Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.37 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐỨC VÔN
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER ROSS 308
NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI NÔNG HỘ XÃ PHẤN MỄ
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Hệ chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐỨC VÔN
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER ROSS 308
NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI NÔNG HỘ XÃ PHẤN MỄ
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Hệ chính quy
: Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 43 - Chăn nuôi Thú y
: 2011 - 2015
: TS. Trương Hữu Dũng

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


TRẦN ĐỨC VÔN
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER ROSS 308
NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI NÔNG HỘ XÃ PHẤN MỄ
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Hệ chính quy
: Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 43 - Chăn nuôi Thú y
: 2011 - 2015
: TS. Trương Hữu Dũng

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 24

Bảng 3.2. Nhiệt độ tiêu chuẩn và mật độ thích hợp cho gà ............................ 25
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm ............................................ 26
Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm ................................ 27
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................... 37
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .......................................... 38
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................................ 40
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ....................................... 42
Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ................................. 44
Bảng 4.7. Kết quả tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg
tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...................... 45
Bảng 4.8. Chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm....................... 47
Bảng 4.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm tại thời điểm 6 tuần tuổi......... 47
Bảng 4.10. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh trong thời gian thí nghiệm .......................... 49
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh CRD cho gà thí nghiệm ............................. 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................ 39
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................ 41
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .......................... 43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


CP

: Protein thô

ĐVT

: Đơn vị tính

FRCcum : Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng cộng dồn
FRCw

: Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng trong tuần

KL

: Khối lượng

ME

: Năng lượng trao đổi

SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự

TCVN


: Tiêu chuẩn việt nam

TN

: Thí nghiệm



: Thức ăn

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh học về gia cầm ................................................................ 3
2.1.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gia cầm ............................................. 5
2.1.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và cho thịt của gia cầm ......................... 6
2.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của gia cầm....................................................... 6
2.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng .................................................... 7
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm ............ 9
2.1.3.4. Khả năng cho thịt của gia cầm ........................................................... 16
2.1.3.5. Sức sống và khả năng miễn dịch của gia cầm ................................... 18
2.1.4. Đặc điểm của gà Broiler Ross 308 ........................................................ 19
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .................................. 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20


vi

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 23
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành nghiên cứu .............................................. 23
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ....................................... 23
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23

3.4.2. Thực hiên quy trình chăm sóc gà thịt Broiler Ross 308 ....................... 24
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .................................... 28
3.4.3.1. Tỉ lệ nuôi sống .................................................................................... 28
3.4.3.2. Khả năng sinh trưởng ......................................................................... 28
3.4.3.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ............ 29
3.4.3.4. Chỉ số sản xuất (PI), chỉ số kinh tế (EN) ........................................... 30
3.4.3.5. Tình hình nhiễm bệnh của gà thí nghiệm........................................... 30
3.4.3.6. Đánh giá khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm ........................... 30
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 33
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ................................................................... 33
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 33
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 34
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................ 36
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 36
4.2.1. Tỉ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi............................. 36
4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................................. 37
4.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm ......................... 40
4.2.3.1. Sinh trưởng tuyệt đối.......................................................................... 40


vii

4.2.3.2. Sinh trưởng tương đối ........................................................................ 41
4.2.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ............. 43
4.2.4.2. Tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khối
lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. .................................................... 45
4.2.5. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ............. 46
4.2.6. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm ................................................ 47
4.2.7. Kết quả theo dõi về tình hình nhiễm một số bệnh và kết quả diều trị trên

đàn gà thí nghiệm ............................................................................................ 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 50
5.1. Kết luận ................................................................................................ 50
5.2.Tồn tại và đề nghị .................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng nước ngoài


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng
trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng… cho nhu cầu
của xã hội, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày
càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi lớn hơn, ngon hơn. Do đó, đã
thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát
triển đạt năng suất cao, sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu
dùng. Với những giống gà có khả năng sản xuất thịt cao đưa vào chăn nuôi
theo hướng công nghiệp như: Ross 208, Ross 308, AA… đem lại hiệu quả
kinh tế cao và là nguồn thu lớn cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi gà theo
hướng công nghiệp
Gà Ross là giống gà công nghiệp siêu thịt của Scotland (Vương quốc
Anh) được nhập vào Việt Nam từ hơn chục năm nay, gà Ross gồm nhiều
dòng để tạo tổ hợp lai như: Ross 208, Ross 308, Ross 508…qua thí nghiệm
và thực tế sản xuất cho thấy gà Ross 308 có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng

suất thịt cao, chất lượng thịt tốt, ít mỡ khả năng thích nghi tốt, phù hợp với
điều kiện nước ta cả về phương tiện sản xuất và tiêu thụ. Để đạt hiệu quả
cao, nâng cao năng suất cho thịt đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất
cần phải có quy trình và phương pháp chăn nuôi hợp lý


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian thực tập tại xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương - tỉnh
Thái Nguyên em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá
nhân trong và ngoài nhà trường.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo
khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng, thầy
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo động viên, giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt
quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo UBND
xã Phấn Mễ cùng toàn thể gia đình bác Mai Đình Hiệp nơi cơ sở em thực tập
đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin được cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các
thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học
tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Trần Đức Vôn



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh học về gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc điểm
giống với bò sát đồng thời khác với gia súc và thú hoang là có bộ xương nhẹ,
thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay và là loài đẻ trứng
sau ấp nở thành gia cầm non. Quá trình trao đổi chất của gia cầm lớn thân
nhiệt cao (40 – 420C) nhờ đó mà gia cầm sinh trưởng nhanh.
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hóa, hô hấp,
bài tiết, tuần hoàn, sinh dục. Những cấu tạo giải phẫu sinh lý của gia cầm lại
có nhiều đặc điểm khác với gia súc. Đặc biệt là hệ hô hấp và tiêu hóa.
Hệ hô hấp của gia cầm gồm: xoang mũi, khí quản, phế quản phổi và 9 túi
khí chính nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn nữa dịch
hoàn của gia cầm nằm trong cơ thể mà quá trình sinh sản vẫn bình thường.
Hệ tiêu hóa cũng có nhiều điểm khác về cấu tạo chức năng.
Hệ tiêu hóa bao gồm: khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản
dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt,
tuyến tụy và gan.
Khoang miệng của gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ có
vai trò lấy, thu nhận thức ăn, không có tác dụng nghiền nhỏ. Thức ăn vào
miệng được bôi trơn bằng các dịch nhầy ở khoang miệng do tuyến nước bọt
tiết ra, trong nước bọt có enzym tiêu hoá tinh bột α -amilaza nhưng hoạt động
yếu, sau đó thức ăn được nuốt xuống thực quản.
Thực quản phình to tạo thành diều, diều không có tuyến tiết dịch tiêu hoá,
nhưng quá trình tiêu hoá tinh bột vẫn diễn ra nhờ enzym amilaza của nước



4

bọt chuyển xuống. Trong diều thức ăn được thấm ướt, làm mềm và một phần
hydratcacbon được phân hủy dưới tác dụng của men amilaza (quá trình đường
hóa) tạo ra quá trình vi sinh vật diều. Thức ăn từ diều qua dạ dày tuyến tương
đối nhanh. Dịch vị của dạ dày tuyến có HCL và men pepxin tham gia phân
giải protein thành pepton, sự tiêu hoá này chỉ ở mốc sơ bộ, sau đó thức ăn đã
được tẩm dịch và men nhanh chóng chuyển xuống dạ dày cơ.
Dạ dày cơ không tiết enzym tiêu hoá, mà chủ yếu là nghiền nát thức ăn,
nhào trộn tẩm dịch nhầy, nước và men vào thức ăn, làm tăng độ mềm ở dạ
dày cơ, dưới tác dụng của HCL và men pepxin protein tiếp tục được phân
hủy, hydratcacbon cũng được phân giải nhờ tác dụng của vi sinh vật trong
thức ăn. Thức ăn từ dạ dày cơ được chuyển xuống ruột non dưới tác dụng của
dịch ruột, dịch tụy và dịch mật các chất dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn được
chuyển hóa tạo thành những chất dễ hấp thu.
Ở ruột non quá trình tiêu hóa diễn ra là chủ yếu, gluxit được phân giải
thành đường đơn, lipit thành glyxerin và axit béo, protein thành các peptid và
các axit amin để cơ thể hấp thu và lợi dụng được.
Ở ruột già quá trình phân giải các chất các chất đạm, tinh bột còn lại từ
một non đưa xuống ruột già vẫn được tiếp tục nhờ các enzym tiêu hoá từ ruột
non và được hấp thu vào máu qua màng vào ruột già. Quá trình tiêu hóa chất
xơ của gia cầm cũng nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật lên men nhưng hoạt
động kém, chất xơ được tiêu hoá thành đường glucozơ và hấp thu vào máu
qua màng manh tràng ở ruột già, đặc biệt ở ruột già có sự tổng hợp vitamin
nhóm B nhờ hệ vi sinh vật.
Cặn bã của thức ăn được chuyển xuống lỗ huyệt, ở đó được trộn lẫn với
nước tiểu và thải ra ngoài, tức là phân gà. Gà lớn, gà đẻ thải 100 - 150g
phân/ngày/con.



5

Thức ăn qua đường tiêu hóa rất nhanh (gà con 2-4h; gà lớn 4-5h), do đặc
điểm này mà khi gà nuốt phải noãn nang cầu trùng thì noãn nang sẽ cùng thức
ăn chuyển theo đường tiêu hóa xuống ruột non, manh tràng, trực tràng, nên
quá trình xâm nhập, gây bệnh của cầu trùng xảy ra nhanh, vòng đời của cầu
trùng ngắn (5-7 ngày).
2.1.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gia cầm
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra
giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn
giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản
xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật
nuôi. Gia cầm cũng giống như tất cả các loài vật nuôi khác, chúng đều là sinh
vật tự dưỡng, không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự
sống như: protein, gluxit, lipid... từ những chất vô cơ đơn giản như sinh vật dị
dưỡng, nhu cầu về các chất hữu cơ này của cơ thể gia cầm chỉ có thể được
đáp ứng thông qua thức ăn nhờ quá trình tiêu hóa, hấp thu của hệ tiêu hóa.
Để đánh giá về vấn đề này người ta đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho
một kg tăng khối lượng”. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng
hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức
ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản
phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu
quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm.
Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng
với tiêu tốn thức ăn thường rất cao được Chambers J. R (1984) [24] xác định

là (0,5 - 0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là tương
quan âm từ (-0,2 đến -0,8).


6

Theo Phan Sỹ Điệt (1990) [2] khi nuôi gà Broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi
với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg.
Theo Bùi Đức Lũng và cộng sự 1993 [6] cho biết gà lai V135 tiêu tốn
thức ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuổi như sau: 4 tuần tuổi là 1,91; 5 tuần là
1,98; 6 tuần là 2,01; 7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26 kg.
Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều
công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm.
2.1.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và cho thịt của gia cầm
2.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật
nhất định. Trần Đình Miên và cộng sự 1992 [11] cho biết: Midedorpho A. F
(1867) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của
gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó
tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi.
Trần Đình Miên và cộng sự 1992 [11] đã khái quát: “Sinh trưởng là một
quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng
như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”.
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi đã
trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trong thai và giai đoạn
ngoài thai. Đối với gia cầm, ở giai đoạn phát triển của phôi thì sinh trưởng là
sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào và
dịch thể trong mô bào. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn
lên của các mô (trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước

của các tế bào) giai đoạn này sinh trưởng được chia làm hai thời kì: thời kì gà
con và thời kì gà trưởng thành.


7

Thời kì gà con: thời kì này lượng tế bào tăng mạnh nên quá trình sinh
trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh
như các men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gà con
dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng. Vì vậy thức ăn và nuôi dưỡng
trong thời kì này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời
kì này còn diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của
gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dưỡng dặc
biệt là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Thời kì trưởng thành: thời kì này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần
như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình
phát dục. Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để duy
trì sự sống, một phần để tích mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kì gà con.
Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để có hiệu quả kinh
tế cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là phải xác
định khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh
giá sinh trưởng.
2.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi
trưởng thành. Do vậy việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng
không phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng
sử dụng cách đo đơn giản và thực tế. Theo Chamber J. R. (1990) [24], để
đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính
như kích thước cơ thể, sinh trưởng tích lũy, tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng

tuyệt đối, sinh trưởng tương đối ) và đường cong sinh trưởng.
Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc
trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc


8

phân biệt giống. Giới hạn kích thước loài, cá thể… do tính chất di truyền
quy định. Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản
theo các quy luật của Mendel.
Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan chặt chẽ với khối lượng cơ
thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành
thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn
nuôi gia cầm.
Khối lượng cơ thể (sinh trưởng tích lũy)
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu
tố di truyền, khối lượng gà con mới nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng
và khối lượng gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gà khi nở
ít ảnh hưởng tới sự sinh trưởng tiếp theo
Đối với gà thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng gà khi giết thịt, khối
lượng không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết
để quyết định thời gian nuôi thích hợp. Khối lượng cơ thể được minh họa
bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy, đồ thị này thay đổi theo dòng, giống, điều
kiện nuôi dưỡng chăm sóc.
Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh
trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng khối lượng sống trung
bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày hoặc

g/con/tuần, đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng,
kích thước cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN - 2.40,
1997) [17]. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbol. Gà còn non tốc độ
sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.


9

Tốc độ sinh trưởng vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm
cơ thể và điều kiện môi trường.
Đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc,
gia cầm nói chung. Chambers J. R. (1990) [24] cho biết: đường cong sinh
trưởng của gà thịt gồm 4 pha mỗi pha có đặc điểm như sau.
Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc nhanh sau khi nở
Điểm uốn của đường cong tại thời điểm sinh trưởng có tốc độ cao nhất.
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần theo điểm uốn.
Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành
Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi để
thể hiện đồ thị sinh trưởng tích lũy và cho biết một cách đơn giản nhất về
đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn
chỉ rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường.
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà với những mức độ
khác nhau như di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi trường,
nuôi dưỡng chăm sóc…

- Ảnh hưởng của giống, dòng
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [24] có nhiều gen ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển
chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng
theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ.
Godfrey E. F và cộng sự (1952) [25] và một số tác giả khác cho rằng các
tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó ít nhất có một


10

gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự
sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một
giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%.
Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh
trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và
ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở
các môi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần
thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa
tiềm năng di truyền của giống..
Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [4] cho biết, gà con ở 40 ngày
tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ
cần có 20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi.
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997) [12] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian
và BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác
nhau ở 49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g; 2423,28g;
2305,14g.
Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòng TĐ9
có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối lượng
sống vượt dòng TĐ8 12,90% và vượt dòng TĐ3 17,40%, (Lê Hồng Mận và cộng

sự, 1996) [10].
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [5], thì sự sai khác về khối
lượng cơ thể giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng từ 500 - 700 g (13 - 30%).
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về sinh trưởng
là do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen quy định khả
năng sinh trưởng liên kết với giới tính, cho nên con trống thường lớn hơn con


11

mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh
trưởng của gia cầm.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Ở gia cầm tốc độ sinh trưởng giữa con trống và con mái có sự khác
nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng
cơ thể. Thường thì con trống có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn gà mái. Sự
khác nhau này được giải thích qua tác động của các gen liên kết giới tính.
Tác giả Jull F. A (1972) [28], cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng khác
gà mái từ 24- 32%, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính)
hoạt động mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Theo M. O. North
và cộng sự (1990) [29] ở cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau
thì gà trống thường sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Lúc mới nở gà trống
nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 3 tuần tuổi
là >11%, 7 tuần tuổi là > 23%, 8 tuần tuổi là > 27%. Ở gà hướng thịt giai
đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 - 250g (Nguyễn Duy
Hoan và cộng sự 1998) [4]. Sự khác nhau này là do nhiều nguyên nhân như
quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý giữa 2 giới là khác nhau. Như vậy
gà trống và gà mái đòi hỏi mức năng lượng và protein khác nhau cho quá
trình sinh trưởng và phát triển.

Theo Hoàng Toàn Thắng (1996) [15] khuyến cáo : đối với gia cầm để
đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi cần nuôi tách riêng trống mái.
- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Theo Brandsch H. và cộng sự (1978) [1] , tốc độ mọc lông là một tính
trạng di truyền có liên quan đến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển
của gia cầm. tốc độ mọc lông có liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh
trưởng của gia cầm. theo nghiên cứu trong cùng một giống, một dòng,
một tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh sẽ có tốc độ sinh trưởng và


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 24
Bảng 3.2. Nhiệt độ tiêu chuẩn và mật độ thích hợp cho gà ............................ 25
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm ............................................ 26
Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm ................................ 27
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................... 37
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .......................................... 38
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................................ 40
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ....................................... 42
Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ................................. 44
Bảng 4.7. Kết quả tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg
tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...................... 45
Bảng 4.8. Chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm....................... 47
Bảng 4.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm tại thời điểm 6 tuần tuổi......... 47
Bảng 4.10. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh trong thời gian thí nghiệm .......................... 49
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh CRD cho gà thí nghiệm ............................. 49



13

gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô
này với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng
mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường
Gà thịt thương phẩm đặc biệt nhất là giống gà cao sản có tốc độ sinh
trưởng và phát triển rất mạnh, nhưng sức đề kháng của cơ thể với môi trường
sống kém hơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi…
Theo Newmeister H. (1978) [12], cho biết: các yếu tố môi trường như quá
nóng, quá lạnh, ẩm độ quá cao hay quá thấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông
thoáng kém sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của gia cầm.
+ Nhiệt độ môi trường:
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc
biệt là giai đoạn gà con. Với gà Broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất
cần đảm bảo 32 - 340C; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 là 300C; tuần thứ hai là
260C; tuần thứ ba là 220C; tuần thứ tư là 200C. Theo Lê Hồng Mận và cộng sự
(1993) [9] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là
18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME)
và protein thô (CP) của gà Broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi
phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức
tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau.
Theo Herbert G. J và cộng sự (1983) [27] thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh
hưởng tới gà sau 3 tuần tuổi như sau: Thay đổi 10C tiêu thụ năng lượng của gà
mái biến đổi tương đương 2 Kcal ME. Trong điều kiện khí hậu nước ta, theo
Bùi Đức Lũng và cộng sự 1993 [6] thì gà Broiler nuôi vụ hè cần phải tăng
mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 - 15%.



14

+ Ẩm độ
Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của gà. Ẩm độ thích hợp nhất
cho gia cầm từ 65 -70%, nếu ẩm độ quá thấp hay quá cao đều gây ảnh
hưởng tới sức khỏe đàn gà. Nếu ẩm độ cao làm cho chất độn chuồng ẩm
ướt, thức ăn dễ ôi, mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển,
sản sinh ra nhiều khí NH3 do vi khuẩn phân huỷ các axit nucleic trong
phân và chất độn chuồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đàn gà.
Tất cả các yếu tố trên tác động làm cho gà dễ mắc các bệnh về đường tiêu
hoá nhất là bệnh do Ecoli gây ra và bệnh cầu trùng…nếu ẩm độ thấp sẽ
làm cho không khí chuồng nuôi khô, chất độn chuồng khô tạo nhiều bụi
nên gà rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp như CRD, IB, nấm phổi. Ngoài
ra tiểu khí hậu chuồng nuôi vô cùng quan trọng, chuồng nuôi thông
thoáng sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho gà, giảm thải các khí độc như CO2,
CO, NH3, H2 S… Vì vậy việc điều chỉnh ẩm độ trong chuồng nuôi là vấn
đề hết sức quan trọng trong chăn nuôi gia cầm.
+ Ảnh hưởng của ánh sáng
Ngoài các vấn đề về ẩm độ và nhiệt độ thì chế độ chiếu sáng cũng là
một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gà vì gà rất nhạy
cảm với ánh sáng. Khi kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về
thức ăn và kích thích cho cơ thể phát triển, song lại làm giảm hiệu quả sử
dụng thức ăn, nhưng nếu thời gian chiếu sáng ngắn sẽ gây nên hậu quả
ngược lại tức là làm giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng, tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn. Ánh sáng có cường độ chiếu sáng quá yếu sẽ khiến
gà không nhìn thấy đường, khó tìm đến được máng ăn. Nhưng nếu cường
độ chiếu sáng quá mạnh sẽ là nguyên nhân gây hiện tượng mổ cắn nhau,
gà hoạt động nhiều do đó làm giảm khả năng tăng khối lượng.



15

Theo Bùi Đức Lũng và cộng sự (1993) [6], gà Broiler phải được chiếu
sáng 23-24 h/ngày với cường độ chiếu sáng 4 w/m2 nền chuồng, cường độ
này giảm dần đến 21 ngày tuổi chỉ cần 1,7 w/m2 nền chuồng. Như vậy để
thúc đẩy quá trình sinh trưởng và sức sản xuất của gia cầm chúng ta cần
có chế độ chiếu sáng thích hợp cho từng gia cầm, với từng phương thức
chăn nuôi.
+ Ảnh hưởng của mật độ nuôi
Mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà. Mỗi giai
đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi nhất
định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót dày,
nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2 m2/con…).
Nếu gà nuôi với mật độ quá cao sẽ sản sinh ra nhiều khí độc như NH3, H2S,
CO2… làm gà thiếu oxy làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của chúng.
Mật độ quá cao còn làm độ ẩm chuồng nuôi tăng lên, là môi trường thuận lợi
cho các mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào cơ thể làm giảm khả năng tăng
trọng. Nhưng ngược lại, nếu nuôi gà với mật độ quá thấp sẽ làm giảm hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi. Như vậy, để gà sinh trưởng và phát triển tốt đem
lại hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần nuôi gà với mật độ hợp lý. Mật độ nuôi
thay đổi phụ thuộc vào lứa tuổi và phương thức chăn nuôi. Tuy nhiên mật độ
chuồng nuôi còn thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu từng vùng, điều kiện chuồng
trại và trang thiết bị chăn nuôi của mỗi cơ sở. Ngoài các yếu tố trên thì
phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quá trình vệ sinh phòng
bệnh cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ
Theo Trần Thanh Vân và cộng sự (2007) [21] Khi nghiên cứu ảnh hưởng
của phương thức nuôi tới khả năng sinh trưởng của gà Sasso thương phẩm có

kết quả như sau: Vụ đông 10 tuần tuổi lô nuôi nhốt gà có khối lượng bình


16

quân là 2645,98 g, lô bán nuôi nhốt đạt 2473,39 g. Ở vụ Xuân - Hè thì lúc 10
tuần tuổi có khối lượng cơ thể là 2415,40 g ở lô nuôi nhốt và 2291,46 g ở lô
bán nuôi nhốt. Như vậy sinh trưởng liên quan chặt chẽ tới giống, điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng bệnh. Ở nước ta điều
kiện khí hậu ở 2 vụ Hè và vụ Đông khác nhau gây ảnh hưởng tới sinh trưởng.
Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm dẫn đến tăng khối
lượng kém.
2.1.3.4. Khả năng cho thịt của gia cầm
- Đặc điểm khả năng cho thịt của gà
Năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng
thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần
thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất của cơ là
tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt. Chambers J. R. (1990) [24], Peter
(1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) [14] đã
tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như
sau: khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm
khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm khoảng
6%, máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết
mổ chiếm khoảng 13%.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt
Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của
hệ cơ, kích thước và khối lượng khung xương. Hệ số di truyền của rộng
ngực là 0,2 - 0,3 và góc ngực là 0,3 - 0,45 (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự
1995) [16]. Năng suất thịt của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Ảnh hưởng của di truyền: giữa các giống, dòng khác nhau tồn tại sự

sai khác di truyền về năng xuất thịt xẻ, các phần của thân thịt (Chambers
J. R. 1990) [24]. Khi so sánh giữa các giống gà đẻ dòng nặng cân với gà


×