Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Các tội xâm phạm sở hữu trong quốc triều hình luật trong sự so sánh với bộ luật hình sự việt nam năm 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN

C¸C TéI X¢M PH¹M Së H÷U
TRONG QUèC TRIÒU H×NH LUËT TRONG Sù SO S¸NH
VíI Bé LUËT H×NH Sù VIÖT NAM N¡M 1999
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ, trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành
tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
NGƢỜI CAM ĐOAN

ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ
CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU
HÌNH LUẬT..................................................................................... 8
1.1.

Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999........................................................................... 8

1.1.1.

Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999........................ 8

1.1.2.

Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 ................................................................................. 12

1.1.3.

Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự

Việt Nam năm 1999 ......................................................................... 14

1.2.

Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều
hình luật .......................................................................................... 18

1.2.1.

Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật ............................................... 18

1.2.2.

Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật........ 20

1.2.3.

Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật ...... 22

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 30
Chƣơng 2: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC
TRIỀU HÌNH LUẬT ..................................................................... 32


2.1.

Chính sách hình sự ........................................................................ 32


2.1.1.

Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc quân chủ chuyên chế ............... 32

2.1.2.

Nguyên tắc pháp chế........................................................................ 34

2.1.3.

Nguyên tắc nhân đạo ....................................................................... 37

2.2.

So sánh về kỹ thuật lập pháp ........................................................ 40

2.3.

So sánh về nội dung ....................................................................... 47

2.3.1.

Tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình
sự năm 1999 và Quốc triều hình luật ............................................. 47

3.1.2.

Hình phạt và các biện pháp khác áp dụng đối với tội phạm............ 56

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 64

KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 68


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCA

Bộ công an

BLHS

Bộ luật hình sự

BTP

Bộ tƣ pháp

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

QHXH

Quan hệ xã hội

QPPL


Quy phạm pháp luật

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

Tr

Trang

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là những kho báu chứa
đựng những giá trị văn minh của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam. Một trong
những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật

hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Những kho báu đã và đang đƣợc khai thác
từ các góc độ khác nhau và phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác
nhau. Quốc triều hình luật đƣợc coi là bộ luật quan trọng nhất, chính thống
nhất của triều Lê và trong lịch sử pháp luật Việt Nam, nó đƣợc đánh giá là
“một thành tựu có giá trị đặc biệt” [33, tr.17], “không chỉ là đỉnh cao so với
những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả Bộ
luật được biên soạn vào đầu thế kỷ thứ XIX: Hoàng Việt luật lê” [33, tr.17].
Việc nghiên cứu bộ luật có giá trị nhƣ vậy sẽ là đóng góp đáng kể cho việc
khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các truyền thống pháp luật
của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa. Cao hơn nữa đây còn là việc làm thiết thực để
hƣởng ứng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là
“Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nên văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu
đó vẫn chƣa nhiều và cũng chƣa đánh giá đƣợc hết các giá trị tiềm ẩn trong
các bộ luật cổ xƣa. Đặc biệt là hiện nay, chƣa hề có các công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào theo hƣớng nghiên cứu sự kế thừa và phát huy của pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành từ Quốc triều hình luật theo từng các nhóm tội
phạm cụ thể. Việc nghiên cứu chuyên sâu nhƣ vậy có ý nghĩa quan trọng
nhằm rút ra đƣợc các kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử nhằm tiếp thu
những tinh túy, tƣ tƣởng tiến bộ của luật cũ và loại bỏ những tồn tại mà luật
cũ đã mắc phải; đồng thời thấy đƣợc giá trị văn hóa dân tộc ta, truyền thống
pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa của chúng ta.
1


Trong các nhóm tội phạm cụ thể, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu
đƣợc coi là nhóm tội phổ biến và có số lƣợng cá nhân phạm tội nhiều nhất
không chỉ trong xã hội phong kiến mà còn xã hội nƣớc ta hiện nay. Số vụ án
về các tội xâm phạm sở hữu đƣợc khởi tố, điều tra hàng năm luôn đứng đầu
trong số các nhóm tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu hƣớng tăng, nhất là cƣớp,
cƣớp giật, trộm cắp... Đối tƣợng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng.
Ngoài đối tƣợng tại chỗ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn
định thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tƣợng từ các địa phƣơng
khác liên kết gây án và đặc biệt tội phạm xảy ra trong học sinh, sinh viên, đối
tƣợng phạm tội là ngƣời dân tộc thiểu số. Trong vài năm gần đây đã xảy ra
hàng loạt các vụ lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các vụ vỡ
nợ với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, liên quan đến nhiều thành phần, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tình hình an ninh, kinh tế và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong thời gian dài.
Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận trong
Quốc triều hình luật về các tội xâm phạm sở hữu là một nhu cầu thực tế để
chúng tôi lực chọn đề tài "Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình
luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" làm luận văn
thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu,
so sánh và rút ra đƣợc các bài học lịch sử từ Quốc triều hình luật vào trong bộ
luật hình sự hình sự Việt Nam hiện hành, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí
khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành bàn về các tội cụ thể liên quan đến tội
phạm xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, chƣa có một công trình khoa học nào

2


nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các tội phạm xâm phạm sở hữu của
Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát, nhóm tội xâm phạm sở
hữu đƣợc đề cập trong các nghiên cứu khoa học nhƣ: Pháp luật hình sự phong
kiến Việt Nam. Những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp

luật truyền thống. Luận văn thạc sỹ luật học, 2012, tác giả: Vũ Thị Quỳnh;
Những giá trị đương đại của Quốc triều hình luật, Luận văn thạc sỹ luật,
2008, tác giả Lƣơng Văn Tuấn; Bộ luật Hồng Đức. Nội dung cơ bản và giá trị
đương đại, Luận văn thạc sỹ, 2014, tác giả Đặng Thị Hải Hằng.
Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau:
Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị do Tiến sĩ Lê Thị
Sơn làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; Giá trị lịch sử và tính
đương đại của một bộ luật: Kỷ niệm 425 năm ra đời của Quốc triều hình luật,
tác giả Bùi Xuân Đính, năm 2008.
Ngoài ra, một số tác giả cũng đƣợc công bố những bài báo khoa học có
đề cập đến các khía cạnh khái quát hoặc cụ thể của nhóm tội xâm phạm sở
hữu nhƣ: Khái niệm tội phạm. So sánh giữa Quốc triều hình luật và Bộ luật
hình sự hiện nay, Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 1 năm
2005; Tội trộm cắp tài sản trong Quốc triều hình luật, TS.Hoàng Văn Hùng,
tạp chí Luật học, số 05 năm 2006; Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV, TS. Lê
Cảm, tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ tƣ pháp, số 8 năm 1999.
Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đó vẫn chƣa nhiều và cũng chƣa
đánh giá đƣợc hết các giá trị tiềm ẩn trong các bộ luật cổ xƣa. Đặc biệt là
chƣa có những kết quả nghiên cứu cụ thể đối với từng nhóm tội cụ thể nhƣ
nhóm tội xâm phạm sở hữu hoặc các nhóm tội khác. Những nghiên cứu trên
mới là những nghiên cứu chung hoặc nghiên cứu chỉ một tội cụ thể trong một

3


nhóm tội chứ chƣa nghiên cứu một cách độc lập đầy đủ và toàn diện, có hệ
thống cho từng nhóm tội. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu
hƣớng tăng, nhất là cƣớp, cƣớp giật, trộm cắp... các quy định hiện hành của
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 còn thể hiện những bất cập gây khó khăn
khi giải quyết vụ án đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, việc

tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn đối
với nhóm tội này trong sự so sánh đánh giá giữa pháp luật hình sự phong kiến,
một bộ luật đƣợc coi là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các
triều đại và Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không chỉ đóng góp đáng kể
cho việc khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, truyền thống pháp
luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa mà còn có thể đáp ứng đƣợc những đòi
hỏi của thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống nhóm tội phạm
xâm phạm sở hữu hiện nay thông qua việc rút ra các bài học lịch sử.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận đối với
nhóm tội xâm phạm sở hữu trong hai bộ luật: Quốc triều hình luật thời Lê và
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó có thể thấy đƣợc những
mặt tồn tại hạn chế của pháp luật hình sự thời phong kiến, đồng thời cũng
thấy đƣợc sự kế thừa phát huy những nội dung tiến bộ, phù hợp với xu hƣớng
của thời đại của Bộ luật hình sự năm 1999 từ Quốc triều hình luật. Từ đó, rút
ra đƣợc những kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử cho việc xây dựng pháp
luật hình sự hiện hành đối với nhóm tội này nói riêng và các nhóm tội khác
nói chung; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về nhóm
tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
4


- Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển trong các
quy định liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt
Nam từ trƣớc đến nay và đƣa ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong
đó làm rõ khái niệm, đặc điểm của nhóm tội này trong pháp luật hình sự thời

Lê, sự khác biệt cơ bản so với pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự
thời Lê trong Quốc triều hình luật, rút ra đƣợc những kết luận có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn khi xây dựng và hoàn thiện các quy định về nhóm tội xâm
phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, tìm ra những mặt
đạt đƣợc và những hạn chế tồn tại;
- Đƣa ra một số kết luận mang ý nghĩa lịch sử góp phần bổ sung, hoàn
thiện quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam
và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này vào công cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhóm tội
xâm phạm sở hữu đƣợc quy định từ pháp luật hình sự thời Lê, Quốc triều hình luật
đến Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, các vấn đề pháp lý liên quan đến nhóm
tội này, kinh nghiệm lịch sử đƣợc rút ra từ Quốc triều hình luật để xây dựng pháp
luật hình sự Việt Nam hiện nay ở các góc độ lý luận cũng nhƣ xây dựng pháp luật
hình sự nƣớc nhà trong giai đoạn 2010-2020 theo đƣờng lối chính sách xây dựng
và phát triển quốc gia của Đảng và Nhà nƣớc.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, Luận văn đã sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:

5


- Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin
về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc
và pháp luật, quan điểm của Nhà nƣớc về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về
chính sách Hình sự, về cải cách tƣ pháp trong các Nghị quyết Đại hội Đảng,
các Nghị Quyết về cải cách tƣ pháp của Bộ chính trị…

- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
sau đây:
(i) Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp
lịch sử đƣợc sử dụng theo chiều dọc của các chƣơng khi nghiên cứu, so sánh
những vấn đề lý luận liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu trong hai bộ luật;
(ii) Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp bình luận, phƣơng pháp đối
chiếu cũng đƣợc sử dụng tại Chƣơng 1 và chƣơng 2 khi tìm hiểu về quy định
của Quốc triều hình luật và Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội
xâm phạm sở hữu;
(iii) Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải, phƣơng pháp dự
báo đƣợc sử dụng tại Chƣơng 2 khi nghiên cứu định hƣớng và rút ra các bài
học lịch sử về các tội xâm phạm sở hữu đối với Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành.
5. Những điểm mới đóng góp của luận văn
- Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở mức độ luận văn thạc
sĩ luật học, nghiên cứu làm rõ những bài học kinh nghiệm mang tính lịch sử
về việc xây dựng các quy định liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu
trong mối tƣơng quan phát huy những di sản văn hóa dân tộc, các truyền
thống pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa.
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập,

6


đồng thời cung cấp cho các học giả khác những kiến thức chuyên sâu hơn khi
so sánh các bộ luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, góp phần nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trên thực tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận,
nội dung của luận văn gồm 2 chƣơng:

- Chương 1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 và các quy định tƣơng ứng trong Quốc triều hình luật;
- Chương 2. So sánh các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các quy định tƣơng ứng trong Quốc triều
hình luật.
Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng và các thầy cô giáo giảng
dạy lớp cao học luật hình sự và tố tụng hình sự K19 Khoa luật, Trƣờng Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhƣng do thời
gian và khả năng có hạn; nên bản luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô
và các bạn để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

7


Chương 1
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG
ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
1.1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999
1.1.1. Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của
nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong suốt giai đoạn thi hành thực tế 15
năm (1985-1999), bộ luật đã khẳng định đƣợc vai trò đặc biệt tích cực trong
đấu tranh quyết liệt phòng chống tội phạm ở nƣớc ta suốt thời kỳ lịch sử lâu
dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

và bảo vệ chính quyền nhân dân với hai cuộc kháng chiến lâu dài chống đế
quốc xâm lƣợc và đấu tranh chống các lực lƣợng thù địch trong nƣớc, xây
dựng cuộc sống mới.
Sự ra đời của BLHS năm 1985 cũng đánh dấu bƣớc phát triển cao của
pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Từ
những văn bản có tính tản mạn, riêng lẻ về từng vấn đề, từng lĩnh vực cụ thể
mà tất cả đều là dƣới luật, cao nhất chỉ có 5 pháp lệnh của Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội ban hành vào những năm 1967-1970 và những năm đầu của thập kỷ
80, BLHS năm 1985 là văn bản pháp luật Việt Nam đầu tiên đƣợc thể hiện dƣới
hình thức Bộ luật là hình thức lập pháp cao của thế giới nói chung.
Tuy nhiên, do đƣợc xây dựng và ban hành trong bối cảnh tình hình kinh
tế, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ tình hình quốc tế có nhiều điểm khác cơ bản so
với giai đoạn hiện nay, mặc dù đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung, nhiều quy định
8


của Bộ luật hình sự đã trở nên bất cập, không đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu
phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Đồng thời, kết quả tổng kết thi
hành pháp luật hình sự cũng cho thấy, một số quy định của BLHS năm 1985
phản ánh điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ đã bộc lộ những bất cập cần phải
đƣợc sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm
trong tình hình mới.
Bộ luật hình sự của Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc
hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2000
đã ra đời nhằm thay thế, khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1985.
Nhìn chung, so với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã đƣợc sửa
đổi một cách toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Nhà nƣớc ta đối
với tội phạm nói chung và nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng. So sánh hai
bộ luật, có thể rút ra một số điểm mới giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm
1985 nhƣ sau:

Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã nhập hai chƣơng IV và VI của Bộ luật
hình sự năm 1985 vào thành một chƣơng (chƣơng XIV) với 13 tội danh.
Việc quy định các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng của công
dân vào một chƣơng tội phạm với những khung hình phạt giống nhau phù
hợp với chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hình thức
sở hữu của nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đáp ứng yêu cầu của
cuộc đấu tranh chống tham nhũng một số tội phạm đƣợc chuyển sang
chƣơng khác, đó là Tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133 BLHS) và Tội lạm
dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 156 BLHS) đƣợc
chuyển sang chƣơng XXI (các tội phạm về chức vụ, các Điều 278 và Điều
280 BLHS). Các tội xâm phạm sở hữu còn lại về cơ bản đƣợc quy định
giống nhƣ các tội phạm qui định tại chƣơng IV và VI Bộ luật hình sự 1985,

9


tuy nhiên Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN
(Điều 137a, BLHS 1985) đƣợc gộp vào với các Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 139, BLHS 1999) và Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142,
BLHS 1999). Ngƣợc lại, có một số tội phạm đƣợc tách ra quy định thành hai
tội phạm, đó là: Tội cƣớp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 131
và 154 BLHS 1985) đƣợc quy định thành hai tội ở hai điều luật khác nhau,
Tội cƣớp giật tài sản (Điều 136, BLHS 1999) và Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản (Điều 137, BLHS 1999).
Thứ hai, về hình phạt, điểm khác biệt so với Bộ luật hình sự năm 1985
là việc định lƣợng tài sản bị xâm hại để phân biệt tội phạm với vi phạm, mức
tối thiểu đƣợc quy định giá trị tài sản bị thiệt hại là 500.000 đồng (sau này
nâng lên 2.000.000 đồng) sẽ bị truy cứu TNHS. Ngoài ra có thể truy cứu
TNHS đối với ngƣời chiếm đoạt tài sản giá trị dƣới 500.000 đồng trong
trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử lý hành chính về hành vi

chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chƣa
đƣợc xóa án mà còn vi phạm. Mức tối thiểu tài sản bị thiệt hại này không quy
định đối với các Tội cƣớp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội
cƣớp giật tài sản, Tội cƣỡng đoạt tài sản vì những tội phạm này ngoài việc
xâm hại đến sở hữu còn xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác.
Riêng đối với các tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì thiệt hại
từ 50.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS.
Thứ ba, là đa số các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định thành bốn
khung hình phạt thay vì có ba khung nhƣ trong quy định của BLHS năm 1985
và mức thiệt hại về tài sản là căn cứ để phân chia thành các khung hình phạt.
Thông thƣờng, thiệt hại về tài sản đƣợc chia thành các mức sau đây để quy
định khung hình phạt: từ 500.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng; từ

10


50.000.000 đồng đến dƣới 200.000.000 đồng; từ 20.000.000 đồng đến dƣới
500.000.000 đồng và từ 500.000.000 đồng trở lên.
Thứ tư, đối với hình phạt tử hình chỉ còn đƣợc giữ lại ở hai tội: tội cƣớp
tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, so với BLHS 1985 đã xóa bỏ loại
hình phạt này ở hai tội phạm đó là: tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hủy hoại
hoặc làm hƣ hỏng tài sản. Hình phạt chung thân còn đƣợc quy định ở hai tội
phạm: tội cƣớp giật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thứ năm, hình phạt tiền đƣợc quy định đa số với các tội xâm phạm sở
hữu, phạt tiền là hình phạt chính đƣợc quy định trong chế tài lựa chọn đối với
tội sử dụng trái phép tài sản (điều 142). Các tội chiếm đoạt, tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hƣ hỏng tài sản, phạt tiền đƣợc quy định là hình phạt bổ sung. Mức
phạt tiền đƣợc quy định tùy theo tính chất của từng tội phạm cụ thể với mức
tối thiểu là 5.000.000 đồng và cao nhất là 100.000.000 đồng.
Việc quy định của BLHS 1999 về các tội xâm phạm sở hữu thể hiện

chính sách hình sự nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta từ năm 1945 đến nay
trong việc trừng trị các hành vi xâm hại tới sở hữu XHCN và sở hữu, bảo vệ
nghiêm ngặt tài sản XHCN, tài sản công dân, trừng trị kết hợp với khoan
hồng, lấy việc giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội là mục đích chính, chủ yếu,
lâu dài. Những điểm khác biệt so với BLHS năm 1985 trong chính sách hình
sự đối với các tội xâm phạm sở hữu phản ánh sự đổi mới, phát triển của xã
hội ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay: từ cơ chế tập trung, quan liêu bao
cấp sang cơ chế thị trƣờng, có sự điều tiết của Nhà nƣớc, theo định hƣớng
XHCN, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của công dân, do dân,
vì dân và đang trên đà hội nhập khu vực và quốc tế. Việc quy định tội xâm
phạm sở hữu vào một chƣơng trong BLHS đã thể hiện nguyên tắc bình đẳng

11


giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế hiện
nay. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của sở hữu XHCN trong cơ chế thị trƣờng
vẫn đƣợc đề cao và đƣợc phản ánh trong BLHS bằng việc quy định hành vi
xâm hại sở hữu XHCN là tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 48. Nguyên tắc
nhân đạo XHCN, bản chất ƣu việt của chế độ ta trong việc đấu tranh phòng
chống tội phạm đƣợc thể hiện thông qua việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình
phạt tử hình đối với một số tội phạm và ngƣời phạm tội. Ngoài việc quy định
không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi
con dƣới 36 tháng khi phạm tội hoặc khi xét xử thì có hai tội xâm phạm sở
hữu đƣợc loại bỏ hình phạt tử hình (tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hoặc làm
hƣ hỏng tài sản) [8, tr.26].
BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa đổi bổ sung một số
điều trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nhƣ sau: Loại bỏ hình phạt tử hình đối
với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 – cùng với 7 tội danh khác cũng

đƣợc loại bỏ án tử hình); Nâng mức định lƣợng về giá trị tiền chiếm đoạt ở 5
trong 13 tội danh đƣợc quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể
nâng mức định lƣợng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng đối với các tội
danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139); Trộm cắp tài sản (điều 138);
Công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 136); Hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài
sản của ngƣời khác (điều 143); riêng tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản (điều 140) tăng mức định lƣợng từ 1.000.000 đồng lên 4.000.000 đồng.
1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999
Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu đƣợc đề cập nhiều trong các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhìn chung, khái niệm của các nhà

12


nghiên cứu đƣa ra có thể khác nhau về câu từ nhƣng quan điểm thì tƣơng đối
giống nhau. Một số khái niệm điển hình:
Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội
cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại thể hiện
được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi” [31, tr.5].
Quan điểm của giáo trình luật hình sự Việt Nam của khoa luật – Trƣờng
Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của
người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền
sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân” [1, tr.217].
Một quan niệm khác cũng tƣơng đồng với hai quan điểm trên là quan
điểm của tác giả Đinh Văn Quế, Thạc sỹ Luật học - Tòa án nhân dân tối cao
trong cuốn Bình luận bộ luật hình sự - phần các tội phạm: “Các tội xâm phạm sở
hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,

xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân” [19, tr.4].
Từ các khái niệm đƣợc đƣa ra trên, tác giả có thể rút ra đƣợc một số nội
dung chung mà các quan niệm đã dựa vào để xây dựng lên khái niệm khoa
học của mình, cụ thể:
Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu trƣớc hết là hành vi nguy hiểm cho
xã hội của cá nhân nhằm gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến các
quan hệ tài sản và các quan hệ xã hội khác đƣợc luật hình sự bảo vệ.
Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu của
ngƣời khác phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi đƣợc
thực hiện một cách có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý).
Thứ ba, một đặc điểm khác mà các khái niệm trên chƣa đề cập đến là

13


tính đƣợc quy định trong văn bản luật hình sự của nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy
định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng
nguyên tắc tƣơng tự. Chỉ có Bộ luật hình sự mới đƣợc quy định tội phạm,
ngoài Bộ luật hình sự, không có văn bản nào đƣợc coi là văn bản chính thống
để quy định về tội phạm.
Nhƣ vậy, các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội đƣợc quy định bởi luật hình sự, đƣợc thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về quan hệ sở hữu về tài sản của ngƣời khác.
1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu theo
BLHS năm 1999, luận văn rút ra một số đặc điểm nổi bật về nhóm tội này
nhƣ sau:
 Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 được

quy định rất rõ ràng.
Các tội xâm phạm sở hữu có khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản, đó
là hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại gây thiệt hại đến các quyền về chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đƣợc pháp luật bảo vệ. Nhƣ vậy, chỉ cấu thành
các tội xâm phạm sở hữu khi có hành vi đã hoặc sẽ gây ra thiệt hiện hại cho
quan hệ sở hữu về tài sản.
Thông thƣờng, khách thể loại và khách thể trực tiếp của tội phạm khác
nhau nhƣng ở các tội xâm phạm sở hữu thì quyền sở hữu về tài sản vừa là
khách thể loại đồng thời cũng là khách thể trực tiếp của tội phạm.
Trong một số trƣờng hợp cá biệt, một số tội xâm phạm sở hữu ngoài

14


quan hệ sở hữu, hành vi phạm tội còn xâm hại tới quan hệ nhân thân nhƣ: Tội
cƣớp tài sản (Điều 133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134).
Đối tƣợng tác động của tội xâm phạm sở hữu trƣớc tiên là tài sản – với
những đặc điểm riêng so với tài sản là đối tƣợng tác động của các tội phạm
khác [1, tr.220]. Những đặc điểm đó bao gồm:
Tài sản là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải đƣợc
thể hiện dƣới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng: tiền luôn luôn có thể
là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu; giấy trị giá đƣợc bằng
tiền có thể là phƣơng tiện phạm tội giúp ngƣời phạm tội có thể xâm phạm sở
hữu. Trong một số trƣờng hợp, giấy tờ này có thể là đối tƣợng tác động của
các tội xâm phạm sở hữu; quyền về tài sản nói chung không thể là đối tƣợng
tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhƣng những giấy tờ thể hiện quyền
về tài sản nhƣ hóa đơn lĩnh hàng… có thể là đối tƣợng của nhóm tội này trong
những trƣờng hợp nhất định.
Tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng sẽ không phải là đối tƣợng
tác động của các tội xâm phạm sở hữu nhƣ: sinh vật dƣới biển, trên sông, thú

trong rừng… Nếu có hành vi xâm hại đến những tài sản trên thì tùy từng
trƣờng hợp cụ thể có thể bị truy cứu TNHS về các nhóm tội phạm khác.
Tài sản là đối tƣợng của các tội xâm phạm sở hữu phải có chủ sở hữu
cụ thể. Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không
còn là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Gia súc đã bị
chôn do mắc bệnh...
Tài sản về nguyên tắc, chỉ là đối tƣợng của những hành vi phạm tội do
ngƣời không phải là chủ sở hữu thực hiện.
 Trong mặt khách quan của nhóm tội xâm phạm sở hữu, một số tội có
cấu thành hình thức và một số tội có cấu thành vật chất.

15


Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài
sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thƣớc đo để đánh giá tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài
sản bị thiệt hại là căn cứ bắt buộc để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm
(tội phạm có cấu thành vật chất). Tuy nhiên, ở một số tội khác, mặc dù hành
vi vi phạm đã gây ra thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu nhƣng đó không phải
là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ truy cứu TNHS cho ngƣời thực hiện hành
vi (tội phạm có cấu thành hình thức).
Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức thì mặt khách
quan chỉ yêu cầu bắt buộc đối với dấu hiệu hành vi. Ví dụ: điều 133 BLHS quy
định về tội cƣớp tài sản. Theo đó, chủ thể phạm tội chỉ cần có hành vi “vũ lực, đe
doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” [21] thì
đã đủ yếu tố về mặt khách quan để truy cứu TNHS về tội cƣớp tài sản.
Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức bao gồm
các tội phạm cụ thể đƣợc quy định tại điều 133, điều 134, điều 135 BLHS

Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất thì ngoài dấu
hiệu hành vi, mặt khách quan yêu cầu bắt buộc đối với cả hậu quả gây ra từ
hành vi đó. Ví dụ nhƣ tại điều 138 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản.
Theo đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với tội danh này là “hành vi lén
lút nhằm chiếm đoạt tài sản” [19, tr.118] mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì chủ thể thực hiện hành vi đó mới có thể bị
truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản.
Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất bao
gồm: các tội phạm cụ thể đƣợc quy định tại điều 136, điều 137, điều 138, điều
139, điều 140, điều 141, điều 142, điều 143, điều 144, điều 145 BLHS.
 Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể thƣờng
16


Những ngƣời có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả
năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi hỏi chủ thể ngoài những
dấu hiệu của chủ thể thƣờng phải có thêm đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc
biệt). Đó là đặc điểm có trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc.
 Lỗi (mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu) chủ yếu là lỗi cố ý
Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội đƣợc thực hiện do cố ý. Trong
số 13 tội quy định trong chƣơng XIV Bộ luật hình sự năm 1999, thì có tới 11
tội đƣợc thực hiện do cố ý, đó là các tội: Cƣớp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản; cƣỡng đoạt tài sản; cƣớp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài
sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản và huỷ hoại
hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản. Chỉ có hai tội đƣợc thực hiện do vô ý, đó là
các tội: thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Đặc điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm
đoạt. Chƣơng XIV Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 8 tội có tính chất chiếm
đoạt bao gồm: Tội cƣớp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội
cƣỡng đoạt tài sản; Tội cƣớp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Các tội còn lại không nhất thiết cần có tính chất chiếm đoạt.
 Về hình phạt đối với các nhóm tội xâm phạm sở hữu
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trong tất cả các tội đều nhẹ hơn hình
phạt trong các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và nặng hơn hình phạt
trong các tội xâm phạm tài sản của công dân quy định trong Bộ luật hình sự
năm 1985. Hình phạt bổ sung đƣợc quy định ngay trong cùng một điều luật.

17


Theo đó, BLHS hiện hành quy định nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ còn
lƣu hành hình phạt tử hình đối với tội cƣớp tài sản (Điều 133 BLHS); hình phạt
tù chung thân đối với 7 tội danh tại các điều 133, điều 134, điều 136, điều 137,
điều 138, điều 139 và điều 143 BLHS; hình phạt của các tội danh còn lại đều là
hình phạt tù có thời hạn, mức tù có thời hạn cao nhất là 20 năm tù giam.
So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm an ninh
quốc gia (Chƣơng XI BLHS) thì hình phạt tử hình còn áp dụng với 7 trong
tổng số 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia; hình phạt chung thân áp
dụng với 10 trong 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.
So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm tính mạng,
sứa khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời (Chƣơng XII BLHS) cho thấy
nhóm tội đƣợc quy định tại chƣơng XII BLHS cũng còn áp dụng hình phạt tử
hình đối với 2 tội danh và hình phạt tù chung thân đối với 6 tội danh.
Nhƣ vậy, có thể rút ra kết luận là xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội
thì nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất nguy hiểm cho xã hội ít hơn so

với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời.
1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật
1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đã
đề ra nhiều yêu cầu một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự
xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên
chính của giai cấp phong kiến. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Quốc Triều

18


Hình Luật (tức Bộ luật Hồng Đức) đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu
phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Quốc triều
hình luật là bộ luật đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài
đánh giá rất cao về phƣơng diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Quốc
triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ
đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng các đại
thần biên soạn một số luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất của thôn xã.
Những loại hình phạt, những lễ ân giảm trong Quốc triều hình luật (49 điều
thuộc chƣơng Danh lệ), phần lớn đều đƣợc quy định chặt chẽ trong năm
Thuận Thiên (1428-1433) và đƣợc thực hiện suốt trong thời Lê sơ. Tuy vậy,
do đây mới chỉ là bƣớc đầu xây dựng nên pháp luật thời Thái Tổ còn có nhiều
thiếu sót, nhất là về phƣơng diện tƣ hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ đƣợc
các triều vua sau bổ sung thêm.
Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ
kiện cáo về một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với
ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xây dựng thêm.
Đến năm 1449, Nhân Tông (1442-1459) ban hành 14 điều luật khẳng

định về bảo vệ quyền tƣ hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những
hành động xâm phạm đến quyền tƣ hữu ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy
Chú thì “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới
có tiêu chuẩn” (Hình luật chí trong Lịch triều hiến chƣơng loại chí).
Sang thời Thánh Tông (1460-1497), triều đình liên tiếp ban bố nhiều
điều lệ về kế thừa hƣơng hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự về đạo đức phong
kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống
trị của giai cấp phong kiến. Hai bộ luật Hồng Đức Thiện Chính Thư và Thiên
19


Nam Dư Hạ Tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố về thi hành trong thời
Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong bộ luật Thiên Nam Dƣ Hạ Tập,
còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61
điều trong năm Hồng Đức (1470-1497).
Năm 1483, vua Thánh Tông sai các triều thần sƣu tập tất cả các điều luật,
các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê Sơ, tập hợp lại,
xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là Quốc triều hình luật, mà
ngƣời ta thƣờng gọi là Bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của vua
Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không phải là do vua Lê Thánh Tông sáng
tạo ra, cũng không phải đƣợc xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức
(1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ
phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê Sơ. Công lao của triều vua Lê
Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trƣớc để hoàn thành
bƣớc xây dựng bộ pháp điển ấy.
Quốc triều hình luật, sau khi đƣợc xây dựng đã trở thành pháp luật của
thời Lê Sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong
kiến thời Lê Trung Hƣng (1533-1789) sau này vẫn lấy Quốc triều hình luật làm
quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích
hợp với hoàn cảnh xã hội đƣơng thời.

Quốc triều hình luật là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch
sử Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ,
nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời,
có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại.
1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật
Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật đƣợc quy định
chủ yếu tại chƣơng Đạo tặc, thuộc quyển 4 bao gồm 54 điều từ điều 411 đến
20


×