Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

khảo sát sự đa dạng về thành phần loài dương xỉ (polypodiophyta) ở huyện châu thành a và huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG
VỀ THÀNH PHẦN LOÀI DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA)
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A VÀ HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. PHẠM THỊ BÍCH THỦY

VI THỊ NGUYỆT
Lớp: SP sinh, K37
MSSV: 3112257

CẦN THƠ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG
VỀ THÀNH PHẦN LOÀI DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA)
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A VÀ HUYỆN PHỤNG HIỆP


TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. PHẠM THỊ BÍCH THỦY

VI THỊ NGUYỆT
Lớp: SP sinh, K37
MSSV: 3112257

CẦN THƠ, 2015


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành đề tài này không những là cố gắng và nổ lực của bản thân mà
còn có sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, gia đình và tất
cả bạn bè tôi. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cô Phạm Thị Bích Thủy vừa là cố vấn học tập, vừa là cán bộ hướng dẫn
luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn cô đã tận tình chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ và dành thời
gian để hướng dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Con xin cảm ơn cha mẹ, cảm ơn gia đình đã yêu thương, quan tâm, động

viên và tạo mọi điều kiện cho con được đến trường và học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả thầy cô trường Đại học Cần Thơ,
đặc biệt là thầy cô trong Bộ môn Sinh đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức và
chia sẻ những kĩ năng, những kinh nghiệm trong học tập cũng như cuộc sống.
Cảm ơn tập thể lớp Sư phạm Sinh K37, cảm ơn bạn Nguyễn Thị Thủy Tiên
đã đồng hành, chia sẻ cùng tôi trong suốt chặng đường học tập và trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cảm ơn bà con nhân dân ở hai huyện Châu Thành A và Phụng Hiệp đã
nhiêt tình, giúp đỡ và cung cấp thông tin liên quan trong quá trình điều tra thực địa.
Do đề tài thực hiện trong thời gian ngắn và kiến thức còn hạn chế nên bài
viết còn nhiều thiếu xót, rất mong thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2015
SV thực hiện

Ngành sư phạm sinh học

i

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

TÓM LƯỢC

Đề tài: “Khảo sát sự đa dạng về thành phần loài Dương xỉ

(Polypodiophyta) ở huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang” được thực hiện từ tháng 12/2014 đến 05/2015. Kết quả đã thống kê, định
danh và mô tả được 24 loài, thuộc 17 chi, 11 họ, tất cả đều thuộc lớp Dương xỉ;
Trong đó, ở huyện Châu Thành A tiến hành điều tra 8/10 xã, thị trấn, thu được 20
loài, thuộc 15 chi, 10 họ Dương xỉ; Huyện Phụng Hiệp tiến hành điều tra 10/15 xã,
thị trấn, thu được 18 loài, thuộc 13 chi, 10 họ; Có 7 loài phổ biến được tìm thấy ở
cả 2 huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp. Hoàn thành bộ sưu tập ảnh gồm
80 ảnh và bộ mẫu gồm 50 mẫu ép khô, góp phần làm phong phú bộ sưu tập mẫu
trong phòng thí nghiêm thực vật, đồng thời bổ sung cho những mẫu bị hư hại, phục
vụ trong học tập và trong nghiên cứu. Đề tài không chỉ đánh giá sự đa dạng về
thành phần loài mà còn đánh giá đa dạng về sinh cảnh, dạng sống và công dụng
của Dương xỉ.

Từ khoá: Dương xỉ, đa dạng loài, sinh cảnh, công dụng, huyện Châu Thành A,
huyện Phụng Hiệp

Ngành sư phạm sinh học

ii

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... i
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ......................................................................................6
1. 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................6
1.2. Mục tiêu đề tài................................................................................................7
1.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................7
1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................8
2.1. Tổng quan về huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp ......................8
2.1.1. Sơ lược chung về khí hậu ..........................................................................8
2.1.2. Khái quát về huyện Châu Thành A ...........................................................8
2.1.3. Khái quát về huyện Phụng Hiệp................................................................9
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...........................................................10
2.2.1. Trên Thế Giới ......................................................................................10
2.2.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................10
2.3. Giới thiệu chung về ngành dương xỉ ..........................................................12
2.3.1. Lịch sử tiến hóa .......................................................................................12
2.3.2. Đặc điểm chung để nhận diện dương xỉ:.................................................13
2.3.3. Hệ thống phân loại ..................................................................................14
2.4. Môi trường phân bố, sinh cảnh và dạng sống của các loài Dương xỉ .....20
2.5. Công dụng của Dương xỉ.............................................................................21
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............24
3.1. Phương tiện ..................................................................................................24
3.1.1. Phương tiện ngoài thực địa .....................................................................24

Ngành sư phạm sinh học

iii

Bộ môn sư phạm sinh học



Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

3.1.2. Phương tiện phân tích và xử lí mẫu trong phòng thí nghiệm..................24
3.2. Phương pháp thực hiện ...............................................................................24
3.2.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu ................................................................24
3.2.2. Phương pháp ngoại nghiệp (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) ........................24
3.2.2.1 Xác định tuyến đường và địa điểm thu mẫu ......................................24
3.2.2.2. Thu mẫu (theo nguyên tắc Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) ....................25
3.2.3. Phương pháp nội nghiệp (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)
...........................................................................................................................27
3.2.3.1. Phương pháp phân tích mẫu .............................................................27
3.2.3.2. Thực hiện bộ sưu tập mẫu ép khô .....................................................27
3.2.3.3. Phân loại, định danh và lập bảng danh lục .......................................27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................29
4.1. Đa dạng về thành phần loài Dương xỉ (Polypodiophyta) ở huyện Châu
Thành A và huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang. ........................................29
4.1.1. Lập Danh lục các loài dương xỉ ở ở huyện Châu Thành A và Huyện
Phụng Hiệp ........................................................................................................29
4.1.2. Đánh giá đa dạng về phân loại ................................................................32
4.1.3 Đa dạng về sinh cảnh và dạng sống .........................................................33
4.1.4. Đa dạng về giá trị sử dụng ......................................................................35
4.2. So sánh đa dạng các loài Dương xỉ ở huyện Châu Thành A và huyện
Phụng Hiệp, Hậu Giang. ....................................................................................38
4.3. Bộ sưu tập ảnh và mẫu ................................................................................45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................46
5.1 Kết luận..........................................................................................................46

5.2. Kiến nghị.......................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................47
PHỤ LỤC .................................................................................................................. I

Ngành sư phạm sinh học

iv

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Các tiêu chí xây dựng bảng danh lục…………………………………............28
Bảng 4.1: Danh lục các loài Dương xỉ thu được ở hai huyện Châu Thành A và Huyện
Phụng Hiệp………………………………..........................................................................29

Bảng 4.2: Đánh giá sự đa dạng loài ở bậc họ………........................................................32
Bảng 4.3: Đánh giá đa dạng loài ở bậc chi………………………………………………33
Bảng 4.4: Đa dạng về sinh cảnh của các loài Dương xỉ………………………………...33
Bảng 4.5: Các dạng sống của Dương xỉ ở huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang……………………………………………………………........................34

Bảng 4.6: Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài Dương xỉ ở Huyện Châu Thành A và
huyện Phụng Hiệp………………………………………………………….......................36


Bảng 4.7: Số lượng loài, họ của Dương xỉ ở huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang…………………………………………………………………………....38

Bảng 4.8: Đa dạng thành phần loài Dương xỉ ở hai khu vực nghiên cứu của tỉnh Hậu
Giang và thành phố Cần Thơ …………………………………………………………….44

Ngành sư phạm sinh học

v

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Đa dạng về thành phần loài thực vật là một trong những đề tài được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu rất sớm, là cơ sở quan trọng để
đánh giá mức độ đa dạng sinh học ở khu vực nghiên cứu. Ở nước ta với tính chất
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các sinh
vật phát triển, có độ đa dạng sinh học cao, chỉ riêng nhóm thực vật bậc cao có
mạch đã thống kê được 10.580 loài cây, thuộc 2.342 chi, 318 họ (Nguyễn Nghĩa
Thìn, 2004). Hiện nay, các nhà thực vật vẫn không ngừng tìm kiếm các loài mới để
bổ sung vào danh lục các loài thực vật có ở Việt Nam.
Trong giới thực vật, Dương xỉ (Polypodiophyta) là một ngành lớn, rất đa
dạng và phong phú, phân bố trên khắp trái đất, nhiều nhất là vùng nhiệt đới. Theo
Takhtajan (1986), ngành này được phân thành 5 lớp gồm 300 chi và hơn 10.000

loài. Trong đó, các Dương xỉ hiện sống nằm trong 3 lớp (Ophioglossopsida,
Marattiopsida và Polypodiopsida), hai lớp còn lại gồm những đại diện Dương xỉ cổ
nhất, xuất hiện từ kỷ Ðêvôn nhưng hiện nay đã tuyệt chủng do sự biến đổi khí hậu
và điều kiện sống. Trong quyển “ Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999),
tác giả thống kê được Dương xỉ có 3 lớp, 27 họ, 789 loài. Bên cạnh đó, nhiều đề
tài tìm hiểu về giá trị của Dương xỉ cũng được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt như
khả năng loại bỏ Asen trong đất nhiễm kim loại nặng (Bùi Kim Anh, 2011), làm
sạch môi trường của một số loại Dương xỉ. Phần lớn, các đề tài được thực hiện theo
vùng, miền hay các khu vực nhất định như vườn quốc gia, khu bảo tồn và do điều
kiện sống, đặc điểm khí hậu, địa lí giữa các vùng, các khu vực khác nhau nên có sự
dao động về số lượng, thành phần loài cũng như sự mật độ phân bố của các loài
Dương xỉ.
Hậu Giang là một tỉnh ở hạ nguồn sông Hậu của khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL). Đây là vùng có hệ sinh thái thực vật rất đa dạng và có năng
suất sinh học cao, phần lớn diện tích đất Hậu Giang thuộc vùng sinh thái đất ngập
nước, đặc biệt hệ sinh thái nông nghiệp kết hợp vườn cây ăn trái rất phát triển. Với
điều kiện tự nhiên sông ngòi chằng chịt, nóng, ẩm, là môi trường sống thuận lợi

Ngành sư phạm sinh học

6

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

cho nhiều loài Dương xỉ sinh sống và phát triển. Với lí do trên tôi chọn đề tài:

“Khảo sát sự đa dạng về thành phần loài Dương xỉ ở khu vực huyện Châu
Thành A và huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” nhằm góp phần đánh giá tính
đa dạng về thành phần loài Dương xỉ ở Hậu Giang, đồng thời làm phong phú thêm
bộ sưu tập ảnh, bộ mẫu ép khô của Phòng Thí Nghiệm Thực Vật.
1.2. Mục tiêu đề tài
 Xây dựng bảng danh lục các loài Dương xỉ thu được ở huyện Châu Thành
A và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
 Phân tích và đánh giá tính đa dạng các loài Dương xỉ ở bậc họ, chi; đồng
thời đánh giá đa dạng về sinh cảnh, dạng sống và công dụng của các loài Dương xỉ.
 Xây dựng bộ sưu tập ảnh  mẫu về các loài Dương xỉ, nhằm bổ sung vào
bộ mẫu ở Phòng Thí Nghiệm Thực Vật, phục vụ cho việc giảng dạy thực hành và
tra cứu trong phòng thí nghiệm.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực địa ở huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Tiến hành chụp hình, thu mẫu, xử lí và trình bày mẫu làm cơ sở định danh,
phân loại.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành ở các thị trấn và các xã thuộc huyện Châu Thành A và
huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.

Ngành sư phạm sinh học

7

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp  tỉnh Hậu Giang
2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên
 Khí hậu
Khí hậu cận xích đạo gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt,thể hiện rõ nhất ở
chế độ gió và chế độ ẩm, mùa mưa có gió Tây Nam từ biển thổi vào gây ra mưa,
ẩm từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, chiếm
từ 92 - 97% lượng mưa cả năm khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào
khoảng tháng 9 (250,1 mm), mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng
4 hàng năm.
 Nhiệt độ:
Trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có
nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C).
 Độ ẩm:
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%.
Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung
bình trong năm là 82%.
2.1.1. Khái quát về huyện Châu Thành A
Huyện Châu Thành A nằm ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp thành
phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Phụng Hiệp; Đông giáp huyện Châu Thành; Tây
giáp huyện Vị Thủy, thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang; có 15.662,18 ha diện
tích tự nhiên và 107.713 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
các xã: Trường Long Tây, Tân Phú Thạnh, Thạnh Xuân, Nhơn Nghĩa A, Trường
Long A, Tân Hoà và các thị trấn: Cái Tắc, Rạch Gòi, Một Ngàn, Bảy Ngàn.
Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi hội tụ nhiều lợi
thế để phát triển thương mại  dịch vụ  công nghiệp và kinh tế  xã hội (đã hình

thành khu công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh và đang khởi động cụm công

Ngành sư phạm sinh học

8

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

nghiệp Nhơn Nghĩa A). Sau khi được thành lập, Châu Thành A đã có sự chuyển
biến mạnh trên nhiều lĩnh vực, trở thành địa phương năng động, biết bứt phá trong
vận hội mới.
Là huyện có nền nông nghiệp trồng lúa là chủ yếu, hiện đang phát triển theo
hướng đa canh, mô hình trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đầu
tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các
ngành nghề phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Quy
hoạch, đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm thương mại; đa dạng hoá các loại
hình thương mại, dịch vụ, trong đó tập trung khai thác các khu dân cư, tái định cư.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ
cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại - dịch vụ.
(Theo Trang thông tin điện tử huyện Châu Thành A, Được cấp giấy phép theo
Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang.)
2.1.2. Khái quát về huyện Phụng Hiệp
Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, phía Bắc giáp huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã

Bảy, tỉnh Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc
Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh
Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa
An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long
và Bình Thành. Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng
thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Diện tích 483,66 Km2, dân số trung bình là 193.704 người, dân cư phân bố
không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208
người).
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông
nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển

Ngành sư phạm sinh học

9

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Liên
tục nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng 10% năm. Từ nền
kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đã hình thành
rõ rệt 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần tích
cực vào giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống người dân. Về thương

mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần
theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo
thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ.
Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi
dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện
đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
(Theo Cổng Thông Tin Điện Tử huyện Phụng Hiệp)
 Nhìn chung về vị trí địa lí và định hướng phát triển kinh tế xã hội của
huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp khác nhau, nhưng có nhiều tương đồng
về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Dương xỉ tồn tại và phát triển.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.2.1. Trên Thế Giới
Kết quả điều tra hệ thực vật tại miền Ha Oai, đã thống kê 1.100 loài, trong đó
dương xỉ có 140 loài. Miền Niu Zilan có hệ thực vật với nhiều loài đặc hữu, Dương xỉ
chiếm 40% trong đó 2 chi Cyathea và Dicksonia chiếm 75%. Phía Đông Nam miền
Madagatca, hệ thực vật gần giống với hệ thực vật Ấn Độ và Malezi, Dương xỉ nhiệt đới
là loài chiếm ưu thế.Theo nghiên cứu của Tohns và Bellamy (1979) tại Papua Niu
Ghine thì ngành Dương xỉ chiếm 12,05%; Theo Dixit (1984), ở Ấn Độ Dương xỉ chiếm
10%; Theo Lecointre và Guyader (2001) trên toàn thế giới thì ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) có 9.500 loài được mô tả, chiếm 0,05%. (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004).
2.2.2. Ở Việt Nam
Lê Công Kiệt (1979), trong quyển “Khuyết thực vật” đã đi sâu về mô tả chi
tiết từng bộ phận bên ngoài của Dương xỉ, đồng thời tác giả phân tích đặc điểm
Ngành sư phạm sinh học

10

Bộ môn sư phạm sinh học



Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

chung về cấu tạo giải phẫu và mô học một số bộ phận của các loài, họ, bộ của ngành
Dương xỉ. Từ đó, giúp người đọc nhận diện và phân loại một số loại Dương xỉ.
Hoàng Thị Sản và Phan Nguyên Hồng (1986), trong quyển “Thực vật học
phần phân loại” đã trình bày đặc điểm chung của từng họ, lớp, bộ và lớp Dương xỉ.
Phạm Hoàng Hộ (1999), trong quyển “Cây cỏ Việt Nam” là công trình
nghiên cứu khoa học về các giống, loài của thảm thực vật trong nước với các tiêu
chí khoa học, tác giả mô tả về đặc điểm hình thái (vẽ hình minh họa), môi trường
sống, phân bố, công dụng của khoảng 789 loài Dương xỉ.
Ngoài ra, trong quyển I “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” của Võ Văn Chi và
Trần Hợp (1999) đã trình bày công dụng của 181 loài Dương xỉ; Bên cạnh đó, các
tác giả còn mô tả đặc điểm hình thái (vẽ hình minh họa), nơi phân bố, sinh thái để
người đọc hiều đầy đủ hơn về các đặc tính của Dương xỉ.
Nguyễn Thị Quý (1999), đã điều tra thành phần loài Dương xỉ ở khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Mát và lần đầu tiên xác định có 90 loài, 42 chi, 32 họ phân bố trong
6 sinh cảnh khác nhau, trong đó có 66,7% là cây kinh tế.
Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), khi nghiên cứu về đa dạng thực vật bậc cao tại
Việt Nam đã thống kê được ngành Dương xỉ có 713 loài thuộc 170 chi, 26 họ;
đồng thời xác định loài Drynaria fortune (Kuntze ex Mett.)J. Smith, 1857 là loài
sắp nguy cấp  V, Drynaria bonii Christ, 1910 là loài sắp nguy cấp  T .
Võ Văn Chi (2007), trong quyển “Sách tra cứu cây cỏ Việt Nam”, tác giả đã
giới thiệu danh pháp thực vật, các bậc phân loại, danh mục các chi cùng với các
loài trong chi của nhóm thực vật bậc cao có mạch, trong đó có Dương xỉ.
Nguyễn Đắc Tạo và Phan Thị Thanh Thủy (2008), đánh giá tính đa dạng thành
phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực Hồ Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam ghi nhận

được Dương xỉ (Polypodiophyta) với 11 họ (10,68%), chi (4,89%), 19 loài (5,08%).
Nghiên cứu sử dụng thực vật (Dương xỉ) để xử lí ô nhiễm Asen trong đất
vùng khai thác khoáng sản đã được Bùi Kim Anh thực hiện năm 2011
Đề tài nghiên cứu “Thành phần loài Dương xỉ (Polypodiophyta) ở thành phố
Cần Thơ” của Phạm Thị Bích Thuỷ (2012) đã định danh và mô tả được 29 loài
Dương xỉ, thuộc18 chi, 10 họ.
Ngành sư phạm sinh học

11

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

Nguyễn Thị Thanh Tú (2013), Nghiên cứu sử dụng cỏ Vetiver và Dương xỉ
để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng,
Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu đa dạng thành phần loài cũng là đề
tài được nhiều sinh viên Đại học Cần Thơ quan tâm chọn làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp như đề tài “Thực hiện bộ sưu tập các loài thuộc ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) ở quận Cái Răng và quân Bình Thủy thành phố Cần Thơ” của
Đinh Thị Duyên và Lê Nguyễn Phương Thúy (2012), đã định danh được 23 loài
Dương xỉ, thuộc 13 chi, 9 họ; đề tài “Khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao có
mạch trong hệ sinh thái rừng tràm ở khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng –
Phụng Hiệp – Hậu Giang” của Ngô Thúy Ngân (2012), đã định danh được 8 loài
Dương xỉ, thuộc 7 họ, 8 chi.
2.3. Giới thiệu chung về ngành Dương xỉ

2.3.1. Lịch sử tiến hóa
Trong lịch sử tiến hóa của trái đất, Dương xỉ đã xuất hiện rất sớm, dựa vào
kết quả nghiên cứu hóa thạch của một số nhà khoa học, cổ sinh học cho biết ngành
Dương xỉ đã xuất hiện đầu tiên trong Kỷ Devon, sau đó phát triển hưng thịnh và
chiếm ưu thế trên trái đất ở Kỷ Than đá với nhiều loài Dương xỉ có kích thước gỗ
lớn đến nay đã tuyệt chủng hầu hết. Các loài Dương xỉ hiện nay chủ yếu là thân
thảo lâu năm, kích thước nhỏ, thân gỗ rất ít (Hoàng Thị Sản, 1999).
Xét về nguồn gốc cũng như thông đá và cỏ tháp bút, Dương xỉ bắt nguồn từ
quyết trần phát triển theo hướng lá to (Hoàng Thị Sản, 1999), là một trong ba nhóm
tiến hóa chiếm ưu thế trên bề mặt trái đất cho đến hiện nay và là tổ tiên của các loài
có mối quan hệ gần gũi nhưng không phải là tổ tiên trực tiếp của ngành hột trần và
ngành hột kín.
Ngành Dương xỉ thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch, không có hạt, sinh
sản thông qua các bào tử, gồm những cây thân gỗ hay thân thảo, lá kiểu đại diệp,
có nguồn gốc từ cành kiểu Rhynia biến đổi thành, từ phân nhánh đơn phân tiến hóa
lên phân nhánh lông chim, chia thùy nhiều lần. Hệ thống dẫn trung trụ nguyên sinh
đến trung trụ hình lưới, hình ống. Lá từ không phân hóa thành lá mang bào tử và lá

Ngành sư phạm sinh học

12

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

dinh dưỡng, sau phân biệt rõ rệt. Bào tử nang lúc đầu xếp rời rạc trên đỉnh lá hay

mép phiến, sau tụ hợp thành ổ túi nang ở mặt dưới lá, có áo bao bọc ở ngoài. Bào
tử nang cũng tiến hóa từ loại rất lớn, có vỏ dày, nhiều lớp tế bào, đến loại bào tử
nang nhỏ bé, có vỏ mỏng, chỉ có một lớp tế bào và hình thành vòng cơ tầng là cơ
quan chuyên hóa để phát tán bào tử. Sinh sản cũng tiến hóa từ đẳng bào tử, tiến lên
loại dị bào với giao tử hình thái rõ ràng (Trần Hợp, 1968). Vòng đời đặc trưng bởi
sự luân phiên các thế hệ, với một pha thể bào tử lưỡng bội và một pha thể giao tử
đơn bội, thể bào tử là cây trưởng thành, rất phát triển so với thể giao tử.
2.3.2. Đặc điểm chung để nhận diện Dương xỉ:
Theo Trần Hợp (1968), Dương xỉ gồm những cây thân gỗ hay cỏ, thân rễ bò
ngang, nghiêng hay thẳng đứng, mọc ở đất, trên thân cây khác, hay trong nước.
 Lá to kiểu đại diệp, lúc non cuộn tròn lại. Lá có hình dạng và gân lá khác
nhau, thường chia thùy nhiều lần hoặc lá kép lông chim (Lê Công Kiệt, 1974).
Lá được chia ra thành hai kiểu:
+ Lá dinh dưỡng: Là lá không sinh ra bào tử, nó chỉ sản xuất các chất đường
nhờ quang hợp để dương xỉ phát triển.
+ Lá sinh sản : Lá sinh ra bào tử. Điểm khác biệt là các lá bào tử của dương
xỉ thông thường không chuyên biệt hóa, nghĩa là nó vừa sản xuất các chất đường
nhờ quang hợp, giống như các lá dinh dưỡng, vừa thực hiện chức năng sinh sản do
mang bào tử.
 Đặc điểm bào tử
 Bào tử có thể giống hoặc khác nhau tùy theo điều kiện môi trường
trên cạn hay dưới nước. Đa số bào tử nang nằm ở bìa lá, ở mặt dưới của lá
hoặc đôi khi ở những lá đặc biệt (Hoàng Thị Sản, 1999).
 Về cấu tạo cũng phức tạp, túi bào tử thường tập hợp thành ổ ở mặt
dưới lá, ổ túi có hình dạng khác nhau, có vảy (áo) phủ hay không. Có vòng
cơ do những tế bào chuyên hóa xếp thành làm nhiệm vụ phát tán bào tử. Vị
trí và cách sắp xếp vòng cơ đặc trưng cho từng nhóm dương xỉ, là một trong
những cơ sở quan trọng để nhận diện, phân loại các loài trong cùng một họ
hay cùng một chi (Theo Võ Văn chi và Dương Dức Tiến, 1978)..
Ngành sư phạm sinh học


13

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

 Thân: có nhiều dạng khác nhau tùy theo loài, thường là thân rễ mọc bò
ngầm dưới lòng đất, đôi khi thân bò mọc bò trên mặt đất hoặc thân cột bán hóa gỗ
mọc thẳng trên mặt đất, phân nhánh hoặc không phân nhánh.
 Rễ: Chúng luôn luôn là rễ chùm, không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có
chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất.
2.3.3. Hệ thống phân loại
Dương xỉ là một ngành lớn vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều họ, giống
và có ít nhất 10.000 loài và khoảng 300 chi. Việc phân loại Dương xỉ khá phức tạp
và khác nhau, tùy theo các tác giả. Có tác giả chia ngành này thành 2 lớp: Lớp
Dương xỉ cổ (Sporaiangiantae) và lớp Dương xỉ (Leptosporangiatac), có tác giả chia
thành 3 lớp (tách lớp Dương xỉ thành hai lớp riêng biệt), Sporne (1996) lại chia thành
4 lớp. Còn Cronquist,Takhtajan và Zimmerman thì để chung một lớp với nhiều phân
lớp khác nhau (Lương Ngọc Toản và Võ Văn Chi, 1978). Theo Takhtajan (1986),
ngành này được chia làm 5 lớp, trong đó các Dương xỉ hiện sống thuộc 3 lớp
(Ophioglossopsida, Marattiopsida và polypodiopsida) còn hai lớp kia thuộc loại
Dương xỉ cổ nhất đã tuyệt chủng hàng loạt cùng đa số các sinh vât do sự thay đổi đột
ngột của khí hậu và những biến cố địa chất (Hoàng Thị Sản,1999).
Theo Hoàng Thị Sản (1999). Ở nước ta, dương xỉ có 3 lớp:
Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
Lớp Tòa sen (Marattiopsida)

Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
 Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
Là đại diện cổ và nguyên thủy nhất của ngành Dương xỉ. Đó là những cây
nhỏ, có thân rế ngắn, bò trên mặt đất. Lá gồm 2 phần, phần mang túi bào tử tập hợp
thành bông và phần không sinh sản hình phiến, có màu lục. Túi bào tử không
cuống, vách dày gồm nhiều lớp tế bào, không có vòng cơ. Bào tử giống nhau.
Lớp này chỉ có 1 bộ Lưỡi rắn (Ophioglossales) với 1 họ Lưỡi rắn
(Ophioglossaceae). Hiện chỉ còn 3 chi: Lưỡi rắn (Ophioglossum) khoảng 50 loài,
Quản trọng (Helminthostachys) 1 loài và Âm địa (Botrychium ) khoảng 36 loài.

Ngành sư phạm sinh học

14

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

Đại diện:
 Chi Ophioglossum (Ophioglossum petiolatum Hook.): Ở miền núi cao, lá
hữu thụ và bất thụ đều nguyên. Lá bất thụ thuôn bầu dục, gân nỗi rõ. Lá hữu thụ
hình bông dài, dẹt, đơn.
 Chi Helminthostachys (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.): Trong
rừng thứ sinh, ẩm, miền trung du. Lá bất thụ xẻ thùy chân vịt sâu, rộng lớn, dày. Lá
hữu thụ là bông đơn.
 Chi Botrychium (Botrychium ternatum Sw.): Trong rừng gần biên giới
Việt  Trung, nơi ẩm lạnh. Lá bất thụ, kép long chim, Lá hữu thụ hình chùy (bông

kép)
 Lớp Tòa Sen (Marattiopsida)
Là một trong những nhóm tương đối nguyên thủy của Dương xỉ hiện đại,
chúng gồm những cây lớn hay bụi nhỏ. Lá kép lông chim 1 hay nhiều lần, gốc lá
thường phồng lên, mọc ra từ một thân rễ ngắn. Túi bào tử xếp sít nhau thành ổ ở
mặt dưới lá, vách dày, có nhiều lớp, vòng cơ đơn giản, bào tử giống nhau.
Gồm 1 bộ Tòa sen (Marattiales), 1 họ Tòa sen (Marattiaceae). Họ này có 6
chi, trong đó 2 chi hay gặp ở nước ta là Angiopteris (11 loài) và Marattia.
Đại diện:
 Chi Angiopteris (Angiopteris annamensis C. ch và Tardieu):Cây bụi lớn,
lá kép lông chim 2 lần. Ổ tử nang hình trái xoan ở gầng mép lá. Có nhiều trong
rừng ẩm, miền Trung. Cây có dáng đẹp, được trồng làm cảnh; thân rễ có thể ăn
được, hay dùng làm thức ăn trong chăn nuôi.
 Chi Marattia (Marattia sambucina Dl): Cây cao 50 cm, lá kép lông chim
2 3 lần. Ổ tử nang xếp theo gân thứ cấp. Cây dễ gặp trong rừng ẩm, chân núi cao.
 Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
Đây là lớp chính và lớn nhất của ngành Dương xỉ, có tới 1 vạn loài với hơn
270 chi, gồm các Dương xỉ trẻ và hiện đang sống. Cây thân cỏ chiếm đa số, một số ít
thân gỗ hoặc dây leo. Cây sống trên đất, ở nước hay bì sinh trên các cây gỗ khác.
Cây có thân rễ phân nhánh hay hơi phân nhánh, nằm ngang hay thẳng đứng mang lá

Ngành sư phạm sinh học

15

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015


Trường Đại Học Cần Thơ

lớn. Lá rất khác nhau về kích thước, cách phát gân và mật độ, có hình dạng rất khác
nhau, xẻ lông chim nhiều lần, rất ít có lá nguyên. Lá non bao giờ cũng cuộn tròn ở
đầu. Phần lớn lá đồng dạng không phân hóa thành lá dinh dưỡng và lá mang bào tử.
Hệ thống phân loại lớp Dương xỉ còn phức tạp, chưa có sự thống nhất giữa
các tác giả. Theo Trần Hợp (1968) trong quyển “Phân loại thực vật” chia lớp
Dương xỉ thành hai bộ: Bộ Dương xỉ và bộ thủy Dương xỉ. Còn theo sách “Khuyết
Thực Vật” của Lê Công Kiệt (1974), thì chia lớp Dương xỉ (Pteropsida) thành 4
lớp phụ. Theo Dương Ðức Tiến và Võ Văn Chi (1978), sách “Phân loại học Thực
vật (Phần Thực vật bậc cao)”, lớp Dương xỉ (Polypodiopsida) được chia thành 3
phân lớp theo hệ thống phân loại của Takhtajan.
Theo cách phân chia của Hoàng Thị Sản (1999), Dương xỉ chia thành 6 bộ
(Osmundales, Schizaeales, Polypodiales, Cyatheales, Marsileales, Salviniales) thì 4
bộ đầu chủ yếu các loài thuộc nhóm Dương xỉ cạn, 2 bộ sau gồm các loài thuộc
nhóm Dương xỉ nước.
 Dương xỉ cạn: Có đặc điểm chung là bào tử giống nhau (nẩy mầm cho
nguyên tản lưỡng tính). Các bào tử nang thường tập hợp thành nang quần nằm ở
mặt dưới của lá hoặc ở bìa lá. Hình dạng và vị trí của mỗi bào tử nang ở mặt dưới
lá rất khác nhau; bên ngoài nang quần có khi có vẩy (áo) che đậy (do biểu bì dưới
của lá tách ra). Tính chất của phần cơ ở bào tử nang cũng rất thay đổi trong các họ,
các giống, vòng cơ tầng đầy đủ hay không, nằm dọc, nằm chéo qua chân hay nằm
ngang ở đỉnh hoặc ở vùng giữa bào tử nang. Thể giao tử của nhiều Dương xỉ ở cạn
có màu lục, thường lưỡng tính, một số ít có khuynh hướng phân tính. Phôi phát
triển trên nguyên tản. Phôi này sau đó có sự phân hóa và hình thành rễ sơ cấp. Ở
một số Dương xỉ bì sinh không hình thành rễ, chúng bám chặt nhờ những lông
(lông rễ) mọc trên thân và lá hoặc nhờ những thân rễ
 Bộ Bòng bong (Schizaeales)
 Họ Schizaeaceae với giống đại diện thường gặp là:
+ Bòng bong (Lygodium flexuosum (L.) Sw.): Thân leo, có cuống dài.

Lá kép lông chim 2  3 lần, ổ túi nằm ở mép lá. Cây mọc dại ven đồi hay bờ
đường, phổ biến ở nhiều nơi.

Ngành sư phạm sinh học

16

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

+ Bòng bong nhật (Lygodium japonicum (Thunb) Sw.): Lá nhỏ hơn lá
bòng bong, rộng 3  8cm, có khía răng thường gặp trong các bụi thường
dùng làm thuốc lợi tiểu.
+ Bòng bong lá xẻ (Lygodium confome C. Chr.): Cây leo gần 10m.
Lá chân vịt, phổ biến ở khắp nơi dùng làm thuốc.
+ Bòng bong leo (Lygodium scandens (L.) Sw.): Lá chét nhỏ dài 2 
3cm, cuống lá không có cánh.
 Bộ Dương xỉ (Polypodiales)
 Họ đại diện Dương xỉ (Polypodiaceae): Gồm 65 chi, 1.200 loài, đa
số mọc ở vùng nhiệt đới. Căn hành nằm, thường phụ sinh. Lá có dạng rất
khác nhau; lá hình lông chim, có thùy hoặc lá nguyên; gân lá hình mạng
lưới. Nang quần không có bao mô. Nang quần tròn, đôi khi kéo dài ra dọc
theo gân, hoặc song hành với bìa lá, hoặc rãi đều trên một phần hay khắp
mặt dưới của lá. Bào tử có đối xứng lưỡng biên. Nguyên tản hình tim.
Các đại diện thường gặp:
+ Cốt toái bổ/Tắc kè đá (Drynaria bonii Christ): Thân rễ ngắn, có lá

thoái hóa, mỏng, lớn bao bọc ở gốc, nhiều mùn ở trong. Lá dài chia thùy
long chim cách nhau, sâu, tròn ít khi thuôn dài, ổ tử nang tròn nhỏ, xếp đều
đặn. Có nhiều ở vách đá, ẩm.
+ Lưỡi mèo tai chuột (Pyrrosia adnascens (Swartz.) Ching: Thân rễ
nhỏ, dài, thường mọc bò, bì sinh trên các cây to. Có lá sinh dưỡng và lá sinh
sản riêng biệt, lá sinh dưỡng hình bầu dục giống tai chuột, lá sinh sản hình
thuôn dài giống lưỡi mèo, mang rất nhiều túi bào tử ở mặt dưới.
 Bộ Cỏ luồng (Pteridales)
 Họ Cỏ seo gà (Pteridaceae): Gồm những dương xỉ có căn hành nằm
hoặc đứng, bao bọc bởi lông hoặc vảy. Lá có hình dạng rất biến thiên, nhỏ
hoặc rất to; cuống không có khớp, phiến hình lông chim. Gân hở hoặc giao
tiếp nhau tạo thành nhiều ô nhỏ, không có gân nhỏ trong những ô nầy. Nang
quần mọc liên tục ở sát bìa lá, nơi 2 ngọn gân giao tiếp nhau.

Ngành sư phạm sinh học

17

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

+ Guột (Dicranopteris linearis (Burm.) Undrew.): Lá to và cứng,
chia 3  4 nhánh, có cuống dài, nhẳn và dai. Cây chịu hạn, cuống lá dùng để
đan rổ, rế hoặc dùng làm dây buộc, cây dễ cháy nên dùng đun thay rơm, củi.
+ Ráng (Acrostichum aureum L.): Mọc ở các bãi lầy gần bờ nước
mặn hay nước lợ. Thân rễ mọc thẳng đứng, dày, lá kép lông chim có lá bất

thụ to lớn, lá hữu thụ nhỏ bé ở gốc mang ổ bào tử nang xếp dày đặc. Ổ tử
nang ở mạt dưới lá trừ gân giữa và mép. Ở nước ta gặp phổ biến ở nhiều nơi.
Dùng làm rau ăn hay sử dụng cọng phơi khô để làm chổi, rất bền.
+ Pteris vittata L.: Bụi cao 0,3  1,5m. Thân rễ ngắn, phủ vẩy dài
5mm, màu hung. Lá mọc thành hình hoa thị, phiến kép lông chim lẻ. Ổ túi
bào tử liên tục ở mép lá không đi đến ngọn, áo túi hẹp, mỏng. Chúng chỉ sinh
trưởng tốt ở những nơi có đá vôi. Nó có thể được nhìn thấy dễ dàng trên các
kết cấu bê tông và các vết nứt. Hiện nay loài này là đối tượng nghiên cứu về
khả năng loại bỏ Asen trong đất nhiễm kim loại nặng.
 Họ Nguyệt xỉ, Tóc thần (Adiantaceae):
+ Cây Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus veneris L.): Cây có thân rễ
bò dài, lá có cuống đen, mảnh, bóng, phiến xẻ 2 lần long chim, hình tam
giác mà cạnh có ổ tử nang xếp đứt quãng trong các áo do mép lá gập lại,
mỏng. Cây mọc rất nhiều ở bãi cỏ, chân đồi, hình dạng đẹp.
 Họ Gạc nai (Pakeriaceae)
+ Ráng gạc nai, Rau cần trôi, Rau câu trời (Ceratopteris
thalictroides (L.) Brong.): Cây sống hàng năm, có thân rễ mọc đứng. Lá xẻ
2 lần lông chim, lá xẻ hình sợi sâu; cuống lá dày xốp mọng nước. Cây
thường mọc ở ruộng, đồng lầy. Dùng làm thức ăn cho Heo.
 Bộ Dương xỉ thân gỗ (Cyatheales)
 Họ Cẩu tích (Dicksoniaceae)
+ Cẩu tích, Cây lông cu li (Cibotium bazometz (L.) Sm.): Thân rễ to
có nhiều lông màu vàng nâu bao phủ, lá lớn có cuống dài 12 m, màu nâu
nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc, phiến

Ngành sư phạm sinh học

18

Bộ môn sư phạm sinh học



Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

lá dày tới 3 m, rông 60 80 cm, kép long chim bậc hai. Nang quần 1 hay 2,
có khi 3 hay 4 ở mỗi bên của gân giữa bậc 3, màu nâu nâu. Thân rễ dùng
làm thuốc. là loài quý hiếm.
 Họ Tổ chim (Aspleniaceae):
+ Tổ chim (Asplenium nidus L.): lá đơn nguyên, dài, xếp hình hoa thị
trên thân rễ ngắn, mang nhiều ổ túi hình vạch xếp song song với các gân
phụ. Sống bì sinh trên các cây gỗ to trong rừng, trồng làm cảnh.
- Họ Rau dớn ( Aspidiaceae)
+ Dương xỉ thường (Christella parasiticus (L.) Fawell): Thân rễ
ngắn, mọc bò. Lá kép lông chim 2 lần, cuốn dài 20 40 cm, màu vàng rơm,
có vảy ở gốc, còn toàn cuống đều có lông trắng, lá chét bên nhiều, xếp xít
nhau, không cuống, xếp đối ở gốc, xếp so le ở trên. Nang quần nằm trên các
gân con, giữa mép và cuống lá. Bào tử hình bầu dục, màu vàng. Cây mọc
phổ biến ở khắp nước ta.
 Dương xỉ nước: Có bào tử khác nhau (bào tử lớn và bào tử nhỏ ). Các bào tử
nang nằm trong một khoang kín gọi là bào tử quả. Nguyên tản đực rất tiêu giảm.
 Bộ Rau bợ (Marsileales): chỉ có một họ Rau bợ (Marsileaceae). Ở ta
chỉ gặp 1 giống Marsilea với 3 loài có môi trường phân bố gần như nhau (Phạm
Hoàng Hộ, 1991).
+ Rau bợ (Marsilea quadrifolia L.): Cây thân cỏ, bò, mảnh, nằm
ngang trên mặt đất hoặc dưới nước. Lá gồm 4 lá chét xếp chéo chữ thập.
Cây mọc phổ biến nơi đất ẩm hoặc các ao mương nước nông, ruộng lúa…
Rau bợ là loài cỏ dại, y học dân tộc dùng làm thuốc chữa bệnh thận, đối với nông
nghiệp nó ăn hại màu của đất.

 Bộ Bèo ong (Salviniales): Bào tử nang nằm trong bào tử quả, mỗi bào tử
quả chỉ là một nang quần (tức chỉ có một ô) duy nhất được bao bọc trong một bao
mô; bao mô nầy chính là vách của bào tử quả. Bào tử quả cũng có 2 loại: Bào tử
lớn chứa các đại bào tử , bào tử quả nhỏ chứa các tiểu bào tử. Bộ gồm 2 họ:

Ngành sư phạm sinh học

19

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

 Họ Bèo ong (Salviniaceae): Không có rễ thật. Ở Việt Nam phổ biến
hai loài rất gần gũi nhau, thường phân bố cùng một nơi. Cả 2 loài thường
được người dân dùng làm thức ăn cho lợn.
+ Bèo ong/ bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.)
+ Bèo vảy ốc (Salvinia natans Hoff.)
 Họ Bèo hoa dâu (Azollaceae)
+ Bèo hoa dâu (Azolla caroliana Willd.): Cây rất nhỏ, nổi trên mặt
nước, có rễ thật. Thân phân thành nhiều nhánh, nhánh có mang nhiều lá sắp
kết lợp thành 2 hàng. Lá nhỏ độ 1mm, không cuống. Là nguồn phân bón tốt
cho ruông lúa.
2.4. Môi trường phân bố, sinh cảnh và dạng sống của các loài Dương xỉ
Dạng sống của thực vật là biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thích nghi
với điều kiện môi trường, sinh cảnh sống khác nhau giữa các vùng hay nói cách khác
dạng sống biểu hiện mối tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống tạo nên.

Dương xỉ là loài dễ thích nghi, môi trường sống rộng khắp nơi. Theo Phạm
Hoàng Hộ (1999), chúng phân bố từ đồng bằng cho đến các Bình nguyên, Cao
nguyên (Taenitis blechnoides (Wild.) Sw., Adiantum induratum Chr.,…) hay cả
vùng núi cao như chi Osmunda (Osmunda cinnamomea L, Osmunda vachellii
Hook.); chi Plagiogyra (Plagiogyra adanata (BI.) Bedd., Plagiogyra maxima C.
Chr.). và cả sa mạc khô đá như Woodsia và Cheilanthes (theo Phạm Thị Nga và Võ
Văn Bé, 2010).
Về dạng sống, theo Phạm Hoàng Hộ (1999), phần lớn dạng sống của Dương
xỉ là thân cỏ, dạng leo, số ít dạng gỗ, Dương xỉ sống trên mặt nước có dạng nổi.
Theo Phạm Thị Nga và Võ Văn Bé (2010), phần lớn Dương xỉ là thân cỏ và đa
niên, số ít thân gỗ với có kích thước rất lớn như Angiopteris, Cyathea, Cnemidaria
đến nay đã tuyệt chủng hầu hết. Và các giống khác, mặc dù có hình thái giống cây
thân gỗ nhưng chúng không có cấu trúc gỗ thứ cấp hoặc dây leo, một số cây có
thân rễ nằm ngang hay thẳng đứng mang lá lớn
Trong tự nhiên Dương xỉ hiện diện ở nhiều loại sinh cảnh, môi trường sống
khác nhau, chúng phát triển tốt ở những nơi ẩm ướt, dưới bóng râm hay trên cây
Ngành sư phạm sinh học

20

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

trong các vườn tạp, vườn cây ăn trái, đất hoang, đất ruộng, bờ đường , ven bờ kinh
mương (đầm rầy, đất ngập nước), dưới nước … và đó được xem là các sinh cảnh,
nơi sống tiêu biểu của Dương xỉ. Điển hình một số loài sống chìm trong nước như

Ceratopteris; Chi Salvinia (Bèo vảy ốc  Salvinia natans Hoff) và chi Azolla (bèo
hoa dâu  Azolla caroliana Willd.) trôi nổi trên mặt nước; một số khác là sống bì
sinh trên thân cây như Cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ ), Chi Asplenium (Tổ
chim  Asplenium nidus L.); hoặc dây leo như chi Lygodium (Bòng bong dẻo 
Lygodium f lexuosum (L.) Sw.).
2.5. Công dụng của Dương xỉ
Dương xỉ là một ngành không có nhiều đóng góp vào sự đa dạng của thảm
thực vật, ít có giá trị kinh tế nhưng vẫn nó có tầm quan trọng nhất định, từ xa xưa
con người đã biết sử dụng Dương xỉ để làm thuốc, làm phân bón, làm tiểu thủ công
nghiệp hay dùng làm thức ăn gia súc. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học  kĩ
thuật, con người đã phát hiện được vai trò rất quan trọng của Dương xỉ là chúng có
khả năng hấp thụ kim loại nặng, làm giảm ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp;
Bên cạnh đó, nhiều loài Dương xỉ còn được trồng làm cảnh bởi vẻ đẹp.
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999), trong quyển "Cây cỏ có ích ở Việt
Nam" đã thống kê được 182 loài Dương xỉ có công dụng. Theo Nguyễn Nghĩa
Thìn (2005) nghiên cứu đa dạng về cây trồng Việt Nam trong 3 ngành: Dương xỉ,
Hạt trần và ngành Hạt kín đã xác định được khoảng 12 loài Dương xỉ được nhân
trồng làm cảnh, chiếm tỉ lệ 0,84%. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), trong quyển "Cây
cỏ Việt Nam" ngoài trình bày đặc điểm hình thái (vẽ hình minh hoạ), nơi phân bố
tác giả còn giới thiệu công dụng của các loài Dương xỉ. Công dụng của Dương xỉ
chủ yếu phân vào các nhóm: Thức ăn, dược liệu, trồng cảnh, phân bón, hiện nay
một số loài là đối tượng cho nghiên cứu khoa học.
 Dược liệu:
 Quản trọng (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.): Bộ phận dùng thân
rễ. Thân rễ được dùng trị ho có nhiều đờm, hen suyễn và ho lao. Dùng ngoài, giã
thân rễ tươi đắp vết thương và rắn độc cắn, đồng thời sắc nước uống. Ở Ấn Ðộ,
người ta dùng trị bệnh đau dây thần kinh tọa.

Ngành sư phạm sinh học


21

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

 Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (G. Ktze) J.Sm.): Bộ phận dùng thân rễ.
Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị loãng
xương, điều trị gãy xương và các bệnh về xương khớp khác.
 Cẩu tích, Cây lông cu li (Cibotium barometz (L.) J. Sm.): Bộ phận dùng
thân rễ, lông phủ ngoài thân rễ. Dùng chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi
chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm. Lông
cẩu tích có tác dụng cầm máu có tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và
giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông.
 Rau dớn (Diplazium esculentum (Retz.) Sw): do tính mát nó là một trong
những vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, chóng táo bón, giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ
thể khỏe mạnh.
 Rau bợ, Cỏ chữ điền (Marsilea quadrifolia L.): Bộ phận dùng toàn cây.
Trong y học, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng,
viêm thận phù 2 chân, viêm gan, viêm kết mạc, sưng vú, tắc tia sữa, rắn độc cắn,
sốt rét, động kinh, thổ huyết, đái ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang, đái đường.
 Theo sách đỏ Việt Nam (2007), hiện nay 2 loài thuộc họ Dương xỉ
polypodiaceae đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài tự
nhiên trong tương lai gần:
 Tắc kè đá (Drynaria bonii C. Chr.) theo quan sát trực tiếp được coi là loài
nguy cấp do suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư, do
mức độ khai thác hiện nay hoặc khả năng.

 Cốt toái bổ (Drynaria forttunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith) được coi là
loài sẽ nguy cấp do suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng nơi sinh
cư, do mức độ khai thác hiện nay hoặc khả năng.
Thực phẩm:
 Rau cần trôi, ráng gạc nai (Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn): Dùng
làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại có thể ăn.
 Rau dớn (Diplazium esculentum (Retz.) Sw)

 Ráng đại (Acrostichum aureum L.)

Ngành sư phạm sinh học

22

Bộ môn sư phạm sinh học


Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 372015

Trường Đại Học Cần Thơ

 Choại, Chạy (Stenochlaena palustris (Burn) Bedd.),…
 Cây cảnh:
Nhiều loài Dương xỉ được chọn để trang trí, làm cảnh như: Cây Ráng ổ
tràng  Platycerium coronarium (Koenig) Desv), Stenochlaena palustris (Burm.f.)
Bedd., Tóc thần lá quạt  Adiantum flabellu-latum L.).
 Nghiên cứu khoa học:
 Pteris vittata L.: Cải tạo đất bị nhiễm kim loại nặng (nhiễm Asen), nước
sinh hoạt. Đây được xem là công nghệ thân thiện với môi trường, chi phí thấp
nhưng hiệu quả cao, rất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam (Theo kết quả nghiên

cứu của Bùi Kim Anh, 2011).
Ngoài ra:
 Bèo hoa dâu (Azolla caroliana Willd.): Trong khoang lá Bèo hoa dâu
(Azolla caroliana Willd.) có loài vi khuẩn lam Anabaena azollae cộng sinh có khả
năng cố định nitơ tự do được xem là nguồn phân xanh bón cho ruộng lúa, làm tăng
năng suất, sản lượng và rất hiệu quả; Ngoài ra nó còn có tác dụng giữ nước, chống
cỏ dại, chống rét và là nguồn thức ăn cho lợn, gà, vit,…Đây là nguồn phân bón tốt
và tương đối dễ trồng (Ths. Đặng Minh Quân, 2011).
 Loài Acrotichum aureum L. dùng lợp nhà, làm chổi.
 Một số loài dùng chỉ thị như cỏ đuôi chồn Pteris, vv…

Ngành sư phạm sinh học

23

Bộ môn sư phạm sinh học


×