Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
Đề 5: Tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng biện pháp này
BÀI LÀM
A.
MỞ ĐẦU
Để tạo thuận lợi cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm, pháp luật
tố tụng hình sự (TTHS) nước ta quy đinh nhiều biện pháp ngăn chặn nhằm
“ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp
tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hanh động gây cản trở cho việc
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự”. Trong số các biện pháp ngăn
chặn được Bộ luật TTHS ghi nhận có biện pháp tạm giữ, là biện pháp ngăn
chặn được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội
quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội,
hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở điều tra của người phạm tội, tạo điều
kiện cho cơ quan điều tra thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính
chất hành vi của người bị tạm giữ. Bài tiểu luận xin được trình bày đề tài về
“tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng biện pháp này”.
B.
NỘI DUNG
Theo Điều 86 Bộ luật TTHS 2003: “Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng
đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người
phạm tội đầu thú, tự thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã”.
I. TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ
Có thể thấy rằng, đối tượng có thể bị tạm giữ theo định của Bộ luật
TTHS 2003 rộng hơn so với quy định tại điều 68 Bô luật TTHS 1988.
1
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
Khoản 1 Điều 68 Bộ luật TTHS 1988 quy định: “Tạm giữ có thể được
áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm
tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này”. Như vậy, Bộ luật
TTHS 2003 đã quy định them trường hợp có thể bị tạm giữ bao gồm: người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội
quả tang; người phạm tội tự thú, đầu thú; người bị bắt theo quyết định truy
nã.
Nhìn chung đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ thường là những
người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoăc trường hợp phạm tội quả tang
nên tạm giữ là biện pháp ngăn chặn thường gắn liền với việc bắt người trong
các trường hợp nói trên. tuy nhiên điều luật cũng không quy định bắt buộc
trong tất cả mọi trường hợp bắt đó đều phải tạm giữ, mà trong một số trường
hợp bắt người phạm tội quả tạng, nếu xét thấy hành vi phạm tội nhỏ, tính
chất ít nghiêm trọng lại có nơi cư trú rõ ràng không có cơ sở cho thấy từng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra trong các trường hợp đó
không cần thiết phải tạm giữ họ. Đối với người chưa thành niên thì chỉ được
tạm giữ khi họ bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang nếu họ đã đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự và tội phạm do họ thực hiện thuộc trương hợp
phạm tội nghiêm trọng ( Điều 273 BLTTHS).
Điều 86 BLTTHS 2003 cũng không quy định cụ thể các căn cứ áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, mà căn cứ để tạm giữ có thể được hiểu là
nếu việc bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang khi có đủ căn cứ quy định tại Điều
81 và 82 BLTTHS năm 2003 thì đó cũng chính là căn cứ để áp dụng biện
pháp tạm giữ.
Thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp bắt khẩn cấp kể cả những
người chưa thành niên đều cần thiết ra lệnh tạm giữ, bởi vì các trường hợp
bắt khẩn câp quy định tại Điều 81 BLTTHS đều là những trường hợp tội mà
2
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
yêu cầu ngăn chặn đặt ta rất cấp bách nên không thể không ra quyết định
tạm giữ những người có hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật
TTHS.
Đối với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, Cơ
quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy
nã để cơ quan này đến nhận người bị bắt. Việc tạm giữ đối với người này chỉ
đặt ra khi xét thấy cơ quan đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận
người bị bắt (1).
Người bị tạm giữ là người đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa bị
khởi tố và là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều
38 BLTTHS. Họ có quyền được biết lý do bị tạm giữ, được giải thích về
quyền và nghĩa vụ của mình; được trình bày lời khai, đưa ra những yêu cầu;
khiếu nại về việc tạm giữ và những quyét định khác có liên quan; tự bào
chữa cho mình đồng thời có nghiệp vụ thực hiện các quy định về tạm giữ.
2. Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ
Khoản 2 Điều 86 BLTTHS quy định “ Những người có quyền ra lệnh
bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng
vùng cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ”. Theo khoản 2 Điều 86
quy định về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì
những người sau sẽ có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ:
- Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ( cơ quan điều
tra trong công an nhân dân, cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, cơ
quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao… )
- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương
đương ; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.
3
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
- Người chỉ huy tàu bay, sân bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời
sân bay, bến cảng.Giáo trình
- Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
Theo quy định BLTTHS 2003 thì cơ quan điều tra cấp huyện trở lên
có quyền ra quyết định tạm giữ, Chính quyền và công an cấp xã, phường, thị
trấn không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Thực hiện quyết
định này, khi nhận người bị bắt trong từng trường hợp phạm tội quả tang
hoặc đang bị truy nã thì UBND phường, xã, thị trấn phải tiến hành lập biên
bản phạm tội quả tang, biên bản bắt người đang bị truy nã và giải quyết ngay
tới cơ quan thẩm quyền.
Như vây, những người có quyền ra quyết định tạm giữ không hoàn
toàn là những người đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm
cả những người của các cơ quan Nhà nước khác hoặc trong lực lượng vũ
trang.
3. Thời hạn tạm giữ
Điều 87 Bộ luật TTHS 2003 quy định:
+ Thời hạn tạm giữ không được qúa ba ngày, kể từ khi cơ quan điều
tra nhận người bị bắt. Để đạt được mục đích của việc tạm giữ, thời điểm tính
thời hạn tạm giữ không phải là thời điểm bắt người. Bởi vì, nhiều trường
hợp địa điểm bắt người cách xa nơi Cơ quan điều tra nhận người, việc di
chuyển mất nhiều thời gian. Nếu tính thời điểm bắt đầu tạm giữ là thời điểm
bắt người thì sẽ ảnh hưởng tới thời gian điều tra. Mặt khác. Để tránh trường
hợp tạm giữ người trái pháp luật, thời hạn tạm giữ không được tính từ khi ra
lệnh tạm giữ mà tính từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Quy định
này để tránh trường hợp thời điểm ra lệnh tạm giữ cách thời điểm Cơ quan
điều tra nhận người, bởi vì khoảng thời gian đó không được tính vào thời
Giáo trình
4
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
gian tạm giữ. Thời điểm Cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường
hợp khẩn cấp tính từ khi người bị bắt được giải tới trụ sở Cơ quan điều tra.
Trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc người bị truy nã thời
điểm tính từ khi công dân hoặc tổ chức giao người bị bắt cho Cơ quan điều
tra(2)
+ Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể ra
hạn tạm giữ nhưng không được quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt,
người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng cũng
không được quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ phải được Viện
kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi
tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ
được tính vào thời hạn tạm giam theo nguyên tắc một ngày tạm giữ được
tính bằng một ngày tù. Việc tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội
không có quy định khác về thời hạn tạm giữ.
Những trường hợp cần thiết ở đây được hiểu là những trường hợp sự
việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực hiện ở nhiều
địa phương khác nhau hoặc cần phải có them thời gian để làm rõ về hành vi,
làm rõ căn cước, lí lịch của người bị tạm giữ.
Mọi sự gia hạn tạm giữ đều phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng
cấp. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp không phê chuẩn thì phải trả tự do ngay
cho người bị tạm giữ sau khi hết hạn tạm giữ. Trong thời hạn 12 giờ kể từ
khi nhận được đề nghị gia hạn và các tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm
giữ Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.
4. Thủ tục tạm giữ
BLTTHS 2003 quy định muốn tạm giữ người phải có quyết định của
người có thẩm quyền (Căn cứ theo pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004).
Quyết định này không đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của VKS trước khi thi
5
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
hành. Trong thời hạn 12 giờ, quyết định này phải được gửi cho Viện kiểm
sát cùng cấp. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm
giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Nếu xét thấy việc tạm giữ
không cần thiết, viện kiểm sát có quyền quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và
trả tự do ngay cho người bị tạm giữ trong trường hợp sau đây :
-Người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong các trường hợp
phạm tội quả tang.
-Hành vi của người tạm giữ không phải là hành vi phạm tội mà chỉ là
hành vi vi phạm về mặt hành chính hoặc dân sự;
-Người bị tạm giữ bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc trường
hợp phạm tội quả tang nhưng đã có đủ tài kiệu chứng cứ chứng minh họ
không phạm tội;
-Người bị tạm giữ do phạm tội quả tang, tính chất ít nghiêm trọng,
phạm tội đơn giản, có nhân thân và địa chỉ rõ ràng và không có hành động
cản trở việc điều tra, xử lý vụ án;
- Người bị tạm giữ là người chưa thành niên, tội phạm do họ thực hiện
thuộc trường hơp ít nghiêm trọng.
Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu có đủ căn cứ để khởi tố thì ra quyết định
khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thích hợp như
tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trù hoặc bảo lãnh…Tóm lại khi hết thởi
hạn tạm giữ. Cơ quan điều tra phải ra một trong những quyết định sau đây :
-Khởi tố bị can và xét thấy cần thiết thì ra lệnh tạm giam;
-Khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi
nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo;
-Trả tự do cho người bị tạm giữ nếu không đủ căn cứ đẻ khởi tố bị can
với người đó.
6
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
II. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TRÊN THỰC TẾ.
1, Về đối tượng.
Như đã trình bày ở trên, Bộ luật TTHS không hạn chế đối tượng bị
tạm giữ mà chỉ có quy định về các trường hợp nếu xét thấy không cần áp
dụng biện pháp tạm giữ thì không cần áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm
trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ rang và không có hành động, biểu hiện sẽ
cản trở việc điều tra. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ có
thai…thì luật lại không quy định là cấm tạm giữ (chỉ cấm đối với tạm giam)
…quy định như thế là không hợp lí. Trên thực tế đã xảy ra trường hợp cụ
thể: Chị Lê Thị Lâm sinh năm 1987 trú tại xã Tiến Thắng, huyện Mê
Linh, Chị Lâm bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội cướp tài sản. Công an
huyện đã ra quyết định tạm giữ số 145 đối với Lê Thị Lâm và ra Thông báo
số 218 về việc tạm giữ hình sự Lâm cho chính quyền địa phương và gia đình
chị Lâm trong khi sắp đến ngày sinh dẫn đến việc phải đẻ rơi trong nhà tạm
giữ Công an huyện Đông Anh. Sự việc này có thể gây ảnh hưởng tới tính
mạng của cả sản phụ lẫn thai nhi bởi các điều kiện vệ sinh nơi tạm giữ
không hề được bảo đảm.
Như vậy, đối với những người có thai đến ngày sinh thì còn có cả vấn
đề sức khỏe của thai phụ và em bé nên không thể coi họ như người bình
thường mà nên coi đó là trường hợp đặc biệt, không cần thiết phải tạm giữ.
Khi áp dụng biện pháp tạm giữ, cơ quan tạm giữ phải có trách nhiệm đối với
sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ. Đây là vấn đề cần được hoàn
thiện sớm nhằm đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật nước ta.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS 2003 thì tạm giữ
có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú. Mà như chúng ta đã
7
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
biết, người phạm tội tự thú, đầu thú không phải là người phạm tội vì bị bắt
mà họ tự nguyện trình diện khai báo hành vi phạm tội. Đây là trường hợp sẽ
được hưởng tình tiết giảm nhẹ khi truy tố. Mục đích của biện pháp ngăn
chặn tạ giữ là ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản
trở hoạt động điều tra của người phạm tội....Tuy nhiên, đối với trường hợp
người phạm tội đầu thú, tự thú, họ đã nhận thấy được tính chất nguy hiểm
cho xã hội từ hành vi phạm tội của mình và chấp nhận hình phạt theo quy
định của pháp luật. Chính vì vậy, việc khoản 1 Điều 86 quy định “Tạm giữ
có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt
theo quyết định truy nã” bao gồm cả trường hợp tự thú và đầu thú không
đảm bảo được tính chất khoan hồng của pháp luật đối với những người
này…và vô tình đã đồng nhất với các trường hợp có tính chất nghiêm trọng
hơn rất nhiều như bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang,
bị bắt theo lệnh truy nã. Theo em, trong trường hợp này, pháp luật cần có
hưỡng dẫn cụ thể về trường hợp tạm giữ đối với người có hành vi đầu thú,
tự thú, như chỉ tiến hành biện pháp tạm giữ khi người tự thú, đầu thú phạm
tội có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp…
2, Về thời hạn tạm giữ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì thời
hạn tạm giữ không được quá ba ngày đêm, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận
người bị bắt. Việc Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thời hạn tạm giữ là số
ngày cụ thể (không quá ba ngày), theo em là chưa hợp lí vì không phải mọi
trường hợp người bị bắt đều có thể được giải ngay đến Cơ quan điều tra. Ví
dụ: Bắt người ở trên máy bay, ở đồn biên phòng trên biên giới, ở ngoài hải
đảo.v.v. Vậy thời hạn tạm giữ theo lệnh của người chỉ huy đơn vị bộ đội độc
lập cấp Trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo
và biên giới; người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời
8
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
sân bay, bến cảng là bao nhiêu? Nên sau khi bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang
người phạm tội thì phải khẩn trương giao ngay cho cơ quan điều tra có thẩm
quyền .Theo em quy định này chưa đầy đủ và chưa phù hợp vì khu vực biên
giới nước ta có địa hình khá phức tạp, các hải đảo lại quá xa các trung tâm,
chưa kể các điều kiện khách quan khác như thời tiết, dịch bênh…đi lại khó
khăn nên việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thời hạn tiến
hành thủ tục tố tụng như xin phê chuẩn lệnh tạm giữ rất khó thực hiện nhất
là phải giao ngay người bị bắt cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong 24
giờ là rất khó, không thể lúc nào cũng thực hiện được gây khó khăn cho
người áp dụng, dẫn đến tình trạng “buộc phải” vi phạm về thời hạn tạm giữ.
Để khắc phục tình trạng này cần sửa đổi khoản 2 Điều 87 về thời hạn tạm
giữ, thay cụn từ Cơ quan điều tra bằng cụm từ cơ quan có thẩm quyền ra
lệnh tạm giữ và trong những trường hợp này thời hạn tạm giữ phải được tính
bằng một cách đặc biệt nào đó cho phù hợp, việc đặt cố định cho thời hạn
tạm giữ trong những trường hợp đặc biệt này là không hợp lý.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ
được tính từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Mà theo quy định tại
khoản 1 Điều 86 BLTTHS thì tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm
tội tự thú, đầu thú. Và như chúng ta đã biết người phạm tội tự thú đầu thú
không phải là người bị bắt mà họ tự nguyện trình diện, khai báo hành vi
phạm tội. Họ không phải là người bị bắt. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là : thời
hạn tạm giữ đối với họ được tính từ thời điểm nào? Điều này chưa được
pháp luật quy định. Đây có thể coi là luận cứ tiếp theo về sự không hợp lí
đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ đối với cả người phạm
tộ đầu thú hoặc tự thú.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ
không được quá ba ngày. Vậy câu hỏi đặt ra là từ “ngày” trong cụm từ “ba
9
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
ngày” được hiểu như thế nào? Có bao gồm cả ngày và đêm là 24 giờ hay chỉ
là 12 giờ? Điều luật này chưa có quy định rõ, cần có sự quy định rõ ràng
hơn.
3, Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ
Theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS 2003 quy định “những người có
quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 81 của bộ luật này.
Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ”
Việc Bộ luật TTHS 2003 quy đinh bổ sung thêm thẩm quyền ra lệnh tạm giữ
cho Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển . Điều này là hoàn toàn hợp lý. Xuất
phát từ đặc thù công việc và địa bàn hoạt động vì thế lực lượng cảnh sát biển
trong một số trường hợp được giao thẩm quyền điều tra thì Thủ trưởng vùng
cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chưa có
quy định cụ thể về việc Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có thẩm quyền
quyết định tạm giữ trong những trường hợp nào? Với những đối tượng nào?
Trong pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
cũng không quy định rõ rang mà chỉ quy định:
Điều 22. Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển:
1. Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong
lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và
các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230,
231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng
biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực
lượng Cảnh sát biển quản lý thì những người quy định tại khoản 2 Điều này
có quyền:…
c, Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Việc quy định chưa rõ rang, cụ thể như thế này có thể dẫn tới việc áp
dụng trong thực tế sẽ có nhiều vướng mắc. Cần có sự quy định cụ thể hơn để
10
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
có thể áp dụng đúng mục đích của các nhà làm luât khi ghi nhận điều luật
đó.
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng Bộ
luật TTHS 2003 cần được hoàn thiện, bổ sung kịp thời như:
Về gia hạn tạm giữ: Theo khoản 2 Điều 87 BLTTHS quy định:
“trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ
nhưng không được quá 3 ngày; trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết
định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ hai lấn nhưn không được quá 3
ngày…”
Quy định này sẽ giúp cho người hoạt động điều tra có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên cần quy định rõ: Trong trường hợp cần thiết đề ra quyết định tạm
giữ là những trường hợp nào? Mức độ cụ thể ra sao? Do luật chưa có quy
định rõ điều này nên trong thực tiễn áp dụng có thể dẫn tới sự áp dụng
không thống nhất quy đinh nảy trong việc gia hạn tạm giữ.
Mặt khác cần quy định rõ hơn “ trong trường hợp đặc biệt, người ra
quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ hai lần nhưng không được quá ba
ngày” . Nếu quy định như trên thì nên hiểu “ hai lần” mỗi lần không được
quá ba ngày hay nên hiều “hai lần” nhưng tổng thời gian hai lần đó là không
quá ba ngày? Trong thực tế sẽ có nhỉều người hiểu sai lệch quy định của
luật.
+ Việc trả tự do cho người bị tạm giữ
Theo khoản 3 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định: “ trong khi tạm giữ,
nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ.”
Việc luật quy định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ nếu không có
đủ căn cứ khởi tố bị can là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên luật lại không quy
định về thẩm quyền trả tự do và thủ tục trả tự do cho người bị tạm giữ. Do
đó đặt ra câu hỏi là: trong trường hợp người phải trả tự do cho người bị tạm
11
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
giam thì ai có thẩm quyền trả tự do cho họ? Phải chăng là những người có
thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giữ theo khoản 2 Điều 86 thì cũng là người có
thẩm quyền ra lệnh trả tự do cho người tạm giữ hay là một chủ thể khác. Và
thủ tục trả tự cũng là một thiếu sót cần được bổ sung.
C. KẾT LUẬN
Các quy định của Bộ luật TTHS 2003 đã có rất nhiều điểm mới so với
Bộ luật TTHS 1988, nhất là các quy định về biện pháp ngăn chặn trong đó
có biện pháp tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năng của mình, đảm bảo sự
tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã
được quy định trong Hiến pháp (1992). Tuy nhiên, các quy định về tố tụng
hình sự còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, nhiều lỗ hổng cần được khắc phục,
bổ sung kịp thời đảm bảo tính nghiêm mình cũng như nhân đạo của pháp
luật.
12
Bài tập lớn học kì – Nguyễn thị Lan Anh 341318
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 – Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, tr221
2 – Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, tr 223
• Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại học luật Hà
Nội- NXB Tư pháp
• Bộ luật tố tụng hình sự 2003
• LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
• Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổ, bổ sung năm
2009)
• />• />• />• />• />
13