Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

DƢƠNG HUYỀN TRÂM

Dƣơng Huyền Trâm

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH
DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Luận văn thạc sĩ Kế toán
KHOÁ 4
Đồng Nai – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

Dƣơng Huyền Trâm

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH
DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301


Luận văn thạc sĩ Kế toán

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. HÀ XUÂN THẠCH
Đồng Nai – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lạc Hồng, Tác
giả đã hoàn thành luận văn trình độ Thạc sỹ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát rủi ro tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai”. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của
Tác giả trong suy nghĩ, trong lý luận, trong việc làm và làm phong phú hơn hành
trang kiến thức trên con đường sự nghiệp sắp tới của mình.
Có được thành quả này, cho phép Tác giả được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến
Quý Thầy cô đã đem hết tâm huyết của mình để truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian vừa qua; Và đặc biệt là PGS.TS Hà Xuân Thạch – người Thầy
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình Tác giả nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Đồng thời, Tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người
thân đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để Tác giả có thể hoàn thành
khóa học và luận văn này.

Tác giả luận văn

Dương Huyền Trâm


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn: Dương Huyền Trâm, học viên lớp Cao học khóa 4, ngành Kế
toán, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Lạc Hồng, xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Những nội dung trong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá về thực
trạng hệ thống kiểm soát rủi tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình
cáp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Các đề xuất và giải pháp là do tôi tự nghiên cứu,
không sao chép.
Luận văn kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu về rủi ro và kiểm
soát rủi ro tại Việt Nam và trên thế giới. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận
văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Đồng Nai, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Dương Huyền Trâm


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung nghiên cứu là luận văn tốt nghiệp trình độ Thạc sỹ, thực hiện theo yêu
cầu đào tạo Sau đại học tại trường Đại học Lạc Hồng, chuyên ngành Kế toán, của học
viên Dương Huyền Trâm, mã số sinh viên: 912000017. Tên đề tài nghiên cứu là
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về rủi ro (RR) và kiểm soát rủi ro (KSRR) thông
qua hệ thống lý thuyết QTRR doanh nghiệp của tổ chức COSO năm 2004; Và kết quả
phân tích thực trạng hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền

hình cáp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSRR từ phía doanh nghiệp, gồm: Mô hình quy trình KSRR ứng dụng cho các
doanh nghiệp này; Quy trình ứng phó, kiểm soát, giám sát hệ thống KSRR; Một số
báo cáo điển hình và Mô hình lưu chuyển thông tin trong nội bộ doanh nghiệp; Và
nhóm giải pháp trợ giúp từ phía Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội truyền hình trả tiền;
Nhằm giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư... hiểu rõ hơn về RR và KSRR, nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của KSRR trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.


M

L

Trang
Trang bìa phụ
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục




ế ắ


Danh mục hình vẽ
Danh mụ

ể đồ


PHẦN M

ẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 3
6. Các đề tài nghiên cứu liên quan đã được công bố .............................................. 3
6.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 3
6.2. Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 4
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 5
Ơ

HƢƠNG 1
L LUẬN VỀ H TH NG

IỂM O T

I O

1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát rủi ro ........................................................ 6
1.1.1.

Định nghĩa rủi ro ................................................................................... 6

1.1.2.


Kiểm soát rủi ro và sự phát triển lý thuyết kiểm soát rủi ro.................. 8

1.1.3.

Hệ thống kiểm soát rủi ro .................................................................... 11

1.2. Nội dung các thành phần cấu thành nên hệ thống iểm soát rủi ro ............. 11
1.2.1.

Môi trường quản lý nội bộ .................................................................. 12

1.2.2.

Thiết lập các mục tiêu ........................................................................ 13


1.2.3.

Nhận dạng sự iện tiềm tàng .............................................................. 14

1.2.4.

Đánh giá rủi ro ..................................................................................... 15

1.2.5.

Các phản ứng đối với rủi ro................................................................. 16

1.2.6.


oạt động iểm soát ............................................................................ 17

1.2.7.

Th ng tin và truyền th ng ................................................................... 17

1.2.8.

iám sát ............................................................................................... 18

1.3. Mối quan hệ giữa KSRR với các bộ phận chức năng của DN..................... 18
1.4. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống KSRR trong ngành THTT ...................... 19
1.4.1.

Bài học từ nghiên cứu ở Mỹ ................................................................ 19

1.4.2.

Bài học từ những sự kiện ở Việt Nam................................................. 22

HƢƠNG 2
THỰ T NG H TH NG IỂM O T
I OT I
O NH
NGHI P KINH DOANH DỊCH V TRUYỀN HÌNH CÁP
TRÊN ỊA BÀN TỈNH ỒNG NAI
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp kinh doanh DV THC tỉnh Đồng Nai ........ 25
2.1.1.

Lịch sử phát triển ngành THTT Việt Nam .......................................... 25


2.1.2.

Đặc điểm, quy mô SXKD các DN KD THC Đồng Nai ...................... 27

2.1.3.

u hướng phát triển của ngành THTT tỉnh Đồng Nai ....................... 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu .............................................. 33
2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 33

2.2.2.

Thu thập dữ liệu .................................................................................. 33

2.3. Đánh giá thực trạng KSRR tại các DN KD DV T C Đồng Nai thông qua
dữ liệu thứ cấp .............................................................................................. 35
2.3.1.

Đánh giá tổng quan sự phát triển của ngành THC .............................. 35

2.3.2.

Đánh giá các văn bản có liên quan đến thực trạng hệ thống KSRR tại
các DN KD DV THC Đồng Nai.......................................................... 39

2.3.3.


Đánh giá các văn bản quy định hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp
KD DV T C Đồng Nai ....................................................................... 42

2.4. Đánh giá thực trạng KSRR tại các DN KD DV T C Đồng Nai thông qua số
liệu sơ cấp .................................................................................................... 44
2.4.1.

Môi trường quản lý nội bộ .................................................................. 42

2.4.2.

Thiết lập các mục tiêu ......................................................................... 46


2.4.3.

Nhận dạng rủi ro .................................................................................. 47

2.4.4.

Đánh giá rủi ro..................................................................................... 48

2.4.5.

Đối phó với rủi ro ................................................................................ 50

2.4.6.

Hoạt động kiểm soát ............................................................................ 51


2.4.7.

Th ng tin và truyền th ng ................................................................... 52

2.4.8.

Giám sát ............................................................................................... 53

2.5. Những mặt chưa làm được và nguyên nhân tồn tại ..................................... 54
2.5.1.

Những mặt chưa làm được .................................................................. 54

2.5.2.

Nguyên nhân tồn tại ............................................................................ 57

HƢƠNG 3
GI I PH P HO N THI N H TH NG IỂM O T
I O
O NH NGHI P INH O NH ỊCH V TRUYỀN HÌNH CÁP
TRÊN ỊA BÀN TỈNH ỒNG NAI

T I
3.1.

uan điểm hoàn thiện .................................................................................. 64

3.2. Nội dung hoàn thiện ..................................................................................... 65

3.2.1.

Mô hình KSRR ứng dụng cho các DN KD DV THC Đồng Nai ........ 66

3.2.2.

Hoàn thiện hệ thống KSRR tại các DN KD DV THC Đồng Nai ....... 67

3.3. Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSRR cho doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ THC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................................... 84
3.3.1.

Về phía Nhà nước, Chính phủ ............................................................. 84

3.3.2.

Về phía Hiệp hội truyền hình trả tiền (VNPay) .................................. 86

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
Tài liệu tham kh o
Phụ lục 1: B ng câu hỏi kh o sát
Phụ lục 2: Khái quát về các DN KD THTT tỉnh ồng Nai
Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp, cá nhân tham gia kh o sát
Phụ lục 4: Danh mục ă

lê q

đến hệ thống KSRR tạ

N TH


N

Phụ lục 5: Kết qu xử lý số liệu sơ cấp
Phụ lục 6: Mô hình lƣu chuyển thông tin nội bộ của DN KD THC ồng Nai
Phụ lục 7: Tóm tắt quy mô SXKD các DN KD THC tham gia kh o sát
Phụ lục 8: Giá các gói SP THC cơ b n tại tỉ
Phụ lục 9: Một số loại

o

ồng Nai

o đ ển hình tại các công ty KD DV TH

ồng Nai


DANH M C CHỮ VIẾT TẮT

B Đ

Ban giám đốc

BKS

Ban iểm soát

COSO


Uỷ ban các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway (The Committee of
Sponsoring Organizations of the Treadway Commission).

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DV

Dịch vụ

HD

igh Definition (độ phân giải cao)

Đ

oạt động

Đ T

ội đồng quản trị


IPTV

Truyền hình trên giao thức internet

KD

Kinh doanh

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KSRR

Kiểm soát rủi ro

KTS

Kỹ thuật số

PTTH

Phát thanh Truyền hình

QL

uản lý

QLDN


uản lý doanh nghiệp

QLNB

uản lý nội bộ

QTRR

uản trị rủi ro

RR

Rủi ro

SD

Standard Definition (độ nét tiêu chuẩn)

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

TH

Truyền hình


THC

Truyền hình cáp

THTT

Truyền hình trả tiền

TV

Thành viên


DANH M C CÁC B NG



ứ ự

Nộ d

Trang

Bảng 2.1

Phân loại cấp bậc quản lý của người tham gia hảo sát

34


Bảng 2.2

Doanh thu, số thuê bao ngành T TT từ năm 2011 đến 2013

36

Bảng 2.3

Đánh giá m i trường quản lý nội bộ các DN KD DV T C
Đồng Nai

45

Bảng 2.4

Đánh giá hoạt động thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp

46

Bảng 3.1

Các quy trình ứng phó, iểm tra, giám sát hệ thống KSRR
tại các DN KD DV T C Đồng Nai theo các yếu tố bên
trong

73

Bảng 3.2

Các quy trình ứng phó, iểm tra, giám sát hệ thống KSRR

tại các DN KD DV T C Đồng Nai theo các yếu tố bên
ngoài

78


DANH M C CÁC HÌNH VẼ, SƠ Ồ



ứ ự

Nộ d

ì



Trang

Hình 1.1

Các thành phần của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp

12

Hình 3.1

iải thích ý hiệu m hình lưu chuyển th ng tin nội bộ


83

C ng ty TD PS Phương Nam
Sơ đồ 3.1

Quy trình KSRR ứng dụng cho các DN KD DV T C
Đồng Nai

66


DANH M C CÁC BIỂU Ồ



ứ ự

Nộ d

ể đồ

Trang

Biểu đồ 2.1

Đánh giá mức độ tham gia của Đ T và BKS trong
hoạt động KSRR

46


Biểu đồ 2.2

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp dẫn đến RR

47

Biểu đồ 2.3

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp dẫn tới RR của DN

48

Biểu đồ 2.4

Đánh giá mức độ quan ngại về hả năng RR gây tổn
thất cho DN

49

Biểu đồ 2.5

Đánh giá biện pháp ứng phó rủi ro của các DN T C

50

Biểu đồ 2.6

Đánh giá mức độ quan trọng và cần thiết của KSRR

51


Biểu đồ 2.7

Đánh giá mức độ hạn chế RR do nhận diện, iểm soát
tốt RR

51

Biểu đồ 2.8

Đánh giá mức độ xây dựng quy trình iểm soát để ứng
phó RR

52

Biểu đồ 2.9

Đánh giá mức độ truyền th ng trong doanh nghiệp về
hoạt động KSRR

52

Biểu đồ 2.10

Đánh giá mức độ hỗ trợ iểm soát RR của các bộ phận

53

Biểu đồ 2.11


Đánh giá hả năng KSRR tại các DN T C

54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự ra đời của Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/03/2011 của Thủ
tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền
(THTT). Quy chế này quy định việc quản lý, cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật,
dịch vụ THTT và nội dung trên THTT tại Việt Nam; Làm thay đổi thị trường THTT
về nhiều mặt, gây ra những rủi ro (RR) liên quan đến: Môi trường, điều kiện kinh
doanh; Quy mô tổ chức hoạt động (HĐ), loại hình doanh nghiệp (DN); Hình thức
đầu tư vốn, phát triển công nghệ; Nội dung sản phẩm (SP), kết quả hoạt động; Sự
tồn tại và phát triển của các DN kinh doanh (KD) dịch vụ THTT.
Đến năm 2013, Chính phủ ban hành thêm Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày
19/8/2013, phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ (DV) phát thanh, truyền hình
Việt Nam đến năm 2020 với các chỉ tiêu phát triển cả về nội dung (chương trình
THTT) và cung cấp DV (hình thức, loại hình SP của THTT).
Sau ba năm triển khai Quyết định số 20/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành quy chế quản lý hoạt động THTT; Và sự ra đời của Quyết định 1448/QĐ-TTg
ngày 19/8/2013 về quy hoạch phát triển DV phát thanh truyền hình (PTTH) Việt
Nam đến 2020; Các loại hình DV THTT phát triển đa dạng hơn: truyền hình cáp
tương tự (Analog TV) truyền thống, truyền hình vệ tinh còn phát triển thêm các DV
THC kỹ thuật số (Digital TV), truyền hình cáp giao thức Internet (IP TV), và truyền
hình di động (Mobile TV). Đồng thời, thị trường THTT xuất hiện xu thế mua bán,
sáp nhập của các DN vừa và nhỏ (DNVVN) biểu hiện ngày một rõ nét hơn, nhằm
tạo thế cộng lực hoặc giảm RR trong KD.

Và thị trường THTT xuất hiện các doanh nghiệp (DN) mới tham gia thị
trường, gây sức ép lớn đối với các DN THTT truyền thống, khiến thị trường THTT
phát triển sôi động và cạnh tranh gay gắt về giá cả, nội dung chương trình (CT). Thị
trường THTT cũng xuất hiện những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, những
bất cập trong quản lý hoạt động THTT cần phải có sự điều tiết của Nhà nước.
Dịch vụ truyền hình cáp (THC) là một loại hình DV của THTT, nên cũng
không thể tránh khỏi RR do các yếu tố liên quan đến sự thay đổi của thị trường
THTT gây ra. Vấn đề đặt ra cho các DN KD DV THTT nói chung và THC nói


2

riêng, phải tìm hiểu và đánh giá những RR có thể xảy ra, để giảm thiểu, hạn chế tổn
thất cho DN mình trong điều kiện KD hiện tại.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một người công tác tại một DN KD DV
THC trên tỉnh Đồng Nai, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro
tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” để thực hiện luận văn tốt nghiệp hoàn thành khóa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đạt tới những mục tiêu sau:
 Nhận định các yếu tố tác động dẫn tới rủi ro (RR) trong hoạt động KD DV
THC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
 Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro (KSRR) của các doanh nghiệp KD DV
THC tỉnh Đồng Nai thông qua cuộc khảo sát các doanh nghiệp. Từ đó phân tích
những mặt tích cực, mặt hạn chế trong hệ thống KSRR, nguyên nhân tồn tại của
những yếu kém và phân tích dữ liệu liên quan đến hệ thống KSRR của các DN KD
DV THC thông qua các chính sách, văn bản cụ thể để xem xét các yếu tố tác động
đến RR.
 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp KD
DV THC tỉnh Đồng Nai.

3. Đối tượng và ph

vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại các doanh nghiệp KD DV truyền hình cáp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lý luận, thực ti n về KSRR nói
chung; Và trong ngành KD DV THC tại Đồng Nai nói riêng.
4. Phư ng ph p nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
 Về lý luận hệ thống KSRR: Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ
thống hóa dựa trên nền tảng COSO năm 2004 về KSRR.
 Về thực trạng tại các DN: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích,
so sánh đánh giá các dữ liệu thứ cấp. Đồng thời tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo
sát các DN KD DV THC tại tỉnh Đồng Nai. Dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi
khảo sát các DN s được xử lý qua phương pháp thống kê mô tả.
 Tổng hợp, suy di n đưa ra các giải pháp hợp lý.


3

5. Đ ng g p

i của đề tài

Đánh giá thực trạng hệ thống KSRR tại các DN KD DV truyền hình cáp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSRR tại các DN KD DV truyền
hình cáp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6. C c đề tài nghiên cứu c


iên quan đ được c ng ố

6.1. C c nghiên cứu trong nư c
- Nguy n Thị Xuân Linh (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại
các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, TP.HCM.
Tác giả của luận văn này dựa trên cơ sở lý thuyết về KSRR, nhận định
các yếu tố RR trong ngành chế biến gỗ; Đã đánh giá hệ thống KSRR của các DN
chế biến gỗ tỉnh Bình Định thông qua khảo sát 56 DN chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
Từ đó, phân tích những mặt tích cực, yếu kém, nguyên nhân tồn tại của hệ thống
KSRR của các DN chế biến gỗ thông qua chính sách, văn bản, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và SP gỗ, báo cáo tài chính cụ thể để xem xét các nhân tố tác động đến RR; Và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSRR tại các DN chế biến gỗ tỉnh Bình
Định theo 8 thành tố của hệ thống khung lý thuyết quản trị rủi ro (QTRR) của tổ
chức COSO năm 2004.
- Đào Thị Thanh Thủy (2013), “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng”, Luận văn thạc
sỹ, TP. Đà Nẵng.
Trên cơ sở lý luận cơ bản về KSRR tín dụng của ngân hàng thương mại,
tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của
Viettinbank - Bắc Đà Nẵng, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi
ro tín dụng tại đơn vị này.
- Trương Thị Bích Ngọc (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát
rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới”, Luận
văn thạc sỹ, TP.HCM.
Luận văn này trình bày tổng hợp lý thuyết về RR và KSRR, đánh giá tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc nhận diện RR và KSRR đối với các DN Việt Nam
trước nền kinh tế thế giới nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
Tác giả đã đánh giá thực trạng nhận diện RR và KSRR tại các DN Việt Nam thông



4

qua cuộc khảo sát tại 100 DN; Từ đó phân tích những mặt tích cực, yếu kém trong
việc KSRR, nguyên nhân tồn tại của những yếu kém đó; Đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả KSRR tại các DN Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
- Hoàng Ngọc Huấn (2010), “Một số giải pháp phát triển thị trường truyền
hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
Luận văn này trình bày tổng quan về hướng phát triển của ngành THTT
nói chung và các giải pháp phát triển thị trường truyền hình Việt Nam trong xu
hướng phát triển của ngành THTT Việt Nam theo quy hoạch tổng thể của Chính
phủ đến năm 2020 về lĩnh vực hoạt động truyền hình trả tiền.
- Đinh Văn Đức (2009), “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, TP.HCM.
Luận văn tập trung trả lời hai câu hỏi sau: DN vừa và nhỏ (DNVVN) ở
Việt Nam thường phải đối mặt với những RR nào? Và DNVVN có thể QTRR như
thế nào để phòng ngừa, né tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại tài chính
mà RR có thể gây ra? Kết quả nghiên cứu và trả lời hai câu hỏi này giúp các
DNVVN nhận thức rỏ hơn về các mối nguy cơ RR, có cái nhìn tổng thể về các nguy
cơ RR, hiểu được lợi ích của QTRR để lựa chọn giải pháp quản trị thích hợp.
6.2. Nghiên cứu nư c ngoài
Satish K. Moorthy M.S.E (2009), “The U.S. Cable Television Industry: The
Multi-Service Operator Organizational Structure as a Bundle of Competencies”,
Thesis (M.B.A.) - Massachusetts Institute of Technology, Sloan School of
Management.
Nghiên cứu này là luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sỹ Quản trị KD tại Viện
Công nghệ Massachusetts của tác giả Satish Kumar Moorthy, tốt nghiệp Đại học
ở Pennsylvania năm 2007, thực hiện theo chương trình đào tạo nghiên cứu sinh theo
yêu cầu đổi mới và lãnh đạo toàn cầu của trường quản lý MIT Sloan, hoàn thành
vào tháng 6 năm 2009.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp để các công ty Truyền
hình cáp (THC) của Mỹ duy trì được vai trò thống trị, trong điều kiện ngành công
nghiệp THC của Mỹ đang trải qua giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với các công ty
vi n thông và các nhà cung cấp nội dung chương trình tại thời điểm nghiên cứu của
luận văn. Giải pháp mà luận văn này đưa ra là yêu cầu các công ty THC phải thay


5

đổi từ công ty DV cáp duy nhất để trở thành nhà khai thác và cung cấp đa DV. Sự
thay đổi này đòi hỏi các công ty phải có một cơ cấu tổ chức mới.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống KSRR trong nước và
trên thế giới, nhưng mỗi loại hình KD, quốc gia và đặc thù cơ chế chính trị, trình độ
quản lý, nguồn nhân lực,… S tác động khác nhau đến các nguyên nhân RR, nên đề
tài tác giả chọn chưa trùng với bất cứ đề tài nào đã công bố trước đây, tuy nhiên Tác
giả có kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây trong luận văn của mình.
7.

ết cấu u n v n

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống KSRR trong các DN.
- Chương 2: Thực trạng hệ thống KSRR tại các DN KD DV truyền hình cáp
tại tỉnh Đồng Nai.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSRR tại các DN KD DV truyền
hình cáp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ

U N VỀ HỆ THỐNG

1.1. Tổng quan về hệ thống kiể
1.1.1.

IỂM SOÁT RỦI RO

so t rủi ro

Định nghĩa rủi ro

Có nhiều định nghĩa khác nhau về RR, đối với những trường phái khác
nhau, những tác giả khác nhau thì có định nghĩa khác nhau. Định nghĩa về RR rất
phong phú và đa dạng, nhưng tập trung vào hai trường phái lớn: trường phái truyền
thống và trường phái hiện đại.
 Trường phái truyền thống xem RR là sự không may mắn, sự tổn thất mất
mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.
Đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến. RR còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình KD,
sản xuất (SX) của DN, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một DN.
 Năm 2010, Tự điển Tiếng Việt đưa ra một vài định nghĩa điển hình về
RR theo quan điểm truyền thống: RR là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến; RR là sự không may; RR là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại;
RR là sự không chắc chắn có liên quan đến một tổn thất, mất mát có thể xảy ra.
 Năm 1895, John Haynes định nghĩa rủi ro: là khả năng xảy ra những
hư hỏng hay mất mát một cách tình cờ, còn sự kiện không chắc chắn được coi là rủi
ro khi nó có những tác động xấu đến kết quả của đơn vị.


ng cho rằng những nhà

đầu tư, người đầu tư tài sản vào đơn vị, s gánh chịu rủi ro liên quan đến đơn vị.
Như vậy, theo quan điểm này thì RR là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con người.
 Theo trường phái hiện đại, rủi ro (Risk) là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tính tích cực. RR có thể mang đến những
tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ
hội. Các định nghĩa RR theo trường phái hiện đại:
 Theo quan điểm của nhà đầu tư, RR hàm ý sự không chắc chắn trong
tương lai về độ lệch từ lợi nhuận dự kiến hoặc kết quả mong đợi mà một nhà đầu tư
sẵn sàng chấp nhận để đạt được một mức lợi nhuận mong đợi từ một khoản đầu tư


7

của mình. RR xuất hiện trong những tình huống khác nhau như RR thanh khoản,
RR bảo hiểm, RR KD… Rủi ro khác nhau có nguồn gốc do sự không chắc chắn
phát sinh từ các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến đầu tư hoặc một tình huống.
 Theo Frank H. Knight (1921) thì RR là sự kiện trong tương lai mà có
thể đo lường được sự tác động, còn sự kiện không chắc chắn là những sự kiện mà
không thể đo lường được sự tác động. Mặt khác, ông cũng cho rằng RR liên quan
đến tổn thất, còn sự kiện không chắc chắn liên quan đến những lợi ích mà đơn vị
gặp phải trong tương lai.
 Năm 1956, Irving Pfeffer đã tiếp tục quan điểm của Knight, theo ông
thì RR là sự kết hợp của các nguy hại và được đo lường bởi xác suất xảy ra; Còn sự
kiện không chắc chắn được đo lường bởi mức độ niềm tin. RR là trạng thái khách
quan, còn sự kiện không chắc chắn là trạng thái chủ quan.

 Năm 2004, COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway commission - y ban các tổ chức tài trợ của y ban Treadway) đã đưa ra
định nghĩa về RR một cách đầy đủ trong Báo cáo của tổ chức này: “Rủi ro là khả
năng một sự việc có thể xảy ra và tác động đến việc hoàn thành được các mục tiêu
đã đề ra của một tổ chức”.
Các quan điểm về RR theo thời gian đã có nhận thức tiến bộ rõ rệt, lúc đầu
RR được xem là việc xuất hiện các sự kiện gây ra tổn thất một cách tình cờ và
không thể đo lường trước. Tiếp theo, RR có thể đo lường được bằng xác suất, còn
những sự kiện không chắc chắn là RR không thể đo lường, mang tính định tính phụ
thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Hiện nay, RR không chỉ được xem
xét ở giá trị tổn thất, được định lường bởi xác suất xảy ra RR, mà RR còn được
đánh giá lợi ích do nó mang đến so với kế hoạch định ra ban đầu hoặc mang lại
những lợi ích không tính tới trước. RR có thể xảy ra đơn lẻ hoặc có thể xảy ra cùng
lúc nhiều tình huống tác động lẫn nhau. Tóm lại, RR là điều không chắc chắn của
những kết quả trong tương lai, tồn tại khách quan đối với ý thức của con người, kết
quả đó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với bất kỳ một cá nhân hay tổ
chức nào. RR có ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội và gắn
liền với quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong hoạt động DN, RR là điều không
thể tránh khỏi, nó là khả năng xảy ra các sự kiện không mong đợi tác động đến kết
quả HĐ KD và s gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp.


8

1.1.2.

Kiể

so t rủi ro và sự ph t triển của ý thuyết kiể


so t rủi ro

1.1.2.1. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát là hoạt động kiểm tra và giám sát đối với việc tổ chức thực
hiện một hoạt động hay đối với kết quả của hoạt động, sự kiện đã xảy ra hoặc dự
kiến xảy ra so với mục tiêu kế hoạch ban đầu.
Kiểm tra là một trong bốn chức năng của quản trị gồm: hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo, kiểm tra; Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem hoạt động, hoặc kết
quả của hoạt động đó có thực hiện theo đúng những điều đã quy định không.
Vậy, KSRR được hiểu là việc kiểm tra, giám sát những thiệt hại hoặc lợi
ích do RR mang đến khác biệt so với dự kiến trong quá trình quản trị tổ chức.
Báo cáo COSO năm 2004 ra đời đã cung cấp một định nghĩa thống nhất,
một cách hiểu chung nhất về KSRR thông qua hệ thống QTRR DN (Enterprise
Risk Management - ERM). QTRR DN là một quá trình do hội đồng quản trị
(HĐQT), các cấp quản lý và các nhân viên của đơn vị chi phối; Được áp dụng trong
việc thiết lập các chiến lược liên quan đến toàn đơn vị và áp dụng cho tất cả các cấp
độ trong đơn vị; Được thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng
đến đơn vị; Và QTRR trong phạm vi chấp nhận được của RR nhằm cung cấp một
sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị đặt ra, chứ không phải
là giải pháp tuyệt đối.
Theo COSO 2004, QTRR là phương tiện để đạt được mục tiêu: trong
phạm vi sứ mạng của đơn vị đã được thiết lập, các nhà quản lý xây dựng các mục
tiêu chiến lược, lựa chọn cách thức tiến hành và thiết lập các mục tiêu liên quan.
QTRR với sự phân loại các mục tiêu, s phân định rõ từng nội dung mà đơn vị
hướng đến. Các mục tiêu của đơn vị bao gồm: Mục tiêu chiến lược; Mục tiêu hoạt
động; Mục tiêu báo cáo; Mục tiêu tuân thủ.
Như vậy, nội dung QTRR DN (ERM) được hiểu một cách tổng thể như
sau: ERM là một tiến trình di n ra liên tục trong một tổ chức; Được áp dụng trên
toàn tổ chức, ở mọi cấp độ trong tổ chức, thi hành bởi mọi nhân viên trong tổ chức
đó, gồm tất cả các cấp bậc từ QL cấp cao đến nhân viên thừa hành; Được ứng dụng

khi thiết lập chiến lược, xây dựng phương án điều hành hoạt động tổ chức, bao gồm
cả việc xây dựng một danh mục RR DN; Được thiết kế để xác định những sự kiện
có thể ảnh hưởng đến tổ chức và xử lý những RR có thể xảy ra; ERM có khả năng


9

đưa ra những đảm bảo hợp lý cho quản lý của tổ chức và HĐQT; Hướng tới để đạt
được những mục tiêu riêng biệt nhưng có liên quan lẫn nhau trong một tổ chức;
ERM hoàn toàn khác với QTRR bình thường. Nó chú trọng vào toàn bộ tổ chức hơn
là dồn sự chú ý và phòng ngừa đối với một cá nhân, chủ thể đơn lẻ.
1.1.2.2. Sự phát triển của lý thuyết kiểm soát rủi ro
Từ khi con người có nhận thức về RR thì ý thức về KSRR cũng được
hình thành. Cũng như khái niệm về RR, khái niệm KRSS cũng được hình thành từ
rất sớm. Nó được phát triển từ những khái niệm mang tính tự phát, rời rạc đến các
khái niệm mang tính hệ thống trên cơ sở nghiên cứu khoa học.
Khái niệm KSRR ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của của các
công ty bảo hiểm. Để KSRR các DN mua các dịch vụ bảo hiểm để chuyển giao toàn
bộ hoặc một phần thiệt hại về tài sản cho các DN bảo hiểm khi phát sinh tổn thất.
Sự ra đời của các công ty bảo hiểm đã chứng tỏ rằng các DN đã biết sử dụng các
công cụ để KSRR ngay từ rất xa xưa. Các tài liệu tìm thấy ở Công ty bảo hiểm
Hammurabi cho thấy rằng DV bảo hiểm đã tồn tại cách đây khoảng 3.800 năm.
Quá trình phát triển của các công ty ở Hoa Kỳ chứa đựng nhiều gian lận
gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. COSO là một

y ban thuộc Hội đồng Quốc

gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập Báo cáo Tài chính. Hội đồng quốc gia này
được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của năm tổ chức là Hiệp hội kế toán
viên Công chứng Mỹ (AICPA), Hội Kế toán Mỹ (American Accounting

Association), Hiệp hội Quản trị viên Tài chính (FEI), Hiệp hội Kế toán viên Quản
trị (IMA) và Hiệp hội Kiểm toán viên Nội bộ (IIA). Trong quá trình nghiên cứu và
tìm hiểu về gian lận, COSO đã nhận thấy kiểm soát nội bộ (KSNB) ảnh hưởng đến
khả năng xảy ra gian lận.
Theo Báo cáo COSO năm 1992, KSNB là kết quả của quá trình nghiên
cứu được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi các
nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, thông
tin đáng tin cậy, tuân thủ các luật lệ và quy định; Gồm 5 bộ phận có mối liên hệ chặt
ch với nhau: môi trường kiểm soát, đánh giá RR, hoạt động kiểm soát, thông tin và
truyền thông, giám sát. Báo cáo này không mang tính bắt buộc như chuẩn mực mà
chủ yếu mang tính hướng dẫn, giúp cho DN đạt được mục tiêu.


10

Đến năm 1998, trên cơ sở Báo cáo COSO về KSNB năm 1992,

y ban

Basel ban hành báo cáo Basel về KSNB tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Năm 2000,

y ban Basel ban hành báo cáo bổ sung liên quan đến kiểm

toán nội bộ, quan hệ giữa kiểm toán viên và ngân hàng. Báo cáo Basel xây dựng
một hệ thống KSNB hữu hiệu, chủ yếu KSRR liên quan đến tín dụng. Tuy nhiên,
báo cáo Basel chưa mở rộng phạm vi ra các loại hình DN khác trong việc KSRR.
Năm 2002, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của
lý thuyết KSRR với việc ra đời của Chuẩn mực Quản lý rủi ro (Risk Management

Standards). Đây là kết quả từ công tác nghiên cứu chung của các DN lớn ở Vương
quốc Anh, bao gồm Viện Quản trị rủi ro (Intitute of Risk Management), Hiệp hội
các nhà quản lý bảo hiểm và RR (AIRMIC) và Di n đàn quốc gia về công tác
KSRR đối với khu vực kinh tế (ALARM). Chuẩn mực Quản lý RR đã đưa ra một
hệ thống lý luận về KSRR đầy đủ hơn cho các loại hình DN. Chuẩn mực Quản lý
RR năm 2002 có những đặc điểm như nhận diện RR ở cả mặt tích cực và tiêu cực;
RR bị tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài của DN. Các bước tiến hành
KSRR gồm đặt ra mục tiêu chiến lược, đánh giá, đưa ra quyết định xử lý RR, báo
cáo RR sau khi xử lý, giám sát.
Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ 21, khi các gian lận về kế toán
xảy ra hàng loạt trong các DN như Enron Corporation, Arthur Andersen LLP,
WorldCom Incorporated, Adelphia Communications…dẫn đến các nhà đầu tư, nhân
viên (NV) và các cổ đông khác phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Đó như một
hồi chuông thức tỉnh các DN về tầm quan trọng của KSRR và việc phải hình thành
một chuẩn mực, luật lệ và quy định chung về KSRR và quản lý DN. Do đó, sau một
thời gian dài nghiên cứu và soạn thảo, tháng 8 năm 2004, COSO đã cho ra đời
Khuôn mẫu Tích hợp QTRR DN (Enterprise Risk Management – Integrated
framework). Đây được xem là một mốc son đánh dấu một trang mới trong lịch sử
phát triển của lý thuyết KSRR. Báo cáo này đã cung cấp một khuôn khổ chung về
QTRR được chấp nhận và sử dụng rộng rãi cho đến nay.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, QTRR DN càng được
chú trọng, đặc biệt là đối với các DN tài chính, các ngân hàng, các DN KD bất động
sản và công ty KD đa ngành nghề. Các nhà quản lý nhận ra rằng, KSNB giữ vai trò
hết sức quan trọng trong KSRR của DN. Một dự án nghiên cứu mới của tổ chức


11

COSO bắt đầu từ năm 2010 đến 2013 trải qua các giai đoạn: đánh giá và khảo sát
các bên liên quan “Assess & Survey Stakeholders” trong năm 2010; giai đoạn thiết

kế và xây dựng “Design & Build” di n ra trong năm 2011; giai đoạn tiếp xúc với
cộng đồng, đánh giá và sàng lọc “Public Exposure, Assess & Refine” thực hiện năm
2012, giai đoạn hoàn thiện “Finalize” là năm 2013.
Ngày 11/9/2013, tổ chức COSO chính thức công bố nội dung của Khung
tích hợp về KSNB “Internal Control – Integrated Framework” phiên bản năm 2013
phát triển trên khung lý thuyết của KSNB phiên bản năm 1992 của tổ chức này, và
tập trung nghiên cứu sâu về KSNB DN.
Theo Báo cáo COSO 2013, các thành phần của KSNB DN gồm 5 thành
phần: môi trường quản lý, đánh giá RR, hoạt động kiểm soát, thông tin và tuyên
truyền, hoạt động giám sát; KSNB với 4 mức độ là mức tổng thể, mức bộ phận,
mức đơn vị hoạt động và mức chức năng nhiệm vụ. KSNB nhắm tới 3 mục tiêu:
mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ.
Trong phạm vi nghiên cứu về KSRR của đề tài này, tác giả chọn hệ
thống lý luận về khung tích hợp QTRR DN “Enterprise Risk Management –
Integrated Framework” theo báo cáo của tổ chức COSO năm 2004 là cơ sở lý luận
nền tảng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
1.1.3.

Hệ thống kiể

so t rủi ro

Hệ thống là tập hợp các phần tử, thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau, tác
động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.
Hệ thống KSRR là tập hợp các thành tố cấu thành nên hệ thống lý luận về
KSRR trong DN được xây dựng dựa trên lý thuyết về QTRR DN (ERM).
Trong báo cáo của COSO năm 2004, KSRR được thực hiện thông qua việc
xây dựng hệ thống QTRR đang được xem là một xu hướng mới của nền kinh tế; Hệ
thống KSRR của một đơn vị được cấu thành bởi 8 thành phần: (1) Môi trường quản
lý nội bộ; (2) Thiết lập các mục tiêu; (3) Xác định các sự kiện; (4) Đánh giá rủi ro;

(5) Các phản ứng đối với rủi ro; (6) Hoạt động kiểm soát; (7) Thông tin và truyền
thông; (8) Giám sát.
1.2. Nội dung c c thành phần cấu thành nên hệ thống KSRR
Các thành phần của hệ thống KSRR tồn tại ở bốn cấp độ chính của một DN là:
Cấp độ công ty; Cấp độ khối (phòng ban); Cấp độ đơn vị (bộ phận); Và cấp độ chi


12

nhánh (nhân viên thừa hành). Nhằm đạt 4 mục tiêu của DN: mục tiêu chiến lược,
mục tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu báo cáo.
Hệ thống KSRR trình bày các thành phần này theo hình thức ma trận như hình
1.1, để thấy rõ được mối quan hệ giữa các thành tố với các mục tiêu và cấp độ trong
DN. Các thành phần này không nhất thiết tuân theo một trình tự nhất định mà có thể
theo nhiều hướng khác nhau, với mỗi thành tố có liên hệ và ảnh hưởng tới những
thành tố còn lại.

(Nguồn: Trang thông tin điện tử Accounting Forum, Báo cáo Coso 2004 về QTRR)

Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống QTRR doanh nghiệp
1.2.1.

M i trường quản ý nội ộ

Môi trường quản lý nội bộ (QLNB) phản ánh sắc thái chung của một đơn
vị, chi phối ý thức của các thành viên trong đơn vị về RR và đóng vai trò nền tảng
cho các yếu tố khác của QTRR. Các yếu tố chính của môi trường QLNB đóng vai
trò hình thành nên cấu trúc và phương thức vận hành của một hệ thống KSNB. Môi
trường QLNB chịu ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử của tổ chức; Và nó có tác
động ngược lại đến ý thức của các thành viên (TV) trong tổ chức đó.

Môi trường QLNB được hình thành bắt đầu từ nhận thức, quan điểm (triết
lý và phong cách điều hành) và mức độ chấp nhận RR của nhà quản trị (cả Hội
đồng quản trị và Ban điều hành cao cấp) về tính trung thực và các giá trị đạo đức;
cam kết về năng lực; cơ cấu tổ chức; cách thức phân định quyền hạn và trách
nhiệm; chính sách nhân sự. Từ đó, nhà quản trị xác định mức độ tham gia quản lý
và giám sát của Hội đồng quản trị (HĐQT) trong HĐ doanh nghiệp.
Môi trường QLNB được hình thành và biểu hiện qua các yếu tố sau: Triết
lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản trị là quan điểm, nhận thức và thái
độ của nhà quản trị về KSRR trong môi trường nội bộ; Vai trò của Hội đồng quản


13

trị và Ban kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành và hiệu quả của môi
trường KSRR nội bộ; Tính trung thực và các giá trị đạo đức quyết định hiệu quả của
hệ thống KSRR; Đảm bảo về năng lực là đảm bảo cho nhân viên có những kỹ năng
và hiểu biết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu không họ s không thực
hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả; Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính
thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong một tổ chức, thể hiện sự
phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị; Phân định quyền
hạn và trách nhiệm được xem là phần cụ thể hóa của cơ cấu tổ chức; Chính sách
nhân sự là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý về việc tuyển dụng, huấn
luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, khen thưởng, kỷ luật nhân viên; Chính sách nhân
sự là thông điệp của doanh nghiệp về các tiêu chuẩn cần phải có đối với nhân viên;
Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của môi trường QLNB.
Mối quan hệ giữa HĐQT, BKS, BGĐ và các thành viên của công ty thể
hiện qua sơ đồ tổ chức của các công ty cổ phần (CP) kinh doanh DV THC Đồng
Nai theo sơ đồ 1.1.
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Kiểm soát


Hội Đồng Quản Trị

Giám đốc (GĐ)

Phó GĐ Kỹ thuật

Phó GĐ KD

Phòng Kỹ thuật

Phòng TC-HC

Phòng Kế toán

Phòng Kinh doanh

NV Kỹ thuật

NV TC-HC

NV Kế toán

NV Kinh doanh

(Nguồn: Phòng hành chính)

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức chung của các công ty CP KD THC Đồng Nai
1.2.2.


Thiết

pc c

ục tiêu

Trong hoạt động KD hàng ngày luôn tiềm ẩn những RR cả bên trong lẫn
bên ngoài DN. Để nhận dạng và đánh giá được RR DN phải thiết lập các mục tiêu


×