MỤC LỤC:
Trang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Những vấn đề cơ bản về công ty hợp danh.
a. Công ty hợp danh và sự phát triển công ty hợp danh.
b. Những đặc trưng của loại hình công ty hợp danh.
2. Những quy định chưa phù hợp của Luật doanh nghiệp (2005) về
công ty hợp danh.
a. Quy đình về trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn.
b. Những quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp
danh.
c. Về loại hình công ty hợp danh và số lượng thành viên tối
thiểu.
d, Về quyền của thành viên góp vốn trong việc quyết định một
số vấn đề cụ thể công ty.
e, Về hình thức huy động vốn của công ty hợp danh.
3. Các giải pháp hoàn thiện
III. KẾT LUẬN.
2
2
2
2
3
5
5
5
6
7
8
9
11
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việc nghiên cứu và phân loại các hình thức công ty có ý nghĩa rất quan trọng,
nhất là đối với thực tiễn. Một doanh nghiệp khi có ý định làm ăn với một doanh
nghiệp khác, điều đầu tiên chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu ở đối tác tương lai của
1
mình là hình thái tổ chức của nó ra sao, nó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạng hay doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Bởi vì, với mỗi loại tổ
chức doanh nghiệp nhất định thì pháp luật quy định cho nó từng quy chế pháp lí
riêng biệt. Vậy luật doanh nghiệp (2005) có những quy định như thế nào về công ty
hợp danh và những quy định đó đã hợp lí, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hay
chưa? Để giải đáp những thắc mắc đó ta cùng đi tìm hiểu để có thể “Bình luận các
quy định về luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa
phù hợp”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Những vấn đề cơ bản về công ty hợp danh.
a, Công ty hợp danh và sự phát triển công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là loại công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành
hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô
hạn về mọi khoản nợ của công ty.
Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Công ty hợp
danh đã sớm xuất hiên từ rất lâu đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng các công ty ra
đời sớm nhất trên thế giới được tổ chức trên mô hình công ty hợp danh. Có lẽ vì
xuất hiện từ lâu đời, lại có chung cách hoạt động đơn giản nên công ty hợp danh
được xem là một loại hình công ty kiểu mẫu. Các nhà kinh doanh ưa thích loại
hình công ty hợp danh hơn là đơn độc tiến hành sản xuất kinh doanh theo kiểu cá
nhân kinh doanh vì họ muốn có một vài người thân quen cùng nhau làm ăn với
nhau trên cơ sở bình đẳng, họ lại không muốn một mình lo lắng về trách nhiệm
như ở doanh nghiệp tư nhân (cá nhân kinh doanh). Với mô hình một công ty hợp
danh, các nhà kinh doanh sẽ có được một công ty có cơ cấu đơn giản, chế độ thuế
khóa bình thường, có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
2
b. Những đặc trưng của loại hình công ty hợp danh.
Thứ nhất, cũng như đặc tính chung của tất cả các công ty đối nhân mỗi thành
viên trong công ty hợp danh đều có phần của mình trong công ty gọi là phần lợi.
Phần của mỗi người tương ứng với phần vốn góp của họ vào công ty. Vốn góp của
các thành viên có thể là tài sản, tiền, hiện vật. Có khi vốn góp chỉ là uy tín kinh
doanh. Nếu một người góp vốn bằng uy tín kinh doanh hay bằng các giá trị tinh
thần khác thì phần vốn góp này phải được trị giá bằng một phần (phần lợi) tương
ứng. Trong công ty hợp danh, phần góp vốn có thể bằng nhau hoặc không bằng
nhau.
Thứ hai, công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung và việc đặt tên
công ty phải theo nguyên tắc luật định.
Thứ ba, trong công ty hợp danh,tất cả những thành viên đều có tư cách thương
gia. Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn trở thành một thành viên của công ty hợp
danh thì phải có năng lực cần thiết mà pháp luật quy định để hành nghề kinh
doanh. Vì có tư cách thương gia nên mỗi thành viên phải ghị tên mình vào sổ
thương mại. Nếu công ty bị phá sản thì mỗi thành viên đương nhiên cũng bị tuyên
bố phá sản. Sở dĩ như vậy là vì mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới vô
hạn về công việc của công ty. Do đó, mặc dù công ty là một tổ chức biệt lập, trách
nhiệm của công ty cũng đồng nhất với trách nhiệm bản thân của mỗi thành viên.
Khi công ty ngưng trả nợ tức là công ty đã bị phá sản thì cũng kéo theo luôn sự phá
sản của các thành viên.
Thứ tư, trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên đều phải chịu trách
nhiệm bản thân, liên đới và vô thời hạn về mọi khoản nợ của công ty. Có nghĩa là:
Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp cơ bản vì chủ nợ có quyền
đòi bất kì ai với toàn bộ số tiền nợ.
3
Trách nhiệm này cũng không thể bị giới hạn với bất kì thành viên nào. Nếu họ
có thỏa thuận khác thì lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn
đơn giản.
Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và
tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài
sản riêng là rất đơn giản và nói chung là khó kiểm soát. Về nguyên tắc, ngay khi
một thành viên chưa được hưởng một chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách
nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.
Nếu công ty thua lỗ thì họ sẽ rất dễ khánh kiệt tài sản.
Tuy nhiên lợi thế của công ty hợp danh là khả năng dễ dàng cho vay vốn hoặc
hoãn nợ. Bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn và sự đảm bảo an toàn. Do tính an toàn
pháp lí đối với công chúng cao nên việc tổ chức, điều hành trong công ty hợp danh
không nhất thiết phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật như các
loại hình công ty khác.
Thứ năm, tổ chức của công ty hợp danh rất đơn giản. Các thành viên có quyền
thỏa thuận trong hợp đồng về việc tổ chức, điều hành và đại diện công ty. Thường
thì công ty hợp danh được tổ chức dưới hình thức một hãng chung. Hầu hết pháp
luật các nước đều quy định công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. Các
thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thỏa thuận
phân công trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người. Việc thay đổi thành viên
trong công ty hợp danh là rất khó khăn. Chỉ cần một trong số các thành viên chết
hoặc ra khỏi công ty là công ty phải giải thể. Ngược lại, thành viên của công ty hợp
danh muốn ra khỏi công ty chỉ có cách xin giải thể công ty hoặc chờ đến ngày công
ty hết hạn đăng kí.
4
2. Những quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh chưa phù
hợp.
a, Những quy định về trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn.
Tại điểm c khoản 1 Điều 130 luật doanh nghiệp 2005 quy định “thành viên
góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty”. Tuy nhiên điểm a khoản 2 Điều 140 lại quy định “thành viên
góp vốn chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp”. Như vậy khi quy định về vấn đề trách nhiệm tài
sản của thành viên góp vốn thì có sự không thống nhất giữa điểm c khoản 1 Điều
130 và điểm a khoản 2 của điều 140. Nếu theo điểm c khoản 1 điều 130 thì thành
viên góp vốn chịu trách nhiệm trong số vốn thực góp vào công ty còn theo điểm a
khoản 2 điều 140 thì thành viên góp vốn lại chịu trách nhiệm trong phần vốn đã
cam kết góp vào công ty.
Vậy khi cần áp dụng thì áp dụng quy định nào là một vấn đề cần làm rõ. Một
nguyên tắc trong áp dụng luật đó là ưu tiên áp dụng luật riêng, luật chuyên ngành
và chỉ có những vẫn đề nào mà pháp luật riêng, chuyên ngành không quy định thì
mới áp dụng luật chung. Với các quy định trong luật doanh nghiệp có thể nhận
thấy Điều 130 là điều luật quy định chung còn Điều 140 là quy định về các vấn đề
cụ thể do đó cần áo dụng quy định tại Điều 140 theo đó thành viên góp vốn sẽ phải
chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
b. Những quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Pháp luật doanh nghiệp năm 2005 thừa nhận công ty hợp danh có tư cách
pháp nhân và mặc dù công ty hợp danh vẫn có sự độc lập về tài sản (tài sản của
công ty vẫn tách bạch với tài sản của các thành viên trong công ty) nhưng trong
luật doanh nghiệp năm 2005 thì quy định loại hình công ty hợp danh phải có ít nhất
5
hai thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của
,công ty (điểm a,b khoản 1 Điều 130 luật doanh nghiệp), điều này không phù hợp
với các quy định tại khoản 3 Điều 84 và khoản 3 Điều 93 luật dân sự 2005 theo đó
trong luật dân sự thì quy định pháp nhân là tổ chức có tài sản độc lập và tự chịu
trách nhiệm về tài sản đó và thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự
cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Như vậy ta
thấy giữa hai bộ luật đã có sự khác nhau về các quy định về tư cách pháp nhân của
công ty hợp danh. Nếu như pháp nhân trong luật dân sự là phải tự chịu trách nhiệm
về các hoạt động của mình trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp và các thành
viên của doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài
sản của công ty thì trong luật doanh nghiệp 2005 lại quy định tư cách pháp nhân
cho cho công ty hợp danh, loại hình công ty mà có ít nhất hai thành viên có trách
nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty. Như vậy là không thống
nhất.
c. Về loại hình công ty hợp danh và số lượng thành viên tối thiểu.
Điều 130 luật doanh nghiệp 2005 có quy định về thành viên tối thiểu của
công ty hợp danh theo đó công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh trở lên, ngoài thành viên hợp danh thì công ty hợp danh có thể có thành viên
góp vốn, tuy nhiên pháp luật lại không có quy định khác nhau giữa hai loại hình
công ty hợp danh. Điều này dẫn tới khó khăn trong việc hiểu thế nào là số lượng
tối thiểu của công ty đồng thời cũng gây khó khăn nhất định khi xem xét trường
hợp giải thể của công ty bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 157 luật doanh nghiệp
nếu trong trường hợp công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu thì công ty
sẽ phải giải thể, theo quy định này thì có thể hiểu là công ty hợp danh có thể bị giải
thể nếu không có đủ hai thành viên lợp danh trong thời hạn 6 tháng liên tục, còn
thành viên góp vốn thì có thể có hoặc không. Đối chiếu với pháp luật ở đa số các
6
nước có loại hình công ty hợp danh thì có quy định khác hẳn theo đó họ phân chia
rõ hai loại công ty hợp danh là công ty hợp danh thông tường (chỉ có thành viên
hợp danh trong công ty) và công ty hợp danh hữu hạn (có cả thành viên góp vốn và
thành viên hợp danh), sở dĩ như vậy vì hai loại công ty hợp danh này tuy cùng là
công ty đối nhân có những sự tương đồng nhất định nhưng cũng có không ít những
sự khác nhau do đó có những quy định không giống nhau. Như vậy chúng ta cần
có những quy định rõ hơn về số lượng thành viên tối thiểu ở mỗi loại bởi thành
viên góp vốn tuy không tham gia vào quản lí công ty những cũng góp phần tạo nên
công ty nhưng không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của họ đối với công ty hợp
danh. Một công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh khác so với công ty có cả
hai loại thành viên hợp danh và thành viên góp vốn vì thế việc không còn thành
viên góp vốn trong công ty hợp danh cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sự giải thể của
công ty.
d, Về quyền của thành viên góp vốn trong việc quyết định một số vấn đề cụ thể
công ty.
Cơ quan quản lí của công ty hợp danh là hội đồng thành viên bao gồm tất cả
các thành biên trong công ty, tuy nhiên về thực chất mọi quyền quản lí, điều hành
công ty đều nằm trong tay các thành viên hợp danh, tại khoản 1 Điều 140 luật
doanh nghiệp quy định, thành viên góp vỗn có quyền tham gia họp thảo luận và
biểu quyết tại hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi,
bổ sung các quyền và nghĩa vụ thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công
ty và các nội dung khác của điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ tuy nhiên luật doanh nghiệp lại không quy định cụ thể cách thức
tham gia họp, thỏa luận, biểu quyết của loại thành viên này cũng như số phiếu biểu
quyết theo tỷ lệ như thế nào trong khi đó tại khoản 3 Điều 135 luật doanh nghiệp
lại quy định một số vấn đề quan trọng của công ty phải được ít nhất 3/4 số thành
7
viên công ty chấp thuận, nếu điều lệ của công ty không có quy định khác. Ngoài ra
những vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều 135 luật doanh nghiệp 2005
được thông qua nếu ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Như vậy
thực chất việc quy định các vấn đề từ quan trọng tới không quan trọng, từ nhỏ tới
lớn của công ty hợp danh đều phụ thuộc vào sự quyết định của thành viên hợp
danh. Các thành viên góp vốn tuy được luật doanh nghiệp năm 2005 quy định có
quyền tham gia thảo luận, biểu quyết một số vấn đề của công ty có liên quan trực
tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ nhưng lại không được quy định cụ thể cách thức
tiến hành, thực hiện quyền hạn đó ra sao cũng như hiệu lực của quyết định đó như
thế nào.
Với các quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 như vậy thì vô hình chung
các quyền của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh của tồn tại một cách
hình thức và là hữu danh, vô thực.
e, Về hình thức huy động vốn của công ty hợp danh.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 130 thì công ty hợp danh không được phép phát
hành bất kì một loại chứng khoán nào, quy định như vậy là chưa hợp lí bởi lẽ mặc
dù với lợi thế là một công ty đối nhân (nơi mà yếu tố nhân thân được đề cao và sự
thay đổi thành viên rắt khó khăn), có cơ cấu đơn giản, quy mô kinh doanh thường
là nhỏ do đó dễ vay vốn ngân hàng và do đó các nhà làm luật cho rằng không cần
thiết phải phát hành các loại chứng khoán. Tuy nhiên trên thực tế chỉ nên cấm
công ty hợp danh phát hành cổ phiếu vì loại chứng khoán này chỉ có ở công ty cổ
phần và người mua cổ phần trở thành cổ đông còn không nên cấm phát hành trái
phiếu vì với trái phiếu người mua trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty mà không
trở thành thành viên của công ty vì vậy cho dù công ty hợp danh có được phát
hành trái phiếu vẫn không ảnh hưởng tới tính chất của công ty hợp danh (là hạn
8
chế tiếp nhận thành viên) do đó pháp luật cần có quy đinh cho công ty hợp danh
được phát hành trái phiếu, để đảm bảo tính hợp lý cũng như sự công băng cho công
ty hợp danh so với các loại hình công ty khác.
3. Các giải pháp hoàn thiện.
Thứ nhất: Với quy định về trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn. Như
đã phân tích những hạn chế ở phần một thì để đảm bảo sự nhất quán không mâu
thuẫn giữa các Điều luật trong cùng một văn bản pháp luật cần sửa đổi điểm c
khoản 1 Điều 130 theo hướng “thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã cam
kết góp vào công ty”. Việc quy định lại như vậy nhằm thống nhất với quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 140 và làm cho việc áp dụng các quy định được chính xác và
không mâu thuẫn với nhau.
Thứ hai: Với quy đinh về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh thì vấn giữ
nguyên các quy định của luật doanh nghiệp về tư cách pháp nhân của công ty hợp
danh đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân tại
khoản 3 Điều 93 bộ luật dân sự năm 2005 theo hướng mở theo đó “thành viên của
pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân đối với những nghịa vụ do
pháp nhân xác lập và thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định khác. Quy định như vậy một mặt vẫn đảm bảo nguyên tắc thành viên
pháp nhân không phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân vừa đảm bảo
quyền tự do thỏa thuận, tự do khế ước, và yêu cẩu riêng của pháp luật chuyện
ngành đông thời cũng tạo vị thế của công ty hợp danh và phù hợp với xu hướng lập
pháp bởi hiện nay đa số các quốc gia đều quy định công ty hợp danh là một pháp
nhân.
9
Thứ ba. Về loại hình công ty hợp danh và số lượng thành viên tối thiểu thì để
pháp luật được rõ ràng hơn, phù hợp hơn với quy định chung của thế giới về công
ty hợp danh đồng thời đa dạng hóa cách loại hình kinh doanh, pháp luật nê phân
chia rõ ràng ranh giới giữa hai loại hình công ty hợp danh bao gồm: một là công ty
chỉ có thành viên hợp danh (gọi là công ty hợp danh) trong trường hợp này, công ty
sẽ bị coi là không đủ số lượng thành viên tối thiểu khi không có tí nhất hai thành
viên hợp danh, hai là loại hình công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn (gọi là công ty hợp danh hữu hạn). Loại hình này sẽ phải giải thể bắt buộc
khi không còn đủ tối thiểu ba thành viên (trong đó hoặc là không đủ hai thành viên
hợp danh hoặc là không có thành viên góp vốn. Với việc phân chia rõ ràng như vậy
thì việc hiểu về số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh sẽ trở nên dễ
dàng hơn.
Thứ tư. Về quyền của thành viên góp vốn trong việc quyết định một số vấn đề
của công ty hợp danh.Với những quy định pháp luật về quyền của thành viên góp
vốn ta thấy quyền của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh chưa quy định cụ
thể và mang tính hình thức do đó pháp luật cần quy định rõ thể thức, cách thức, tỉ
lệ cụ thể số phiếu biểu quyết của các thành viên góp vốn khi tham gia thảo luận,
biểu quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền cảu mình.
Thứ năm. Về hình thức huy ộng vốn. Thì pháp luật cần sửa đổi bổ sung theo
hướng cho phép công ty hợp danh được phép phát hành trái phiếu để đảm bảo công
bằng cho loại hình công ty này so với cái loại hình doanh nghiệp khác cũng như
tạo tính hợp lí giữa quy định trong luật doanh nghiệp và luật chứng khoán và thị
trường chứng khoán cho phép một khi đã đủ các điều kiện theo quy định của pháp
luật thì sẽ được phép phát hành trái phiếu.
III. KẾT LUẬN.
10
Qua phân tích trên ta phần nào hiều hơn về công ty hợp danh, về những vấn
đề, những hạn chế mà pháp luật thực định quy định về loại hình công ty này, đồng
thời cũng giải thích được một phần lí do vì sao mà những người kinh doanh ít lựa
chọn loại hình doanh nghiệp này. Pháp luật nước ta cần có những thay đổi và quy
định lại cụ thể hơn đối với loại hình công ty này nhằm tạo một môi trườn pháp lí
thuận lợi để loại hình công ty này có cơ hội, điều kiện phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật doanh nghiệp năm 2005.
11
2. Trường đại học Luật Hà Nội. “Giáo trình Luật Thương Mại (tập 1)”.
nxb: Công An Nhân Dân.
Hà Nội - 2009.
3. Khoa Luật đại học Quốc Gia Hà Nội. “Giáo trình luật kinh tế (tập 1)”.
nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội – 2006.
4. Thạc sĩ: Hoàng Anh Tuyên. “Luật doanh nghiệp và 134 câu hỏi đáp”.
nxb: Lao động xã hội.
5. Luật gia: Nguyễn Thị Thu Vân “Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp
luật về công ty ở Việt Nam”.
nxb: Chính trị Quốc Gia.
6. So sánh luật doanh nghiệp năm 1999 và luật doanh nghiệp năm 2005.
12