Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Nghiên cứu bọ cánh cứng hại dừa (brontispa longissima gestro) ở đồng bằng sông cửu long và biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) có sử dụng chế phẩm sinh học từ metarhizium anisopliae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 242 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
----------------------------

NGUYỄN XUÂN NIỆM

NGHIÊN CỨU BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA (Brontispa
longissima Gestro) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) CÓ SỬ DỤNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC TỪ Metarhizium anisopliae

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Cần Thơ, năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
----------------------------

NGUYỄN XUÂN NIỆM

NGHIÊN CỨU BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA (Brontispa
longissima Gestro) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) CÓ SỬ DỤNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC TỪ Metarhizium anisopliae
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62. 62. 10. 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. NGUYỄN THỊ THU CÚC


Trường Đại học Cần Thơ
2. GS.TS. PHẠM THỊ THUỲ
Viện Bảo vệ thực vật

Thành phố Cần Thơ, năm 2010


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới
GS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc và GS.TS. Phạm Thị Thuỳ đã tận tình hướng dẫn và tạo
điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian nghiên cứu luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm đặc biệt là các thầy, cô giáo và
các anh chị trong Bộ môn Bảo vệ thực vật (Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng,
Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Lãnh
đạo Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Chi cục Bảo vệ thực vật Kiên
Giang đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án đúng tiến độ đề ra.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn ở Viện Bảo vệ thực

vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Phòng phân tích
protein (Đại học Cần Thơ) đã giúp đỡ và phối hợp tiến hành một số nội dung có liên
quan đến luận án.
Xin cám ơn các bạn bè, đồng nghiệp và các bạn cùng khoá nghiên cứu sinh đã
động viên và khích lệ trong thời gian thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được dâng lên Cha Mẹ sinh thành, nuôi dưỡng và đây là
phần thưởng xin được chia sẻ đến vợ và 2 con thân yêu của tôi!
Tp.Cần Thơ, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Nghiên cứu sinh

NGUYỄN XUÂN NIỆM


iii

TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 10 năm 2008, nhằm
nghiên cứu, phát hiện sự phân bố, thành phần loài và xác định một số đặc điểm sinh
học sinh thái (điều kiện phát triển và thiên địch) của Bọ cánh cứng hại dừa (BCCHD)
Brontispa longissima (Gestro), từ đó nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý BCCHD tổng
hợp theo hướng bền vững và an toàn sinh thái.
Tuỳ theo từng nội dung nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo các phương pháp
điều tra nông dân, khảo sát ngoài đồng, trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và bố trí thí
nghiệm ngoài đồng. Bên cạnh việc điều tra hiện trạng canh tác dừa và tình hình nhiễm
BCCHD, thành phần và sự phân bố của các thiên địch quan trọng trên BCCHD [nấm
xanh Metarhizium anisopliae, kiến vàng Oecophylla smaragdina và hai bọ đuôi kìm
(Chelisoches morio và C. variegatus)] được khảo sát trên nhiều tỉnh thuộc đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc phân loài BCCHD được tiến hành theo hai phương
pháp: dựa trên các đặc điểm hình thái và phân tích điện di protein. Phổ ký chủ của
BCCHD được xác định qua phương pháp điều tra ngoài đồng và quan sát trong điều

kiện phòng thí nghiệm. Các đặc điểm sinh học của BCCHD được khảo sát trong điều
kiện phòng thí nghiệm qua nhân nuôi trên lá dừa tươi. Giám định và phân lập các mẫu
nấm Ma theo khoá phân loại của Barnett và Hunter (1972) và xác định khả năng hình
thành bào tử và khả năng hình thành enzyme ngoại bào của nấm M. anisopliae theo
phương pháp khuyếch tán. Phân loại các chủng nấm M. anisopliae ký sinh trên
BCCHD ở ĐBSCL bằng phương pháp PCR r28S. Hiệu lực phòng trừ BCCHD của
nấm M. anisopliae (chế phẩm Ma 1), kiến vàng Oecophylla smaragdina, ong ký sinh
Asecodes hispinarum, hai bọ đuôi kìm (Chelisoches morio và C. variegatus) và một số
loại thuốc trừ sâu được khảo sát trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng tùy theo từng
đối tượng.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận: bọ cánh cứng (Coleoptera : Chrysomelidae) gây
hại cây dừa (Cocos nucifera L.) của khu vực ĐBSCL chỉ một loài duy nhất, với tên
khoa học là Brontispa longissima (Gestro). Ở điều kiện nhiệt độ 30,8 ± 1,70C, ẩm độ
67,5 ± 2,5%, BCCHD có vòng đời trung bình là 56,0 ± 11,26 ngày, hệ số gia tăng


iv

quần thể của BCCHD là 0,0743 tại thời điểm 45 ngày và là 0,5840 tại thời điểm 90
ngày, BCCHD gây hại hầu hết trên các cây thuộc họ cau-dừa vùng ĐBSCL, ngoại trừ
cây Mật cật, cây Ra lầy và cây Thốt nốt và gây hại nặng nhất trên hai giống Ta xanh và
Xiêm đỏ. Trong 12 chủng nấm M. anisopliae trên BCCHD đã phân lập từ vùng
ĐBSCL, có 3 chủng nấm (Ma 1 – có nguồn nấm M. anisopliae Bến Tre; Ma 11 - có
nguồn nấm M. anisopliae An Giang và Ma 12 - có nguồn nấm M. anisopliae Kiên
Giang) ký sinh tốt ở các giai đoạn BCCHD. Chế phẩm Ma cho hiệu quả phòng trừ
BCCHD khá cao, hiệu lực đạt 70,63% khi sử dụng nấm M. anisopliae đơn thuần. Nếu
có trộn thêm dầu ăn ở nồng độ 0,1%, hiệu lực sẽ lên đến 74,83%. Kết qủa khảo sát
cũng ghi nhận kiến vàng Oecophylla smaragdina và bọ đuôi kìm Chelisoches
variegatus tỏ ra có hiệu quả rất tốt trong phòng trừ BCCHD. Cả 3 mô hình khảo sát để
quản lý BCCHD như (1) bón phân + thả kiến vàng Oecophylla smaragdina + phun

dung dịch nấm Metarhizium anisopliae; (2) bón phân + kiến vàng Oecophylla
smaragdina và (3) bồi sình gốc dừa + thả bọ đuôi kìm vàng Chelisoches variegatus,
đều có hiệu quả cao trong quản lý BCCHD. Qua khảo sát, một mô hình IPM để quản lý
BCCHD cũng đã được đề nghị.
Từ khoá: Asecodes hispinarum, bọ cánh cứng hại dừa, bọ đuôi kìm, Brontispa
longissima (Gestro), cây dừa, Chelisoches morio, Chelisoches variegatus, Đồng
bằng sông Cửu Long, IPM, kiến vàng, Metarhizium anisopliae, nấm xanh,
Oecophylla smagradina, ong ký sinh côn trùng, PCR r28S.


v

ABSTRACT
The project was carried out from October, 2003 to October, 2008, to study the
distribution, species components and to determine some biological and ecological
characteristics (development condition and natural enemies) of coconut leaf beetle
(CLB) Brontispa longissima (Gestro). From the studies’ outcomes, a sustainable and
safe CLB management approach has been formed and proposed.
Depending on each research topic, a corresponding research project was carried
out by either farmer interviews, field surveys or by setting up the experiments in the
lab, net house or field conditions. Beside the survey on coconut cultivation, CLB’s
current status and infection, the composition and the distribution of all important
natural enemies (Metarhizium anisopliae, Oecophylla smaragdina, Chelisoches morio
and C. variegatus) of CLB were also recorded from many provinces of the Mekong
Delta. CLB’s identification process was performed by morphological characteristics
observation and gel electrophoresis (protein analysis). Through field survey and
laboratory observation, host spectrum of CLB was confirmed. The biological
characteristics regarding the development of CLB were recorded through rearing CLB
on coconut fresh leaves in the laboratory conditions. Barnett and Hunter (1972) key
and PCR r28S method were applied for Metarhizium anisopliae identification. The

spore and exoenzyme forming ability of Ma were studied by the diffusion method. The
effectiveness of Metarhizium anisopliae, Chelisoches morio, C. variegatus,
Oecophylla smaragdina, Asecodes hispinarum, and of some common insecticides for
controlling CLB were also studied in the net house or (and) field conditions.
The results showed that: there is only one species of coconut leaf beetle
(Coleoptera : Chrysomelidae) in the Mekong Delta, which is Brontispa longissima
(Gestro). The CLB life cycle is completed in 56.0 ± 11.26 days at 30.8 ± 1.7 oC and
67.5 ± 2.5 H% and its population increase rate is 0.0743 at 45 days and 0.5840 at 90
days. The coconut leaf beetle damaged almost all species of palm trees in Mekong
Delta, except Mat cat, Ra lay and Thot not palm species. Ta xanh and Xiem do
varieties were the most damaged by CLB. Among the 12 strains of Metarhizium
anisopliae isolated from CLB in Mekong Delta, 3 strains which were Ma 1 (strain


vi

from Ben Tre), Ma 11 (strain from An Giang) and Ma 12 (strain from Kien Giang)
parasitized well all stages of coconut leaf beetle, these 3 strains showed to be superior
to all others in terms of mortality inducing on CLB at larval stage. The efficiency of
M. anisopliae product in controlling CLB was quite high, it reached 70.83% when
used pure, and up to 74.83% when mixed with edible oil of 0.1%. The results also
showed that both Chelisoches variegatus and Oecophylla smaragdina had a good
efficiency in controlling CLB. And finally, the efficacy of the 3 integrated CLB
management approaches, such as (1) fertilization + Oecophylla smaragdina +
Metarhizium anisopliae (2) fertilization + Oecophylla smaragdina and (3) Filling up
coconut butt with mud + Chelisoches variegatus has also been confirmed in the field
condition. Through all above researchs, an IPM approach for CLB control has been
formed and proposed.
Keywords: Asecodes hispinarum, Brontispa longissima, Chelisoches morio,
Chelisoches variegatus, coconut leaf beetle, coconut tree, earwigs, green

muscardine fungus, Integrated Pest Management, IPM, Mekong Delta,
Metarhizium anisopliae; Oecophylla smagradina, parasitoid wasp, PCR r28S,
weaver ant.


vii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt (Abstract)

iii

Mục lục

vii

Danh sách các ký hiệu và các chữ viết tắt


x

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các hình

xiv

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

6

1.1

CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

6

1.2

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY DỪA VÀ CÔN TRÙNG
GÂY HẠI DỪA

7

1.2.1

Tầm quan trọng của cây dừa

7

1.2.2

Côn trùng gây hại trên dừa

10

1.3


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA
TRÊN THẾ GIỚI

10

1.3.1

Nguồn gốc và phân bố của BCCHD

10

1.3.2

Phổ ký chủ của BCCHD

13

1.3.3

Đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính của BCCHD

13

1.3.4

Một số yếu tố tác động đến sự gây hại của BCCHD

16


1.3.5

Thiệt hại về kinh tế do BCCHD gây ra

18

1.3.6.

Các biện pháp phòng trừ BCCHD trên thế giới

19

1.4.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BCCHD TRONG NƯỚC

32

1.4.1

Sự gây hại và phân bố

32

1.4.2

Ký chủ của BCCHD

32


1.4.3

Đặc điểm hình thái và sinh học

32


viii

Nội dung

Trang

1.4.4

Thiên địch của BCCHD

33

1.4.5

Tình hình phòng trừ BCCHD tại Việt Nam

34

Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

38

NGHIÊN CỨU

2.1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

38

2.2

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

38

2.3

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

39

2.3.1

Vật liệu phục vụ điều tra thu thập mẫu và số liệu

39

2.3.2

Vật liệu khảo sát thành phần loài BCCHD

40


2.3.3

Vật liệu phân lập Metarhizium anisopliae

40

2.3.4

Vật liệu đánh giá sự phân bố và mức gây hại BCCHD qua GIS
(Geographic Information System: hệ thống thông tin địa lý)

40

2.3.5

Vật liệu thực hiện các thí nghiệm biện pháp phòng trừ

41

2.3.6

Vật liệu thống kê số liệu

41

2.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

42


2.4.1

Điều tra hiện trạng canh tác và tình hình nhiễm BCCHD tại Kiên
Giang

42

2.4.2

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng và nhện (cả hại và lợi) và
nấm ký sinh BCCHD; và đặc điểm phân loại, sinh học, sinh thái,
tập tính của BCCHD

43

2.4.3

Nghiên cứu, đánh giá các biện pháp phòng trừ BCCHD, đặc biệt
vai trò của các thiên địch bản địa, có nấm M. anisopliae

50

2.4.4

Đề xuất một số biện pháp thích hợp áp dụng trong khuôn khổ
IPM, trong đó sử dụng thiên địch bản địa là chủ đạo

63


2.5

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

65

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

66

3.1

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ TÌNH HÌNH
NHIỄM BCCHD TỈNH KIÊN GIANG

66

3.1.1

Hiện trạng canh tác dừa tại các vườn điều tra

66

3.1.2

Kỹ thuật canh tác dừa của nông dân

70

3.1.3


Mức độ hiểu biết của nông dân về dịch hại trên dừa

72

3.1.4

Tình hình phòng trừ BCCHD tại tỉnh Kiên Giang

73

3.2

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG, NHỆN
(CẢ HẠI VÀ LỢI) VÀ NẤM THIÊN ĐỊCH BCCHD VÀ ĐẶC

77


ix

Nội dung

Trang

ĐIỂM PHÂN LOẠI, SINH HỌC, SINH THÁI, TẬP TÍNH
CỦA BCCHD
3.2.1

Thành phần loài côn trùng, nhện (cả hại và lợi) và nấm ký sinh

BCCHD

77

3.2.2

Sự phân bố và mức độ gây hại của BCCHD các tỉnh ĐBSCL

83

3.2.3

Xác định thành phần loài của BCCHD tại ĐBSCL

87

3.2.4

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của BCCHD

92

3.2.5

Điều tra xác định phổ ký chủ của BCCHD

100

3.2.6


Đánh giá khả năng chọn lựa thức ăn của BCCHD

103

3.3

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BCCHD, ĐẶC BIỆT VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN ĐỊCH BẢN
ĐỊA, CÓ NẤM M. ANISOPLIAE

107

3.3.1

Sự phân bố của các thiên địch quan trọng trên BCCHD 13 tỉnhthành ở ĐBSCL

107

3.3.2

Nghiên cứu về nấm M. anisopliae ký sinh trên BCCHD ở ĐBSCL

112

3.3.3

Nghiên cứu khả năng phòng trừ BCCHD của một số thiên địch
phổ biến

124


3.3.4

Nghiên cứu biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu phòng trừ BCCHD

144

3.3.5

Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ BCCHD qua chặt tàu ngọn lá
dừa

145

3.4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍCH HỢP ÁP DỤNG
TRONG KHUÔN KHỔ IPM, TRONG ĐÓ SỬ DỤNG THIÊN
ĐỊCH BẢN ĐỊA LÀ CHỦ ĐẠO

148

3.4.1

Khảo sát một số mô hình quản lý BCCHD tổng hợp

148

3.4.2


Đề xuất một số biện pháp thích hợp áp dụng trong khuôn khổ
IPM, trong đó sử dụng thiên địch bản địa là chủ đạo

163

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

165

KẾT LUẬN

165

ĐỀ NGHỊ

166

Danh sách các bài báo đã công bố liên quan đến luận án

167

Tài liệu tham khảo

169

Phụ lục

181



x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Axít Deoxy Nucleic

ARN

Axít Ribodeoxy Nucleic

AT

Ấu trùng

Bb

Beauveria bassiana (Nấm trắng)

BCCHD

Bọ cánh cứng hại dừa

BĐK

Bọ đuôi kìm

bt/g

Bào tử/gram


BVTV

Bảo vệ thực vật

cs.

Cộng sự

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương nông thế giới)

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

IPM

Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

KH&CN


Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KV

Kiến vàng

LD

Lethal Dose (Liều gây chết)

Mummy

Ấu trùng BCCHD bị ong ký sinh chờ ngày vũ hóa

Ma

Metarhizium anisopliae (Nấm xanh)

NN&SHƯD

Nông nghiệp và sinh học ứng dụng

NSXL

Ngày sau xử lý


OKS

Ong ký sinh

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi Polymerase)

PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

TGCL

Thời gian cách ly

TN

Thí nghiệm

TT

Thành trùng

TTS


Thuốc trừ sâu

v/p

vòng/phút


xi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tiêu đề

Trang

1.1

Danh sách các nước có BCCHD xuất hiện

11

1.2

Một số độc tố của nấm M. anisopliae

22

1.3


Danh sách sản phẩm nấm gây bệnh BCCHD trong Danh mục thuốc
BVTV Việt Nam

34

1.4

Danh sách thuốc trừ sâu hoá học trừ BCCHD

37

3.1

Kết quả điều tra nhóm tuổi dừa bị nhiễm nặng BCCHD của tỉnh
Kiên Giang

65

3.2

Kết quả điều tra các giống nhiễm nặng BCCHD

65

3.3

Tỷ lệ vườn bị nhiễm BCCHD giữa hai kiểu vườn rợp và trảng tỉnh
Kiên Giang


67

3.4

So sánh mức độ nhiễm BCCHD giữa hai vườn có bón phân và
không bón phân

69

3.5

Tỷ lệ nông dân nhận dạng được BCCHD

70

3.6

Tỷ lệ vườn có áp dụng các biện pháp phòng trừ BCCHD

71

3.7

Các biện pháp phòng trừ BCCHD của nông dân

72

3.8

Đánh giá của nông dân về hiệu quả của các loại TTS hoá học được

nông dân sử dụng để phòng trừ BCCHD

73

3.9

So sánh mức độ nhiễm BCCHD giữa hai vườn có và không sử dụng
TTS hoá học

73

3.10

Thành phần côn trùng, nhện (hại và thiên địch) được thu trên cây
Dừa tại 3 tỉnh vùng ĐBSCL (7/2005 - 6/2006)

78

3.11

Tỷ lệ dừa bị nhiễm BCCHD tại các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL

82

3.12

Kích thước các phần cơ thể của BCCHD (tại Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, 2005)

85


3.13

Số trứng/ổ của BCCHD trong điều kiện phòng thí nghiệm

89

3.14

Thời gian tuổi 3 của AT BCCHD trong phòng thí nghiệm

91

3.15

Độ tuổi trung bình của ấu trùng (tuổi hoá nhộng) của BCCHD trong
phòng thí nghiệm

92

3.16

Vòng đời của BCCHD trong điều kiện phòng thí nghiệm

94

3.17

Mức độ gia tăng quần thể và hệ số gia tăng quần thể


95

3.18

Kết quả điều tra phổ ký chủ của BCCHD ở ĐBSCL (2005-2006)

97

3.19

Mật số trung bình BCCHD hiện diện trên từng giống dừa qua từng
thời điểm khảo sát

104


xii

Bảng

Tiêu đề

Trang

3.20

Phần trăm diện tích lá bị BCCHD gây hại trên từng giống dừa
qua từng thời điểm khảo sát

108


3.21

Tỷ lệ BCCHD bị nấm M. anisopliae ký sinh ở 12 tỉnh ĐBSCL
(Kết quả điều tra từ 2003 – 2005)

110

3.22

Chất lượng bào tử của chế phẩm Ma 1

117

3.23

Khả năng phát triển về đường kính khuẩn lạc nấm M. anisopliae
trên môi trường Sabouraud khoảng chất giảm sau 15 ngày nuôi cấy

118

3.24

Khả năng hình thành bào tử của 12 chủng nấm M. anisopliae trên
môi trường Sabouraud khoảng chất giảm sau 10 ngày nuôi cấy

119

3.25


Khả năng hình thành đường kính vòng phân giải của 5 chủng
nấm M. anisopliae trên các nền cơ chất khác nhau qua hai đợt thí
nghiệm

120

3.26

Hiệu lực (%) diệt trừ BCCHD của 03 chủng nấm M. anisopliae 1
(Bến Tre), M. anisopliae 11 (An Giang) và M. anisopliae 12 (Kiên
Giang) trong phòng thí nghiệm

125

3.27

Hiệu lực (%) phòng trừ BCCHD của chế phẩm Ma 1 thí nghiệm
trong phòng

126

3.28

Hiệu lực (%) của chế phẩm Ma 12 trong phòng trừ BCCHD ở Kiên
Giang năm 2006

129

3.29


Số lượng BCCHD bị nhiễm nấm M. anisopliae năm 2006 tại Hòn
Ré Nhỏ

132

3.30

Khả năng lây lan của nấm M. anisopliae lên BCCHD như là “vectơ
truyền bệnh” tại Hòn Ré Nhỏ

133

3.31

Kết quả nghiên cứu khả năng ăn mồi BCCHD của C. morio và C.
variegatus trong điều kiện phòng thí nghiệm

134

3.32

Khả năng thiên địch trong điều kiện tự nhiên và hiệu quả sử dụng
BĐK trong phòng trừ BCCHD tại các thời điểm trước và 2, 5, 9
tháng sau xử lý

136

3.33

Hiệu quả của kiến vàng đối với BCCHD trong điều kiện ngoài đồng


141

3.34

Hiệu quả của kiến vàng trong việc giảm tỷ lệ lá bị hại và tăng năng
suất dừa

141

3.35

Tỷ lệ nhiễm, phục hồi và tái nhiễm của BCCHD tại 3 khu vực điều
tra OKS A. hispinarum

143

3.36

Hiệu lực trừ Bọ cánh cứng hại dừa (TT và AT) của một số loại TTS

146

3.37

Hiệu quả giảm mật số BCCHD qua chặt tàu ngọn lá dừa

147

3.38


Hiệu quả giảm mật số BCCHD giữa các cây chặt và không chặt tàu
ngọn

148


xiii

Bảng

Tiêu đề

Trang

3.39

Hiệu quả của biện pháp phòng trừ BCCHD tổng hợp phối hợp thả
kiến vàng, phun nấm Ma + bón phân trong việc giảm mật số, giảm
thiệt hại và tăng năng suất dừa

150

3.40

Kết quả của biện pháp phòng trừ BCCHD tổng hợp phối hợp thả
kiến vàng, phun nấm M. anisopliae + bón phân

152


3.41

Hiệu quả của biện pháp phòng trừ BCCHD tổng hợp phối hợp thả
kiến vàng + bón phân trong việc giảm mật số, giảm thiệt hại và tăng
năng suất dừa

155

3.42

Kết quả của biện pháp phòng trừ BCCHD tổng hợp phối hợp thả
kiến vàng + bón phân

157

3.43

Hiệu quả của biện pháp phòng trừ BCCHD tổng hợp phối hợp thả
đuôi kìm và bồi sình gốc dừa trong việc giảm mật số, giảm thiệt hại
và tăng năng suất dừa

159

3.44

Kết quả của biện pháp phòng trừ BCCHD tổng hợp phối hợp thả
đuôi kìm và bồi sình gốc dừa

161



xiv

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Bản đồ lây lan của BCCHD trên thế giới theo các năm

12

1.2

Bản đồ phân bố BCCHD trên thế giới

12

1.3

Bản đồ phân bố Brontispa longissima Gestro tại các tỉnh phía Nam
Việt Nam

35

3.1


Một số côn trùng gây hại phổ biến trên dừa khu vực ĐBSCL

78

3.2

Một số thiên địch phổ biến trên dừa khu vực ĐBSCL

79

3.3

Bản đồ phân bố tỷ lệ nhiễm BCCHD khu vực ĐBSCL (năm 2004)

86

3.4

Bản đồ phân bố tỷ lệ nhiễm BCCHD khu vực ĐBSCL (năm 2005)

86

3.5

(a) Con cái; (b) Con đực; (c) Mặt bụng cơ thể con cái; (d) Râu đầu;
(e) Chân và (f) Phần phụ sinh dục đực

89


3.6

Phổ điện di protein nhộng BCCHD (Brontispa longissima Gestro) ở
ĐBSCL

91

3.7

Các giai đoạn sinh trưởng của BCCHD (a) Trứng; (b) Ấu trùng tuổi
1 – 5; (c) Nhộng; (d) Thành trùng: con cái (trái), đực (phải)

96

3.8

Vòng đời BCCHD (Brontispa longissima Gestro)

98

3.9

BCCHD gây hại: (a) Tất cả các giai đoạn phát triển của cây dừa; (b)
Dừa ở Phú Quốc; (c) Dừa ở Cần Thơ; (d) Cau ở Vĩnh Long; (e) Cau
ở Hậu Giang

102

3.10


Các lá của 5 giống dừa khảo sát bị BCCHD gây hại sau 48 giờ và
đường tương quan giữa mật số BCCHD đeo trên giống với % diện
tích lá bị hại qua các thời điểm quan sát

106

3.11

Phân loại nấm M. anisopliae bằng sinh học phân tử PCR

114

3.12

Kết quả phân lập và tuyển chọn chủng nấm M. anisopliae nguồn
Bến Tre

120

3.13

Bào tử và cành bào tử của nấm M. anisopliae

121

3.14

Các giai đoạn phát triển của BCCHD bị nhiễm nấm M. anisopliae

122


3.15

Ấu trùng (a) và Thành trùng (b) BCCHD mọc nấm M. anisopliae trở
lại sau khi xử lý chế phẩm sinh học M. anisopliae trong phòng thí
nghiệm

126

3.16

Thí nghiệm khả năng thiên địch của Kiến vàng đối với BCCHD

139

3.17

Biểu đồ mật số BCCHD ở 2 nghiệm thức có và không thả kiến vàng

140


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là cây biểu tượng ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), về mặt kinh tế thì dừa là cây tạo ra công ăn việc làm cho nông dân và là
nguồn thu nhập ổn định. Tất cả các bộ phận của cây dừa đều có thể được sử dụng, vì
thế cây dừa có giá trị kinh tế đáng kể: cơm dừa khô là nguyên liệu để sản xuất dầu dừa.

Cơm dừa tươi để chế biến trong nhiều món ăn, như mứt dừa,… Nước dừa là loại nước
giải khát rất tốt, vì vô trùng nên có thể làm dịch truyền cho người, là nguyên liệu chính
để sản xuất thạch dừa và kem dừa. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của nhiều món
ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Bã dừa làm thức ăn cho gia súc hay phân bón.
Nước chảy ra từ các phát hoa lên men sản xuất thành rượu vang dừa. Các sản phẩm
phụ của dừa như gáo, lá và thân dừa là nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ, và nhiều
vật dụng khác, vỏ và xơ dừa là nguồn nguyên liệu sản xuất dây thừng, thảm, khảm
thuyền, làm chất độn trong phân bón. Lá dừa là nguyên liệu làm mái che. Thân dừa
còn được sử dụng làm vật liệu cho một số công trình xây dựng, hay làm trống, thùng
chứa hoặc các loại xuồng nhỏ. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng
để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Hầu hết các cây trong họ cây dừa còn có thể làm
cây cảnh, đặc biệt là những cây dừa lạ do biến dị. Cây dừa còn có vai trò chắn gió, tạo
cảnh quan thiên nhiên môi trường. Cây dừa được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt
Nam, dừa được trồng nhiều các tỉnh ĐBSCL trong đó nhiều nhất tỉnh Bến Tre (Child,
1974 [52]; Hoàng Văn Đức và Việt Chi, 1983 [14], Đường Hồng Dật, 1990 [12] và
Nguyễn Thị Lệ Thủy [34]). Là một cây có tầm quan trọng như trên, việc nghiên cứu
biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là BCCHD đang gây hại nghiệm trọng, làm
giảm năng suất, diện tích dừa là điều cần thiết để duy trì kinh tế cho người dân trồng
dừa.
Mặc dù bọ cánh cứng hại dừa (BCCHD) mới được phát hiện từ tháng 4 năm
1999 tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Theo Công văn số 17/CV/BVTV ngày 26/4/1999
của Trung tâm BVTV phía Nam về việc thông báo côn trùng mới gây hại cây dừa)
nhưng sau đó đã hiện diện đều khắp cả 21 trên 21 tỉnh thành phía Nam với tốc độ phát


2

triển lây lan khá nhanh: 100 lần chỉ sau 1 năm, tháng 5 năm 1999 mới có 600 cây dừa
bị nhiễm thì đến tháng 10 năm 2000 đã có 96.606 cây bị nhiễm. Theo Báo cáo tình
hình phát triển - lây lan và công tác chỉ đạo phòng trừ BCCHD ở các tỉnh phiá Nam

của Trung tâm BVTV phía Nam thì đến tháng 4 năm 2001 thì toàn ĐBSCL đã có trên
320.000 cây dừa bị gây hại, trong đó Bến Tre là bị gây hại nặng nhất 190.000 cây.
Ngoài việc côn trùng này gây hại trên dừa ăn trái (Cocos nucifera L.), chúng còn gây
hại trên hầu hết các cây họ cau-dừa khác như cau bụng, cau Champagne, cau trắng,
cau xanh, cả Thiên Tuế (Cycas pectinata) và cây dừa nước (Nipa fruticans) ,…
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) [6].
Kết quả điều tra trong năm 2002 của chúng tôi tại Kiên Giang ghi nhận có đến
87% nông dân trồng dừa sử dụng hóa chất BVTV để phòng trừ BCCHD. Việc sử dụng
thuốc hóa học thường mang lại hiệu quả không cao do trên những vườn sử dụng thuốc
hóa học để phòng trừ BCCHD, loài côn trùng này sau đó tái nhiễm rất nhanh, bên cạnh
đó sử dụng thuốc trừ sâu trong các vườn dừa có thể mang lại rất nhiều hậu quả không
lường như ô nhiễm môi trường, hủy diệt thiên địch, gây ra sự bộc phát tính kháng
thuốc của BCCHD. Nhiều công trình nghiên cứu đã ghi nhận, trong điều kiện tự nhiên,
BCCHD thường xuyên bị khống chế bởi nhiều loài thiên địch. Trong các nhóm thiên
địch, nấm ký sinh dịch hại, đặc biệt là nấm Metarhizium anisopliae, đã được nghiên
cứu và áp dụng để phòng trừ BCCHD nói riêng và nhiều loài côn trùng gây hại khác
tại nhiều nơi trên thế giới. Trong điều kiện tự nhiên, hiện tượng BCCHD bị nhiễm
nấm M. anisopliae đã được ghi nhận tại nhiều vùng nhiễm BCCHD trên thế giới
(Waterhouse và Norris, 1987 [110]; Liu, 1994 [78]; Trần Văn Hai và cs., 2003 [16]).
M. anisopliae có thể ký sinh đến 15 - 20% thành trùng và ấu trùng BCCHD
(Waterhouse và Norris, 1987 [110]). Từ tháng 07/2000, Viện Bảo vệ thực vật đã phối
hợp với một số Chi cục BVTV tại ĐBSCL để nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm
Metarhizium anisopliae (Mat) do Viện BVTV sản xuất, kết quả đạt được rất khả quan
(Phạm Thị Thuỳ, 2002) [31]; Theo FAO (2004) [59], một số nước trong vùng Đông
Nam Á như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan,… cũng đang nghiên cứu, sử
dụng M. anisopliae để phòng trừ BCCHD.


3


Ngoài nấm M. anisopliae, nhiều loài côn trùng thiên địch cũng đã được ghi
nhận có vai trò rất quan trọng trong việc khống chế sự bộc phát của BCCHD, như ong
ký sinh

(Kalshoven, 1981 [71]; Voegele, 1989 [109]), kiến vàng Oecophylla

smaragdina và bọ đuôi kìm Chelisoches morio (Stapley, 1980 [102]; Risbec, 1993
[93] và Rethinam và Singh, 2005 [90]). Trong chiều hướng phát triển một nền nông
nghiệp bền vững thì việc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học được xem như một
thành phần quan trọng trong chiến lược IPM để quản lý dịch hại trên cây trồng. Dựa
trên những thông tin có được và để có thể quản lý BCCHD theo hướng bền vững và an
toàn sinh thái, đề tài đã được thực hiên nhằm nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý
BCCHD tổng hợp có sử dụng chế phảm sinh học từ Metarhizium anisopliae để quản lý
BCCHD trong điều kiện vùng ĐBSCL.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC ĐÍCH
Trên cơ sở điều tra xác định thành phần loài côn trùng, nhện (cả hại và lợi) và
nấm ký sinh BCCHD trên cây dừa; đặc biệt hình thái, sinh học và tập tính của
BCCHD; đề xuất một số biện pháp thích hợp để quản lý BCCHD theo hướng IPM
trong đó sử dụng thiên địch bản địa nấm Metarhizium anisopliae là chủ đạo góp phần
phát triển sản xuất tại vùng ĐBSCL hiệu quả và an toàn.
2.2. YÊU CẦU
- Điều tra hiện trạng canh tác dừa và tình hình nhiễm bọ cánh cứng hại dừa
(BCCHD) tại tỉnh Kiên Giang.
- Xác định thành phần loài côn trùng và nhện (cả hại và lợi) và nấm ký sinh
BCCHD trên cây dừa.
- Xác định các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và tập tính của BCCHD.
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ BCCHD, vai trò của các thiên địch bản địa,
đặc biệt nấm Metarhizium anisopliae.
- Đề xuất mô hình quản lý BCCHD tổng hợp (IPM), trong đó sử dụng thiên

địch bản địa là chủ đạo.


4

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về
BCCHD và biện pháp quản lý BCCHD tổng hợp tại Việt Nam và đây cũng là công
trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu tuyển chọn các chủng nấm M. anisopliae trên
BCCHD và phân loại nấm theo PCR. Kết quả của đề tài đã cung cấp được nhiều dẫn
liệu mới về BCCHD, đặc biệt là các dẫn liệu có liên quan đến thiên địch và hiệu quả
phòng trừ BCCHD của các thiên địch bản địa. Các dẫn liệu nghiên cứu của đề tài sẽ
góp phần đáng kể vào việc phát triển các biện pháp phòng trừ sinh học dịch hại nói
riêng và IPM nói chung, làm phong phú thêm những hiểu biết sâu sắc về sinh học, sinh
lý và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỂN
Kết quả của đề tài sẽ giúp cho cán bộ khuyến nông tham khảo soạn chương
trình tập huấn, cho cán bộ nghiên cứu làm tài liệu tham khảo, cho nông dân có biện
pháp quản lý BCCHD tổng hợp đạt hiệu quả cao, an toàn môi sinh, góp phần việc
phát triển kinh tế vườn dừa và phát triển bền vững nông thôn ĐBSCL.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA
LUẬN ÁN
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là BCCHD Brontispa longissima
(Gestro) và hiệu quả của việc sử dụng Metarhizium anisopliae, thiên địch ăn mồi bản
địa (kiến vàng Oecophylla smagradina và bọ đuôi kìm vàng Chelisoches variegatus),
ong ký sinh Asecodes hispinarum nhập nội trong quản lý BCCHD tổng hợp.
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về những kỹ thuật canh tác dừa ảnh hưởng đến sinh

trưởng và phát triển của BCCHD. Thành phần loài, các đặc điểm hình thái, sinh học và
phổ ký chủ của BCCHD. Tìm hiểu thành phần côn trùng, nhện (cả hại và lợi) và sự
phân bố của một số thiên địch quan trọng trên cây dừa. Nghiên cứu về nấm
Metarhizium anisopliae gây bệnh trên BCCHD: môi trường nuôi cấy, tuyển chọn,


5

phân loại các chủng nấm và hiệu lực phòng trừ BCCHD. Nghiên cứu khả năng thiên
địch BCCHD của nấm Metarhizium anisopliae, kiến vàng Oecophylla smaragdina, bọ
đuôi kìm Chelisoches variegatus và ong ký sinh Asecodes hispinarum. Khảo sát hiệu
quả của một số loại thuốc trừ sâu (TTS) đối với BCCHD. Khảo sát một số mô hình
quản lý BCCHD tổng hợp khu vực ĐBSCL.
4.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định một danh sách 51 loài côn trùng, nhện (cả hại và lợi) và thiên địch,
trong đó có 19 loài thiên địch của BCCHD, đặc biệt 3 loài: nấm xanh (Metarhizium
anisopliae Sorok), kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius) và bọ đuôi kìm vàng
(Chelisoches variegatus Burr) có tiềm năng điều hoà số lượng BCCHD ở vùng
ĐBSCL.
- Bổ sung các dữ liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và tập tính của
BCCHD ở ĐBSCL và biện pháp phòng trừ BCCHD, đặc biệt vai trò của các thiên địch
bản địa đối với BCCHD.
- Đề xuất một số biện pháp thích hợp áp dụng trong mô hình quản lý BCCHD
tổng hợp (IPM), có sử dụng thiên địch bản địa nấm xanh Metarhizium anisopliae, kiến
vàng Oecophylla smaragdina và bọ đuôi kìm vàng Chelisoches variegatus là chủ đạo
tạo sản phẩm trái dừa an toàn, thúc đẩy sản xuất dừa phát triển bền vững và ổn định xã
hội ở vùng ĐBSCL.


6


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bọ cánh cứng hại dừa (BCCHD), Brontispa longissima được Gestro mô tả đầu
tiên vào năm 1885 từ vật mẫu thu được tại Papau (Indonesia), khởi nguyên của loài
này là các đảo ở Thái Bình Dương, thuộc Đông Nam Á. Sau đó mở rộng dần vùng
phân bố thông qua phát tán, trong đó vai trò con người trong lưu thông, vận chuyển
hàng hoá là rất lớn (FAO, 2004) [59].
BCCHD mặc dù mới được phát hiện từ tháng 4 năm 1999 tại Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp nhưng sau đó lây lan nhanh, gây hại nghiêm trọng cho dừa nước ta. Chính
vì vậy, BCCHD được xem là loài ngoại lai nguy hại. Mặt khác, vị trí địa lý khí hậu
Việt Nam khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của BCCHD do nước ta cùng
vùng phân bố địa lý sinh vật với khu vực phân bố khởi nguyên của chúng, tạo điều
kiện cho loài này gia nhập, trở thành thành viên của khu hệ côn trùng Việt Nam một
cách dễ dàng và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, BCCHD do mới gia nhập vào đại gia đình côn trùng Việt Nam,
nên mối quan hệ sinh thái học của loài này với các loài sinh vật bản địa, còn và đang
trong quá trình thiết lập của tự nhiên. Vì vậy, BCCHD đã bộc phát mạnh mẽ trên khắp
các vùng trồng dừa tại nhiều tỉnh Nam Việt Nam, do thành phần các loài thiên địch
của BCCHD chưa nhiều tại nước ta. Tuy nhiên qua bước đầu quan sát, chúng tôi ghi
nhận sự hiện diện của có một số thiên địch phổ rộng có khả năng gây hại BCCHD như
nấm xanh ký sinh gây bệnh (Metarhizium anisopliae), kiến vàng (Oecophylla
smaragdina) hay bọ đuôi kìm bắt mồi (Chelisoches spp.).
Mặt khác, cây dừa ở ĐBSCL thường cao và gần nhà ở hay chuồng trại chăn
nuôi, nên việc sử dụng các biện pháp thông thường như hoá chất để diệt trừ BCCHD là
hết sức khó khăn, hiệu quả không cao và thường gây ô nhiễm cho sinh vật xung quanh.
Do đó, nghiên cứu các biện pháp để phòng trừ BCCHD, trong đó có sử dụng các thiên



7
địch bản địa đạt hiệu quả kinh tế và môi trường là hết sức cần thiết và có cơ sở khoa
học.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY DỪA VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI DỪA
1.2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY DỪA
Cây dừa (Cocos nucifera L.) được trồng hơn trên 93 quốc gia và vùng lãnh thổ,
phân bố ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha, trong đó trên 80% là
ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu ở các nước Indonesia (3,8 triệu ha),
Philippines (3,1 triệu ha), Ấn Độ (1,84 triệu ha), Sri Lanka (422.000 ha), Thái Lan
(328.000 ha). Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến
động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003. Theo số liệu
của ngành Dầu thực vật thì diện tích dừa Việt Nam khoảng 330.000 ha vào cuối thập
niên 80. Sau đó đã giảm nhanh còn khoảng 154.000 ha. Hiện nay, diện tích dừa ở nước
ta đạt khoảng 200.000 ha, được trồng từ Bắc đến Nam nhưng nhiều nhất là ở vùng
ĐBSCL với trên 70%, kế đến là các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Đà Nẳng trở vào) chiếm
gần 20%. Ở ĐBSCL, diện tích trồng dừa nhiều nhất là Bến Tre (38.000 ha), kế đến là
Trà Vinh (12.418 ha),… (Đường Hồng Dật, 1990 [12] và Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2005)
[34].
a/ Vai trò của cây dừa đối với xã hội
Dừa là một loại cây đặc biệt, ít có loại cây trồng nào khác có thể tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho nhiều đối tượng xã hội khác nhau, đặc biệt là nông dân nghèo.
Hàng trăm mặt hàng được sản xuất từ các phần khác nhau của cây dừa giải quyết việc
làm ổn định cho hơn 50% lao động nông nhàn nông thôn, chính vì thế mà cây dừa
được gọi là “cây của cuộc sống”. Thông qua việc chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ
cây dừa người phụ nữ có thể lao động tại chỗ để kiếm tiền, tham gia quán xuyến gia
đình mà không phải dựa nhiều vào người chồng (Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2005) [34].
b/ Vai trò của cây dừa đối với môi trường
Cây dừa là một trong số ít các loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được
trong những điều kiện khắc nghiệt khác nhau của môi trường như khô hạn, ngập úng,
đất cát nghèo dinh dưỡng, nước mặn xâm nhập, bão tố,… Ở Việt Nam, trong điều kiện



8
khắc nghiệt của khô hạn, bão tố, đất cát nghèo dinh dưỡng… của miền Trung và lũ lụt,
mặn xâm nhập, nhiễm phèn,… ở ĐBSCL thì cây dừa vẫn tỏ ra thích nghi tốt. Với vai
trò là cây trồng tiên phong, cây dừa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiểu
khí hậu ổn định, chống xói mòn, giữ vai trò quan trọng trong du lịch sinh thái ở
ĐBSCL và ven biển miền Trung, tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn bền
vững (Hoàng Văn Đức và Việt Chi, 1983 [14] và Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2005 [34]).
c/ Vai trò của cây dừa đối với kinh tế cộng đồng
Cây dừa dễ trồng, không kén đất, không đòi hỏi đầu tư chăm sóc nhiều. Hầu
như người trồng dừa rất ít khi bón phân cho cây dừa, hoặc có bón thì lượng phân cũng
rất khiêm tốn nhưng cây dừa vẫn cho mỗi tháng một quày, mang lại nguồn thu đều đặn
hằng tháng cho nông dân mà không tập trung vào một ít tháng trong năm như các loại
cây ăn quả khác. Ưu điểm quan trọng nhất của cây dừa đó là tất cả các phần của cây
dừa đều có thể tạo ra thu nhập. Thậm chí khi cây đã chết, thân dừa cũng có thể làm
dụng cụ gia đình hay hàng thủ công mỹ nghệ với giá trị kinh tế cao (Child, 1974 [54];
Hoàng Văn Đức và Việt Chi (1983) [14] và Nguyễn Thị Lệ Thủy (2005) [34]).
- Các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm từ dừa
Cây dừa được mệnh danh là “cây của cuộc sống” vì tất cả các phần của cây dừa
từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước,… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người.
Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa.
Theo Hiệp Hội Dừa Châu Á-Thái Bình Dương (APCC) thống kê thì đã sản xuất và
xuất khẩu được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa. Năm 1994, Indonesia thu 102
triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa; Philippines thu 26 triệu USD
trong năm 1993 và hơn 17 triệu USD trong năm 1996 từ xuất khẩu thạch dừa;
Malaysia, sữa dừa là sản phẩm quen thuộc được các công ty đem giao tận siêu thị và
trường học vào mỗi buổi sáng. Hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Unilever, P&G… đều có
thành phần chính là dầu dừa (Hoàng Văn Đức và Việt Chi (1983) [14] và Nguyễn Thị
Lệ Thủy (2005) [34]).

Các sản phẩm được chế biến từ dừa hiện nay rất phong phú và có nhiều cơ hội
cho công nghiệp dừa Việt Nam phát triển thông qua chế biến, đa dạng hóa sản phẩm.


9
Các mặt hàng dầu dừa thô, cơm dừa khô, bánh dầu dừa khô, dầu dừa tinh khiết (Theo
nghiên cứu của một số quốc gia trồng dừa, uống hai muỗng nhỏ dầu dừa tinh khiết mỗi
ngày sẽ ngừa được bệnh tim mạch, béo phì, ngăn ngừa cholesterol, SARS, kìm hãm và
hạn chế được bệnh HIV/AIDS), sữa dừa và bột sữa dừa, kem dừa, phô mai dừa và
yaourt dừa, kẹo dừa, thạch dừa, đường dừa và rượu dừa (Mỗi hoa dừa có thể thu được
từ 20-30 lít mật hoa dừa có giá trị cao gấp 5 lần giá trị của quày dừa và nhu cầu tiêu
thụ lớn trên thị trường), mứt dừa. Từ lâu nước dừa tươi được xem là một loại nước bổ
dưỡng, vệ sinh được FAO khuyến cáo sử dụng. Những năm gần đây, ngoài những
giống dừa Xiêm Xanh, Xiêm Đỏ, Tam Quan rất thích hợp với điều kiện đất đai và khí
hậu ở ĐBSCL, giống dừa Dứa nhập, với vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng, đang có
triển vọng phát triển. Giống dừa Sáp (đặc ruột) ở Cầu Kè (Trà Vinh) là giống dừa rất
đặc biệt của vùng người đồng bào Khmer, khách tham quan du lịch rất ưa chuộng
thưởng thức giống dừa này. Ngày nay với công nghệ bảo quản tốt, nước dừa tươi đóng
hộp xuất khẩu đang là mặt hàng có nhu cầu cao (Nguyễn Thị Lệ Thủy (2005) [34]).
- Các sản phẩm phi thực phẩm từ dừa
Sản phẩm từ gỗ dừa (Cửa hàng thủ công Mỹ nghệ Trường Ngân ở Bến Tre
sản xuất hơn 50 mặt hàng từ gỗ dừa xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút
nhiều lao động trong cộng đồng). Sản phẩm từ lá dừa (lá dừa khô dùng làm chất đốt,
cọng lá dừa khô để bó chổi hay thắt giỏ, lá dừa tươi bó thành từng bó chất chà dẫn dụ
cá để đánh bắt. Sản phẩm từ chà dừa, yếm dừa (làm hàng thủ công mỹ nghệ như
may các loại túi xách, cặp đựng tài liệu văn phòng,… xuất khẩu thu ngoại tệ về cho
quốc gia). Sản phẩm từ vỏ dừa (làm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ xơ dừa, thảm xơ
dừa, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng. Ngoài ra sản phẩm phụ từ
vỏ dừa là bụi xơ dừa được xử lý làm đất sạch, phân hữu cơ trong nông nghiệp, cơ chất
trồng nấm, chất giữ ẩm,… Sản phẩm từ gáo dừa (than hoạt tính dùng trong công

nghiệp, làm chất đốt, hàng thủ công mỹ nghệ). Sản phẩm từ rễ dừa (thuốc nhuộm,
thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ) (Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2005 [34]).
Tóm lại, cây dừa được sử dụng đa dạng, rất hữu dụng với đời sống con người,
là nguyên liệu cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và du lịch. Sản phẩm từ
cây dừa góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tận dụng thời gian nông


×