Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Có ý kiến cho rằng pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gián tiếp công nhận ly thân. Nêu ý kiến cá nhân về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.17 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng
đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định
là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng). Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cũng như trên
thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
(có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài
sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng
muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong
cuộc sống). Tuy nhiên việc chia tài sản riêng của vợ và chồng trong thời kì hôn
nhân hiên nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, trong đó có ý cho
rằng việc chia tài sảnchung của vợ chồng là gián tiếp công nhận ly thân. Vậy ý
kiến nêu trên đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp và để có một cái nhìn đúng
đắn hơn và có một cách hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài:“Có ý
kiến cho rằng pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân là gián tiếp công nhận ly thân. Nêu ý kiến cá nhân về vấn đề này
”.Làm đề tài bài tập lớn, trong quá trình làm bài em không tránh khỏi những thiếu
sót.Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo.Em xin chân thành
cảm ơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số quy định của pháp luật về vấn đề: Chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân và ly thân.
a. Thời kỳ hôn nhân.


Hôn nhân là sự liên kết giữu một người con trai với một người con gái dựa trên
nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm
chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận.
Tại khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “ Hôn nhân
là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.


Như vậy sau khi kết hôn thì vợ chồng đã xác lập tình trạng hôn nhân với nhau
hay nói cách khác là quan hệ vợ chồng sẽ chuyển sang thời kì mới và đó là “ thời
kì hôn nhân”. Tại khoản 7 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định: “ Thời
kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết
hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Vậy sau khi ly hôn thì thời kì hôn nhân sẽ chấp
dứt.Vợ, chồng không còn quan hệ hôn nhân.
b. Những quy định của pháp luật về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng:
Xuất phát từ thực tế ngày càng có nhiều cặp vợ chồng muốn chia tài sản chung của
mình trong thời kì hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng, để thực hiện nghĩa vụ tài
sản riêng, để cấp dưỡng và lí do chính đáng khác . Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18 ) tiếp tục quy định chế
định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30).
Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng
có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn
bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyế. Việc chia
tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không
được pháp luật công nhận.”


Điều 30.“ Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng:Trong trường hợp chia tài
sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc
sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu
chung của vợ chồng”.các quy định này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi chung là Nghị định số 70).
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, trong trường hợp có
lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có
thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng, hoặc bản

án, quyết định của Toà án. Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và
chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều.
c. Vấn đề ly thân:
Với vấn đề“ ly thân” thì Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có
chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính
xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân
theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về
căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời
gian rồi mới được ly hôn.
Do vậy “ ly thân”, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không
ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định
của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa
vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các
bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha
thứ cho nhau... để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm


dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các
bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản.Mặt khác,
nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng
vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi
lầm, không dung hòa... khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
II. Ý kiến cá nhân về vấn đề: “ Có ý kiến cho rằng pháp luật cho phép vợ
chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gián tiếp công nhận ly
thân”:
Về vấn đề này thì em có một số ý kiến như sau:
a. Trước tiên phải khẳng định việc pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân chung sống với nhau là hoàn toàn cần thiết và
hợp lí đám ứng được nhu cầu thực tiễn trong hôn nhân hiện nay:

Vậy vì sao nói nó hợp lý và cần thiết:
Bởi hiện nay trong cuộc sống gia đình, nhiều khi không thể tránh khỏi những
căng thẳng, bất hoà giữa vợ chồng, dẫn đến tình trạng không muốn chung sống
cùng nhau. Nhưng vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu vì con cái nên họ không muốn
ly hôn. Quy định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp hợp lý
nhằm tối thiểu hoá những xung đột, mâu thuẫn của vợ chồng trước hết trong quan
hệ tài sản, sau đó là những quan hệ nhân thân khác, đồng thời giữ được hoà khí
cũng như tạo ra sự ổn định nhất định giữa các thành viên khác trong gia đình.
Mặt khác trên cơ sở kế thừa những quy định tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986, quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn nhằm
đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế xã hội
nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều có quyền thực hiện các


quyền năng hợp pháp của mình (quyền tự do kinh doanh, quyền tham gia các giao
dịch dân sự). Để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kinh
tế chung gia đình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng được tự do thực
hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có
quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung cho vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân
là hợp lý.
Ngoài ra quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân này sẽ đảm bảo
quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ
chồng. Hiện nay, việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ chồng
tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự.hoạt động này mang lại lợi ích cho vợ
chồng, cũng như phát sinh nghĩa vụ của vợ chồng với bên thứ ba tham gia giao
dịch. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thứ ba cần phải biết
quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ
tài sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định này nhằm tạo ra sự
công bằng, hợp lý, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho người thứ ba
mà còn cho cả bên phía vợ, chồng tham gia giao dịch.

Vì vậy có thể nói việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là
hoàn toàn hợp lý và cần thiết nó phù hợp với sự phát triển của xã hội, cũng như sự
tiến bộ trong quan hệ hôn nhân hiện nay.
b. Thứ hai dựa trên cơ sở pháp lý thì việc nói: “ Pháp luật cho phép vợ chồng
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gián tiếp công nhân ly thân”, thì
hoàn toàn sai và không hợp lý:
Hiện nay theo pháp Luật hôn nhân và gia đình thì việc chia tài sản chung trong thời
kì hôn nhân không làm chấm dứt các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mặc dù
có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì


vậy thì các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề thay đổi, vợ
chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, nhiều
cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến
lợi ích cũng như là để bảo vệ cuộc sống gia đình mình, mặt khác là đảm bảo đời
sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích phát triển trong
pháp luật hôn nhân, mặt khác khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân không làm ảnh hưởng đến quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, vợ chồng có
quyền thừa kế tài sản của nhau theo pháp luật thừa kế.
Còn đối với chế định ly thânthì hiện nay pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
không có chế định nào nói về vấn đề này, hiện chỉ có Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 1986 có quy định chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn
tại như chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, như vậy việc Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định như trên thì ta cũng có thể hiểu rằng pháp
luật thời này cho phép “ ly thân” trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên với sự phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước thì chế định này đã được thay đổi, điều chỉnh để
phù hợp với tình hình mới của xã hội nước ta hiện này và điều này được thể hiện
tai Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khác với năm 1986 luật hôn nhân năm
2000 không quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định “ Vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản
chung”. Nếu vợ chồng thỏa thuận được trong việc chia tài sản thì thỏa thuận đó
được lập thành văn bản và việc phân chia tài sản được pháp luật công nhận. Trong
trường hợp vợ chồng “ không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải
quyết”. Như vậy luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tôn trọng sự thỏa thuận của
vợ chồng, ngoài ra Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã dự liệu và hạn


chế việc quy định rõ, cụ thể việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhằm bổ qua
chế độ ly thân trong hôn nhân.
c. Tuy nhiên việc pháp luật quy định chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân không
gián tiếp công nhận ly thân nhưng trên thực tế quy định này đang để lại những
hậu quả pháp lý và những hạn chế nhất định:
Thứ nhất: Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy
định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và
quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản
ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi
chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên
lại lẫn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản
để tự nuôi mình.
Thứ hai: Việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có
quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện
của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật
HN&GĐ năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp
dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng
linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì
nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ
chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có

thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có
nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ


và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để
trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản.
Thứ ba: Qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể
thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không quy định trách nhiệm của họ
đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một quy định quá “mở”. Giả sử, ngay
sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản
chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình
được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ
còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự
hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể nhận thấy Luật Hôn nhân và
gia đình đã khẳng định vợ, chồng có quyền chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân và việc chia tài sản này là hoàn toàn hợp lý mở ra sự lựa chon mới cho các
cặp vợ chồng trong việc phân chia tài sản. Ngoài việc phân chia tài sản chung được
phân chia sau ly hôn thì vợ chồng còn lựa chọn chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân điều naỳ phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội hiện nay, với quy
định này thì pháp luật Hôn nhân không phải gián tiếp quy định chế định ly thân.
Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay không có quy định hay văn bản pháp
luật nào nói về chế định ly thân, tức là chế định “ ly thân” ở nước ta đã không được
công nhận nữa. Vậy ý kiến cho rằng “ pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân là gián tiếp công nhận ly thân” là không hợp lý và
không có cơ sở.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Văn bản Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 và năm 2000.
3. Văn bản Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
4. Các web: Thongtinphapluatdansu.com.


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số quy định của pháp luật về vấn đề: Chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân và ly thân.
a. Thời kỳ hôn nhân.
b. Những quy định của pháp luật về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng:
c. Vấn đề ly thân:
II. Ý kiến cá nhân về vấn đề: “ Có ý kiến cho rằng pháp luật cho phép vợ
chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gián tiếp công nhận ly
thân”:
a. Trước tiên phải khẳng định việc pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân chung sống với nhau là hoàn toàn cần thiết và
hợp lí đám ứng được nhu cầu thực tiễn trong hôn nhân hiện nay:
b. Thứ hai dựa trên cơ sở pháp lý thì việc nói: “ Pháp luật cho phép vợ chồng
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gián tiếp công nhân ly thân”, thì
hoàn toàn sai và không hợp lý:
c. Tuy nhiên việc pháp luật quy định chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân không
gián tiếp công nhận ly thân nhưng trên thực tế quy định này đang để lại những
hậu quả pháp lý và những hạn chế nhất định:
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ





×