Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bài giảng Chương 1: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 63 trang )

1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG
1.1 Tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng.
Có nhiều định nghĩa và khái niệm về tỷ suất sinh lợi, tỷ suất sinh lợi là khái
niệm được sử dụng cho nhiều tình hình khác nhau trong kinh tế học, nói về những
khoản tiền thu được so với vốn được sử dụng để sinh ra lãi hay số chi phí đã tiêu
hao để sinh ra lãi. Tỷ suất sinh lợi được biểu hiện bằng: Tỷ suất sinh lợi của vốn, tỷ
suất sinh lợi của giá thành…; Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, khả
năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài
chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ để tạo ra các khoản lợi nhuận
cho doanh nghiệp; “Tỷ số sinh lợi là chỉ số đo lường thu nhập của công ty với các
nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần” (Trần Trọng
Thơ, 2007, 128).
Từ những nội dung trên tác giả đúc kết tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là:
khoản lãi thu được so với vốn được sử dụng để sinh ra khoản lãi đó hay chi phí đã
tiêu hao để sinh ra khoản lãi đó. Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng được biểu hiện
bằng: tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên…
1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA
ROA = Lợi nhuận ròng /Tổng tài sản bình quân
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. ROA là
một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng
quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập
ròng. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả
hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu


2



quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA, ROA càng
cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít
hơn.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
ROE = Lợi nhuận ròng /Vốn cổ chủ sở hữu bình quân
ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông ngân hàng, nó
thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Tỷ lệ
ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có
nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để
khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Các ngân hàng có xu hướng sử dụng đòn bẩy cao, do đó họ thường đạt ROE cao
nhưng ROA thấp. ROE cũng có thể tính bằng cách nhân ROA với tỷ số tổng tài sản
trên vốn chủ sở hữu. Cả hai tỷ số ROA và ROE đều là tiêu chí quan trọng đối với cơ
quan quản lý, các ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định
chiến lược trong quản lý và đầu tư phù hợp.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
NIM = Thu nhập lãi thuần /Tài sản sinh lãi
Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng
khoán đầu tư + Cho vay khách hàng
Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) được xác định bằng tổng doanh
thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời
bình quân. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và
chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ
tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ này chỉ ra


3


năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng
trưởng của các nguồn thu so với mức tăng chi phí.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM
NNIM = (Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi) /Tài sản sinh lãi
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân
hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn
thất tín dụng).
Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh
lợi được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Để xác định các yếu tố tác động
đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng đa số các tác giả nước ngoài cũng như trong nước
thường đo lường bằng hai chỉ tiêu là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân
(ROA) và lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) vì ưu điểm của
chỉ số ROA và ROE là tương đối đơn giản, dễ tính toán và mang tính tổng quát cao
so với các chỉ số khác. Trong bài luận văn này tác giả sẽ lấy hai chỉ số ROA và
ROE để làm biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm
yết.
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thường được đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), chúng bị tác động bởi
các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố tác động bên trong bao gồm các biến
đặc thù của từng ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn của ngân hàng, dư nợ cho
vay, tiền gửi khách hàng, rủi ro tín dụng… Các biến bên ngoài bao gồm các biến vĩ
mô của môi trường kinh tế sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng như: tốc
độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, thuế, tỷ giá…
1.3.1 Các yếu tố bên trong


4


1.3.1.1 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua tổng tài sản hoặc tổng nguồn
vốn của ngân hàng. Quy mô ngân hàng là một yếu tố nội tại quyết định tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế các ngân hàng luôn cố gắng mở rộng kinh
doanh của mình bằng cách tăng tổng tài sản và nguồn vốn. Các ngân hàng lớn có
thể đạt được lợi thế quy mô từ đó làm gia tăng lợi nhuận, với lợi thế về quy mô, nổi
tiếng nên các ngân hàng quy mô lớn dễ tiếp cận và huy động vốn, dễ phát hành các
chứng khoán hơn.
Mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là
kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Anper và Anbar (2011). Mặt khác, tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng lại có quan hệ ngược chiều với khả năng đa dạng hóa. Các
ngân hàng tận dụng lợi thế của đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nhưng
nó cũng có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận, quy mô lớn cũng kéo theo chi phí vận
hành và các chi phí khác cao hơn. Theo Eichengreen và Gibson (2001) đề xuất rằng
sự gia tăng quy mô vốn chỉ tác động cùng chiều lên lợi nhuận đến một mức độ nhất
định nào đó.
1.3.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu
Theo Short (1979) thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản của một ngân hàng gắn liền với quy mô của nó bởi vì các ngân hàng lớn có
xu hướng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn so với ngân hàng nhỏ dựa vào khả năng huy
động vốn ít tốn kém hơn. Thực tế cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu
cao, quản trị vốn tốt, duy trì sự thận trọng trong danh mục cho vay có thể cải thiện
tỷ suất sinh lợi. Tỷ số này quá cao cũng cho thấy ngân hàng chưa sử dụng tốt đòn
bẩy tài chính. Bài nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012) cho rằng mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và tỷ suất sinh lợi là không thể dự đoán được.
1.3.1.3 Tiền gửi khách hàng


5


Đặc thù của các ngân hàng là sử dụng đòn bẩy tài chính cao, và chức năng
chính của ngân hàng là trung gian tài chính đóng vai trò luân chuyển nguồn vốn từ
nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu nguồn vốn, vì thế nguồn vốn huy động đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Ponce (2012) cho rằng sự gia tăng tiền
gửi của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn
đầu vào cho ngân hàng từ đó có thể gia tăng dư nợ và đầu tư vào các kênh khác
nhau làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
1.3.1.4 Dƣ nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng cao rõ ràng lợi nhuận thu về từ việc cho vay sẽ cao hơn nếu
kiểm soát rủi ro tín dụng tốt. Sufian và Habibullah (2009) đã nghiên cứu thực
nghiệm tại các ngân hàng của Bangladesh và đã cho thấy rằng mối quan hệ cùng
chiều giữa việc gia tăng dư nợ tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại
Bangladesh. Nghiên cứu còn cho thấy việc gia tăng dư nợ còn có các tác động tích
cực khác là chiếm lĩnh thị phần, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về ngân hàng.
Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thì việc gia tăng thị phần
phải đi đôi với việc quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.
1.3.1.5 Rủi ro tín dụng
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng rủi ro tín dụng là một trong
những biến số quan trọng trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng. Điển hình là nghiên cứu của Athanasoglou và các cộng sự
(2005) đã cho thấy rằng sự thay đổi của biến rủi ro tín dụng là lý do chính trong
việc giải thích các biến động trong tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng sẽ giảm khi rủi ro tín dụng tăng lên. Davydenko (2011) cũng cho
thấy tỷ suất sinh lợi của ngân hàng có mối quan hệ nghịch biến với rủi ro tín dụng.
Mối quan hệ nghịch biến phản ánh điều đó khi danh mục cho vay của các ngân hàng
trở nên rủi ro, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn làm cho lợi


6


nhuận giảm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các ngân hàng có các
khoản vay có rủi ro tín dụng thấp thì tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn.
1.3.2 Các yêu tố bên ngoài
1.3.2.1 Tỷ lệ tăng trƣởng GDP hàng năm
Có khá nhiều nghiên cứu kiểm định mức độ ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP
lên tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP hàng
năm cao sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của ngành ngân hàng. Nghiên cứu
của Athanasoglou và các cộng sự (2005) cho thấy chu kỳ kinh tế có tác động cùng
chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngành ngân hàng tại Hy Lạp tức là nếu tốc độ tăng
trưởng GDP dương qua các năm thì sẽ tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng, khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống và thậm chí là âm thì chất
lượng các khoản tín dụng của ngân hàng sẽ giảm, do đó làm giảm tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng.
1.3.2.2 Tỷ lệ lạm phát
Tác động của các yếu tố môi trường kinh tế vi mô lên tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng đã được nghiên cứu khá rộng rãi và trong đó tỷ lệ lạm phát là yếu tố tiêu
biểu. Nghiên cứu của Perry (1992) cho rằng tác động của lạm phát lên tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng thông qua mối liên hệ giữa tốc độ tăng của tiền lương và các chi
phí hoạt động với tỷ lệ lạm phát. Khả năng quản lý hiệu quả chi phí hoạt động của
các ngân hàng phụ thuộc vào khả năng dự báo lạm phát trong tương lai, mà mức độ
dự báo này phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của môi trường kinh tế vĩ mô.
Trong trường hợp các nhà quản lý có thể dự báo một mức lạm phát kì vọng tương
đối chính xác, ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất một các hợp lý để tăng doanh
thu nhanh hơn chi phí.
1.3.2.3 Lãi suất cho vay


7

Lãi suất cho vay là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của ngân hàng.

Một mức lãi suất cho vay phù hợp sẽ vừa kích thích nhu cầu vay của khách hàng
vừa mang lại lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay quá cao sẽ gây
bất lợi cho khách hàng và cả nền kinh vì thế lãi suất cho vay cũng là một trong
những biến có tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Theo nghiên cứu của
Obamuyi (2013) thì lãi suất cho vay tác động tích cực đến lợi nhuận và tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng tại Nigeria.
1.3.3 Các yếu tố khác
1.3.3.1 Hình thức sở hữu ngân hàng
Hình thức sở hữu ngân hàng là chủ thể nắm quyền sở hữu và điều hành của
ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân. Nghiên cứu của Short (1979) cho thấy
một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và quyền sở hữu
của Nhà nước đối với các ngân hàng. Bourke (1989) đã thử nghiệm tác động của
yếu tố sở hữu Nhà nước lên tỷ suất sinh lợi của ngân hàng bằng cách sử dụng một
biến nhị phân đại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước, kết quả cho thấy mối quan
hệ ngược chiều với nhau. Kết quả cũng cho thấy rằng chi phí quản lý nhân viên
trong nhóm các ngân hàng quốc doanh là không hiệu quả và năng suất lao động của
các ngân hàng tư nhân là cao hơn so với các ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước.
1.3.3.2 Mức độ tập trung của thị trƣờng ngành ngân hàng
Theo giả thiết cấu trúc – vận hành - hiệu quả (Structure- ConductPerformance) thì các ngân hàng có thể tận dụng sức mạnh thị trường của mình để
kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Vì có lợi thế về sức mạnh trong thị trường nên các
ngân hàng này có thể tăng lãi suất cho vay giảm lãi suất huy động từ đó làm tăng lợi
nhuận lên. Nghiên cứu của Bourke (1989) cho rằng mức độ tập trung trong lĩnh vực
ngân hàng có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các ngân hàng
có thể liên kết với nhau tạo ra lợi ích nhóm, lợi ích nhóm có thể gây hại cho khách
hàng và các đối thủ cạnh tranh khác khó có thể tham gia vào thị trường hơn.


8

1.4 Sự cần thiết nghiên cứu tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của

ngân hàng
Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố lên tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là
cần thiết để có thể nâng cao tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, thông qua việc nghiên
cứu chúng ta có thể thấy được đâu là nhân tố tác động tích cực, đâu là nhân tố tác
động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Từ đó có thể giúp cho các nhà
quản trị đưa ra các chính sách phù hợp giúp ngân hàng phát huy tốt các nhân tố tác
động tích cực hay khắc phục, loại bỏ các nhân tố tiêu cực tác động đến tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng. Đối với các nhà đầu tư việc nghiên cứu góp phần cung cấp sự
hiểu biết sâu hơn về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và là
căn cứ để ra quyết định đầu tư đúng đắn. Đối với các nhà hoạch định chính sách
việc biết được các nhân tố tác động sẽ giúp cho việc ban hành các quy định và chính
sách phù hợp hơn phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ của đất nước chúng
ta.
1.5 Các nghiên cứu trƣớc đây về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
1.5.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nối tiếp theo bài nghiên cứu đầu tiên của Short (1979), một số nghiên cứu
gần đây cố gắng xác định một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi
thông qua lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu (ROE). Các nghiên cứu thực nghiệm tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống ngân hàng của từng quốc gia như Athanasoglou và các cộng sự
(2005), Rajesh và Sakshi (2009), Andreas và Gabrielle (2010), Ramlall (2009),
Sufian (2010), Davydenko (2011), Sufian (2011), Riaz (2011), Alper và Anbar
(2011), Ponce (2012)... Các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên khác nhau
về bộ dữ liệu, khoảng thời gian, môi trường kinh tế và các chỉ số vĩ mô ở các quốc
gia này đều khác nhau tuy nhiên chúng ta có thể rút ra một số yếu tố chung chấp
nhận được tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.


9


Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thường được đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chúng bị tác động
bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố tác động bên trong bao gồm các
biến đặc thù của từng ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn của ngân hàng, dư nợ
cho vay, tiền gửi khách hàng, rủi ro tín dụng, chi phí… Các biến bên ngoài bao gồm
các biến vĩ mô của môi trường kinh tế sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng như: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, thuế, tỷ giá…
Athanasoglou và các cộng sự (2005) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng ở Hi Lạp trong khoảng thời gian từ 1985 đến
2001, sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments).
Kết quả cho thấy rằng quy mô vốn ngân hàng, kinh nghiệm quản lý điều hành, lạm
phát, chu kỳ kinh tế (business cycle) có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng, trong khi đó rủi ro tín dụng và chi phí quản lý lại có tác động tiêu cực
đối với tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Hi Lạp.
Rajesh và Sakshi (2009) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, tư nhân và nước ngoài tại Ấn Độ
trong giai đoạn 2001 đến 2007. Sau khi phân tính hồi quy tác giả đưa ra kết luận là
thu nhập bình quân đầu người, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá bán buôn,
xuất khẩu và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng tại Ấn Độ. Trong khi đó tiền gửi, quy mô ngân hàng không tác động đến tỷ
suất sinh lợi các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước và có tác động tích cực đến
các ngân hàng tư nhân và các ngân hàng nước ngoài tại Ấn Độ.
Andreas và Gabrielle (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh
lợi của 453 ngân hàng tại Thụy Sĩ trong khoảng thời gian năm 1999 đến 2006.
Nghiên cứu cho thấy rằng ngân hàng có vốn lớn hơn và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín
dụng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của ngành sẽ có ảnh hưởng tích
cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Độ tuổi (bank age) của ngân hàng thì không
có ảnh hưởng gì đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng tuy nhiên yếu tố vùng miền



10

(region) và quyền sở hữu ngân hàng (bank ownership) lại có ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng. Các ngân hàng ở Geneva có tỷ suất sinh lợi cao hơn các
ngân hàng ở Zurich. Các ngân hàng của Thụy Sĩ và các ngân hàng tư nhân có tỷ
suất sinh lợi cao hơn so với các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng do nhà
nước sở hữu. Nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GPD có tác động rất tích
cực tới tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng trong khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp
và mức độ tập trung của thị trường ngân hàng (bank concentration) có tác động tiêu
cực đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Thụy Sĩ. (Mức độ tập trung của thị
trường được đo lường bằng tổng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất/ tổng tài sản toàn
ngành ngân hàng)
Ramlall (2009) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của
các ngân hàng Đài Loan dựa trên các biến độc lập là các yếu tố nội tại của ngân
hàng và các yếu tố vĩ mô, dữ liệu được thu thập theo quý trong khoảng thời gian
2002 đến 2007. Kết quả cho thấy rằng vốn của ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến tỷ
suất sinh lợi. Tuy nhiên rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng, nghiên cứu cho thấy 1% tăng lên của rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến giảm
94% tỷ suất sinh lợi. Điều này có thể thấy được khi gia tăng về rủi ro tín dụng thì nó
sẽ làm giảm lợi nhuận từ đó làm giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Một giải pháp
được thực hiện bởi ngân hàng Trung ương của Đài Loan là thiết lập chính sách phù
hợp để kiểm soát rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng của Đài Loan.
Sufian (2010) tìm thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ
suất sinh lợi (ROA và ROE) tại các ngân hàng của Thái Lan trong giai đoạn 1999
đến 2005. Sau khi phân tích hồi quy tác giả kết luận rằng: quy mô ngân hàng, vốn
chủ sở hữu của ngân hàng có quan hệ tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng. Trong khi đó thu nhập ngoài lãi (non interest income) và chi phí chung
(overhead cost) có quan hệ tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng,
riêng yếu tố tỷ lệ nợ xấu có quan hệ tương quan nghịch với ROA và tương quan
thuận với ROE. Có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất sinh lợi với tốc độ tăng



11

trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại các ngân hàng ở Thái Lan tuy nhiên tỷ suất sinh
lợi lại có quan hệ ngược chiều với GDP trên đầu người.
Davydenko (2011) nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng ở
Ukraina. Davydenko sử dụng dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2005 đến
2009. Kết quả cho thấy, các ngân hàng bị một cú sốc lớn đánh vào chất lượng các
khoản cho vay đã làm cho các ngân hàng ở Ukraina không có khả năng tái tạo lại
lợi nhuận của họ dựa trên sự tăng trưởng lượng tiền gửi. Thế nên các biến rủi ro tín
dụng, thanh khoản, tiền gửi, lạm phát và biến giả (dummy) ngân hàng nước ngoài
tất cả đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Không chỉ có
các tác động tiêu cực, ông còn phát hiện ra những tác động tích cực đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng tại Ukraina đó là vốn, quy mô, tỷ giá và mức độ tập trung
trung của thị trường ngân hàng.
Sufian (2011) đã nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng Hàn Quốc trong suốt giai đoạn 1992 đến 2003 ông ấy đã
tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc. Tính
thanh khoản và các yếu tố vĩ mô đặc biệt là lạm phát có tác động đáng kể tới tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng, rủi ro tín dụng và chi phí tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh
lợi. Ngoài ra quan sát của tác giả thấy rằng các yếu tố trên ảnh hưởng mạnh đến tỷ
suất sinh lợi trước giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Alper và Anbar (2011) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của 10 ngân hàng thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ trong
giai đoạn từ năm 2002 đến 2010. Họ đã đi đến kết luận quy mô ngân hàng có ảnh
hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi, ngân hàng có quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh
lợi càng cao. Các biến còn lại như: thanh khoản, tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn và thu
nhập lãi thuần không tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, biến
dư nợ tín dụng và các khoản vay dưới chuẩn tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi

của ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó các biến vĩ mô là tỷ lệ tăng trưởng
GDP và lạm phát ảnh hưởng tích cực nhưng rất ít đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng


12

tại Thổ Nhĩ Kỳ. Một nghiên cứu khác về hiệu quả hoạt động các ngân hàng của Thổ
Nhĩ Kỳ đề xuất rằng ngân hàng nên có quy mô vừa phải sẽ có hiệu quả hoạt động
cũng như tỷ suất sinh lợi tốt hơn so với ngân hàng có quy mô lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ
Aysan và Ceyhan (2007).
Riaz (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của 32 ngân
hàng tại Pakistan trong giai đoạn 2006 đến 2010. Bài nghiên cứu sử dụng các biến
độc lập kích thước ngân hàng, rủi ro tín dụng, tiền gửi, dư nợ cho vay, hiệu quả
quản lý, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, chỉ số CPI. Kết quả
hồi quy cho thấy rủi ro tín dụng, lãi suất chiết khấu có tác động ngược chiều; tổng
tài sản, tiền gửi có tác động cùng chiều đến ROE. Đối với biến phụ thuộc ROA thì
chỉ có rủi ro tín dụng và lãi suất chiết khấu có tác động ngược chiều đến ROA.
Ponce (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của
các ngân hàng tại Tây Ban Nha giai đoạn từ 1999 đến 2009. Kết quả thu được bằng
cách sử dụng phương pháp ước lượng GMM cho thấy tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
bị ảnh hưởng tích cực bởi dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng, hiệu quả hoạt động
và ảnh hưởng tiêu cực bởi rủi ro tín dụng. Quy mô vốn ngân hàng chỉ ảnh hưởng
tích cực đến tỷ suất sinh lợi khi sử dụng ROA là thước đo. Tác giả không tìm thấy
bằng chứng về quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Trong khi đó các yếu tố vĩ mô tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, mức độ tập
trung của thị trường ngoại trừ lãi suất đều tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của
các ngân hàng tại Tây Ban Nha.
1.5.2 Các Nghiên Cứu Trong Nƣớc
Bài nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2011) tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng

khoán thành phố Hồ Chí Mình (HOSE) và Hà Nội (HNX) tại Việt Nam thông qua
việc ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài
sản ROA và tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn chủ sở hữu ROE với các biến độc lập


13

tiền gửi khách hàng, vốn cổ phần, dư nợ cho vay, dự phòng rủi ro tín dụng và cấp
độ rủi ro là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên cở
sở hệ thống dữ liệu thứ cấp (báo cáo tài chính) thu thập từ 6 ngân hàng giai đoạn
2005 đến 2010 gồm có ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank, Vietcombank,
Vietinbank, SHB. Kết quả ước lượng cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng
niêm yết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền gửi khách hàng, cấp độ rủi ro và dư nợ
tín dụng. Biến độc lập tiền gửi khách hàng có mối tương quan thuận với ROA và
ROE điều này khẳng định tiền huy động là một trong những yếu tố quyết định đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cao hay thấp. Biến độc lập vốn cổ phần và dự phòng
rủi ro tín dụng không ảnh hưởng đến ROA và ROE, điều này phù hợp với thực tế tại
Việt Nam thì năm 2010 các ngân hàng tăng vốn rất nhanh nhưng lợi nhuận và tỷ
suất sinh lợi thậm chí không cao hơn các năm trước. Biến độc lập dư nợ tín dụng có
quan hệ tương quan nghịch với cả ROA và ROE, điều này cho thấy hoạt động cho
vay của ngân hàng còn tồn tại nhiều yếu kém, tỷ lệ nợ xấu cao. Biến cấp độ rủi ro
ngân hàng không có ý nghĩa thống kê đối với ROA nhưng có có ý nghĩa thống kê và
tương quan thuận với ROE điều này cho thấy ngân hàng đã sử dụng đòn bẩy tài
chính cao để tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông.
Tóm tắt các yếu tố tác động theo các công trình nghiên cứu tại phụ lục
1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Như các yếu tố đã được tác giả xác định, để đo lường mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố nội tại của các ngân hàng và yếu tố vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng niêm yết tại Việt Nam, tác giả dự kiến sử dụng mô hình nghiên cứu sau:
TSSLit = α + β1SIZEit + β2CAit + β3DEit + β4LOit + β5PLit + β6GDPit + β7INFit +

β8LIit + ε it
-

TSSLit: là tỷ suất sinh lợi của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa
bởi hai tỷ số là ROA và ROE.

-

SIZEit: là quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t.


14

-

CAit: là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t.

-

DEit: là chỉ số tiền gửi của khách hàng của ngân hàng i tại thời điểm t.

-

LOit: là chỉ số dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.

-

PLit: là chỉ số rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.

-


GDPit: là tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm t

-

INFit: là tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t

-

LIit: là lãi suất cho vay tại thời điểm t

-

α: là tung độ gốc

-

β: là hệ số tương quan

-

ε it: là sai số hồi quy

Biến phụ thuộc là: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lợi
trên vốn chủ sở hữu ROE
Biến độc lập là: Quy mô ngân hàng SIZE, quy mô vốn chủ sở hữu CA, tiền
gửi khách hàng DE, dư nợ tín dụng LO, rủi ro tín dụng PL, tốc độ tăng trưởng GDP,
tỷ lệ lạm phát INF và lãi suất cho vay LI.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương một đã tổng quan về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết và
cơ sở lý thuyết, kết quả thực nghiệm của các bài nghiên cứu trước đây về tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng. Về mặt lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng được chia thành hai nhóm các biến đại diện cho nội tại của ngân
hàng (các yếu tố bên trong) và các biến đại diện cho yếu tố ngành và vĩ mô (yếu tố
bên ngoài). Đa số các bài nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tác động bên trong bao
gồm các biến đặc thù của từng ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn của ngân
hàng, dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng, rủi ro tín dụng, thu nhập từ lãi… Các


15

biến bên ngoài bao gồm các biến vĩ mô của môi trường kinh tế sẽ tác động đến tỷ
suất sinh lợi của ngân hàng như: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, thuế, tỷ
giá…


16

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐO LƢỜNG YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
2.1

Sơ lƣợc về các ngân hàng niêm yết
Các ngân hàng niêm yết được phân tích trong luận văn trong giai đoạn từ

năm 2007 - 2013 gồm có: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (
Vietcombank - VCB). Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank - CTG), ngân
hàng TMCP Quân Đội (MBbank - MBB), ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt

Nam (Eximbank - EIB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank STB), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).
Ngoài ra các ngân hàng niêm yết còn có ngân hàng TMCP Quốc Dân (trước kia là
ngân hàng TMCP Nam Việt - NVB) quy mô của ngân hàng này khá nhỏ so với các
ngân hàng trên nên tác giả sẽ không đề cập đến ngân hàng này. Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV chuyển đổi từ Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước thành ngân hàng TMCP vào ngày
23/4/2012 và đến ngày 24/1/2014 cổ phiếu ngân hàng này mới được niêm yết, bài
luận văn của tác giả thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007 – 2013 nên tác giả sẽ
không đưa ngân hàng BIDV vào bài luận văn.


17

Bảng 2.1: Tóm tắt một số thông tin về các ngân hàng niêm yết

Tên Ngân
Hàng

Sàn
Niêm
Yết

Ngày Niêm
Yết

Tổng Tài
Sản
31/12/2013
(tỷ VNĐ)


Vốn Điều
Lệ
31/12/2013
(tỷ VNĐ)

Vietcombank

HOSE

30/06/2009

468,994

23,174

Vietinbank

HOSE

16/07/2009

576,368

37,234

MBbank

HOSE

1/11/2011


180,432

11,256

Eximbank

HOSE

27/10/2009

169,913

12,355

Sacombank

HOSE

12/7/2006

161,377

12,425

ACB

HNX

16/07/2009


166,598

9,377

SHB

HNX

20/04/2009

143,625

8,866

Nguồn: tổng hợp của tác giả
2.2

Tổng quan nền kinh tế và ngành ngân hàng giai đoạn năm 2007-2013
Hoạt động của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường

vĩ mô và cách Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) điều hành và quản lý các ngân hàng
thương mại. Ở đây, tác giả điểm lại những điểm nổi bật của tăng trưởng GDP và tỷ
lệ lạm phát từ năm 2007 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ xấu ngành
ngân hàng và một số thay đổi quan trọng trong quy định và cơ chế của NHNN trong
quản lý chính sách tiền tệ.
2.2.1 Tốc Độ Tăng Trƣởng GDP Và Tỷ Lệ Lạm Phát


18


Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng GDP và của các khu vực kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê
Với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao 8,46% vào năm 2007 bước qua năm
2008, kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc suy
thoái năm 1929. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, với tăng trưởng GDP chậm lại chỉ còn 6,31% năm 2008.
Mặc dù giảm thêm xuống mức 5,32% vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn là
nền kinh tế phục hồi tốt nhất trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam đã mạnh lên và
tiếp tục tạo ấn tượng so với các nước châu Á trong năm 2010, với tỷ lệ tăng trưởng
GDP đạt 6,78% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế sau đó đã tăng
trưởng chậm lại ở mức 5,89% năm 2011, 5,1% năm 2012 và 5,42% năm 2013.
Đóng góp chính cho mức tăng của GDP vẫn đến từ khu vực dịch vụ trong khi khu
vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng 5,43% thấp hơn mức 5,75% của
năm 2012, còn lại là nông nghiệp. Dấu hiệu thoát đáy của nền kinh tế đã trở nên rõ
ràng với sự phục hồi tốt của lĩnh vực sản xuất.


19

Biểu đồ 2.2: Tăng trƣởng GDP và Lạm phát

Tăng trƣởng GDP và Lạm phát
25%
23,12%
18,58%

20%


15%

10%

GDP
8,30%
7,06%

6,04%

8,46%
6,78%

5%

6,31%

5,32%

2008

2009

Lạm Phát

9,09%

8,86%

5,89%


5,10%

5,42%

2012

2013

0%
2007

2010

2011

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ lệ lạm phát tăng rất nhanh từ 8,3% vào năm 2007 lên 23,12% vào năm
2008 do cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá dầu toàn cầu gây ra lạm phát cao ở
Việt Nam. Trước tình hình lạm phát ở mức cao năm 2008, NHNN đã thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt trong sáu tháng đầu năm. Tuy nhiên, việc thắt chặt tiền
tệ không thể kéo dài trước nguy cơ kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Từ tháng 09/2008, NHNN đã thực hiện
chính sách tiền tệ linh hoạt hơn bao gồm việc cắt giảm lãi suất huy động. Lãi suất
cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn giảm xuống chỉ còn 8,5%, 7,5%,
và 9,5% vào cuối năm 2008. Lãi suất cho vay cao nhất giảm xuống chỉ còn 12,75%
và lãi suất huy động cũng hạ xuống quanh mức 8%/năm. Ngoài ra, chính phủ đã
tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 143 nghìn tỷ đồng, một phần trong gói kích
thích này đã được sử dụng trong chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay. Chương trình



20

hỗ trợ này đã tăng thêm động lực phát triển cho nền kinh tế và nhờ đó, trong năm
2010, tăng trưởng GDP đã cao hơn các năm trước.
Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với tăng trưởng tín dụng và gia tăng cung
tiền nhanh chóng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chỉ số CPI đã
tăng trở lại lần đầu tiên kể từ năm 2009 và đà tăng tiếp tục diễn ra trong năm 2010
và 2011. CPI trong hai năm 2010 và 2011 lần lượt đạt ngưỡng cao ở mức 8,86% và
18,68%. Thực tại đó, đã buộc Việt Nam đổi hướng chính sách tiền tệ từ mục tiêu ưu
tiên cho tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ
mô. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã giúp tỷ lệ lạm phát giảm xuống trong năm 2012
còn 9,09%, năm 2013 còn 6,04% mức thấp nhấp trong vòng 10 năm qua.
2.2.2 Môi Trƣờng Pháp Lý
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của ngân hàng đều phải chịu
sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM)
chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật
khác của Nhà Nước, cụ thể trong từng thời kỳ tuân thủ những quy định về lãi suất,
dự trữ, hạn mức cho vay... Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động
trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà các ngân hàng
phải tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật. NHNN căn cứ vào thực trạng của
nền kinh tế để thực hiện điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm một số mục tiêu nhất
định như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế… Các ngân hàng thương mại là định
chế trung gian, đóng vai trò phân phối luồng tiền lưu thông trên thị trường, lợi
nhuận có được do phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí trên luồng tiền đó. Do
đó, khi luồng tiền được phép lưu thông tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến nguồn lợi
nhuận cũng như khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng.
Tác giả xin tổng hợp lại các quy định pháp luật quan trọng nhất như sau:



21

Bảng 2.2 Tóm tắt các văn bản pháp luật quan trọng
VĂN BẢN

NỘI DUNG

Luật 46/2010/QH12

Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam

Luật 47/2010/QH12

Luật Các tổ chức tín dụng

Nghị định 59/2009/NĐ-CP

Quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
thương mại
Quy định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh

Nghị định 22/2006/NĐ-CP

ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ
chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định 05/2010/NĐ-CP
Quyết định 254/QĐ-TTg
Nghị định 141-2006-NĐ-CP

Nghị định 10/2011/NĐ-CP
Nghị định 69/2007/NĐ-CP

Quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ
chức tín dụng
Quyết định phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015"
Mức vốn pháp định dành cho các tổ chức tín dụng
Mức vốn pháp định dành cho các tổ chức tín dụng
đến hết ngày 31/12/2011
Quy định về việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần của NHTM Việt Nam

Thông tư 08/2010/TT-

Quy định về Kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín

NHNN

dụng.
Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định 109/2005/NĐ-CP

Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về
bảo hiểm tiền gửi .

Quyết định 27/2008/QĐNHNN

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế

nghiệp vụ thị trường mở ban hành theo Quyết định
01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007.


22

Thông tư 13/2010/TT-

Thông tư quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động

NHNN

của các tổ chức tín dụng

Quyết định 493/2005/QĐNHNN

Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng

Quyết định 780/QĐ-NHNN

Quy định về phân loại nợ với nợ được điều chỉnh
kỳ hạn, gia hạn nợ
Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,

Thông tư 02/2013/TT-

phương pháp lập và sử dụng dự phòng rủi ro của


NHNN

các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài

Nghị định 53/2013/NĐ-CP

Quyết định thành lập công ty quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thông tư 19/2013/TT-

Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty

NHNN

Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thông tư 20 /2013/TT-

Quy định về cho vay tái cấp vốn của Công ty Quản

NHNN

lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thông tư 15/2013/TTNHNN

Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng
đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín

dụng

Thông tư 09/2014/TT-

Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số

NHNN

02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các văn bản của NHNN

Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP, hết năm 2008 các ngân hàng thương mại cổ
phần phải đạt mức vốn điều lệ tương đương mức vốn pháp định được quy định tại
nghị định này là 1.000 tỷ đồng và hết 2010 là 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên mới chỉ tới


23

gần 10 đơn vị mới đạt mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng vào cuối 2009, muộn hơn một
năm so với quy định tại Nghị định 141.
Nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 141/2006/NĐ-CP, quy định mức
vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đến hết ngày 31/12/2011 là
3.000 tỷ đồng. Đến tháng 2 năm 2011, vốn điều lệ của các ngân hàng đã dần thấy có
biến chuyển tăng trên hoặc ở mức 3.000 tỷ đồng. Việc phải tăng vốn điều lệ trong
thời gian quá ngắn khiến các tổ chức tín dụng gặp khá nhiều khó khăn trong việc
tăng vốn.
Quyết định số 254/QĐ-TTg về đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011 – 2015. Qua đó NHNN tiến hàng đánh giá, xác định thực trạng hoạt
động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD để phân loại, xác định các TCTD
yếu kém; trên cơ sở đó, ưu tiên xử lý trước phù hợp với nguồn lực, bảo đảm cơ cấu

lại, xử lý những TCTD yếu kém nhưng vẫn giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ
thống. Điều này buộc các TCTD phải tự tái cấu trúc, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ
xấu, việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất cũng được các ngân hàng chủ động tiến hàng
trong giai đoạn này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu của NHTM từ 8% lên 9%. Việc ra đời Thông tư trên là một tín hiệu đáng
mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo
đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh
giá an toàn ngân hàng theo Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel. Trong những năm trở
lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng
kể năng lực tài chính và hệ số này. Hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà
NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Bên cạnh đó, Thông tư số 13 có hiệu lực từ ngày
1/10/2010, đây cũng là thời điểm các NHTM phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu
3.000 tỷ đồng (hạn chót là 31/12/2010). Nhưng vấn đề đặt ra là tử số (vốn tự có)
tăng lên thì mẫu số (tài sản "có" rủi ro) không được tăng theo đây là vấn đề mà các
NHTM sẽ gặp khó khăn.


24

Nghị định 53/2013/NĐ-CP Công ty quản lý tài sản VAMC của các TCTD Việt
Nam ra đời nhằm xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Theo đó, đến
cuối tháng 8/2014, VAMC đã mua được 3.281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56
nghìn tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 nghìn tỷ đồng. Đến nay, VAMC đã thu hồi
được 1.462 tỷ đồng nợ xấu thuộc 31 TCTD. Việc xử lý nợ xấu của VAMC tuy chưa
hiệu quả nhưng phần nào cũng giúp các TCTD giảm gánh nặng nợ xấu trên bảng
cân đối kế toán, có thêm thời gian và nguồn lực để xử lý nợ xấu cho chính mình.
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21 tháng 1 năm 2013 Quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mới. Thông tư 02 ra

đời sẽ phơi bày thực chất hơn thực trạng nợ xấu, nợ xấu nhiều ngân hàng có thể
tăng lên 10%, 20%, thậm chí cao hơn. Các ngân hàng phải dồn nguồn dự phòng lớn
để xử lý nợ xấu, có thể thua lỗ, làm tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất…
Nhưng NHNN đã ban hành Thông tư 09 sửa đổi Thông tư 02 về phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro, lùi một số điều khoản trong Thông tư 02. Việc lùi thời hạn
hiệu lực đối với những quy định này sẽ làm giảm và trì hoãn áp lực về nợ xấu đối
với các ngân hàng, qua đó, giúp các TCTD có thêm thời gian để điều chỉnh hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ của mình theo hướng áp dụng từng bước các quy định
trong thông tư 02 trước đây, đồng thời tránh được cú sốc về nợ xấu tăng đột biến và
lợi nhuận kế toán sụt giảm mạnh. Trong năm 2013, để tránh sự thay đổi đột ngột về
nợ xấu khi áp dụng thông tư 02, các ngân hàng đã tăng dần trích lập dự phòng, nâng
dần tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/Tổng dư nợ để cải thiện nguồn tiền để
đối phó và xử lý nợ xấu sau này. Đồng thời, tích cực sử dụng nguồn dự phòng để xử
lý nợ xấu và bán nợ xấu cho VAMC.
2.2.3 Tăng Trƣởng Tín Dụng


25

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Tốc Độ Tăng Trƣởng Tín Dụng
60%
51,4%

50%
37,7%

40%


31,2%

30%
30,0%

20%
11,0%

10,9%
7,0%

10%
0%
2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kỷ lục vào năm 2007 lên đến 51,4% so với
năm trước. Trong một khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt

Nam gấp ba đến bốn lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nói một cách khác, tín dụng đã
tăng trưởng quá nóng và đó là một tín hiệu không tốt trong việc điều hành của
NHNN. Tốc độ tăng trưởng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Tín dụng năm
2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng
trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng
tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ
điều kiện vay vốn, các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn
chặn nợ xấu...
2.2.4 Lãi Suất Cho Vay và Huy Động


×