Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Xây dựng kế hoạch marketing cho 1 sản phẩm, dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.89 KB, 11 trang )

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING
Đề bài: Xây dựng kế hoạch Marketing cho 1 sản phẩm/ dịch vụ.
Nhóm 5:

I.

Sản phẩm

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ: “ BỐ ƠI MÌNH ĐI ĐÂU
THẾ?”
II.

Giới thiệu

Chương trình được sản xuất bởi Đài MBC của Hàn Quốc năm 2013,
sau đó được Trung Quốc mua lại bản quyền thực hiện.
“Dad!Where Are You Going?” là một chương trình truyền hình thực
tế, trong đó những người cha nổi tiếng cùng con mình thực hiện các
chuyến đi đến khắp các địa điểm Hàn Quốc. Thông qua các chuyến đi
này, những người cha nổi tiếng và các con mình sẽ có cơ hội hiểu và
thân thiết với nhau hơn. Với sự dễ thương, chân thực, sâu sắc và cảm
động, chương trình được yêu thích rộng rãi không chỉ ở Hàn Quốc mà
còn rất nổi tiếng trong cộng đồng fan quốc tế.
Chỉ tính trên TV.ZING là trang web của Việt Nam, chương trình đã
thu hút gần 9 triệu lượt xem. Với sự thành công của mùa thứ nhất, mùa
thứ 2 của chương trình cũng đang rất được mong chờ từ khán giả.
Trung Quốc là nước đầu tiên mua bản quyền để sản xuất chương trình
này, và sự thành công của chương trình ở Trung Quốc còn cuồng nhiệt
hơn ở nước cha đẻ của chương trình.Sở dĩ Show truyền hình "Bố ơi,
mình đi đâu thế" ăn khách như vậy là vì, đề tài phong phú do tính chất
vui chơi giải trí của chương trình mang lại ra, cách nuôi dạy con cái của


các ông bố gia đình ngôi sao và đặc trưng cá tính con cái họ đã trở thành
1

1


đề tài bàn luận sôi nổi của khán giả. Bên cạnh đó thảo luận về vấn đề
"người cha nên nuôi dạy con cái như thế nào trong gia đình" cũng đang
nóng lên. Thí dụ như "Người cha nên gánh vác trách nhiệm gì trong giáo
dục gia đình", "Làm thế nào dạy trẻ đối mặt với thất bại và vượt qua khó
khăn", cũng như "Mẹ không ở nhà, bố nên trao đổi thế nào với con
cái",v.v.. đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của các bên. Đông đảo
khán giả đều có nhận xét chung về vấn đề giáo dục gia đình, đây mới là
nguyên nhân chính khiến chương trình này trở nên "hot".
Nhận thấy rằng ở Việt Nam đã có rất nhiều chương trình truyền hình
thực tế, song lại chủ yếu lại là các cuộc thi tìm kiếm tài năng như The
Voice, Việt Nam Idol, Bước nhảy hoàn vũ…, song lại rất thiếu các
chương trình truyền hình thực tế vừa mang tính giải trí, lại đậm chất
nhân văn, giáo dục.Hơn nữa, chương trình cũng là một cách để quảng bá
các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, thúc đẩy du lịch phát triển.
(Trong chương trình, các bố con sẽ có những chuyến du lịch cùng nhau,
và cùng thực hiện các thử thách của chương trình)
Nhóm chúng em lập ra ý tưởng này, với rất nhiều niềm tin rằng nếu
được chuẩn bị, đầu tư kĩ lưỡng, chương trình nhất định sẽ thành công
rực rỡ tại Việt Nam…
III.

Điều kiện thực hiện kế hoạch

Việc phân tích, lập kế hoạch được xây dựng trên giả thiết, chương

trình đã được công ty Cát Tiên Sa- một trong những công ty truyền
thông hàng đầu Việt Nam ( đã từng sản xuất chương trình truyền hình
thực thế rất thành công như The Voice, Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy
hoàn vũ…) mua bản quyền thực hiện với tên gọi “Bố ơi mình đi đâu
thế???” và được phát sóng trên VTV3- Đài truyền hình Việt Nam khung
giờ vàng.

2

2


IV.

Đánh giá chung về việc sản xuất các chương trình thực tế
hiện nay

Theo bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng Giám đốc Cty Đo lường Truyền
hình Việt Nam: “Thị trường truyền hình hiện nay rất sôi động với tất cả
198 kênh cả trong và ngoài nước.Khán giả có rất nhiều sự lựa chọn để
thưởng thức, vì vậy, sự đổi mới và hấp dẫn luôn là yếu tố rất quan trọng
của người làm truyền hình.
1.

Thuận lợi

Thị trường truyền hình Việt Nam đã và đang có những bước phát
triển mạnh mẽ.Công cuộc xã hội hóa đã mang lại những "làn gió mới"
trong cơ cấu các chương trình truyền hình lên sóng quốc gia lẫn địa
phương.Sự đổ bộ của các chương trình truyền hình thực tế và trò chơi

truyền hình làm cho đời sống giải trí của số đông được phong phú và
nâng cao hơn.Có thể nói, chưa bao giờ các chương trình truyền hình
thực tế ở nước ta lại "nở rộ" như thời gian gần đây. Yếu tố mới lạ, khả
năng kết nối và sự gia tăng "quyền lực" của khán giả trong cuộc chơi đã
khiến cho truyền hình thực tế có sức thu hút đối với một bộ phận công
chúng.
Tivi vẫn là một vật thể rất hữu dụng và có lý đối với phần lớn khán
giả, đa số muốn “ăn sẵn” trên tivi hơn là tìm cho mình những mô hình
giải trí phong phú và giàu tính chiến đấu cho trí não hơn như đọc truyện,
xem kịch hoặc các hình thức nghệ thuật khác, vì vậy, các chương trình
truyền hình vẫn rất được quan tâm.
Thế nhưng, cũng giống các ngành nghề và chương trình khác, truyền
hình thực tế và trò chơi truyền hình đang đứng trước những thách thức
về sự đổi mới để hấp dẫn.Thực tế đó đang ngày càng đúng bởi có những
chương trình đang "mấp mé" của sự "nhàm chán" và kém hấp dẫn đến
3

3


độ nếu có đóng cửa hoặc ngừng phát sóng cũng không khiến khán giả
bận tâm nhiều.
2. Khó khăn
1.1: Khán giả đang dần bội thực với các chương trình truyền hình
thực tế:
Các chương trình truyền hình thực tế cũ và nhạt.
Số liệu khảo sát từ năm 2011 tới 2013 cho thấy truyền hình thực tế
có rating rất khả quan. Phải kể tới Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn
hảo, Giọng hát Việt, Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen,
Vietnam’s Got Talent, Vietnam Next Top Model. Ở mức ít phổ cập hơn

là Cuộc đua kỳ thú, Đồ Rê Mí, Hợp ca tranh tài, Project Runway, Vũ
điệu đam mê, Vua đầu bếp Việt Nam...
Trong những chương trình trên, một số chương trình từ khi bắt đầu
đến khi kết thúc có lượng người xem tăng rất nhanh. Tuy nhiên có
những chương trình đã từng rất “hot” như Giọng hát Việt, Tìm kiếm tài
năng…, càng sản xuất thì càng hạ nhiệt. Số liệu từ ngày 16 đến
22/11/2013 lượng người xem chương trình chỉ đạt 2%. Có nhiều nguyên
nhân, mà theo các chuyên gia thì nếu một chương trình truyền hình thực
tế sút giảm thường do ở khâu sản xuất và chất lượng người chơi.
Các chương trình Vietnam Idol, Bước nhảy hoàn vũ đã từng là
chương trình thu hút sự quan tâm lớn của khán giả và dư luận báo chí. Ở
mùa đầu tiên, sau mỗi live show, báo chí bình luận rôm rả, khán giả thì
hào hứng đón đợi show tiếp theo. Một phần do chương trình mới lạ,
phần khác ở thời điểm đó có ít chương trình truyền hình thực tế ca nhạc,
nhảy múa. Nhưng khi xuất hiện hàng loạt chương trình khác như Cặp
đôi hoàn hảo, Giọng hát Việt, Giọng hát Việt nhí, Ngôi nhà âm nhạc,
Hợp ca tranh tài, Thử thách cùng bước nhảy… các chương trình truyền
4

4


hình thực tế giảm nhiệt, đa số chỉ thành công với mùa đầu tiên. Vào mùa
thứ hai trở đi, chương trình bắt đầu nhàm không tạo được sự chú ý của
khán giả và công luận nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố sau: tài năng thí sinh
làm chao đảo khán giả hoặc scandal.
Phải chăng năm 2013, chúng ta chỉ thấy sự thành công rực rỡ của
Giọng hát Việt nhí, và 2 chương trình mặc dù không thành công về
Truyền thông, nhưng lại được khán giả đánh giá rất cao về chất lượng đó
là Cuộc đua kì thú và Thử thách cùng bước nhảy


1.2.

Người nổi tiếng: Vẫn hút nhưng đã giảm nhiều

Một trong những công thức phổ biến của các đơn vị sản xuất chương
trình là sử dụng các nhân vật là những nghệ sĩ đã có danh tiếng trong
lĩnh vực giải trí làm thí sinh của các cuộc thi. Chính từ những sân chơi
như thế này, những ngôi sao tưởng như đã hết thời bỗng hồi sinh và
những ngôi sao chưa đến thời thì được "đôn" lên nhanh hơn.Sự quan tâm
của công chúng dành cho những người nổi tiếng khi tham gia những
chương trình trò chơi truyền hình là có thật. Thế nhưng điều đó chỉ
mạnh trong một hai mùa đầu tiên, đến mùa sau,số lượng tin bài đưa tin
về chương trình giảm hẳn, hiệu ứng truyền thông và đám đông cũng sa
sút.Sự quan tâm của khán giả và truyền thông cũng giảm hẳn so với sự
"bùng phát" ở thời điểm xuất phát.
1.3.

Scandal - con dao hai lưỡi

Những scandal "động trời" đều chọn thời điểm rơi đúng lúc để kích
hoạt trở lại "tình yêu" nơi khán giả nếu có chút biểu hiện rằng mọi thứ
đang nguội lạnh đi.Từ chuyện BGK cũ "xỉa xói" BGK cho tới chuyện
BGK cũ tố BTC chương trình không sòng phẳng, rồi chuyện "lộ" kết
quả lộ liễu, tới những chiêu "lạ lùng" như thí sinh cuộc thi phiên bản Mỹ
5

5



đòi kiện thí sinh Việt Nam về chuyện copy tạo dáng thí sinh, v.v… Rồi
"danh tiếng" của cuộc thi cũng được "cứu vớt" một phần vì những câu
chuyện mà BGK hé lô... Sức nóng lại được "hâm" trở lại để làm yên
lòng các nhà tài trợ. Thế nhưng cũng chính các scandal đó đang dần
đánh mất lòng tin của khán giả với các chương trình để những sự cố
(cho dù là có thật) xảy ra sau này cũng khó mà khiến số đông tin được
đó không phải là một sự dàn dựng khác.
1.4.

Xu hướng mới - đi vào đời sống cá nhân

Các chương trình thực tế mới gần đây có xu hướng tập trung miêu tả
những đối tượng tham gia như một cá thể bình thường trong đời sống,
điều mà bất cứ ai cũng bắt gặp.Góc tiếp cận tốt khi đặt ngang bằng với
khán giả chứ không phải tập trung miêu tả những thứ mà khán giả không
bao giờ có được như đời sống ngôi sao, sự lấp lánh của những ánh hào
quang đã mang chương trình đến gần với khán giả hơn.Tuy nhiên, nói
như vậy không có nghĩa là không có rủi ro.
1.5.

Sự thật

Thực tế thì trong các chương trình mang tính thi đấu nhà sản xuất đã
sắp đặt hình thức và quy tắc của cuộc chơi, kiểm soát hành vi hàng ngày
của người chơi cũng như tình huống xảy ra, tạo nên một “thực tế giả
tạo” cho cuộc chơi.
Sau khi mang sức nóng của mình tới các quốc gia khác khắp thế giới,
trong đó có Việt Nam, các chương trình truyền hình đã liên tục dính phải
scandal.Mà đồng hành với scandal là tính thương mại và lợi nhuận thấy
rõ.Điều đó càng khiến cho khán giả nghi ngờ tính thực tế của truyền

hình thực tế.Thậm chí, người ta đã đặt ra vấn đề rằng ngay cả scandal
mà truyền hình thực tế vấp phải cũng nằm trong kịch bản.

6

6


Chính bởi việc mang nặng màu sắc thương mại, nhiều chương trình
gắn liền với tên tuổi của một nhãn hàng cụ thể của nhà tài trợ nên nhà
sản xuất luôn phải tuyển chọn người chơi kỹ lưỡng từ trước, sử dụng
những bối cảnh được thiết kế sẵn, đưa ra những sự kiện, thách thức và
đặt họ vào trong sự dàn dựng của mình (không ít trường hợp người chơi
được “gợi ý” từ trước) để khuyến khích những cách ứng xử khác thường
nhằm đảm bảo sự thành công của chương trì
1.6.

Quảng cáo: Nỗi ám ảnh khi xem chương trình truyền hình.

Theo một kết quả nghiên cứu của Cty Nghiên cứu thị trường TNS tại
Việt Nam, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu quảng
cáo của Việt Nam trên các phương tiện truyền thông đạt 8.800 tỷ đồng.
Dự kiến doanh thu quảng cáo còn tăng lên nhiều lần. Với những con số
khổng lồ như thế này, rất dễ hiểu vì sao khán giả luôn bị "bội thực" với
quảng cáo khi xem truyền hình.
Doanh thu quảng cáo từ truyền hình thực tế cao ở mức gây “sốc” khi
DN sẽ phải bỏ hàng trăm triệu cho 30 giây quảng cáo trong thời gian
chương trình diễn ra trực tiếp. Bởi vậy, nhà đài bỏ qua sự khó chịu của
khán giả khi bội thực các mẫu quảng cáo, để tìm kiếm doanh thu từ nó.
Điều này vô hình làm khan giả không còn hứng thú với các chương trình

truyền hình thực tế, khi mà cứ có 30 phút phát sóng, lại thêm 10 phút
quảng cáo.
3.

Tổng kết:

Với những thuận lợi và khó khăn trên, chúng em tin rằng cần có 1 sự
đổi mới, đột phá trong đề tài và nội dung của các chương trình truyền
hình thực tế. Nó không chỉ mang tính chất giải trí như các cuộc thi, mà
còn mang ý nghĩa giáo dục, và nhân văn để thu hút khán giả. Và chương
trình Bố ơi mình đi đâu thế có đủ các yếu tố ấy, để trở thành chương
trình hot nhất 2014 và những năm sau nữa.
7

7


Phân tích SWOT
1. Điểm mạnh (Strength)
-Cát Tiên Sa là một trong những công ty truyền thông hàng đầu Việt
Nam, có sức mạnh tài chính lớn, có bề dày trong việc sản xuất các
chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam. Đài truyền hình Việt Nam
có đội ngũ nhân viên sáng tạo, năng động. Sự kết hợp này là thế mạnh
cho chương trình khi nó được đầu tư kĩ lưỡng và được sản xuất bởi ê kíp
hùng hậu, có năng lực.
- Nội dung chương trình mới mẻ, mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn sâu
sắc, vì vậy sẽ thu hút được sự quan tâm của truyền thông và khán giả,
tạo nên lợi thế lớn cho chương trình.
- Có lợi thế là chương trình gốc đã rất thành công ở Hàn Quốc và Trung
Quốc, là 2 nước gần với Việt Nam, có sự tương đồng về văn hóa và

thưởng thức. Chương trình được mua bản quyền của Hàn Quốc, cũng
theo đó mà gần gũi với khán giả Việt hơn các fomat từ Anh, Mỹ…
- Dàn siêu sao, sao nhí đáng yêu gây được sự ủng hộ của một lượng fan
lớn; đồng thời chương trình còn tạo sự thu hút và chú ý của khán giá,
những người xem truyền hình, tạo làn sóng lan truyền mạnh trong cộng
đồng.
- Chương trình tập trung giới thiệu tình huống trao đổi cũng như mối
quan hệ giữa 2 cha con, với góc nhìn sáng tạo, chương trình đã đưa ra
vai trò của người cha trong cách nuôi dạy con cái, đó là một chương
trình giáo dục đáng theo dõi
- Hơn thế nữa, chương trình giúp quảng bá những vùng đất Việt, giúp
người xem hiểu thêm về tinh hoa văn hóa, cũng như phong tục tập quán
của từng vùng miền Việt Nam.
2. Điểm yếu (Weakness)
W1: Đội ngũ làm phim đông.
Do show “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” được quay thực tế ngoài trời
khá nhiều. Nhân vật chính của show là những ông bố và con của họ nên
mỗi cặp đôi ông bố nổi tiếng và con của mình sẽ có:
+2 VJ (1 người phụ trách quay các hành động, thái độ của người bố; 1
người phụ trách quay riêng người con);
+1 FD phụ trách việc liên lạc từ tổ điều chỉnh đến cho mỗi gia đình.
+ đội ngũ nhân viên
V.

8

8


+ đội ngũ đạo diễn (PD)

+ đội ngũ VJ phụ trách quay chung.
W2: Cần nguồn kinh phí lớn.
Với đội ngũ làm phim đông sẽ cần một khoản tiền lớn đển trả
lương cho cả đoàn và cát-sê cho các ông bố nổi tiếng và con của họ.
Ngoài chi phí lương cho đội ngũ nhân viên và cát-sê cho các nhân vật
chính thì còn có một khoản không nhỏ chi phí đi lại, ăn uống, thuê địa
điểm tổ chức và chỗ ngủ nghỉ cho cả đoàn.
W3: Khâu sản xuất.
Trẻ con không biết nói dối, vì vậy việc xây dựng kịch bản, lên nội
dung chương trình, kiểm soát diễn biến của chương trình là công việc rất
khó khăn. Trong quá trình làm việc, phải để mọi chuyện diễn ra tự
nhiên, có kịch bản mà như không có, và cũng sẽ có rất nhiều tình huống
bất ngờ, vì vậy cần đội ngũ nhân viên có năng lực, thích ứng và giải
quyết vấn đề tốt. Chương trình ngoài yếu tố giải trí, còn mang ý nghĩa
giáo dục và nhân văn, vì vậy luôn phải truyền tải được thông điệp ý
nghĩa đến khan giả.
3. Cơ hội (Opportunity)
O1: Các chương trình truyền hình giải trí đang trong giai đoạn bão hòa
Tính đến nay đã có hơn 20 chương trình truyền hình thực tế được
phát sóng với nhiều phong cách, thể loại phong phú và đa dạng: The
Voice, Việt Nam Idol, Việt Nam got talent, Bước nhảy hoàn vũ, Gương
mặt thân quen, Cuộc đua kì thú….. Tuy nhiên, sức hấp dẫn và thú vị của
các chương trình vẫn chưa được khai thác triệt để, khâu xây dựng và tổ
chức còn vướng phải những scandal không đáng có, điều đó khiến khán
giả càng ngày càng trở nên nhàm chán với các chương trình truyền hình
thực tế. Vì thế, với nội dung mới mẻ, “Bố ơi!Mình đi đâu thế?” hi vọng
sẽ là một làn gió mới, một cuộc xâm nhập và phát triển đầy thành công
với phiên bản Việt Nam.
O2: Chương trình có sự kết hợp giữa tính giải trí , giáo dục và nhân văn
sâu sắc.

9

9


Điều này thực sự mới mẻ đối với khán giả xem truyền hình tại Việt
Nam. Qua chương trình, các ông bố sẽ hiểu hơn về tính cách, cách ứng
xử và suy nghĩ của con cái mình đồng thời cũng giúp chính những đứa
trẻ trở nên độc lập hơn trong những tình huống có thể xảy ra. Với nội
dung như vậy chương trình có thể thu hút một lượng lớn khán giả là các
ông bố bà mẹ, bên cạnh đó, chương trình có sự tham gia của những đứa
trẻ nên tạo ra được nhiều tình huống hài hước, dở khóc dở cười, mang
tính giải trí cao nên còn có thể thu hút được đông đảo các khán giả thuộc
các lứa tuổi khác nhau ( sinh viên, người già…)
O3: Thuận tiện cho truyền thông ban đầu.
“Bố ơi! Mình đi đâu thế?” đã được phát sóng và rất nổi tiếng tại 2
quốc gia là Trung Quốc và Hàn Quốc đồng thời cũng đã thu hút rất
nhiều lượt xem tại các nước khác trong đó có Việt Nam. Những ông bố
tham gia vào chương trình cũng đều là những người nổi tiếng.Vì vậy,
chương trình sẽ dễ dàng hơn trong việc truyền thông và quảng bá, sẽ tạo
được sức hút mạnh mẽ ngay từ giai đoạn đầu lên hình.
O4: Là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam
Cuộc hành trình của các cặp bố con sẽ được diễn ra tại nhiều vùng khác
nhau trên đất nước Việt Nam. Đây chính là cơ hội để quảng bá hình ảnh,
con người, phong tục tập quán của nước ta một cách chân thực và rộng
rãi nhất.
4. Thách thức (Thread)
T1:Áp lực từ thành công của 2 phiên bản trước
Chương trình đã rất thành công ở Hàn Quốc và Trung Quốc là
nước mua bản quyền đầu tiên nhưng cũng nhận được sự hưởng ứng và

đón xem của đông đảo khán giả.Vì vậy, việc đưa một chương trình
truyền hình thực tế đã rất "hot" vào Việt Nam cũng là cơ hội và thách
thức với không chỉ người sản xuất mà còn đối với người làm dịch vụ
truyền thông.Làm sao đưa đến cho khán giả những cáu nhìn trực quan
nhất về chương trình.Sau khi chương trình mới ra mắt người xem sẽ so
10

10


sánh với 2 phiên bản trước nên khó tránh khỏi có những phản hồi xấu.
- Giải pháp:Tiếp thu vào những phản hồi tốt và xấu của khan giả trong
tập đầu để phát triển những tập sau hay hơn.
T2:Ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu.
Việc đi khám phá từng vùng miền, từng nền văn hóa của từng địa
phương sẽ là những trải nghiệm thực tế thú vị. Tuy nhiên, tác động từ
khí hậu thay đổi thất thường cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình quay
phim cũng như máy móc thiết bị, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của
các bé. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình quay của đoàn.
T3: Khó khăn khi mời các ông bố nổi tiếng tham gia cùng con của mình.
Thời đại bây giờ, việc nổi tiếng sẽ luôn phải đối mặt với những áp
lực từ xã hội và công việc. Những ông bố nổi tiếng sẽ là người hiểu điểu
đó rõ ràng nhất. Trong quá trình mời các ông bố nổi tiếng tham gia
chương trình cùng con sẽ có những người sẽ không đồng ý cho con mình
tham gia để tránh sự nổi tiếng quá sớm làm ảnh hưởng tới các bé.
T4: Công nghệ thông tin phát triển.
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đồng nghĩa với
việc người xem có nhiều lựa chon xem các chương trình theo sở thích
của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giảm đi 1 phần lượng xem
chương trình.

- Giải pháp: Khi làm được những tập đầu hay, có nhiều phản hồi tốt từ
người xem kèm theo truyền thông thì số lượng người xem chương trình
sẽ lại tăng lên.

11

11



×