Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

giáo án tích hợp liên môn lí sinh phan thiết 1 bắc bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.13 KB, 6 trang )

NHÓM 1: PHAN THIẾT – BẮC BÌNH
CHỦ ĐỀ: MẮT (Liên môn Lí – Sinh - Toán)
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của mắt gồm hai bộ phận chính lá thể
thủy tinh và màng lưới.
- Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận
và điểm cực viễn, biết cách thử mắt.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận, mắt lão và biết cách
khắc phục.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thị lực.
* Kĩ năng:
Quan sát kênh hình và liên hệ thực tế…….
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ mắt để phòng tránh các bệnh tật về
mắt.
* Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực quan sát, năng lực nhận biết.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí – Sinh học.
- Năng lực tư duy.
- Năng lực dựng hình và tính toán.
2. Thời lượng dự kiến: 2 tiết
3. Chuẩn bị của GV và HS:


a) GV:
-Tranh vẽ cấu tạo Mắt.
- Mô hình con mắt.
- Bảng kiểm tra thị lực.
b) HS:


- Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK.
- Tìm hiểu các tật về mắt.
4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trình bày 1 phút  HS nhận xét  GV chốt lại
vấn đề.
5. Các hoạt động.
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo của mắt
- Ông bà xưa có câu: “Giàu hai con mắt, có đôi bàn tay” Mắt rất
quan trọng đối với con người. Vậy mắt có cấu tạo như thế nào?
- GV nêu vấn đề: Mắt gồm những bộ phận chính nào?
- GV treo hình vẽ về cấu tạo của mắt.


+ Yêu cầu hs nhìn hình vẽ để nhận biết mắt gồm hai bộ phận
chính: Thể thủy tinh, màng lưới.
- Gv đưa mô hình mắt.


- Yêu cầu hs lên chỉ hai bộ phận chính trên mô hình.
- Gv cung cấp cho hs biết cơ quan phân tích thị giác gồm:
Cơ quan thụ cảm  Dây TK cảm giác  Bộ phận phân tích
trung ương (vùng vỏ não)
- Thông qua cơ quan phân tích thị giác có ý nghĩa gì đối với cơ
thể?
- HS thảo luận nhóm (1 phút)
- Đại diện nhóm nêu ý kiến.
Giúp cơ thể nhận biết được những tác động của môi trường
xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ
thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sơ lược về sự điều tiết,
điểm cực cận và điểm cực viễn, biết cách thử mắt. Nhận biết
các tật của mắt.
- GV đặt câu hỏi: Sự điều tiết của mắt là gì?
- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin SGK/128 và trả lời.
- Gv tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn giữa hai đội. (1 phút)
- HS hoạt động nhóm: Sắp xếp các nội dung sau theo thứ tự phù
hợp về sự tạo ảnh trên màng lưới. (Gv cung cấp thông tin không
theo thứ tự trên bìa cứng)
Ánh sáng phản chiếu từ vật  thể thủy tinh  màng lưới 
xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thị giác 
vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm, cho ta nhận biết về
hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.


- Gv nhận xét và đánh giá.
- Làm bài tập để xác định tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn
các vật ở xa, gần. Tính chiều cao ảnh của một vật trên màn lưới.
(C2-C5 sgk/129-130)  hs làm việc nhóm.

- GV treo bảng kiểm
tra thị lực, yêu cầu 2 hs khác nhau nhận biết các chữ C.

- Sau khi kiểm tra thị lực của 2 hs. Gv: Vì sao khả năng quan sát
của hai hs khác nhau?
- Gv chuyển ý: Điểm CC, điểm CV.


- Gv đặt vấn đề: Nếu điểm CV gần mắt hơn bình thường thì mắt
người đó bị tật gì? Hoặc điểm CC xa mắt hơn bình thường thì

mắt người đó bị tật gì?
- Gv phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cần làm cho hs.
- HS trao đổi nhóm  hoàn thành phiếu học tập.
Tật mắt Đặc điểm
Cách khắc
phục
Mắt cận
Mắt lão
- Sau khi nắm được các tật về mắt, Gv tổ chức hs xác định
khoảng CC mắt của mỗi hs. (2 hs bắt cặp)
- Liên hệ giáo dục về mắt.
6. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
- Qua bài học hôm nay, em biết được gì về mắt?
- Nhiệm vụ:
+ Ngoài tật mắt cận, mắt lão ra thì mắt còn có những tật nào nữa
không?
+ Mắt có thể mắc những bệnh gì, cách giữ gìn vệ sinh đôi mắt?



×