Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 259 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯÒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THÊ HÙNG
* * *

CHỦ THỂ SÁNG TẠO CÁI ĐẸP
TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

Chuyên ngành : Thẩm mỹ học Mác Lẽnin.
Mã số: 501.05

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN Sĩ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

C'Ạ' i - : ẹ c : . ; o k !<Ã Nỏt

TF;ủìtóThi:;n

Nguòi hưỗng dẫn khoa học :
1. PGS. TS. ĐỖ VĂN KHANG
2. GS. PHẠM CÕNG THÀNH

No

HÀ NỘI - 1996


MỤC LỤC

MỎ ĐẦU



TRANG

1/ Tính cấp thiết của luận án

1

2/ Tình hình nghiên cứu đề tài

2

3/ Mục đích nghiên cứu của luận án

4

4/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu

4

5/ Phương pháp nghiẽn cứu

5

6/ Những đóng góp mới của luận án

.

5

7/ Bô' cục luận án


6

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU CHỦ THỂ П1АМ

m ỹ ở g ó c đ ộ thị

нш и

7

7.7 Bản chấl của thị hiếu và thị hiếu thẩm m ỹ

8

7.2 Các kiểu bộc lộ cùa thị hiếu thẩm m ỹ

13

1.2.] Tính phản ứng mau lẹ

13

1.2.2 Tính vô tư của thị hiếu thẩm mỹ

14

1.2.3 Tính cá biêt và tính xã hội của Ihị hiếu thảm mỹ


15

1.2.4 Tính giai cấp của thị hiếu thẩm mỹ

16

1.2.5 Tính dân tộc và tính nhân loại trong thị hiếu thẩm mỹ

17

1.2.6 Tính thời đại của thị hiếu thảm mỹ

18

1.3 Các thành tố của chủ th ể thẩm m ỹ được xét ở mối quan hệ với llĩị
hiếu thẩm m ỹ

21

1.3.1 Mối quan hệ giữa thịhiếu thẩm mỹ và cảm xúc thẩm mỹ

21

1.3.2 Mối quan hệ giữa thịhiếu thảm mỹ và biếu tượng thẩm mỹ

26

1.3.3 Mối quan hệ giữa thịhiếu thảm mỹ và hình tượng thẩm mỹ

28


] .3.4 Mối quan hệ giữa thịhiếu thảm mỹ và tinh cảm thẩm mỹ

32


CHƯƠNG 2
PHÂN LOẠI CÁC CHỦ THỂ THAM

m ỹ th e o c h ứ c n ă n g trong

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
2.1. Chủ th ể sáng lạo
2.1.1 Thiên chức của chủ thể sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình
2.1.2 Tài nãng của chủ thể sáng tạo nghè thuật
2.1.3 Phong cách - cơ sở tạo nên diện mạo của chủ thể
2.1.4 Những kiểu bộc lô cá tính sáng tạo của chủ thể họa sĩ trong
nghẽ thuật tạo hình thế giới
2.2. Chủ th ể thưởng thức
2.3. Chủ th ể đinh hướng

CHƯONG 3
NHŨNG BỂU HỆN CỤ THỂ CỦA CHỦ THỂ SÁNG TẠO TRONG NGHỆ
THUẬT TẠO HÌNH
3.1. Trạng thái 'xuấỉ thần' với linh thân T hiển' trong sáng lạo nghệ
thuậì hội họa



3.2. Thành tựu và những biểu hiện cụ th ể của chủ thê sán» tạo trong

nghệ thuật lạo hình Việr nam
3.2.1 Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tranh sơn mài
Việt nam
3.2.2 Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tranh sơn dầu
Việt nam
3.2.3 Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghê thuật tranh lụa Việt nam

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1) Tính cấp thiết của đế tài luân án
Một thời gian dài, từ cổ đại Hy Lạp đến cuối thế kỷ

xvm,

mỹ học chủ yếi

hướng vào việc khám phá những quy luật của khách thể thẩm mỹ. Phải tó
Immanuel Kant (1724 - 1804) vâh để chủ thể thảm mỹ mới được ý thức rố rêl
Song, I. Kant và những người kế tục sự nghiệp của ông đều chưa khám phá đầy đ
những đặc điểm của chủ thể thảm mỹ trong mối tương quan với hiện thực thảr
mỹ.
Khi mỹ học Mác-Lênúi ra đời, ván đề chủ thể thẩm mỹ vẫn chưa có điồ
kiện đi sâu thêm, vì phải tập trung vào việc phát hiện các quy luật thẩm mỹ khác
quan trên bình diện chủ nghĩa duy vật biên chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngày nay, ván để chủ thể thẩm mỹ đang được đặt trở lại. Luận án này c
nhiêm vụ tiếp nối vấín để chủ thể thẩm mỹ trên một cơ sở mới - đi sâu vào bản chí

và cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ theo quan điểm Mác-xít.
Ngoài ra, sự phát triển của vãn hóa nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới cũn
đang đặt ra nhiều vấn để lý luân có liên quan đến chủ thể thẩm mỹ. Thí dụ : vấn ổ
tự do sáng tác, tự do phê bình, tự do tìm tòi sáng tạo nhưng lại rất cần một địn
hướng nhân vãn, tự do tìm kiếm các chất liệu mới và cách thể hiện mới trôn nể
một lý tưởng mới. Tôn trọng cá tính sáng tạo, nhưng cá tính đó được phát tri£
theo quy luật "tự do là tất yếu được nhạn thức" hay tự do vô chính phủ ? Tất cả d
vâh để này đòi hỏi các nhà lý luận cần góp phần giải quyết. Đặc biẹt từ năm 198
do chính sách đổi mới toàn diên cuốc sống do Đại hổi lần thứ VI của Đảng c

-

]

-


xuấí, sự bùng nổ của lực lượng trẻ trong sáng tác mỹ thuật nảy sinh vấn đẽ hội
nhập và truyền thống. Hôi nhập như thế nào ? Họa sĩ Việt nam có nên đánh mất
tính truyền thống trong nghẹ thuật tạo hình của mình hay không ? Những vấn đề
tranh luân xung quanh trường phái hôi họa trừu tượng, những vấn đề nảy sinh xung
quanh cái "Mới" và cái "Đẹp".
Đ ổi mới là yêu cầu tất yếu của sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật, nó là
đòi hỏi bên trong của mỹ thuật Việt Nam. Nhưng đổi mới thế nào ? Có nên dựa
vào đổi mới mà chối từ việc kế thừa thành quả của bao thế hệ cha ồng để lại hay
không ? Quan niêm thế nào về "Mới" và "Đẹp"‘ĩ Đã có ý kiến nêu trên báo chí
rằng "Mới cần hơn đẹp"', giống như trong văn học có vấn đề "Tài cấn hơn Tám".
Trước hoàn cảnh đó, luận án này muốn đóng góp một số cơ sở lý luận trẽn
quan điểm Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh để giải quyết những váh đề thuộc
về quy luật của chủ thể sáng tạo Irong nghệ thuật tạo hình ở nước ta, đạc biệi là

quy luật sự phát triển đa dạng của các phong cách sáng tác trong nhấl dạng của
sáng tạo bản sắc nghệ thuật tạo hình Việt nam trong thời kỳ mở cửa.

2) Tình hinh nqhiên cứu đế tài
Vâín để chủ thể sáng tạo là môt vấn đề khó đã được nhiều nhà mỹ học và
nghệ thuậl học nghiên cứu từ xưa đến nay. Người có công đầu tiên trong vấn đề
này là I. Kant qua tác phẩm "Phe phán năng lực phán đoán" của ông viết vào cuối

thế kỷ xvm.
Sau I. Kant, xuất hiên hàng loạt các tác phẩm nghiẽn cứu về chủ thể sảng
tạo trong sự phát triển của nghệ thuật như :


Life's Picture history o f Western man (time incorporated. New York
1951)



Ba nes, H.E the history o f Western civilization. Harcourt brace and Co,
New York , 1953.



Hayes, CJ.H. A political and cultural History o f modem Europe M. 1932.




Parington, V.L Main cuưents in american thought. HB, 1930.




Thorndike, Lynn. A short history o f cilivization FSC, 1984.



Lịch sử nghệ thuật toàn thế giới, Viện hàn lâm khoa học Liên xô, 1965.



Lịch sử nghệ thuật đại cương, NXB nghệ thuật Mátxcơva, 1969.
Ở Việt nam, có các sách và tác giả cũng quan tâm vể vai trò chủ thể như :



Nguyẽn ĐỖ Cung, Bàn vẻ Mỹ thuật Việt nam - Viên Mỹ thuạt Hà nôi
1993



Phạm Công Thành, Luật xa gần - NXB Văn hóa 1982



Nguyễn Phi Hoanh, Một số nển mỹ thuật thế giới, NXB Văn hóa 1978.



Nguyễn Trân, lịch sử Mỹ thuật thế giới, NXB Đại học Mỹ thuật 1993.




Đỗ Văn Khang trong cuốn Lịch sử Mỹ học. NXB Văn hóa 1983.



Đỗ Vãn Khang, Đỗ Huy trong cuốn Mỹ học Mác-Lênin 1985.
Gần đây, trong cuốn Nghệ thuật học đại cương, tiến sĩ Đỗ Văn Khang cũng

đã vạch ra quy luạt của sự tác đông qua lại giữa chủ thể và khách thể sáng tạo
trong nghê thuật nói chung.
Bên cạnh đó, thông qua các tác phẩm giới thiệu thành tựu nghệ thuật tạo
hình, các tác giả trong lĩnh vực này cũng đã cố gắng tìm cách khám phá phần nào
chủ thể sáng tạo như trong các tác phẩm sau.


Tranh Sem mài Việt Nam (Les laques du Vietnam)
(NXB Mỹ thuật - 1994)



Tranh Lụa Việt Nam (Les peintures sur soie du Vietnam)
(NXB Mỹ thuật - 1992)



Tranh Sơn dầu Việt Nam (Les peintures à L' Huile du Vietnam)
(NXB Mỹ thuât - 1996)




Mỹ thuật và nghệ sĩ (NXB Thành phố Hồ Chí Minh - 1996)



Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 1992)



Họa sĩ Tô Ngọc Vân (NXB Vãn hóa Hà N ội - 1983)

-3

-




Họa sĩ Trần Vãn cẩn (NXB Văn hóa Hà Nôi - 1989)



Nghệ thuật tạo hình Việt Nam (NXB Văn hóa Hà Nôi - 1975)



Họa sĩ Nguyễn Sáng (Hội NSTH Việt Nam)




Nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam (NXB Mỹ thuạt - 1996).
Tuy vậy, tất cả các công trình trên chỉ đẻ cũp tới một mặt nào đó, của một

số tác giả nào đó trên một chất liệu cụ thể nào đó mà chưa có công trình nào
nghiên cứu riêng về chủ thể sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình.
Vì vậy, luận án này đã kế thừa tất cả những thành tựu của những người đi
trước, quan tam đến quy luật riêng của chủ thể, đặc biệt là chủ thể sáng tạo trong
nghê thuật tạo hình.

3) Muc đích nqhiên cứu
a/ Nghiên cứu cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ, chỉ ra bản chất của những
thành tố và các mối quan hệ của chúng.
b/ Từ cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ - Luận án đi sâu phan loại các chủ thể
thẩm mỹ, đặc biệt xác định vai trò của chủ thể sáng tạo trong việc sáng tạo
và tiếp nhận những giá trị thảm mỹ.
c/ Khảo sát quá trình hoạt đông của chủ thể sáng tạo trong quá trinh sáng tác
ở một loại hình đặc biệt - đó là NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH - nhất là trong chất
liệu lụa, sơn mài, sơn dầu.

4) Đối tuonq và Pham vi nahiên cứu
Luận án, tuy nhằm vào đối tượng chủ thể thẩm mỹ, song luôn luôn đặt chủ
thể thẩm mỹ trong quan hệ với khách thể thảm mỹ, tức là luôn luôn đặt nó vào
trong quy luật khách quan của triết học và mỹ học, như : tổn tại xã hội quyết định
ý thức xã hội, tính chất nâng động và sáng tạo của chủ thể, những tiêu chí của chủ
thể với tư cách một chủ thể thẩm mỹ.

-4

-



V ì nhằm vào ba cấu trúc của chủ thể thảm mỹ : cấu trúc bản thể, cấu trúc
chức năng, và cấii trúc truyền thồng, nên ngoài những tính chất, những bản chất
tạo nên chủ thể thẩm mỹ, luận án cũng sê luôn luôn chú ý tới quy luật quan hẹ qua
lại giữa tự do và tất yếu, giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa lịch sử và năng động
chủ quan trong tư duy sáng tạo của người nghẹ sĩ.

5) Phuonq pháp nahiên cứu
Luận án này chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng và theo quan điểm
lịch sử của triết học Mác-Lênin. Ngoài ra, luận án còn áp dụng những phương pháp
khác như : phương pháp cấu trúc, phương pháp hẹ thông, phương pháp so sánh
theo loại hình sáng tạo của chủ thể.

6) Nhữnq đónq aóp mói của luân án
a/ Đ i sâu vào lĩnh vực chủ thể và góp phần làm phong phú thẽm mỹ học về
phương diên vạch ra cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ.
b/ Đ i sâu phân loại và chỉ rõ đặc điểm của tùng loại chủ thể thẩm mỹ, qua
đó phát hiện đặc tính riêng của chủ thể sáng tạo (nghệ sĩ), chủ thể tiếp nhận
(người thưởng thức) và chủ thể định hướng (nhà lý luận, phê bình, nhà
hoạch định chính sách đối với nghệ thuật).
c/ Lần đầu tiên, phân tích và làm rõ "những bí ẩn" của chủ thể sáng tạo cái
đẹp trong nghệ thuật Hội họa, đặc biệt là quá trình sáng tác tranh sơn mài,
tranh lụa và tranh sơn dầu. Xuất phát từ lý luận vể "Thiên tài" trong cuốn
"Phê phán năng lực phán đoán" của nhà triết học cổ điển Đức I.Kant, luận
án kết hợp với quan niêm triết học Phương Đông để đề xuất tính chất
"Thiển" trong chủ thể sáng tạo nghẹ thuật hội họa (mà Platông thời cổ đại
Hy lạp đã nói một cách duy tâm là do "thần nhập"

-5


-


7) Bố cuc luôn án
Ngoài phần mở đầu, kết luân và tài liệu tham khảo luận án gồm 3 chương 8
tiết 17 mục với 132 trang và phần phụ lục gồm 143 ảnh minh họa.
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dản nhiệt tình và tận tụy của PGS.
TS. ĐỖ Văn Khang, GS. Phạm Công Thành. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
những người thầy của mình.
Tác giả xin chân thành cám ơn GS. TS. Bô trưởng Trản Hổng Quân; PTS.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tạ Thế Truyền; Ban thanh tra Bộ Giáo dục và đào
tạo; PGS. PTS. Phó vụ trưởng Vụ sau đại học Nguyên Xuân Phong; PTS. Lê Hương
đã giúp đỡ, đông vièn, khích lệ tạo điều kiên thuận lợi để tác giả hoàn thành luân
án này.
Tác giả xin chân thành cám ơn GS. PTS. Nguyẽn Hữu Vui; PTS. Nguyên
Hàm Giá; PGS. Bùi Thanh Quất; PTS. Trịnh Trí Thức; PTS. Dương Văn DuyÊn;
PGS. PTS. Phạm Gia Lâm (Trường đại học KHXH và NV); PGS. PTS. Nguyên
Ngọc Dũng (Viên đại học mở); PGS. PTS. Nguyên Chí Mỳ (Ban tuyên giáo thành
ủy); PGS. PTS. Nguyẽn Văn Huyên (Viện triết học); PGS. Vũ Giáng Hương (Hôi
Mỹ thuật Viêt Nam); PGS. Nguyên Lương Tiểu Bạch; PGS. PTS. Nguyên Đỗ Bảo
(Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội) đã đọc kỹ bản luận án và giúp tác giả nhiểu ý
kiến quý báu.
Tác giả xin chân thành cám ơn khoa Triết học, phòng đào tạo trường đại
học KHXH và NV, Vụ sau đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo, các anh chị ở thư viện
Quốc gia, thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương, thư viên Phạt giáo, bạn bè và gia
đình đã động viên, giúp đỡ và tạo m ọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình thực hiên đề tài nghiên cứu.

-


6

-


Chưonq 1
NGHIÊN c ứ u CHỦ THỂ THAM m ỹ ở g ó c đ ộ t h ị h i ế u

Trong nghệ thuật, chủ thể thẩm mỹ chính là chủ thể người, tác phẩm hoàn
chỉnh của tạo hóa. Chủ thể thâm mỹ chính là phương diện chủ quan của câ một quá
trình tư duy nghệ thuật hay nói một cách khác, là quá trinh cảm thụ và sáng tạo
thảm mỹ. Khẳng định như vậy, vì

c.

Mác đã từng nháh mạnh : Bản chất con người

là luôn sáng tạo theo quy luật cái đẹp.
Song, khồng phải ngay từ đầu, con người đã hiểu hết mình. Phải một thời
gian dài, từ cổ đại Hy lạp đến Phục hưng, người ta mới phát hiện ra vai trò của chủ
thể. Chủ thể thẩm mỹ luôn gắn với vai trò nãng đông sáng tạo của cái Tôi - cái Tồi
trong sáng tạo và trong thưởng thức nghệ thuật. Song cái Tôi lại chỉ có thể được
quan tâm khi ván đề tự do cá nhân được coi trọng.
Hoạt đông nhận thức và sáng tạo cái đẹp là tiêu biểu cho hoạt đông thẩm
mỹ. ở lĩnh vực này, Con người, trong mối quan hệ thẩm mỹ với hiện thực, đặc biệt
với nghệ thuật, mới tự vươn lên đóng vai trò chủ thể trong nhận thức, định hướng
và sáng tạo. Đúng như Đề Các (Descartes) đã n ó i: "Tôi tư duy tức là tôi tồn tại".
Muốn hiểu kỹ một mặt cực kỳ tế nhị cái "Tôi" của Đề Các, ta phải quan tam
đến cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ, đay là một hê thống phức tạp gồm nhiều thành
tô' liên quan chật chẽ với nhau một cách biện chứng để tạo nên sự hình thành và

phát triển cả một hệ thống chủ thể. Chủ thể thẩm mỹ gồm bảy thành tố là : cảm
xúc thẩm mỹ, Biểu tượng thẩm mỹ, Thị hiếu thảm mỹ, Tình cảm thẩm mỹ, Hình
tượng thẩm mỹ, được Lý tưởng thảm mỹ soi đường rồi kết lại ở Ý thức thẩm mỹ.
Trong quan hệ đa dạng, qua lại hữu cơ ấy, tất cả các thành tô' đó tồn tại độc
lập với nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ một cách biện chứng với nhau để tạo nên
một chỉnh thể : CHỦ THỂ THẨM m ỹ .


Đ ể phản ánh toàn bộ cấu trúc trên có rất nhiểu cách. Luận án chọn cách xuất
phát từ thị hiếu thẩm mỹ, để từ đó khảo sát các mối quan hê giữa các thành tố khác
của chủ thể thảm mỹ. Cách xuất phát này là tối ưu với đề tài của luận án là nghiên
cứu "Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong Nghệ thuật tạo hình".
Muốn xuất phát từ thị hiếu thảm mỹ, luận án phải làm rõ khái niệm thị hiếu
rồi đến thị hiếu thẩm mỹ.

1.1. Bản chất của thi hiếu và thi hiếu thẩm mỹ.
Thi hiếu : Thị hiếu trước hết là một sở thích của chủ thể. Nhưng sở thích
này lại bộc lộ thành cách phản ứng tức thời, nhanh nhạy, như một thái độ riêng đối
với giá tri của sự vạt và hiện tượng mà chủ thể cán có biểu hiện.
Trong xã hôi loài người, con người là một chỉnh thể, mỗi người là một thế
giới riêng và do vậy tồn tại một sở thích riêng - đó là sở thích cá nhân, không ai
giống ai cả. Nếu trên đời này, ai ai cũng có sở thích giống nhau thì cuộc sống sẽ
nghèo nàn biết bao, thậm chí rơi vào nguy hiểm vì con người sẽ chùn vào trạng
thái mônôtôn. Nếu tất thảy con người đểu giống nhau, tất không thành xã hội,
không thành môt nển nghê thuật : vì mỗi người một thị hiếu (hay còn gọi là "gu"
(goũt). "gu" tốt hay xấu là phản ánh trình độ thẩm mỹ của chủ thể thưởng thức,
"bông gu"(bon goũt) hay môve gu (mauvais goũt) chỉ người sành chơi hay người
có thẩm mỹ kém. Người sành ăn mặc thường chọn mầu sắc hài hòa, gam mầu trầm
nhẹ, giản dị. Không phải ngẫu nhiên mà các chính khách lấy gam mầu ghi xám
hoặc đen làm chủ đạo trong lẽ phục ngoại giao.

Mỗi chủ thể là môt cá thể riêng biệt, đứng độc lạp với nhau. Mỗi người có
một tâm sinh lý khác nhau, xuất thân từ nhiều thành phần và chịu sự giáo dục khác
nhau, vì thế nên có nhu cầu khác nhau, khả năng đánh giá và thưởng thức khác
nhau. Khi nói đến thị hiếu là nói đến những sở thích không đồng nhất với những
tính cách và sự lựa chọn khác nhau. Thị hiếu có thể được xác định trên nhiều dạng
khác nhau trong các quan hệ tình thần cơ bản như đạo đức, chính tri, tôn giáo,
thẩm mỹ, khoa học. Các loại thị hiếu này biểu hiện liên tục và thường xuyên trong

-8

-


đời sống xã hội. Có thế nói thị hiếu thảm mỹ là thị hiếu phức tạp nhất, phong phú
và hấp dẫn nhất, nó khước từ mọi chuẩn mực khô cứng và luôn giữ một khoảng
cách nhất định với dư luận.
Sự khác nhau giữa thị hiếu thảm mỹ và thị hiếu thông thường là sở thích, là
hành vi nhạy cảm tức thời trong việc thâm định chân giá trị thẩm mỹ của sự vật
hiện tượng hay của tác phẩm. Thị hiếu thẩm mỹ là sự biểu hiện tình cảm, thái đô
của các chủ thể sáng tạo và thưởng thức trước cái đẹp, cái xấu, cái bi và cái hài ,
cái trác tuyệt diễn ra trong cuộc sống và đặc biệt qua các loại hình nghệ thuật đang
diễn ra hàng ngày.
Thị hiếu thẩm mỹ liên quan mạt thiết đến thị hiếu phổ biến vẻ mặt tình cảm
và tinh thần.
Thị hiếu thẩm mỹ là sự nhậy cảm về cái đẹp, hay nói cách khác là "thú
chơi", thú thưởng ngoạn một giá trị thẩm mỹ nào đấy, ở một loại hình nào đấy
mang ý nghĩa giá tri tinh thần nhiẻu hơn giá trị thực dụng. Như chọn một biẹt thự
với nội thất, sún vườn tuyệt mỹ, chọn một cay cảnh cổ thụ có thế đẹp do công phu
uốn tỉa, chọn mót bộ quần áo hợp thời trang v.v...
Tất cả những thứ đạt tiêu chuẩn đẹp đó không phải chỉ vì lợi ích vật chất mà

là sự thỏa mãn khát vọng hướng tới cái đẹp, cái toàn bích của chúng ta, nó hướng
tới giá trị tinh thần nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, không phải ai cũng có Gu tốt, có khả
năng để lựa chọn được những vật phảm, những đối tượng thẩm mỹ phù hợp với
quy luật của cái đẹp. Như vậy, ta có thể hiểu thị hiếu thẩm m ỹ không phải chỉ là
một hành vi nhanh nhạy về phương diện mỹ cảm, mà còn biểu hiện "tính trội
của hành vi". Trong mỹ học, tính trội tạo thành phẩm chất của chủ thể thảm mỹ.
Một khi "tính trội" càng phát triển thì chủ thể thẩm mỹ càng phong phú và tích cực
hướng tới những giá trị đích thực của cái đẹp trong quá trình thụ cảm và sáng tạo
những giá tri thẩm mỹ.
Thị hiếu thẩm mỹ còn là một hình thức của ý thức thẩm mỹ. Với khả năng
nhận xét về phẩm chất thẩm mỹ của các hiện tượng tự nhiên và xã hôi, các sản

-9

-


phẩm của sản xuất vật chất và tinh thần cộng với sự hiểu biết cảm xúc mà tạo nên
nhân tố chủ quan của cá nhân và sự độc đáo của cá tính họ. Chính nhũn tố chủ
quan và sự độc đáo cá thể tạo nên cái "Tôi" trong thưởng thức và sáng tạo nghẹ
thuật . Xã hội loài người và xã hôi nghệ thuật chỉ có thể có ý nghĩa khi những cái
"Tôi" ấy tồn tại, đó là cá tính sáng tạo, cá tính thưởng ngoạn. Tít cả cái đó góp
phần làm giàu thêm sự phong phú và đa dạng của xã hôi và nghệ thuật.
Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất giữa cảm tính và lý tính, nhưng lại biểu
hiện dưới dạng đổng hóa thực tại bằng cảm tính, như vậy thị hiếu thẩm mỹ là một
năng lực biểu hiện sự hài hòa giữa bản chất tự nhiên và bản chất xã hôi loài người.
Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử mỹ học, khi tìm hiểu về thị hiếu thẩm
mỹ, xuất hiện hai cách biện giải ngược chiểu nhau về bản chất của thị hiếu thẩm
mỹ. Đó là duy cảm và duy lý. Môngteskiơ (Montesquieu) đại diện của trường phái

mỹ học phong trào khai sáng Tây Au thế kỷ ХУШ định nghĩa thị hiếu thẩm mỹ là
"cái thu hút chúng ta chú ý tới đối tượng bằng tình cảm". Rútsô (Rousseau) coi "thị
hiếu thẩm mỹ là năng lực nhận xét vẽ cái mà đông đảo mọi người thích hay không
thích".
Khi bàn về thị hiếu thâm mỹ, I.Kant đã thấy tính chất phức tạp và tính cá
nhân của thị hiếu, nên ông cho rằng "vể thị hiếu thẩm mỹ thì không nên bàn cãi".
Thực tế, quan điểm của Kant chỉ đúng ở mức đô nhạn xét về thị hiếu thẩm mỹ cá
nhân chứ không đúng về nguyên tắc. Khi nói vể bản chát của thị hiếu thẩm mỹ là
vừa mang tính cá nhũn lại vừa mang tính xã hôi. Chính I.Kant vê sau cũng đã nhạn
ra chỗ mâu thuẫn của ông, và ông đã bổ sung bằng khái niệm "thị hiếu công công".
Hơn nữa, mỹ học Mác-Lênin khẳng định thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhan khồng
phải là bẩm sinh bất biến. Nó là thái độ tình cảm khiến con người phản ứng mau lẹ
trước cái đẹp, cái xấu, cái bi hài và trác tuyệt trong nghệ thuật và cuộc sống. Song,
không thể có thị hiếu thẩm mỹ nếu thiếu tư duy vì nó phản ánh những thuộc tính
của khách thể thẩm mỹ.
Do vậy, những đòi hỏi của thực tiễn không chỉ làm thay đổi tình cảm của
con người mà còn làm xuất hiện những thị hiếu mới. Lịch sử đã chứng minh điẻu

-

10-


này : Ở thời kỳ cộng sản nguyên thủy, với chế độ mẫu hệ, thị hiếu thẩm mỹ của
toàn bô tộc hướng tới hình tượng người đàn bà theo chủ nghĩa phồn thực. Trước sự
phát triển rực rỡ của nên văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, thị hiếu thẩm mỹ ở giai
đoạn này hướng tới những hình mẫu hoàn thiên cao cả : Nhà triết học, anh hùng,
quán quân thể thao.
Qua thời kỳ Trung cổ, với sự áp đặt của lẽ giáo nhà thờ, thị hiếu lúc ấy chỉ
có quyẻn hướng tới cái đẹp của chúa. Trong thời kỳ Phục hưng, thị hiếu thẩm mỹ

thay đổi, người ta lại ngưỡng mộ cái đẹp ở những con người đầy đặn, phúc hậu,
những vẻ đẹp thuần khiết mang tính bản thiện, trong sáng nhưng khổng lổ. Và
trong thời đại văn minh của thế kỷ XX này, khi mà khoa học phát triển cao độ đẩy
xã hội đi lên với một tốc độ phi thường, khi mà tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xã
hôi hàng hóa và nghệ thuật phát triển thiên hình vạn trạng, các chủ thể sáng tạo
bức bách lột bỏ những cái cũ trong tư duy sáng tạo của mình để thay vào một
phong cách mới, những cảm nhạn và rung động mới, tìm tòi, phát hiên, nhiẻu thị
hiếu thẩm mỹ mới đã xuất hiện hướng tới cái đẹp đích thực của sự hình thành và
phát triển thị hiếu của con người hiện đại. Thị hiếu thẩm mỹ không hoàn toàn là
sản phẩm của cảm xúc, mà còn là sản phẩm cao của triết luận.
Mấy năm gần đây, thị hiếu thẩm mỹ ở nước ta đang bị xáo trộn dữ dội. Xu
hướng sáng tác của các chủ thể có chiều hướng ngoại, hiên đại hóa và trừu tượng
hóa tác phẩm. Các họa sĩ cao tuổi vẫn thủy chung với phong cách và lối nhìn của
minh là tả thật những cảnh sinh hoạt, tĩnh vật hay phong cảnh đất nước. Họ vẫn
trung thành với bài bản hàn lâm (Academique).
Các họa sĩ trẻ chuyển dần sang vẽ tranh trừu tượng. Luồng gió hiện đại ở
các nước Tây Àu và khu vực Châu Á đang thổi rất manh vào hội họa nước ta, công
với thị hiếu mua tranh, chơi tranh của các "Thượng đế” mới. Vẽ theo lối cũ thì khó
bán và bán giá rất rẻ. Nhưng tranh trừu tượng rất khó hiểu thì bán chạy và rất đất.
Có bức tới 10.000 USD.

-11

-


Thực tế sáng tác mỗi người một gu, một thị hiếu tạo nên sự sôi động của thị
trường tranh. Các loại tranh vẫn lần lượt ra đi... Các họa sĩ vẫn sáng tác, không
ngừng, khồng nghỉ.
Bàn về thị hiếu thẩm mỹ, ta thử lướt qua triển lãm tranh được giải quốc gia

đế tiến tới triển lãm Châu Á 1996. 30 bức tranh được chọn bày đẻu là trừu tượng
hay siêu thực. Chứng tỏ thị hiếu thẩm mỹ của các chủ thể đã được hiện đại hóa. Đó
là kết quả sau khi mở cửa, sự giao lưu hội họa vùng, miển, khu vực và thế giới. 5
bức tranh được giải thưởng và sẽ bầy ở triển lãm này cũng là Trừu tượng, Siêu thực
hay Ân tượng. Sơn mài bây giờ không mài phang mịn như xưa nữa mà được "phù
điêu hóa" rất bộn bể và thồ mộc. Sơn dầu bây giờ được "tân kỳ" hóa, đắp nổi như
điêu khắc : Súng, đạn, xe tăng, đại bác, phi cơ rồi bôi màu lên với những cái tên rất
trừu tượng "Sự hóa thạch của chiến tranh”. Bức tranh trên đã rất đắt về tứ, cái "Tứ"
đắt là xương sống cho mỗi bức tranh, mỗi bài thơ, mỗi bản nhạc. Béttôven
(Betthoven) đã thành côn^khi tạo "Tứ" : tiếng đập cửa của định mệnh bằng chùm
3 liên tiếp Ị »frfyir/T l Ị- J - trong bản giao hưởng nổi tiếng nhất của đời ông Bản giao hưởng sô' 5 giọng Đô thứ - tạp 67 (1805-1808) có tên "Định mênh".
Trong mồ tip 4 âm với một âm hình và gam mầu chủ đạo, Béttôven muốn nói "Số
mệnh gõ cửa như vậy đó" với ý tưởng "Từ bóng tối tới ánh sáng, qua đấu tranh
giành thắng lợi". Chất kiên định của am hình tiết táu

m

I J

chính là xương

sống, là tứ của toàn bô bản giao hưởng này. Âm hình trên được nguyên vẹn trong
tất cả các biến dạng giai điệu và hòa thanh không những trong chương một
(Allegro Con brio) hay chương 2 (Andante Con moto) mà còn được nhắc lại trong
tất cả các chương sau.
Hơn nữa, nhạc sĩ và họa sĩ có tư duy và thị hiếu tốt sẽ tạo được bố cục đẹp,
hợp lý. Gam màu biểu cảm được sự "hóa thạch" của chiến tranh với những vũ khí
giết người tàn bạo của nó.



Tác phẩm trẽn đã kết hợp được mỹ cảm sáng tạo và tư duy triết học trong
việc xây dựng tác phẩm. Chính giá trị triết luận cao đã nâng giá trị của thị hiếu lên
thành giá trị nghệ thuật.

1.2 Các kiểu bỏc lô của thi hiếu thdm mỹ
1.2.1. Tính phẩn ứng mau le
Trước những hiên tượng xảy ra trong đời sống và nghệ thuật như đẹp, xấu,
trác tuyệt, bi hài, từ tình cảm thẩm mỹ của các chủ thể thẩm mỹ sẽ xuất hiện sự
phản ứng mau lẹ. Sự phản ứng này gần như là bản năng của chủ thể thảm mỹ.
Qua thời gian, năm tháng, do kinh nghiêm và quá trình tích lũy những giá
tri thẩm mỹ đã tạo thành tính ổn định trong thị hiếu và chính tính ổn định này đã
giúp cho chủ thể thẩm mỹ có những phản ứng đúng đắn trước các hiện tượng thẩm
mỹ xảy ra trong quá trình sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.
Phải có một thị hiếu thảm mỹ tốt cộng với những kinh nghiệm được tinh
luyện và trắc nghiêm qua thực tế mới có những phán đoán đúng với bản chất của
đối tượng thản mỹ.
Thực tế cho hay rằng : khi kinh nghiệm đạt đến đô dày của sự sâu sắc và
phong phú cân thiết thì sự phản ứng càng chuẩn và mau lẹ bấy nhiêu.
M ối quan hệ giữa tính phản ứng mau lẹ và tính ổn định tương đối của thị
hiếu thẩm mỹ là m ối quan hệ biện chứng.
Sự phản ứng mau lẹ biểu lộ cá tính và chủ kiến của chủ thể thảm mỹ. Một
chủ thể thẩm mỹ chỉ thực sự vững vàng khi biểu lộ được chính kiến của mình trước
cái đẹp, xấu. Thái đô dứt khoát trong khen che thường là đặc điểm biểu hiện tính
tự tin "Sang trọng". Nhưng để có tính tự túi này cần phải có vốn văn hóa cao, vốn
nghê thuật sâu, đặc biệt là sự quảng giao với giới vãn nghẹ sĩ. Sự phản ứng mau lẹ
với đầy đủ bản lĩnh nghệ thuật giúp cho người nghệ sĩ biểu hiện mình trong đời
sống xã hội với bản tính độc đáo của cá nhân.
Thái độ phản ứng trước một hiện tượng thẩm mỹ bộc lộ hoàn toàn trình độ
thụ cảm nghệ thuật không mang tính bản năng hoàn toàn mà là một trình độ cao


-

13

-


của lý tính kết hợp với một cảm xúc tinh tê để xét đoán một cách mau lẹ theo chủ
quan của mình.
Như vây, tính phản ứng mau lẹ của thị hiếu thẩm mỹ có quan hệ qua lại hữu
cơ với cảm xúc thẩm mỹ. cảm xúc thẩm mỹ càng mãnh liệt bao nhiêu càng giúp
chủ thể thẩm mỹ có phản ứng mau lẹ trước hiên tượng thảm mỹ bấy nhiêu; giúp
chủ thể thẩm mỹ kiểm tra và phân biệt một cách chính xác giữa hiện tượng và bản
chất, thật hay giả, xấu hay tốt, bi hài hay trác tuyệt.
1.2.2. Tính vô tư của thi hiếu thẩm m ỹ
Chúng ta đểu biết cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tùm của thẩm mỹ, là
như cầu cao của tinh thân, tình cảm. Vạy, việc đánh giá cái đẹp thế nào để thỏa
mãn sự hâm mô nhưng không vụ lợi là tính vô tư của cảm xúc. Đặc tính vô tư của
thị hiếu thẩm mỹ phải chịu sự thử thách của một trong hai thái đô nghệ thuạt : mơ
mộng hay thực dụng. Mơ mông quá sẽ rơi vào phiêu lưu cảm xúc không tưởng, trữ
tình hóa cảm xúc. Ngược lại thực dụng quá sẽ dẫn đến cảm xúc khô cứng, áp đặt,
nghèo nàn, khổng rung động nổi những vẻ đẹp tinh tế của đối tượng thảm mỹ.
Điểu này đã được chứng minh rát rõ qua các trào lưu nghệ thuật : Lãng mạn, Ân
tượng hay Trừu tượng, ở trường phái lãng mạn, Đơlacơroa và những đệ tử của ông
quá đuổi theo cái đẹp của màu sắc mà ít chú ý đến biến đổi của hình thể vạn vạt.
Việc xem trọng mầu sắc thái quá thiếu hản đi đặc tính vô tư của thị hiếu thẩm mỹ
bởi bản thân sự "duy sắc" đã là quan niêm không đúng trong nghệ thuạt tạo hình
rồi. Vì thế, các chủ thể thẩm mỹ cần phải có thái đô vô tư trước nghệ thuạt. Sự sai
lệch trong thái độ thẩm mỹ biểu hiện một khả nãng không hoàn chỉnh, phiến diện
trong cái nhìn nghẹ thuật, v ể vấn đề này Lênin đã từng dạy chúng ta cần phải sống

có vãn hóa, tránh những dục vọng tầm thường và cả những ý tưởng viển vông. Chỉ
có thị Mếu vô tư mới giúp chúng ta khả năng lựa chọn đứng đắn giá tri chân-thiệnmỹ trong đời sống và nghệ thuật. Chỉ có sự giáo dục thâm mỹ một cách thường
xuyên và toàn diện trên cơ sở tích lũy những giá tri thẩm mỹ phong phú mới có
được sự vô tư của thị hiếu thẩm mỹ.

-

14-


1.2.3. Tính cá biêt và tính x ã hôi của thi hiếu thẩm m ỹ
Cộng đồng xã hội được hình thành từ nhiều cá nhan; mỗi cá nhủn lại có thị
hiếu thẩm mỹ khác nhau, chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị
hiếu thẩm mỹ trong xã hội. Trong thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi con người đểu mang yếu
tố thích thú cá nhân và phản ứng mau lẹ trước các đối tượng thẩm mỹ. Người thích
sân khấu, người yêu ca nhạc, người thích vãn học, người mê thơ lại có người thích
chơi hoa, chùn cảnh. Thậm chí trước một hiện tượng thẩm mỹ cụ thể, các chủ thể
lại rung đông khác nhau, chịu ảnh hưởng của trạng thái tình cảm cá nhún lúc
thưởng thức. Mỗi cá biệt đứng độc lạp làm cho thị hiếu thảm mỹ trở nên phong
phú. Song, tính xã hôi lại định hướng giá trị tản mạn đó thành giá trị chung của
toàn xã hội. Thời đại nào thì nghê thuật ấy, thực tế lịch sử đã chứng minh điểu đó :
mỗi chủ thể sáng tạo của mỗi thời đẻu đã hàm chứa tính xã hội trong mỗi tác phẩm
của mình, đóng góp cho nền văn minh nhân loại dảu rằng ở họ hinh thành từ
những quốc gia khác nhau, các hoàn cảnh khác nhau, các nền văn hóa khác nhau,
và cả các phong cách khác nhau nữa.
Những thành tựu rực rỡ của nghê thuật cổ Hy lạp, thời Phục hưng hay
những trào lưu cổ điển, hiện đại, ấn tượng, lạp thể v.v... đểu tạo nên những diện
mạo riêng: Lêona Đơ Vanhxi đậm tính mẫu mực, cổ điển nhưng đầy tinh thần nhân
ái; Rỡđanh ắp đầy khát vọng; Raphaen nuột nà, phóng khoáng; Đơlacơroa gợi cảm
trong sắc màu; Picátsô tạo dựng trong biến đổi không ngừng; Gôganh xô lệch

mảng màu. Trong khi đó Xêdannơ tự do đặt màu canh nhau không theo công tua
của hình, thậm chí buông lỏng hình để đạt một mảng màu khoáng đạt, tạo sự
chuyển động trong không gian. Dùng môt ước lệ để nói một giả ước tạo ra chiểu
sâu của trí tuệ.
Đã có nhiều ý kiến tranh luận của các nhà mỹ học trên thế giới xung quanh
tính cá biệt và tính xã hội của thị hiếu thản mỹ. I. Kant, một trong những người
đầu tiên nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ một cách hệ thống đã tuyệt đối hóa vai trò
của thị hiếu thẩm mỹ cá nhân. Kant cho rằng : muốn tiếp thu cái đẹp cần phải có
thị hiếu, tức là khả năng thụ cảm cái đẹp theo đủng cảm xúc của chủ thể. Những

-

15

-


quan điểm mỹ học này của I.Kant chứa đầy mâu thuẫn. Đã có lúc Kant cho rằng :
"Vẻ đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ, mà trong con mắt kẻ si tình”.
Ổng lúng túng không thể lý giải nổi sự tồn tại song song giữa thị hiếu chung của
toàn xã hội và thị hiếu của một nhóm người, ôn g đành khảng định tính phổ biến
và tất yếu của những phán đoán thị hiếu căn cứ vào luân điểm cho rằng có sự tổn
tại của một cảm xúc gọi là cảm xúc chung. Tính tất yếu của thị hiếu là "tính tất yếu
chủ quan". Nó bắt rẽ không phải ở đối tượng mà ở chủ thể. ôn g đã đưa ra một
quan niệm về thị hiếu xã hội để giải quyết vấn đề chung và riêng, sỏ dĩ nhiều
người cùng đánh giá một sự vạt là đẹp vì họ có chung một cảm nhận do cái đẹp có
tính phổ quát.
Mỹ học Mác-Lênin đã khắc phục những thiết sót về nhạn thức luận duy tam
chủ nghĩa của I.Kant. Đó là : không có một cá nhan nào sống tách biệt khỏi các
quan hê xã hôi, bản thân quan hê thẩm mỹ là một quan hệ xã hôi nên thị hiếu thẩm

mỹ - một dạng biểu hiện của quan hệ thảm mỹ, một hình thức thể hiện ý thức thẩm
mỹ không thể không mang tính chất xã hôi. Như vạy, trong xã hôi công đổng,
cùng môt lúc tổn tại thị hiếu cá nhan, thị hiếu giai cấp, thị hiếu dân tộc, thị hiếu
thời đại và thị hiếu nhân loại.
1.2.4. Tính siai cấp của thi hiếu thẩm m ỹ
Một câu hỏi đặt ra là : thị hiếu thẩm mỹ có mang tính giai cấp không? Câu
trả lời là : Có. Người ta không thể đứng ngoài chính trị, đứng ngoài giai cấp. Giai
cấp nào thì thị hiếu ấy. Màu sắc chính trị ảnh hưởng đến màu sắc thị hiếu. Thị hiếu
của giai cấp tư sản khác với thị hiếu của giai cấp vô sản bởi bản chất chính trị của
từng giai cấp khác nhau. Thị hiếu thản mỹ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với quan
niệm sống riêng của từng giai cấp. Ý nghĩ của kẻ sống trong lâu đài không giống ý
nghĩ của kẻ sống trong túp lểu tranh. Quan niêm về cái đẹp của họ cũng khác. Thí
dụ quan niêm về vẻ đẹp của người phụ nữ lao đông là thân hình chắc khỏe, chân
tay mập mạp, nước da hổng hào. Còn những phụ nữ trong giới thượng lưu quí tộc
là mặt hoa da phấn, liễu yếu đào tơ.

-16

-


Những máu người này được mô tả khá thành công trong những giai tác vãn
học của Hônôrê Đơ Banzac (Honore de Balzac) (1799 - 1850) với nhân vạt ơgiêni
Gơrăngđê; L.Tônstôi (L.Tolstoi) với Nataxa Rôstôva, Ana Karênina, hay Maxlôva.
Hoặc bà Bôvari trong tác phẩm cùng tên của đại văn hào Phrôke. Chắc chắn "Thần
tự do trên chiến lũy" của Đơlacroa khác với nhân vạt nông dân "Cồ gái với chiếc
bình" của Gôia (Goya). Song, bất cứ người có học thức chân chính nào cũng đều
cảm thấy rằng đời sống trí tuệ và tâm hồn của các giai cấp mới thực sự là cái mang
giá trị thẩm mỹ chân chính.
1.2.5.


Tính dán tôc và tính nhân loai irons thi hiếu thẩm mỹ

Mỗi dân tộc trên thế giới đêu hình thành một thị hiếu thẩm mỹ riêng mà
người ta gọi là thị hiếu dan tộc. Thị hiếu này có được là nhờ những ảnh hưởng của
các hoàn cảnh và điều kiện cụ thể trong cả quá trình lâu dài hình thành và phát
triển của dân tộc ấy. Biểu tượng con rồng hay bông hoa sen đã trở thành biểu tượng
nghẹ thuật Việt Nam. Dảu là con rồng đời Lý, đời Lê hay đời Trần có khác nhau
đôi .'hút, nhưng vẫn là con rỗng uốn lượn theo kiểu thắt túi. Còn biểu tượng hoa
sen iã-in đạm vào tùm khảm mỗi người dân Việt như những gì thiêng liêns nhiú.
Hìr i tượng hoa sen đã xuất hiện từ rát lâu trong lịch sử tôn giáo, trong thi ca Việt
nam được thể hiện ở những nơi trang trọng nhất : Bông sen lớn mọc lên từ hổ Linh
Ch;è’u (1049) (nay là chùa Một Cột). Bông sen được khắc vào vãn bia tiến sĩ ở Văn
Miếu-Quốc Tử Giám (1070), trường đại học đầu tiên của dân tộc Việt, trung tủm
khoa cử lúc bấy giờ. Bông hoa sen trở thành biểu tượng đẹp nhất khi nói vể Bác Hổ
- vị cha già dân tộc
" Tháp mười đẹp nhất hoa sen
Nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hổ."
Mỗi dân tộc đẻu có những đặc điểm, những sắc thái riêng trong nếp sống, phong
tục tập quán và cả những quan niệm vể cái đẹp.
Phương Tây thích biểu hiện nghệ thuật theo nguyên tắc xa, gần. Phương
Đông thích biểu hiện nghệ thuật theo nguyên tắc "Lên cao thấy xa", "Lấy lớn thấy
nhỏ". Người Ấn Độ thích hiểu hiện nghẹ thuật theo hai nguyên tắc :"Tính nhục cảm
•ĐẠI HCC Q tJO C

g :a

li -'. NỘ;

T ! - : ó ! ú P " ' ĩ 1?;'

NoM ^


cao" và "Niềm lo sợ khoảng trống". Còn người Trung Hoa thích giành "khoảng
không trắng" để tạo tiền để cho sự mở rộng trí tưởng tượng mà họ gọi là chỗ "thần
du".
Tuy nhiên, do tính nhân loại hóa cảm giác, do những chuẩn mực chung
thống nhất vể cái đẹp, tiêu thức chân-thiện-mỹ vẫn là những giá trị cơ bản mà bất
kỳ cá nhân nào, dân tộc nào trên hành tinh này đều có cảm nhạn như vạy. Tính
nhân loại của thị hiếu thẩm mỹ được biểu hiện cụ thể qua việc lựa chọn các biểu
tượng thẩm mỹ của con người như màu xanh da trời là màu của hòa bình, chim bổ
cầu ngûm cành ô lưu là biểu trưng hòa bình, cành nguyệt quế là hình tượng của
chiến thắng, mầu đỏ là mầu biểu hiên lòng bác ái, mầu trắng biểu hiện sự bình
đảng.
Tính nhũn loại của thị hiếu thẩm mỹ được hình thành trôn cơ sở những tiến
bộ, tích cực của tính dân tộc. Mỗi dũn tộc xuất phát từ đặc điểm lịch sử và văn hóa
có những nét tư duy độc đáo, có cách nhìn thế giới quan và nhân sinh quan riêng,
nó là một biểu hiện của đặc thù dủn tộc. Do vậy, ta có thể hiểu tính dân tộc và tính
nhân lơại của thị thiếu thâm mỹ có mối quan hê hữu cơ, biên chứng với nhau. Điều
đó lý giải được vì sao những vĩ nhũn trên bầu trời nghê thuạt của toàn nhún loại lại
không tách bỏ tính dân tộc của mình.
Tính dân tộc không phải là sự tạp hợp những cá tính trong một tính cách
nào đó mà là một tập hợp các phẩm chất đạo đức, lịch sử, triết học và tam lý, cái lý
tưởng và biếu tượng được rèn đúc trong nhan dũn qua bao nhiêu thế kỷ. Nhưng đặc
trưng của tính dân tộc không phải là những yếu tô' bảo thủ hay tam lý hẹp hòi.
1.2.6. Tính thời đai của thi hiếu thẩm m ỹ
M ọi thị hiếu lành mạnh ở tất cả các thời đại đều dựa trên cơ sở những giá trị
thẩm mỹ chân chính. Những tác phẩm xuất sắc của nhân loại về vãn học, nghệ
thuật trường tổn vĩnh viễn đểu có giá trị thời đại mà họ tiếp cận. Tính thời đại có
liên quan đến tính thời sự. Nhưng tính thời sự nào trở nên muôn thuở mới là tính

thời đại. Như vậy, mối quan hệ giữa tính thời sự và tính thời đại là có một "độ dư"
khá quanh co. Sau khi sáng tác truyện Kiều, Nguyễn Du đã phải thốt lên.


Bất tri tam bách dư niên hâu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
(Ba trăm năm nữa, ta đâu biết thiên hạ ai người khóc Tố Như).
Xem thế, có những tác phẩm vừa ra đời là chủ nhân của nó đã được trao
vòng nguyệt quế, như tác phẩm Đavít của Miken Lãnggiơ (Michel Ange), tác
phẩm La Giôcông của Lêona Đơ Vanhxi (Leonard de Vinci), tác phẩm đức mẹ
Xittin của Raphaen (Raphael) v.v... Nhưng cũng có những tác phẩm của các nghệ
sĩ vĩ đại đã cam chịu hẩm hiu của số phận trong môt thời gian dài để rồi sau này,
một lúc nào đó bùng sáng và sông mãi, xuyẽn qua thời gian, không gian, đi trước
thời đại, dự báo tương lai, bước qua trình đò nhận thức và thẩm định nghê thuật
đương thời. Danh họa Văn Gô't (Van Gogh) là một ví dụ - sinh thời tranh ông
khồng được ưa chuộng, cho đến lúc chết, ôn« chỉ bán được duy nhất một bức đế
sống leo lét bần hàn. Tranh ông bị lãng quên ưên mái bếp, không được người đời
chấp nhận. Đến nay, tranh Vãn Gốt là niềm ước ao của các quốc gia, các nhà tỉ
phú. Bức "hoa Diên vĩ" đã được mang đấu giá 53,9 triệu đô la. ít họa sĩ nào Irên
hành tinh này có được kiệt tác giá cao đến như thế.
Hoặc như Oan Uýtman - nhà thơ Mỹ nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm biểu
hiên tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của ông khiến cho không ít kẻ dè bửu ông,
coi ông là "một thằng điên dám vi phạm thuần phong mỹ tục". Ngày nay ông được
lịch sử xếp ông vào hàng những nhà văn kiệt xuất của nhân loại.
Tính thời đại của thị thiếu thẩm mỹ cũng bộc lổ qua những đánh giá của con
người trong cuộc sống hàng ngày. Quan niêm về cái đẹp mõi thời đại một khác.
Xưa, cha ông ta quan niêm áo the, khăn xếp, guốc mộc là sang. Nay, comlê,
caravát, giầy tây mới là mốt. Xưa, áo dài mớ ba, mớ bảy, chít khãn mỏ quạ, nón
thúng quai thao mới đúng là gái hội Lún Kinh Bắc. Nay phải là quần bò, áo phông,
giầy Adiđát mới là thời đại.... Xưa, con nhà trâm anh, thế phiột là phải đi xe tay.

Nay, người giầu có phải đi ô tô Mécxeđéc.
Mối quan hệ cá nhân - xã hôi và hoàn cảnh xã hội đã tao cho thị hiếu nhữns
chuẩn mực đúng đắn. Mỹ học Mác-Lênin gắn tính trực giác của thị hiếu thẩm mỹ

-

19-


vào phạm trù thực tiễn. Phản ánh luận Mácxít khi giải thích độ tin cũy của các
phán đoán thị hiếu tốt đã đặt chủ thể vào các quan hệ thực tiẽn, đó là sự phản ánh
chứa đựng nôi dung xã hội và hướng vẻ cái hoàn thiện. Mọi thị hiếu đẽu nằm trong
mỗi cá nhân và thông qua mỗi cá nhan mà các quan hệ nôi dung xã hôi được phản
ánh.
Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giúp cho mỗi chủ thê’ có được thị
hiếu thẩm mỹ tốt. Có thị hiếu nghệ thuật tốt mới có thể đánh giá được các tác
phẩm nghệ thuật tốt. Thị hiếu tốt giúp cho mỗi cá nhân tiếp cận được những giá trị
nghê thuật tốt đẹp. Muốn thị hiếu thảm mỹ tốt phải có tình cảm đúng, thế giới
quan khoa học, nhân sinh quan cao đẹp, vốn sống phong phú.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ ràng hai khái niêm : Thị hiếu thẩm m ỹ và
Thị hiếu nghệ thuật . Không thể đồng nhất hai thị hiếu này với nhau bởi lẽ : Thị
hiếu thẩm m ỹ là một hình thái của ý thức thẩm mỹ, là sự thống nhất hài hòa giữa
nhạn xét và cảm xúc đối với phẩm chất thẩm mỹ.
Còn Thị hiếu nghệ thuật là thị hiếu thẩm mỹ trong phạm vi đánh giá các tác
phẩm nghệ thuật. Thị hiếu nghẹ thuật là sự phát triển cao và là bô phận quan trọng
của thị hiếu thẩm mỹ. Sự phát triển của thị hiếu nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ là
điều quan trọng đối với kết quả của việc xũy dựng và cảm thụ các tác phẩm nghẹ
thuật. Hai thị hiếu này gắn bó chặt chẽ và tác đông qua lại trong suốt quá trình
phát triển thẩm mỹ và phát triển của nghệ thuật trong xã hội. Song phạm vi kiểm
soát của thị hiếu thảm mỹ rộng lớn hơn thị hiếu nghệ thuật. Sự bao quát rông lớn

cả bình diện xã hội vẻ thẩm mỹ chính là thái độ thẩm mỹ của con người đối với tat
cả các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và xã hội (kể cả các lĩnh vực nghệ
thuật). Ngược lại, nghệ thuạt chỉ là một dạng hoạt động thẩm mỹ bậc cao. Song, để
có thị hiếu nghệ thuật tốt lại đòi hỏi công sức vê văn hóa và thảm mỹ bậc cao. Do
vậy, muốn có thị hiếu thảm mỹ tốt cũng như muốn có thị hiếu nghệ thuật tốt, đòi
hỏi chủ thể Người phải hiểu biết cận kẽ mỗi một loại hình nghệ thuật. Nắm bắt
được ngôn ngữ của nó để biếu cảm.


GM ác đã rất có lý khi nói

Nếu anh muốn thưởng thức nghệ thuật thì trước

hết anh phải được giáo dục về nghệ thuật". Thực vậy, muốn hiểu được bản nhạc,
anh phải học để biết đọc từng nốt nhạc, biết ký âm pháp để ghi lại cao đô và
trường độ, để hiểu thế nào là giai điệu, tiết táu, hòa ũm phối khí, ly điệu và những
màu am, nhất là sự tinh tế của am thanh tuyệt vời khi những nốt thăng giáng bát
thường xảy ra. Trong nghẹ thuật hôi họa cũng vậy, muốn hiểu được bức tranh đẹp
hay xấu, ngoài vốn liếng xã hội, sự hiểu biết văn hóa chung, người thưởng thức
còn phải được dạy vẻ đường nét, màu sắc, cách pha màu, bố cục và kỹ thuũt (kỹ
xảo) thể hiện.
Đ ể trở thành một con người đã khó
Đ ể trở thành một chủ thể người - khó hơn
Bởi lẽ để hiểu được cặn kẽ toàn bộ xã hội là một điều không thể. Và để hiểu kỹ
càng tất cả các loại hình nghệ thuật lại là điéu ảo tưởng. Có chãng, loài người, duy
nhất có một người khổng lồ, bách khoa. Đó là Lêona Đơ Vanhxi.
Trong cái vô hạn của cuộc đời và thời gian có cái hữu hạn của một đời
người.-Trong cái mênh mông của vũ trụ có bộ óc người với 16 tỉ nơron (neuroune)
thần kinh. Trong đó số nơron thần thần kinh "quí tộc" dành cho sự thông minh,
nhạy bén tinh tế để cảm nhận nghê thuật không nhiẻu nếu không muốn nói là ít.

Nên mỗi một chủ thể Người chỉ có thể học tập và hiểu biết ở một giới hạn nhất
định nào đó. Đó là cách nghĩ biện chứng và đầy tính nhan văn trong cõi đời này.
Vì vậy, trước khi đi sâu nghiẽn cứu bản chất của thị hiếu thẩm mỹ, ta hãy
nghiên cứu các mối quan hệ của thị hiếu thẩm mỹ với từng thành tố cấu thành chủ
thể thẩm mỹ.

1.3. Các thành tố còn lai của chủ thể thdm mỹ đưoc xét ỏ mối auan
hê VÓI thi hiếu thẩm mỹ
1.3.1.

M ối quan hê siữa thi hiếu thẩm m ỹ và cảm xúc thẩm m ỹ

Trong cái mênh mông bao la muôn mầu muôn vẻ của thiên nhiên và đời
sống loài người - những đối tượng thẩm mỹ thường gây cho chủ thể thẩm mỹ một

- 21

-


tín hiệu ban đầu : Đó là cảm xúc thẩm mỹ, những cảm nhận đầu tiên bằng trực giác
và cảm giác mang tính người. Chỉ có con người mới có khả nâng cảm nhạn hết sự
xao động tinh tế của cái đẹp, trong thiên nhiên và xã hôi loài người : một bông
hoa, một vầng dương, núi sông hùng vĩ v.v... cuộc sống phong phú quanh ta,
những giao cảm giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, cảm xúc
thẩm mỹ chính là cảm xúc nhủn văn mà nền tảng là cái mỹ. Một ví dụ : cảm giác
sinh học của con người đã tồn tại hơn ba triệu năm, nhưng cảm xúc thẩm mỹ mới
chỉ hình thành khoảng 12 ngàn năm, như vậy có nghĩa, cảm xúc thảm mỹ là một
loại cảm xúc "quý phái" của con người, nó đòi một quá trình rèn luyện lâu dài mới
có thể có được.

Từ cảm xúc thẩm mỹ ban đầu, tư duy của con người dần hình thành một
nhạn thức thẩm mỹ về những đối tượng thảm mỹ quanh ta. Trong tiến trình tiến
- hóa của nhân loại, con người đã từng bước biến năm giác quan bản năng thành
giác quan của con người rồi tiếp tục biến giác quan của con người xã hôi thành
giác quan có khả nâng tiếp nhận nghệ thuật - Đó là giác quan nghệ thuật và cuối
cùng dừng lại ở hai giác quan phong phú nhất : Thị giác và thính giác. Trong
những giác quan của con người, chỉ có hai giác quan trở thành giác quan thảm mỹ
là : thính giác và thị giác. Nhờ hai giác quan này mà chủ thể sáng tạo ra cái đẹp đã
để lại cho loài người một kho tàng nghệ thuật vồ giá. Cũng chính tính nhân loại
học này đã là nguồn gốc cho sự hình thành và phát triển các loại hình nghê thuật :
thi, ca, nhạc, họa, kiến trúc, điện ảnh, sủn khấu .v.v. Song, mọi loại hình, loại thể
nghê thuật phong phú là vậy, đa dạng là vậy, nhưng vẫn chỉ có thể lọt qua hai cửa
sổ tâm hồn, đó là mất và tai. Vì thế cho đến nay, người ta chỉ có thể có khái niệm
về nghệ thuật "nghe" hoặc "nhìn", chứ không bao giờ có nghệ thuật "ngửi", "nếm".
Những kiệt tác trong nghệ thuật hội họa của Picátsô, Đơlacơroa, Văn Gốt,
Raphaen v.v... đều tác động vào con người qua cửa ngõ thứ nhất của tâm hổn : thị
giác.
Những tác phẩm âm nhạc bất hủ của nhân loại như các bản giao hưởng
"Định mệnh", "Apaxionata", "Anh hùng" của Béttôven (Betthoven); "Nhạc buồn"


×