Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.03 KB, 11 trang )

Câu hỏi : Thực trạng hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam hiện nay

BÀI LÀM
I. LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay vấn đề về hiến xác, hiến bộ phận cơ thể khi chết là một vấn đề
không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Cùng với những tiến bộ khoa
học kĩ thuật hiện đại cũng như tư tưởng đổi mới của con người, nhằm phục
vụ cho việc nghiên cứu khoa học hiến xác, hiến bộ phận cơ thể là một trong
những đóng góp đó. Ở các nước phương tây thì vấn đề này đã được sự đồng
thuận từ người dân cũng như chính sách pháp luật của nhà nước. Nhằm tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy, ghép mô; bộ phận cơ thể và tạo
nguồn cung cấp mô, tạng dồi dào phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh và
nghiên cứu khoa học, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật
điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật
Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có
quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như
điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Tuy nhiên, thực tiễn thực
hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này
còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến
mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau
khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp
thiết.

1


II. NỘI DUNG
1. Quy định của pháp luật về hiến xác ,hiến bộ phận cơ thể
Nhằm tạo một hành lang pháp lí cho việc thực hiện hiến xác, hiến bộ phận


cơ thể. Trước khi có một đạo luật chính thức điều chỉnh về vấn đề này thì
pháp luật nước ta đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan tới
dưới đây là quy định của pháp luật Việt Nam về hiến xác, hiện bộ phận cơ
thể.
a. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 và các văn bản dưới luật
Theo số liệu của Bộ Y tế cho thấy, từ những năm đầu của thập kỷ 50, nước
ta đã có những ca ghép mô, bộ phận cơ thể người đầu tiên như: ghép da,
ghép giác mạc từ tử thi vô thừa nhận và đặc biệt vào đầu những năm 70, việc
ghép gan và tim đã được thực hiện trên lợn do Giáo sư Tôn Thất Tùng và
một số bác sĩ khác tiến hành (1). Tuy nhiên, thời kỳ này chưa có một băn
bản pháp lý nào của Nhà nước quy định về điều kiện hiến, lấy ghép mô, bộ
phận cơ thể người. Đến cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90
những ca lấy, ghép thử nghiệm thận, gan đã cho những kết quả đáng mừng.
Và do nhu cầu của nhân dân về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng,
đồng thời để tạo hành lang pháp lý cho việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể có
hiệu quả, năm 1989 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (Luật BVSKND) được
Quốc hội thông qua. Để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, trong Luật quy định rất nhiều vấn đề về phòng ngừa bệnh, khám chữa
bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng… Trong đó lần đầu tiên có quy
định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người:
“1, Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống
hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người
cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại. 2, Việc
ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự đồng ý của
2


người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành
niên…” (2).
Phân tích quy định trên ta thấy, Luật này không trực tiếp quy định về

quyền và điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể mà chỉ quy định
trong những trường hợp nào “thầy thuốc” (ở đây mà cụ thể là cơ sở y tế có
thẩm quyền) được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống hoặc
sau khi chết. Và từ những quy định ở khoản 1 Điều 30, chúng ta có thể thấy
Luật quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết cần một
trong hai điều kiện sau:
thứ nhất, phải có sự sự đồng ý của thân nhân người chết, trong trường
hợp người chết không có di chúc để lại;
thứ hai, trường hợp người chết có di chúc để lại (khoản 2 Điều 30
BVSKND.
Bên cạnh đó, Luật này cũng có quy định về điều kiện của việc ghép mô, bộ
phận cơ thể (tức là điều kiện với người nhận mô, bộ phận cơ thể để chữa
bệnh) là phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc người giám hộ của người
bệnh chưa thành niên (khoản 2, Điều 30).
Tuy nhiên, ở đây, luật mới chỉ quy định rất chung về điều kiện đối với người
hiến mô, bộ phận cơ thể nói chung cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ
thể sau khi chết nói riêng. Khoản 2 Điều 30 chủ yếu nhấn mạnh đến tính tự
nguyện của người hiến hoặc gia đình họ trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể
(tức là chỉ quy định điều kiện về ý chí) mà không có một quy định nào điều
kiện về độ tuổi, về sức khoẻ đối với người hiến, về năng lực nhận thức của
họ… Theo chúng tôi, khoản 2 Điều 30 của Luật BVSKND chỉ là một quy
định mang tính chất kỹ thuật để giúp các cơ sở y tế tiến hành việc lấy ghép
mô, bộ phận cơ thể được thuận lợi hơn trong một số trường hợp cần thiết
như đã nêu ở trên. Mặt khác, chúng ta cũng thấy quyền hiến mô, bộ phận cơ
3


thể người thời kỳ này chưa được thừa nhận nên chưa thể có được một quy
định đầy đủ về điều kiện mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống cũng như
điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết.

Để đảm bảo những quy định về lấy, ghép đối với người hiến mô, bộ phận cơ
thể trong Điều 30 Luật BVSKND đi vào thực tiễn cuộc sống thì vấn đề này
đã được cụ thể hóa trong Nghị định ban hành kèm theo Điều lệ Khám chữa
bệnh và phục hồi chức năng số 23-HĐBT ngày 24/1/1991 tại Điều 10: “Về
lấy và ghép mô bộ phận cơ thể người
1- Việc lấy mô, bộ phận cơ thể người sống phải được người đó tự nguyện và
viết thành văn bản.
2- Việc lấy mô hoặc một bộ phận của cơ thể người chết được tiến hành trong
các trường hợp:
- Người chết có di chúc để lại đồng ý cho mô hoặc một bộ phận cơ thể của
họ.
- Người chết không có di chúc nhưng được thân nhân người chết đồng ý cho
bằng văn bản.
- Người chết vô thừa nhận.

4- Các thủ tục, tiến hành ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể con người được
tiến hành như các trường hợp phẫu thuật ghi trong Điều 8 của Điều lệ này
…”.
Trong Điều lệ này đã có những quy định cụ thể hơn về cơ sở y tế khi tiến
hành lấy mô, bộ phận cơ thể sau khi chết (khoản 1 Điều 10), ngoài hai
trường hợp Luật đã quy định là trường hợp người chết có di chúc để lại và
trường hợp không có di chúc, nhưng được thân nhân người chết đồng ý thì
Điều lệ này có quy định cụ thể hơn, trong trường hợp người chết không có di
chúc để lại thì thân nhân người chết có quyền đồng ý hiến mô, bộ phận cơ
4


thể sau khi chết, nhưng phải thể hiện bằng văn bản (khoản 2 Điều 10). Mặt
khác, Điều lệ cũng quy định cơ sở y tế có thẩm quyền cũng được sử dụng
xác, bộ phận cơ thể người chết vô thừa nhận để phục vụ cho mục đích chữa

bệnh hoặc nghiên cứu khoa học mà thực tế trong những năm vừa qua là việc
sử dụng mô (giác mạc, kết mạc) để chữa trị cho người bệnh; sử dụng bộ
phận cơ thể, xác tử thi vô thừa nhận phục vụ cho việc giảng dạy tại các
Trường y. Tuy nhiên, cả Luật BVSKND cũng như Điều lệ Khám chữa bệnh
và phục hồi chức năng đều chưa có quy định cụ thể về điều kiện đối với
người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết như: chưa quy định về vấn đề
hiến xác, liệu có cần quy định về độ tuổi với người hiến để lại di chúc hay
không? Điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về năng lực nhận thức hay liệu có
bắt buộc cần phải có sự đồng ý của gia đình trong trường hợp người hiến để
lại di chúc sau khi chết, nếu cần có sự đồng ý của gia đình thì sự đồng ý này
chỉ cần đồng ý bằng lời nói hay phải bằng văn bản, trong trường hợp người
hiến xác, bộ phận cơ thể cho giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì trình tự
thủ tục thế nào… Do đó, thực tế các cơ sở y tế vẫn còn nhiều khó khăn trong
việc nhận mô, bộ phận cơ thể người đối với trường hợp người hiến sau khi
chết. Mặt khác, các văn bản trên cũng mới chỉ quy định về việc hiến mô, bộ
phận cơ thể sau khi chết nhằm mục đích chữa bệnh, chứ chưa có một quy
định nào về hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết nhằm mục đích
nghiên cứu khoa học, nên vấn đề này thực tế xảy ra các cơ sở y tế rất khó
giải quyết. Ví dụ, một người làm đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể của
mình sau khi chết phục vụ cho mục đích cứu chữa người bệnh, tuy nhiên lúc
anh ta chết, cơ sở y tế có thẩm quyền mới phát hiện ra anh ta bị HIV… thì
cơ sở y tế có được nhận mô, bộ phận cơ thể đó cho mục đích khoa học
không?
b. Bộ luật Dân sự năm 2005
5


Phải nói rằng, việc thừa nhận và quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể,
gắn liền với việc thừa nhận và quy định các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ
thể. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể được thừa nhận là cơ sở cũng như căn

cứ để các nhà làm luật quy định một cách cụ thể và chặt chẽ về các điều kiện
hiến mô, bộ phận cơ thể người, trong đó có các điều kiện hiến mô, bộ phận
cơ thể người sau khi chết. Mặt khác, việc quy định chặt chẽ, cụ thể các điều
kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người sẽ giúp mọi người thực hiện tốt hơn
quyền được hiến của mình.
Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định:
“Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi
chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…”.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 34 của BLDS 2005 về cá nhân được hiến
trước khi có Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006,
thì còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu cho rằng, cá nhân ở đây
có thể là bất kỳ ai không phân biệt họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không bị
nhược điểm về thể chất, tâm thần và tự nguyện, quan điểm khác lại cho rằng
cá nhân hiến bộ phận cơ thể ở đây phải là người đã thành niên – mới có đầy
đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Sở dĩ có các cách hiểu khác
nhau như vậy bởi vì trong Bộ luật chưa quy định điều kiện cụ thể với cá
nhân ở đây là gì về độ tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy,
chúng ta thấy Bộ luật quy định cũng rất chung chung về việc cá nhân có
quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi còn sống hoặc sau khi chết mà không
quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với người hiến.
b)Quy định của pháp luật nước ngoai về hiến xác ,hiến bộ phận cơ thể

6


2. Thực trạng của việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam hiện
nay

Với những chính sách đầu tư rất lớn cho nền y học nước nhà về đội ngũ
cán bộ y tế cũng như thiết bị kỹ thuật y tế, việc lấy, ghép bộ phận cơ thể

hoàn toàn có thể thực hiện được ở nước ta. Mà một trong những người tiên
phong cho nền y học nước ta hoạt động ghép tim, ghép thận và ghép gan là
Giáo sư Tôn Thất Tùng một giáo sư đã đóng góp rất lớn cho nền y học toàn
thế giới. Cho đến ngày nay thì hoạt động lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người
trở nên phổ biến và ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê, nhu cầu
được hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta là rất lớn và ngày
càng gia tăng. Cụ thể là, cả nước có khoảng 5000 – 6000 người suy thận
mãn cần được ghép thận. Con số 1500 người được chỉ định ghép gan nhưng
không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng ở 05 bênh viện lớn cả Hà Nội đã phần nào phản ánh được
thực trạng hiện nay. Không chỉ là ghép thận, ghép gan, số bệnh nhân cần
phải ghép giác mạc cũng ngày càng tăng. Đến nay có khoảng hơn 5.000
người bệnh đang chờ được ghép giác mạc. Riêng tại Viện Mắt Trung ương,
mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên. Từ năm 1985 đến
nay, Viện mới chỉ ghép được 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép được 103 ca,
năm 2005 ghép được 150 ca. Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ
nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (khoảng 50-100
giác mạc/năm), số còn lại được lấy từ bệnh nhân bị bỏ nhãn cầu do chấn
thương và các nguyên nhân khác mà giác mạc có đủ tiêu chuẩn sử
dụng.Trước nhu cầu cấp bách trên, ngay từ năm 1992, Nhà nước đã đầu tư
cơ sở vật chất, phương tiện, cán bộ nên cho đến nay, Việt Nam đã có 10
bệnh viện có đủ khả năng và điều kiện ghép thận và đã tiến hành thí điểm
việc ghép thận, gan. Tính đến 20/03/2006, các bệnh viện trên đã ghép thành
7


công được 161 ca, trong đó có 158 ca ghép thận và 04 ca ghép gan. Tất cả
các ca ghép này đều lấy thận, gan của người sống là cha, mẹ, anh, chị, em
trong gia đình, cùng huyết thống, có các chỉ số sinh học tương đương, chưa
có trường hợp nào lấy bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết. Những thành

tựu trên đã tạo nên những thành tích nổi bật của hệ thống khám, chữa bệnh,
mang lại uy tín và niềm tự hào cho ngành y tế, phù hợp với xu thế hội nhập,
giải quyết nhu cầu điều trị tại chỗ của nhân dân và giảm tốn kém cho người
ghép phải ra nước ngoài điều trị. Mặt khác, nhu cầu về giảng dạy, nghiên
cứu khoa học trên xác chết rất lớn. Vào những thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ
trước, cứ 6 – 7 sinh viên có 1 xác chết để học tập, nghiên cứu giải phẫu,
nhưng đến nay, cả khoá trên dưới 400 sinh viên mới chỉ có 1 xác chết, thậm
chí phải dừng lại nhiều lần do không có xác (theo báo cáo của Trường Đại
học y Hà Nội, cả Trường hiện có 22 xác chết; Trường Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh có 173 xác chết).
Mục tiêu đến năm 2020 con số đó lên khoảng 1.000 ca ghép thận, 80-100 ca
ghép gan, 20-30 ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc.
Tuy nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào số lượng người hiến, nếu người hiến
là những người trong huyết thống thì không thể nào đáp ứng đủ được. Nên
rất khuyến khích những người ngoài huyết thống hiến bộ phận cơ thể.
Với thực trạng hoạt động hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác sau
khi chết ở các nước trên thế giới và ở nước ta cho chúng ta thấy một điều
rằng ở nước ta hoạt động này còn có nhiều hạn chế. Do đó, trong tương lai
để phát triển hơn nữa nước ta cần có những biện pháp và hướng hoàn thiện
pháp luật về quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác để thu hút mọi người
quan tâm hơn đến hoạt động nhân đạo này

8


3. Những kiến nghị chung về vấn đề hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở
nước ta hiện nay.

Trước hết, nhà nước ta phải tăng cường giáo dục nâng cao ý thức pháp
luật cho người dân, đặc biệt khuyến khích việc tự nguyện hiến xác bộ phận

cơ thể người khi sống và ngay cả khi chết. Các cán bộ y tế phải giải thích
cho mọi người biết được lợi ích của việc hiến xác và bộ phận cơ thể người.
Từ đó, người dân sẽ hiểu hơn và nhìn nhận vấn đề này một cách tích cực
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải đầu tư hệ thống trang thiết bị y
tế hiện đại, để đảm bảo cho việc lấy, ghép bộ phận cơ thể được an toàn và
hiệu quả hơn. Đồng thời, nước ta phải có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ,
y bác sỹ để nâng cao trình độ chuyên môn trong hoạt động này. Đặc biệt
khuyến khích việc cho các y bác sỹ có trình độ chuyên môn sang các nước
có nền y học phát triển để học hỏi kinh nghiệm ở các nước đó góp phần phát
triển nền y học nước nhà trong lĩnh vực giải phẫu.
Mặt khác, nhà nước mà trực tiếp là Bộ y tế lập kế hoạch xây dựng
ngân hàng mô tạng trong tương lai gần nhằm đáp ứng đủ, kịp thời hơn nhu
cầu của người ghép tạng bất cứ thời điểm, tình huống nào. Tuy nhiên khi lập
ngân hàng mô đòi hỏi nhà nước phải có sự kiểm soát chặt chẽ để tránh tình
trạng thực hiện với mục đích thương mại.
Đẩy mạnh xây dựng một cơ chế tài chính nhằm thay thế dần việc đài
thọ cho nhà nước bởi vì khi tiến hành cấy, ghép bộ phận cơ thể. Bởi vì khi
nhiều người tham gia vào việc hiến, cấy ghép bộ phận cơ thể thì nhà nước
không thể bao cấp được hết. Vấn đề này ở một số nước như Anh, Pháp, Đức
những chi phí về tài chính sẽ được các công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ.
Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề này còn khó khăn do nền kinh tế nước ta còn
đang phát triển, đời sốn nhân dân mới chỉ được cải thiện mà chi phí cho việc
9


cấy, ghép mô, bộ phận cơ thể là rất lớn. Mặt khác, nước ta cũng chưa có loại
bảo hiểm chuyên về vấn đề này. Nếu như chỉ trông chờ vào sự đài thọ của
nhà nước thì không thể. Nên chúng ta phải có cách thu hút chi phí bằng cách
khác. Chẳng hạn như :
+ Các hãng bảo hiểm có uy tín nên mở loại hình bảo hiểm về vấn đề

cấy ghép bộ phận cơ thể người. Đồng thờ kêu gọi người dân tích cực tham
loại hình bảo hiểm này. Tất nhiên các công ty bảo hiểm chỉ phải thanh toán
100% chi phí mà khoảng 40 – 70 % chi phí còn lại do người cấy ghép phải
chi trả
+ Tuyên truyền thu hút sự chú ý của xã hội mà đặc biệt là các doanh
nghiệp, các tổ chức trong nước và nước ngoài thấy được ý nghĩa của vấn đề
này. Việc này nên để cho các cơ quan nhà bao chí đảm nhiệm như những
cuộc kêu gọi ủng hộ đồng bào bão lụt, ủng hộ những người chất độc màu da
cam đã thu hút được những kết quả khả quan. Và với việc kêu gọi cho hoạt
động này chắc cũng sẽ được mọi người ủng hộ, nếu có cách tuyên truyền
đúng đắn.
+ Nhà nước cũng nên có những chính sách để hỗ trợ cho vấn đề này
giúp đỡ người dân thay vì chờ chết lại được cứu sống.
Ngoài ra nhà nước cần phải có những chính sách xóa bỏ nhưng hủ tục
lạc hầu làm ảnh hưởng đến hoạt động nhân đạo này. Đồng thời tham gia tảo
đổi kinh nghiệm với các nước có trình độ ghép tạng, bộ phận cơ thể phát
triển trên thê giới.
Và một vấn đề quan trọng nữa là nhà nước ta cần phải có hướng hoàn
thiện pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Để từ đó tạo
nên một hành lang pháp lý mở rộng hơn nữa cho hoạt động này ngày càng
phát triển và hiệu quả hơn.

10


III. KẾT LUẬN

Ngày nay, việc hiến lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác đã trở lên
phổ biến trên thế giới, vì vậy sự ghi nhận và bảo vệ quyền hiến bộ phận cơ
thể bằng pháp luật dân sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn rất

mới nên cũng còn tồn tại nhiều bất cập, vì vậy tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện các quy định pháp luật về quyền hiến mô, bộ phận cơ khi còn sống
cũng như hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết đang là một nhu cầu cấp
thiết. Cấy ghép là một trong những thành tựu kì diệu nhất của y học hiện đại.
Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào lòng hảo tâm của người hiến
tặng và các thành viên trong gia đình họ, những người sẵn lòng trao tặng
một phần cơ thể để cứu sống người khác. Vì vậy rất cần những người có tấm
lòng hảo tâm để có thể cứu sống những người khác, đóng góp vào nền y học
của loài người, người dân Việt Nam cần nhận thức đây là một hoạt động có
ý nghĩa rất lớn đến sự sống còn của con người.

11



×