Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

DẠY học THEO CHỦ đề ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.95 KB, 34 trang )

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ 3: VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH (Ngữ văn lớp 8)
A. Cơ sở hình thành chủ đề
- Dựa trên các văn bản trong SGK Ngữ văn 8 - tập2
+ Văn bản: Tức cảnh Pác Bó
+ Văn bản: Ngắm trăng
+ Văn bản : Đi đường
- Dựa theo các tài liệu tham khảo:
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 2
+ Học luyện Ngữ văn 8
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 8
+ Chuẩn KT-KN 8
B. Thời gian dự kiến: 3 tiết, thời gian thực hiện: Tuần 22,23
Tiết 1. Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (tiết 84)
Tiết 2. Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Ngắm trăng” (tiết 88)
Tiết 3. Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Đi đường” (tiết 89)
C. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách
mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng
chưa thành công.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh
ngục tù.
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện
đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh
thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những
chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.


- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự
khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau).
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước.
- Có tinh thần lạc quan, có ý chí
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

1


4. Năng lực hình thành qua chủ đề
- Năng lực hợp tác: học sinh biết hợp tác thông qua thảo luận nhóm để phát hiện những đặc sắc
về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh.
- Năng lực sáng tạo: học sinh biết viết các đoạn văn, bài văn nghị luận thể hiện sự hiểu biết,
cảm thụ về tác phẩm.
- Năng lực tự quản bản thân: tự xác định hành vi, thái độ, khả năng trong các giờ kiểm tra.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: được rèn kĩ năng nói, viết qua các giờ học trên lớp, qua bài
kiểm tra kết thúc chủ đề, bài viết TLV,..
- Năng lực thưởng thức văn học: học sinh được nghe, cảm thụ những đoạn văn, bài văn hay
nghị luận về các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc của
chính các bạn trong lớp.
II. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu.
- Tranh ảnh
III. Bảng mô tả mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi, bài tập
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH
Nhận biết


Thông hiểu

- Nhớ được những nét
chính về tác giả, tác
phẩm ( cuộc đời và sự
nghiệp, hoàn cảnh
sáng tác, thể loại…)
- Nhận biết được
những hình ảnh chi
tiết tiêu biểu, nhớ
được các bài thơ.
- Nhận diện về các
phép tu từ được sử
dụng trong bài thơ.
- Nhớ được một số
đặc điểm thơ tứ tuyệt
Đường luật.

- Giải thích ý nghĩa
của một số từ ngữ, từ
Hán Việt được sử
dụng trong bài thơ.
- Chỉ ra được sự ảnh
hưởng, chi phối nổi
bật của hoàn cảnh
sáng tác đến tác
phẩm.
- Chỉ ra được giá trị
nội dung nghệ thuật,

tư tưởng của bài thơ.
Chỉ ra được tác dụng
của các biện pháp tu
từ sử dụng trong bài
thơ.
- Chỉ ra được một số
đặc điểm của thơ tứ
tuyệt Đường luật
trong bài thơ
- Chỉ ra được các tầng
ý nghĩa của bài thơ.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Vận dụng những
hiểu biết về tác giả
và hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm để lí
giải giá trị nội dung
và nghệ thuật của bài
thơ
- Khái quát đặc điểm
phong cách sáng tác
của tác giả.
- Cảm nhận được ý
nghĩa của một số chi
tiết, hình ảnh... đặc
sắc trong đoạn thơ,

bài thơ.
- Trình bày được cảm
nhận, ấn tượng của
cá nhân về giá trị nội
dung và nghệ thuật
của bài thơ.
- Nhận xét khái quát

- Vận dụng hiểu biết về
tác giả, tác phẩm, hoàn
cảnh ra đời…để phân tích
lí giải giá trị nội dung,
nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày những kiến
giải, phát hiện riêng của
cá nhân về bài thơ.
- Vận dụng những kiến
thức tổng hợp để xây
dựng những đoạn văn, bài
văn, giải quyết những vấn
đề được đặt ra trong mỗi
tác phẩm có sự kết nối từ
văn bản đến thực tiễn
cuộc sống.
- Biết tự đọc và khám phá
các giá trị của một văn
bản mới cùng thể loại.
- Sáng tác được truyện, vẽ
tranh minh họa.
- Nghiên cứu khoa học,


Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

2


- Chỉ ra được cách đặc điểm và những
hiểu một câu thơ, đóng góp của Hồ Chí
hình ảnh thơ cụ thể
Minh trong nền thơ dự án…
ca hiện đại Việt
Nam.
Hệ thống một số câu hỏi và bài tập
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc,
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một
điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong
những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 2. Theo em, nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó có thể tách bài thơ thành những ý lớn
nào?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (C1,2,3)
- Cảm nghĩ của Bác (C4)
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.

Câu 3. Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thơ nào? Nêu bố cục chung của thể thơ đó.
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bố cục bốn phần: Đề; Thực; Luận; Kết.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 4. Trong bài thơ Ngắm trăng, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Trong tù không rượu cũng không hoa
→ Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: bị tù đày, vô cùng khổ cực, thiếu thốn đủ
điều, điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo, dã man làm sao có thể phù hợp với việc thưởng trăng
càng không thể có rượu và hoa để thưởng trăng.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 5. Hãy cho biết thể thơ của bản phiên âm và bản dịch thơ của bài thơ “Đi đường”?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Bản phiên âm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bản dịch thơ: Thể thơ lục bát
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

3


2/ Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Trong câu thơ đầu của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Hãy nêu tác dụng của nghệ thuật đó.
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối: sáng/tối; ra/vào; bờ suối/hang

+ Tác dụng: tạo nhịp điệu nhịp nhàng, thể hiện cuộc sống nề nếp, ổn định.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 2: Câu thơ thứ hai của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Câu thơ có hai cách hiểu:
+ Cháo bẹ, rau măng ở rừng Pác Bó nhiều, lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ.
+ Mặc dù chỉ ăn cháo bẹ và rau măng rừng nhưng Bác vẫn sẵn sàng tham gia hoạt động cách
mạng.
- Hiểu theo cách nào thì cũng thấy được phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. Tuy nhiên
cách hiểu thứ nhất thì phù hợp với phong cách riêng của Bác. Bởi đó chính là cách nói phóng đại,
hóm hỉnh của Người. Còn thực tế, cuộc sống nơi đây vô cùng khó khăn và thiếu thốn (liên hệ với
bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” để hiểu được cách nói của Bác). Câu thơ giúp ta hiểu thêm về Bác,
luôn làm chủ hoàn cảnh, vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ bằng niềm tin và niềm lạc quan.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 3: Hãy nhận xét về nghệ thuật trong câu thơ thứ ba của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đối:
+ Bàn đá chông chênh/ dịch sử Đảng
+ Đối thanh (ba thanh bằng đối với ba thanh trắc); đối về ý nghĩa: nơi làm việc chông chênh, tạm
bợ/ công việc làm thì chắc chắn, quan trọng làm nền tảng cho cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc
ta.
- Qua nghệ thuật trên tác giả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: ung dung, lạc quan,
yêu nước sâu sắc.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 4: Câu thơ thứ hai của bài thơ “Ngắm trăng” cho em hiểu được điều gì? Hãy so sánh
bản phiên âm và bản dịch thơ.
* Mức tối đa: HS trả lời đúng

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Câu thơ nghĩa là: Đối diện với cảnh đẹp đêm nay thì biết làm thế nào bây giờ?
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, đến cả tự do cũng không có để được thưởng trăng, Bác
thấy bối trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
- Câu thứ hai của nguyên tác có nghĩa là: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” Câu thơ
được dịch (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở
lời tự hỏi “nại nhược hà” (biết làm thế nào?). Dịch là “khó hững hờ” thì lại cho thấy nhân vật trữ
tình quá bình thản, có phần… hững hờ, chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong câu thơ chữ Hán.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

4


* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 5. Việc sử dụng điệp ngữ trong bài thơ “Đi đường” có tác dụng gì?
* Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Bài thơ sử dụng rất nhiều điệp ngữ (“Tẩu lộ”, “trùng san”) vẽ ra sự gian nan, trập trùng của
đường đi. Hết lớp núi này chồng chất lên lớp núi khác, trùng trùng điệp điệp như không thể đi hết
được, đi qua được.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự khó khăn đó chính là bài thơ đã làm nổi bật được sự nhọc nhằn, chông
gai mà tác giả phải trải qua cũng như khí phách cứng cỏi của Người.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
3/ Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ “Ngắm trăng”.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết phân tích tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật đặc sắc và khái quát được vẻ đẹp tâm hồn Bác.
- Hai câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật đối giữa nhân và nguyệt (Ngoài trời) có song sắt nhà tù
chắn ở giữa. Tuy nhiên, Người đã để tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng

(khán minh nguyệt), tức là để giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa mộng giữa trời. Đây không
phải là cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìm đến
vầng trăng tri kỉ.
Liên hệ: Trong bài Trung thu, Bác đã viết: Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt /Lòng theo vời
vợi mảnh trăng thu (Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt/ Tâm tùy thu nguyệt cộng du du). Và vầng
trăng trong bài Ngắm trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ‘ngắm nhà thơ’ (khán thi
gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao thoa cùng nhau, ngắm nhau say
đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bật “tình cảm song phương” đều mãnh liệt của cả
người và trăng. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất thành công. Với Bác Hồ, trăng đã hết
sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỉ từ lâu. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì
diệu của người chiến sĩ – thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là
vầng trăng thơ mộng, là thế giới cái đẹp, bầu trời tự do, là lãng mạn say sưa người, ở giữa hai thế
giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăn này, song sắt nhà tù đã trở nên
bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến nhau.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác Hồ qua
bài thơ “Ngắm trăng”.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết khái quát được vẻ đẹp tâm hồn
Bác.
- Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của
tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì
vậy, có thể nói, đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là
sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt hẳn lên sự đè nặng của ngục tù.
- Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về
những cùm xích, đói rét, mỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8


5


thô bạo của nhà tù, đã để tâm hồn bay bổng tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm. Bài
thơ là một minh chứng sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viêt ngoài bìa tập Nhật kí trong
tù : “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 3. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về câu thơ cuối của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết cảm nhận được giá trị của câu
thơ cuối bài.
Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên.
Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và
chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ.
Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.
Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt
nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa
chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt
“Tức cảnh Pắc Bó”.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 4. Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó, em hãy nêu cảm nhận về bức chân dung tinh thần của
Hồ Chí Minh.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết cảm nhận được giá trị của câu
thơ cuối bài.
- “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm

tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song
bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc
quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông.
- Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí
có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ
cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong
việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 5. Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết cảm nhận về giọng điệu chung
của bài thơ
- Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó
cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm
thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống
hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh. Những
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

6


năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế
nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,...không làm mờ đi
được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì
những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên
sang trọng cả. Bài thơ cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm
lặng của Người cho đất nước.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.

* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
4/ Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
* Mức tối đa: HS viết được thành một bài văn hoàn chỉnh, biết trình bày cảm nhận về giá trị nội
dung, nghệ thuật, biết mở rộng liên hệ, so sánh đối chiếu.
Mở bài: - Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ
Chí Minh.
- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn
cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân
tộc.
Thân bài:
* Giới thiệu chung:
- Tháng 6 – 1940, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Tháng 2 năm 1941, Bác về nước và
chọn Pác Bó làm căn cứ để từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Hoàn cảnh sống của Bác lúc này vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nhưng thiếu thốn, gian khổ không
làm Bác bận lòng. Bác dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng nên quên hết mọi
gian nan; một mực phấn chấn, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
* Phân tích:
Câu thơ đầu:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối: Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang,
hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng
ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Thực ra chất thơ giấu
trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong
đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào,
vào rồi ra… đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.
Câu thơ thứ hai: Cái gian khổ của hoàn cảnh sống, sự hiểm nguy do kẻ thù luôn rình rập… tất cả
đều như lặn chìm, tan biến trước phong thái an nhiên, tự tại của Bác Hồ:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết

ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó luôn luôn có sẵn xung quanh.
Sự thiếu thốn đã được thi vị hóa thành phong lưu. Xưa là ước lệ, tượng trưng, nay hoàn toàn là sự
thật.

Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

7


Nhưng ý vị nhất vẫn là giọng điệu thơ. Cháo bẹ, rau măng cũng như Sáng ra, tối vào là nhịp điệu
an nhiên, khoan hòa bên trong. Ba chữ vẫn sẵn sàng nâng câu thơ lên thành một lời bình phẩm
với giọng điệu lạc quan, gần như tự hào, nghĩa là an nhiên, tự tại ở mức cao hơn.
Câu thơ thứ ba: Hai câu thơ đầu tả thực, câu thơ thứ ba vừa tả thực vừa trữ tình, ở trên chưa có
bóng dáng con người thì đến đây, con người đã hiện ra sống động và có hành động rõ ràng :
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Nếu trong cụm từ vẫn sẵn sàng mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ chông chênh đã
là một nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy. Đó là thứ bàn làm việc bất đắc đĩ. Nhưng hàm ý của từ
chông chênh không nhằm nói tới đặc điểm của cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn
khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Vậy mà trong cái thế chông
chênh đó, Bác Hồ vẫn bình tĩnh dịch sử Đảng (lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, viết bằng tiếng
Nga) cho cán bộ ta nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm phong phú, quý báu để vận dụng
vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc.Đem đối lập tính chất nghiêm túc, quan
trọng của công việc với cái vẻ đơn sơ, chông chênh của bàn đá, mới nghe tưởng chừng có chút hài
hước, đùa vui nhưng kì thực lại mang ý nghĩa cách mạng thật lớn lao.
Lắng nghe giọng điệu câu thơ mới thấy thật rõ. Ở nhịp bốn (Bàn đá chông chênh) âm thanh tuy có
phần trúc trắc (ba thanh bằng, một thanh trắc), gợi liên tưởng đến tình thế nguy hiểm; nhưng ở
nhịp ba (dịch sử Đảng), trái lại, âm thanh rắn, khỏe, (ba thanh trắc) tỏ rõ ý chí kiên quyết chiến
đấu và tin tưởng. Câu thơ toát lên một tư thế chủ động, vững vàng trước mọi nguy nan của Bác,
điểm thêm một nụ cười thanh thoát, cao vời.
Câu thơ cuối: Nếu ở ba câu thơ đầu, niềm vui, niềm tự hào còn ẩn chứa bên trong thì đến câu thơ

kết, niềm vui ấy đã bộc lộ rõ ràng qua từ ngữ, tiết tấu và âm hưởng. Cái nghèo nàn, thiếu thốn vật
chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần. Bác đánh giá hiện thực ấy với nụ cười
hóm hỉnh, thâm thúy của một triết nhân:
Cuộc đời cách mạng thật là sang!
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên.
Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và
chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ.
Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.
Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt
nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa
chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt
“Tức cảnh Pắc Bó”.
Kết bài:
- Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đã giúp chúng ta hiểu thêm về một quãng đời hoạt động của
Bác Hồ. Vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, Bác vẫn sống ung dung, thanh thản và tin tưởng tuyệt
đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
- Bên cạnh đó, bài thơ còn là bài học thấm thía về thái độ sống và quan điểm sống đúng đắn, tích
cực của một chiến sĩ cộng sản chân chính.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành bài văn hoàn
chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

8


Câu 2. Đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, em liên tưởng đến bài thơ nào của Bác cũng viết ở
Việt Bắc? Điều gì khiến em liên tưởng đến bài thơ ấy.
* Mức tối đa: HS biết liên hệ, so sánh đối chiếu và trình bày thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Liên hệ bài “Cảnh rừng Việt Bắc”

- Cơ sở để liên tưởng:
+ Bác miêu tả cuộc sống của Bác trong quá trình làm cách mạng ở Việt Bắc
+ Cách nói dí dỏm, lạc quan
+ Phong thái ung dung, tự tại
+ Nghị lực phi thường của người chiến sĩ luôn làm chủ hoàn cảnh
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn,
bài văn hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 3. Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh, có hai câu thơ:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý
chính của hai câu thơ trên.
* Mức tối đa: HS viết được thành một bài văn hoàn chỉnh, biết trình bày cảm nhận về giá trị nội
dung, nghệ thuật, biết mở rộng liên hệ, so sánh đối chiếu.
Mở bài
-Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”
-Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con ng ười
Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí
(Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm
trăng”.
Thân bài
1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù
Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được
thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí
Minh
2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng”
Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định
“Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”
*Hai câu đầu:

+Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ
“không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày.
+Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân
tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử l ương tiêu
nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.
*Hai câu cuối
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

9


+Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận
vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân
hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ
giữa trăng với người tù.
+Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do
nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác.
+Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ
có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết
“Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”
3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí
Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về
tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục
tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác
nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ
gần gũi, tri âm, tri kỉ.
Kết bài
Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong
hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập
nhật kí trong tù

* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành bài văn hoàn
chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
IV. Tiến trình dạy học:
Tiết:1
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI THƠ “TỨC CẢNH PÁC BÓ” (Tiết 84-PPCT)
Tiết: 2
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI THƠ “NGẮM TRĂNG” (Tiết 88-PPCT)
Tiết: 3
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI THƠ “ĐI ĐƯỜNG” (Tiết 89-PPCT)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ 3: VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH (Ngữ văn lớp 8)
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

10


A. Cơ sở hình thành chủ đề
- Dựa trên các văn bản trong SGK Ngữ văn 8 - tập2
+ Văn bản: Tức cảnh Pác Bó
+ Văn bản: Ngắm trăng
+ Văn bản : Đi đường
- Dựa theo các tài liệu tham khảo:
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 2
+ Học luyện Ngữ văn 8
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 8
+ Chuẩn KT-KN 8
B. Thời gian dự kiến: 3 tiết, thời gian thực hiện: Tuần 22,23
Tiết 1. Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (tiết 84)

Tiết 2. Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Ngắm trăng” (tiết 88)
Tiết 3. Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Đi đường” (tiết 89)
C. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách
mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng
chưa thành công.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh
ngục tù.
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện
đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh
thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những
chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự
khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau).
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước.
- Có tinh thần lạc quan, có ý chí
4. Năng lực hình thành qua chủ đề
- Năng lực hợp tác: học sinh biết hợp tác thông qua thảo luận nhóm để phát hiện những đặc sắc
về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8


11


- Năng lực sáng tạo: học sinh biết viết các đoạn văn, bài văn nghị luận thể hiện sự hiểu biết,
cảm thụ về tác phẩm.
- Năng lực tự quản bản thân: tự xác định hành vi, thái độ, khả năng trong các giờ kiểm tra.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: được rèn kĩ năng nói, viết qua các giờ học trên lớp, qua bài
kiểm tra kết thúc chủ đề, bài viết TLV,..
- Năng lực thưởng thức văn học: học sinh được nghe, cảm thụ những đoạn văn, bài văn hay
nghị luận về các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc của
chính các bạn trong lớp.
II. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu.
- Tranh ảnh
III. Bảng mô tả mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi, bài tập
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH
Nhận biết

Thông hiểu

- Nhớ được những nét
chính về tác giả, tác
phẩm ( cuộc đời và sự
nghiệp, hoàn cảnh
sáng tác, thể loại…)
- Nhận biết được
những hình ảnh chi
tiết tiêu biểu, nhớ
được các bài thơ.
- Nhận diện về các

phép tu từ được sử
dụng trong bài thơ.
- Nhớ được một số
đặc điểm thơ tứ tuyệt
Đường luật.

- Giải thích ý nghĩa
của một số từ ngữ, từ
Hán Việt được sử
dụng trong bài thơ.
- Chỉ ra được sự ảnh
hưởng, chi phối nổi
bật của hoàn cảnh
sáng tác đến tác
phẩm.
- Chỉ ra được giá trị
nội dung nghệ thuật,
tư tưởng của bài thơ.
Chỉ ra được tác dụng
của các biện pháp tu
từ sử dụng trong bài
thơ.
- Chỉ ra được một số
đặc điểm của thơ tứ
tuyệt Đường luật
trong bài thơ
- Chỉ ra được các tầng
ý nghĩa của bài thơ.
- Chỉ ra được cách
hiểu một câu thơ,

hình ảnh thơ cụ thể

Vận dụng thấp

- Vận dụng những
hiểu biết về tác giả
và hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm để lí
giải giá trị nội dung
và nghệ thuật của bài
thơ
- Khái quát đặc điểm
phong cách sáng tác
của tác giả.
- Cảm nhận được ý
nghĩa của một số chi
tiết, hình ảnh... đặc
sắc trong đoạn thơ,
bài thơ.
- Trình bày được cảm
nhận, ấn tượng của
cá nhân về giá trị nội
dung và nghệ thuật
của bài thơ.
- Nhận xét khái quát
đặc điểm và những
đóng góp của Hồ Chí
Minh trong nền thơ

Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8


Vận dụng cao
- Vận dụng hiểu biết về
tác giả, tác phẩm, hoàn
cảnh ra đời…để phân tích
lí giải giá trị nội dung,
nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày những kiến
giải, phát hiện riêng của
cá nhân về bài thơ.
- Vận dụng những kiến
thức tổng hợp để xây
dựng những đoạn văn, bài
văn, giải quyết những vấn
đề được đặt ra trong mỗi
tác phẩm có sự kết nối từ
văn bản đến thực tiễn
cuộc sống.
- Biết tự đọc và khám phá
các giá trị của một văn
bản mới cùng thể loại.
- Sáng tác được truyện, vẽ
tranh minh họa.
- Nghiên cứu khoa học,
dự án…

12


ca hiện

Nam.

đại

Việt

Hệ thống một số câu hỏi và bài tập
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc,
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một
điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong
những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 2. Theo em, nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó có thể tách bài thơ thành những ý lớn
nào?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (C1,2,3)
- Cảm nghĩ của Bác (C4)
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 3. Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thơ nào? Nêu bố cục chung của thể thơ đó.
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bố cục bốn phần: Đề; Thực; Luận; Kết.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.

Câu 4. Trong bài thơ Ngắm trăng, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Trong tù không rượu cũng không hoa
→ Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: bị tù đày, vô cùng khổ cực, thiếu thốn đủ
điều, điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo, dã man làm sao có thể phù hợp với việc thưởng trăng
càng không thể có rượu và hoa để thưởng trăng.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 5. Hãy cho biết thể thơ của bản phiên âm và bản dịch thơ của bài thơ “Đi đường”?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Bản phiên âm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bản dịch thơ: Thể thơ lục bát
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
2/ Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Trong câu thơ đầu của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Hãy nêu tác dụng của nghệ thuật đó.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

13


*Mức tối đa: HS trả lời đúng
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối: sáng/tối; ra/vào; bờ suối/hang
+ Tác dụng: tạo nhịp điệu nhịp nhàng, thể hiện cuộc sống nề nếp, ổn định.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 2: Câu thơ thứ hai của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Câu thơ có hai cách hiểu:

+ Cháo bẹ, rau măng ở rừng Pác Bó nhiều, lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ.
+ Mặc dù chỉ ăn cháo bẹ và rau măng rừng nhưng Bác vẫn sẵn sàng tham gia hoạt động cách
mạng.
- Hiểu theo cách nào thì cũng thấy được phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. Tuy nhiên
cách hiểu thứ nhất thì phù hợp với phong cách riêng của Bác. Bởi đó chính là cách nói phóng đại,
hóm hỉnh của Người. Còn thực tế, cuộc sống nơi đây vô cùng khó khăn và thiếu thốn (liên hệ với
bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” để hiểu được cách nói của Bác). Câu thơ giúp ta hiểu thêm về Bác,
luôn làm chủ hoàn cảnh, vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ bằng niềm tin và niềm lạc quan.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời sai hoặc thiếu ý.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không làm bài.
Câu 3: Hãy nhận xét về nghệ thuật trong câu thơ thứ ba của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
*Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đối:
+ Bàn đá chông chênh/ dịch sử Đảng
+ Đối thanh (ba thanh bằng đối với ba thanh trắc); đối về ý nghĩa: nơi làm việc chông chênh, tạm
bợ/ công việc làm thì chắc chắn, quan trọng làm nền tảng cho cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc
ta.
- Qua nghệ thuật trên tác giả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: ung dung, lạc quan,
yêu nước sâu sắc.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 4: Câu thơ thứ hai của bài thơ “Ngắm trăng” cho em hiểu được điều gì? Hãy so sánh
bản phiên âm và bản dịch thơ.
* Mức tối đa: HS trả lời đúng
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Câu thơ nghĩa là: Đối diện với cảnh đẹp đêm nay thì biết làm thế nào bây giờ?
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, đến cả tự do cũng không có để được thưởng trăng, Bác
thấy bối trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
- Câu thứ hai của nguyên tác có nghĩa là: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” Câu thơ
được dịch (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở

lời tự hỏi “nại nhược hà” (biết làm thế nào?). Dịch là “khó hững hờ” thì lại cho thấy nhân vật trữ
tình quá bình thản, có phần… hững hờ, chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong câu thơ chữ Hán.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 5. Việc sử dụng điệp ngữ trong bài thơ “Đi đường” có tác dụng gì?
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

14


* Mức tối đa: HS trả lời đúng
- Bài thơ sử dụng rất nhiều điệp ngữ (“Tẩu lộ”, “trùng san”) vẽ ra sự gian nan, trập trùng của
đường đi. Hết lớp núi này chồng chất lên lớp núi khác, trùng trùng điệp điệp như không thể đi hết
được, đi qua được.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự khó khăn đó chính là bài thơ đã làm nổi bật được sự nhọc nhằn, chông
gai mà tác giả phải trải qua cũng như khí phách cứng cỏi của Người.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
3/ Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ “Ngắm trăng”.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết phân tích tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật đặc sắc và khái quát được vẻ đẹp tâm hồn Bác.
- Hai câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật đối giữa nhân và nguyệt (Ngoài trời) có song sắt nhà tù
chắn ở giữa. Tuy nhiên, Người đã để tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng
(khán minh nguyệt), tức là để giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa mộng giữa trời. Đây không
phải là cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìm đến
vầng trăng tri kỉ.
Liên hệ: Trong bài Trung thu, Bác đã viết: Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt /Lòng theo vời
vợi mảnh trăng thu (Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt/ Tâm tùy thu nguyệt cộng du du). Và vầng
trăng trong bài Ngắm trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ‘ngắm nhà thơ’ (khán thi

gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao thoa cùng nhau, ngắm nhau say
đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bật “tình cảm song phương” đều mãnh liệt của cả
người và trăng. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất thành công. Với Bác Hồ, trăng đã hết
sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỉ từ lâu. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì
diệu của người chiến sĩ – thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là
vầng trăng thơ mộng, là thế giới cái đẹp, bầu trời tự do, là lãng mạn say sưa người, ở giữa hai thế
giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăn này, song sắt nhà tù đã trở nên
bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến nhau.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác Hồ qua
bài thơ “Ngắm trăng”.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết khái quát được vẻ đẹp tâm hồn
Bác.
- Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của
tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì
vậy, có thể nói, đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là
sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt hẳn lên sự đè nặng của ngục tù.
- Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về
những cùm xích, đói rét, mỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt
thô bạo của nhà tù, đã để tâm hồn bay bổng tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm. Bài
thơ là một minh chứng sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viêt ngoài bìa tập Nhật kí trong
tù : “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

15



* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 3. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về câu thơ cuối của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết cảm nhận được giá trị của câu
thơ cuối bài.
Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên.
Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và
chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ.
Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.
Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt
nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa
chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt
“Tức cảnh Pắc Bó”.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 4. Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó, em hãy nêu cảm nhận về bức chân dung tinh thần của
Hồ Chí Minh.
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết cảm nhận được giá trị của câu
thơ cuối bài.
- “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm
tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song
bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc
quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông.
- Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí
có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ
cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong

việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 5. Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
* Mức tối đa: HS viết được thành một đoạn văn hoàn chỉnh, biết cảm nhận về giọng điệu chung
của bài thơ
- Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó
cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm
thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống
hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh. Những
năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế
nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,...không làm mờ đi
được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

16


những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên
sang trọng cả. Bài thơ cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm
lặng của Người cho đất nước.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn
hoàn chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
4/ Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
* Mức tối đa: HS viết được thành một bài văn hoàn chỉnh, biết trình bày cảm nhận về giá trị nội
dung, nghệ thuật, biết mở rộng liên hệ, so sánh đối chiếu.
Mở bài: - Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ

Chí Minh.
- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn
cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân
tộc.
Thân bài:
* Giới thiệu chung:
- Tháng 6 – 1940, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Tháng 2 năm 1941, Bác về nước và
chọn Pác Bó làm căn cứ để từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Hoàn cảnh sống của Bác lúc này vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nhưng thiếu thốn, gian khổ không
làm Bác bận lòng. Bác dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng nên quên hết mọi
gian nan; một mực phấn chấn, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
* Phân tích:
Câu thơ đầu:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối: Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang,
hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng
ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Thực ra chất thơ giấu
trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong
đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào,
vào rồi ra… đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.
Câu thơ thứ hai: Cái gian khổ của hoàn cảnh sống, sự hiểm nguy do kẻ thù luôn rình rập… tất cả
đều như lặn chìm, tan biến trước phong thái an nhiên, tự tại của Bác Hồ:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết
ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó luôn luôn có sẵn xung quanh.
Sự thiếu thốn đã được thi vị hóa thành phong lưu. Xưa là ước lệ, tượng trưng, nay hoàn toàn là sự
thật.
Nhưng ý vị nhất vẫn là giọng điệu thơ. Cháo bẹ, rau măng cũng như Sáng ra, tối vào là nhịp điệu
an nhiên, khoan hòa bên trong. Ba chữ vẫn sẵn sàng nâng câu thơ lên thành một lời bình phẩm
với giọng điệu lạc quan, gần như tự hào, nghĩa là an nhiên, tự tại ở mức cao hơn.

Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

17


Câu thơ thứ ba: Hai câu thơ đầu tả thực, câu thơ thứ ba vừa tả thực vừa trữ tình, ở trên chưa có
bóng dáng con người thì đến đây, con người đã hiện ra sống động và có hành động rõ ràng :
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Nếu trong cụm từ vẫn sẵn sàng mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ chông chênh đã
là một nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy. Đó là thứ bàn làm việc bất đắc đĩ. Nhưng hàm ý của từ
chông chênh không nhằm nói tới đặc điểm của cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn
khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Vậy mà trong cái thế chông
chênh đó, Bác Hồ vẫn bình tĩnh dịch sử Đảng (lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, viết bằng tiếng
Nga) cho cán bộ ta nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm phong phú, quý báu để vận dụng
vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc.Đem đối lập tính chất nghiêm túc, quan
trọng của công việc với cái vẻ đơn sơ, chông chênh của bàn đá, mới nghe tưởng chừng có chút hài
hước, đùa vui nhưng kì thực lại mang ý nghĩa cách mạng thật lớn lao.
Lắng nghe giọng điệu câu thơ mới thấy thật rõ. Ở nhịp bốn (Bàn đá chông chênh) âm thanh tuy có
phần trúc trắc (ba thanh bằng, một thanh trắc), gợi liên tưởng đến tình thế nguy hiểm; nhưng ở
nhịp ba (dịch sử Đảng), trái lại, âm thanh rắn, khỏe, (ba thanh trắc) tỏ rõ ý chí kiên quyết chiến
đấu và tin tưởng. Câu thơ toát lên một tư thế chủ động, vững vàng trước mọi nguy nan của Bác,
điểm thêm một nụ cười thanh thoát, cao vời.
Câu thơ cuối: Nếu ở ba câu thơ đầu, niềm vui, niềm tự hào còn ẩn chứa bên trong thì đến câu thơ
kết, niềm vui ấy đã bộc lộ rõ ràng qua từ ngữ, tiết tấu và âm hưởng. Cái nghèo nàn, thiếu thốn vật
chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần. Bác đánh giá hiện thực ấy với nụ cười
hóm hỉnh, thâm thúy của một triết nhân:
Cuộc đời cách mạng thật là sang!
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên.
Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và
chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ.

Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.
Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt
nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa
chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt
“Tức cảnh Pắc Bó”.
Kết bài:
- Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đã giúp chúng ta hiểu thêm về một quãng đời hoạt động của
Bác Hồ. Vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, Bác vẫn sống ung dung, thanh thản và tin tưởng tuyệt
đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
- Bên cạnh đó, bài thơ còn là bài học thấm thía về thái độ sống và quan điểm sống đúng đắn, tích
cực của một chiến sĩ cộng sản chân chính.
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành bài văn hoàn
chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 2. Đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, em liên tưởng đến bài thơ nào của Bác cũng viết ở
Việt Bắc? Điều gì khiến em liên tưởng đến bài thơ ấy.
* Mức tối đa: HS biết liên hệ, so sánh đối chiếu và trình bày thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

18


- Liên hệ bài “Cảnh rừng Việt Bắc”
- Cơ sở để liên tưởng:
+ Bác miêu tả cuộc sống của Bác trong quá trình làm cách mạng ở Việt Bắc
+ Cách nói dí dỏm, lạc quan
+ Phong thái ung dung, tự tại
+ Nghị lực phi thường của người chiến sĩ luôn làm chủ hoàn cảnh
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành đoạn văn,
bài văn hoàn chỉnh.

* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
Câu 3. Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh, có hai câu thơ:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý
chính của hai câu thơ trên.
* Mức tối đa: HS viết được thành một bài văn hoàn chỉnh, biết trình bày cảm nhận về giá trị nội
dung, nghệ thuật, biết mở rộng liên hệ, so sánh đối chiếu.
Mở bài
-Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”
-Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con ng ười
Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí
(Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm
trăng”.
Thân bài
1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù
Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được
thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí
Minh
2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng”
Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định
“Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”
*Hai câu đầu:
+Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ
“không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày.
+Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân
tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử l ương tiêu
nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.
*Hai câu cuối
+Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận

vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân
hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ
giữa trăng với người tù.
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

19


+Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do
nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác.
+Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ
có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết
“Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”
3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí
Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về
tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục
tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác
nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ
gần gũi, tri âm, tri kỉ.
Kết bài
Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong
hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập
nhật kí trong tù
* Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên hoặc chưa trình bày được thành bài văn hoàn
chỉnh.
* Mức không đạt: HS làm sai tất cả hoặc không trả lời được
IV. Tiến trình dạy học:
Tiết:1
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI THƠ “TỨC CẢNH PÁC BÓ” (Tiết 84-PPCT)
Tiết: 2

VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI THƠ “NGẮM TRĂNG” (Tiết 88-PPCT)
Tiết: 3
VẺ ĐẸP THƠ HỒ CHÍ MINH QUA BÀI THƠ “ĐI ĐƯỜNG” (Tiết 89-PPCT) DẠY HỌC

THEO CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ 4: BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 6
( PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Cơ sở hình thành chủ đề (cơ sở kiến thức của chủ đề được lấy ở bài học nào trong
SGK, tài liệu tham khảo)

Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

20


- Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 8 khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo; Dự thảo đề án đổi mới CT và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015;
- Thực hiện công văn số: 1052 của SGD&ĐT hải Dương về việc hướng dẫn thực hiện
chuyên đề của tổ, nhóm CM;
- Căn cứ vào cơ sở kiến thức trong SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2, với các bài dạy có một chủ
đề chung (4 biện pháp tu từ trong chương trình)- Tài liệu tham khảo:
+ Tài liệu tập huấn: Dạy học và KT, đánh giá kết qua học tập theo định hướng phát triển
năng lực HS
+ Sách giáo viên môn Ngữ văn…
B. Thời gian thực hiện : 5 tiết – Tuần 26,27
C. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
I : XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, các kiểu và tác dụng của của các biện pháp tu từ

2. Kỹ năng:
- Nhận diện các biện pháp tu từ
- Nhận biết và phân tích các kiểu của từng biện pháp tu từ
- Nhận biết và phân tích tác dụng của mỗi biện pháp tu từ và các biện biện pháp tư từ
- Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ:
- Yêu mến và có ý thức sử dụng biện pháp tu từ trong khi nói và viết
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

21


4. Năng lực có thể hình thành qua chủ đề:
- Năng lực quan sát, nhận xét, đánh giá, cảm nhận,
- Năng lực trình bày: sử dụng ngôn ngữ trong nói và viết
- Năng lực sáng tạo: Khả năng tưởng tượng, hình dung…
II, BẢNG MÔ TẢ QUA MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận

dụng Vận

thấp

cao

Những vấn đề Trình bày khái - Phát hiện các - Đặt câu có sử chung


niệm, cấu tạo biện pháp tu dụng


các

pháp tu từ

tu từ, cấu tạo
của các biện

Biết

viết

biện đoạn văn có

kiểu từ, các kiểu pháp tu từ.

của các biện của biện pháp

dụng

- Tác dụng của
biện pháp tu từ

sử dụng một
số biện pháp
tu từ


pháp tu từ
- Sự khác nhau
giữa các biện
pháp tu từ

III, XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI BÀI TẬP MINH HỌA CHỦ ĐỀ

1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Thế nào là biện pháp nhân hóa ?
Đáp án:

Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

22


- Mức độ tối đa: nêu đúng, đủ khái niệm nhân hóa (So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này
với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt)
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ khái niệm
- Mức độ không đạt: nêu sai khái niệm hoặc không trả lời
Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa? Đó là những kiểu nào
- Mức độ tối đa: nêu đúng, đủ các kiểu nhân hóa :
+ Gọi vật bằng những từ vốn gọi người
+ Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật,
của thiên nhiên.
+ Trò chuyện xưng hô với vật như với người
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ
- Mức độ không đạt: nêu sai hoặc không trả lời
Câu 3: Thế nào là phép tu từ so sánh? lẫy VD cụ thể?
Đáp án:

- Mức độ tối đa: nêu đúng, đủ khái niệm so sánh (So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này
với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.)
lấy đúng VD.
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ khái niệm và ví dụ có phép so sánh nhưng chưa hoàn
thiện
- Mức độ không đạt: nêu sai khái niệm hoặc không trả lời, chưa lấy được ví dụ.
Câu 4: Có mấy kiểu hoán dụ? là những kiểu nào
Đáp án:
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

23


- Mức độ tối đa: nêu đúng, đủ các kiểu hoán dụ(có 4 kiếu)
a) Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
b) Lấy vật bị chứa đựng để gọi vật chứa đựng
c) Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
d) Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ các kiểu hoán dụ
- Mức độ không đạt: nêu sai hoặc không nêu
Câu 5: Chỉ ra phép tu từ sử dụng trong câu sau: “ Tre xung phong vào xe tăng, đại
bác,. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ
con người. Tre, anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu”
- Mức độ tối đa: chỉ đúng phép tu từ nhân hóa và các từ ngữ nhân hóa: xung phong, giữ, hi
sinh, bảo vệ...
- Mức độ chưa tối đa: nêu đúng kiểu nhân hóa nhưng thiếu các từ nhân hóa
- Mức độ không đạt: nêu sai hoặc không nêu

2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Cho câu sau: “Con sông rộng hơn ngàn thước.”

Chỉ ra kiểu so sánh trong câu trên?
Đáp án:
- Mức độ tối đa: So sánh không ngang bằng, từ so sánh là từ hơn
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ hoặc chưa hoàn toàn đúng
- Mức độ không đạt: nêu sai hoặc không trả lời
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

24


Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu sau: “ Ngày Huế đổ máu”
Đáp án:
- Mức độ tối đa: HS chỉ ra được biện pháp tư từ và hình ảnh tu từ: Câu trên tác giả sử
dụng biện pháp tu từ hoán dụ: Huế, đổ máu
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ hoặc chưa hoàn toàn đúng
- Mức độ không đạt: nêu sai hoặc không trả lời
Câu 3: Khổ thơ sau sử dụng kiểu ẩn dụ nào và kiểu so sánh nào?
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Đáp án:
- Mức độ tối đa: HS chỉ ra được kiểu ẩn dụ và so sánh:
+ so sánh ngang bằng nói về giấc mơ: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng
+ So sánh không ngang bằng: “ Bóng Bác cao lồng lộng . Ấm hơn ngọn lửa hồng”
+ Biện pháp Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Bóng Bác cao lồng lộng
- Mức độ chưa tối đa: Chưa nêu đủ hoặc chưa hoàn toàn đúng
- Mức độ không đạt: nêu sai hoặc không trả lời
Câu 4: Khổ thơ sau sử dụng phép tư từ nào? Chỉ ra kiểu sử dụng của phép tư từ đó?
Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương
Chủ đề 3: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh – Ngữ văn 8

25


×