Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 105 trang )

BÀI BÁO CÁO

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG

Sinh viên: Nguyễn Tương Lai



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

I. Cơ sở hình thành đề tài
Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các luồng
tài chính đã làm thay đỗi căn bản hệ thống Ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày
càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các Ngân hàng thương mại phải có
cải tiến mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều kiện rất phổ
biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong
đời sống kinh tế - xã hội loài người. Vì vậy, chấp nhận đối đầu với rủi ro là một điều
kiện bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay
không có rủi ro, mà ở chổ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận
được.
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, cuộc đua lãi suất của các Ngân hàng
đang ngày càng trở nên gay gắt thì rủi ro lãi suất là không tránh khỏi khiến chi phí
huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của các dự
án đầu tư cũng tăng lên theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Với tính
chất và tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải đánh giá và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến tín dụng một cách sâu sắc, toàn diện nhằm đạt tối đa năng lực quản lý,
đồng thời hạn chế được những thiệt hại của nó gây ra cho Ngân hàng nói riêng và của
nền kinh tế - xã hội nói chung.


Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ở bất kỳ cơ chế nào cũng phát sinh nợ
quá hạn. Trong nợ quá hạn, có một bộ phận khó thu hồi hoặc không thu hồi được gọi là
rủi ro kinh doanh tín dụng Ngân hàng. Đó cũng là lẽ tất nhiên giống như sự rủi ro của
tất cả các ngành nghề kinh doanh khác, nhưng rủi ro tín dụng thuộc vào loại rủi ro nhất


và thường xuyên xãy ra. Rủi ro tín dụng không chỉ là nỗi ám ảnh của mọi Ngân hàng
mà còn là nỗi ám ảnh của toàn hệ thống Ngân hàng. Nó mang lại nguy cơ làm sơ cứng
mạch tín dụng khiến cho Ngân hàng không thực hiện được chức năng vốn của mình.
Việt Nam vốn mang sẵn đặc điểm của một nền kinh tế chưa ổn định, thiếu tính
đồng bộ và hệ thống, lại đối phó với mặt trái của cơ chế thị trường nên kinh doanh tín
dụng vốn đã chứa nhiều rủi ro lại càng rủi ro hơn. Nước ta nói chung và Cần Thơ nói
riêng phần lớn sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và sản xuất nhỏ. Vì vậy hơn
70% vốn tín dụng được đầu tư cho thành phần này; dư nợ ngày càng tăng và nợ quá
hạn cũng tăng cao. Trong tình hình hiện nay vấn đề rủi ro Tín dụng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn và trở nên nhất thiết. Do đó, em chọn đề tài “Rủi ro tín dụng và
một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT quận Cái Răng”.
Với kiến thức có được, em mong muốn sẽ tìm ra những nguyên nhân phát sinh
rủi ro Tín dụng, qua đó xin đề xuất một số ý kiến, giải pháp và biện pháp phòng ngừa
tối đa tình trạng này nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động Tín dụng tại NHNo&PTNT
quận Cái Răng.
Đây là khóa luận tương đối rộng và phức tạp vì nguyên nhân dẫn đến rủi ro Tín
dụng bắt nguồn từ nhiều lĩnh vực. Do thời gian, điều kiện và khả năng nghiên cứu có
hạn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình phân tích, mong nhận được sự
góp ý của quí thầy cô khoa kinh tế và cô chú, anh chị ở Ngân hàng.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT quận Cái Răng, từ thực
trạng sau khi phân tích đề ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro Tín dụng
cho Ngân hàng.

2. Mục tiêu cụ thể


Để đạt được những mục tiêu trên phải đi sâu vào những vấn đề cụ thể như sau:
-

Phân tích tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn tại

NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2007 - 2009.
-

Phân tích doanh số cho vay - doanh số thu nợ - dư nợ trong

ngắn, trung hạn và theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba
năm 2007 - 2009.
-

Phân tích nợ quá hạn ngắn, trung hạn và theo thành phần

kinh tế tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2007 - 2009.
-

Đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT quận Cái Răng

qua ba năm 2007 – 2009 về các chỉ tiêu: dư nợ / tổng nguồn vốn; dư nợ / vốn huy
động; chênh lệch vốn huy động / doanh số cho vay; hệ số thu nợ ngắn, trung hạn và
theo thành phần kinh tế; nợ quá hạn / dư nợ trong ngắn, trung hạn và theo thành phần
kinh tế.
-


Tình hình cho vay không có tài sản thế chấp (tín chấp) và có

tài sản thế chấp tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2007 - 2009.
-

Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro Tín

dụng tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2007 - 2009..
III. Phương pháp nghiên cứu
Trong khoảng thời gian thực tập tại NHNo&PTNT quận Cái Răng được tiếp
xúc thực tế, kết hợp với lý thuyết đã học ở trường là nền tảng để nghiên cứu.
Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu các văn bản, qui chế hiện hành cũng như một
số sách báo, lấy số liệu trực tiếp tại Ngân hàng và các số liệu thống kê số học để đánh
giá; từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tín dụng và một số giải pháp nhằm
hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng.


Một số phương pháp sử dụng để nghiên cứu như sau:
1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp, được thu thập từ
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biểu lãi suất huy động, cho vay, thu nợ,
dư nợ, bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng qua các năm 2007, 2008, 2009. Các văn
bản qui định, định hướng phát triển của NHNo&PTNT quận Cái Răng.
Ngoài ra còn xem thêm các thông tin trên tạp chí Ngân hàng, tạp chí kinh tế,
sách báo có liên quan đến đề tài.
2. Phương pháp phân tích số liệu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân
tích số liệu chủ yếu sau:
2.1 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số

của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆ y = y1 – y0

Trong đó:
0

y : chỉ tiêu năm trước
1

y : chỉ tiêu năm sau
∆ y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo hàng
năm của NHNo&PTNT quận Cái Răng và số liệu thu thập được qua sách, báo, tạp
chí, Internet,…


IV. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động quan trọng và chủ yếu tại NHNo&PTNT
quận Cái Răng. Tín dụng có hiệu quả thì hoạt động Ngân hàng mới được nhiều lợi
nhuận, còn rủi ro tín dụng là phần hạn chế mà Ngân hàng cần khắc phục. Cho nên chỉ
phân tích “rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT quận Cái Răng”.
1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại NHNo&PTNT quận Cái Răng.
2. Thời gian nghiên cứu
Số liệu phân tích của đề tài được cung cấp qua các năm 2007, 2008, 2009.
Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp bắt đầu từ ngày 22 tháng 02 năm
2010 đến ngày 21 tháng 05 năm 2010.

3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của NHNo&PTNT quận Cái Răng tương đối mạnh. Tuy nhiên do
thời gian và kiến thức còn hạn hẹp cùng với tính bảo mật về số liệu của Ngân hàng
nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, nhận biết rủi ro, sử dụng mô hình định giá lại để phân tích rủi
ro tín dụng tại NHNo&PTNT quận Cái Răng nhưng không đi sâu vào từng thời kỳ cụ
thể mà phân tích theo từng năm. Từ đó đề ra giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
V. Ý nghĩa đề tài
Đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với NHNo&PTNT quận Cái Răng vì khi biết
rõ được những rủi ro tín dụng đang gặp phải thì sẽ có biện pháp khắc phục nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong kinh doanh tín dụng cho Ngân hàng.


VI. Bố cục nội dung nghiên cứu
1. Chương 1: Mở đầu
2. Chương 2: Tổng quan về NHNo&PTNT quận Cái Răng
3. Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
4. Chương 4: Nội dung nghiên cứu
5. Chương 5: Kết quả nghiên cứu
6. Chương 6: Kết luận, kiến nghị

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG

I. Vị trí địa lý và kinh tế xã hội của Quận Cái Răng
1. Vị trí địa lý
Quận Cái Răng cách thành phố Cần Thơ 5 Km về phía Nam, có Quốc lộ đi qua,
với diện tích tự nhiên 6.253,4 ha. Quận Cái Răng tiếp giáp với quận Ninh Kiều, là



một quận trung tâm của Thành phố Cần Thơ và nằm trên tuyến đường huyết mạch
nối Thành phố Cần Thơ về các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,…
Quận đã được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của Thành phố Cần Thơ
trong hiện tại và tương lai. Quận được thành lập trực thuộc thành phố Cần Thơ, gồm
7 đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng
Thạnh, Tân Phú, Phú Thứ.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1 Về kinh tế
Tình hình kinh tế trên địa bàn Quận Cái Răng tiếp tục phát triển, nhiều công
trình, dự án vẫn được xây dựng như: Cầu Cần Thơ, Cầu Cái Răng, trường Đại học
Tây Đô, Khu công nghiệp Hưng Phú, Trung Tâm Văn Hóa Tây Đô và các dự án khu
dân cư, làm cho bộ mặt đô thị Quận Cái Răng ngày càng khởi sắc. Cùng với quá trình
đô thị hóa làm cho diện tích thu hồi đất là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để
NHNo&PTNT quận Cái Răng huy động được nguồn vốn lớn và ổn định.
Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa đã làm cho cơ cấu kinh tế của địa bàn cũng
thay đỗi theo hướng Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Từ đó cơ cấu cho
vay cũng thay đỗi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay thương mại dịch vụ và giảm cho
vay nông nghiệp. Chính việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đã giúp cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng đạt được một số hiệu quả đáng kể.
Tuy nhiên trong năm 2009 NHNo&PTNT quận Cái Răng cũng gặp không ít
khó khăn như lạm phát đầu vào và khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng nhiều
đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế Quận Cái Răng nói riêng; từ đó
làm cho việc thu hút vốn vào địa bàn Quận gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc thực
hiện các công trình dự án bị chậm trễ.


Ngoài ra, giá vàng trong nước biến động liên tục; người dân không gởi tiền vào
ngân hàng mà mua vàng dự trữ, đầu cơ,…làm cho huy động tiền gởi của ngân hàng

gặp rất nhiều khó khăn, đôi lúc không đáp ứng vốn vay kịp thời cho khách hàng.
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, Chính phủ đã có những chính
sách kích cầu nền kinh tế kịp thời thông qua 3 Quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐTTg, 497/QĐ-TTg. Việc hỗ trợ lãi suất thông qua 3 gói kích cầu trên đã giúp cho các
tổ chức và cá nhân vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn do chi
phí giảm đáng kể. Từ đó làm cho nền kinh tế của nước ta cũng như Quận Cái Răng
dần ổn định và khôi phục.
2.2 Về mặt xã hội
Dân số Quận Cái Răng vào khoảng 80.781 người, trong đó dân số thuộc khu
vực nông nghiệp, nông thôn là 65.044 người.
Tổng số lao động là 61.377 người, trong đó lao động thuộc khu vực nông
nghiệp, nông thôn là 15.456 người.
Tổng số hộ trên địa bàn là 18.031 hộ.
Trong đó:
Hộ nghèo (thuộc đối tượng vay NHCSXH) là 1.442 hộ.
Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là 14.070 hộ.
Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn kinh doanh được cấp giấy phép
là 50 hộ, không có hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn sản xuất theo làng nghề.
II. Thông tin chung về doanh nghiệp
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Quận Cái Răng đã qua bốn lần đỗi tên.
Được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội


đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), Ngân hàng có tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp huyện Châu Thành.
Đến ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện
Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành theo
quyết định số 400/HĐBT.
Ngày 25 tháng 01 năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành được
đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Châu Thành, là một trong bảy chi nhánh của

NHNo&PTNT Cần Thơ, thuộc sự quả lý và điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT huyện Châu Thành có chi nhánh trực thuộc tại chợ Cái tắc, huyện
Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 25 tháng 03 năm 2004, NHNo&PTNT huyện Châu Thành chính thức đổi
tên thành NHNo&PTNT quận Cái Răng. Có trụ sở chính đặt tại số 106/4, đường Võ
Tánh, Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ. Là một trong 8 chi nhánh của
NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ gồm: NHNo&PTNT Quận Ninh Kiều, Quận Cái
Răng, Quận Ô Môn, Quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh, huyện
Cờ Đỏ và huyện Thốt Nốt.
Với phương châm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nguồn lực với 3 nội dung
chính là nhân lực, công nghệ và tài chính. Từ khi chia tách đến nay, mặc dù có nhiều
thay đỗi về nhân sự và địa bàn hoạt động nhưng Ngân hàng không ngừng phát triển
và đạt nhiều thành tựu đáng kể, giữ vững danh hiệu đơn vị tiên phong trong thời kỳ
mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Quận ngày càng giàu mạnh.
2. Chức năng hoạt động của chi nhánh
Trong cơ chế đổi mới nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đa dạng
hóa ngành nghề kinh doanh, nền kinh tế Quận Cái Răng cũng đang từng bước phát
triển theo xu hướng chung của đất nước.


Thời gian vừa qua dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân các cấp, nền kinh
tế Quận đang tăng trưởng nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người tăng, đa dạng
hóa nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều doanh nghiệp ra đời và làm ăn có hiệu quả.
Quận Cái Răng nằm tiếp cận gần nhất với Thành phố Cần Thơ có cơ sở hạ tầng
tương đối, tạo điều kiện và tiềm năng phát triển phong phú cho nền kinh tế quận nhà
nói riêng, Thành Phố Cần Thơ nói chung.
Quận Cái Răng cũng là Quận góp phần không nhỏ về việc tăng sản lượng nông
nghiệp góp phần cho Thành phô Cần Thơ đứng đầu cả nước về sản lượng lúa trong
năm. Với tiềm năng phát triển lúa như thế thì sự ra đời và phát triển của chi nhánh
NHNo&PTNT quận Cái Răng ngày càng vững chắc và toàn diện.

Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT quận Cái Răng thuộc địa giới quản lý
hành chính của UBND quận Cái Răng. Theo đó Ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn cho các
ngành nghề sản xuất kinh doanh trong quận, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn, Ngân
hàng cho nông dân vay vốn ngắn hạn và trung hạn để làm chi phí sản xuất, cải tạo
trồng trọt mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn
từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đưa kinh tế Quận ngày càng phát triển.
Ngoài ra, các chương trình cho vay vốn của Ngân hàng cũng hướng vào các
thành phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất - kinh doanh, phát triển
kinh tế xã hội của Quận. Mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho
nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực.
Nhờ vào những nỗ lực của Ngân hàng cùng với sự phấn đấu từ bản thân các hộ
nông dân, từ năm 1993 đến nay đã có nhiều hộ nông dân thoát khỏi khó khăn, đói
nghèo, vươn lên làm giàu, đời sống được nâng cao, phương tiện sinh hoạt gia đình
được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đỗi mới sâu sắc.


3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Giám đốc

Phó

BP. Tổ chức

BP. Kiểm

Phó

Giám đốc


Hành chính

soát

Giám đốc

P. Kế toán

BP. Kho quỹ

P. Kinh doanh

BP. Kế toán

BP. Kinh doanh

BP. Kế hoạch

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT quận Cái Răng
(Nguồn: phòng kinh doanh, năm 2009)
3.2 Chức năng của các phòng ban
3.2.1 Ban giám đốc
Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc phụ trách chung
• Giám đốc
- Là người điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng cũng là người quyết
định cuối cùng trong kinh doanh.
- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ
các phòng ban.



- Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng
lương hoặc trừ lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.
• Phó Giám đốc
- Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong công việc điều hành mọi hoạt
động của Ngân hàng.
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành chi nhánh mà
Giám đốc giao cho, là người thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi
vắng theo sự ủy quyền của Giám đốc.
3.2.2 Phòng kinh doanh
Gồm 01 Trưởng phòng và 08 cán bộ tín dụng
• Chức năng chung
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: nhận đơn xin vay, thẩm định
duyệt cho vay để trình Ban Giám đốc, thực hiện công tác giải ngân hồ sơ vay, thu lãi
và nợ gốc khi đến hạn, chịu trách nhiệm trong việc quản lý vốn cho vay và giám sát
quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh
doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
• Trưởng phòng
Chịu trách nhiệm về các công việc sau:
- Phân công cán bộ tín dụng, phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra
đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNo&PTNT Việt
Nam và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm
định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến
của mình trên các hồ sơ cho vay đã quyết định.


- Đưa các chiến lược và các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, đề xuất của
các nhân viên.
• Cán bộ tín dụng

Có trách nhiệm tiếp đơn xin vay của khách hàng, xem xét thẩm định, giải ngân
hồ sơ vay, thu lãi vay, thu nợ, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách
hàng có đúng mục đích không, có quyền đề nghị thu hồi vốn nếu xét thấy khách hàng
sử dụng vốn không đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, thu hồi
nợ quá hạn. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho cấp trên dựa
trên tình hình kinh tế cụ thể của từng địa bàn phụ trách.

3.2.3 Phòng kế toán
Gồm 01 Trưởng phòng và các kế toán viên
• Bộ phận kế toán
- Trực tiếp hạch toán và kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ theo
dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.
- Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo
quyết toán cuối năm.
- Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong
kho hàng, trong thu chi kho phát sinh.
- Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng.


- Nhận tiền chuyển đi theo nhu cầu của khách hàng.
• Bộ phận kho quỹ
Bộ phận kho quỹ có trách nhiệm cùng với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu
nếu có sai sót, đồng thời giải ngân tiền mặt cho khách hàng vay theo qui định của
Ngân hàng, tổ chức quản lý tài sản của đơn vị.
3.2.4 Bộ phận kiểm soát
Kiểm tra giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước và điều
lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn.
3.2.5 Bộ phận tổ chức hành chính
Bộ phận này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho

Ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các
công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: cung cấp phương
tiện, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, văn thư, giữ gìn bảo vệ an ninh trật tự cho
Ngân hàng.
3.3 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền tiết kiệm có kỳ hạn, không
kỳ hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp,...
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn các thành phần kinh tế ở tất cả
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng lớn
nhất là cho vay hộ sản xuất.
- Nhận làm dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh
Western Union cho mọi cá nhân va tổ chức theo yêu cầu.
- Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.


- Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp Nhà nước.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ.
- Nhận làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ như: cho vay hỗ trợ
ngành nông nghiệp.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Thu phí bảo hiểm, làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt, Groupamar.
3.4 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu
- Thương mại dịch vụ.
- Khách sạn, nhà hàng.
- Công nghiệp chế biến Thủy sản, Lương thực thực phẩm
- Nuôi trồng thủy sản.
- Sản xuất, kinh doanh, thương mại,…

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tín dụng tại NHNo&PTNT quận
Cái Răng
1. Đối tượng cho vay
1.1 Cho vay ngắn hạn
Gồm những đối tượng sau:
- Vật tư chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: hạt giống, phân bón thuốc trừ
sâu, thủy lợi phí, công làm đất, con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y,…mà phải
thuê mua trên thị trường.


- Vật tư chi phí sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Nguyên
nhiên vật liệu công cụ lao động, nông cụ để phục vụ sản xuất,…mà phải thuê mua
trên thị trường.
- Vật tư hàng hóa đối với các hộ kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
1.2 Cho vay trung hạn
Gồm những đối tượng chủ yếu sau:
- Chi phí trồng mới cây lưu gốc, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp.
- Thanh toán chi phí mở rộng diện tích canh tác cải tạo đồng ruộng (cải
tạo mặt bằng, chất đất, hoàn chỉnh thủy lợi nội đồng,…) để gieo trồng cây lâu năm.
- Chi phí đào ao, đầm, đăng cống, xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo,
gà, tôm, cá, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bè nuôi tôm cá,…
- Chi phí mua giống thức ăn chăn nuôi gia cầm giống, chăn nuôi đại gia
súc lấy thịt hoặc chuyển thành gia súc cơ bản.
- Chi phí xây dựng sân phơi, giá thuê mua chuyển nhượng ruộng đất, đồi
cây, ao cá và các tài sản khác trong khuôn khổ luật định.
2. Điều kiện cho vay
- Hộ vay vốn phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chương
trình mục tiêu phát triển kinh tế qui hoạch sản xuất của vùng, địa phương,…
- Hộ vay vốn phải gửi đến NHNo&PTNT quận Cái Răng:

+ Cung cấp số liệu và tài liệu cho NHNo&PTNT quận Cái Răng để lập
đơn xin vay vốn, khế ước vay tiền kiêm giấy cam kết thế chấp cầm đồ hoặc bảo lãnh
phải có chứng thực của UBND xã.


+ Riêng đối với hộ vay vốn để kinh doanh ngành dịch vụ và cung ứng
vật tư ngành nông nghiệp phải có giấy phép kinh doanh.
+ Riêng tổ liên kết phải có biên bản họp tổ và bình bầu tổ trưởng phải
có xác nhận của BTQ ấp, UBND sở tại và giấy ủy quyền của các tổ viên.
- Hộ vay vốn là người thường trú và làm việc cùng địa phương với trụ sở
NHNo&PTNT quận Cái Răng. Những hộ khác đến thâm canh phải có xác nhận của
UBND sở tại nơi có hộ khẩu thường trú và xác nhận của UBND địa phương nơi đến
cho phép.
+ Chủ hộ vay vốn phải có quyền công dân, có sức lao động, có kỷ năng
lao động.
+ Chủ hộ là người chịu trách nhiệm trong hộ đặt quan hệ vay vốn
NHNo&PTNT quận Cái Răng.
+ Người thừa kế chung sống (con, vợ, hoặc chồng) được chọn một
người thay mặt chủ hộ để giao dịch vay vốn và trả nợ NHNo&PTNT quận Cái Răng
khi cần thiết.
- Hộ vay vốn phải có vốn tự có (bao gồm vốn bằng tiền, giá trị vật tư trị
giá ngày công lao động) tham gia vào tổng nhu cầu vốn của dự án xin vay.
- Hộ vay vốn chấp nhận sự kiểm tra của NHNo&PTNT quận Cái Răng
trước, trong và sau khi nhận tiền vay, cung cấp những tài liệu, số liệu cần kiểm tra
liên quan đến vốn vay và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
tài liệu đã cung cấp cho NHNo&PTNT quận Cái Răng.
3. Thủ tục cho vay
3.1 Cho vay ngắn hạn
- Cho vay cá thể:



+ Hộ vay vốn loại I:
Đã được NHNo&PTNT quận Cái Răng cấp sổ vay.
Mỗi lần vay thêm phải đến Ngân hàng nộp đơn xin vay vốn và đơn này
phải có chứng thực của UBND sở tại.
+ Hộ vay vốn loại II:
Mỗi lần vay phải đến NHNo&PTNT quận Cái Răng.
.01 bản đơn xin vay vốn.
. 04 bản giấy cam kết thế chấp kiêm khế ước nhận nợ.
Các giấy tờ trên phải được chứng thực của UBND sở tại. Riêng đối với hộ vay
vốn để kinh doanh vật tư nông nghiệp, cung ứng dịch vụ phải gởi cho NHNo&PTNT
quận Cái Răng bản photo copy giấy phép kinh doanh có công chứng (xác nhận sao y
bản chính).
- Cho vay tổ liên kết:
Mỗi lần vay phải gởi đến NHNo&PTNT quận Cái Răng
+ Biên bản thành lập tổ và bình bầu tổ trưởng có xác nhận của BTQ ấp
và UBND sở tại.
+ 01 đơn xin vay vốn của tổ, có chữ ký của các tổ viên và xác nhận của
BTQ ấp và UBND sở tại.
+ 04 bản cam kết thế chấp kiêm khế ước nhận nợ của tổ có chữ ký của
các tổ viên và xác nhận của BTQ ấp và UBND sở tại.
3.2 Cho vay trung hạn


Ngoài các thủ tục qui định như trong cho vay ngắn hạn, người vay vốn phải gởi
đến NHNo&PTNT quận Cái Răng phương án sử dụng vốn vay và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của mình.
3.3 Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cái Răng nơi trực tiếp cho vay thực hiện
đầy đủ thủ tục cho vay, lưu trữ các giấy tờ vay vốn của khách hàng bảo quản như một
tài sản đặc biệt. Các giấy tờ trên lập thành bộ hồ sơ lưu trữ có danh mục theo dõi đối

với khách hàng vay vốn và được lưu giữ lâu dài tại phòng Tín dụng và các Phòng
khác có liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối, có phiếu xuất, phiếu nhập và mở sổ
theo dõi kịp thời, chính xác. Hồ sơ gốc lưu giữ không được cho mượn, chỉ được sao
chép khi có lệnh của Giám đốc.
3.4 Người được giao nhiệm vụ lưu trữ bảo quản hồ sơ phải chịu trách nhiệm
hoàn toàn trước pháp luật nếu để thất lạc hoặc sửa chữa nội dung hồ sơ gốc.
4. Mức cho vay
- Vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh: Mức cho vay bằng tổng
nhu cầu kinh phí của dự án trừ đi (-) vốn tự có, nhưng tối đa bằng 60% giá trị tài sản
thế chấp, 70% giá trị tài sản cầm cố, hoặc 100% giá trị bảo lãnh.
- Đối với việc cho vay tín dụng thế chấp phải có sự chấp thuận bằng văn
bản của ban Tín dụng chi nhánh. Nếu vượt mức cho phép thì phải có sự chấp thuận
bằng văn bản của Hội đồng Tín dụng. Mức cho vay bằn tổng nhu cầu chi phí của dự
án trừ đi (-) vốn tự có nhưng tối đa bằng giá trị vật tư, chi phí thuê trên thị trường.

5. Lãi suất cho vay
- Giám đốc NHNo&PTNT quận Cái Răng được Hội đồng Quản trị ủy
nhiệm ấn định cụ thể lãi suất cho vay từng thời kỳ trong phạm vi khung lãi suất do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định.


- Lãi suất làm dịch vụ ủy thác theo chương trình chỉ định của chính phủ,
cá nhân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, do chủ đầu tư và NHNo&PTNT
quận Cái Răng thỏa thuận, công bố theo từng dự án và ký kết đảm bảo quyền lợi cho
chủ đầu tư, NHNo&PTNT quận Cái Răng và người đi vay.
6. Quy trình nghiệp vụ cho vay trực tiếp tại NHNo&PTNT quận Cái Răng
Qui trình chung xét duyệt cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT quận
Cái Răng như sau:

Sơ đồ Qui trình xét duyệt cho vay

Khách hàng

Thủ quỹ

(8)

(1) (2) (9)
(7)

Cán bộ
tín dụng

(6)

(3)

(5)

Trưởng
(Phó) phòng

Kế toán

(4)

Giám đốc
(P.Giám đốc)

Chú thích:
(1) Cán bộ Tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có

trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ như qui định, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp
của từng hồ sơ, báo cáo trưởng phòng Tín dụng hoặc tổ chức Tín dụng.


(2) Trưởng (phó) phòng Tín dụng cử cán bộ thẩm định các điều kiện vay
vốn theo qui định.
(3) Trưởng (phó) phòng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn,
kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ Tín dụng
trình lên, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến vào báo cáo
thẩm định.
(4) Khi kiểm tra nếu thấy các hồ sơ hợp lệ thì trình Giám đốc.
(5) Giám đốc sau khi xem xét, kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và báo cáo
thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng Tín dụng trình lên, xem xét quyết định
cho vay hay không và giao cho phòng Tín dụng.
+ Nếu không cho vay thì báo cáo cho khách hàng bằng văn bản.
+ Nếu cho vay thì NHNo&PTNT quận Cái Răng cùng khách hàng tiến
hành lập hợp đồng Tín dụng.
(6) Sau khi hoàn tất các công việc trên, nếu khoản vay được Giám đốc ký
duyệt cho vay thì bộ phận Tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán.
(7) Bộ phận kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, ghi chứng từ,
lưu trữ hồ sơ.
(8) Thủ quỹ nhận chứng từ và thực hiện giải ngân cho khách hàng.
(9) Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra
tình hình sử dụng vốn của khách hàng.


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

I. Các khái niệm

1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật
trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi sau một thời gian
nhất định theo nhu thỏa thuận.


Đối với NHNo&PTNT quận Cái Răng Tín dụng là sự cho vay hay ứng trước
tiền do Ngân hàng thực hiện, giá cả do Ngân hàng cho khách hàng khi đi vay là lãi
suất Tín dụng mà khách hàng phải trả trong suốt thời gian tồn tại khoản tiền mà khách
hàng ứng trước.
Mặc dù Tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình
thái kinh tế xã hội với nhiều hình thức khác nhau; song đều có tính chất quan trọng.
- Tín dụng trước hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền, tài sản
từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”.
- Giá trị của Tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao
nhờ lợi tức Tín dụng.
- Quan hệ Tín dụng được diễn tả qua mô hình sau:

Giá trị Tín dụng
Người cho vay

Người đi vay

Giá trị Tín dụng +Lãi

2. Chức năng của tín dụng
Tập trung phân phối lại tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả: Đây là chức năng quan
trọng nhất trong các chức năng của Tín dụng. Tín dụng là sự vận động của vốn từ
chủ thể này sang chủ thể khác. Cụ thể hóa bằng cách tập trung nguồn vốn nhỏ trong

xã hội thành nguồn vốn lớn để cung cấp nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Sự
phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế có thể thực hiện trực tiếp hay gián tiếp.


×