Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

BẢO đảm TÍNH đại DIỆN của QUỐC hội đáp ỨNG yêu cầu xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỒNG MINH HIẾU

BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN
CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỒNG MINH HIẾU

BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN
CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng

HÀ NỘI, 2014


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các
số liệu trình bày trong luận án hồn tồn trung
thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ các cơng trình
nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Minh Hiếu


3

DANH MỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Từ viết tắt
CHLB
ĐBQH
GS
HĐDT
MTTQ
NXB
QH
Tr.
TS
TSKH
TT-TV-NCKH
UB

UBTVQH
VN
XHCN

Nghĩa đầy đủ
Cộng hoà liên bang
Đại biểu Quốc hội
Giáo sư
Hội đồng dân tộc
Mặt trận Tổ quốc
Nhà xuất bản
Quốc hội
Trang
Tiến sĩ
Tiến sĩ khoa học
Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học
Uỷ ban
Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa


i
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


7

1.1. Nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp
đến đề tài luận án

7

1.2. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp
đến đề tài luận án

13

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH ĐẠI DIỆN VÀ VIỆC BẢO
ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI

33

2.1. Khái niệm tính đại diện của Quốc hội

33

2.2. Tính đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

59

2.3. Các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

72


Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA
QUỐC HỘI

88

3.1. Bảo đảm tính đại diện trong các giai đoạn phát triển của Quốc hội Việt
Nam

88

3.2. Đánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong
giai đoạn hiện nay

97

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI
DIỆN CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

129

4.1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội

129

4.2. Các giải pháp bảo đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội

139


KẾT LUẬN

165

NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

169

PHỤ LỤC

182


ii

CÁC MINH HOẠ

Các bảng

Trang

Bảng 3.1: Số lượng ĐBQH pháp định qua các thời kỳ

101


Bảng 3.2: Nhiệm kỳ của Quốc hội từ năm 1945 đến nay

103

Bảng 4.1: Các đơn vị bầu cử ở hải ngoại của Cộng hoà Pháp

146

Các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cử tri đi bầu trên cả nước qua các cuộc bầu cử

99

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ĐBQH là nông dân trong các nhiệm kỳ Quốc hội

105

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ ĐBQH là công nhân trong các nhiệm kỳ Quốc hội

106

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ ĐBQH là phụ nữ trong các kỳ bầu cử

107

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐBQH là người dân tộc thiểu số trong các kỳ bầu cử

108

Biểu đồ 3.6: Các tiêu chí lựa chọn người trúng cử đại biểu Quốc hội


112

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tiếp nhận thông tin từ các cử tri ở các khu vực khác nhau

115

Biểu đồ 3.8: Việc sử dụng các nguồn thơng tin để tìm hiểu ý chí, nguyện
vọng của cử tri

119

Các hình
Hình 1.1: Cấu trúc hình thức của tính đại diện của Quốc hội

58


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước, bắt đầu từ Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (01/1994), Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết
phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sau đó, chủ trương
này liên tục được khẳng định tại các kỳ đại hội của Đảng. Gần đây nhất, Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng lần thứ XI (01/2011) nhấn mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và trong công cuộc đổi
mới đất nước, cần tiếp tục “đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam” [10, tr. 52-53].
Một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
là đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội có vai trị rất quan trọng do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Trong thời gian vừa qua, quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội
mặc dù đã có những thành tựu nhất định nhưng chưa được như mong đợi. Thực tiễn tổ
chức và hoạt động của Quốc hội chỉ ra rằng, so với nhiệm vụ và quyền hạn mà Hiến
pháp và pháp luật qui định, thì tổ chức bộ máy của Quốc hội nhìn chung chưa ngang
tầm, chưa đáp ứng cơng việc một cách đầy đủ [87].
Trong khi đó, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy để đáp ứng được những
yêu cầu của quá trình phát triển của đất nước, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội trong thời gian sắp tới còn gặp nhiều thách thức hơn nữa.
Một trong những thách thức cơ bản đối với hoạt động của Quốc hội là việc bảo
đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội. Khi nhận định về những thách thức đối với
Quốc hội trong thời kỳ đổi mới tại dịp kỉ niệm 60 năm bầu cử Quốc hội khoá I, cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra 3 thách thức và trong đó có đến 2 thách thức liên quan đến
tính đại diện của Quốc hội. Đó là các vấn đề liên quan đến khả năng đại diện cho nhân
dân của các đại biểu Quốc hội và sự chồng chéo của các mối quan hệ đại diện trong
Quốc hội [126]. Nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu


2
khác nhau [69]. Bên cạnh đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI vừa
qua, Đảng ta cũng đã nhận định cần tiếp tục “đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc
hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân […] có
cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri” [9].
Trên thực tế, xung quanh việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội nước ta đang
có rất nhiều vấn đề tồn tại. Đó là những vấn đề về cơ cấu thành phần của đại biểu, về
mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, việc xác định đại diện cho lợi ích của địa

phương và lợi ích của quốc gia v.v.... Đây vốn là những vấn đề phức tạp, liên quan đến
rất nhiều khía cạnh khác nhau của thiết chế nghị viện từ quá trình bầu cử cho đến việc
tổ chức bộ máy và các hoạt động của Quốc hội. Và thực tế cho thấy dường như có mối
liên hệ giữa khả năng đại diện của Quốc hội với hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong
việc thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước. Việc ban hành các đạo luật chưa đạt yêu cầu trong thời gian gần đây được cho
là có một phần nguyên nhân do các cuộc thảo luận tại Quốc hội chưa phản ánh hết thực
tế của cuộc sống. Các hoạt động giám sát của Quốc hội chưa được như mong muốn của
cử tri trong nhiều trường hợp là do những mối quan hệ đại diện chồng chéo, làm giảm
động lực giám sát của các đại biểu Quốc hội.
Hơn thế nữa, việc tăng cường tính đại diện của Quốc hội còn đồng nghĩa với việc
mở rộng dân chủ, và do vậy có thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp và
hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây là một phần trong những nội dung cơ bản của
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong khi đó, các vấn đề về tính đại diện của Quốc hội nước ta lại là một trong
những nội dung ít được tập trung nghiên cứu và đổi mới trong thời gian vừa qua. Đã có
khá nhiều báo cáo và các đề án tập trung nghiên cứu việc đổi mới chức năng lập pháp,
giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội nhưng chưa
có những chương trình, đề án nghiên cứu tổng thể liên quan đến việc bảo đảm tính đại
diện của Quốc hội để Quốc hội đại diện tốt hơn cho nhân dân.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm tính đại diện của Quốc
hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay” là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài này
tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ tính đại diện của Quốc hội, việc


3
bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội
ở Việt Nam; và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính đại diện của
Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm
tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những kiến nghị
nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Làm rõ cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội qua đó một số nội dung sẽ
được giải quyết như làm rõ khái niệm về tính đại diện của Quốc hội, cấu trúc của tính
đại diện của Quốc hội; việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Phân tích, đánh giá việc bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội nước ta trong thời
gian vừa qua cả về khn khổ chính sách, pháp luật và q trình thực hiện trên thực tiễn.
- Phân tích làm rõ các yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện và mối quan hệ
giữa việc bảo đảm tính đại diện đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc
hội Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Những vấn đề lí luận về tính đại diện và bảo đảm tính đại diện của Quốc hội sẽ
được làm rõ trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, để đáp ứng mục đích chính của đề tài là
nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội Việt Nam, Luận án sẽ chủ yếu tập trung phân
tích, tìm hiểu và giải thích những nhận thức hiện tại về tính đại diện của Quốc hội trong
bối cảnh nước ta, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân được khởi xướng từ năm 1994 đến nay.


4
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn về bảo đảm tính đại diện của Quốc

hội trong luận án được thực hiện trên cơ sở nền tảng phương pháp luận duy vật biện
chứng của triết học Mác – Lênin với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích theo hệ thống, phương pháp kết hợp
lý luận với thực tiễn, phương pháp lịch sử…
Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng trong luận án để so sánh, tìm hiểu
những đặc thù của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội ở một số nước để từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp
ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Để có những luận cứ thuyết phục liên quan đến các lập luận về tính đại diện của
Quốc hội, phương pháp phân tích các trường hợp điển hình sẽ được áp dụng trong q
trình nghiên cứu của đề tài này. Thơng qua việc quan sát hoạt động của Quốc hội, các
thông tin về tiến trình làm việc, các tình huống thực tế trong hoạt động của Quốc hội sẽ
được ghi nhận để xây dựng các lập luận của đề tài
Để những lập luận của Luận án bảo đảm tính khoa học, tác giả Luận án đã sử
dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập số liệu về nhận thức của các đại
biểu Quốc hội đối với một số vấn đề thuộc nội dung của luận án. Việc điều tra xã hội
học được tiến hành vào tháng 5 năm 2013 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XIII với
số phiếu phát ra là 318 phiếu, số phiếu thu về là 310 phiếu. Các số liệu thu thập được
làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS (xem thêm Phụ lục về Phiếu khảo sát việc bảo
đảm tính đại diện của Quốc hội).
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Khẳng định tính đại diện của Quốc hội là một khái niệm liên quan đến các vấn
đề lý luận mang tính cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong đó có cách hiểu
thuần tuý về mặt ngôn ngữ về khái niệm đại diện, về các vấn đề lý luận liên quan đến
chủ quyền nhân dân, về các lý luận về đại diện chính trị và về dân chủ đại diện. Để hiểu
tính đại diện một cách đầy đủ và có hệ thống, cần phải hiểu tính đại diện của Quốc hội
là tính chất các thành viên của Quốc hội do các cử tri trực tiếp bầu ra, có năng lực đại



5
diện một cách xứng đáng cho các cử tri, phản ánh cơ cấu thành phần xã hội, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng của các cử tri để thay mặt các cử tri xác định nên ý chí chung
của xã hội. Tính đại diện thể hiện qua cách thức hình thành mối quan hệ đại diện; qua
mối tương đồng giữa các đại biểu Quốc hội với cử tri; qua năng lực đại diện của đại biểu
Quốc hội và qua nội dung đại diện là đại diện cho ý chí chung của xã hội.
Từ thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong thời gian vừa
qua và yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân, Luận án cho rằng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội
đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra các yêu cầu cơ
bản gồm:
- nâng cao nhận thức về việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
- việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội phải được xem xét một cách tồn diện;
- việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội phải gắn với việc bảo đảm thực hiện
chủ quyền nhân dân;
- bảo đảm việc thực hiện hình thức uỷ quyền tự do và;
- bảo đảm tăng cường các hoạt động giáo dục ý thức của cử tri để tăng cường sự
tham gia của các cử tri vào các hoạt động chính trị của đất nước.
Để tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, Luận án đề xuất ba nhóm
giải pháp cơ bản gồm: hồn thiện chế độ bầu cử, nâng cao vị thế của đại biểu Quốc hội
và hồn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội. Trong đó có một số giải pháp
nổi bật gồm:
- Áp dụng phương pháp bầu cử theo đa số hai vòng để bầu cử đại biểu Quốc hội.
Các đơn vị bầu cử được tổ chức với số dân gần tương đương nhau không phụ thuộc vào
địa giới hành chính; mỗi đơn vị bầu cử được bầu một đại biểu Quốc hội;
- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội phải được tiến hành trên cơ sở có tính cạnh tranh
cao, theo đó cần nâng cao số dư các đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử, cho phép
các ứng cử viên vận động tranh cử để cung cấp thông tin tới các cử tri và giới thiệu về
khả năng của mình;



6
- Để bảo đảm sự tự do trong việc xét đoán của các đại biểu Quốc hội và tăng
cường động lực đại diện của các đại biểu Quốc hội, cần ghi nhận nguyên tắc uỷ quyền
tự do, khôi phục các quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội;
về lâu dài áp dụng hình thức đại biểu Quốc hội chuyên trách đối với toàn bộ các đại biểu
Quốc hội;
- Để tăng cường điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội trong việc
phản ánh ý chí chung của xã hội, cần bổ sung hình thức điều trần trong hoạt động của
Quốc hội và áp dụng nguyên tắc quyết định theo đa số nhưng bảo vệ ý kiến của thiểu số
trong quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm có: Phần mở đầu; Bốn chương; Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội và việc bảo đảm tính đại
diện của Quốc hội;
Chương 3: Thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội;
Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


7

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của
nhân dân, Quốc hội là đối tượng được rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chính trị, pháp
lý ở nước ta đề cập đến. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, với định hướng xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều cơng trình nghiên cứu đã tập trung
làm rõ vị trí, vai trị của Quốc hội trong mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, phù hợp với khuôn khổ phạm vi của Luận án này, việc khảo sát các cơng
trình nghiên cứu về Quốc hội sẽ được tập trung vào các nội dung sau đây:
Thứ nhất, về khái niệm tính đại diện và các yếu tố bảo đảm tính đại diện của
Quốc hội;
Thứ hai, việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
Thứ ba, thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội;
Thứ tư, các giải pháp, kiến nghị tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc
hội.
1.1.1. Luận văn, luận án, đề tài khoa học
Trong những năm vừa qua, có khá nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ luật học
và đề tài khoa học nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, như
một nhà nghiên cứu đã nhận xét, các công trình nghiên cứu về Quốc hội thường ít quan
tâm đến tính đại diện nhân dân của Quốc hội mà chú ý nhiều hơn đến các chức năng,
nhiệm vụ Hiến định của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước [64]. Vì vậy, chỉ một số luận văn, luận án, đề tài có nội dung liên
quan trực tiếp đến các vấn đề thuộc nội dung của đề tài luận án. Có thể kể đến gồm:
Thứ nhất, Luận án tiến sỹ của Chu Văn Thành: Đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay, bảo vệ vào năm 1992 (105 trang) [7].


8
Luận án này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình đổi mới các cơ quan
đại diện ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1992. Trong Luận án, khái niệm
dân chủ đại diện cũng đã được tác giả tập trung phân tích, qua đó khẳng định dân chủ

đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Luận
án này được thực hiện trước khi công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa được thực hiện ở nước ta.
Thứ hai, Luận án tiến sỹ của Trương Thị Hồng Hà: Hoàn thiện cơ chế pháp lý
bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
bảo vệ vào năm 2007 (197 trang) [112].
Luận án đưa ra nhiều vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc
hội và quyền giám sát tối cao của Quốc hội; nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt
động của bộ máy giám sát của Nghị viện nước ngoài; đánh giá thực trạng của cơ chế
pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội; tìm ra nguyên nhân yếu kém của cơ
chế pháp lý, đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội. Mặc dù không nghiên cứu trực
tiếp về tính đại diện của Quốc hội nhưng trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã dành một
dung lượng khá lớn để phân tích về tính đại diện và các biểu hiện của tính đại diện của
Quốc hội. Nhưng các phân tích này chủ yếu đề cập đến tính đại diện của Quốc hội theo
quan niệm truyền thống trong mơ hình nhà nước Xơ-Viết.
Thứ ba, Luận án tiến sỹ của Vũ Văn Nhiêm: Chế độ bầu cử ở nước ta: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ vào năm 2009 (221 trang) [128].
Luận án làm rõ cơ sở lý luận về chế độ bầu cử trong xã hội dân chủ nói chung và
ở Việt Nam nói riêng. Thực tiễn tổ chức thực hiện chế độ bầu cử ở Việt Nam; đưa ra
những kiến nghị nhằm đổi mới chế độ bầu cử để phát huy dân chủ. Luận án cũng dành
một dung lượng khá lớn để phân tích về việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội thông
qua cơ chế bầu cử. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến chế độ bầu cử nên tính đại diện
của Quốc hội trong luận án chưa được đề cập ở góc độ tổng thể.
Thứ tư, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Hương: Nâng cao hiệu quả hoạt
động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, bảo vệ năm 2006
(119 trang) [63].
Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc nâng cao hiệu
quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, Luận văn cũng



9
tập trung đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở
nước ta hiện nay (chủ yếu là hoạt động của đại biểu Quốc hội khóa X và khóa XI). Trên
cơ sở đó, luận văn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại
diện của đại biểu Quốc hội. Ở mức độ một luận văn thạc sĩ luật học, các vấn đề lý luận
về tính đại diện của Quốc hội mới dừng lại ở mức độ chung, chưa đi sâu phân tích các
lý luận nền tảng tạo nên tính đại diện của Quốc hội.
Thứ năm, Đề tài cấp nhà nước: “Xây dựng mơ hình tổ chức, phương thức hoạt
động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân ở nước ta” (năm 2004), do GS.TS Trần Ngọc Đường làm Chủ nhiệm
đề tài [98];
Cơng trình này làm rõ cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đề tài đã phần nào đề cập
đến cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội nói chung và ở nước ta nói riêng. Tuy
nhiên, nội dung về tính đại diện của Quốc hội không phải là trọng tâm của nghiên cứu
này nên tính đại diện của Quốc hội chưa được tập trung phân tích, làm rõ.
Thứ sáu, Đề tài cấp bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ,
quyền hạn của Quốc hội trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam (qua 4
bản Hiến pháp), (năm 2002) do TS. Ngô Đức Mạnh làm Chủ nhiệm [51].
Đề tài đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ
và quyền hạn của Quốc hội qua bốn bản Hiến pháp. Trong phần cơ sở lý luận, đề tài đã
có những phân tích sơ bộ về những biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội. Về cơ sở
thực tiễn, đề tài đã có sự khảo sát đầy đủ và khoa học về quá trình hình thành và phát
triển của Quốc hội theo các giai đoạn gắn với sự phát triển của Hiến pháp ở nước ta.
Tuy nhiên, cũng như nhiều cơng trình nghiên cứu khác, đề tài này tập trung nhiều vào
các nội dung liên quan đến các chức năng Hiến định của Quốc hội mà chưa tập trung
phân tích sâu về tính đại diện của Quốc hội.
1.1.2. Sách chuyên khảo
Tổ chức và hoạt động của Quốc hội là một trong những chủ đề được rất nhiều
sách tham khảo trong và ngoài nước đề cập đến. Ở trong nước, chủ đề về tính đại diện

của Quốc hội chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng. Trong khi đó, ở nước ngồi,


10
việc nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội là khá phong phú, đa dạng. Ngoài các tác
phẩm kinh điển của Jean Jacques Rousseau, A. Hamilton, J.Madison, John Stuart Mill…
về dân chủ đại diện, trong thời gian gần đây đã có nhiều cơng trình tập trung nghiên cứu
về tính đại diện của Quốc hội.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở nước ngồi cũng có nhận xét tương tự rằng “đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về nghị viện tập trung vào thiết chế nghị viện và mối
quan hệ của nó với hành pháp nhưng có ít nghiên cứu tập trung vào mỗi quan hệ giữa
nghị sĩ với các công dân” [157].
Trực tiếp liên quan đến đề tài của luận án này có một số cơng trình nổi bật sau:
Thứ nhất, cuốn: “Chức năng đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền”
(2007) do Văn phòng Quốc hội xuất bản [120]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết tại Hội
thảo cùng tên được thực hiện vào năm 2007 với sự tham gia của các nhà nghiên cứu
trong nước và quốc tế. Các bài nghiên cứu trong Hội thảo này tập trung làm rõ khái niệm
chức năng đại diện và thực tiễn bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội một số nước và Việt
Nam. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau nên chưa hình
thành nên tính hệ thống các quan điểm về tính đại diện của Quốc hội.
Thứ hai, cuốn: “Mơ hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” (2007) do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ biên [13]. Các tác giả
của cuốn sách đã phân tích, làm rõ mơ hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Quốc hội đóng một vai trị quan trọng. Mặc dù khơng
đi sâu phân tích về cơ sở lý luận của tính đại diện nhưng các nhà nghiên cứu đã cho rằng
để Quốc hội hoạt động hiệu quả trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc
bảo đảm tính đại diện của Quốc hội là rất quan trọng, là điều kiện nhằm bảo đảm chủ
quyền thuộc về nhân dân.
Thứ ba, cuốn: “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền” (2007) do
GS.TS Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên [56]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân

tích những yêu cầu chung đối với Quốc hội theo những tiêu chí của Nhà nước pháp
quyền, chỉ ra những đòi hỏi của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuốn sách cũng đề xuất, làm rõ những cách
thức làm cho Quốc hội thực hiện tốt sự uỷ thác của nhân dân trong điều kiện của việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.


11
Thứ tư, cuốn: The Concept of Representation, của Hana Pitkin xuất bản năm 1967
[143]. Trong cơng trình nghiên cứu tồn diện nhất về khái niệm đại diện chính trị này,
tác giả Hana Pitkin đã đề xuất khái niệm đại diện chính trị và phân tích cấu trúc của khái
niệm này một cách thấu đáo. Cách tiếp cận của bà đã được chấp nhận một cách phổ biến
trong các phân tích về sau đối với tính đại diện của Quốc hội. Tuy nhiên, theo một số
nhà nghiên cứu thì trong tác phẩm này, Pitkin mới tập trung nghiên cứu về mặt lý luận
mà chưa khảo nghiệm các lý luận đó trên thực tiễn [138].
Thứ năm, cuốn: Parliaments and Citizens in Western Europe, (2002) do Philip
Norton làm chủ biên [157]. Các tác giả của cuốn sách đã làm rõ mối quan hệ giữa nghị
viện với các công dân ở các quốc gia Tây Âu có nền dân chủ lâu đời. Vấn đề được đề
cập sâu trong cuốn sách này là về bản chất của mối quan hệ giữa nghị sĩ và cử tri cũng
như mức độ của nó để bảo đảm nghị viện có thể đại diện tốt nhất cho người dân. Tuy
nhiên, phạm vi của các bài viết trong cuốn sách này chỉ mới được giới hạn ở các nước
Tây Âu mà chưa đề cập đến mối quan hệ đại diện giữa các đại biểu Quốc hội với cử tri
ở các nước khác với mức độ phát triển và văn hoá chính trị khác nhau.
Thứ sáu, cuốn: Representation: Key Concepts, (2008) của Monica Brito Vieira
và David Runciman [155]. Nội dung của cuốn sách tập trung làm rõ các khái niệm liên
quan đến đại diện chính trị như khái niệm đại diện; quan hệ đại diện giữa các cá nhân;
quan hệ đại diện đối với một tập thể và đại diện cho một quốc gia. Cũng như nghiên cứu
của Hana Pitkin, cuốn sách này cũng chưa đề cập đến việc khảo sát thực tế về mức độ
đại diện của Quốc hội trong mối quan hệ với các cử tri.
Thứ bảy, cuốn: Political Representation, (2009) do Ian Shapiro làm chủ biên

[146]. Sách là một tuyển tập các bài nghiên cứu được phân chia theo tiến trình phát triển
của khái niệm đại diện chính trị, từ đại diện trước khi hình thành nền dân chủ đại diện,
cho đến các luận thuyết về dân chủ đại diện và các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
đến đại diện chính trị hiện nay. Do là một tuyển tập nên các bài nghiên cứu chưa có tính
hệ thống, xuyên suốt về các quan điểm về tính đại diện của Quốc hội.
Thứ tám, cuốn: Representation And Institutional Design, (2011) của Rebekah L.
Herrick [158]. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu phân tích những tác động của việc
thiết kế các thiết chế đối với tính đại diện của Quốc hội. Thông qua việc thông kê số
liệu, phân tích các xu hướng, tác giả đã đánh giá và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố


12
như bầu cử, cơ cấu tổ chức của Quốc hội, nhiệm kỳ của Quốc hội v.v… tới việc bảo
đảm tính đại diện của Quốc hội. Đây là cơng trình nghiên cứu thực định, có giá trị tham
khảo cao nhưng phần lớn các số liệu được giới hạn trong phạm vi Nghị viện Liên bang
và một số tiểu bang của Hoa Kỳ.
1.1.3. Bài báo khoa học
Trong những năm vừa qua, đã có một số bài báo khoa học được đăng trên các tạp
chí chuyên ngành đề cập đến một số nội dung cụ thể về tính đại diện của Quốc hội nước
ta, trong đó, có thể nêu ra một số bài báo như sau:
Thứ nhất, bài: “Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biểu Quốc hội trong
hoạt động lập pháp”, (2007) Tạp chí Cộng sản, của GS.TS. Trần Ngọc Đường [99]. Bài
viết đã tập trung phân tích về mối quan hệ giữa vai trò đại diện cho nhân dân của Quốc
hội và hoạt động lập pháp
Thứ hai, bài: “Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc hội”, (2001), Nghiên cứu
lập pháp, của Nguyễn Quang Minh [64]. Bài viết mang tính gợi mở về những vấn đề
cần nghiên cứu về tính đại diện nhân dân của Quốc hội, những biểu hiện của tính đại
diện của Quốc hội và các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường tính đại diện nhân dân
của Quốc hội.
Thứ ba, bài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội”,

(2010), Nghiên cứu Lập pháp, của Trần Thị Hạnh Dung [102]. Tác giả của bài viết đưa
ra nhận định đại diện phải được xem là một chức năng của Quốc hội và liệt kê, phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội.
Thứ tư, bài: “Tiêu chí và yếu tố bảo đảm hiệu quả tính đại diện của Quốc hội”,
(2010), Nghiên cứu Lập pháp, của Vũ Văn Nhiêm. Trong bài viết này, tác giả đã phân
tích khái niệm tính đại diện của Quốc hội và cố gắng xác định các tiêu chí và yếu tố bảo
đảm tính đại diện của Quốc hội.
Thứ năm, bài: “Dân chủ đại diện và vấn đề bầu cử” (2011), Dân chủ và Pháp
luật, của Trần Nho Thìn [101]. Bài viết phân tích sự tác động hai chiều giữa dân chủ đại
diện và vấn đề bầu cử, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của
nền dân chủ đại diện.


13
Thứ sáu, bài: “Power and Representation at the Vietnamese National Assembly:
The Scope and Limits of Political Doi Moi”, (2007), của Matthieu Salomon, trong cuốn
Vietnam’s New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam
[154]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng việc thực hiện
quyền lực và đại diện của Quốc hội nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tác giả cũng đã đưa
ra một số nhận định và bình luận về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của
Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết có liên quan đăng trên các tạp chí chun ngành
ở nước ngồi. Tuy khơng trực tiếp nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội Việt Nam
nhưng những lý luận và thực tiễn được đề cập trong các nghiên cứu này có giá trị tham
khảo và so sánh to lớn trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1. Về cơ sở lý luận về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội
a) Về tính đại diện của Quốc hội
Có một điểm thống nhất dễ nhận thấy trong các nghiên cứu về tính đại diện của

Quốc hội là xác định tính đại diện là một tính chất quan trọng của Quốc hội. Các nhà
nghiên cứu đều cho rằng tính đại diện là một trong những đặc tính quan trọng nhất của
Quốc hội. GS.TS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh: “Tính đại diện cao nhất của nhân dân
xuyên suốt quá trình thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề trọng
đại của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước” [99]. Có nhà
nghiên cứu đã mạnh dạn cho rằng: “tính đại diện nhân dân là tính chất cơ bản nhất, đặc
trưng nhất, quan trọng nhất của Quốc hội nước ta” [64]. Những người khác lại khẳng
định: “Đại diện là “sứ mệnh” của Quốc hội - sứ mệnh bao trùm lên hoạt động lập pháp,
giám sát và các hoạt động khác của Quốc hội” [130]; “Tính đại diện đã mang lại tính
quyền lực nhà nước cho Quốc hội” [104]; hoặc “chức năng đại diện chính là cội nguồn
của các chức năng khác” của Quốc hội [102]. Không dừng lại ở việc nhận định, TS. Ngơ
Huy Cương đi xa hơn khi phân tích: “chức năng đại diện là quan trọng nhất bởi nó xác
định vai trị, vị trí của Quốc hội. Cịn các chức năng khác là sự phát triển logic từ chức
năng đại diện, mang tính phái sinh” [53]. Như vậy, có thể nói cơ sở của các nhận định


14
về tầm quan trọng của tính đại diện là ở chỗ Quốc hội là cơ quan được nhân dân bầu ra
để thay mặt nhân dân, thực thi quyền lực của nhân dân trong việc quản lý nhà nước, biến
ý chí của nhân dân thành pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội vì lợi ích của nhân
dân và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Một điểm thống nhất khác trong các nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội đó
là phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhận xét rằng, ở nước ta trong thời gian vừa qua
việc nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội còn chưa tương xứng với tầm quan trọng
của vấn đề này. TS. Nguyễn Quang Minh đã nhận xét rằng các cơng trình nghiên cứu
về Quốc hội thường ít quan tâm đề cập đến tính đại diện nhân dân của Quốc hội mà dành
sự quan tâm nhiều hơn đến các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội [64]. Tiến
sĩ Bùi Xuân Đức quyền cũng có nhận định tương tự:
“các nhà khoa học pháp lý dựa theo quy định trong Hiến pháp hiện hành […]
chỉ ra 3 chức năng cơ bản của Quốc hội là: chức năng lập pháp, chức năng

quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, hay 4 chức năng là: lập hiến và lập
pháp, thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước; quyết định những vấn đề
quan trọng của quốc gia, và thực hiện quyền giám sát tối cao … mà không
thấy nhắc riêng chức năng đại diện” [6].
Tình trạng nói trên đã dẫn đến một thực tế là khi bàn về tính đại diện của Quốc
hội, các tác giả thường xem đại diện là một tính chất đương nhiên của Quốc hội mà ít
khi lí giải sâu về cơ sở lí luận và nguồn gốc của tính chất này. Đúng như một tác giả đã
nhận xét: “hiện nay vẫn chưa có sự nhận thức chính xác và thấu đáo về tính đại diện của
thiết chế nghị viện. Và như vậy, tất yếu dẫn đến một hệ quả là vai trò của Quốc hội trong
bộ máy nhà nước ta chưa được đặt đúng vị trí của nó” [130, tr. 22].
Sự chưa thấu đáo trong nhận thức về tính đại diện của Quốc hội được thể hiện
trước hết ở những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Trước hết, trong khi một số nhà nghiên cứu cho rằng đại diện cần phải được xem
là một tính chất hay một thuộc tính của Quốc hội thì một số khác lại nhận định đại diện
phải là một chức năng của Quốc hội.
Ý kiến cho rằng đại diện là một tính chất của Quốc hội là tương đối phổ biến.
Một nhà nghiên cứu đã khẳng định “Đại diện cao nhất của nhân dân là thuộc tính cơ bản
trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”


15
[99]. Việc xem đại diện là một tính chất, hay thuộc tính của Quốc hội được các tác giả
lí giải thông qua cơ cấu thành phần của Quốc hội và cách thức hình thành nên Quốc hội.
Theo đó, tính đại diện của Quốc hội được thể hiện qua tính chất phản ánh đầy đủ thành
phần, tầng lớp nhân dân của Quốc hội. Quốc hội được xem là một “hình ảnh thu nhỏ”
của xã hội, bao gồm những đại biểu ưu tú thuộc mọi thành phần, giai cấp, dân tộc rộng
lớn trong cả nước do nhân dân cả nước bầu nên [112, tr. 28].
Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng khơng thể xem đại diện là một thuộc
tính của Quốc hội vì bản thân cơ cấu thành phần của Quốc hội không thực sự phản ánh

một cách “đồng dạng” thành phần của tồn xã hội [20], hoặc vì nếu xem đại diện như
một thuộc tính của Quốc hội thì đã mở quá rộng phạm vi của khái niệm này [6]. Củng
cố thêm, có tác giả đã chỉ ra những hoạt động cụ thể mà các đại biểu Quốc hội phải thực
hiện như là một phương diện hoạt động chính của mình như: Liên hệ chặt chẽ với cử tri,
chịu sự giám sát của cử tri; Thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của
cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; Thực hiện chế độ tiếp xúc và
báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; Trả lời những yêu cầu và
kiến nghị của cử tri; Xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân và hướng dẫn, giúp đỡ cơng dân thực hiện các quyền đó (quy định tại Điều 97,
Hiến pháp 92). Từ đó, một số tác giả còn nhận định: “nếu xem đại diện là một tính chất
hay thuộc tính thì sẽ khơng nói lên được tầm quan trọng của đại diện, tính đại diện sẽ
khơng đầy đủ” [102, tr. 15].
Bên cạnh đó, cũng có tác giả lại quan niệm khơng có sự phân biệt giữa việc xem
đại diện là một thuộc tính hay là chức năng của Quốc hội. Điều này được thể hiện qua
nhận định sau đây của TS. Lương Minh Tuân: “Thuộc tính đại diện của Quốc hội là
chức năng quan trọng nhất mà đại biểu phải thực hiện” [44].
Mặc dù việc nhận định đại diện là một thuộc tính của Quốc hội được thừa nhận
một cách khá phổ biến, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu chưa đưa ra một khái niệm
cụ thể về thuộc tính này. Thay vào đó, phần lớn các tác giả tập trung phân tích những
biểu hiện của nó. Khi nghiên cứu về những thuộc tính của Quốc hội, TS. Trương Thị
Hồng Hà đã đưa ra ba biểu hiện cơ bản của thuộc tính đại diện là: (i) do nhân dân cả
nước trực tiếp bầu nên; (ii) thành phần đại biểu Quốc hội phản ánh một cách đầy đủ cơ
cấu của xã hội, và (iii) được biểu hiện thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm


16
vụ của Quốc hội [112, tr. 28 - 36]. Cách thức tiếp cận này cũng được một số nhà nghiên
cứu khác chia sẻ tuy góc độ phân tích có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn, có tác giả
đã phân tích các biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội thông qua: (i) các hoạt động
của đại biểu Quốc hội; (ii) các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, và (iii) các hoạt động

thực tiễn của Quốc hội [64].
Đối với các nhà nghiên cứu ở nước ngồi, tính đại diện của nghị viện nói chung
cũng có tính thu hút rất cao mặc dù đây không phải là vấn đề mới. Đại diện cũng được
các nhà nghiên cứu nước ngoài xem là một trong những tính chất quan trọng của nghị
viện. GS.Phillip Norton và TS. Cristina Leston-Bandeira nhận xét: “Chức năng đại diện
là trung tâm của các lí do vì sao Quốc hội tồn tại” [84].
Nghiên cứu sâu về tính đại diện của nghị viện, các nhà nghiên cứu nước ngồi
cho rằng tính đại diện của nghị viện được hình thành nên từ hai nền tảng lý luận cơ bản,
đó là lý thuyết về đại diện chính trị và lý thuyết về chủ quyền nhân dân [133, tr. 10].
Về lý thuyết đại diện chính trị, theo nhiều nhà nghiên cứu, sự ra đời của lý thuyết
này ban đầu là nhằm giải thích cho tính chính đáng của quyền lực của các thế lực cầm
quyền trong xã hội. Điểm lại quá trình phát triển của lý thuyết đại diện chính trị, Rebekka
Gohring cho rằng trong lịch sử có một số dạng đại diện chính trị cơ bản là: (i) đại diện
biểu tượng, (ii) đại diện hấp thu, (iii) đại diện chức năng, và (iv) dân chủ đại diện, trong
đó dân chủ đại diện là hình thức phát triển nhất [159, tr. 42-44].
Về lý thuyết chủ quyền nhân dân, tác giả nổi tiếng nhất của lý thuyết này là Jean
Jacques Rousseau (1712 – 1778) với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội [32]. Trong tác
phẩm của mình, Rousseau đã khẳng định chủ quyền nhân dân là tổng cộng tất cả mọi
phân số chủ quyền của mỗi một cá nhân trong xã hội, mỗi công dân nắm trong tay một
phân số của chủ quyền, có quyền tham gia thiết lập nên ý chí chung của xã hội. Do đó,
mọi quyết định phải được mọi công dân chấp thuận. Đây là quan điểm chủ trương về
một nền dân chủ trực tiếp, thể hiện quyền lực tuyệt đối của nhân dân. Tuy nhiên, ngay
bản thân Rousseau cũng nhận xét nền dân chủ như vậy chỉ có thể thực hiện được trong
những điều kiện lý tưởng [32, tr. 136 - 137].
Khi khơng có những điều kiện lý tưởng như vậy, dân chủ đại diện là một giải
pháp hữu hiệu. Lý thuyết dân chủ đại diện bắt đầu được phổ biến vào thế kỷ 18 – 19,
đặc biệt là trong giai đoạn sau Cách mạng tư sản Hoa Kỳ (1776) và Cách mạng tư sản


17

Pháp (1789) gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà triết học về chính trị pháp lý nổi tiếng
như Emmanuel Sieyes, John Stuart Mill, James Madison.
Về cơ bản, lý thuyết dân chủ đại diện được xây dựng trên cơ sở thừa nhận chủ
quyền thuộc về nhân dân như các lập luận của Rousseau. Tuy nhiên, chủ quyền nhân
dân chỉ có thể thực hiện được một cách hiệu quả trên thực tế thơng qua những người đại
diện. Thậm chí, Emmanuel Sieyes, dựa trên các lập luận về ưu thế của sự phân cơng lao
động, cịn khẳng định rằng dân chủ đại diện có nhiều điểm ưu việt hơn dân chủ trực tiếp
[159, tr. 50]. Chia sẻ quan điểm này, trong tác phẩm Người Liên bang nổi tiếng của
mình, James Madison đã nhận xét nền dân chủ trực tiếp chỉ phù hợp với các nhà nước
thành bang quy mô nhỏ và luôn nổi bật với những hỗn loạn và tranh cãi thường trực về
các quyết định vội vàng, nóng vội và khơng sáng suốt. Trong khi đó, một chính thể đại
diện được xây dựng như trong bản hiến pháp (của Hoa Kỳ) sẽ khơng chỉ cho phép xây
dựng một nền cộng hịa rộng lớn mà còn cho phép điều chỉnh quan điểm của những
người dân bình thường thơng qua một bộ lọc là những người đại diện có trách nhiệm,
tinh hoa và thơng thái, có thể nhận thức được những lợi ích đúng đắn nhất của đất nước
[131, tr. 43-45].
Từ những cơ sở lý luận về chủ quyền nhân dân và đại diện chính trị như trên, một
số nhà nghiên cứu nước ngồi đã đi sâu phân tích khái niệm về tính đại diện của Quốc
hội. Hanna Patkin, trong tác phẩm nổi tiếng của mình đã định nghĩa chung về đại diện
chính trị của Quốc hội là tính chất làm cho các tiếng nói, các ý kiến và các quan điểm
của người dân được thể hiện trong quy trình xây dựng chính sách. Hanna Patkin thậm
chí cịn phân tích rất kĩ càng về cấu trúc của tính đại diện. Bà cho rằng đại diện có bốn
dạng cơ bản gồm: (i) Đại diện hình thức, (ii) đại diện biểu tượng, (iii) đại diện đồng
dạng, và (iv) đại diện nội dung [143]. Đây là cách thức tiếp cận có ảnh hưởng nhất hiện
nay về tính đại diện của Quốc hội.
Quan điểm cho rằng tính đại diện của nghị viện chính là đại diện cho các tiếng
nói, các ý kiến và các quan điểm của người dân cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác
chia sẻ. Chẳng hạn, trong cuộc Hội thảo về chức năng đại diện và mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp do Văn phòng Quốc hội và Dự án UNDP tổ chức tại thành phố Hồ
Chí Minh năm 2004, GS. John K. Johnson, Đại học Quốc gia New York cũng khẳng

định tính chất đại diện của Quốc hội là tính đại diện cho những sự khác biệt vào quá


18
trình làm luật. Hay nói cách khác, tính đại diện của Quốc hội được thể hiện như “những
đầu dây thần kinh của xã hội” với trách nhiệm lắng nghe và trả lời những nhu cầu của
các cá nhân và các nhóm trong xã hội [33].
b) Về các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội
Về các yếu tố tác động đến tính đại diện của Quốc hội, hiện tại ở trong nước cũng
như ở nước ngồi đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Trong bài viết về
“Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội”, tác giả Trần Thị Hạnh
Dung đã phân tích mười yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng đại diện gồm:
1) Các đại biểu phải được bầu trực tiếp, tự do, bình đẳng thơng qua bầu cử phổ
thơng và bỏ phiếu kín;
2) Nhiệm kỳ của các đại diện không nên quá dài;
3) Tần suất hoạt động của Quốc hội;
4) Các đại biểu hoạt động chuyên trách và luôn tiếp xúc với cử tri;
5) Sự trung thành của đại biểu đối với cử tri trước các nhóm lợi ích khác nhau;
6) Nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của các đại biểu;
7) Quốc hội cần hoạt động cơng khai;
8) Tính đại diện đa dạng trong Quốc hội;
9) Cơ chế dân chủ trực tiếp;
10) Sự kiểm soát, chế ngự quyền lực của cơ quan đại diện.
Tuy nhiên, phải nói rằng các yếu tố này mới được đưa ra theo dạng liệt kê mà
chưa có sự phân tích về cách thức tác động đến tính đại diện của Quốc hội. Đồng thời,
dường như chưa có sự thống nhất trong việc xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến tính
đại diện. Chẳng hạn, yếu tố “tính đại diện đa dạng của Quốc hội” mang tính yêu cầu
nhiều hơn là yếu tố tác động đến tính đại diện của Quốc hội. Hơn nữa, do các phân tích
này chưa có tính hệ thống nên chưa chỉ ra mối liên hệ, tác động qua lại của những yếu
tố này đến các hình thức đại diện khác nhau của Quốc hội.

Một tác giả khác đã tiến hành phân tích kĩ hơn các yếu tố bảo đảm tính đại diện
của Quốc hội với bốn yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội là:
Một là, tính đại diện theo đảng phái là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của
sự ủy trị;


19
Hai là, bảo đảm sự bình đẳng và cơ hội như nhau cho các đại biểu Quốc hội;
Ba là, cơ chế ràng buộc chế độ trách nhiệm của đại biểu trước cử tri đã bầu ra họ;
Bốn là, bảo đảm tính đại diện cho các tầng lớp “yếu thế: trong xã hội như phụ
nữ, dân tộc thiểu số, nông dân [130, tr. 26 - 27].
Một nghiên cứu khác lại phân tích những yếu tố đảm bảo tính đại diện của Quốc
hội thông qua một số yếu tố như:
Một là, cơ cấu đại biểu trong mỗi khóa Quốc hội là một trong những yếu tố quan
trọng xác định tính đại diện của Quốc hội;
Hai là, mơ hình tổ chức một viện hay hai viện;
Ba là, chất lượng đại biểu Quốc hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc
thực thi vai trò đại diện của Quốc hội;
Bốn là, nâng cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước cử tri, tạo cơ chế, kiểm
tra, giám sát của cử tri đối với các đại biểu Quốc hội [38, tr. 224 - 238].
Do việc xác định các yếu tố này chưa dựa trên các phân tích có tính hệ thống nên
rõ ràng còn thiếu một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến tính đại diện của Quốc hội.
Chẳng hạn như các yếu tố liên quan đến cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội,
về tính cơng khai trong hoạt động của Quốc hội …
Việc xác định các yếu tố tác động đến tính đại diện của Quốc hội cũng được các
nhà nghiên cứu ở nước ngoài rất quan tâm. GS. John K. Johnson đề cập đến ba yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến tính đại diện của Quốc hội như sau:
Thứ nhất, hệ thống bầu cử. Theo đó, hệ thống tranh cử sẽ ảnh hưởng đến cách
các đại biểu Quốc hội đại diện cho các cử tri và tính độc lập của họ khi được bầu.
Thứ hai, hệ thống chính trị. Theo đó, mức độ ngăn cách và thống nhất giữa các

nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp cũng ảnh hưởng đến cách thực hiện các chức
năng đại diện của những nhà làm luật.
Thứ ba, các nguồn lực và năng lực kỹ thuật của nghị viện. Theo đó, việc tổ chức
các phiên họp mở, thiết lập các văn phòng ở khu vực bầu cử để tạo điều kiện tiếp xúc,
gặp gỡ với cử tri và các nhóm xã hội, sử dụng ý kiến đóng góp của họ để xây dựng hoặc
sửa đổi dự án luật đều có những tác động đến tính đại diện của Quốc hội [33].


×