Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh khách sạn khách sạn hợp tác kinh doanh đặc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.98 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRUNG TÂM TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
***

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÁCH SẠN
Đề tài:
Câu 1: Khách sạn hợp tác đặc quyền. Phân tích ưu nhược điểm của
việc đầu tư loại hình khách sạn này trên góc độ nhà đầu tư là bên mua
và nhà đầu tư là bên bán.
Câu 2: Tìm một khách sạn liên doanh 5 sao tại Hà Nội là khách sạn
hợp tác đặc quyền và chứng minh các phân tích trên.
Lớp: Quản trị khách sạn 55.02 ( POHE)
Người thực hiện:
Nhóm 1: Trần Hữu Nghị
Nguyễn Minh Ngọc
Trần Hạnh Dung
Hoàng Thị Hòa
Phạm Hoàng Nam
Đoàn Quỳnh Ngọc

Phạm Lê Phương Anh
Tô Thúy Hằng
Nguyễn Thu Hà
Nguyễn Thùy Linh
Lê Lan Ngọc
Nguyễn Thùy Dương


KHÁCH SẠN HỢP TÁC ĐẶC QUYỀN
( FRANCHISE HOTEL)


A.TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN HỢP TÁC ĐẶC QUYỀN
I/ Khái niệm
1) Franchise là gì?
Franchise là nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh, dùng
để chỉ 1 phương thức kinh doanh đặc biệt. Có nhiều định nghĩa về Franchise trên
thế giới.
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) đã định nghĩa rằng:
"franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương
hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ
thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải
trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise".
Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 , thì franchise là “hoạt
động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát
và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
2) Khách sạn hợp tác đặc quyền (Franchise hotel)
a) Khách sạn hợp tác đặc quyền là gì?
Khách sạn hợp tác đặc quyền (Franchise Hotel) là khách sạn tư nhân hoặc khách
sạn cổ phần về sở hữu.Phía chủ đầu tư khách sạn (gọi là bên mua) phải tự điều hành
quản lý khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của
khách sạn. Bên mua thực hiện việc mua lại của một tập đoàn khách sạn (gọi là bên
bán) quyền độc quyền sử dụng thương hiệu về một loại hình kinh doanh khách sạn
của tập đoàn tại một địa phương nhất định., trong một khoảng thời gian nhất định,
trên cơ sở của bản hợp đồng có ghi rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối tác
tham gia.



Thực chất của loại hình liên doanh này là bên mua đã mua lại của bên bán bí
quyết điều hành quản lý và được hưởng một số đặc quyền trong kinh doanh do tập
đoàn khách sạn cung cấp.
b) 3 dịch vụ tổng quát bên sở hữu nhượng quyền bán cho bên mua:
- Các phương thức hoạt động của khách sạn như tổ chức, vận hành, công nghệ quản
lý và huấn luyện nhân viên.
- Hỗ trợ kỹ thuật về thiết kế, xây dựng khách sạn, mua sắm các vật dụng, vật phẩm,
chế biến món ăn, pha chế thức uống trong các nhà hàng thuộc khách sạn cùng các
dịch vụ kèm theo khác.
- Marketing và khuyến thị như phân tích thị trường, phân tích sự cạnh tranh, phân
tích địa điểm và xác định khách hàng mục tiêu.
II/Ưu điểm và nhược điểm của bên mua và bên bán
1) Bên mua:
a) Ưu điểm:
a.1) Dành được ưu thế cạnh tranh.
Việc mua lại quyền sử dụng độc quyền thương hiệu từ một tập đoàn khách
sạn lớn cũng chính là có được một thị trường khách đối với thương hiệu này. Uy
tín, chất lượng mà thương hiệu này có chính là sức mạnh cạnh tranh lớn đối với bên
mua. Chính vì vậy, việc mua lại thương hiệu sẽ tạo nên một ưu thế cạnh tranh lớn
hơn so với lập nên một thương hiệu khách sạn mới.
a.2) Giúp ích cho việc phổ biến ra toàn quốc.
Trong khách sạn hơp đồng đặc quyền, uy tín, độ tin cậy cũng như mức độ nổi
tiếng của một thương hiệu lớn trong nước và quốc tế chính là phương tiện nhanh
nhất để phổ biến khách sạn đó ra toàn quốc. Khách hàng, đặc biệt là khách có khả
năng chi trả cao thường có xu hướng ở trong những khách sạn mang thương hiệu
tầm cỡ quốc tế để đảm bảo cho việc nghỉ ngơi của họ.
a.3) Bên nhận quyền có được sự uy tín thương hiệu, hệ thống kinh doanh hiệu
quả cũng như sự hỗ trợ liên tục từ phía bên bán – bên nhượng quyền.
Để đảm bảo cho sự phát triển thương hiệu, tuy đã nhượng quyền nhưng bên

bán sẽ tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình quản lí, điều hành,
đào tạo nhân viên, mua sắm thiết bị... và hỗ trợ bên mua về nhiều mặt để phát triển
kinh doanh. Bên cạnh đó, uy tín thương hiệu, bí quyết kinh doanh hay hệ thống
quản lí từ bên nhượng quyền cũng giúp cho bên nhận quyền có được một ưu thế
lớn.


a.5) Khắc phục vấn đề về nguồn nhân lực và vốn.
Bên nhận quyền hoàn toàn có thể sử dụng nguồn nhân lực cũng như truy cập
được đến nguồn vốn từ bên nhượng quyền qua việc mua lại quyền sử dụng độc
quyền thương hiệu.
a.4) Liên kết với nhau tạo nên sức manh hợp tác.
Đối với một thương hiệu mới, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường gần như là
rất thấp, đặc biệt là khi đó là hoạt động kinh doanh khách sạn. Điều này sẽ được
khắc phục qua quan hệ hợp tác đặc quyền. Còn đối với thương hiệu lớn ( bên
nhượng quyền), bên nhận quyền, hợp tác đặc quyền chính là cơ hội để mở rộng thị
trường, tăng cường sức mạnh thương hiệu của mình.
a.5) Làm hiện đại hơn quá trình nghiên cứu thị trường cho sản phẩm mới cũng
như hệ thống vận hành.
Các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới thường rất chú trọng đến chất lượng
các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, hợp tác đặc quyền chính là cơ hội để bên
nhận quyền hiện đại hóa quá trình nghiên cứu các sản phẩm của khách sạn, trong đó
có sự hỗ trợ của bên nhượng quyền.
b) Nhược điểm:
- Chịu toàn bộ phần đầu tư của cải vật chất và tự quản trị lấy tài sản của mình.
- Trả một mức phí cho việc nhượng quyền này: Khoản phí cho việc sử dụng thương
hiệu; Khoản phí cho việc đào tạo và tư vấn cho người nhận nhượng quyền.Ngoài
phí nhượng quyền ban đầu thì bên mua phải trả thêm nhiều khoản phí khác (phí
quảng bá thương hiệu, phí quảng cáo…)
- Khó khăn trong quyền làm chủ, mấ tự do trong quá trình quản lý và điều hành

kinh doanh.
- Khó khăn trong việc thoái lui khỏi hệ thống hoặc nhượng quyền cho bên thứ ba.
- Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn.
2) Bên bán:
a) Ưu điểm:
a.1) Phát triển và nhân rộng mạng lưới kinh doanh.
Có thể nói, khách sạn hợp tác đặc quyền chính là đảm bảo cho sự phát triển
thương hiệu của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới. Hợp tác đặc quyền mang
đến cơ hội mở rộng và phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng
hơn cho các bên nhượng quyền ( các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới) bằng
cách tạo ra mạng lưới phân phối với chi phí thấp.
a.2) Tối đa hoá lợi nhuận.
Bên nhượng quyền ( bên bán) khi nhượng quyền thương hiệu hoàn toàn có
được lợi nhuận từ việc nhượng quyền mà giảm thiểu tối đa sự rủi ro về vốn cũng
như các vấn đề phát sinh trong quản lí khách sạn.


a.3) Tiết giảm chi phí
Hợp tác đặc quyền đã tạo điều kiện cho bên nhượng quyền ( bên bán) giảm
các chi phí cho việc giám sát cho hoạt động kinh doanh cũng như việc phát triển
thương hiệu. Chi phí này đã giúp cho bên bán hoàn toàn có thể phát triển mạng lưới
phân phối của mình với một chi phí thấp.
a.4) Thu lợi gián tiếp từ thương hiệu.
Hợp tác đặc quyền đối với bên bán chính là nhượng quyền thương hiệu. Đối
với bên mua, muốn có được sự nhượng quyền từ bên bán sẽ phải trả cho bên bán
một khoản chi phí nhất định theo hợp đồng giữa hai bên. Như vậy, bên nhượng
quyền đã có thu được lợi nhuận từ chính thương hiệu của mình.
a.5) Tạo dựng giá trị và uy tín của doanh nghiệp.
Một khi bên mua phát triển tốt việc kinh doanh khách sạn, giá trị và uy tín
của chính bên nhượng quyền ( bên bán) cũng được nâng cao, thương hiệu của họ vì

vậy mà được biết tới nhiều hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.
b) Nhược điểm:
b.1) Các ràng buộc pháp lý liên quan đến bảo vệ thương hiệu và cách thức trả
phí nhượng quyền giữa hai bên.
Hợp tác độc quyền giữa bên mua và bên bán đã tạo nên những ràng buộc
pháp lí nhất định cho bên bán một khi hợp đồng được kí kết giữa hai bên.
b.2) Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
Theo khái niệm đã nêu trên, bên mua khi được nhượng quyền chính là mua
lại độc quyền sử dụng thương hiệu bao gồm các phương thức hoạt động của khách
sạn như tổ chức, vận hành, công nghệ quản lý và huấn luyện nhân viên; kĩ thuật
thiết kế, xây dựng khách sạn cũng như việc marketing thương hiệu. Điều này đồng
nghĩa với việc bên bán đang chia sẻ chính quyền kiểm soát và quyền năng trong
kinh doanh của mình cho bên mua.
b.3) Hoạt động không tốt của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Thương hiệu, uy tín của bên nhượng quyền có thể bị ảnh hưởng trong việc
hợp tác đặc quyền vì bên bán đang bán đi quyền sử dụng độc quyền thương hiệu
của chính mình. Như vậy, bên mua nếu như tổ chức quản lí, kinh doanh không tốt
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền không những thế còn phải đối mặt với chính sự cạnh
tranh của bên nhận quyền trong tương lai.
b.4) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bên mua phát hiện ra thông
tin không đúng sự thật.
Dù là mua lại quyền sử dụng độc quyền thương hiệu của một khách sạn, bên
nhận quyền lại không chịu trách nhiệm hoàn toàn với thương hiệu khách sạn đó vì


thương hiệu đó thuộc sở hữu của bên nhượng quyền chứ không phải bên nhận
quyền.

B.Khách sạn Sofitel Legend Metropol

I/ Giới thiệu về khách sạn Sofitel Legend Metropole
Sofitel Legend Metropole là khách sạn 5 sao cao cấp bậc nhất tại Hà Nội, được
xây dựng vào năm 1901 bởi André Ducamp and Gustave-Émile Dumoutier theo lối
kiến trúc thuộc địa Pháp xưa, tường phủ sơn trắng, khung cửa màu xanh cùng với
nhiêu xiên hoa sắt được thiết kế tinh xảo.
1) Vị trí địa lý
Sofitel Legend Metropole có vị trí địa lí đắc địa, nằm trên đường Ngô Quyền,
quận Hoàn Kiếm, được coi là trung tâm thành phố và cũng là khu phố cổ thu hút
khá nhiều khách du lịch nước ngoài. Đây cũng là một trong những lí do tạo nên sức
hấp dẫn của Metropole.
2) Lịch sử hình thành
* Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội tự hào là khách sạn cổ nhất Hà Nội
với gần 100 năm lịch sử.
* Mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, Sofitel Metropole
thể hiện nét đẹp cổ điển qua lớp sơn tường trắng, những khung cửa xanh, những
họa tiết bằng sắt tinh xảo, ván tường bằng gỗ và một sân cỏ xanh tươi. Metropole là
một trong số ít những khách sạn còn lại trong khu vực vẫn còn giữ được dáng vẻ cổ
kính của mình.
* Mùa hè năm 1901 khách sạn “Grand Matropole Palace”” chính thức mở
cửa đón khách tại thủ đô Hà Nội. Thực hiện dự án này là công ty kinh doanh bất
động sản có tên là Societe Francaise Immobiliere do hai nhà đầu tư người Pháp
Gustave – Emile Dumoutier và Andre Ducamp sáng lập. Ngay vào thời điểm đó
khách sạn được đánh giá là khách sạn đồ sộ nhất Đông Dương.
* Năm 1946, khách sạn được nhượng lại cho một người Hoa Kiều có tên là
Gin Sinh Hoi, ông này chuyển đến ở cố định tại phòng 115 và kiêm luôn chức Tổng
Giám Đốc điều hành Khách sạn.
* Vào năm 1954, khách sạn trở thành tài sản của chính phủ Việt Nam và là
nơi đón tiếp các vị khách quý của chính phủ. Ban đầu khách sạn trực thuộc Bộ Nội



thương, sau đó thuộc Bộ Nội vụ, rồi tổng cục Du Lịch và cuối cùng là công ty Du
lịch Hà Nội. Khách sạn Metropole đổi tên thành khách sạn Thống Nhất.
* Năm 1962 khách sạn được xây thêm 4 tầng với tổng số 29 phòng.
* Năm 1968 một hầm trú ẩn với sức chứa 30 đến 40 người đã được xây
dựng tại sân trong của khách sạn.
* Sau 90 năm hoạt động rất đáng tự hào trên đất Hà Nội cổ, khách sạn thống
nhất tạm thời đóng cửa để cải tạo nâng cấp (kết quả liên doanh giữa Hà Nội tourism
& Unimex Hà Nội và Cociete Development Metropole (SDM) và AAPC (Accor
Asia Pacific Corporation ),Federal Investments Elysce and SEM trong đó phía Việt
Nam chiếm 70% vốn.
* Tháng 3 - 1992, giai đoạn cải tạo nâng cấp lần một kết thúc, khách sạn mở
cửa lại với tên gọi Dullman Metropole sau thành khách sạn Sofitel Metropole Hà
nội với 109 phòng và nhanh chóng trở thành ốc đảo duyên dáng trong lòng thủ đô
Hà Nội.
* Giai đoạn 2 của dự án được khởi công xây dựng vào năm 1994 với toà
nhà Opera Wing bao gồm 3 tầng 135 phòng và trên đó là 4 tầng cho thuê trụ sở văn
phòng được khai trương vào tháng 9 - 1996.
* Metropole có lịch sử phong phú và bề dày truyền thống đón tiếp các đại
sứ, các chính trị gia, các nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới như Chaplie
Chaplin, Jane Fonda (Jane Fonda là diễn viên, nhà văn, chính trị gia nổi tiếng của
Mĩ )George. H. W. Bush,…
* Graham Greene đã ở khách sạn trong khi viết tác phẩm “The Quiet
American”( Người Mỹ trầm lặng) năm 1951
* Somerset Maughram viết The Gentleman in the Parlour ( Quý ông trong
Parlour) ở khách sạn. Charlie Chaplin và Paulette Goddard đã hưởng tuần trang
mật tại Khách sạn vào năm 1963 sau khi đám cưới tại Thượng Hải.
* Vào những năm 1960, một hầm trú bom đã được xây dựng trong khách sạn
để bảo vệ khách trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
* Năm 1972, Jane Fonda đã ở khách sạn trong suốt chuyến đi của cô đến Hà
Nội.

3)Phòng
Khách sạn có 364 phòng sang trọng, lịch sự, được thiết kế theo phong cách
trang nhã và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế, mang
đến cho quý khách sự tiện nghi và thoải mái với máy điều hoà 2 chiều, truyền hình
vệ tinh, điện thoại trong nước và quốc tế, internat không dây, voice mail, két an





toàn, mini-bar, hệ thống âm nhạc và loa đài, chuông báo cháy, bồn tắm, vòi sen,
máy cạo râu, máy sấy tóc, dụng cụ pha trà và cà phê...
Khách sạn được chia làm 2 khu: Khu Metropole cổ và Khu Opera mới với
các loại phòng:
- Premium - Khu Opera mới
- Classic - Khu Metropole cổ
- Classic Deluxe - Khu Metropole cổ
- Classic Suite - Khu Metropole cổ
- Opera Suite - Khu Opera mới
- Deluxe Suite - Khu Opera mới
- Các dịch vụ trong khách sạn
Các phòng cho thuê: Bảo gồm 2 tòa nhà:
Metropole Wing: Gồm 3 tầng bên địa chỉ số 15 Ngô Quyền, tổng cộng 109 phòng
cho thuê. Trong đó có 3 Metropole Suite, 46 Classic Deluxe, 60 Classic room.
Opera Wing: Gồm 7 tầng bên địa chỉ 56 Lý Thái Tổ, tổng cộng 254 phòng cho thuê
trong đó: 1 phòng Tổng thống, 6 phòng Club Suite, 11 Opera Suite, 73 Club room,
163 Opera room.
Các phòng cho thuê họp, hội nghị hội thảo:









Thăng Long Hall: sức chưa 210 người
Thăng Long 1: sức chứa 87 người
Thăng Long 2: sức chứa 60 người
La veranda: sức chứa 40 người
Đông Đô Hall: sức chứa 37 người
Hạ Long 2: sức chứa 10 người
Hạ Long Excutive: sức chứa 15 người

Bảng giá phòng tại khách sạn Sofitel Legend Metropol
Rooms
Opera wing, Premium room, 1 Queen
size bed
Opera wing, Premium room, 2 single
beds
Opera wing, Premium room patio, 1
queen size bed
Opera wing, Grand Premium room with
Club Metropole benefits, 1 king size bed

Price
$ 323,40
$ 323,40
$ 358,05
$ 462,00


Opera wing, Grand Premium room with $ 462,00
Club Metropole benefits, 2 single beds
Opera wing, Prestige Suite with Club $ 758,40


Metropole benefits, 1 king size bed
Historical wing, Luxury room, 1 queen
size bed
Historical wing, Luxury room, 2 single
beds
Historical wing, Grand luxury room, 1
queen size bed
Historical wing, Legendary suite with
Club Metropole benefits, 1 king size bed

$ 358,05
$ 358,05
$ 392,70
$ 2194,05

(Nguồn: />4) Nhà hàng và Bar
* Nhà Hàng Le Beaulieu French: Với 180 chỗ ngồi lịch sự, nền nhà được trải
thảm, ghế bọc đệm, hệ thống gương được bố trí quanh nhà hàng tạo sự rộng rãi,
thoải mái cho khách. Màu sắc của các thiết bị bố trí trong nhà hàng rất hài hòa và
trang trọng. Khi nước vào nhà hàng Le Beau Lieu khách sẽ cảm nhận được bầu
không khí ấm cúng, nhưng cũng không kém phần trang trọng và tận hưởng những
món ăn đa dạng do các đầu bếp có kinh nghiệm thể hiện.
* Nhà hàng Spices Garden Vietnamese: được bài trí đẹp, phục vụ thực khách
các món ăn Việt truyền thống và hiện đại. Từ nhà hàng bạn có thể chiêm ngưỡng

khu vườn cây đẹp mắt của khách sạn.Với 150 chỗ ngồi được thiết kế với lối kiến
trúc mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam. Cách bố trí các thiết bị ánh
sáng, ,bàn ghế cũng như sự hài hòa của màu sắc đã tôn thêm những phong cách đặc
trưng của nhà hàng này. Cái độc đáo trong thiết kế của nhà hàng này đã tạo ấn
tượng sâu đậm với những khách đã từng đến đây.
* Nhà hàng Angelina – Italian Steak house: Đây là nhà hàng mới nhất của
Sofitel Metropole. Nó có không gian hiện đại, trẻ trung. Đầu bếp người Ý đã sáng
tạo ra các món ăn Ý, nhờ việc sử dụng các thành phần hương vị tốt nhất, với cách
bài trí trình bày trang nhã, nhiều màu sắc, và hấp dẫn. Nhà hàng Angelina cũng là
nới mọi người có thể tập hợp để thưởng thức các loại rượu vang, rượu Ý, cocktail,
martini và xì gà độc quyền.Bên cạnh đó vào ban đêm từ 21:00 trở đi các DJ sẽ làm
cho Angeline trở thành một điểm đến hoàn hảo cho một đêm đầy âm thanh.Nhà
hàng Angeline đã chính thức tổ chức khai trương vào ngày 18/10/2008.
* Poolside Bamboo Bar: nằm bên bể bơi, Bamboo là điểm nghỉ ngơi yên
tĩnh. Nội thất mang hương vị cổ xưa qua những bộ ghế mây và quạt trần.Ngoài ra
tại đây bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn nhẹ cùng các loại cocktail.


* Le Club Bar nằm ngay đại sảnh phục vụ khoảng 50 chỗ ngồi diện tích của
quán bar không lớn nhưng cũng tạo cho khách cảm giác thân mật và ấm cúng. tại
đây bạn không chỉ được thưởng thức các loại đồ uống, cocktail mà còn có cơ hội
thưởng ngoạn khu sân vườn của khách sạn và dược phục vụ đến 12hđêm.Bạn cũng
có thể lựa chọn thưởng thức tại đây bữa sáng, bữa trưa, trà chiều, buffet sôcôla và
bữa tối trong không gian nhạc sống tuyệt vời.
* Met’ Pub: là địa điểm được yêu thích bởi nhạc sống, đồ ăn ngon và rất
nhiều loạibia, rượu mạnh, whisky cho bạn lựa chọn.
* La Terrasse: đc biết đến như là “Paris tráng lệ trong lòng Hà Nội”. Khách
có thể thưởng thức kem nổi tiếng có tên Charlie Chaplin.Le Terrasse du Metropole
giống như một quán cà phê vỉa hè ở Paris rất điển hình.Đây được coi là ốc đảo độc
đáo mang đậm văn hóa Pháp tại Hà Nội.

5) Dịch vụ
* Trung tâm sức khoẻ Clark Hatch: Được trang bị các máy tập và dụng cụ
thể dục đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại trung tâm bạn còn được sự hỗ trợ của các
chuyên gia thể dục, chuyên gia mát xa. Ngoài ra, trung tâm còn có phòng sauna,
phòng tắm jacuzzi và một bể bơi ngoài trời.
* Trung tâm thương vụ: Nằm giữa khách sạn Metropole và Nhà hát lớn.Tại đây
có đầy đủ các dịch vụ photocopy, fax, scan, dịch vụ thư kí, điện thoại, internet băng
thông rộng, các phòng họp được trang bị internet tốc độ cao băng thông rộng. Cơ sở
vật chất phục vụ hội nghị đáp ứng mọi nhu cầu tổ chức hội nghị lớn, nhỏ, các loại
tiệc (tiệc cocktail, tiệc kỉ niệm...)
* Hội nghị - hội thảo: có rất nhiều phòng với quy mô và kích cỡ khác nhau
(Đông Đô,Hạ Long, Executive, La Veranda, SaPa, Thăng Long Hall...), sức chứa từ
6 chỗ đến 250chỗ. Business Center với nơi làm việc, trang thiết bị tối tân, có kết nối
Internet, máy fax,điện thoại, máy scan, máy photo, màn chiếu, LCD, TV, VCR...
*Bể bơi: diện tích 160m2 bể tráng men có máy bơi nước đối lưu luôn luôn đảm
bảo cho nước trong sạch. Xung quanh bể bơi có nhiều ghế phơi nắng với các cây
cảnh được chăm sóc cẩn thận.
* Phòng cắt tóc (Le Saloon) diện tích 40m2 được thiết kế sang trọng lịch sự các
thiết bị tại đây đều được nhập từ nước ngoài.
* Phòng y tế: diện tích 18m2: trong phòng cố đầy đủ các thiết bị khám chữa
bệnh để chăm sóc sức khỏe của khách cũng như nhân viên.
* Trung tâm thể dục thể thao (Fitness Center): được bố trí các thiết bị hiện đại
phục vụ cho nhu cầu thể dục thể hình, thẩm mĩ cho khách.
* Bộ phận giặt là: diện tích 180m2 có hệ thống quay ly tâm, máy sấy, máy vắt
khô, máy giặt…đảm bảo phục vụ khách kịp thời. Ngoài ra khách sạn còn có cửa


hàng nhận giặt là cho đối tượng không lưu tại khách sạn. Cửa hàng được trang bị hệ
thống tính tiền hiện đại, hàng hóa có thể giao tại nhà theo yêu cầu của khách mà
không tính thêm tièn vận chuyển.

* Các dịch vụ khác và kèm theo
+ Dịch vụ trông trẻ
+ Trung tâm chăm sóc sắc đẹp, thể dục
+ Bộ phận trợ giúp
+ Dịch vụ cho thuê xe
+ Các thiết bị cho người khuyết tật
+ Phục vụ phòng 24/24
+ Bể bơi ngoài trời
+ Cửa hàng đồ lưu niệm
+ Dịch vụ đưa đón sân bay
+ Các dịch vụ du lịch
+ Hồ bơi
+ Phòng hội họp
+ Internet không dây
II/ Sofitel Legend Metropole là một khách sạn hợp tác đặc quyền.
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn cổ phần về sở hữu,
50% cổ phần của khách sạn do quĩ VOF của tập đoàn VinaCapital nắm giữ, 50%
còn lại thuộc về Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) - đơn vị trực thuộc
UBND thành phố Hà Nội. Phía chủ đầu tư khách sạn (bên mua) tự điều hành quản lí
và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của khách sạn. Bên mua thực hiện
việc mua lại của tập đoàn khách sạn Accor SA (bên bán) quyền độc quyền sử dụng
thương hiệu về loại hình kinh doanh khách sạn Sofitel tại Hà Nội.
III/ Ưu và nhược điểm của bên bán – tập đoàn Accor
1) Ưu điểm
a) Không phải lo về vốn
Thứ nhất, không phải lo về vốn bởi người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động
kinh doanh là nhà đầu tư bên mua mà ở đây là tập đoàn VinaCapital và Tổng công
ty Du lịch Hà Nội. VinaCapital là một trong những tập đoàn hàng đầu về quản lý tài
sản, đầu tư bất động sản tại Việt Nam quản lý số tài sản có tổng trị giá trên 1,6 tỷ
USD. Tập đoàn này cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực du

lịch-khách sạn tại Việt Nam với danh mục đầu tư gồm các khách sạn hàng đầu như
Sofitel Metropole Hà Nội, Movenpick Hà Nội, Movenpick Sài Gòn, Mercure La
Gare Hà Nội và Sheraton Nha Trang…
b) Mở rộng hoạt động kinh doanh


Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Accor đã có
mặt tại Việt Nam trong 20 năm qua, bắt đầu bằng việc giới thiệu khách sạn Sofitel
Legend Metropole Hà Nội.Accor hiện đang điều hành 11 khách sạn trên khắp đất
nước từ các thương hiệu trung lưu như Novotel và Mercure cho đến các dòng khách
sạn cao cấp MGallery và Sofitel. Không dừng lại ở đó, tập đoàn đang thực hiện một
kế hoạch chiến lược mở rộng thêm 15 khách sạn mới .Các khách sạn mới này sẽ
góp phần mở rông quy mô của Accor trên toàn quốc và tăng thêm 3.700 phòng
trong mạng lưới các khách sạn của Accor tại Việt Nam.
c) Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu
Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu.Accor là một tập đoàn kinh
doanh khách sạn của Pháp cho nên khi nhượng quyền kinh doanh cho nhà đầu tư
bên Việt Nam cũng là một cách để tập đoàn lớn mang tầm cỡ thế giới này tiếp cận
gần hơn với thị trường Việt Nam.
d) Tối đa hoá thu nhập
Thứ tư, tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên mua phải trả tiền bản
quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của tập
đoàn Accor. Với 1 tập đoàn tầm cỡ như Accor, khoản phí này ắt hẳn ko hề nhỏ.
2) Nhược điểm
a) Mất quyền kiểm soát và quyền năng kinh doanh
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là một trong những khách sạn
hợp tác đặc quyền đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Hà Nội.Gồm
50% cổ phần của khách sạn do tập đoàn Vina Capital nắm giữ, 50% cổ phần còn
lại thuộc về Tổng công ty Du lịch Hà Nội ( Hanoitourist) và dưới sự quản lý quản lý
của tập đoàn Accor.Cho nên quyền năng sẽ được chia đều cho mỗi bên. Vì vậy, tập

đoàn Accor sẽ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát, điều hành các hoạt động
kinh doanh của khách sạn. Hay những chính sách phát triển của khách sạn sẽ chủ
yếu do tập đoàn VinaCapital và tổng công ty Du lịch Hà Nội đưa ra.
b) Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh
Tập đoàn Accor nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn với các
thương hiệu hàng đầu thế giới như Sofitel, Novotel, Mercure, Century, Zenith, All
Seasons, Ibis, Formule1… Trong đó có Sofitel, Novotel và Mercure là những
thương hiệu khách sạn của Accor đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam với nhiều cơ
sở tại Hà Nội như khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội, Pullman, De L’Opera Hà Nội…
Những khách sạn này đều có hoạt động kinh doanh khá phát triển và có khả năng
cạnh tranh mạnh với Sofitel Metropole Hà Nội.
c) Thiên vị cho bất kỳ bên nhận nhượng quyền nào đó


Nhượng quyền kinh doanh là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền một số vấn đề theo các điều
kiện mà bên nhượng quyền quy định. Cho nên tập đoàn Accor có quyền đưa ra
những yêu cầu khác nhau với tùy từng khách sạn khi nhượng quyền. Điều này cũng
gây khó khăn cho việc quyết định những điều kiện trong hợp đồng chuyển nhượng
đối với các khách sạn khác nhau.
d) Hoạt động kém của một đơn vị sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu
Thương hiệu Sofitel của Accor xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu một
khách sạn nào đó mang nhãn hiệu đó có chất lượng dịch vụ không tốt, không thỏa
mãn được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho thương hiệu này ở các địa phương
khác bị ảnh hưởng.Ví dụ như trong trường hợp Sofitel Metropole kinh doanh rất tốt
nhưng vì một khách sạn cùng thương hiệu này tại Hồ Chí Minh vừa xảy ra một vụ
mất đồ của khách. Với thời đại công nghệ thông tin hiện nay, tin tức lan nhanh làm
ảnh hưởng đến danh tiếng Sofitel Metropole ngoài Bắc rất cao .Cho thấy việc hoạt
động của các đơn vị ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu như thế nào.
III/ Ưu điểm và nhược điểm của bên mua: tập đoàn Vinacapital và tổng công

ty Du lịch Hà Nội.
1) Ưu điểm.
a)Đầu tư ít rủi ro
Ít gặp rủi ro vì thương hiệu nổi tiếng, đã có chỗ đứng trên thị trường. Với tỉ lệ
thất bại lên đến 90% trong 3 năm đầu, việc bắt đầu xây dựng 1 khách sạn mới với
thương hiệu mới là khá nguy hiểm. Khách sạn bắt đầu đi vào hoạt động từ năm
1901 => đã có tên tuổi trên thị trường, đc nhiều du khách biết tới
b) Thương hiệu của bên nhượng quyền
Ưu điểm lớn nhất của bên mua chính là việc được phép sử dụng thương hiệu
của bên nhượng quyền . Sofitel Metropole hotel thuộc quyền điều hành của tập
đoàn khách sạn Accor ,và VinaCapital cùng HHtourist hoàn toàn có quyền sử dụng
tên gọi của khách sạn cũng như cơ cấu tổ chức của khách sạn .
c) Tận dụng nguồn lực
Tận dụng các nguồn lực: bên mua chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động
kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị,, quy trình vận hành,
chiến lược kinh doanh đều tuân theo khuôn mẫu và chuẩn mực vốn có của tập đoàn
Accor
2) Nhược điểm
a) Nguồn lực tài chính


Nhà đầu tư cần phải có tiềm lực tài chính lớn để mua được thương quyền của
tập đoàn khách sạn Accor, và quan trọng hơn cả là để đầu tư vào hoạt động của
khách sạn. Tuy nhiên, vốn của 2 nhà đầu tư là tập đoàn Vinacapital và tổng công ty
du lịch Hà Nội không hề nhỏ nên nhược điểm này không đáng kể.
b) Bị ảnh hưởng bởi hệ thống khách sạn
Có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các khách sạn cùng đẳng cấp trong tập đoàn nếu
một trong số đó bị khách hàng phàn nàn. Khi đó, khách sạn có thể bị giảm lượng
khách và doanh thu. Tuy vậy, Metropole đã lọt vào top 500 khách sạn hàng đầu thế
giới nên trường hợp này rất hi hữu.

c) Hạn chế trong quản lý và điều hành kinh doanh
Các nhà quản lý khó khăn, mất tự do trong quản lý và điều hành kinh doanh
do phải làm theo mọi yêu cầu từ tập đoàn Accor từ những hoạt động nhỏ nhất và
thường xuyên bị can thiệp vào việc kinh doanh hàng ngày.
d) Áp lực lớn đến từ thương hiệu lớn
Không chỉ gặp khó khăn trong quyền kiểm soát mà các nhà đầu tư còn bị
phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống nhượng quyền.Khách sạn Sofitel Metropole
thuộc top 500 khách sạn tốt nhất thế giới , còn tập đoàn Accor lại là 1 trong
những tập đoàn khách sạn hang đầu châu Âu với 40 năm kinh nghiệm hoạt động
cùng 4000 khách sạn trên 100 quốc gia , quy mô 150.000 nhân viên, chính vì thế
khi mua lại một thương hiệu đã quá nổi tiếng trên thế giới thì toàn bộ nhân viên
của khách sạn đều chịu áp lực rất lớn từ hai phía : khách hang và tập đoàn
Accor .c) Khó khăn trong việc thoái lui khỏi hệ thống hoặc nhượng quyền
cho bên thứ ba:
VinaCapital đã rao bán toàn bộ số cổ phần mà tập đoàn nắm giữ trong khách
sạn Metropole từ cuối năm 2012.Tuy nhiên đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà đầu tư
nào mua lại số cổ phần này.

C. Kết luận:
Có thể thấy rằng , việc đầu tư vào một khách sạn hợp tác đặc quyền là vô
cùng khó khăn và nó đòi hỏi những nhà đầu tư , những nhà quản lý cần có một kế
hoạch và khả năng quản lí nhạy bén . Tuy nhiên , khó khăn lại chính là một phần
động lực để các khách sạn phát triển mà Sofitel Metropole lại chính là một ví dụ


điển hính cho sự phát triển tuyệt vời của ngành khách sạn . Hi vọng rằng , không
chỉ Metropole mà sẽ ngày càng có nhiều khách sạn hợp tác đặc quyền nói riêng
cũng như ngành kinh doanh khách sạn nói chung ở Việt Nam sẽ ngày càng phát
triển và vươn xa hơn nữa.




×