Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
————————————

VŨ QUANG MẠNH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
————————————

VŨ QUANG MẠNH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LÊ THỊ LANH

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


1!

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài
nghiên cứu cùng chủ đề đã thực hiện ở Việt Nam.

Tác giả luận văn
Vũ Quang Mạnh


2!

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Tóm tắt

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


2

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

4

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5

1.5 TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

6

1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

7

1

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM

8
2.1 KHUNG LÝ THUYẾT

8

2.1.1 Khái niệm tài chính vi mô

8

2.1.2 Khách hàng của tài chính vi mô

8

2.1.3 Các dịch vụ tài chính vi mô và mục đích sử dụng

9

2.1.4 Tác động của tài chính vi mô với giảm nghèo ở VN

9

2.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MFI
10
2.2.1 Tác động của lợi tức trên danh mục cho vay

10

2.2.2 Tác động của số người vay hiện tại


12

2.2.3 Tác động của chi phí trên mỗi người vay

14

2.2.4 Tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động

14

3.2.5 Tác động của mức giải ngân trung bình của mỗi khoản vay

15

3.2.6 Tác động của kích thước MFIs

17

3.2.7 Tác động của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

18

3.2.8 Tác động của tuổi MFIs

20


3!
3.2.9 Tác động của cơ chế cho vay


21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU
27
3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

27

3.1.1 Mô hình hồi quy Pooled OLS

27

3.1.2 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định (FEM)

28

3.1.3 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên (REM)

29

3.1.4 Lựa chọn mô hình ước lượng OLS, FEM và REM

29

3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

30

3.2.1 Nguồn dữ liệu


30

3.2.2 Mô tả dữ liệu biến và cách tính

31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

33

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ

42

4.3 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY POOLED OLS

44

4.4 HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH VỚI BIẾN GIẢ49
4.5 KẾT QUẢ HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH

52

4.6 MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN 55
4.7 SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI NGHIÊN CỨU GỐC


57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

62

5.1 KẾT LUẬN

62

5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

63

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN VĂN

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65


1!

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALBPB

Khoản vay trung bình


CPB

Chi phí trung bình trên mỗi người vay

DER

Cơ cấu vốn

FEM

Mô hình tác động cố định

GB

Ngân hàng Grameen Bank

LnAGEit

Tuổi của MFIs

LnNAB

Số người vay

LnSIZEit

Kích cỡ của MFIs

LSDV


Hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định với biến giả

MFIs (TCVM)

Các tổ chức tài chính vi mô

NHCSXH

Ngân hàng chính xã hội

OER

Tỷ số chi phí hoạt động

OSS

Tỷ lệ tự vững về hoạt động

Pooled OLS

Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất gộp

PPR

Hiệu suất nhân viên

R

Phần mềm sử dụng cho phân tích thống kê


REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

YIELD

Lợi tức trên danh mục cho vay danh nghĩa


2!

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của MFIs

25

Bảng 3.1 Mô tả dữ liệu biến và cách tính

31

Bảng 4.1 Số thành viên đang vay vốn

33

Bảng 4.2 Dư nợ cho vay


34

Bảng 4.3 Dư nợ cho vay trung bình

35

Bảng 4.4 Tiền gửi trung bình

36

Bảng 4.5 Tỷ lệ vốn/Tổng tài sản

36

Bảng 4.6 Tỷ lệ nợ/vốn tự có

37

Bảng 4.7 Tổng dư tiết kiệm/dư nợ cho vay

38

Bảng 4.8 Doanh thu tài chính trên tổng tài sản

39

Bảng 4.9 Lợi nhuận trên dư nợ cho vay (thực)

39


Bảng 4.10 Tổng chi phí quản lý/tổng tài sản

40

Bảng 4.11 Tổng chi phí tài chính/tổng tài sản

41

Bảng 4.12 Số người vay mỗi nhân viên tín dụng

42

Bảng 4.13 Thống kế mô tả các biến trong mô hình hồi quy

43

Bảng 4.14 Mô hình Pooled OLS

45

Bảng 4.15 Hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định với biến giả LSDV

50

Bảng 4.16 So sánh OLS và LSDV

52

Bảng 4.17 Hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định


53

Bảng 4.18 Hồi quy dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên

55


1!

Tóm tắt
Tài chính vi mô là sáng kiến quan trọng trong nỗ lực tìm ra phương thức hiệu quả
cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, tạo ra cơ hội cho người nghèo tự tạo
việc làm và tăng thu nhập, xây dựng lòng tự tin, tinh thần tự lực để vượt qua nghèo
khó. Nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam.
Trong đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô được xem xét qua khía
cạnh quan trọng là khả năng tự vững về hoạt động. Các cơ chế hạn chế bất cân xứng
thông tin độc đáo và các yếu tố khác được xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của 42 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam
trong giai đoạn từ 1999 đến 2014. Nghiên cứu đã phát hiện ra 05 nhân tố ảnh hưởng
có ý nghĩa thống kê từ 0.1% đến 5%, bao gồm: Lợi tức trên danh mục cho vay danh
nghĩa (YIELDit); Cơ cấu vốn (DERit); CPBit (Chi phí trung bình trên mỗi người
vay); Cơ chế cho vay đồng trách nhiệm (LM). Trong đó, Lợi tức trên danh mục cho
vay danh nghĩa (YIELDit) và cơ chế cho vay đồng trách nhiệm là các yếu tố tác động
mạnh nhất. Nghiên cứu đề nghị những giải pháp nhằm tăng cường sự tự vững về hoạt
động của các tổ chức TCVM, bao gồm: Áp dụng triệt để cơ chế cho vay theo nhóm
(cho vay đồng trách nhiệm; yêu cầu tiết kiệm bắt buộc; cho vay tăng dần theo năng
lực trả nợ; thu hồi nợ thường xuyên); Đơn giản hóa hoạt động cho vay, nâng cao lợi
tức trên danh mục cho vay, tăng năng suất nhân viên và giảm sự phụ thuộc vào các

nhà tài trợ, giảm chi phí điều hành, khai thác các nguồn lực để tạo ra doanh thu tài
chính và tập trung vào việc tăng giá trị tổng tài sản.
Từ khóa: Tài chính vi mô; Tự vững về hoạt động; Hiệu quả hoạt động.


2!

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các tổ chức tài chính vi mô (MFIs) mục tiêu nhắm tới người nghèo thông qua cách
tiếp cận sáng tạo, trong đó bao gồm cho vay theo nhóm, cho vay tăng dần theo năng
lực trả nợ của người vay, lịch trình trả nợ thường xuyên, và phương pháp đảm bảo
thay thế tài sản thế chấp (Thapa, 2007). Tăng trưởng hoạt động một cách bền vững là
điều tối cần thiết cho mỗi TCTCVM, để tiếp tục hoạt động trơn tru. Nhưng trước đó,
các nghiên cứu ở các nước khác nhau đã cho thấy kết quả khác nhau liên quan đến
tính bền vững về hoạt động và tài chính của các tổ chức TCVM.
Gopal et al. (2011) đã kiểm tra khả năng tiếp cận và tính bền vững của các tổ chức tài
chính vi mô ở huyện Assam, Ấn Độ. Phân tích đã sử dụng các chỉ số đánh giá thành
quả tài chính như: Chỉ số tự vững về hoạt động (OSS), chỉ số tự vững về tài chính
(FSS), chỉ số phụ thuộc vào trợ cấp (SDI) và Tỷ lệ phụ thuộc trợ cấp (SDR). Tác giả
thấy rằng mặc dù các tổ chức TCVM đã vươn rộng tầm với đến một số lượng lớn
khách hàng, phân tích chỉ ra rằng các MFI vẫn chưa đạt sự tự vững về tài chính.
Trong một nghiên cứu tương tự, Martinez-Gonzalez (2008) chỉ ra rằng, hầu hết các
TCTCVM đã hiệu quả hơn trong việc theo đuổi sự phát triển bền vững nhưng không
đạt được đạt chỉ tiêu mức độ tiếp cận các nhóm mục tiêu ở nước này.

Tuy nhiên, Bayeh (2012) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững về tài
chính của MFIs ở Ethiopia. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số tiếp cận theo chiều rộng
cũng như chiều sâu của các tổ chức tài chính vi mô, tỷ lệ phụ thuộc tài trợ, và chi phí
trên mỗi người vay có ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững về tài chính của các tổ
chức tài chính vi mô ở Ethiopia. Tuy nhiên, cơ cấu vốn và năng suất nhân viên có



3!
một tác động không đáng kể tới tính bền vững về tài chính của các tổ chức tài chính
vi mô ở Ethiopia trong giai đoạn nghiên cứu.
Hơn nữa, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa
hiệu quả của MFIs và sự phát triển tài chính trong nước (Hermes, Lensink, &
Meesters, 2009).
Thapa (2007) cũng so sánh mức độ tiếp cận của MFIs ở Bangladesh với những MFIs
ở các nước khác. Một số nghiên cứu khác đánh giá mức độ bền vững về tài chính và
mức độ tiếp cận ở một vài TCTCVM nhất định ở Bangladesh.
Một nghiên cứu mới nhất liên quan tới hướng nghiên này (của Mohd. Abdur Rahman
& Ahmad Rizal Mazlan (2014)) đã đánh giá sự tự vững về hoạt động và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tự vững về hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (MFIs) ở
Bangladesh.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu quan trọng của tổ chức quốc tế (Tổ chức lao
động thế giới - ILO; Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam, Citi Bank ..) với các
phân tích định tính về MFIs Việt Nam, và các nghiên cứu thực nghiệm tác động của
tài chính vi mô với giảm nghèo ở VN. Bên cạnh đó một số công bố quốc tế gần đây
liên quan đến MFIs Việt Nam được thực hiện theo hướng phân tích định tính các
nhân tố quyết định tới việc người dân nông thôn tiếp cận được các nguồn tín dụng.
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu hoàn toàn khác như sau chưa được thực hiện: Sử dụng
các phương pháp định tính xác định các yếu tố tác động tới tính tự vững hiệu quả
hoạt động của MFIs Việt Nam (Các yếu tố này bao gồm cả các cơ chế cho vay để phù
hợp với đặc tính kinh tế - xã hội đặc thù của người vay; chứ không thể yêu cầu người
vay phải thay đổi chính họ để được tiếp cận các nguồn tín dụng!). Nếu các MFIs Việt
Nam nâng cao được tính tự vững về hoạt động sẽ là điều kiện tiên quyết để người


4!

nghèo tiếp cận được nguồn tín dụng một các bền vững chứ không phải các nguồn tín
dụng bao cấp thường rất bấp bênh, thiếu bền vững.
Dựa trên lỗ hổng nghiên cứu đang tồn tại trong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu
này sẽ thực hiện một nỗ lực để lấp đầy khoảng trống đó bằng cách xác định yếu tố
quyết định đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (MFIs) ở Việt
Nam. Vì vậy mà tác giả đã tiến hành lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT
NAM” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học.

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là:
1. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính
vi mô Việt Nam giai đoạn 1999-2014.
2. Khuyến nghị với cơ quan hoạch định chính sách và các tổ chức MFIs nhằm nâng
cao tính bền vững của ngành tài chính vi mô ở Việt Nam.
Bài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
1. Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các tài chính vi mô Việt
Nam?
2. Trong các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động MFIs thì những nhân tố
nào là quan trọng nhất?

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài phân tích ngành tài chính vi mô thông qua bảng tổng hợp số liệu 42 tổ chức
tài chính vi mô Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:


5!
Tác giả tập trung vào các phạm vi sau: Giai đoạn từ 1999 đến 2014

Đề tài xem xét một bộ phận quan trọng, cơ bản của ngành tài chính vi mô, đó là khu
vực tài chính vi mô bán chính thức (từ “bán chính thức” là theo cách gọi và cách
phân loại riêng của Việt Nam)Nam. Hiện nay, ở Việt Nam có ba khu vực cung cấp
dịch vụ tài chính vi mô (cách phân loại dựa vào đặc điểm riêng của Việt Nam): khu
vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. Việc tồn tại khu
vực tài chính vi mô bao gồm các tổ chức TCVM được nhà nước hỗ trợ, bao cấp về
lãi suất là “một đặc trưng” của ngành tài chính vi mô Việt Nam, mà ở Việt Nam gọi
là “khu vực chính thức” (trình bày cụ thể trong đề tài). Vậy cái khu vực được gọi là
“bán chính thức” theo cách phân loại của Việt Nam, thực chất là những tổ chức
TCVM xương sống trong ngành tài chính vi mô của các nước trên thế giới. Công
trình này chú trọng đặc biệt đến khu vực tổ chức tài chính vi mô bán chính thức.
Song không thể thấy được bản chất của vấn đề nếu xem xét nó độc lập với các khu
vực liên quan.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bên cạnh kế thừa mô hình Pooled OLS trong nghiên cứu của Mohd. Abdur Rahman
& Ahmad Rizal Mazlan, tác giả luận văn ước lượng mô hình mô hình hồi quy tuyến
tính tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình hồi quy tuyến tính tác
động cố định (Fixed effects model) để đo lường tác động của các nhân tố lên hiệu
quả hoạt động của MFIs Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch-Pagan
Lagrange multiplier (LM) để lựa chọn giữa mô hình hồi quy tuyến tính tác động ngẫu
nhiên và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS). Kiểm
định thống kê Hausman để đưa ra mô hình dự báo phù hợp (giữa mô hình hồi quy
tuyến tính tác động ngẫu nhiên và mô hình hồi quy tuyến tính tác động cố định) và
các kiểm định quan trọng khác.


6!
Phần mềm sử dụng phân tích: Phần mềm R. R là một phần mềm sử dụng cho phân tích
thống kê và vẽ biểu đồ. Về bản chất, R là ngôn ngữ máy tính đa năng, có thể sử dụng

cho nhiều mục tiêu khác nhau, từ tính toán đơn giản, toán học giải trí (recreational
mathematics), tính toán ma trận (matrix), đến các phân tích thống kê phức tạp. Vì là
một ngôn ngữ, cho nên người ta có thể sử dụng R để phát triển thành các phần mềm
chuyên môn cho một vấn đề tính toán cá biệt.

1.5 TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
So với nghiên cứu mới nhất liên quan đến hướng nghiên cứu này (của Mohd. Abdur
Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với MFIs Bangladesh); nghiên cứu trong
luận văn này có một số điểm mới như sau:
• Bên cạnh kế thừa mô hình Pooled OLS trong nghiên cứu của Mohd. Abdur Rahman
& Ahmad Rizal Mazlan, tác giả luận văn ước lượng mô hình mô hình hồi quy tuyến
tính tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình hồi quy tuyến tính tác
động cố định (Fixed effects model) để đo lường tác động của các nhân tố lên hiệu
quả hoạt động của MFIs Việt Nam.
• Bổ sung các bằng chứng thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu
thêm một loạt các nghiên cứu liên quan (Bên cạnh các nhiên cứu trong phần Litera ture Review của nghiên cứu gốc).
• Bổ sung và phát triển một biến đặc thù của MFIs Việt Nam căn cứ trên các phân tích
định tính đã có của ILO.
• Bộ dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này (MFIs Việt Nam) phong phú hơn: 42 MFIs
Việt Nam trong giai đoạn 1999-2014. Trong khi đó, nghiên cứu của Mohd. Abdur
Rahman & Ahmad Rizal Mazlan với 5 MFIs Bangladesh trong giai đoạn 2005-2011.


7!

1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận


8!

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM

2.1 KHUNG LÝ THUYẾT
2.1.1 Khái niệm tài chính vi mô
Mặc dù đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, nhưng khái niệm tài chính vi mô vẫn còn
tương đối mới mẻ đối với Việt Nam. Tài chính vi mô liên quan đến những giao dịch
tài chính nhỏ. Trước kia, Tài chính vi mô (TCVM) được coi là “phương pháp tín
dụng sử dụng các cơ chế hiệu quả thay thế vật thế chấp để phân phối và thu hồi vốn
vay kinh doanh ngắn hạn cho các nhà doanh nghiệp nhỏ (hoặc doanh nghiệp nhỏ
tiềm năng), với triển vọng là những doanh nghiêp nhỏ của khách hàng sẽ tăng
trưởng, tạo thu nhập cho họ và đôi khi tạo thêm việc làm, đưa người nghèo thoát
khỏi nghèo khổ” (ILO, 2005). Định nghĩa về tài chính vi mô , theo quan điểm của
ADB, TCVM là “việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ như tiền gửi, các tài
khỏan tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia
đình có thu nhập thấp, những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp
rất nhỏ”. Theo J.Ledgerwood “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm
mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp trong xã hội nhằm cung cấp các dịch
vụ tài chính, dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư”
2.1.2 Khách hàng của tài chính vi mô
Đối tượng của tài chính vi mô là những người nghèo, có thu nhập thấp nhưng có việc
làm cụ thể. Họ cần vốn để mở rộng kinh doanh, nhằm làm tăng thu nhập. Trong hoạt
động tài chính vi mô thương mại, những người rất nghèo hoặc không có việc làm ổn
định không thể được coi là đối tuợng để tiếp cận. Để xác định đối tượng cho các hoạt



9!
động tài chính vi mô, thông thường các nhà xây dựng chương trình căn cứ vào các
chỉ tiêu để xác định ranh giới nghèo đói. Đường ranh giới này lấy chỉ tiêu quan trọng
nhất là thu nhập. Nếu một người có thu nhấp thấp hơn 1$/ngày hay 350$/năm thì
được coi là người nghèo. Nhưng không chỉ những người nằm dưới ranh giới nghèo
đói mà những người nằm ở phía trên nhưng gần ranh giới nghèo đói cũng là đối
tượng của hoạt động tài chính vi mô.
2.1.3 Các dịch vụ tài chính vi mô và mục đích sử dụng
“Ở Việt Nam, sản phẩm chủ yếu vẫn là tín dụng, tuy nhiên cũng có một vài tổ chức
bắt đầu mở rộng sản phẩm mà họ cung cấp. Các món vay nhỏ thường được đầu tư
cho: (a) sản xuất nông nghiệp như trồng rau và cây ăn quả, chăn nuôi; (b) các dịch vụ
như xây dựng, sửa chữa máy móc, dịch vụ thẩm mỹ; (c) nuôi cá và nuôi trồng thủy
sản; (d) tiểu thủ công; hoặc (e) buôn bán nhỏ. Mức vốn thường nhỏ hơn (từ
50-500USD) và lãi suất cao hơn so với vốn vay của ngân hàng thương mại (khoảng
1-2%/tháng). Vốn nhỏ giúp các khách hàng dễ quản lí và hoàn trả nợ của họ, lãi suất
cao hơn cho phép người cung cấp TCVM bù đắp được chi phí cao của việc cho người
nghèo vay” (ILO, 2005).
2.1.4 Tác động của tài chính vi mô với giảm nghèo ở VN
Trong dự án nghiên cứu của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam, tài trợ bởi Citi
Bank, Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) tiến hành nghiên cứu điều tra sơ cấp 971
khách hàng tài chính vi mô tại 2 tỉnh Tiền Giang và Hải Dương trong thời gian từ
tháng 6-12/2011. Kết quả kiểm định khẳng định các giả thuyết sau: (H1) Tài chính vi
mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản của khách hàng; (H2) Tài chính vi mô
giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội; (H3) Khách hàng của các tổ chức cung
cấp dịch vụ TCVM thuộc các phân đoạn khác nhau, vì vậy mức độ tác động đến giảm nghèo khác nhau; (H4) Mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian, do


10

!
nhiều nhân tố tác động khác nhau; (H5) Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô
có mức độ hài lòng về dịch vụ cao hơn các tổ chức khác.

2.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MFI
Trong phần sau đây người thực hiện đề tài sẽ thảo luận về các kết quả nghiên cứu
liên quan xác định các biến ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài
chính vi mô được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khác nhau trên thế giới. Các
nghiên cứu của các tác giả khác nhau, về các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động,
cho thấy các kết quả khác nhau về các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các tổ chức tài chính vi mô. Lược sử nghiên cứu này được xem xét với mục đích
phát triển các bằng chứng thực nghiệm cho các biến độc lập mà tác giả nghĩ rằng có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững hoạt động và tài chính của các tổ chức tài
chính vi mô Việt Nam.
2.2.1 Tác động của lợi tức trên danh mục cho vay
Lợi tức trên danh mục đầu tư là một tỷ lệ phần trăm cho thấy lợi nhuận gộp trung
bình trên danh mục đầu tư. Nói chung, Lợi tức trên danh mục đầu tư là chỉ số ban
đầu của MFIs phản ảnh khả năng tạo ra doanh thu của một tổ chức đó để trang trải
chi phí tài chính và chi phí hoạt động. Nó đo lường gía trị mà MFIs thực nhận từ lãi
suất mà các khách hàng chi trả.
Lợi tức trên tổng dư nợ cho vay (lãi suất) cho thấy hiệu quả của các tổ chức tài chính
vi mô trong việc tạo ra doanh thu tiền mặt từ danh mục đầu tư hiện tại của họ. Nó đo
lường tất cả các lãi suất và phí tính trên dư nợ cho vay trong một khoảng thời gian.
Để duy trì bền vững, Nadiya (2011) đã đề nghị các nhà quản lý phải thiết lập lãi suất
của các tổ chức TCVM, đảm bảo bù đắp đầy đủ tổng chi phí của nó; bao gồm chi phí


11
!

vốn, chi phí giao dịch và dự phòng rủi ro tín dụng. Do đó, tính bền vững của tài
chính vi mô phụ thuộc vào thu nhập từ lãi họ kiếm được từ hoạt động của họ.
Các kết quả nghiên cứu của Cull (2005) chỉ ra rằng lợi tức trên danh mục đầu tư có
ảnh hưởng tích cực và quan trọng lên tất cả ba chỉ số lợi nhuận (tự vững về tài chính,
tự vững về hoạt động, và ROA), tổ chức cho vay theo từng cá nhân có xu hướng
được nhiều lợi nhuận hơn khi lãi suất trung bình của họ là cao.
Tuy nhiên, các nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng kết quả trên không đúng đối với các
ngân hàng nông thôn và mô hình cho vay theo nhóm đoàn kết. Hệ số tương quan của
lợi tức trên tổng dư nợ cho vay cho của cả hai loại phương thức cho vay là không có
ý nghĩa (ngoại trừ ngân hàng nông thôn qua thông số kỹ thuật ROA) và âm. Kiểm
định giả thuyết thống kê bằng không của hệ số tương quan này đối với ngân hàng
nông thôn cho kết quả: không có ý nghĩa. Như vậy, đối với các ngân hàng nông thôn
không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa lợi tức trên danh mục cho vay và lợi
nhuận. Điều này cũng đúng đối với mô hình cho vay theo nhóm; trong khi có các
bằng chứng cho thấy một liên kết tích cực mạnh mẽ giữa lãi suất và thành quả tài
chính của các tổ chức cho vay cá nhân.
Phát hiện của Nyamsogoro (2010) chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa
giữa lợi tức trên tổng dư nợ cho vay và tính bền vững tài chính. Điều này cung cấp
bằng chứng cho thấy sự hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô trong việc tạo
doanh thu tiền mặt sẽ ảnh hưởng tích cực đến tính bền vững về tài chính của họ. Các
kết quả kinh tế lượng về mối quan hệ của cả mức lãi suất và dư nợ bình quân chỉ ra
rằng cả lãi suất và dư nợ cho vay bình quân đang ảnh hưởng đáng kể đến tính bền
vững tài chính. Theo nghiên cứu này cả biến là tích cực và có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 1%.


12
!
Một nghiên cứu của Rombrugghe, Tenikue và Sureda (2007) chỉ ra; lợi tức trên danh
mục cho vay ảnh hưởng đến khả năng tự túc tài chính (FSS) của tổ chức tài chính vi

mô. Nó đã chỉ ra rằng mối quan hệ dương giữa lợi tức và FSS thông qua các khoản
thu lãi và phí. Về nghiên cứu các yếu tố quyết định chỉ số tự vững tài chính, Woller
và Schreiner, đã chỉ ra rằng lợi tức trên danh mục đầu tư có mối quan hệ mạnh mẽ và
có ý nghĩa thống kê với khả năng tự túc tài chính của các tổ chức tài chính vi mô.
Rombrugghe et al (2007) đã kết luận rằng lãi suất cho vay ảnh hưởng đến thành quả
tài chính của các tổ chức tài chính vi mô (cả chỉ tiêu bền vững tài chính và hoạt
động). Kết quả này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Conning (1999), khẳng định
rằng sự bền vững tài chính có liên quan với lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Cull (2005) cho thấy, lãi suất cải thiện hiệu suất
tài chính chỉ có ý nghĩa đối với phương thức cho vay cá nhân.
Adongo và Stork (2005) với phát hiện của họ dựa trên phân tích MFIs ở Namibia
cho thấy rằng với bộ dữ liệu quan sát, tất cả các tổ chức tài chính vi mô là không bền
vững về mặt tài chính. Lý do là, theo nghiên cứu, họ đã không tính lãi suất đủ cao để
trang trải tất cả chi phí tài chính; chi phí phi tài chính và rủi ro tín dụng. Từ đây
chúng ta có thể kết luận rằng, mặc dù nó không được hỗ trợ về mặt thống kê, lãi suất
là một yếu yếu tố quyết định cho sự tự vững về tài chính của các tổ chức tài chính vi
mô.
2.2.2 Tác động của số người vay hiện tại
Crombrugghe và cộng sự (2007), trong nghiên cứu của họ khẳng định một thực tế là
tăng số lượng khách hàng vay của mỗi MFIs sẽ giảm chi phí vận hành trung bình và
sẽ giúp chi phí vận hành thấp trên mỗi khách hàng vay. Việc gia tăng số lượng người
vay trên mỗi cán bộ thực địa sẽ nâng cao các chỉ số bền vững: FSS và OSS. Trong


13
!
bối cảnh Ấn Độ, theo các các nhà nghiên cứu, phục vụ thêm một khách hàng thì chi
phí không có gì thay đổi, tuy nhiên, việc cung cấp các khoản vay lớn hơn cho khách
hàng có thể làm tăng chi phí nhiều hơn hơn lợi nhuận.
Dựa trên những phát hiện, họ cũng đã chỉ ra rằng việc tăng số lượng khách hàng vay

trên mỗi cán bộ thực địa có vẻ là cách hứa hẹn nhất để giảm chi phí, đặc biệt là trong
mô hình cung cấp tín dụng theo nhóm. Điều này sẽ không làm tổn thương khả năng
trả nợ mặc dù có thể có sự nới lỏng tính tự giám sát trong nhóm người vay. Nếu tính
kinh tế theo quy mô tồn tại, hàm ý bao gồm: nên mở rộng "Chiều rộng" của mức độ
tiếp cận (số lượng khách hàng vay), chứ không nên từ bỏ "chiều sâu" của mức độ
tiếp cận, tức là không bằng cách từ bỏ việc tập trung vào người nghèo. Do đó, theo
phát hiện này, số lượng người vay ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về hoạt
động và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô theo hướng tích cực.
Một kết quả của Mersland và Storm (2007), về tác động của số lượng người vay có
một ý niệm về mối quan hệ tích cực giữa số khách hàng vay và tính bền vững của tổ
chức tài chính vi mô.
Tuy nhiên, điều này đã không được xác định rõ trong các kết quả nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu sau.
Các kết quả kinh tế của Nyamsogoro (2010) chỉ ra rằng số lượng người vay trên mỗi
nhân viên đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự bền vững tài chính của tổ chức tài chính vi
mô. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng số lượng người vay trên mỗi nhân viên ảnh
hưởng tiêu cực đến tính bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô ở Tanzania. Đó là đội ngũ nhân viên tài chính vi mô của MFIs ở Tanzania hoạt động không
hiệu quả, vì họ thất bại trong việc quản lý khách hàng vay. Số lượng khách hàng vay
đang tăng lên gây ra tỷ lệ hoàn trả thấp và các tổ chức tài chính vi mô trở nên ít bền
vững về tài chính.


14
!

Vì vậy, dựa trên những kết quả nghiên cứu trên có thể đưa ra giả thuyết rằng số
lượng người vay trong một MFIs có một ảnh hưởng tích cực và đáng kể trên cả hai
hoạt động tài chính và tự cung tự cấp của các tổ chức tài chính vi mô.
2.2.3 Tác động của chi phí trên mỗi người vay
Phát hiện bởi Daniel G. Nyamsogoro (2010) chỉ ra rằng có hệ số tương quan âm

nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa chi phí trên mỗi người vay và tính bền vững
tài chính của các tổ chức tài chính vi mô ở Tanzania. Sự ảnh hưởng không đáng kể
của chi phí nhân viên trên mỗi người vay lên tính bền vững tài chính là trái với các
phát hiện của Woller và Schreiner (2002) và Christen et al (1995) họ chỉ ra rằng mức
lương có vai trò quyết định đáng kể đến tính bền vững tài chính của tổ chức tài chính
vi mô. Phát hiện của Cull củng cố ảnh hưởng quan trọng của chi phí nhân viên trên
mỗi người vay lên tính bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô. Dựa vào
các phát hiện của G. Daniel Nyamsogoro (2010) cho thấy rằng các nhân viên được
chi trả cao hơn, với các điều kiện khác không thay đổi, có thể dẫn họ đến xu hướng
muốn giải trí nhiều hơn việc tập trung vào công việc của các tổ chức TCVM; dẫn tới
số chuyến thực địa là rất thấp. Điều này cũng có thể giúp giải thích tại sao chi phí
hành chính có mối quan hệ tích cực với tính bền vững tài chính.
2.2.4 Tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động là tỷ lệ của tổng chi phí hoạt động trên danh mục đầu tư cho
vay. Việc hạ thấp tỷ lệ, tất cả những thứ khác không đổi, sẽ bao hàm mang đến sự
hiệu quả. Theo phát hiện của Daniel G. Nyamsogorom (2010) tỷ lệ chi phí hoạt động
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô. Các
kết quả kinh tế lượng của phát hiện này cho thấy rằng các hệ số tương quan cho các


15
!
biến là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1 phần trăm. Điều này cho
thấy rằng, các tổ chức TCVM giảm chi phí hoạt động ở một mức độ nhất định trên
danh mục cho vay, đem lại lợi nhuận nhiều hơn do đó, trở lên bền vững về mặt tài
chính.
Nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự tự vững về hoạt động của các tổ chức tài
chính vi mô tại Sri Lanka, Dissanayake (2012) cho thấy rằng mối tương quan tiêu
cực có ý nghĩa giữa tỷ lệ Chi phí hoạt động và chỉ số tự vững về hoạt động (OSS).
Điều này chỉ ra rằng, sự thay đổi trong tỷ lệ chi phí hoạt động là chỉ báo quan trọng

góp phần giải thích những thay đổi trong Tỷ lệ tự vững hoạt động của các tổ chức tài
chính vi mô Sri Lanka.
3.2.5 Tác động của mức giải ngân trung bình của mỗi khoản vay
Các mức vay trung bình (định nghĩa là danh mục cho vay gộp trung bình chia cho số
lượng khách hàng vay hiện thời) là một chỉ số cho thấy độ sâu tiếp cận cộng đồng.
Các khoản vay nhỏ hơn thường thể hiện khả năng tiếp cận cộng đồng sâu hơn. Biến
này cũng phản ánh hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô trong việc cung cấp các
khoản vay.
Adongo và Stork (2006) tìm thấy lợi nhuận có liên quan đến việc cung cấp các khoản
vay lớn hơn.
Phát hiện của Nyamsogoro (2010) chỉ ra rằng các hệ số tương quan của biến mức cho
vay trung bình là dương và có ý nghĩa thống kê. Phát hiện này kết luận rằng tài chính
vi mô đạt được lợi nhuận có liên quan với mức vay cao hơn. Phát hiện này cũng cho
biết thêm, khối lượng dư nợ cho vay góp phần cải thiện tính bền vững tài chính hơn
là mức lãi suất cho vay. Các phát hiện của Gonzalez (2007) và Gregoire và Tuya


16
!
(2006) kết luận rằng khoản vay lớn thường gắn liền với hiệu quả chi phí cao hơn và,
do đó, đem đến khả năng sinh lời.
Tuy nhiên, hai phát hiện trên mâu thuẫn với nghiên cứu của Cull và cộng sự (2007).
Phát hiện chỉ ra rằng các tổ chức cung cấp các khoản vay nhỏ hơn có mức lợi nhuận
trung bình không thấp hơn nếu so với những tổ chức cung cấp các món vay lớn hơn.
Không chỉ có vậy, cũng trong nghiên cứu năm 2005 của mình, ông kết luận biến quy
mô khoản vay trung bình là có liên quan không mạnh mẽ các chỉ số thành quả tài
chính. Ngay cả các tổ chức cung cấp các khoản vay nhỏ hơn không ít lợi nhuận trung
bình hơn so với những tổ chức cung cấp mức vay cao hơn.
Các nghiên cứu của Nadiya (2011) về mối quan hệ của quy mô khoản vay trung bình
và tính tự vững về hoạt động chỉ ra một mối quan hệ âm và có ý nghĩa thống kê giữa

hai biến. Biến này được xem trong bối cảnh MFIs Ấn Độ nâng cao mức độ bền vững
của họ bằng cách tăng quy mô khoản vay của họ, tuy nhiên, mối quan hệ tiêu cực cho
thấy cho vay nhóm khách hàng nghèo hơn thì sự bền vững hơn.
Phát hiện của Rombrugghe và cộng sự (2007) cho thấy kích thước của các khoản vay
hoặc mức cho vay bình quân ảnh hưởng đến tính tự vững về tài chính (FSS) của các
tổ chức tài chính vi mô. Woller và Schreiner thấy rằng độ sâu tiếp cận tỷ lệ nghịch
với tính tự vững tài chính. Có lẽ những phát hiện đáng chú ý nhất là độ sâu tiếp cận
cộng đồng, như tỷ lệ giá trị khoản vay trung bình trên GNP thu nhập bình quân đầu
người, tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tự vững tài chính. Phát hiện này cho thấy rằng trong số
những người cho vay nghèo, tiếp cận sâu và tự vững về tài chính tự có thể được bổ
sung, với giả định áp dụng các chính sách phù hợp.


17
!
3.2.6 Tác động của kích thước MFIs
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của một tổ chức
TCVM là kích thước của nó. Kích thước của một MFI được đo bằng giá trị tổng tài
sản (Mersland và Storm 2009; Hermes và cộng sự 2008; Mersland và Storm 2008;
Bogan và cộng sự 2007; Hartarska 2005).
Theo Cull và cộng sự (2007) kích thước của một MFI ảnh hưởng tích cực đáng kể
đến hoạt động tài chính của nó. Ông cũng kết luận tương tự trong nghiên cứu của ông
năm 2005, là một kích thước tổ chức ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến hoạt động
tài chính trên tất cả chỉ số, bao gồm: FSS, OSS.
Trong khi Hartarska (2005) tìm thấy rằng kích thước của một MFI không ảnh hưởng
đáng kể đến tính bền vững tài chính, các nghiên cứu gần đây của Mersland và Storm
(2009) và Bogan và cộng sự (2007) đã báo cáo rằng kích thước của một MFI có liên
quan tới sự bền vững về tài chính của tổ chức đó.
Hơn nữa, kích thước của tài chính vi mô cũng có thể hàm ý rằng các tổ chức tài
chính vi mô lớn có vốn lớn và, do đó, có thể đạt được một số lượng tương đối lớn các

khách hàng; so với các tổ chức tài chính vi mô quy mô nhỏ. Một nghiên cứu của Kyereboah-Coleman và Osie (2008) cũng hỗ trợ điều này. Trong nghiên cứu của họ về
mức độ tiếp cận cộng đồng và lợi nhuận của các tổ chức tài chính vi mô tại Ghana
Kyereboah và cộng sự (2008) nhận thấy rằng kích thước của một MFI đã có một tác
động tích cực đáng kể đến lợi nhuận.
Nyamsogoro (2010) tìm thấy rằng kích thước của một MFI ảnh hưởng đáng kể đến
sự bền vững về tài chính của tổ chức đó; điều này trái ngược với các nghiên cứu tiến
hành bởi Hartarska và cộng sự (2005). Nhưng đó củng cố các nghiên cứu của Mersland và Storm (2009); Bogan và cộng sự (2007); Cull (2007); và Robinson (2001).


18
!
Rombrugghe (2007) xác nhận điều này bằng cách bổ sung các biến bên cạnh biến
kích thước của các khoản cho vay, kích thước của các tổ chức TCVM (có thể được
đo bằng tổng giá trị của danh mục đầu tư hoặc giá trị trung bình của nó qua một
năm), hoặc bằng số lượng khách hàng vay. Tính kinh tế theo quy mô có thể xảy ra
thông qua các kích thước của danh mục đầu tư hoặc thông qua số lượng khách hàng
đang giao dịch hoặc cả hai. Nếu chúng xảy ra chủ yếu ở cấp độ danh mục đầu tư, nó
được đo lường bởi kích thước của các khoản vay.
Đối với tính bền vững về hoạt động, Hartarska và Nadolnyak (2007) kiểm tra tính
bền vững về hoạt động và tìm thấy những tác động tích cực đáng kể, từ kích thước
của MFI. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của kích thước của một MFI tới tính
bền vững về tài chính (FSS) và tính bền vững hoạt động (OSS).
3.2.7 Tác động của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Thành phần các nguồn khác nhau của vốn của một MFI được gọi là cấu trúc vốn
(Bodie et al 2009; Brealey eta al 2006; Martin et al 1991; Puxty et al 1990). Đó là,
các nguồn vốn khác nhau, làm lên một cơ cấu vốn của một tổ chức TCVM. Điều này
có thể nợ / vốn chủ sở hữu (đòn bẩy).
Có rất nhiều nguồn vốn khác nhau, từ đó một MFI có thể khai thác. Theo Bogan et al
(2007); Fehr và Hishigsuren (2006); Kyereboah et al (2007); Farrinton và Abraham
(2002); và Woller và Schriener (2002), bao gồm các khoản vay, tiết kiệm, tiền gửi và

cổ phiếu. Woller và Schriener (2002) Nhận thức rằng nguồn từ huy động tiết kiệm là
nguồn ổn định trong dài hạn hơn so với từ nguồn từ thiện, nguồn này thường không
đáp ứng đủ cho việc cho vay.
Các nghiên cứu đã được tiến hành để giải thích tại sao cơ cấu vốn xác định tính bền
vững của các tổ chức tài chính vi mô. Kyereboah Coleman (2007) là một ví dụ, cho


×