Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tiểu luận Lý thuyết thị trường hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
-----  -----

ĐỀ TÀI SỐ 6: BÀI TIỂU LUẬN

“LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ”
Lớp VB17BFN01
GV: Th.S Trương Minh Tuấn
Nhóm 11
(5) Nguyễn Quốc Cường
(51) Nguyễn Bá Yến Thanh
(52) Nguyễn Minh Thanh
(53) Nguyễn Thị Thanh Thảo
(72) Võ Ngọc Tường Vy

Tp HCM tháng 12 năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU3

2


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp
cần huy động nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó không thể thiếu nguồn lực tài
chính. Các nguồn lực trong nền kinh tế là hữu hạn hay nói cách khác là luôn ở trong
tình trạng khan hiếm. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố khách
quan, việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho hiệu quả nhất với một chi phí


thấp nhất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vấn đề này được giải quyết thông
qua sự vận hành của các thị trường dưới sự chi phối cơ chế thị trường. Để phân phối
các nguồn lực một cách tốt nhất, thị trường cần phải hiệu quả.
Lý thuyết thị trường hiệu quả là một trong những lý thuyết chính thống, nền tảng
của ngành tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, lý thuyết này
lại càng tỏ ra mạnh hơn bất kỳ lý thuyết nào, nó là kim chỉ nam cho nhiều học giả
phân tích chứng khoán.

3


1. THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ HOÀN TOÀN
Việc tiếp cận Lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích tài chính phải xuất phát
từ khái niệm thị trường hoàn hảo trong kinh tế học. Một thị trường được coi là hoàn
hảo khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó
sử dụng các đầu vào khan hiếm một cách hiệu quả. Trong nghiên cứu kinh tế nói
chung và trong phân tích tài chính nói riêng, một thị trường được coi là hoàn hảo (hiệu
quả) khi nó hiệu quả về các mặt: Phân phối, tổ chức hoạt động và thông tin.
1.1 Hiệu quả về mặt phân phối
Một thị trường được coi là hiệu quả về mặt phân phối khi thị trường đó có khả
năng đưa được các nguồn lực khan hiếm đến người sử dụng, sao cho trên cơ sở nguồn
lực có được, người ta sẽ tạo ra kết quả đầu ra lớn nhất, tức là họ sử dụng được một
cách tối ưu. Người sử dụng tốt nhất cho nguồn lực huy động được là người có khả
năng trả giá cao nhất cho quyền được sử dụng nguồn lực đó.
1.2 Hiệu quả về tổ chức hoạt động của thị trường
Một thị trường được coi là hiệu quả về mặt hoạt động khi nó có khả năng tối thiểu
hóa chi phí giao dịch và đưa chi phí này tiến dần về 0, thông qua cơ chế cạnh tranh
giữa các đối tượng tham gia kiến tạo và vận hành thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế,
các thị trường sẽ không tồn tại nếu hoạt động của những người vận hành thị trường
không được bù đắp

1.3 Hiệu quả về mặt thông tin
Một thị trường được coi là hiệu quả về mặt thông tin khi giá cả của loại hàng hóa
giao dịch trên thị trường được phản ánh đầy đủ và tức thời bởi các thông tin có liên
quan. Những thông tin đó bao gồm nhiều loại khác nhau, như thông tin về môi trường
kinh tế vĩ mô, thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh
tranh, thông tin về thị trường…
2. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Khái niệm thị trường hiệu quả trong Lý thuyết thị trường hiệu quả xuất phát từ thị
trường hiệu quả hoàn hảo trên phương diện thông tin. Khái niệm này luôn được các
tác giả đưa ra và phát triển theo thời gian.Một cách ngắn gọn và được khá nhiều tác
giả thống nhất là khái niệm như sau:

4


Thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá cả phản ánh nhanh chóng để nắm
bắt được các thông tin mới (bao gồm thông tin quá khứ, hiện tại, thông tin chưa được
công bố tùy vào từng dạng thị trường).
3. NỘI DUNG LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
3.1 Các giả thiết thị trường hiệu quả
- Thị trường hiệu quả nó đòi hỏi một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia
vào thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, họ tiến hành phân tích và định giá
các loại chứng khoán một cách hoàn toàn độc lập với nhau.
Những thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một cách ngẫu
nhiên và tự động, và việc quyết định về thời điểm công bố thông tin cũng độc lập lẫn
nhau.
-Các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm
phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có thể là
không hoàn hảo, tuy nhiên nó không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều chỉnh
quá mức, cũng có khi là dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể dự đoán được điều gì

sẽ xảy ra ờ mỗi thời điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh
chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh
với nhau.
-Giá chứng khoán điều chỉnh theo tất cả những thông tin mới nên giá của những
chứng khoán này sẽ phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và được công bố rộng rãi ở
mọi thời điểm. Vì thế mà nó sẽ phản ánh không thiên lệch tất cả những thông tin có
sẵn hiện thời và đã bao gồm rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán.
Như vậy, trong một thị trường vốn hiệu quả, khó có một nhà đầu tư nào đánh bại
được thị trường và duy trì được tỉ suất sinh lợi lâu. Tỷ suất sinh lợi mong đợi trong
mức giá hiện tại của chứng khoán sẽ phản ánh rủi ro tưong ứng của nó, có nghĩa là các
nhà đầu tư mua chứng khoán ở mức giá thông tin hiệu quả sẽ nhận được một tỷ suất
sinh lợi phù hợp với rủi ro phải gánh chịu chứng khoán đó.
3.2 Các hình thái thị trường hiệu quả
Các hình thái của thị trường hiệu quả được phân chia căn cứ trên mức độ khác
nhau trong sự phản ánh của giá cả đối với thông tin trên thị trường. Có 3 loại hình
thái:
5


• Thị trường hiệu quả dạng yếu
• Thị trường hiệu quả dạng trung bình
• Thị trường hiệu quả dạng mạnh
HÌNH THÁI YẾU
Thông tin quá khứ
HÌNH THÁI TRUNG BÌNH
Thông tin đại chúng
HÌNH THÁI MẠNH
Tất cả thông tin
(kể cả thông tin nội bộ)


3.2.1 Hình thái yếu của thị trường
Một thị trường được cho là thị trường hiệu quả dạng yếu nếu giá cả của chứng
khoán đã phản ánh đầy đủ và kịp thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của
thị trường như khối lượng giao dịch, giá cả chứng khoán.
3.2.2 Hình thái trung bình của thị trường
Một thị trường được cho là thị trường hiệu quả dạng trung bình nếu giá cả của
chứng khoán đã phản ánh tất cả những thông tin liên quan đến công ty được công bố
ra công chúng bao gồm: thông tin trong quá khứ, những thông tin cơ bản khác: năng
lực sản xuất, chất lượng quản lý, dự đoán thu nhập, bảng cân đối kế toán, thông tin về
đối thủ cạnh tranh
3.2.3 Hình thái mạnh của thị trường
Một thị trường được cho là thị trường hiệu quả dạng mạnh nếu giá cổ phiếu đã
phản ánh tất cả những thông tin cần thiết có liên quan đến công ty, kể cả những thông
tin nội gián, cả những thông tin mà thị trường sẽ kỳ vọng xảy ra trong tương lai.

6


3.3 Tầm quan trọng của thị trường hiệu quả
Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn là tại sao các thị trường cần phải hiệu quả, thị
trường hiệu quả sẽ mang lại ích lợi gì cho thị trường tài chính nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế nói chung.Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng một thị trường hiệu quả, có một số
ưu điểm nổi bật sau:
-Khuyến khích người đầu tư tin tưởng vào thị trường và vì vậy họ sẽ rót vốn vào
thị trường mà không để lãng phí nguồn lực. Người đầu tư luôn nghĩ rằng họ đang
được tự do lựa chọn cơ hội cho chính mình, không lo ngại rằng vào bất kỳ lúc nào họ
sẽ bị những rủi ro ngoài tầm kiểm soát.
-Khuyến khích phân phối một cách hiệu quả. Trong một thị trường hiệu quả, đồng
vốn cũng sẽ tự tìm đến được những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế thực sự.
-Cải thiện thông tin thị trường và vì vậy tăng cơ hội trong đầu tư. Với một thị

trường hiệu quả, thông tin được phản ánh vào trong giá cả một cách chuẩn xác và
nhanh nhạy, đến lượt mình, thị trường hiệu quả cũng luôn cho thấy các thông tin thị
trường là những thông tin có độ tin cậy cao, sẽ là kênh thu hút tốt các nguồn vốn đàu
tư.
Như vậy, thị trường hiệu quả là cần thiết đối với tất cả các thị trường và người đầu
tư. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả và tác động của từng mức độ này đến toàn thị trường
lại là vấn đề lớn và không dễ gì chúng ta có thể nhận biết được.
4. ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
4.1 Đối với nhà đầu tư :
Lý thuyết thị trường hiệu quả ra đời đã có nhiều ứng dụng nhất định. Nó là cơ sở
của những nhà đầu tư trên thế giới xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Trong để tài
này chúng tôi sẽ phân tích ứng dụng trong phân tích chứng khoán.
Khi phân tích kỹ thuật trong chứng khoán, các nhà phân tích kỹ thuật dựa vào việc
theo dõi quá trình thay đổi giá chứng khoán trong quá khứ cũng như hiện tại để tìm ra
sự vận động mang tính chu kỳ, từ đó giả thuyết rằng nó sẽ xảy ra trong tương lai.
Nhưng mọi thông tin trong quá khứ và khối lượng giao dịch đều đã được biết đến. Các
nhà đầu tư cạnh tranh để khai thác những thông tin này sẽ đưa giá trở lại mức cân
bằng của thị trường hoặc là tại mức này, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm được lợi nhuận đủ
để bù đắp cho những rủi ro có thể gặp phải.
7


4.1.1 Phương pháp phân tích cơ bản
Phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp định giá cho cổ phiếu trên cơ sở
nghiên cứu và phân tích các triển vọng của công ty như triển vọng về kinh doanh, tài
chính, từ đó đưa ra các ước đoán về thu nhập; trả cổ tức; dự đoán biến động lãi suất thị
trường; đánh giá rủi ro có thể gặp phải. Mục đích là xác định giá trị nội tại của mỗi cổ
phiếu, sau đó so sánh chúng với thị giá của chứng khoán đó. Nếu giá trị thực của
chúng vượt quá thị giá của cổ phiếu thì các nhà phân tích sẽ khuyên bạn nên mua loại
cổ phiếu đó và ngược lại.

Tuy vậy, lý thuyết thị trường hiệu quả lại khẳng định phân tích cơ bản là không có
giá trị. Nếu các nhà phân tích dựa trên những thông tin mà công chúng đầu tư có thể
biết được, thì mọi cố gắng phân tích của họ sẽ bị những nhà đầu tư khác làm mất tính
cạnh tranh. Trên thị trường có rất nhiều nhà đầu tư và giả định là tất cả các nhà đầu tư
đều có chung các thông tin có thể tìm kiếm được trên thị trường. Nếu thị trường là
hiệu quả, mọi thông tin này đều đã được phản ánh trong giá. Chỉ có các nhà đầu tư
xuất sắc nhất mới có thể thành công trong cuộc cạnh tranh này.
4.1.2 Ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư
Cạnh tranh trên thị trường là vô cùng khốc liệt. Các phương pháp phân tích sử
dụng rộng rãi trong các nhà đầu tư làm cho những thông tin nhận được nhanh chóng
phản ánh vào giá của chứng khoán. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, tốn kém về thời
gian và các phương tiện kỹ thuật đắt tiền, mới tìm ra được luồng thông tin khác biệt
nhằm sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Những kỹ thuật phân tích tốn kém chỉ phù hợp với các nhà quản lý của những
danh mục đầu tư lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư nhỏ sẽ lựa chọn giải pháp
nào? Liệu các nhà đầu tư lớn có thể thu được kết quả như mong muốn sau khi đã chi
phí rất lớn cho công việc này?
Học thuyết về thị trường hiệu quả cho rằng giá cả của cổ phiếu luôn chính xác với
những thông tin có thể kiếm được. Vì vậy mọi sự cố gắng trong việc bán và mua
chứng khoán thường xuyên chỉ làm tăng chi phí cho các nhà môi giới chứng khoán mà
không làm tăng giá trị của chứng khoán đó.
Do vậy học thuyết về thị trường hiệu quả cho rằng quản lý danh mục đầu tư chủ
động chỉ là sự lãng phí về mặt thời gian và tiền bạc. Học thuyết này ủng hộ chiến
8


lược đầu tư mang tính chất thụ động. Mục tiêu duy nhất của chiến lược thụ động là
tạo lập một danh mục đầu tư được đa dạng hóa. Điều này hoàn toàn trái ngược với
chiến lược quản lý chủ động là luôn tìm kiến những chứng khoán được định giá thấp
hơn hay cao hơn giá trị thực để từ đó thực hiện mua vào hay bán ra loại chứng khoán

đó.
Một trong những chiến lược rất phổ biến của chính sách quản lý danh mục đầu tư
thụ động là tạo ra danh mục đầu tư lặp lại theo một chỉ số nào đó. Đây chính là một
danh mục được thiết kế đúng như phiên bản của chỉ số xây dựng dựa trên việc mua
các loại chứng khoán có trong chỉ số đó.
4.2 Đối với nhà quản lý
Với những hàm ý mà lý thuyết thị trường hiệu quả đã chỉ ra, để đảm bảo thị trường
là hiệu quả, với mục đích tạo ra sự công bằng cho các nhà đầu tư, từ đó tạo ra sự phát
triển cho thị trường các nhà quản lý cần:
- Tạo ra cơ chế tích tụ phân phối có hiệu quả. Để có cơ chế tích tụ phân phối có hiệu
quả.
• Cơ chế xác lập giá cần liên tục theo đúng bước đi ngẫu nhiên của thông tin.
Muốn vậy, cần phải khớp kênh liên tục để sự biến đổi về giá theo kịp sự biến đổi về
thông tin trên thị trường. Đồng thời sự thay đổi, cập nhật về thông tin phản ánh liên
tục vào giá. Mặt khác cần phải tạo ra một thể chế, một khung pháp lý bắt buộc tất cả
các công ty niêm yết phải công khai hóa minh bạch thông tin. Đây là một trong
những điều kiện quyết định để đạt được sự hoàn hảo của thị trường.
• Thứ hai, về cơ chế thâu tóm, sáp nhập: cần phải hiểu sự thâu tóm, sáp nhập
không phải là bất hợp pháp mà đó là sự tích tụ tập trung vốn. Những công ty làm ăn
tốt, quy mô lớn thâu tóm các công ty nhỏ, làm ăn không tốt. Chỉ có như vậy mới đạt
được sự phân phối và sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
- Cung cấp thông tin miễn phí và đầy đủ tới nhà đầu tư. Đây là điều kiện để tất cả các
nhà đầu tư đều có thể có mọi thông tin sẵn sàng. Về yếu tố này, bên cạch trách nhiệm
của các nhà quản lý thị trường còn cần có sự tham gia của các trung gian tài chính, các
tổ chức kiểm toán.

9


Đồng thời với việc cung cấp thông tin miễn phí và đầy đủ tới các nhà đầu tư, cần

đào tạo nâng cao trình độ của các nhà đầu tư để khả năng phân tích thông tin nhận
được của các nhà đầu tư là như nhau, ít ra là cũng xấp xỉ nhau.
- Tạo ra thị trường hoàn hảo về mặt cạnh tranh : nâng cao số lượng nhà đầu tư bằng
cách xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường có cơ chế ưu đãi về thuế thu nhập, tăng cường
phổ biến, quảng bá về thị trường; Giảm tối thiểu sự can thiệp của Nhà Nước. ậ đây
Nhà Nước chỉ nên đóng vai trò là người điều hành giúp cho thị trường vận hành trơn
tru ổn định. Cần đặc biệt giảm thiểu sự can thiệp về giá. Nâng cao số lượng các trung
gian tài chính. Điều này giúp tạo sự cạnh tranh về phí tạo ra nhiều nguồn về thông tin.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận án tiến sĩ kinh tế Vũ Minh Luận đề tài “Ứng dụng lý thuyết thị trường
hiệu quả trong phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Chuyên đề nghiên cứu thị trường hiệu quả - website: luanvan.net.vn
3. Lý thuyết thị trường hiệu quả cơ sở và ứng dụng từ website khotailieu.com

11



×