền tài sản…………………………………………………………..1
3. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản trong pháp luật hôn nhân và
gia đình………………………………………………………………..2
a. Quyền và nghĩa vụ nhân thân………………………………………….2
b. Quyền và nghĩa vụ tài sản……………………………………………..2
II. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên nam nữ
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ mong
muốn chấm dứt việc sống chung……………………………………2
1. Các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng
ký kết hôn…………………………………………………….…2
2. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản khi mong muốn chấm dứt việc
sống chung của các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn ……………………………………………….4
b.

Quyền



nghĩa

vụ

nhân

thân……………………………………...…6

c. Quyền và nghĩa vụ tài sản…………………………………………….7
III. Bình luận - kiến nghị……………………………………………...8
C. KẾT LUẬN………………………………………………………….....9
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...…10
E. MỤC LỤC …………………………………………………………...11

11



×