Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.61 KB, 12 trang )

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức, thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô
ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính. (XPVPHC). Để tạo
thuận lợi cho việc xử lí vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời pháp luật Việt
Nam có quy định cụ thể và rõ ràng về các hình thức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử
phạt XPVPHC. Các nhà làm luật đã dự kiến được các trường hợp xảy ra và quy định
trong điều luật. Thực tế xã hội phức tạp, các quy định của pháp luật liệu có hợp lý và
phù hợp với thực tiễn không? Sau đây em xin đưa ra một số đánh giá về tính hợp lý của
pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
NỘI DUNG
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ
vào các quy định của pháp luật hiện hành quy định áp dụng các biện pháp xử phạt
hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết
theo quy định của pháp luật) đối với tổ chức cá nhân VPHC.
Hoạt động XPVPHC có những đặc điểm sau đây: XPVPHC được áp dụng đối với
cá nhân tổ chức VPHC theo quy định của pháp luật; XPVPHC được tiến hành bởi các
chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; XPVPHC được tiến hành theo
những quy tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về
XPVPHC do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Kết quả của hoạt động
xử phạt XPVPHC thể hiện ở quy định XPVPHC ghi nhận các hình thức, biện pháp xử
phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền được hiểu gồm quyền hạn và nghĩa vụ (chứ không chỉ với thẩm
quyền là quyền) của một chủ thể nhất định mà theo quan điểm của pháp luật được thể
hiện một công việc nhất định trong một phạm vi nhất định mà theo quy định của pháp
luật được thể hiện một công việc nhất định trong một phạm vi nhất định. Xét về bản
chất thì thẩm quyền không chỉ là quyền mà còn gồm cả nghĩa vụ. cơ quan Nhà nước
có quyền đồng thời có nghĩa vụ thực hiện quyền.


Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Là quyền hạn và nghĩa vụ xử phạt
hành chính của cơ quan Nhà nước. Người có thẩm quyền tiến hành xử phạt hành chính
theo thủ tục xử phạt và trong phạm vi nhất định theo định của pháp luật.
Đặc điểm về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể nêu như sau:
1


- Việc XPVPHC được giao cho nhiều người cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác
nhau thực hiện. Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính thuộc về các cơ quan sau đây: UBND các cấp; cơ quan công an nhân dân; bộ
đội biên phòng; cơ quan cảnh sát biển; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm lâm; cơ quan
thuế; cơ quan quản lý thị trường; cơ quan chuyên ngành; giám đốc cảng vụ hàng hải,
giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không; tòa án nhân dân và cơ
quan thi hành án dân sự.
- Thẩm quyền XPVPHC được quy định cụ thể cho các cơ quan và mỗi cán bộ có
thẩm quyền trong mỗi cơ quan này về hình phạt, mức phạt…
- Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại
Điều 42 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2007,
2008:
“1. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 31
đến Điều 40d của pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh
vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người,
thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 28
đến Điều 40d của pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm
hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào
mức tối đa của khung tiền phạt quy định với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a, Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi điều thuộc
thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền vẫn thuộc người đó.
b, Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt
quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có
thẩm quyền xử phạt.
c, Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành
khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử
phạt nơi xảy ra vi phạm”.
2


3. Thủ tục XPVPHC.
Theo cách hiểu cá nhân, thủ tục XPVPHC là tổng thể những hành vi pháp lý cần
thiết phải thực hiện theo tổ chức, trình tự do pháp luật xác định của các chủ thể có
thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp
cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức, cá nhân VPHC.
Xuất phát từ nguyên tắc “ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời
và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh
chóng, công minh, triệt để…” và “Việc xử lý vi phạm phải căn cứ vào tính chất, mức
độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết
định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp” pháp luật quy định hai thủ tục xử lý vi
phạm hành chính sau:
a) Thủ tục đơn giản: Gọi là thủ tục đơn giản vì theo thủ tục này, khi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt ngay.
Điều kiện để áp dụng thủ tục này là hành vi vi phạm của người có thẩm quyền đã được
xác định được đó là hành vi vi phạm nào, tính chất, mức độ vi phạm đồng thời người
phát hiện vi phạm phải có đủ thẩm quyền quyết định xử phạt tại chỗ. Chính vì vậy,
pháp luật quy định thủ tục này chỉ được áp dụng trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc

phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng trừ trường hợp vi phạm chính được phát
hiện nhờ sử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ.( Điều 54 pháp lệnh
XLVPHC sửa đổi, bổ sung năm 2007,2008)
b) Thủ tục lập biên bản: Được quy định tại điều 55 Pháp lệnh XLVPHC (sửa
đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Áp dụng đối với những vi phạm tương đối nghiêm
trọng mà hành vi vi phạm được quy định mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên.
Nguyên nhân phải lập biên bản trong trường hợp này là bởi vì:
- Hành vi vi phạm phức tạp nên trong thời gian ngắn (ngay khi phát hiện vi phạm)
và với những biểu hiện bên ngoài của vi phạm được phân biệt một cách trực tiếp
thường không đủ đánh giá chính xác loại vi phạm, mức độ của vi phạm nên không thể
ra quyết định xử phạt ngay. Trong khi đó, xử phạt vi phạm hành chính phải đúng
người, đúng vi phạm nên việc ghi lại các sự kiện, hiện tượng, tình tiết số liệu liên
quan đến vi phạm (lập biên bản) làm căn cứ để sau đó xử phạt là rất cần thiết.

3


- Hành vi vi phạm hành chính được phát hiện nhưng người phát hiện không đủ
thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền lại không có mặt tại “hiện trường” chứng
kiến hành vi vi phạm xảy ra nên cần lập biên bản để cung cấp thông tin cho người có
thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
II.
ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1.Tính hợp lý của thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt vi phạt hành chính của cơ quan và cán bộ được quy định tại
các điều từ 28 đến điều 40 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi bổ
sung năm 2008; nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008 và các đạo luật khác có liên
quan.

1.1 Tính hợp lý
Thứ nhất: Các chức danh có thẩm quyền XPVPHC đã được quy định tương đối
đầy đủ ở các cấp, ngành, các lĩnh vực quản lý nhà nước là điều kiện quan trọng đảm bảo
phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời mọi trường hợp vi phạm, đáp ứng đòi hỏi của
nguyên tắc thứ nhất trong XLVPHC là : “ Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thời và
đình chỉ ngay..”
Thứ hai: Thẩm quyền XPVPHC thể hiện tập trung và tương đối đầy đủ, rõ ràng
trong PLXLVPHC là căn cứ quan trọng và điều kiện thuận lợi để quy định cụ thể trong
các nghị định về XPVPHC trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Các nghị định này về
cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật quy định về thẩm
quyền xử phạt.
Thứ ba: Việc quy định thêm chức danh có thẩm quyền XPVPHC trong một số
đạo luật đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của quản lý nhà nước, kịp thời trao thẩm quyền
XPVPHC trong một số lĩnh vực quản lý chuyên ngành cho các chức danh mà
PLXLVPHC chưa quy định
Thứ tư: Sự phân hóa trong các quy định về thẩm quyền XPVPHC: Người giữ
chức vụ cao hơn được trao thẩm quyền và rộng và gánh vác trách nhiệm nặng hơn;
thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân được quy định tương đối toàn diện hơn các
chức danh hoạt động trong từng lĩnh vực quản lý cùng cấp; mức tiền phạt trong các lĩnh
vực quản lý khác nhau cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với đặc thù của từng
lĩnh vực.
Thứ năm: Việc quy định theo hướng trao thẩm quyền XPVPHC gắn với thẩm quyền
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra góp phần quan
4


trọng trong việc giáo dục, răn đe người vi phạm, bảo đảm khắc phục hậu quả của vi
phạm đồng thời nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành
chính.
Thứ sáu: Các quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền đã giúp người có thẩm

quyền xử phạt đỡ lúng túng trong việc xác định vụ việc vụ thể có thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình hay không và giúp cấp trên của họ dễ dàng hơn trong đánh giá kết
quả hoạt động XPVPHC nói chung cũng như xác định trách nhiệm của cấp dưới trong
những vụ việc cụ thể.
Thứ bảy: Các quy định về ủy quyền được đặt ra tương đối hợp lý.
1.2. Tính bất hợp lí:
Thứ nhất: Các quy định về thẩm quyền XPVPHC được thể hiện trong một số
lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật khiến cho việc theo dõi để thực hiện rất khó
khăn. Các văn bản này do nhiều cơ quan và người có thẩm quyền ban hành vào những
thời điểm khác nhau, có hiệu lực pháp lí khác nhau, dưới hình thức khác nhau và phạm
vi thi hành khác nhau cho nên mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống là
không thể tránh khỏi.
Thứ hai: Việc quy định các chức danh có thẩm quyền xử phạt chủ yếu được tiến
hành theo phương pháp liệt kê. Phương pháp này có điểm yếu của nó bởi mỗi khi có cơ
quan quản lý chuyên ngành mới được thành lập lại xuất hiện nhu cầu bổ sung chức
danh có thẩm quyền xử phạt. Trong tiến trình cải cách hành chính hiện nay thì nhu cầu
này xuất hiện tương đối thường xuyên mà việc sửa đổi, bổ sung PLXPVPHC lại không
thể tiến hành thường xuyên được. Để đáp ứng nhu cầu đó một số văn bản có hiệu lực
pháp lý thấp hơn đã đặt ra những quy định về thẩm quyền xử phạt không phù hợp với
PLXPVPHC.
Thứ ba: Có sự mâu thuẫn giữa Luật thanh tra 2004 và Pháp lệnh XLVPHC) năm
2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Thứ tư: Quy định về XPVPHC việc trao thẩm quyền xử phạt cho một số chức
danh mới chủ yếu dừng lại ở mức xác định chức năng có thẩm quyền xử phạt mà chưa
quy định cụ thể về hình thức xử phạt, mức tiền phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả
mà chức danh đó có thẩm quyền áp dụng.
Thứ năm: Các quy định hiện hành về thẩm quyền XPVPHC chưa thực sự gắn
thẩm quyền xử phạt của các chức danh với hành vi hoặc nhóm hành vi nhất định. Hạn
chế này khiến các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong những ngành có phạm vi
quản lý bao gồm nhiều lĩnh vực rất lúng túng trong xác định thẩm quyền cụ thể. Đặc

5


biệt trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính theo hướng xây dựng các bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực thì hạn chế này càng thể hiện rõ.
Thứ sáu: Thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền XPVPHC còn gặp nhiều
khó khăn do một số nội dung quy định chưa đẩy đủ, chưa tính hết mọi khía cạnh có thể
nảy sinh khi áp dụng.
2. Tính hợp lý của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) được quy định chủ yếu tại
Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC) năm 2002 sửa
đổi bổ sung năm 2007, 2008. Trên cơ sở Pháp lệnh, ngày 16/12/2008 Chính phủ ban
hành Nghị định số 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh XLVPHC năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008, trong đó có các quy định về thủ
tục XPVPHC (Chương IV Nghị định). Các Nghị định quy định XPVPHC trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước chủ yếu viện dẫn các quy định về thủ tục xử phạt của Pháp
lệnh XLVPHC năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 và Nghị định số
128/2008/NĐ-CP.
So với Pháp lệnh XLVPHC năm 1995, Pháp lệnh xử lý năm 2002 và Pháp lệnh
sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
XLVPHC năm 2007, 2008 đã có nhiều quy định cụ thể hơn về thủ tục xử phạt, bổ
sung thêm một số quy định mới để đáp ứng yêu cầu thực tế, thể hiện rõ hơn tình minh
bạch của pháp luật, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính.
Ví dụ như: Điều 65 quy định thủ tục về hoãn chấp hành quyết định hình phạt tiền;
Điều 68 quy định về chuyển quyết định XLVPHC để thi hành.
2.1 Về thủ tục đơn giản.
*Tính hợp lý:
Thủ tục đơn giản có hiệu quả khá cao trong việc xử phạt đối với những phạm vi
nhỏ, đơn giản trong một số lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đô thị, vệ sinh đường
phố. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt

ngay, cá nhân tổ chức bị xử phạt có thể nộp phạt tại chỗ, vụ việc được giải quyết
nhanh chóng, trật tự quản lý cũng được nhanh chóng khôi phục.
Việc nâng mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản đã được nâng lên từ 20.000
đồng ( Pháp lệnh XLVPHC năm 1995) lên 200.000 đồng ( Pháp lệnh sửa đổi bổ sung
6


năm 2007, 2008) là hợp lí và cần thiết để khắc phục tình trạng vụ việc vi phạm phải
dồn lên cấp trên để giải quyết.
Theo quy định tại Điều 54 pháp lệnh XLVPHC 2002(sửa đổi bổ sung năm 2007,
2008), thủ tục đơn giản là trường hợp xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt không
lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp được tiến hành xử
phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền
đến 200.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức phạt
và mức phạt quy định với mỗi hành vi đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000
đồng.
* Bất hợp lý:
Bên cạnh tính hợp lý là những điểm bất cập còn tồn tại xung quanh các quy định về
việc áp dụng thủ tục đơn giản. Cụ thể là:
Điều kiện mức phạt thuộc vào thẩm quyền của người phát hiện vi phạm hành
chính: Mức phạt được xác định để áp dụng thủ tục đơn giản là mức phạt cụ thể được
áp dụng đối với từng hành vi, trong khi đó mức phạt để xác định thẩm quyền của
người xử phạt là mức cao nhất của khung tiền phạt. Như vậy sẽ có những trường hợp
mức phạt nằm trong ranh giới hạn phạt theo thủ tục đơn giản nhưng người phát hiện
hành vi lại không có quyền sử phạt. Khi đó không thể áp dụng thủ tục đơn giản vì
không thể ra quyết định tại chỗ và nếu không lập biên bản thì người có thẩm quyền xử
phạt không có căn cứ để ra quyết định.
2.2. Về thủ tục xử phạt có lập biên bản.

* Tính hợp lý:
- Về người có thẩm quyền lập biên bản: Khoản 1 Điều 55 pháp lệnh 2002( sửa
đổi bổ sung năm 2007,2008) quy định : “ người có thẩm quyền đang thi hành công vụ
có trách nhiệm lập biên bản đối với vi phạm mà mình phát hiện. Trong trường hợp vi
phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải
chuyển tới ngay người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt”. Quy định này tạo
7


điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong XLVPHC
(người lập biên bản và người xử phạt có mối quan hệ tương đối chặt chẽ).
- Về nội dung của biên bản: khoản 2 điều 55 pháp lệnh XLVPHC quy định nội
dung của biên bản thể hiện tính khoa học, chặt chẽ và phù hợp với thực tế.
- Quyết định xử phạt, nội dung của quyết định xử phạt: được quy định tại Điều
56 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008. Tạo điều kiện cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong việc quyết định
xử phạt nhưng cũng phải bảo đảm quyền lợi, lợi ích của cá nhân tổ chức.
- Về xử lý tang vật, phương tiện tịch thu: Điều 61, pháp lệnh XLVPHC năm
2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 đã quy định: đối với tang vật, phương tiện vi
phạm sẽ được mang ra bán đấu giá tùy theo giá trị. Quy định này nhằm đảm bảo tính
công khai, khách quan và chính xác trong khi xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị
tịch thu.
- Cưỡng chế và thi hành quyết định XPVPHC: Quy định cụ thể và chi tiết tại điều
66, điều 67 Pháp lệnh XLVPHC.
* Bất hợp lý
- Người có thẩm quyền lập biên bản: Trong quy định còn thiếu các trường hợp vi
phạm.
- Nội dung biên bản: Mẫu biên bản vi phạm hành chính chưa hợp lý, vừa thừa,
vừa thiếu, cụ thể: nội dung về điều khoản quy định hành vi vi phạm của tổ chức, cá
nhân chỉ in một dòng nên khi có hai hành vi vi phạm thì phải lập hai biên bản.

- Quyết định, nội dung xử phạt: Pháp luật chưa quy định cụ thể thủ trưởng trực
tiếp có quyền gia hạn thêm thời hạn ban hành quyết định xử phạm thì cần xin phép thủ
tưởng Chính phủ hay Bộ trưởng.
- Về xử lý tang vật, phương tiện tịch thu: Tính khả thi của việc định giá tang vật,
phương tiện vi phạm để chuyển lên cơ quan tài chính cấp huyện hoặc Trung tâm bán
đấu giá cấp tỉnh và việc quy định địa điểm bán đấu giá làm cho việc vận chuyển tang
vật, phương tiện vi phạm trở tới địa điểm bán đấu giá rất khó khăn. Đặt biệt là gỗ.
- Cưỡng chế và thi hành quyết định XPVPHC: chưa có sự phối hợp của các cơ
quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế, như biện pháp khấu trừ
tiền tại Ngân hàng; trình tự, thủ tục cưỡng chế chưa được ban hành.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM
QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
8


1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
XPVPHC là hoạt động có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ
chức nên nên các quy định mang tính nguyên tắc cần phải được thể hiện trong văn bản
do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành dưới hình thức luật hoặc bộ luật. Sau
đây là một số kiến nghị liên quan đến việc quy định thẩm quyền XPVPHC:
Thứ nhất: vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra trong
mọi lĩnh vực quản lý nhà nước, vì vậy không nên đặt vấn đề giới hạn lĩnh vực có các
chức danh có thẩm quyền xử phạt. Mọi lĩnh vực quản lý nhà nước đều cần có các chức
danh được tao quyền XPVPHC và áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thứ hai: Quy đinh về các chức danh có thẩm quyền XPVPHC cũng như hình thức
và mức phạt mà họ yêu cầu phải được thể hiện chủ yếu trong luật (hoặc bộ luật) về xử lí
vi phạm hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và bảo vệ
hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân. Đồng thời để đảm bảo cho hoạt động
quản lý nhà nước được thông suốt trong mọi tình huống, có thể trao cho Chính phủ quy
định các chức danh khác có thẩm quyền XPVPHC trong một số trường hợp đặc biệt.

Thứ ba: Quy đinh về các chức danh có thẩm quyền xử phạt phải được thể hiện rõ
ràng, cụ thể.cần áp dụng cách quy định theo hướng để mở đảm bảo khi có chức danh
mới với vị trí tương đương phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ tương tự các chức danh đang
hiện hữu không nhất thiết phải sửa đổi bổ sung quy định.
Thứ tư: Cần phân cấp mạnh hơn cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt cấp cơ
sở bởi đó là lực lượng chủ yếu kiểm tra phát hiện vi phạm. Việc tăng thẩm quyền về
mức phạt cho các chức danh này phải đạt được 2 mục đích là nâng cao ý thức trách
nhiệm, hiệu quả hoạt động của họ và giảm tải cho các chức danh có quyền xử phạt ở cấp
cấp cao hơn.
Thứ năm: Thẩm quyền XPVPHC cần gắn với thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả. Nên quy định theo hướng các chức danh có thẩm quyền XPVPHC đều có
thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gắn với hành vi vi phạm trong các
nghị định của Chính phủ. Cần có quy định cụ thể về những lĩnh vực và những tình
huống( hoặc thời điểm) mà Chính phủ có thể đặt ra những biện pháp khắc phục hậu quả
nhằm khắc phục tình trạng quy định tràn lan như hiện nay.
9


Thứ sáu: Không nên quy định thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân
phường cao hơn thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân (tương tự đối vói chủ
tịch ủy ban nhân dân huyện , quận ) bởi xét từ góc độ tổ chức bộ máy nhà nước thì có
địa vị pháp lý ngang nhau.Do hành vi vi phạm ở đô thị có thể khác ở nông thôn về tính
chất, mức độ.. nên cần quy định khung hình phạt rộng và hợp lý để các chức danh có
thẩm quyền xử phạt lựa chọn phù hợp với đặc thù của địa bàn họ quản lý.
Thứ bảy: Cần có những quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến thẩm quyền
XPVPHC.
3. Thủ tục hành chính.
3.1 Thủ tục đơn giản
Mức tiền được xử phạt tối đa ở thủ tục đơn giản là 200.00 đồng vẫn còn thấp,
nhiều vi phạm chưa thể xử phạt theo thủ tục này đồng thời để khắc phục tình trạng vụ

việc vi phạm dồn lên cấp trên nêu cần phải nâng mức phạt tiền đơn giản lên.
3.2 Thủ tục lập biên bản
Qua thực tiễn thi hành pháp luật về XPVPHC nhận thấy để hoàn thiện các quy định về
thủ tục XPVPHC có lập biên bản, trước hết cần khắc phục được một số vướng mắc, khó
khăn mà cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt gặp phải. Cụ thể:
Thứ nhất: Khi nghiên cứu, soạn thảo luật XPVPHC, cần nghiên cứu quy định
các nội dung:
+ Cụ thể hơn thủ tục xử phạt như quy định về trách nhiệm của người có thẩm
quyền trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ vụ việc; xác định tính chất, mức độ của
vụ vi phạm, thân nhân người vi phạm để quyết định xử phạt được khách quan,
chính xác
+ Khi xem xét, quyết định xử lý, người có thẩm quyền phải giải quyết một số vấn
đề: vụ việc có đúng thẩm quyền hay không; biên bản và các tài liệu có chính xác
hay không…?
Thứ hai: Về mẫu biên bản và mẫu quyết định xử phạt… không nên tiếp tục ban
hành các loại mẫu mà nên giao cho Bộ, Ngành, căn cứ quy định của pháp luật để ban
10


hành các loại mẫu cho phù hợp với lĩnh vực, ngành mình quản lý đảm bảo yêu cầu của
thực tiễn, vừa đúng pháp luật.
Thứ ba: Về vấn đề cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
và chính sách miễn, giảm tiền phạt đối với đối tượng nghèo, không có điều kiện nộp
phạt. Về vấn đề này pháp luật cần bổ sung thêm những quy định miễn, giảm việc thi
hành quyết định XPVPHC bằng hình thức phạt tiền đối với những trường hợp nghèo
khó về kinh tế, không có điều kiện thi hành quyết định XPVPHC
Thứ tư: Cần quy định hơn việc gia hạn thủ trưởng theo hai hướng: Người được
quyền cho phép gia hạn là thủ trưởng trực tiếp của người xin gia hạn, trường hợp Chủ
tịch UBND cấp tỉnh xin gia hạn thì Bộ trưởng quản lý ngành sẽ là người có quyền gia
hạn, không nhất thiết phải xin Thủ tướng Chính Phủ để xin gia hạn.

Do kiến thức còn hạn chế em mong được thầy, cô đóng góp ý kiến. Em xin cảm
ơn !

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005
3. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008);
4. Nghị định của Chính phủ số 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm
2007, 2008
5. Đặc san về xử lí vi phạm hành chính, Tạp chí luật học, tháng 9/2003.
6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2005
7.
8.

12



×