Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bình luận những quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.28 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
A- LỜI MỞ ĐẦU
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - Những vấn đề cơ bản của công ty hợp danh.
II- Những vấn đề cơ bản của công ty hợp danh theo LDN 2005.
1.Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh
2.Thành viên công ty hợp danh
2.1. Thành viên hợp danh.
2.2 . Thành viên góp vốn.
3.Các vấn đề về vốn trong công ty hợp danh.
3.1.

Về việc góp vốn vào công ty.

3.2.

Về chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác

3.3.

Về việc huy động vốn.

4.Tư cách pháp lí của công ty hợp danh.
5.Cơ cấu tổ chức, quản lí điều hành trong công ty hợp danh.
III - Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện về pháp luật điều chỉnh
công ty hợp danh.
1.Những bất cập về pháp luật điều chỉnh công ty hợp danh.
2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về pháp luật điều chỉnh công ty hợp
danh.
C- KẾT LUẬN
D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.



1


A- LỜI MỞ ĐẦU.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có
một khung pháp lí hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò
quan trọng. Luật doanh nghiệp 2005 ra đời thay thế Luật doanh nghiệp 1999,
đã quy định một cách rõ ràng, phù hợp, hoàn thiện hơn về các loại hình
doanh nghiệp ở nước ta. Luật đã bổ sung và cơ cấu lại các quy định về
doanh nghiệp ở nhiều mặt, từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như thành viên doanh nghiệp, đặt cơ
sở cho một định hướng phát triển thống nhất, đồng bộ.
Công ty hợp danh là mô hình tốt cho đường lối phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong nền kinh tế nhiều thành phần còn non trẻ của nước ta. Việc
phát triển, hoàn thiện một khuôn khỏ pháp lí tối ưu cho mô hình ấy không
chỉ là vấn đề lí luận mà còn có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Để tìm
hiểu những quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh từ đó
đóng góp thêm một số ý kiến để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh công ty hợp
danh, em xin chọn đề tài “ Bình luận những quy định của Luật doanh
nghiệp 2005 về công ty hợp danh”.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - Những vấn đề cơ bản của công ty hợp danh.
Công ty ra đời là một hiện tượng kinh tế quan trọng, nó là sự khởi đầu
cho việc liên kết hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thương mại. Cũng
giống như các hiện tượng kinh tế khác không phải nảy sinh trong bất kì hoàn
cảnh nào, công ty chỉ ra đời tồn tại trong những điều kiện lịch sử và xã hội
nhất định. Công ty hợp danh là một dạng của công ty đối nhân, mang bản
chất đối nhân được hthể hiện tuyệt đối hay tương đối là phụ thuộc vào quan
điểm công ty của từng quốc gia.Tuy nhiên, ở bất cứ quốc gia nào, một khi

nền kinh tế đã phát triển đến một treình độ nhất định thì công ty hợp danh
2


như là loại hình công ty ra đời đầu tiên, đáp ứng những nhu cầu liên kết của
các nhà kinh doanh.
Ở đa số các nước trên thế giói, công ty hợp danh được ghi nhận là một loại
hình đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên( đều
là cá nhân và thương nhân)cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một
hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của
công ty. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản,
công ty hợp danh trên thế giới chia thành hai loại. Loại thứ nhất là những
công ty chỉ bao gồm một loại thành viên là thành viên hợp danh (công ty
hợp danh thông thường). Loại thứ hai là những công ty bao gồm hai loại
thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn(công ty hợp danh
hữu hạn).
II- Những vấn đề cơ bản của công ty hợp danh theo LDN 2005.
1.Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh
Theo Điều 130 LDN 2005, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó
: phỉa có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), ngoài các thành viên
hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Như vậy, bản chất của loaih hình
công ty hợp danh trong LDN Việt Nam không giống với công ty hợp danh ở
một số nước khác. LDN Việt Nam quy định hình thức công ty với tên gọi
hợp danh nhưng lại bao gồm hai loại, một có thể coi là công ty hợp danh
thông thường, một loại thể hiện bản chất hợp danh hữu hạn.
Cũng theo Điều 130, công ty hợp danh có các đặc điểm pháp lí sau:
* Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng kinh
doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp
danh có th có thành viên góp vốn.


3


* Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình về các nghĩa vụ công ty
* Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vônd đã góp vào công ty
* Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày dược cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh
* Công ty hợp danh không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào.
2.Thành viên công ty hợp danh
LDN 2005 quy định công ty hợp danh bao gồm 2 loại thành viên: thành
viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì thế tìm hiểu quy chế thành vien
trong công ty hợp danh tức là phân tích 2 loại thành viên này cùng những
quyền và nghĩa vụ pháp lí cơ bản của nó.
2.2. Thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản trong công ty hợp danh, là
điều kiện cần thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Điểm b
khoản 1 Điều 130 LDN 2005 quy định “ Thành viên hợp danh phải là cá
nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty”. Theo đó thành viên hợp danh trong công ty hợp danh ở Việt Nam
chỉ có thể là cá nhân, pháp luật không cho phép một pháp nhân, một tổ chức
trở thành thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh chịu chế độ trách
nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ
và khoản nợ của công ty, chủ nợ có thể yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh
nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Với một chế độ
trách nhiệm vô hạn như vậy, LDN đồng thời trao cho họ những quyền hạn
chủ yếu trong việc điều hành và quản lí công ty. Nói cách khác, thành viên
hợp danh giữ vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công

ty hợp danh về cả mặt pháp lí lẫn thực tế. Điều 134 LDN 2005 đã quy định
4


về những quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh. Cụ thể,
thành viên hợp danh có quyền từ việc điều hành, quản lí công ty, sử dụng tài
sản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh đến những việc nội bộ khác
của công ty…Bên cạnh đó thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ quản lí
công ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu trách nhiệm vô hạn
đối với mọi khoản nợ của công ty…Thành viên hợp danh phải chịu trách
nhiệm về các hoạt động của công ty kể từ khi đăng kí vào danh sách thành
viên công ty, bất kể thành viên đó có trực tiếp tham gia vào các hoạt động
phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ trường hợp thành viên đó và các
thành viên còn lại có thoả thuận khác ( Khoản 3 Điều 139). Ngay cả khi đã
chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty thì trong thời hạn 2 năm
thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt
tư cách thành viên ( Khoản 5 Điều 138).
Xuất phát từ việc thành viên hợp danh nắm giữ vai trò quan trongj trong việc
thành lập và quản lí công ty mà điều kiện để trở thành thành viên hợp danh
cũng chính là điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 13 LDN 2005.
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của
thành viên hợp danh mà LDN 2005 đã có 1 số quy định hạn chế đối với
quyền của thành viên hợp danh, đó là “ Điều 133. Hạn chế đối với quyền
của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự
nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân
danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của

công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
5


3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Việc pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh bởi thành viên hợp
danh giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của công ty, hơn
nữa tính đối nhân luôn gắn liền với loại thành viên này, do đó việc cho phép
thành viên hợp danh được tự do chuyển nhượng vốn cũng như tự do trong
hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng lớn đến sựu phát triển của công ty, đến
trật tự của môi trường kinh doanh nói chung và làm méo mó bản chất đối
nhân cơ bản của công ty hợp danh.
Về việc chấm dứt tư cách thành viên của thành viên hợp danh, khoản 1 Điều
138 LDN quy định tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường
hợp:
* Tự nguyện rút vốnkhỏi công ty: Việc cho phép các thành viên hợp danh
được quyền rút vốn khỏi công ty đã tao nên một cơ chế thong tháng, linh
hoạt cho các thành viên đó có quyền tạm ngừng kinh doanh vì hoàn cảnh cá
nhân hoặc chuyển hướng sang mô hình kinh doanh khác có lợi hơn. Nhưng
việc rút vốn kéo theo việc thay đổi nhân sự, cơ cấu quản lí điều hành công
ty. Bởi vậy LDN cho phép các thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty
đồng thời có những quy định rang buộc với những thành viên rút vốn này,
cụ thể trong khoản 2 Điều 138 LDN “ thành viên hợp danh chỉ được rút vốn
khỏi công ty nếu được hội đồng thành vên chấp thuận”. Và đương nhiên khi
rút vốn khỏi công ty các nhân đó không còn là thành viên hợp danh nữa.
* Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết: Trường hợp này người thừa kế của
thành viên đó được hưởng giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ phần nợ
thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Và người thừa kế chỉ được trở thành


6


thành viên hợp danh của công ty nếu được hội đồng thành viên chấp thuận
( Điểm h khoản 1 Điều 134)
* Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất
năng lực hành vi dân sự: Thành viên hợp danh đóng vai trò hết sức quan
trọng trong mọi hoạt động của công ty, điều đó đòi hỏi thành viên hợp danh
là người có năng lực, do đó việc vắng mặt cũng như việc thành viên này bị
hạn chế hoặc mất NLHVDS sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty,
vậy nên tư cách thành viên người đó phải chấm dứt. Trong trường hợp này,
phần vốn góp của người đó được hoàn toàn trả công bằng và thỏa đáng
( Khoản 4 Điều 18)
* Bị khai trừ khỏi công ty:Khoản 3 Diều 138 đã quy định những trường hợp
thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty.
* Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2.2 . Thành viên góp vốn.
Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không nhất thiết phải là
cá nhân , các tổ chức, pháp nhân cũng có thể trở thành thành viên góp vốn
trong công ty, trừ các rường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13. Về chế đọ
trách nhiệm, thành viên góp vốn chỉ chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty. Họ hưởng lợi nhuận dựa trên
phần vốn góp và chỉ chịu rủi ro trong phần vốn góp của mình. Pháp luật
cũng trao cho loại thành viên này những quyền hạn nhất định được quy định
tại khoản 1 Điều 140. Nhưng pháp luật quy định thành viên góp vốn không
có quyền quản lí điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, không
được nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh. Việc thành viên
góp vốn không có quyền điều hành công ty mà các quyền hành đó đều do
các thành viên hợp danh nắm giữ, điều này xuất phát từ sự phân công rõ

rang về trách nhiệm của các thành viên: thành viên hợp danh phải chịu trách
7


nhiệm vô hạn và đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ của công ty, mọi hoạt
động kinh doanh của công ty, rủi ro, nguy cơ mà công ty có thể gặp phải đều
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và quyền lợi của họ. Khi công ty làm ăn
thua lỗ, nếu tài sản công ty không đủ để trang trải nợ nần thì chính các thành
viên hợp danh phải liên kết với nhau dể trả nợ cho công ty. Do đó, để đảm
bảo cho sự an toàn của mình, quyền lợi cho bản thân cũng như cho công ty,
các thành viên hợp danh phải được nắm quyền điều hành và quản lí công ty.
Họ sẽ có trách nhiệm hơn và cẩn thận trong việc kinh doanh của công ty.
Đối với thành viên góp vốn, họ tham gia vào công ty hợp danh là khá an
toàn bởi họ được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Với tinh thần thoải
mái, được thì hưởng lợi, mất thì mất vốn,không ảnh hưởng nhiều đến cuộc
sống của mình nên thành viên góp vốn khó có thể điều hành và quản lí công
ty một cách có trách nhiệm và cẩn trọng như loại thành viên hợp danh được.
Do vậy, pháp luật không trao cho họ quyền điều hành và quản lí công ty.
3.Các vấn đề về vốn trong công ty hợp danh.
3.1.

Về việc góp vốn vào công ty.
Theo khoản 4 Điều 4 LDN 2005 thì “ Góp vốn là việc đưa tài sản vào

công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty”.
Trong công ty hợp danh, thành viên góp vốn là biểu hiện của tính đối vốn,
khi sự xuất hiện của họ sẽ làm cho công ty hợp danh không còn mang bản
chất đối nhân tuyệt đối và cũng như các thành viên trong công ty đối vốn,
phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh cũng được thể
hiện dưới dạng vật chất. Nhưng sự khác biệt chính là ở loại thành viên hợp

danh vì nó chính là sự biểu hiện cơ bản của tinh đối nhân trong công ty hợp
danh, nên vấn đề nhân thân luôn được gắn liền với loại thành viên này. Tài
sản góp vốn của thành viên hợp danh có thể mang tính phi vạt chất, gắn liền
với nhân thân của họ như kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh…Điều đó tạo
8


nên một cơ cấu vốn đa dạng trong công ty hợp danh. Phần vốn góp của
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được chuyển quyền sở hữu cho
công ty và ghi vào điều lệ công ty, đó chính là vốn điều lệ của công ty hợp
danh. Ngoài vốn điều lệ thì công ty hợp danh còn có các loại tài sản khác, đó
là: tài sản tạo lập được mang tên công ty, tài sản thu được từ hoạt động kinh
doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các
hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã dăng kí của công ty do
các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện và các tài sản khác
theo uy định của pháp luật ( Điều 132). Thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Tại thời điểm góp đủ
vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần góp vốn.
3.2.

Về chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.

Đối với thành viên hợp danh, phần vốn góp của họ thường gắn liền với nhân
thân, do đó việc chuyển nhượng vốn là điều xem ra khó có thể thực hiện
được, bởi khi thnhf viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp đó cho
người ngoài công ty, nghĩa là công ty sẽ phaỉ tiếp nhận thêm thành viên hợp
danh mới mà có thể người đó hoàn toàn không hề quen biết, điều đó ảnh
hưởng đến bản chất đối nhân của công ty hợp danh là yếu tố nhân thân luôn
được các thành viên quan tâm hang đầu. Do đó LDN 2005 đã quy định rất
hạn chế việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh cho

người khác. Điều đó chỉ được thực hiện nếu có sự chấp nhận của các thành
viên hợp danh còn lại ( Khoản 3 Điều 133). Còn đối với thành viên góp vốn,
bởi tính chất đối vốn của nó nên việc chuyển nhượng phần góp vốn của
thành viên này cho người khác là khá tự do và dễ dàng.
3.3.

Về việc huy động vốn.

Khoản 3 Điều 130 quy định “ Công ty hợp danh không được quyền phát
hành bất kì loại chứng khoán nào”. Việc LDN quy định như vậy là hạn chế
9


rất lớn khả năng huy động vốn của công ty hợp danh. Nhưng xét về bản chất
đối nhân của công ty hợp danh thì điều này trở nên hợp lí vì như đã phân
tích, trong công ty hợp danh thì yếu tố nhân thân luôn được dặt lên hang
đầu, việc thay đổi thành viên hợp danh là hết sức khó khăn và phức tạp, nếu
cho phép công ty hợp danh phát hành chứng khoán đồng nghĩa với việc sẽ
có người ngoài mua và đương nhiên họ trở thành thành viên hợp danh của
công ty mặc dù không có mối quan hệ nhân thân nào cả, điều đó sẽ ảnh
hưởng tới tính đối nhân của công ty hợp danh. Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa là công ty hợp danh không có khả năng huy đọng vốn, công
ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành
viên trong công ty hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới, kêu goi các nhà đầu
tư góp vốn và trở thành thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và
theo Điều lệ công ty.
4.Tư cách pháp lí của công ty hợp danh.
Khoản 2 Điều 130 quy định “ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kì kinh doanh”. Việc LDN 2005 công
nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là một điểm mới khá biệt so

với LDN 1999. LDN 1999 không quy định công ty hợp danh có tư cách
pháp nhân. Việc LDN 2005 công nhận công ty hợp danh có tư cách pháp
nhân nhằm tạo điều kiện bình đẳng cho công ty khi tham gia vào môi
trường kinh doanh cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác, cũng như
tạo sự công bằng cho công ty hợp danh khi mà cùng được LDN điều chỉnh
và ghi nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp như công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn. Việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
không mâu thuẫn gì với quy định về pháp nhân trong BDS 2005. Theo Điều
84 BLDS 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản
10


độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách đặc biệt. Đối chiếu
với các điều kiện trên, ta thấy công ty hợp danh đáp ứng các điều kiện là
thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia
các hoạt động kinh doanh một cách độc lập. Còn điều kiện có tài sản độc lập
với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình gây
nhiều tranh cãi. Vậy vấn đề này được lập luận như thế nào? Xét về vấn đề tài
sản của công ty hợp danh: tài sản góp vốn của các thành viên được chuyển
quyền sở hữu trở thành tài sản của công ty, tài sản được tạo lập trong hoạt
động kinh doanh cũng là tài sản của công ty. Như vậy, tuy có ít nhất 2 thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty nhưng
công ty hợp danh vẫn có khối tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác, tức
là vẫn thỏa mãn các dấu hiệu của pháp nhân trong BLDS 2005. Rõ rang
công ty hợp danh cũng có tài sản, quốc tịch, trụ sở, sản nghiệp, ý chí, trách
nhiệm, còn các thành viên của no xét về mặt pháp lí là những người bảo lãnh
liên đới cho các hoạt động của công ty, hoàn toàn có sự tách bạch tài sản của
công ty và của các thành viên, vì vậy, việc LDN 2005 trao tư cách pháp

nhân cho công ty hợp danh là hợp lí.
5.Cơ cấu tổ chức, quản lí điều hành trong công ty hợp danh.
Do công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân nên việc tổ chức
nội bộ và quản lí trong công ty hợp danh mang nhiều nét khác biệt và đặc
trưng so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Cơ quan quản lí cao nhất trong công ty hợp danh là Hội đồng thành viên.
LDN 2005 đã có nhiều tiến bộ khi quy định hội đồng thành viên trong công
ty hợp danh bao gồm tất cả các thành viên( Khoản 1 Điều 135) tức là cả
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Nhưng xét về bản chất, hội
đồng thành viên( HĐTV) trong công ty hợp danh không giống với HĐTV
11


trong công tyTNHH, vì các thành viên của HĐTV trong công ty TNHH đều
có quyền tham gia biểu quyết, thảo luận các vấn đề quan trọng của công ty,
còn với công ty hợp danh, trong HĐTV chỉ có thành viên hợp danh mới có
quyền quyết định các vấn đề lớn của công ty, còn thành viên góp vốn tuy
được tham gia vào HĐTV nhưng không có quyền quản lí điều hành công ty,
không được tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của công
ty mà chỉ được tham gia vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ. Như vậy, có thể thấy pháp luật cho phép thành viên góp
vốn được tham gia vào HĐTV của công ty hợp danh nhưng thực chất họ lại
không có thực quyền- không có quyền quản lí.
HĐTV bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch đồng thời kiêm giám đốc
hoặc tổng giám đốc ( nếu điều lệ công ty không có quy định khác). Vai trò
của người đứng đầu trong công ty hợp danh cũng có sựu khác biệt về vị trí
so với người đứng đầu trong công ty cổ phần hay công ty TNHH. Chủ tịch
HĐTV, giám đốc, tổng giám đốc của công ty hợp danh chỉ có quyền điều
phối các hoạt động kinh doanh của công ty nhưng không được tự quyết định
mà phải trên cơ sở sự vạch sẵn, thỏa thuận và nhất trí của tất cả các thành

viên hợp danh. Nói cách khác, người nắm giữ các chức vụ quản lí trong
công ty hợp danh đơn giản cũng chỉ là một thành viên hợp danh với những
quyền và nghĩa vụ như bao thành viên hợp danh khác.
Việc tiến hành họp HĐTV do chủ tịch HĐTV triệu tập hoặc do yêu cầu của
thành viên hợp danh. Trong trường hợp chủ tịch HĐTV không triệu tạp họp
theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó có quyền triệu tập
họp hội đồng. Cuộc họp HĐTV phải được ghi vào sổ biên bản của công ty.
HĐTV có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty.
Nếu điều lệ công ty không quy định thì khi quyết định những vấn đề quan
trọng của công ty phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp
12


thuận( khoản 3 ĐIều 135). Còn khi quyết định những vấn đề khác không
quan trọng thì chỉ cần ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, tỉ
lệ cụ theer do điều lệ công ty quy định. Việc quy định tỉ lệ tối thiểu của
thành viên hợp danh trong các quyết định của công ty cho thấy vai trò quan
trọng của thành viên hợp danh trong HĐTV nói riêng và trong công ty nói
chung. Thành viên góp vốn không được nhắc đến trong việc quản lí công ty.
Khi tham gia họp,thảo luận các vấn đề của công ty, mỗi thành viên hợp danh
có 1 phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại điều lệ
công ty. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn bị hạn chế, họ
chỉ được “tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại hội đồng thành viên về
việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi bổ sung các quyền của thành
viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và các nội dung khác của điều
lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.”( điểm a
khoản 1 Điều 140).
Về việc điều hành công việc kinh doanh của công ty, các thành viên hợp
danh có quyền đai diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh
doanh hang ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh

trong thực hiện công việc kinh doanh hang ngày của công ty chỉ có hiệu lực
với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Trong khi điều hành,
các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh kiểm
soát,quản lí công ty. Khi 1 số hoặc tất ca các thành viên hợp danh cùng thực
hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thong qua theo
nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm
vi hoạt động kinh doanh các ngành nghề của công ty đều không thuộc trách
nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn
lại chấp nhận.

13


Như vậy, trong công ty hợp danh, HĐTV là cơ quan có quyền hạn cao nhất,
trong đó các thành viên hợp danh nắm giữ mọi quyền hành đối với việc quản
lí và điều hành các công việc kinh doanh của công ty. Pháp luật đã công
bằng khi cho thành viên góp vốn cũng được tham gia vào cơ quan quản lí
cao nhất nhưng lại không trao cho họ quyền quản lí và điều hành công ty.
Đây là một vấn đề cần xem xét nhằm đảm bảo quyền lợi cho loại thành viên
góp vốn trong công ty hợp danh.
III - Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện về pháp luật điều chỉnh
công ty hợp danh.
1.Những bất cập về pháp luật điều chỉnh công ty hợp danh.
Thứ nhất, về khái niệm công ty hợp danh :Điều 130 LDN 2005 định nghĩa
công ty hợp danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm cơ bản của nó, theo đó đã
hợp chung 2 loại hình công ty hợp danh như trên thế giới phân loại là công
ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn thành 1 tên gọi
chung duy nhất là công ty hợp danh. LDN 2005 định nghĩa công ty hợp danh
phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành
viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn đã dẫn đến nhiều bất cập mà

trước hết là quy định về số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh
khi nó là điều kiện bắt buộc công ty phải giải thể. Điều 157 LDN 2005 quy
định 1 trong những điều kiện mà doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể là “
công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật
này trong thời hạn 6 tháng liên tục”. LDN không phân định rõ ràng 2 loại
công ty hợp danh. Rõ ràng đối với công ty hợp danh thông thường chỉ bao
gồm 1 loại thành viên là thành viên hợp danh thì khi không đủ 2 thành viên
hợp danh trong 6 tháng liên tục, công ty buộc phải giải thể. Nhưng với công
ty hợp danh hữu hạn, LDN không quy định phải có tối thiểu bao nhiêu thành
viên góp vốn nếu chỉ áp dụng điều kiện chung là 2 thàmh viên hợp danh thì
14


công ty giải thể, vậy khi không còn 1 thành viên góp vốn nào trong công ty
hợp danh thì công ty đó có phải giải thể không? Mà khi không còn thành
viên góp vốn thì công ty ấy có phải là công ty hợp danh hữu hạn nữa không?
Thứ hai, về điều kiện trở thành thành viên hợp danh: Việc LDN chỉ quy định
chỉ có cá nhân mới được trở thành thành viên hợp danh đã hạn chế quyền tự
do chọn hình thức đầu tư của các thương nhân mà không có lí do chính
đáng. Vì ngày nay, công ty hợp danh mang bản chất là sự liên kết giữa các
thương nhân mà trong đó có cả thương gia thể nhân và thương gia pháp
nhân. Về mặt lí thuyết cho thấy pháp nhân mô phỏng vị trí của thể nhân. Sự
phân biệt thể nhân và pháp nhân là cần thiết song sự phân biệt đó không làm
ảnh hưởng tới việc tham gia của các thương nhân trong các hoạt động kinh
tế. Về mặt pháp lí thực định, Luật đấu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 có 1
hình thức đầu tư là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay ợp đồng mà
hợp tác kinh doanh mà các luật gia trên thế giới quan niệm đó là hình thức
của công ty hợp danh. Các ben trong hợp ồng hợp tác kinh doanh trong Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể là pháp nhân mà tại sao LDN 2005
cho rằng thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân?

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn: LDN 2005 cho phép
thành viên góp vốn được tham gia vào cơ quan quản lí cao nất của công ty
hợp danh là HĐTV nhưng thực chất thành viên góp vốn không có quyền
quản lí và điều hành công ty, tất cả mọi quyền quản lí điều hành công ty đều
thuộc về các thành viên hợp danh. Điều này có ảnh hưởng tới quyền lợi của
họ không?
Thứ tư, về nghĩa vụ của thành viên góp vốn: Tại điểm a khoản 2 Điều 140
quy đinh jthành viên góp vốn “ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản kháccủa công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp
“, nhưng tại điểm c khoản 1 Điều 130 quy định “ thành viên góp vốn chỉ
15


chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty”. Ở đây, ta nhận thấy sự mâu thuẫn giữa 2 điều luật, “ cam kết
góp” và “ đã góp”. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vốn cam kết
góp là số vốn mà thành viên góp vồn cam kết sẽ góp vào công ty trong 1 thời
gian nhất định, bao gồm cả số vốn đã góp và số vốn còn thiếu sẽ góp về sau.
Còn vốn đã góp là số vốn mà thành viên góp vốn đã chính thức góp vào
công ty và chuyển quyền sở hữu sang cho công ty. Đi đó dẫn đến trách
nhiệm của thành viên góp vốn sẽ được xác định như thế nào khi trong cùng
1 văn bản chuyên ngành điều chỉnh lại có sự mâu thuẫn ?
Thứ năm, về vấn đề huy động vốn : Khoản 3 Điều 130 LDN quy định công
ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Vấn đề huy
động vốn là rất cần thiết khi công ty gặp khó khăn hoặc muốn mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh mà thiếu vốn. LDN quy định như vậy đã hạn chế rất
lớn khả năng huy động vốn của công ty hợp danh. Trong khi pháp luật cho
phép công ty cổ phần được phát hành mọi loại chứng khoán để huy động
vốn và chỉ không cho phép công ty TNHH phát hành cổ phần nhưng vẫn
được phát hành trái phiêú. Đây là sự thiệt thòi của công ty hợp danh so với

các loại hình công ty khác đều đ LDN 2005 điều chỉnh.
2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về pháp luật điều chỉnh công ty hợp
danh.
Từ những bất cập trong các quy định pháp luật điều chỉnh công ty hợp
danh, ta có thể rút ra những kiến nghị hoàn thiện luật pháp về công ty hợp
danh như sau:
Thứ nhất, cấn phân loại rõ ràng 2hình thức công ty hợp danh và quy định cụ
thể số lượng thành viên tối thiểu tương ứng với 2 hình thức đó. Cụ thể như
đối với công ty hợp danh tuyệt đối phải c ít nhất 2 thành viên hợp danh, đối
với công ty hợp danh hữu hạn phải có ít nhất 2 thành vin hợp danh và 1
16


thành viên góp vốn. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho pháp luật được
cụ thể hoá và áp dụng 1 cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi công ty hợp danh
hữu hạn không còn thành viên góp vốn nhưng vẫn còn 2 thành viên hợp
danh thì không nhất thiết phải giải thể mà có thể chuyển sang hình thức công
ty hợp danh thông thường.
Thứ hai, quy định pháp nhân cũng có thể trở thành thành viên hợp danh.
Việc cho phép pháp nhân được trở thành thành viên hợp danh trong công ty
sẽ tạo điều kiện cho công ty hợp danh phát triển cả về quy mô và năng lực
sản xuất kinh doanh. Việc cho phép pháp nhân là thành viên hợp danh cũng
không ảnh hưởng đến bản chất đối nhân của công ty hợp danh bởi pháp nhân
cũng có những đặc điểm nhân thân nhất định của nó. Hơn nữa, phpá nhân có
tài sản riêng và hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đó về
các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
Thứ ba, quy định cụ thể và rõ ràng về quyền của thành viên góp vốn trong
việc quyết định 1 số vấn đề của công ty hợp danh. Thành viên góp vốn cũng
có tầm quan trọng nhất định trong công ty hợp danh, những vấn đề quảnt của
công ty, sự tồn tại, phất triển hay sự giải thể của công ty cũng liên quan trực

tiếp tới quyền và lợi ích của họ. Pháp luật cần quy định cho họ những quyền
lợi nhất định trong việc tham gia biểu quyết quyết định 1 số vấn đề lớn của
công ty, cũng như quy định cụ thể về việc thông qua với tỉ lệ thành viên góp
vốn chấp thuận.
Thứ tư, sửa đổi pháp luật tạo sự nhất quán trong việc quy định giới hạn trách
nhiệm của thành viên góp vốn. Sự mâu thuẫn giữa điểm a khoản 2 Điều 140
và điểm c khoản 1 Điều 130 đòi hỏi phải có sự sửa đổi để tạo nên sự nhất
quán trong pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn bằng cách xem xét thêm quy
định tại khoản 3 Điều 131 LDN 2005 “Trường hợp có thành viên góp vốn
không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn góp chưa đủ được
17


coi là khoản nợ của thành viên đó với công ty ”. Như vậy, dựa tên tinh thần
chung của pháp luật cũng như quy định tại khoản 3 Điều 131 này thì thành
viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
Thứ năm, cho phép công ty hợp danh được phát hành trái phiếu. Nếu nhìn
nhận từ góc đọ đối nhân trong công ty hợp danh, việc tiếp nhận thành viên
mới là hết sức hạn chế, nếu cho phép công ty phát hành chứng khoán sẽ dẫn
dến 1 sự thay đổi lớn trong cơ cấu nhân sự của công ty. Song nếu nhìn nhận
từ góc độ lợi ích của công ty hợp danh trong tương quan với các loại hình
doanh nghiệp khác thì thực chất pháp luật chỉ nên cấm công ty hựop danh
phát hành cổ phiếu vì cổ phiếu chỉ có ở công ty cổ phần và người ta mua cổ
phiếu để trở thành cổ đông, còn đối với trái phiếu, người mua nó chỉ là chủ
nợ của công ty, không phải là thành viên công ty, do đó việc phát hành trái
phiếu để huy động vốn không làm ảnh hưởng đến tính chất đóng, hạn chế
tiếp nhận thành viên của công ty hợp danh.
C- KẾT LUẬN
Qua phân tích những đặc điểm pháp lí cơ bản của công ty hợp danh

theo LDN 2005, ta đã nắm được những quy định pháp luật về điều chỉnh
công ty hợp danh. Trong giâi đoạn toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta cần đẩy
mạnh phát triển hơn nữa loại hình công ty hợp danh nói riêng và các loại
hình công ty khác nói chung. Để làm được điều đó, các nhà làm luật cần
nhìn nhận các quy định của pháp luật, phát hiện những bất cập, hạn chế, sửa
đổi bổ sung những quy định của pháp luật phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thề hợp tác giữa các nước trong khu
vực và trên thế giới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh,
hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

18


D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, Nxb. CAND,
Hà Nội , 2006
2. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật kinh tế, Nxb.
ĐHQG, Hà Nội, 2006.
3. Vũ Đặng Hải Yến, Những vấn đề pháp lí cơ bản về công ty hợp danh,
luận văn thạc sĩ luật học, 2003.
4. Trần Thuỳ Anh, Một số khía cạnh pháp lí về công ty hợp danh, luận văn
thạc sĩ luật học, 2001
5. Lê Văn Thuần, Địa vị pháp lí của công ty hợp danh theo luật doanh
nghiệp 1999, khoá luận tốt nghiệp, 2000.
6. Nguyễn Thái Trường, Một số vấn đề pháp lí về công ty hợp danh theo quy
định của pháp luật hiện hành, khoà luận tốt nghiệp, 2010.
7. Luật doanh nghiệp 2005.

19




×