Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Mồ mảvà trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.47 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………
1
B. NỘI DUNG……………………………………………………….
2
1. Một số vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại do xâm
2
phạm mồ mả……………………………………………………...
1.1.
Một số khái niệm……………………………………………
2
1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……………….
2
1.1.2. Khái niệm mồ mả……………………………………………...
2
1.1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả…………
3
1.2.
Tính chất đặc biệt của bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ
3
mả……………………………………………………………..
.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả……...
4
2.1.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
4
phạm mồ mả…………………………………………………..
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra……………………………………………..


4
2.1.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật…………………
5
2.1.3. Mối quan hệ nhân quả…………………………………………
7
2.1.4. Người gây thiệt hại có lỗi……………………………………...
9
2.2.
Xác định thiệt hại……………………………………………..
12
C. KẾT LUẬN………………………………………………………
14
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………
15

LỜI NÓI ĐẦU
Trong tình hình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc
mở rộng hạ tầng cơ sở theo hướng mở rộng những khu công nghiệp, hệ thống
giao thông, sân bay, bến cảng…là yếu tố tất yếu. Cùng với quá trình công
1


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc mở rộng các cơ sở sản xuất, kinh
doanh hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp các chủ thể đã xâm phạm đến mồ
mả của người khác. Những trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác
không còn là trường hợp cá biệt mà những năm gần đây đã xảy ra khá phổ
biến. Vấn đề xác định trách nhiệm pháp lý đặt ra khi có hành vi xâm phạm mồ
mả là vấn đề dần được quan tâm không chỉ dưới góc độ quy định của pháp
luật mà còn trong việc áp dụng pháp luật.
Để góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói
riêng, nâng cao hiệu quả trong thực tiễn áp dụng, em xin chọn đề tài: ‘‘Mồ mả
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả’’.

NỘI DUNG
1 . Một số vấn đề lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm mồ mả.

2


1.1.
1.1.1.

Khái niệm liên quan
Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý phát

sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi
gây thiệt hại cho khách thể mà pháp luật bảo vệ, theo đó người gây thiệt hại
sẽ phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra cho người khác.
1.1.2.

Khái niệm mồ mả
Khái niệm ‘‘mồ mả’’ là khái niệm ghép của hai khái niệm ‘‘mồ’’ và

‘‘mả’’. Có thể hiểu ‘‘mả’’ là nơi táng thi hài còn ‘‘mồ’’ là nơi táng hài cốt của
một người. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã không bóc tách hai khái niệm này mà
ghép chung thành khái niệm ‘‘mồ mả’’.
Mồ mả và thi thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng không thể

đồng nhất hai khái niệm này. Mồ mả là vật chứa đựng thi thể, hài cốt. Ngược
lại, một vật chất chỉ được coi là mồ mả khi nó chứa đựng thi thể, hài cốt.
Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định một cách cụ thể và phân biệt
khái niệm mồ mả với hài cốt. Nhưng chúng ta có thể hiểu sự phân biệt này đã
được pháp luật quy định tại Điều 246 Bộ luật Hình sự về ‘‘Tội xâm phạm thi
thể, mồ mả, hài cốt’’ khi phân biệt ba cụm từ ‘‘thi thể’’, ‘‘hài cốt’’, ‘‘mồ
mả’’.
Theo khái niệm chung, mồ mả là nơi chôn cất người chết. Việc chôn
cất được thực hiện theo phong tục tập quán. Mỗi địa phương có cách thức xây
mồ mả, hoặc cất giữ hài cốt của người chết khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu về khái niệm mồ mả như sau: ‘‘Mồ mả là dạng
vật chất được sử dụng với mục đích chôn cất thi thể, hài cốt của người chết’’.
1.1.3.

Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

3


Qua việc phân tích khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
khái niệm mồ mả, có thể thấy hành vi trái pháp luật của các chủ thể phải nhất
định xâm phạm tới nơi chôn cất thi hài, xương cốt của người chết sẽ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giả sử có hành vi vi phạm các
cam kết, thỏa thuận liên quan đến xây cất, trùng tu mồ mả giữa một chủ thể
nhất định đối với những người có quyền đối với mồ mả thì đây là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là
hành vi thể hiện dưới dạng hành động và có lỗi của người xâm phạm.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một

loại trách nhiệm pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm
tới mồ mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
1.2.

Tính chất đặc biệt của bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một chế định dân sự đặc

biệt, đây không chỉ là nghĩa vụ dân sự thông thường chứa đựng các quy phạm
pháp luật mà còn ẩn chứa ‘‘quy phạm đạo đức’’. Bởi khách thể trong quan hệ
bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả không chỉ là vật chất thông thường
mà còn chứa đựng các yếu tố đạo đức.
Mồ mả là một loại tài sản đặc biệt vừa chứa đựng lợi ích vật chất (các
chi phí vật chất nhất định để xây dựng mồ mả đó), vừa chứa đựng các yếu tố
về mặt tâm linh, tinh thần.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là việc yêu cầu chủ thể xâm
phạm mồ mả phải thực hiện nghĩa vụ bằng một khoản tiền nhất định. Như
vậy, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách nhiệm liên
quan đến sự dịch chuyển tài sản từ bên gây thiệt hại sang bên bị thiệt hại.
4


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm

2.
2.1.

mồ mả
Xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng là việc làm

cần thiết để xây dựng trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ
do pháp luật quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể các
điều kiện làm phát sinh trách nhiệm. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa trên cơ
sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập tại Điều 307 và
Điều 604 Bộ Luật dân sự năm 2005. Theo đó thì có 4 căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng, đó là các căn cứ sau:
-

Có thiệt hại xảy ra;
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
Có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Những điều kiện này phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng,

thống nhất và đầy đủ.
2.1.1.

Có thiệt hại xảy ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm thì thiệt

hại cũng là yếu tố đầu tiên được xác định, điều này được thể hiện rõ tại Điều
629 Bộ Luật dân sự năm 2005: ‘‘Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt
hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại’’. Thiệt hại do hành
vi xâm phạm mồ mả gồm những thiệt hại như:



Thiệt hại do mồ mả bị sạt lún.

Thiệt hại do mồ mả bị san lấp.

5




Thiệt hại do một phần mồ mả bị xâm phạm như hỏng bia ghi tên người
chết, gây nhầm lẫn cho người thân thích của người chết…
Như vậy, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là

những tổn thất vật chất thực tế tính được thành tiền do việc xâm phạm đến mồ
mả, đấy là yếu tố quan trọng cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do mồ mả xâm phạm.
2.1.2.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể

hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp
luật.
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một
quyền tuyệt đối của công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những
quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm
phạm” đến các quyền tuyệt đối đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ Luật dân sự năm
2005 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Việc “xâm phạm” mà
gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự,
kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi
phạm những quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư.
Hành vi gây thiệt hại về mồ mả thể hiện dưới dạng hành động:

-

Xâm phạm trực tiếp đến mồ mả: di chuyển vị trí mồ mả mà không được sự
đồng ý của thân nhân người chết; đào bới mồ mả, khai quật mồ mả trái ý chí

-

của người thân thích của người chết và không đúng quy định của pháp luật.
- Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất phế thải, uế tạp lên ngôi mộ.
Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết: san lấp mồ mả
của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ khiến không thể xác định được
vị trí ngôi mộ đó, thay đổi tấm bia ghi tên người chết…

6


-

Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc
xung quanh ngôi mộ.
Ở nước ta còn tồn tại thực trạng tín ngưỡng, tư tưởng duy tâm của
nhiều người trong việc lựa chon vị trí mai táng người chết. Vị trí mai táng
người chết được lựa chọn rất cẩn trọng nhưng thiếu cơ sở khoa học. Do cố ý
lựa chọn phần đất theo “hướng tốt” nên nhiều trường hợp đã có hành vi chiếm
đoạt vị trí có mồ mả và diện tích đất sử dụng để chôn cất người thân của
mình.
Cấu trúc vật chất được xây dựng xung quanh ngôi mộ với mục đích bảo
vệ ngôi mộ tránh bị biến dạng được xem là phần không tách rời của ngôi mộ.
Đặc biệt những ngôi mộ được xây dựng trên đồi núi, việc xâm phạm tới tường
rào xung quang ngôi mộ là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại tới mồ

mả.
Những hành vi sau không bị coi là xâm phạm mồ mả và không phải bồi
thường: những hành vi của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền, như: khai quật mộ để khám nghiệm tử thi, di dời
ngôi mộ theo quyết định khi thân nhân người chết không chịu di dời, đưa mộ
liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ…
Ngoài ra, khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả, cần phải phân biệt
với những hành vi không bị coi là xâm phạm mồ mả như hành vi bịa đặt
những tin tức thất thiện gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả, tạo ra
những dư luận không có lợi hoặc làm giảm uy tín, danh dự của người có mồ
mả; bịa đặt những giai thoại xung quanh ngôi mộ… Những hành vi đã nêu
cũng thuộc trách nhiệm dân sự, nhưng không thuộc trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
2.1.3.

Mối quan hệ nhân quả

7


Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược
lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Điều này được quy
định tại Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2005 dưới dạng: “Người nào … xâm
phạm … mà gây thiệt hại … thì phải bồi thường”. Ở đây chúng ta có thể thấy
hành vi đó. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó, cần
phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận
trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính
xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm

phạm mồ mả và thiệt hại xảy ra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-

Nguyên nhân và kết quả mang tính khách quan, quan hệ nhân quả nằm trong
bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các sự
vật tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định
không phụ thuộc vào ý chí của con người. Vì thế khi xem xét mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra phải đảm bảo tính
khách quan, phải đặt trong mối liên hệ tất nhiên, nội tại của các hiện tượng

-

chứ không được xác định quan hệ theo lối nhận xét chủ quan.
Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định
gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên
nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Như vậy, không thể nói thiệt
hại về mồ mả là không có nguyên nhân gây ra, nguyên nhân này cũng có thể

-

do yếu tố thiên nhiên hoặc hành vi của con người.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nên nguyên nhân là cái có trước kết quả,
được sinh ra trước kết quả. Về nguyên tắc, nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra
trước kết quả trong khoảng thời gian xác định và phải là nguyên nhân trực
tiếp hoặc nguyên nhân có ý nghĩa quyết định với thiệt hại xảy ra. Hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân phát sinh thiệt hại, do đó luôn luôn phải xuất hiện
trước thiệt hại về mặt thời gian, nếu không thỏa mãn điều kiện này thì chúng
8



ta có thể loại trừ ngay được khả năng tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi
-

trái pháp luật và thiệt hại xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra.
Cần phân biệt nguyên nhân và điều kiện, bởi điều kiện không sinh ra kết quả,
nhưng nó cùng xuất hiện với nguyên nhân. Việc xác định sai lầm hành vi nào
là nguyên nhân và hiện tượng nào là điều kiện sẽ dẫn đến việc xác định không
đúng chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Nguyên nhân giữ vai trò có tính chất quyết định trong việc phát sinh ra kết
quả, còn điều kiện là sự xác tác để kết quả xảy ra. Trong mối quan hệ nhân
quả, nguyên nhân là yếu tố quyết định còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn

-

đến kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào những
điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một nguyên nhân có thể gay ra nhiều kết
quả khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, ví dụ: A có thể dùng gậy phá
mồ mả của B, nếu mồ mả của B mới xây kiên cố bằng bê tông, A chỉ đánh
hỏng được một phần nhỏ của ngôi mộ, nhưng nếu ngôi mộ B đã xây từ lâu,
không còn kiên cố thì có thể sẽ bị A hủy hoại…; và một kết quả cũng có thể
do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: thiệt hại về mồ mả có thể do nhiều

-

nguyên nhân khác nhau như: bão, lũ, động đất, do tác động của con người…
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có
vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy, trong khi xem xét
nguyên nhân gây ra thiệt hại về mồ mả, ta cần phải phân loại các nguyên
nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu với nguyên nhân thứ

yếu dẫn đến việc phát sinh thiệt hại. Các nguyên nhân này không tồn tại một
cách độc lập mà kết hợp với nhau làm phát sinh hậu quả. Nếu thiếu một trong
các nguyên nhân đó thì thiệt hại không xảy ra.
Xét về mặt lí luận cũng như thực tiễn thì trong mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì hành vi trái pháp luật giữ vai
trò là nhân tố quyết định llàm phát sinh thiệt hại. Khi xem xét mối quan hệ
nhân quả và hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra để xác minh trách nhiệm
9


bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, chúng ta cần phải đảm bảo được
tính khách quan vốn có quy luật của sự việc, hiện tượng chứ không thể căn cứ
vào sự ngẫu nhiên nào đó.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm mồ
mả và thiệt hại xảy ra là mối quan hệ tất nhiên, tuân theo quy luật khách quan,
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Việc phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện có liên quan một cách thận
trọng, khách quan và toàn diện có thể kết luận chính xác về nguyên nhân, từ
đó xác định đúng kết quả buộc người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường.
Làm tốt được điều này sẽ giúp cho những người làm công tác xét xử có thể
đưa ra kết luận chính xác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại tới mồ mả.
2.1.4.

Người gây thiệt hại có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã

hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới
dạng hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, pháp nhân và tổ

chức bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của họ trong
khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử
sự gây thiệt hại cho xã hội hoặc xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội. Trong
trường hợp này, chủ thể có đủ điều kiện về mặt lý trí và ý chí để lựa chọn
quyết định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã hội, thay vì thực hiện hành
vi không gây thiệt hại. Như vậy, lỗi chỉ đặt ra khi chủ thể có khả năng xử sự
phù hợp với xã hội nhưng chủ thể đã không lựa chọn khả năng này mà lựa
chọn việc thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.

10


Theo quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005 thì: “ Người nào do lỗi
cố ý hoặc vô ý … mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Cặn cứ vào hình thức
lỗi, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Khoản 2 Điều 308 BLDS năm
2005 quy định: “ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một số người nhận thức rõ
được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và
mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước được hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt
hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại,
nhưng cho rằng thiệt hại không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”
Lỗi vô ý gồm hai loại là vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin:
-

Lỗi vô ý vì cẩu thả là trong trường hợp người gây thiệt hại đã gây ra thiệt hại
cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được hành vi của mình có
thể gây thiệt hại, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
Ví dụ, gia đình anh A chuẩn bị sang cát cho bố là ông B. Bên cạnh mộ
của ông B còn có nhiều ngôi mộ chưa được sang cát. Gia đình anh A bốc mộ

cho ông B lúc 1h sáng. Do trời tối không nhìn rõ nên A đã không đào mộ bố
mình mà đào mộ của ông C được chôn bên cạnh.

-

Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người có các hành vi vi phạm pháp luật
tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng cho rằng
hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và
đã gây ra thiệt hại đó. Về lý trí, người gây thiệt hại nhận thức được hành vi
của mình có thể gây thiệt hại cho xã hội, thể hiện ở chỗ có thể thấy trước hậu
quả có thể xảy ra. Người gây thiệt hại có thể cân nhắc đến việc hậu quả đó
xảy ra hay không và đã lựa chọn tin rằng sẽ không gây thiệt hại. Về ý chí,
người gây thiệt hại không mong muốn thiệt hại xảy ra, thể hiện ở chỗ người
đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.
11


Ví dụ, Công ty A tập kết vật liệu xây dựng gần nghĩa trang. Khu đổ vật
liệu xây dựng và nghĩa trang cách nhau bức tường. Do đổ với khối lượng lớn
và bức tường xây lâu ngày đã bị yếu nên đã làm đổ bức tường, làm vật liệu
xây dựng tràn sang nghĩa trang, gây thiệt hại cho những ngôi mộ xung quanh
đó. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại có thể thấy trước được hậu quả
gây thiệt hại cho nghĩa trang khi đổ quá nhiều vật liệu xây dựng, nhưng đồng
thời lại cho rằng thiệt hại không xảy ra và mong muốn thiệt hại không xảy ra.
Lỗi là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, đồng thời là căn cứ
xác định trách nhiệm và mức bồi thường trong bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Tuy nhiên,
một số trường hợp không cần phải xác định yếu tố lỗi như:
-


Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623);
Thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624);
Thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Bốn yếu tố cơ bản mang tính điều kiện: thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi

gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây
thiệt hại và hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và
hành vi trái pháp luật và lỗi của người gây thiệt hại là bốn yếu tố để xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng. Các yếu tố này có mối quan
hệ biện chứng, qua lại khăng khít với nhau. Ngoài những trường hợp pháp
luật quy định, bất cứ quyết định nào nhằm xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cũng có đầy đủ bốn yếu tố trênn. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố trên
thì việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa được xem xét một
cách khách quan, toàn diện.
2.2.

Xác định thiệt hại

12


Thiệt hại là điều kiện tiên quyết để phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả nói riêng. Việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra là điều kiện để
có thể thực hiện nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại một cách đầy đủ và
chính xác.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, Điều 629
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây
thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do

xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”.
Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là phần thiệt
hại về tài sản liên quan đến những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của
người bị xâm phạm xác định dựa trên những thiệt hại thực tế. Những loại thiệt
hại này có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại do mồ mả
bị xâm phạm gồm những khoản sau:

-

Chi phí mua vật liệu xây dựng.
Chi phí thuê người sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt

-

hại gây ra.
Chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại: người bị thiệt hại đã phải

-

bỏ ra chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, ví dụ: xây tường rào để tránh
-

sạt lún,…
Ngoài những chi phí hợp lý trên, người gây thiệt hại còn phải bồi thường chi
phí gián tiếp do việc xâm phạm mồ mả của mình trong trường hợp mồ mả bị
hư hỏng, không thể sử dụng đúng mục đích. Đó là những chi phí để bảo quản
thi thể, hài cốt, chi phí đó có thể là thuê địa điểm trong nhà xác để bảo quản,
chi phí thuê người vận chuyển thi thể, hài cốt…
Bồi thường thiệt hại về mồ mả cũng theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu

bồi thường bấy nhiêu. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây
13


thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản cần
lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm
để buộc người gay thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Khi xác định thiệt hại chúng ta cần lưu ý mỗi địa phương có phong tục
tập quán khác nhau, cách thức xây mồ mả hoặc cất giữ hài cốt của người chết
khác nhau nên chi phí cũng khác nhau. Vì vậy, khi có hành vi xâm phạm mồ
mả, việc xác định thiệt hại cần tính đến các yếu tố tập quán của từng địa
phương.
Mặc dù trong thực tế, có thể thấy hành vi xâm phạm mồ mả có thể gây
ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những nguời thân thích của người chết,
nhưng theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ
đặt ra với những thiệt hại về vật chất.

KẾT LUẬN
Chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả ra đời đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc xác định trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân;
chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác.
Việc giải quyết triệt để những tranh chấp do xâm phạm mồ mả không
những bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có mồ mả mà còn đảm bảo
công bằng xã hội trên nguyên tắc gây thiệt hại thì phải bồi thường và góp
phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi trái pháp luật đối với các hành
vi xâm phạm mồ mả nói riêng và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật nói
chung.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, trường Đại học Luật Hà Nội,

2.

Nxb Công an nhân dân, 2006.
Giáo trình luật dân sự Việt Nam, TS Lê Đình Nghị chủ biên, Nxb Giáo

3.
4.

dục Việt Nam, 2009.
Bộ luật dân sự năm 2005.
TS Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm, Tạp

5.

chí Luật học số 5 năm 2009.
TS Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,

6.

sức khỏe và tính mạng, Nxb. Hà Nội, 2009.
Nguyễn Thị Hồng Nhung (năm 2011), Bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả, khóa luận tốt nghiệp.

15




×