Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn hùng chi xã lương sơn tp thái nguyên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.69 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN
HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN - TP. THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN
HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN - TP. THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K43 CNTY - N01

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2015


Giảng viên hướng dẫn:

TS. Đỗ Quốc Tuấn

Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN
HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN - TP. THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:


K43 CNTY - N01

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Đỗ Quốc Tuấn

Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 34
Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của trại qua 3 năm ......................... 35
Bảng 4.2. Chế độ và khẩu phần ăn của lợn nái (kg/con/ngày) ....................... 38
Bảng 4.3. Chế độ ăn của lợn nái nuôi con(kg/con/ngày) ................................ 38
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn lợn trong trại ............................. 41
Bảng 4.5. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 46
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con nhiễm Hội chứng tiêu chảy theo cá thể .................... 46

Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh theo lứa tuổi .......................................... 48
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con nhiễm Hội chứng tiêu chảy theo tính biệt ................ 50
Bảng 4.9. Tỷ lệ lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng trong
năm .................................................................................................................. 50
Hình 1.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con qua các tháng ................ 51
Bảng 4.10. Triệu chứng lâm sàng lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy ............. 53
Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả phòng hội chứng tiêu chảy ............................. 54
Bảng 4.12. Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy (%) ............................ 54
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh .................................................................... 55


iii

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

KgTT

: Kilogam thể trọng

Kcal/TA

: Kilo calo/ Thức ăn

Nxb

: Nhà xuất bản


TB

: Trung bình

Tr

: Trang

SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................. ii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ...................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Hiểu biết về Hội chứng tiêu chảy............................................................ 3
2.1.2. Những nguyên nhân gây tiêu chảy .......................................................... 5
2.1.3. Cơ chế gây tiêu chảy ............................................................................. 12
2.1.4. Hậu quả của hội chứng tiêu chảy .......................................................... 15
2.1.5. Triệu chứng và bệnh tích của Hội chứng tiêu chảy .............................. 15
2.1.6. Các biện pháp phòng bệnh .................................................................... 19
2.1.7. Điều trị Hội chứng tiêu chảy ................................................................. 21
2.1.8. Đặc điểm sinh lý lợn con ...................................................................... 26
2.2. Tình hình nghiên cứu Hội chứng tiêu chảy ở lợn con trong và ngoài nước..... 31
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 31
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 32
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 33


v

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 33
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 33
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
3.4.1. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 33
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 34
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 35
4.1.1. Tình hình sản xuất của trang trại........................................................... 35

4.1.2. Nội dung phục vụ sản xuất .................................................................... 36
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 46
4.2.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc hội chứng tiêu chảy theo cá thể .......... 46
4.2.2. Xác định tỷ lệ nhiễm Hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi ...................... 48
4.2.3. Xác định tỷ lệ Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo tính biệt .................. 50
4.2.4. Xác định tỷ lệ Hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng trong năm .. 50
4.2.5. Một số triệu chứng lâm sàng khi lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy .... 53
4.2.6. Đánh giá hiệu quả phòng hội chứng tiêu chảy ...................................... 54
4.2.7. Đánh giá kết quả điều trị bệnh .............................................................. 55
Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trong
ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các
vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân bón cho
sản xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn làm tăng kim ngạch xuất khẩu
đây cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Để cung
cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của trang trại và nông hộ thì việc phát
triển đàn lợn là việc làm cần thiết.
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi vai trò và ý
nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Chăn
nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng

thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn có hiệu quả, cần phải giải quyết nhiều vấn
đề, trong đó vệ sinh phòng bệnh cần được đặc biệt quan tâm. Bởi dịch bệnh xảy
ra là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi và giá thành
sản phẩm. Trong chăn nuôi lợn, ngoài bệnh của lợn nái thì hội chứng tiêu chảy
ở lợn con cũng rất đáng lo ngại, làm ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống và
sức sinh trưởng của lợn con. Trong đó hội chứng tiêu chảy ở lợn con là một
bệnh thường xuyên xảy ra trong nhiều trại lợn giống và các hộ gia đình nuôi
lợn nái ở nước ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu phòng trị bệnh nhưng vì
tính chất phức tạp của nguyên nhân gây bệnh. Nên có rất nhiều loại thuốc và
hóa dược được sử dụng để phòng, trị bệnh nhưng các kết quả thu được lại
không như mong muốn, lợn khỏi bệnh thường còi cọc chậm lớn. Xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn sản xuất trên cơ sở thừa kế kết quả của các tác giả trong


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của thầy giáo, cô giáo.
Nhờ vậy, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo trang bị cho kiến thức khoa học
kỹ thuật, cũng như đạo đức của người cán bộ tương lai. Thầy, cô đã trang bị
cho tôi đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào cuộc sống
và vào nghề nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt được khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố
gắng của bản thân. Tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo
trong khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Đỗ
Quốc Tuấn, cùng với sự giúp đỡ của bác Nguyễn Ngọc Hùng là chủ trang trại
lợn Hùng - Chi xã Lương Sơn - Tp. Thái Nguyên - Thái Nguyên đã giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú
y, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn TS. Đỗ Quốc Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản khóa luận này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bác Nguyễn Ngọc
Hùng chủ trang trại lợn và tập thể cán bộ công nhân viên trại chăn nuôi Hùng
- Chi, xã Lương Sơn - Tp. Thái Nguyên - Thái Nguyên. Những người đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người
thân của tôi đã hết lòng động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận này./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Dương


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Hiểu biết về Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy của lợn có rất nhiều nguyên nhân như: do kí sinh
trùng, do vi khuẩn, do virus… gây ra.
Hội chứng tiêu chảy thường thấy ở giai đoạn sau cai sữa. Nguyên nhân
là do cấu tạo của cơ quan nội tạng của cơ thể lợn con chưa hoàn chỉnh, lợn
con dễ bị tác động bởi yếu tố ở bên ngoài. Lợn là một loài gia súc dạ dày

trung gian nhưng có điều khác biệt với loài gia súc dạ dày đơn khác là chúng
lại ăn tạp. Vì vậy quá trình tiêu hóa của lợn cần một khẩu phần ăn cân đối cả
về chất lượng lẫn số lượng. Chỉ cần một khẩu phần mất cân đối, thiếu chất
dinh dưỡng, vitamin, nguyên tố đa lượng, vi lượng thì quá trình tiêu hóa và
hấp thu sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới rối loạn quá trình tiêu hóa gây nên ỉa chảy mà
hay gặp ở lợn con sau cai sữa.
Mặt khác, do cấu tạo cơ thể lợn con chưa hoàn chỉnh, môi trường ngoại
cảnh có ảnh hưởng rất lớn và cơ thể lợn chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện
ngoại cảnh. Khi cơ thể lợn chịu tác động bất lợi, sức đề kháng của cơ thể
giảm sút tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại cư trú trong đường tiêu hóa
gây bệnh. Bình thường ở điều kiện cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
thì các vi khuẩn, virus này không tự nó gây nên bệnh. Tuy nhiên khi các yếu
tố khí hậu, thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lí
sẽ tác động mạnh mẽ đến cơ thể lợn con vốn dĩ chưa được hoàn chỉnh. Cơ
quan chịu tác động lớn nhất là bộ máy tiêu hóa dẫn đến quá trình loạn khuẩn
trong đường tiêu hóa, hậu quả cuối cùng là ỉa chảy. Hai loại vi khuẩn cơ hội
thường gặp nhất gây nên hội chứng tiêu chảy là E. coli và Salmonella.


4

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của đường
tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, triệu chứng,
đặc điểm và tính chất của bệnh, được gọi với nhiều tên khác nhau:
Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia)
Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng (Non-infectivediarrhoea)
Bệnh phân sữa (Milk-Scours)
Tiêu chảy là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như: phó thương hàn,
E. coli, viêm dạ dày truyền nhiễm, dịch tả, rotavirus
Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn, bệnh xuất

hiện ở 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: ở lợn sơ sinh đến vài ngày tuổi
+ Giai đoạn 2: ở lợn con theo mẹ
+ Giai đoạn 3: ở lợn con sau cai sữa
Cho đến nay, Hội chứng tiêu chảy của lợn con đã được khẳng định xuất
hiện với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, gây ra bởi nhiều nguyên nhân.
Vì vậy, việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để khống chế tiêu chảy là vấn đề gặp
rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở
chăn nuôi lợn đều chưa thể khống chế một cách hiệu quả đối với hội chứng
tiêu chảy. Lợn con có thể bị mắc bệnh quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân
khi thời tiết có những thay đổi đột ngột hay vào những giai đoạn chuyển mùa
trong năm (Sử An Ninh, 1993) [19]. Trong những tháng mưa nhiều, nóng ẩm
thì số lợn con bị tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi tới 90 - 100% toàn đàn (Đào
Trọng Đạt và cs, 1996) [8].
Theo Lê Minh Chí (1995)[3], Phạm Ngọc Thạch (1996)[31], tiêu chảy
là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên
nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc phân biệt
rạch ròi giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn.


5

Phạm Sỹ Lăng (2009)[14] tiêu chảy ở lợn là biểu hiện lâm sàng của
nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, thời
tiết, môi trường ngoại cảnh, độc tố.
Tình trạng của hội chứng tiêu chảy nói chung chủ yếu là mất nước và
chất điện giải làm cho con vật suy kiệt sức và chết. Vì vậy, khi điều trị về
bệnh tiêu chảy thường bổ sung nước và chất điện giải. Những lợn khỏi
bệnh thường bị còi cọc, chậm lớn, lông xù, thiếu máu, chính vì vậy làm
cho hiệu quả của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói

riêng không cao.
2.1.2. Những nguyên nhân gây tiêu chảy
2.1.2.1. Nguyên nhân nội tại
∗ Do chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái không đúng kỹ thuật
Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái đẻ không đảm bảo kỹ thuật:
Nghèo dinh dưỡng, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, chứa nhiều aflatoxin và
Orchatoxin, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thiếu hoặc không cân bằng các loại Axit amin,
Vitamin và các nguyên tố vi lượng, nhất là Fe, Co, Ca, Vitamin B12… làm bào
thai phát triển kém, do đó lợn con mới sinh dễ bị bệnh tiêu chảy.
Do rối loạn trao đổi chất vì lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu
chất dinh dưỡng nhất là thiếu Fe. Khi còn bú mẹ, lợn con rất cần nước, thiếu
nước chúng sẽ uống nước bẩn…
Người ta cũng đã chứng minh những nái chửa nuôi con trong điều kiện
ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên, thiếu vận động sẽ sinh ra những lợn con dễ
mắc bệnh phân trắng lợn con hơn là nái được nuôi trong điều kiện chuồng trại
tốt hơn, mặc dù chúng được ăn cùng loại thức ăn như nhau. Cũng kết quả
tương tự như vậy, con của những nái hậu bị thường hay bị phân trắng lợn con
nhiều hơn là con của những nái cơ bản.


6

Do lợn mẹ trước khi sinh bị nhiễm bệnh thương hàn (mặc dù điều trị
đã khỏi) nhưng vi trùng vẫn tồn tại trong cơ thể, khi có thai vi trùng xâm nhập
qua màng nhau vào thai, lợn con đẻ ra bị nhiễm vi trùng nên gây tiêu chảy.
Không cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ: Sữa đầu ngoài thành phần dinh
dưỡng cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng
chống bệnh trong 3 - 4 tuần lễ đầu. Lợn con phải được bú càng sớm càng tốt
và càng nhiều càng tốt, sau 24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng
thời lúc này men tiêu hóa chất đạm bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng

thể trong sữa đầu.
Vệ sinh rốn không tốt: Lợn con bị viêm rốn sẽ tiêu chảy, do đó sau khi
sinh phải dùng dây và dụng cụ sạch cột và cắt rốn, sát trùng bằng Iodine sau
khi cắt và sau đó tiếp tục sát trùng rốn ngày 2 lần cho đến khi rụng.
Nhiều trường hợp lợn con bị bệnh phân trắng khi lợn mẹ ít sữa hoặc
mất sữa buộc lợn con phải gặm mút lung tung trong đó có các chất thải của
lợn mẹ khi bài xuất ra đã có sẵn E. coli gây bệnh.
Cũng không ít trường hợp lợn nái sau khi sinh bị viêm vú (đặc biệt là
viêm vú do E. coli), viêm tử cung và viêm bàng quang cũng do E. coli thì
những lợn con của các nái này bị tiêu chảy phân trắng ngay từ những ngày
đầu mới sinh, tức là bệnh được truyền lây từ con mẹ.
∗ Do đặc điểm sinh lý lợn con
Trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển, lợn con gặp phải hai thời kỳ
khủng khoảng lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa. Lúc 3 tuần tuổi nhu cầu sữa cho
lợn con tăng, trái lại lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, một số chất trong cơ thể lợn
con giảm dần, đặc biệt là Fe - thành phần cấu tạo Hemoglobin. Nhu cầu sử
dụng sắt ở lợn con mỗi ngày từ 7 - 11mg, mà lượng sắt cung cấp từ sữa mẹ rất
ít, khoảng 2 mg Fe/ngày, cho nên lượng sắt dự trữ của lợn con đến ngày thứ
18 đã tiêu hết và mỗi ngày cơ thể lợn con thiếu từ 5 - 9 mg Fe để tạo


7

Hemoglobin và một số men chuyên hóa, hô hấp như: Cytochrome,
Cytochromoxdase, Catalase, Peroxydase.
Nếu trong 4 tuần đầu mà không bổ sung sắt kịp thời thì xuất hiện hội
chứng thiếu máu do thiếu sắt và gây rối loạn chuyển hóa sinh học của chu
trình Kreb và dễ phát sinh bệnh tiêu chảy phân trắng.
Bộ máy tiêu hóa của lợn con theo mẹ phát triển chưa hoàn chỉnh, chức
năng tiêu hóa của lợn con sơ sinh chưa cao, axit HCl tiết ra không đáng kể và

nhanh chóng bị liên kết với niêm dịch hoặc thức ăn trong dạ dày, do đó hàm
lượng HCl tự do trong dạ dày gần như không có. Axit HCl tự do bắt đầu xuất
hiện từ 25 - 30 ngày tuổi và phát huy khả năng tiêu hóa, diệt khuẩn rõ nhất ở
40 - 50 ngày tuổi.
HCl dịch vị làm trương nở protit, hoạt hóa pepsinogen tạo men tiêu hóa
protein và có khả năng diệt khuẩn. Tuy nhiên, sữa bị kết tủa dưới dạng
Cazein, không tiêu hóa được gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến lợn con bị ỉa chảy.
Lợn con sơ sinh có lớp vỏ đại não chưa phát triển hoàn chỉnh, nên khả
năng điều hòa thân nhiệt của chúng kém. Đồng thời, mỡ dự trữ và lớp mỡ
dưới da của lợn con rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể, cũng
làm khả năng giữ nhiệt cho cơ thể lợn bị hạn chế, lợn con dễ nhiễm lạnh và dễ
phát sinh bệnh phân trắng.
2.1.2.2. Nguyên nhân do ngoại cảnh
Môi trường ngoại cảnh là một trong ba yếu tố cơ bản gây bệnh dịch, mối
quan hệ giữa Cơ thể - Mầm bệnh - Môi trường là nguyên nhân của sự không ổn
định sức khoẻ, đưa đến phát sinh bệnh (Nguyễn Như Thanh, 2001) [30].
Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều
kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn,
nước uống…


8

Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không
tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh
vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc
(Trịnh Văn Thịnh, 1985a [33], Hồ Văn Nam và cs, 1997 [17]).
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về
thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của
con vật, vi khuẩn thường trực sẽ tăng độ độc và gây bệnh (Bùi Quý Huy,

2003) [10].
Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy không
mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống
điều hoà trao đổi nhiệt của cơ thể lợn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất,
làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hoá
có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh.
2.1.2.3. Các nguyên nhân gây Hội chứng tiêu chảy là do vi khuẩn
Trong đường tiêu hoá của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn
đường ruột, được chia thành 2 loại, trong đó vi khuẩn có lợi lên men phân giải
các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi và vi khuẩn
có hại, khi có điều kiện thì sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho vật chủ.
Theo Lê Văn Tạo và cs (1996)[29] cho biết họ vi khuẩn đường ruột
gồm những vi khuẩn cộng sinh thường trực trong đường ruột. Những vi khuẩn
này, muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành gây bệnh phải có 3 điều kiện:
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được chức
năng bám dính.
- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là
sản sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đường ruột Enterotoxin.
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ
đó phát triển nhân lên.


9

Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella spp,
Shigella, Klebsiella, Cl.perfringens… là những vi khuẩn quan trọng gây ra rối
loạn tiêu hoá, viêm ruột tiêu chảy ở người và nhiều loại động vật.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996)[8] cho biết chiếm tỷ lệ cao nhất
trong số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E. coli (45,6%). Cũng theo
tác giả, vi khuẩn yếm khí Cl.perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi

và nó trở thành vai trò chính.
Theo Nguyễn Như Pho (2003)[22] cho rằng khả năng gây bệnh của các
loại vi khuẩn đối với lứa tuổi lợn khác nhau. Lợn sau cai sữa hoặc giai đoạn
đầu nuôi thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai đoạn từ lúc
sơ sinh đến sau khi cai sữa thường do E. coli; lứa tuổi 6 - 12 tuần thì thường
do xoắn khuẩn Treponema hyodysenterriae; còn vi khuẩn yếm khí
Cl.perfringens thường gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1
tuần tuổi đến cai sữa.
Theo Phạm Sỹ Lăng (2009)[14] cho biết bệnh tiêu chảy ở lợn do vi
khuẩn chủ yếu có những bệnh sau:
- Bệnh do vi khuẩn E. coli.
- Bệnh hồng lỵ do Treponema hyodysenteriae
- Bệnh do Campylobacter.
- Bệnh do Salmonella.
- Bệnh do Clostridium perfringens.
2.1.2.4. Các nguyên nhân gây Hội chứng tiêu chảy do virus
Virus gây bênh tiêu chảy lây truyền trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khỏe
hoặc truyền bệnh gián tiếp, qua nước tiểu, nước mắt, nước mũi, rơm rác hay
dụng cụ chăn nuôi. Các virus này gây viêm loét niêm mạc ruột ở nhiều mức
độ khác nhau, chính từ đó quá trình tiêu hóa hấp thu ở lợn bị rối loạn, cuối
cùng là triệu chứng ỉa chảy: Adenovirus, Rotavirus (bệnh viêm ruột),


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 34
Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của trại qua 3 năm ......................... 35
Bảng 4.2. Chế độ và khẩu phần ăn của lợn nái (kg/con/ngày) ....................... 38

Bảng 4.3. Chế độ ăn của lợn nái nuôi con(kg/con/ngày) ................................ 38
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn lợn trong trại ............................. 41
Bảng 4.5. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 46
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con nhiễm Hội chứng tiêu chảy theo cá thể .................... 46
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh theo lứa tuổi .......................................... 48
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con nhiễm Hội chứng tiêu chảy theo tính biệt ................ 50
Bảng 4.9. Tỷ lệ lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng trong
năm .................................................................................................................. 50
Hình 1.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con qua các tháng ................ 51
Bảng 4.10. Triệu chứng lâm sàng lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy ............. 53
Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả phòng hội chứng tiêu chảy ............................. 54
Bảng 4.12. Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy (%) ............................ 54
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh .................................................................... 55


11

lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác
(Lê Thị Tài, 1997) [27].
2.1.2.6. Các nguyên nhân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là
một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn và gia súc khác. Ký sinh
trùng gây bệnh ỉa chảy tồn tại trong phân, nước tiểu, thức ăn khi vào cơ thể
gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh trưởng và phát triển thành các ký sinh
trùng gây bệnh:
Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn như cầu trùng
(Eimeria), Isospora suis, Crytosporidium... hoặc một số loài giun tròn lớp
Nematoda (Ascaris suum,Trichuris suis, Strongyloides, Haemonchus, Mecistocirrus…).
Bệnh do Isospora, Crytosporidium thường tập trung vào giai đoạn lợn
con từ 5 đến 25 ngày tuổi, còn ở lợn trên 2 tháng tuổi do cơ thể đã tạo được

miễn dịch đối với bệnh cầu trùng, nên lợn chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất
hiện triệu chứng tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2003) [28].
Giun sán ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở
lợn từ sau cai sữa. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại
giun đũa, giun lươn, giun tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ
cao hơn và nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2009) [11].
Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc bệnh
bị tiêu chảy nhưng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và phân bình
thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút.
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng
theo một số nhà khoa học nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn như Nguyễn
Thị Nội (1985)[20], Lê Văn Tạo (1993)[28], Hồ Văn Nam và cs (1997)[17]
thì dù nguyên nhân nào gây tiêu chảy cho lợn đi nữa, cuối cùng cũng là quá


12

trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có
thể dẫn đến chết hoặc viêm ruột tiêu chảy mãn tính.
2.1.3. Cơ chế gây tiêu chảy
2.1.3.1. Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh và đường sinh bệnh của E. coli là đề tài thu hút nhiều
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế
sinh bệnh và tiến triển của bệnh như: Những tổn thương ở đường ruột, phủ
tạng cho phép E. coli xâm nhập. Tuy nhiên, để gây bệnh, số lượng E. coli sinh
ra phải đủ lớn mới có thể gây bệnh cho lợn.
Đến nay, người ta cho rằng cơ chế sinh bệnh của E. coli ở lợn con được
biểu hiện thông qua:
- Vi khuẩn E. coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp xâm nhập vào
đường hô hấp hoặc phía trên của ruột non.

- Tấn công, phá hủy hệ thống lông nhung của tế bào niêm mạc ruột gây
ỉa chảy mất nước dữ dội, giảm đáng kể bề mặt hấp thu của ruột non.
- Ở trong ruột khi gặp được điều kiện thuận lợi vi khuẩn E. coli nhân
lên với số lượng lớn, sinh sản ra yếu tố kháng khuẩn Colicin V, yếu tố này
diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khác đặc biệt là vi
khuẩn có lợi. Khi vi khuẩn E. coli có số lượng lớn sẽ tràn lên ruột non. Chúng
tấn công, phá hủy hệ thống lông nhung, tế bào biểu mô làm phá hủy lớp tế
bào này gây ra viêm ruột. Hiện tượng này gây ra ỉa chảy mất nước dữ dội,
giảm đáng kể bề mặt hấp thu của ruột non.
- Sản sinh các độc tố ruột (Enterotoxin). Những E. coli trong ruột bám
trên hệ thống lông nhung, tăng sinh và sản sinh độc tố. Những độc tố này ảnh
hưởng trực tiếp đến áp suất thẩm thấu màng tế bào niêm mạc ruột, gây rối
loạn chức năng trao đổi chất của tế bào. Đặc biệt ảnh hưởng lên quá trình trao
đổi nước và các chất điện giải.


13

Theo Lê Văn Thọ (2007)[43], vi khuẩn E. coli sản sinh độc tố đường
ruột (Enterotoxin) tác động vào quá trình trao đổi muối ở ruột làm cho nước
và chất điện giải không được hấp thu từ ruột vào cơ thể mà ngược lại được
thẩm suất từ cơ thể vào ruột. Nước tập chung vào ruột làm cho ruột căng lên,
cộng với các khí do E. coli trong ruột lên men tạo ra càng làm cho ruột thêm
căng, sức căng của ruột càng kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo
nên những cơn nhu động đẩy nước và phân ra ngoài, gây nên tiêu chảy.
Lê Văn Năm và cs (1998)[18] cho biết, E. coli tiết ra độc tố gồm 2
nhóm: độc tố chịu nhiệt (ST) và nhóm độc tố kém chịu nhiệt (LT).
Enterotoxin thuộc nhóm LT bám trên bề mặt tế bào làm nước và muối
tràn ra ngoài và nó ngăn cản không cho nước và muối hấp thu trở lại.
- Sự sinh sôi của E. coli trong ruột non, đặc biệt là ruột già, làm chúng

xâm lấn, phá hủy tế bào niêm mạc, gây viêm ruột, sau đó ỉa chảy mất nước.
Khi lợn ỉa chảy nhiều sẽ dẫn đến mất nước gây rối loạn chức năng sinh
lý tiêu hóa. Do rối loạn tiêu hóa dẫn đến sự rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột. Một số vi khuẩn có hại phát triển nhanh, song song với sự phát
triển về số lượng của vi khuẩn có hại, độc tố của nó tiết ra cũng tăng nhiều.
Độc tố vào máu làm rối loạn cơ năng giải độc của gan và quá trình lọc ở thận
(Hồ Văn Nam và cs, 1997) [17].
Tóm lại: E. coli muốn gây được bệnh phải có những điều kiện sau:
+ Phải có khả năng bám dính vào lông nhung (kháng nguyên
Ficubriae).
+ Phải có yếu tố xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô.
+ Sản suất độc tố đường ruột.
Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức
phận bộ máy tiêu hoá và nhiễm khuẩn. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng


14

thời hoặc cũng có thể quá trình này trước, quá trình này sau và ngược lại,
song không thể phân biệt được từng quá trình.
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996)[31], khi thiếu mật thì tới 60% mỡ
không tiêu hoá được, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy hoặc việc
giảm hấp thu cũng dẫn đến tiêu chảy.
2.1.3.2. Bệnh lý lâm sàng của bệnh
Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở gia súc đó là sự biến đổi
về chức năng, tình trạng mất nước và chất điện giải, trạng thái trúng độc của
cơ thể bệnh.
Khi nghiên cứu về tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn E. coli, Nguyễn Như
Pho (2003)[28] cho rằng ruột của lợn tiêu chảy do vi khuẩn E. coli chỉ xung
huyết, không thấy xuất huyết, không có loét hoặc hoại tử như trong bệnh

phó thương hàn.
Sự mất nước kéo theo mất các chất điện giải trong dịch thể, đặc biệt là
các ion như HCO3-, K+, Na+, CL- … Đồng thời khi gia súc bị rối loạn tiêu hoá
thì cũng làm cản trở đến khả năng tái hấp thu nước. Ở gia súc bị tiêu chảy,
nếu lượng dịch mất đi trong đường ruột vượt quá lượng dịch đưa vào khi ăn
hoặc uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc nước tiểu để giảm lượng
nước thải ra. Nếu thận không bù được, mức dịch thể trong tổ chức bị giảm và
máu bị đặc lại. Hiện tượng này gọi là mất nước và triệu chứng lâm sàng là
con vật yếu, bỏ ăn, thân nhiệt thấp và có thể trụy tim mắt bị hõm sâu, nhìn lờ
đờ, da khô, khi véo da lên, nếp da chậm trở lại vị trí cũ. Lợn bị tiêu chảy gầy
sút nhanh, da nhăn, tính đàn hồi da kém; nếu tiêu chảy lâu ngày, lợn gầy nhô
xương sống, da thô, lông dựng ngược. Mặt khác, khi cơ thể mất nước và chất
điện giải sẽ kéo theo sự biến đổi của hàng loạt các bệnh lý khác nhau.
Hiện tượng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải sinh độc tố,
hệ vi khuẩn đường ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các độc tố đó cùng


15

với các sản phẩm của viêm, tổ chức phân huỷ, ngấm vào máu, tác động vào
gan làm chức năng gan rối loạn, gia súc bị trúng độc, đồng thời tác động cản
trở quá trình tiêu hoá tiếp tục gây tiêu chảy nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm độc
máu và gây tử vong.
2.1.4. Hậu quả của hội chứng tiêu chảy
Hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước
và mất các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý
(Lê Minh Chí, 1995) [3].
Lợn bị tiêu chảy giảm khả năng tiêu hoá, chuyển hoá và hấp thụ các
chất dinh dưỡng, nên lợn gầy còm, chậm tăng trọng, dễ dàng mắc các bệnh
khác (Phạm Sỹ Lăng và cs, 1997) [12].

Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không
được điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tương đối thấp nên đặc biệt mẫn
cảm với sự mất nước. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống và bù nước trong
điều trị tiêu chảy luôn luôn phải đặt ra.
Ở lợn hiện tượng tiêu chảy thường có quá trình nhiễm khuẩn. Khi tiêu
chảy do nhiễm khuẩn, các triệu chứng trầm trọng hơn và hậu quả để lại nặng
nề hơn. Bệnh có thể lây lan và kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho
ngành chăn nuôi.
Như vậy, với mỗi một nguyên nhân gây tiêu chảy khác nhau thì cũng
để lại những hậu quả khác nhau.
2.1.5. Triệu chứng và bệnh tích của Hội chứng tiêu chảy
2.1.5.1. Triệu chứng
∗ Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung dễ thấy và điển
hình nhất là hiện tượng tiêu chảy: Phân lúc đầu có thể táo sau đó chuyển sang
sền sệt hoặc lỏng ở các bệnh do giun sán, phó thương hàn, dịch tả ở giai đoạn


16

cuối phân lỏng. Lê Văn Năm và cs (1998)[18] cho biết: Phân của lợn bị tiêu
chảy do cầu trùng có lẫn máu, thậm chí máu chiếm phần lớn trong phân.
Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [12] cho biết: Lợn ỉa chảy, phân lỏng, màu xám
xanh hoặc xám vàng, trong phân có lẫn những mảnh thức ăn chưa được tiêu
hóa hết (lợn bị ỉa chảy do thức ăn không đảm bảo vệ sinh), do rối loạn hệ vi
khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. coli và Salmonella phát triển gây tiêu chảy.
Ngoài ra, lợn bị tiêu chảy thân nhiệt thường tăng nhẹ hoặc không tăng,
phân dính ở đuôi và hậu môn, con vật ăn uống kém, thậm chí bỏ ăn, khát
nước đôi khi thấy nôn mửa, ỉa chảy kèm theo mất nước, mất chất điện giải,
lợn gầy sút nhanh, da khô, lông xù, tăng trọng kém. Hiện tượng tiêu chảy kéo

dài làm sức đề kháng của lợn giảm sút, trực khuẩn đường ruột phát triển mạnh
mẽ xâm nhập vào đường Lympho - máu gây nhiễm trùng huyết, con vật kiệt
sức, chết rất nhanh.
Lợn con bị nhiễm E. coli, mắc Hội chứng tiêu chảy có biểu hiện yếu,
chậm chạp, bỏ bú, thân nhiệt tăng nhẹ, tiêu chảy nhiều, mất nước, biếng ăn,
suy nhược, đôi khi có nôn mửa. Phân lúc đầu có thể táo, sau đó ỉa lỏng, có thể
sền sệt ở các bệnh do giun sán, phân lỏng hoặc vọt cần câu, màu trắng, vàng,
xanh nhạt màu hạt đậu, có lẫn bọt khí. Vì mất nước nhiều nên lợn ốm bị khát
nước dẫn đến sinh loạn dưỡng trong cơ thể, bụng hóp lại, da nhăn nheo, lông
xù, phân dính xung quanh hậu môn, 2 chân sau rúm lại. Bệnh xảy ra quanh
năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân khi độ ẩm môi trường cao.
Trịnh Văn Thịnh (1985b)[34] cho biết, lợn bị tiêu chảy có biểu hiện
phân có màu trắng ngà đến vàng nhạt, mùi thối khắm, tanh, lông xơ xác gầy
tóp, chân đi lảo đảo không định hướng, đuôi và hậu môn luôn dính phân.
Theo Lê Văn Tạo và cs (1996)[29], khi lợn con bị nhiễm E. coli thì các
triệu chứng đặc trưng của bệnh là: Đầu tiên trong một đàn lợn có 1 - 2 con bị


iii

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

KgTT

: Kilogam thể trọng


Kcal/TA

: Kilo calo/ Thức ăn

Nxb

: Nhà xuất bản

TB

: Trung bình

Tr

: Trang

SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự


18

- Thể cấp tính: Niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhờn, xung huyết và
xuất huyết rất rõ, niêm mạc ruột non bị tổn thương mạnh, có vùng bị hoại tử,
niêm mạc ruột già bị tổn thương rất rõ, hạch lâm ba ruột sưng màu đỏ thẫm.

Xét nghiệm vi thể hạch lâm ba thương có tăng sinh đại thực bào. Có trường
hợp tế bào này tập trung thành một u, một số u bị hoại tử bên trong.
+ Gan nhão, dễ vỡ, đôi khi có xuất huyết ở gan.
+ Túi mật sưng, xuất huyết, dịch mật biến đổi màu.
- Thể mãn tính: Đặc trưng là tăng sinh tế bào, trong u tế bào tăng sinh
có các đại thực bào với các hạt nhân màu sáng, đó là các sản phẩm của biểu bì
võng mô, chúng có khả năng thực bào.
+ Lách sưng to, màu đỏ thẫm, đôi khi màu đen, rìa lách cong.
+ Thận không có biến đổi đặc trưng.
+ Trong phổi thấy có u mủ hoặc hoại tử, bề mặt phổi xung huyết.
+ Xuất huyết tim, màng tim dễ bóc, chứa đầy nước và có những điểm
xuất huyết rõ ràng.
+ Dạ dày đều chứa hơi và chứa 1/2 chất lỏng gồm sữa không tiêu, nước
màu vàng. Xác lợn chết gầy, hóp bụng. Những lợn chết qua đêm phần bụng
thường có màu đen do quá trình hoại tử gây nên.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986)[5] cho thấy, vi khuẩn Sal.
typhimurium và Sal. cholerasuis gây bệnh phó thương hàn chủ yếu tập trung ở
ruột non: Gây viêm ruột hoại tử lan tràn, hạch màng treo ruột, đồng thời tổn
thương này còn lan tràn đến kết tràng và trực tràng. Tác giả còn cho biết: ở
bệnh hồng lỵ do Treponema hyodysenteriae gây ra quá trình bệnh lý tập trung
ở ruột già: Sưng phù thành ruột và màng treo ruột, viêm và sưng hạch màng
treo ruột. Những tổn thương khác có thể thấy như: Sung huyết ở gan, viêm,
xuất huyết ở dạ dày.


×