MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 1
1. Giới thiệu về Nhật Bản ........................................................................................................................... 2
1.1. Một số thông tin cơ bản về Nhật Bản ................................................................................................. 2
a.
Địa lý..................................................................................................................................................... 2
b.
Lịch sử................................................................................................................................................... 4
c.
Xã hội- Văn hóa .................................................................................................................................... 5
d.
Kinh tế ................................................................................................................................................... 8
e.
Chính trị .............................................................................................................................................. 17
2. Lịch sử quan hệ Việt Nam- Nhật Bản ................................................................................................. 19
2.1 Quan hệ Chính trị ............................................................................................................................... 23
2.2. Quan hệ Kinh tế ................................................................................................................................. 26
2.2.1 Thương mại ........................................................................................................................................ 26
2.2.2 Đầu tư ................................................................................................................................................ 30
3. Giới thiệu các nét cơ bản về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEANs-Nhật Bản (AJCEP) ... 31
3.1 Bối cảnh hình thành AJCEP .............................................................................................................. 31
3.2 Nội dung chính của AJCEP................................................................................................................ 31
3.2.1 Danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP ........................................................................... 32
3.2.2 Lựa chọn giữa VJEPA và AJCEP .................................................................................................. 35
4. Quá trình đàm phán ............................................................................................................................. 35
4.1 Tuyên bố chung Nhật Bản-Việt Nam: Hướng tới một đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn
vinh ở châu Á............................................................................................................................................. 35
4.1.1 Khuyến khích đối thoại ...................................................................................................................... 36
4.1.2 Hỗ trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam .............................................................................................. 36
4.1.3 Quan hệ kinh tế .................................................................................................................................. 36
4.1.4 Hợp tác Khoa học và Công nghệ ....................................................................................................... 37
4.1.5 Hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước ...................................................................................... 37
4.1.6 Hợp tác trong quan hệ Quốc tế .......................................................................................................... 38
4.2 Tóm tắt Vòng 1 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản............. 39
4.2.1 Tổng quan .......................................................................................................................................... 39
4.2.2 Chi tiết................................................................................................................................................ 40
4.3 Tóm tắt Vòng 2 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản............. 40
4.3.1 Tổng quan .......................................................................................................................................... 40
4.3.2 Chi tiết................................................................................................................................................ 41
4.4 Tóm tắt của Vòng 3 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản...... 42
4.4.1 Tổng quan .......................................................................................................................................... 42
4.4.2 Chi tiết................................................................................................................................................ 42
4.5 Tóm tắt của Vòng 4 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản...... 42
4.5.1 Tổng quan .......................................................................................................................................... 43
4.5.2 Chi tiết................................................................................................................................................ 43
4.6 Tóm tắt của Vòng 5 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản...... 43
4.6.1 Tổng quan .......................................................................................................................................... 44
4.6.2 Chi tiết................................................................................................................................................ 44
4.7 Tóm tắt của Vòng 6 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản...... 44
4.8 Tóm tắt của Vòng 7 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản...... 45
4.9 Tóm tắt của Vòng 8 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản...... 46
4.10 Tóm tắt của Vòng 9 của cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản.... 47
5. Nội dung cơ bản của Hiệp định VJEPA.............................................................................................. 47
5.1. Danh mục cam kết về thương mại hàng hóa ................................................................................... 48
5.1.1. Danh mục cam kết của Việt Nam ...................................................................................................... 48
5.1.2. Danh mục cam kết của Nhật Bản .................................................................................................. 51
5.2. Các cam kết trong Thương mại dịch vụ........................................................................................... 59
5.2.1 Nguyên tắc cam kết trong dịch vụ .................................................................................................. 59
5.2.2 Cấu trúc cam kết dịch vụ ................................................................................................................ 60
5.2.3 Các mức độ cam kết trong biểu cam kết ........................................................................................ 61
5.2.4 Các phương thức cung cấp dịch vụ ................................................................................................ 62
5.3. Cam kết trong lĩnh vực lao động (di chuyển thể nhân) .................................................................. 64
5.4. Các quy định cơ bản về quy tắc xuất xứ .......................................................................................... 64
5.5. Quyền sở hữu trí tuệ .......................................................................................................................... 66
5.6. Các quy định khác ............................................................................................................................. 67
5.6.3. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch ................................................................................................ 68
5.6.4. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại .............................................................................................. 69
5.6.5. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh .................................................................................. 69
6. Quan hệ Thương mại – Đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản ............................................................ 72
6.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản...................................................................................... 72
6.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản ....................................................................... 72
6.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu................................................................................................... 81
6.1.3 Đánh giá cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại hai nước ......................................... 89
6.2 Quan hệ đầu tư Nhật Bản – Việt Nam .............................................................................................. 90
6.2.1 Tình hình đầu tư FDI của của Nhật Bản vào Việt Nam ............................................................... 90
6.2.2 Đánh giá khả năng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong tương lai .................................. 100
7. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam dưới tác động của Hiệp định VJEPA ......... 103
7.1 Cơ hội ................................................................................................................................................. 103
7.1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu ...................................................................................................... 103
7.1.2 Thanh lọc, phát triển được các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ....................................... 104
7.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm .................................................. 104
7.2 Thách thức ......................................................................................................................................... 104
7.2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch khắt khe ...................................................................................... 104
7.2.2 Sức ép cạnh tranh với thị trường nội địa ....................................................................................... 105
7.2.3 Nhận thức về hiệp định và năng lực hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp còn hạn chế ....... 105
7.2.4 Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện .................................................................................. 105
8. Điều kiện hưởng lợi của Hiệp định VJEPA ...................................................................................... 106
8.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa và các quy tắc liên quan ....................................................................... 106
8.1.1 Quy tắc hàng hóa có xuất xứ thuần túy ......................................................................................... 106
8.2 Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch và hàng rào kỹ thuật ................................................................. 109
8.3 Điều kiện hưởng lợi đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam ........... Error! Bookmark not defined.
8.3 Giải pháp............................................................................................................................................ 110
8.3.1 Giải pháp về phía Chính phủ ........................................................................................................ 110
8.3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp ................................................................................................... 111
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 113
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký
kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và
trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó,
trong những năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều Hiệp định
FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Trong số đó, đáng kể nhất là Hiệp
định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (gọi là Hiệp định VJEPA).
Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản
đang phát triển mạnh mẽ trong hơn 30 năm qua. Việt Nam và Nhật Bản đang hướng tới
mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng của châu Á
theo chủ trương đã được lãnh đạo hai nước thống nhất từ năm 2006. Trên thực tế, quan
hệ chính trị, ngoại giao của hai nước đang phát triển rất tích cực. Việt Nam là nước tiếp
nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Hiệp định VJEPA đã tạo ra khuôn
khổ pháp lý chặt chẽ, toàn diện hơn cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, góp
phần củng cố một bước vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.Việc thực thi
Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và
Nhật Bản, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng
xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về những điều kiện đặc thù cũng như những
cơ hội đem lại cho sự phát triển kinh tế và đầu tư của Việt Nam từ Hiệp định VJEPA,
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Võ Thanh Thu, nhóm 6 đã tiến hành nghiên cứu chi tiết về
các cam kết cũng như điều kiện hưởng lợi của Hiệp định đối với Việt Nam. Từ đó, nhóm
nhìn nhận những thời cơ và thách thức để có cơ sở đề ra giải pháp nhằm tận dụng những
cơ hội và hạn chế những thách thức của Hiệp định đến thương mại Việt Nam
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng kiến thức còn hạn chế, đề tài của nhóm chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô có thể bổ sung và góp ý để nhóm hoàn
thiện hơn.
1
1. Giới thiệu về Nhật Bản
1.1. Một số thông tin cơ bản về Nhật Bản
Tên chính thức
Diện tích
Thủ đô
Nhật Bản
377,915 km2
(Đất liền: 364,485 km2, Mặt nước: 13,430 km2)
Tokyo (35°41′B 139°46′Đ)
Người Nhật: 98.5%.
Dân tộc
Người Nhật gốc Triều Tiên: 0.5%.
Người Nhật gốc Hoa: 0.4%.
Nguồn gốc khác: 0.6%.
Ngôn ngữ
Tiếng Nhật
Tôn giáo chính
Thần Đạo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo
GDP (PPP)
4,843 tỷ USD (ước lượng năm 2015)
4,767 tỷ USD (năm 2014)
Tốc độ tăng trưởng -1.4 % (Quý IV-2015)
GDP
Dân số
126,919,659 người (tháng 07/2015)
Lực lượng lao động
65,480,000 người (tháng 02/2015)
Tỷ lệ thất nghiệp
3.3 % (năm 2015)
Tỷ lệ lạm phát
0.7 % (năm 2015)
Nợ công
227.9 % GDP (năm 2015)
a. Địa lý
2
Hình 1.1: Vị trí của Nhật Bản trên
thế giới
Hình1.2: Lãnh thổ Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia với nhiều đảo ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình
Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung
Quốc, bản đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ biển Okhotsk ở phía
bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Nhật Bản còn được biết đến
với tên gọi là “Đất nước Mặt Trời mọc”.
Diện tích Nhật Bản khoảng 378 nghìn km2,
bao gồm nhiều quần đảo với khoảng 6,852
đảo lớn nhỏ, trong đó có 4 hòn đảo lớn là
Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku
chiếm đến 97% diện tích đất liền của nước
này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi
với nguồn tài nguyên khóang sản rất hạn
chế.
Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa
bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất và
nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Vị trí của Nhật Bản khiến nước này là một
trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm
trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7,500 trận động đất
3
nhẹ, riêng thủ đô Tokyo có đến 150 trận động đất mỗi năm. Hầu hết các trận động đất
này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận
động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất
lớn và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11/03/2011 là
hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte,
sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu
vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần 16,000 người chết, hơn 6,000 người bị
thương và hơn 2.600 người mất tích, làm hư hại một số nhà máy điện hạt nhân.
b. Lịch sử
Từ 15,000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.Từ thế
kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát
triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.
Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và
đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật
Bản.
Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay
nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng.
Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội
chiến và chia rẽ, gọi là Thời kỳ Chiến quốc.
Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài
ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều
kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép
giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.
Giữa thế kỷ 19, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng,
Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Nhật Bản đã mở cửa các cảng sau khi ký kết
Hiệp ước Kanagawa với Mỹ vào năm 1854 và bắt đầu hiện đại hóa và công nghiệp
hóa một cách mạnh mẽ. Trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Nhật Bản trở
thành một cường quốc trong khu vực, Nhật Bản đã đủ sức mạnh để chiếm đóng bán
4
đảo Triều Tiên, đảo Đài Loan, Mãn Châu (Trung Quốc), đảo miền nam Sakhalin
(Nga) và chiến thắng Nga trong chiến tranh Nga-Nhật.
Nhật Bản đã tấn công lực lượng của Mỹ vào năm 1941, mở đầu cho việc Mỹ tham
gia vào chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó Nhật nhanh chóng chiếm đóng nhiều nước
ở Đông Nam Á.
Sau khi bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản hồi phục để trở thành
một cường quốc kinh tế và một đồng minh của Mỹ cho đến ngày nay.
c. Xã hội- Văn hóa
-
Xã hội:
Dân số của Nhật Bản là 127 triệu người (tháng 07 năm 2015), đứng thứ 10 trên thế
giới, trong đó có đến 98.5% là người Nhật, 0.5% là người Nhật gốc Triều Tiên, 0.4%
là người Nhật gốc Hoa và 0.6% có nguồn gốc khác. Ngôn ngữ chính ở Nhật Bản là
tiếng Nhật, 99% dân số Nhật Bản nói tiếng Nhật, ngoài ra còn có thiểu số các ngôn
ngữ khác.
Về tôn giáo, ở Nhật Bản có các tôn giáo chính như Thần Đạo (Sinto), Phật Giáo,
Đạo Thiên Chúa và các tôn giáo khác, trong đó phần lớn người dân Nhật Bản theo
Thần Đạo và Đạo Phật.
Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông
nhất ở Vành đai Thái Bình Dương, có đến 93.5% dân số sống ở các đô thị lớn, tốc độ
đô thị hóa là 0.56 %/năm (năm 2015). Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư
ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây
dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất
nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển.
Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền
Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi
cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy
cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, trung
bình là 84.74 tuổi (năm 2015), trong đó tuổi trung bình của nam giới là 81.40 tuổi và
5
nữ giới là 88.26 tuổi. Tuy nhiên dân số Nhật Bản đang già hóa, có đến 26.59% dân số
từ 65 tuổi trở lên. Về cơ cấu tuổi, độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 13.11%, từ 15-24 tuổi
chiếm 9.68%, từ 25-54 tuổi chiếm 37.87%, từ 55-64 tuổi chiếm 12.76% và từ 65 tuổi
trở lên chiếm 26.59%.
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phân bố dân số theo độ tuổi (năm 2015)
“Nguồn CIA- The World Factbook”
Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao
động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Do các vấn
đề kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc
sinh con khi trưởng thành, khiến tỉ suất sinh đẻ đang giảm mạnh, theo thống kê năm
2015, tốc độ tăng dân số của Nhật Bản là âm 0.16%, tỷ lệ sinh là 7.93/ 1000 dân,
trong khi tỷ lệ tử cao hơn tỷ lệ sinh, ở mức 9.51/ 1000 dân. Dân số Nhật Bản dự tính
sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100.
Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này.
Nhập khẩu lao động, khuyến khích nhập cư và khuyến khích sinh đẻ đang được xem
là giải pháp để cung cấp lực lượng lao động nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế
khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.
6
Hiện nay ở Nhật Bản có xu hướng cha mẹ già ở lại nông thôn, còn con cái ra thành
thị tìm việc làm sau khi tốt nghiệp trung học. Việc này gây chia rẽ nơi cư trú của cha
mẹ và con cái, và làm tan rã hạt nhân gia đình truyền thống. Dân cư ở nông thôn của
Nhật ngày càng trở thành già nua, đồng thời kiêm thêm nhiều nghề khác. Trong khi
đó ở thành thị, do nếp sống công nghiệp hóa cao độ, kết cấu gia đình ngày càng trở
nên lỏng lẻo, quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên nhạt nhòa. Dân cư thành thị
Nhật bị ví như là những con người hy sinh mọi niềm vui thú để chạy đua kiếm tiền
đến mức gần như điên cuồng. Xã hội Nhật ngày càng có sự phân hóa sâu sắc về tuổi
tác, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
Do các áp lực cuộc sống ngày càng lớn, tỷ lệ tự sát tại Nhật Bản thuộc mức rất cao
trên thế giới. Tự sát đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng ở Nhật Bản. Trong
năm 2014, trung bình có 70 người Nhật tự sát mỗi ngày, trong đó 71% các vụ tự sát ở
Nhật Bản đều là nam giới, và nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới
trong độ tuổi 20-44. Các nguyên nhân gây tự sát bao gồm thất nghiệp (do suy thóai
kinh tế trong những năm 1990 và trong những năm cuối thập niên 2000, đầu những
năm 2010), trầm cảm và áp lực xã hội.
- Văn hóa:
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa
Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời kỳ đương
thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ
thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như Ikebana, Origami,
Ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như
Bunraku, nhảy, Kabuki, Rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền
thống khác như trà đạo, Budo, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật
Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.
Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn
đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước
Nhật. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể
loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của
7
Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ
thập niên 1980.
Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia
láng giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto
được giới thiệu vào Nhật từ thế kỷ thứ 9 và 10, hay như thể loại kịch No từ thế kỷ 14
và âm nhạc dân gian đại chúng, với những cây đàn như Shamisen, được truyền bá tới
Nhật từ thế kỷ 16. Âm nhạc phương Tây, được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ 19, giờ
đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nước Nhật thời hậu Chiến
tranh thế giới thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề bởi âm nhạc Mỹ và âm nhạc hiện đại châu
Âu, điều này đã dẫn đến sự phát triển của dòng âm nhạc gọi là J-pop.
Karaoke là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật. Từ tháng 11 năm 1993, cơ
quan các hoạt động văn hóa đã tiến hành một cuộc thăm dò, kết luận rằng có nhiều
người Nhật hát Karaoke hơn là tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như
triết hoa hay trà đạo.
d. Kinh tế
- Tổng quan
Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự đầu tư của Chính phủ vào
các ngành công nghiệp, tính kỷ luật cao trong công việc, khao khát và khả năng làm
chủ công nghệ cao và ngân sách đầu tư cho quốc phòng tương đối nhỏ (chỉ 1% GDP)
đã giúp Nhật Bản phát triển một nền kinh tế tiên tiến.
Hai đặc điểm đáng chú ý của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh đó là sự liên
kết chặt chẽ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, được gọi là Keiretsu,
và sự đảm bảo việc làm suốt đời cho một phần đáng kể lực lượng lao động. Cả hai đặc
tính này ngày nay đã dần bị xói mòn dưới áp lực kép của cạnh tranh toàn cầu và sự
biến đổi nhân khẩu học trong nước.
Do khan hiếm nhiều loại tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản từ lâu đã phụ thuộc vào
nguyên liệu nhập khẩu. Kể từ khi ngưng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân sau
thảm họa kép (động đất và sóng thần) năm 2011, các ngành công nghiệp của Nhật
Bản đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
8
Nền nông nghiệp Nhật Bản tuy nhỏ, được Chính phủ bảo trợ nhưng năng suất cây
trồng thuộc hàng cao nhất thế giới. Nhật Bản có thể tự chủ trong việc sản xuất lúa
gạo, tuy nhiên Nhật Bản cũng nhập khẩu đến 60% lượng lương thực của họ.
- Tình hình kinh tế Nhật Bản
Biểu đồ1.2: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Nhật Bản (1956-2008)
“Nguồn: Văn phòng Nội các, Chính phủ Nhật Bản”
Trong ba thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung là rất ấn tượng với
mức trung bình là 10% trong những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4%
trong những năm 1980. Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại trong những năm 1990 với
mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 1.7%, chủ yếu là do hậu quả của việc đầu tư
không hiệu quả và bong bóng tài sản trong những năm cuối 1980. Tăng trưởng kinh tế
khiêm tốn tiếp tục diễn ra sau năm 2000, nền kinh tế rơi vào suy thoái tới bốn lần kể
từ năm 2008.
9
Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản (2006-2015)
“Nguồn: Văn phòng Nội các, Chính phủ Nhật Bản”
Qua biểu đồ trên ta thấy, tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã giảm từ năm 2006 đến
cuối năm 2009. Nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2009- đầu năm
2010, nguyên nhân là do gói kích cầu của Chính phủ đã giúp nền kinh tế phục hồi
trong giai đoạn này. Năm 2011 chứng kiến sự chững lại của nền kinh tế, nguyên nhân
là do trận động đất 9 độ richer và thảm họa sóng thần vào tháng 3 năm 2011, làm cho
việc sản xuất bị gián đoạn, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền
kinh tế phục hồi trong bốn năm kể từ khi xảy ra thảm họa, mặc dù tái thiết ở vùng
Tohoku bị ảnh hưởng đã bị chậm lại, một phần là do sự thiếu hụt lao động trong
ngành xây dựng. Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2013 nhờ
chương trình tái thiết kinh tế mang tên “Ba mũi nhọn” của Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe, trong đó bao gồm các biện pháp như nới lỏng tiền tệ, chính sách tài chính
linh hoạt và cải cách cơ cấu nền kinh tế.
10
Biểu đồ 1.4: GDP của Nhật Bản (1969- 2014)
“Nguồn: World Bank”
Biểu đồ1.5: GDP của Nhật Bản (2006- 2014)
“Nguồn: World Bank”
Qua 2 biểu đồ trên ta thấy, GDP của Nhật Bản nhìn chung là liên tục tăng từ năm
1969 đến nay. Theo tỷ giá hối đoái chính thức, GDP của Nhật Bản năm 2006 là
4,356.75 tỷ USD, con số này đã tăng lên đến 5,954.48 tỷ USD trong năm 2012, tương
ứng với mức tăng 1,597.73 tỷ USD theo số tuyệt đối, và tăng trưởng 36.67% theo số
tương đối. GDP năm 2013 và năm 2014 đã giảm xuống, ở mức 4,919.56 tỷ USD vào
năm 2013 và 4,601.46 tỷ USD năm 2014. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản theo thước
11
đo GDP với tỷ giá thị trường là lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo
GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc.
GDP của Nhật Bản đóng góp 7.42% vào nền kinh tế thế giới. GDP bình quân đầu
người của Nhật Bản đạt 37,500 USD/người (năm 2014). Theo số liệu của CIA,
GDP/người của Nhật Bản năm 2015 là 38,200 USD/người, xếp thứ 29 trên thế giới.
- Thương mại:
Bảng 1.1: Các thị trường xuất khẩu chính của Nhật Bản (2011-2015)
ĐVT: Nghìn USD
Tỷ
STT
Nước NK
2011
2012
2013
2014
2015
trọng
năm
2015
1
2
Thế giới
823,183,759
798,567,588
715,097,244
690,217,466
625,074,044
100.00%
Mỹ
127,674,665
142,040,041
134,539,553
130,773,312
126,405,923
20.22%
162,035,386
144,207,683
129,401,394
126,361,386
109,289,962
17.48%
Trung
Quốc
3
Hàn Quốc
66,174,009
61,538,156
56,513,453
51,520,343
44,073,954
7.05%
4
Đài Loan
50,960,357
46,019,152
41,612,716
39,959,020
36,949,337
5.91%
42,948,021
41,054,551
37,418,392
38,143,173
35,011,420
5.60%
5
Hong
Kong
6
Thái Lan
37,532,100
43,729,266
35,945,979
31,349,004
27,996,843
4.48%
7
Singapore
27,253,425
23,305,731
20,980,350
21,012,895
19,876,163
3.18%
8
Đức
23,502,535
20,796,617
18,959,230
19,054,719
16,238,857
2.60%
9
Úc
17,813,084
18,421,688
16,969,964
14,176,009
12,850,537
2.06%
10
Việt Nam
9,592,341
10,740,671
10,550,081
11,830,166
12,544,121
2.01%
“Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (International Trade Centre - ITC)
2011-2015”
12
Tỷ USD
140
120
100
80
60
40
20
-
126
109
44
37
35
28
20
16
13
13
Biểu đồ 1.5: Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang một số thị trường
chính năm 2015
Nhật Bản chủ yếu xuất sang các nước Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Đức, Úc, Việt Nam,…Năm 2015, kim ngạch xuất
khẩu của Nhật Bản vào thị trường Mỹ là 126 tỷ USD, chiếm 20.22% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Nhật Bản năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Trung
Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 109 tỷ USD và 44 tỷ USD, chiếm lần lượt là 17.48% và
7.05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu
của Nhật Bản sang Úc và Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 13 tỷ USD,
tương ứng với 2% tổng kim ngạch.
Phương tiện vận tải
22%
34%
Máy móc thiết bị và phụ tùng khác
19%
Điện và các thiết bị về điện
Các sản phẩm quang học
6%
15%
Sắt và thép
4%
Khác
Biểu đồ 1.6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản (năm 2015)
“Nguồn: Tổng hợp từ International Trade Center (2015)”
13
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản trong năm 2015 bao gồm: phương
tiện vận tải, máy móc thiết bị và phụ tùng khác, điện và các thiết bị về điện, các sản
phẩm quang học, sắt và thép,…
Bảng 1.2: Các thị trường nhập khẩu chính của Nhật Bản (2011-2015)
ĐVT: Nghìn USD
STT
1
Tỷ trọng
Nước XK
2011
2012
2013
2014
2015
Thế giới
855,380,474
885,843,335
833,166,061
812,184,752
648,620,936
100.00%
183,882,190
188,434,779
180,977,514
181,294,159
160,577,898
24.76%
Trung
Quốc
năm 2015
2
Mỹ
76,266,742
78,212,764
71,958,767
73,045,283
68,282,275
10.53%
3
Úc
56,688,393
56,375,193
51,026,036
48,117,722
34,874,511
5.38%
4
Hàn Quốc
39,811,377
40,593,373
35,822,436
33,385,307
26,817,519
4.13%
50,558,157
54,845,469
49,856,199
47,414,451
25,068,379
3.86%
42,863,623
43,991,705
42,527,755
41,595,447
23,508,920
3.62%
5
Ả rập
Saudi
Các nước
6
Ả rập
thống nhất
7
Đài Loan
23,256,719
24,051,698
23,744,112
24,273,970
23,268,199
3.59%
8
Malaysia
30,463,003
32,825,740
29,745,062
29,181,376
21,592,699
3.33%
9
Thái Lan
24,528,974
23,613,090
22,038,600
21,739,725
20,420,342
3.15%
10
Đức
23,310,708
24,705,414
23,830,401
24,121,796
20,276,001
3.13%
11
Indonesia
34,108,572
32,274,224
28,882,003
25,672,884
19,826,054
3.06%
12
Qatar
30,082,973
35,890,933
36,945,298
33,443,529
16,351,197
2.52%
13
Nga
19,012,311
20,799,799
23,653,100
24,755,660
15,765,482
2.43%
14
Việt Nam
11,552,109
15,078,700
14,233,008
15,416,849
15,123,945
2.33%
“Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) 2011-2015”
14
Tỷ USD
180
160
140
120
100
80
60
40
20
-
161
68
35
27
25
24
23
22
20
20
20
16
16
15
Biểu đồ 1.7: Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ một số thị trường
chính năm 2015
“Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) 2011-2015”
Nhật Bản nhập khẩu sản phẩm từ các thị trường chính nhưTrung Quốc, Mỹ, Úc,
Hàn Quốc, Ả rập Saudi, Các nước Ả rập thống nhất, Đài Loan, Malaysia,Thái
Lan,Đức, Indonesia, Qatar, Nga, Việt Nam. Trong năm 2015, kim ngạch nhập khẩu
của Nhật Bản từ Trung Quốc cao nhất, với 161 tỷ USD (chiếm 24.76% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015). Đứng thứ nhì và thứ ba trong kim ngạch
nhập khẩu của Nhật Bản là các hàng hóa từ nước Mỹ (68 tỷ USD, chiếm 10.53%) và
Úc (35 tỷ USD, chiếm 5.38%).
23%
Nhiên liệu khoáng sản, dầu mỏ
46%
Điện và các thiết bị về điện
14%
Máy móc thiết bị và phụ tùng khác
các sản phẩm quang học
4%
4%
9%
Các sản phẩm về dược
Khác
Biểu đồ 1.8: Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nhật Bản (năm 2015)
“Nguồn: Tổng hợp từ International Trade Center (2015)”
15
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản bao gồm nhiên liệu khóang sản, dầu,
điện và các thiết bị từ điện, máy móc thiết bị và phụ tùng khác, các sản phẩm quang
học, các sản phẩm về dược học,…Trong đó, kim ngạch nhập khẩu dầu là cao nhất, với
151 tỷ USD, nguyên nhân là do Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, do đó
cần nhập nhiều nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Hai mặt hàng có kim ngạch nhập
khẩu cao kế tiếp là thiết bị điện tử và máy móc-thiết bị, với giá trị lần lượt là 90 tỷ
USD và 60 tỷ USD.
- Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, thuế,…
Năm 2011, Nhật Bản áp dụng chiến lược tăng trưởng kinh tế 21 điểm, trong đó
nhấn mạnh yếu tố năng suất lao động, ổn định nhu cầu nội địa, tập trung vào 6 trọng
tâm, gồm:
Phát triển năng lượng
Đẩy mạnh y tế, du lịch
Thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật
Tạo thêm công ăn việc làm tại các địa phương
Bồi dưỡng nhân tài
Hướng về châu Á
Cụ thể, Nhật Bản đã triển khai một số biện pháp sau:
Cải cách chính sách thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), giảm 5 % từ 40,69%, còn trên 35%
(tương đương với Mĩ, 35%, cao hơn Anh, Trung Quốc và Việt Nam, lần lượt là: 28%,
25% và 25%). Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), giảm từ mức 18% còn
15% (thấp hơn Việt Nam 10%).
Áp dụng thuế môi trường, còn gọi là “thuế xanh” đối với tất cả các doanh
nghiệp
Thuế tiêu thụ tăng từ 5% đến 10% để bù đắp cho các khoản chi phúc lợi xã
hội và tạo công ăn việc làm. Chính sách này dự kiến sẽ tạo ra trên 1,2 triệu công ăn
việc làm mới cho người lao động.
16
Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là cơ sở hạ tầng:
Nhật Bản tích cực ủng hộ hình thức đầu tư phối hợp đối tác công – tư (PPP) trong
các dự án phát triển hạ tầng ở nước (ước tính hàng trăm tỷ USD từ 2011 đến 2030),
nhằm tạo điều kiện cho các tập đoàn có thêm công ăn việc làm, bán thiết bị máy móc
ra bên ngoài và tránh được rủi ro trong xuất khẩu (do đồng Yên lên cao). Nhật Bản
hướng mạnh vào các nền kinh tế mới nổi như Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc
(BRIC) và 1 số các quốc gia ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia…) đầu tư vào
các ngành thân thiện với môi trường, sản xuất vật liệu mới, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng…
e. Chính trị
Chính trị
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ
lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng
giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về Chính
phủ. Lập pháp độc lập với Chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính
phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập Chính phủ mới. Tư pháp giữ vai
trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội gồm thượng viện và
hạ viện. Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị
của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là
hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật
dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế
chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.
Cơ quan lập pháp:
Quốc hội Nhật Bản (Kokkai) là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện
với 512 ghế và Thượng viện với 252 ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử
với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm,
mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 100 Thượng nghị sĩ được bầu theo sự đại diện tỉ lệ,
tức là do các cử tri toàn quốc, số còn lại 152 ghế được bầu từ 47 đơn vị bầu cử tỉnh.
Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm. Các công dân Nhật Bản trên
17
25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng
viện. Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc về mỗi người dân nam nữ trên
20 tuổi.
Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp:
Quyền hành pháp được giao cho Nội các, gồm Thủ tướng và các bộ trưởng, tất cả
chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là một nghị viên của Quốc
hội và được Quốc hội bổ nhiệm, có quyền chỉ định và bãi nhiệm các bộ trưởng, các vị
sau này phải là dân sự và phần lớn là nghị viên Quốc hội.
Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa
phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Thiên hoàng Nhật
Bản bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử
công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền.
Các đảng phái chính trị tại Nhật Bản:
Nhật Bản là quốc gia có đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
-
Đảng Dân chủ Tự do (LDP)
-
Đảng Dân chủ (JDP)
-
Đảng Komei (NKP)
-
Đảng Xã hội Dân chủ (JSP)
-
Đảng Cộng sản (JCP)
Quan hệ Quốc tế và đường lối đối ngoại
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Hiệp ước. Sang Chiến
tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã. Lần đầu
tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước
ngoài. Hoa Kỳ phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản, và cho tới nay Hạm đội 7 Hoa
Kỳ vẫn đang đóng ở đảo Okinawa của Nhật.
Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia
tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nhật Bản hiện là thành viên
Liên hiệp quốc và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an, ngoài ra
Nhật còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế
18
châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một
nước tích cực trong các công tác cứu trợ và các nỗ lực phát triển các dự án quốc tế.
Hiến pháp của Nhật Bản không cho phép dùng sức mạnh quân sự để phát động
chiến tranh chống một nước khác mặc dù vẫn cho phép duy trì Lực lượng phòng vệ
gồm các đơn vị lục, không và hải quân. Tuy nhiên, Nhật Bản đã triển khai lực lượng
không chiến đấu đến phục vụ cho công cuộc tái thiết Iraq trong cuộc chiến vừa qua,
một ngoại lệ đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Vào ngày 19/09/2015,
Thượng viện Nhật Bản đã chính thức thông qua đạo luật cho phép các lực lượng vũ
trang tham gia vào các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Đạo luật này
được cho là nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, cũng như nhằm gia tăng
các nỗ lực cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình quốc tế.
Hiện Nhật Bản đang có tranh chấp với Nga ở khu vực đảo Kuril phía Bắc, khu đảo
Liancourt ("Dokdo" ở Hàn Quốc, "Takeshima" ở Nhật), với Trung Quốc và Đài Loan
với loạt đảo Senkaku, với riêng Trung Quốc về tình trạng hiện tại của kinotorishima.
Hầu hết các tranh chấp này đi kèm với việc sở hữu nguồn lợi thủy sản và tài nguyên
xung quanh trong đó có cả dầu và khí đốt.
Những năm gần đây Nhật đang nổ ra các mối bất đồng với Bắc Triều Tiên về vấn đề
bắt cóc công dân Nhật từ 1977-1983 và chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.
2. Lịch sử quan hệ Việt Nam- Nhật Bản
Bảng 2.1: Tóm lược quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
19
Nhật Bản
Cho đến những
năm 1970
Những năm 1980
Quan
hệ Việt
NamNhật
Bản
1973: Thiết lập
quan hệ ngoại giao
Việt Nam- Nhật
Bản
1975: Mở Đại sứ
quán Nhật Bản tại
Hà Nội
1977: Công bố
Học thuyết Fukuda
1979: Nhật Bản
tạm ngừng viện trợ
ODA cho Việt Nam
Một số lần tiến
hành cứu trợ thiên
tai khẩn cấp (bão)
Nửa cuối những
năm 1980: Thực
hiện đường lối
ngoại giao vì hòa
bình của khu vực
Đông Dương
ODA
cho
Việt
Nam
Hợp tác kỹ thuật
(HTKT) và Viện trợ
không hoàn lại
(VTKHL)
Tạm ngừng viện
trợ ODA cho Việt
Nam
Những năm 1990
1992: Nối lại viện trợ
ODA.
1994: Thủ tướng
Murayama, thủ tướng
đầu tiên của Nhật Bản,
thăm chính thức Việt
Nam.
1995: Chính phủ Nhật
Bản chủ trì “Diễn đàn
phát triển toàn diện cho
Đông Dương”.
Nối lại viện trợ ODA, hỗ
trợ thực thi chính sách
Đổi mới và phát triển
kinh tế thị trường.
20
Những năm 2000
Từ những năm 2010
2003 : Ký kết Hiệp định Đầu
tư Việt - Nhật
2003 : Khởi động "Sáng
kiến chung Việt - Nhật"
2007 : Chủ tịch Nguyễn
Minh Triết, nguyên thủ Nhà
nước, đầu tiên của Việt
Nam thăm chính thức Nhật
Bản
2008 : Ký kết Hiệp định đối
tác kinh tế Việt - Nhật
2011 : Nhận hỗ trợ của Việt
Nam sau thảm họa động
đất sóng thần tại miền Đông
Nhật Bản
2011 : Ký kết Hiệp định về
hợp tác phát triển và sử
dụng hạt nhân vì mục đích
hòa bình giữa Nhật Bản và
Việt Nam
2013 : Thủ tướng Shinzo
Abe thăm chính thức Việt
Nam
Tiếp tục đẩy mạnh CNH,
tăng cường khả năng cạnh
tranh quốc tế, khắc phục
yếu kém, xây dựng xã hội
công bằng
Tiếp tục đẩy mạnh CNH,
tăng cường khả năng cạnh
tranh quốc tế, khắc phục
yếu kém, xây dựng xã hội
công bằng
1959-1964: Dự án
xây dựng Nhà máy
thủy điện Đa Nhim
1963-1973: Dự án
Thủy lợi Phan
Rang
1966-1974: Dự án
VTKHL và HTKT
cho Bệnh Viện
Chợ Rẫy
1969-1975: Dự án
VTKHL và HTKT
cho Khoa Nông
nghiệp Đại học
Cần Thơ
1973,1974,1978:
Vốn vay hàng hóa
1992-1994: Dự án
VTKHL và HTKT (19951998) cho Bệnh viện
Chợ Rẫy. 1993-2005:
Dự án xây dựng Nhà
máy nhiệt điện Phú Mỹ.
1993-2004: Dự án xây
dựng Nhà máy nhiệt điện
Phả Lại.
1993-2005: Dự án xây
dựng Nhà máy thủy điện
Hàm Thuận- Đa Mi.
1993-2012: Dự án cải
tạo cầu trên Quốc lộ 1
1993-2004: Dự án nâng
cấp Quốc lộ số 5. 19932005: Dự án cải tạo cầu
đường sắt trên tuyết
đường sắt Bắc-Nam
21
1998-2005 : Dự án XD cầu
Thanh Trì
1999-2012 : Dự án XD Đại
lộ Đông-Tây Sài Gòn
2000-2010 : Dự án XD cầu
Cần Thơ
2001 đến nay : Triển khai
chương trình Cử Tình
nguyện viên cao cấp (SV)
2001-2004 : Quy hoạch
tổng thể và nghiên cứu khả
thi về GTVT đô thị khu vực
TP.HCM
2002-2013 : Dự án phát
triển CSHT quy mô nhỏ cho
người nghèo
2009-2012 : Dự án Bảo vệ
môi trường Vịnh Hạ Long
2009-2012 : Dự án Phát
triển nguồn nhân lực kỹ
thuật trường ĐH Công
nghiệp
2010-2011 : Dự án Tăng
cường năng lực của Ngân
hàng Nhà nước Hà Nội
2010-2013 : Dự án Đào tạo
nâng cao năng lực của
Quốc hội
2010-2015 : Dự án Nâng
cao năng lực đảm bảo an
toàn sinh học và xét nghiệm
tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho mạng
lưới phòng xét nghiệm
2003-2006 : Dự án XD Nhà
máy sản xuất vắc xin sởi
2004-2006 : Chương trình
Phát triển Đô thị Tổng thể
thủ đô Hà Nội 2004-2007 :
1993-2009: Dự án cải
Dự án Đào tạo cán bộ thuế
tạo Cảng Hải Phòng.
đáp ứng công cuộc hiện đại
1994- đến nay: Triển
hóa hệ thống quản lý hành
khai chương trình Cử
chính Thuế
Tình nguyện viên Nhật
2004-2012 : Dự án XD
Bản (JOCV)
đường tránh QL số 1 20051995-2000: Dự án
2009 : Dự án Chuyển giao
nghiên cứu chính sách
công nghệ sản xuất vắc xin
phát triển kinh tế trong
sởi 2007-2011 : Dự án
giai đoạn chuyển đổi
Tăng cường năng lực thực
sang nền kinh tế thị
thi Luật Cạnh tranh 2007trường.
2011 : Dự án XD đường
1996-2006: Dự án Hỗ trợ
vành đai 3 TP. Hà Nội
hình thành chính sách cơ
2007-2015 : Cải cách hệ
bản của chính phủ về hệ
thống pháp luật và tư pháp
thống pháp luật (hỗ trợ
2007 đến nay : XD tuyến
cải cách pháp luật).
đường sắt nội đô TP.HCM
2008-2009 : Nghiên cứu
Chiến lược phát triển liên
kết TP.Đà Nẵng và vùng
phụ cận
2011 đến nay : Dự án XD
đường cao tốc Bắc - Nam
2012-2014 : Dự án Nâng
cao năng lực của Văn
phòng Chính phủ
2013-2016 : Nâng cao năng
lực Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh về đào tạo cán bộ
lãnh đạo và công chức
“Nguồn: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)”
22