Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

XIẾT CHẶT HƠN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.83 KB, 32 trang )

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

KINH TẾ
XIẾT CHẶT HƠN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI
Lâu nay, Việt Nam thực hiện cải cách nhiều chính sách nhằm
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, phát triển kinh tế đất
nước.
Trong số ấy, không ít dự án được nhà đầu tư nước ngoài đăng
ký lên tới cả chục tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, sau khi được
giao đất, họ chỉ có vốn mồi tượng trưng, nhiều dự án có nguy cơ đổ
bể. Tuy nhiên, câu chuyện "bội thực" dự án đầu tư FDI vào các
ngành, các địa phương sẽ ít có cơ hội tái diễn, khi quy định thẩm tra
sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển ngành được chấp
thuận bổ sung vào hệ thống tiêu chí thẩm tra dự án đầu tư. Đây là
một trong những đề xuất từ các chuyên gia soạn thảo Dự thảo Nghị
định sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 hướng
dẫnthi hành Luật Đầu tư. Mục tiêu của các tiêu chí tăng thêm là hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả của cơ chế phân cấp và quản lý Nhà nước
đối với hoạt động đầu tư.
Khi đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý
chuyên ngành sẽ không cần phải áp dụng cách xử lý mang tính bị
động là đề nghị tạm ngừng cấp phép, sau khi mọi việc đã trở nên quá
tầm kiểm soát.
Như vậy, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn
trên 300 tỷ đồng, hoặc dự án có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng thuộc
lĩnh vực đầu tư có điều kiện sẽ phải được thẩm tra sự phù hợp với 5
loại quy hoạch, thay vì 4 loại như hiện nay, gồm quy hoạch kết cấu
hạ tầng - kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy


hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài
nguyên khác và quy hoạch phát triển ngành.
Các bước thẩm tra sẽ ngặt nghèo hơn khá nhiều với các dự án
quy mô lớn khi cùng với đó sẽ là các tiêu chí thẩm tra bổ sung khác
cho các dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

trương đầu tư trước khi lập dự án, dự án có diện tích sử dụng đất lớn,
các tiêu chí giám sát trách nhiệm của chủ đầu tư trong tiến độ thực
hiện góp vốn, huy động động vốn, tiến độ xây dựng. Đặc biệt, nghĩa
vụ bảo đảm thực hiện dự án có thể sẽ được đưa vào nội dung của Dự
thảo Nghị định, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những giải pháp tình thế
về ký quỹ đầu tư mà một số địa phương đang áp dụng, nhằm kiểm
soát tính khả thi của một số dự án đầu tư quy mô lớn.
Cũng phải khẳng định rằng, các tiêu chí này hiện tại đã được
quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, nhưng chỉ giới hạn với các
dự án thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, hoặc chưa có trong quy
hoạch mà cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý
kiến các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch.
Trong khi phần trách nhiệm này của chủ đầu tư ghi trong giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư (theo quy định tại Điều 41 của Nghị định
108/2006/NĐ-CP) chỉ được quy định khá chung với mục về thời hạn
và tiến độ thực hiện dự án.

Có thể, những thay đổi này sẽ tác động không nhỏ tới các nhà
đầu tư nước ngoài khi đặt chân tới thị trường Việt Nam. Song quan
điểm chung của một số chuyên gia kinh tế là ủng hộ các "tiêu chí đầu
vào" cẩn trọng, rõ ràng và có mục tiêu cụ thể hơn với các dự án có
vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế, thời gian qua đã có nhiều bài học về
những dự án nước ngoài đã bị buộc phải dừng triển khai như một số
dự án của ngành thép. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có
những quyết định cứng rắn về việc dừng các dự án sân golf, các dự
án khai thác khoáng sản, trồng rừng… ngoài quy hoạch và không
tuân thủ đúng quy định về quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc bổ sung tiêu chí là không đơn
giản nếu đứng ở góc độ các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính
quyền các địa phương. Điều khoản mới về chế độ báo cáo, thống kê;
kiểm tra hoạt động đầu tư và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung
ương và địa phương trong hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư
cũng cần được bổ sung. GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hội Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng: Trách nhiệm của các
ngành, các địaphương rất lớn trong cách tiếp cận mới về đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Các ngành khi xây dựng quy hoạch phát triển thời
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

kỳ 2011 - 2020 cần đưa ra những chỉ dẫn đối với thu hút FDI, để
hướng dẫn thực hiện trong phạm vi cả nước. "Trách nhiệm tuân thủ

thống nhất chính sách của Nhà nước về đầu tư trên cả nước cũng
được quy định cụ thể. Nguyên tắc được đặt ra là phải tính tới lợi ích
của vùng kinh tế và cả nước khi quyết định cấp phép đầu tư cho các
dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án quy mô lớn"
GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.
Theo: Báo Kinh tế & Đô thị

NHÀ NƯỚC PHẢI LÀ “NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI”
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” đã được đông đảo tầng lớp người tiêu dùng hưởng ứng ở nhiều
hình thức.
Tuy nhiên, xét ở góc độ vĩ mô, nhiều chuyên gia kinh tế và
nhà quản lý cho rằng, để cuộc vận động này có hiệu quả và đi vào
chiều sâu thì chính Nhà nước phải trở thành “người tiêu dùng thông
thái” trong chính việc ưu tiên và lựa chọn sử dụng hàng trong nước
sản xuất.
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng trong nước, giảm nhập siêu là mục tiêu
mà Chính phủ đang hướng tới trong nhiều năm trở lại đây. Tuy
nhiên, thực tế còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến
cho công tác này chưa đạt được như kỳ vọng. Chuyên gia tài chính
Bùi Kiến Thành cho rằng nên đẩy mạnh dùng hàng Việt ngay từ
chính việc mua sắm tài sản công của các công trình, dự án của các
DN, cơ quan nhà nước. Theo ông Thành, thực tế đang diễn ra nhiều
năm qua, công tác đấu thầu các dự án đầu tư vốn nhà nước sử dụng
vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng
mức, do đó hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên và thắng thầu.
Nguyên nhân cơ bản nhất là do hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường
được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo, các tiêu chuẩn được
đưa vào hồ sơ mời thầu thường được sao chép lại từ các hồ sơ được
đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nói một cách khác, rất ít,

hoặc không có doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng được các tiêu
chuẩn đề ra, dẫn đến việc không lọt qua được vòng sơ tuyển để được
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

dự thầu. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 494/CT-TT
ngày 20/4/2010 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước
trong công tác đấu thấu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đính
kèm nhưng lại chưa quy định rõ về các trường hợp đấu thầu mua sắm
vật tư của các Bộ, ngành, và các địa phương; các cơ quan hành chính
hay các tổ chức trực thuộc theo chủ trương “Ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” nên việc các nhà thầu không mấy mặn mà với hàng trong nước
sản xuất vẫn còn rất phổ biến.
Ở một góc độ khác, Tiến sĩ Nguyễn Quang A lại cho rằng phải
quyết liệt giảm nhập siêu mới mong đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt,
nhìn lại những mặt hàng của ta sản xuất thấy rõ một đặc điểm, đó là
có giá trị gia tăng thấp. Trừ những phần là tài nguyên có giá trị gia
tăng khá như dầu, than ... còn lại những mặt hàng khác như dệt may,
da giày, chúng ta đang tiến hành xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải nhập
quá nhiều nguyên liệu. Xuất nhỏ, nhập lớn nhưng giá trị gia tăng
không lớn là những lý do khiến nền kinh tế của chúng ta vẫn phụ
thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. “Những chính sách bất hợp lý về
mua sắm tài sản công chính là thủ phạm tạo nên nhập siêu lớn. Thay
đổi tư duy để họ có quan điểm sử dụng sản phẩm nội địa là điều rất

cần thiết"- ông A bày tỏ. Bên cạnh đó, cũng cần phải “nâng cấp”
doanh nghiệp. Chừng nào hàng Việt Nam chất lượng không tốt, giá
không hợp lý thì người tiêu dùng không thể tìm đến. Sản xuất được
sản phẩm tốt còn phải lưu ý khâu bán hàng, mạng lưới đại lý, tổ chức
thế nào thuận tiện và hợp lý.
Bà Phạm Thị Loan, Ủy viên ủy ban tài chính và ngân sách của
Quốc Hội chia sẻ:“Trong khi đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc vào
Việt Nam là rất thấp thì nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt
Nam lại bằng toàn bộ giá trị nhập siêu từ tất cả các nước khác.
Những hàng hóa, các nhà thầu từ Trung Quốc với hàng hóa có giá rẻ
còn thấp hơn giá thành sản xuất, thậm chí thấp hơn cả giá nguyên vật
liệu, đang thực sự làm khó khăn hàng hóa trong nước". Theo bà Loan
thì Chúng ta chưa có một hàng rào kỹ thuật để đối mặt với làn sóng
nhập ngoại, đặc biệt những sản phẩm trong nước sản xuất được. Nhìn
nhận lại toàn cảnh vấn đề xuất nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy thị
trường nhập khẩu chính của Việt Nam là các nước Đông Á, chiếm
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

55-76,7% và sau đó là Trung Quốc. Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm
12 tỷ USD (bằng tất cả các thị trường khác cộng lại). Đây là số liệu
nhập khẩu chính ngạch, chưa nói tiểu ngạch, biên mậu. Nếu thiếu
quan tâm đến điều này, sức cạnh tranh của hàng Việt trên chính thị
trường nội địa sẽ yếu đi.

Trước những thực tế này, nhiều Bộ, ngành đã đẩy mạnh và
thực hiện quyết liệt việc ưu tiên sử dụng hàng trong nước từ những
thứ nhỏ nhất như văn phòng phẩm, bàn ghế đến việc sử dụng nguyên
liệu cho các công trình, dự án. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương
Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo các DN thuộc bộ tiếp tục quán triệt chủ
trương của chính phủ, chỉ nhập những thứ cần thiết mà trong nước
chưa sản xuất được hoặc không đủ. Các tập đoàn, tổng công ty và sở
công thương kiểm soát những mặt hàng không cần nhập khẩu; tăng
cường sử dụng hàng trong nước sản xuất. Kể cả việc đấu thầu, yêu
cầu các nhà thầu dùng thiết bị trong nước. DN nhà nước phải đi đầu
trong việc dùng hàng Việt Nam.
Theo: Báo Công thương

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ TRONG GIAO DỊCH
ĐIỆN TỬ
Giao dịch được thực hiện nhanh tin cậy sẽ giúp các doanh
nghiệp tăng tính cạnh tranh; tiết kiệm thời gian và tiền bạc không chỉ
cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội.
Việc ứng dụng chữ ký số sẽ đem lại cho doanh nghiệp, tổ chức
rất nhiều lợi ích như: Tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển
trong hoạt động quản lý công văn, giấy tờ, thư điện tử; giúp đẩy
nhanh các giao dịch qua mạng trong khi vẫn đảm bảo độ an toàn và
bảo mật thông tin…
Hiện nay ở Việt Nam đã có 05 đơn vị gồm: VNPT, Viettel,
Bkis, Nacencomm và FPT được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu vẫn chưa
thực sự có cách hiểu đúng về chữ ký số và các giải pháp chữ ký số,
chứng thực chữ ký số.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


5


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Hội thảo “Phát triển ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện
tử” do Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) - Cục
Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương và
Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia (RootCA) phối hợp tổ
chức sáng 17/8, tại Hà Nội đã giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cơ
quan hoạch định chính sách có cách nhìn nhận toàn diện và chính xác
về ứng dụng của chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Các doanh nghiệp được tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ kỹ thuật
của dịch vụ chứng thực chữ ký số và các giải pháp ứng dụng chữ ký
số trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chữ ký số - công nghệ không thể làm giả
Các giao dịch điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến. Để bảo
đảm an toàn cho các giao dịch này, cần phải sử dụng đến giải pháp
chữ ký số. Chữ ký số trong môi trường điện tử cũng có giá trị như
một chữ ký bình thường trong các giấy tờ, văn bản.
Theo ông Đào Đình Khả, Giám đốc Trung tâm Chứng thực chữ
ký số quốc gia, hiện nay có nhiều ứng dụng chữ ký số phù hợp cho
doanh nghiệp. Điển hình là việc mã hóa bảo mật các thông tin số của
doanh nghiệp, dùng chữ ký số xác thực email trao đổi thông tin, kiểm
soát truy cập vào các sàn thương mại điện tử và các đơn đặt hàng,
ngân hàng điện tử, mua sắm trực tuyến...
Trên thực tế, chữ ký số không chỉ được thực hiện cho các giao

dịch điện tử trên mạng internet mà còn qua hệ thống mạng viễn
thông di động. Đặc biệt, hiện nay nhiều nước trên thế giới không chỉ
triển khai ứng dụng chữ ký số trên mạng máy tính mà còn áp dụng
trên mạng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch điện tử.
Hướng đi này giúp đẩy nhanh giao dịch, đơn giản hóa mua sắm trực
tuyến và giúp người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Ông La Thế Hưng, Trưởng phòng an ninh bảo mật, Công ty
VDC: "Chữ ký số là công nghệ không thể làm giả được. Nếu dữ liệu
sau khi ký thay đổi thì chữ ký số lập tức mất hiệu lực...".
Tiết kiệm thời gian, công sức
Là dịch vụ khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng qua quá trình triển
khai thử nghiệm, ứng dụng chữ ký số đã được các doanh nghiệp
hưởng ứng nhiệt tình.
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Đại diện Ngân hàng Bảo Việt cho biết, từ đầu năm 2010 đã bắt
đầu ứng dụng chữ ký số trong nhiều giao dịch với cơ quan thuế. Quá
trình triển khai cho thấy rõ những ưu điểm là rất tiết kiệm thời gian
vì không phải xếp hàng tại cơ quan thuế vào những ngày cuối tháng,
lại có thể nộp các tờ khai bất kể lúc nào...
Tại công ty Cổ phần chứng khoán Việt Nam - Direct, việc ứng
dụng chữ ký số trong việc nộp các tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tờ
khai quyết toán thuế thu nhập hàng quý, tờ khai thuế môn bài, thuế

thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán cũng như thuế thu
nhập cho cán bộ công nhân viên... đã được thực hiện từ cuối năm
2009 đến nay.
Theo đơn vị này, việc ứng dụng chữ ký số mang lại hiệu quả
không hề nhỏ, vấn đề còn lại chỉ là khắc phục những sự cố liên quan
đến đường truyền, và mở rộng hạng mục cho phép ứng dụng chữ ký
số.
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và hào hứng
khi được ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động liên quan đến
ngành thuế và nhiều cơ quan chức năng khác. Là doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đã làm quen với
các giao dịch qua mạng, lại phải nộp nhiều mẫu biểu cho cơ quan
thuế hàng tháng, nên việc ứng dụng chữ ký số là hoạt động mà những
người làm công tác kế toán của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam
đã chờ đợi từ lâu.
Trong giao dịch điện tử, các đối tác không phải gặp trực tiếp
nhau mà vẫn có thể mua bán, trao đổi, ký hợp đồng... Giao dịch được
thực hiện nhanh tin cậy sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh
tranh; tiết kiệm thời gian và tiền bạc không chỉ cho doanh nghiệp mà
còn cho cả xã hội.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh được coi
là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị
trường, tăng tính cạnh tranh, và thực hiện các thỏa thuận thương mại
trong khu vực và trên thế giới. Tất cả quá trình này đòi hỏi một lượng
thông tin trao đổi rất lớn qua mạng, đồng thời yêu cầu độ an toàn và
tính xác thực cao.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Chỉ có chữ ký số mới đảm bảo được sự an toàn này. Thị trường
chữ ký số tại Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Tuy muộn hơn so
với nhiều nước trên thế giới, nhưng hiện tại, với 5 doanh nghiệp cung
cấp chính thức và hàng nghìn doanh nghiệp ứng dụng, thị trường chữ
ký số tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn.
Theo: vovnews.vn

PHÁT TRIỂN NHANH GẮN VỚI BỀN VỮNG TRONG THẬP
NIÊN MỚI
Tại Hội thảo cấp cao “Việt Nam hướng tới thập niên mới và
giai đoạn xa hơn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ 5 quan điểm
phát triển của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó phát triển
nhanh gắn liền với phát triển bền vững.
Hội thảo do Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế
giới tổ chức ngày 18/8/2010 nhằm tham vấn các nhà khoa học, các
chuyên gia quốc tế trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển
nhanh và bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Phát biểu tại Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gợi mở
và nêu vắn tắt những nội dung chính của dự thảo Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 để các nhà khoa học, chuyên gia
quốc tế đóng góp ý kiến.
Theo dự thảo, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để
phát triển cao hơn; tốc độ tăng GDP bình quân 7 - 8%/năm; đến năm
2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 3.200 USD; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với

năm 2010…
Dự thảo Chiến lược đã lấy chủ đề chính là tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước
công nghiệp theo định hướng XHCN.
5 quan điểm, 3 đột phá
Thủ tướng cho biết 5 quan điểm phát triển của Việt Nam. Đó là
phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững
8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Đổi mới đồng bộ, phù hợp
về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hành dân
chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao
đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
Dự thảo Chiến lược cũng xác định ba đột phá. Đó là hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập
môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập

trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân. Xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập
trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Trên cơ sở này, theo Thủ tướng, bước vào giai đoạn chiến lược
phát triển mới 2011 - 2020, tuy Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước
nghèo nhất, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, có nhiều
thuận lợi, nhưng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức.
Do vậy, việc xây dựng một Chiến lược phát triển phù hợp cho
một giai đoạn mới và huy động được nguồn lực để thực hiện có ý
nghĩa rất quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước.
Thủ tướng hoan nghênh Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối
hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo với sự tham gia đông đảo
của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước,
các tổ chức quốc tế, tập trung thảo luận những vấn đề rất thiết thực.
Thủ tướng hy vọng, Hội thảo sẽ có nhiều kiến nghị tốt, góp
phần tích cực vào việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của Dự
thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020.
Tránh “bẫy thu nhập trung bình”
Các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong nước và
quốc tế bày tỏ sự thống nhất với dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010


- xã hội 2011 – 2020 do Đảng, Nhà nước Việt Nam xây dựng, cho
đây là văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển
nhanh, bền vững của Việt Nam trong 10 năm tới. Các đại biểu cũng
đóng góp thêm ý kiến để Việt Nam có thể phát triển nhanh hơn, mạnh
hơn, bền vững hơn trong giai đoạn 2011 - 2010.
Nhiều đại biểu đã nêu vấn đề để cùng giải quyết. Đó là làm thế
nào để đạt được sự tăng trưởng bền vững, từ đó tránh rơi vào bẫy thu
nhập trung bình, như một số nước mắc phải sau khi thoát ra khỏi
nước nghèo, kém phát triển.
Tiến sỹ Justin Lin, Phó Chủ tịch cấp cao, chuyên gia kinh tế
trưởng Ngân hàng Thế giới cho rằng, cần chuyển đổi từ mở rộng sản
xuất bằng cách huy động nhiều yếu tố sản xuất sang mở rộng sản
xuất dựa trên tăng năng suất; chuyển từ chỗ chú trọng về khối lượng
các nguồn lực sang chú trọng chất lượng các nguồn lực.
TS Justin Lin cũng cho rằng, cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, tránh “cú sốc chính sách”; cải cách cơ cấu kinh tế; đổi mới xuất
khẩu theo hướng tăng hàm lượng giá trị gia tăng; nâng cấp cơ sở hạ
tầng; tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao...
Giáo sư Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt
Nam góp ý, các chính sách cần hướng tới phát triển nhanh giáo dục,
đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; tích cực tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu; phát triển mạnh kinh tế biển, ven biển, các vùng kinh tế trọng
điểm, vùng kinh tế động lực, các khu kinh tế tự do, vùng và cụm
công nghiệp hỗ trợ.
Theo GS Nam, chúng ta cần xây dựng các tập đoàn quy mô
lớn, đa sở hữu với sự góp vốn không hạn chế của các nhà đầu tư tư
nhân trong nước; giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường và nhà
nước; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và hệ thống an sinh xã hội…
Theo: Chinhphu.vn


ĐƯA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HỘI NHẬP, SÁT CÁNH
CÙNG CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Giàu tài nguyên nhưng nền công nghiệp yếu kém, châu Phi là
địa bàn tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế. Ông
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Lý Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi (Bộ Công
Thương) đưa ra 10 lĩnh vực Việt Nam có thể tạo đột phá để mở rộng
hợp tác với châu Phi
Để đánh giá lại hiện trạng hợp tác kinh tế thời gian qua và bàn
các biện pháp tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - châu Phi trên các
lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao
động... nhằm xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong thời
gian tới, từ 17 – 19/8 , Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2
với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững”
sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Lý Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Nhà nước đang có những chủ
trương, quyết sách mới để thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam- châu
Phi thông qua Chương trình hành động quốc gia 2011- 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020, theo đó nhiều công cụ pháp lý, tài chính, khuyến
khích đầu tư sang châu Phi sẽ được ban hành.
Một yếu tố nữa vô cùng thuận lợi là các nước châu Phi luôn
giành cho Việt Nam sự ngưỡng mộ, niềm tin cũng như tình cảm hữu

nghị đặc biệt. Đây là những yếu tố thuận lợi sẽ đưa công nghiệp Việt
Nam hội nhập, sát cánh cùng các nước châu Phi.
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam
Châu Phi nổi tiếng về nhiều tài nguyên quan trọng và phong
phú (chiếm 9,5% trữ lượng dầu, 8,2% trữ lượng khí đốt, 90% trữ
lượng cô-ban, 90% platin, 50% vàng, 98% crôm, 64% măng-gan,
33% uranium của thế giới).
Tuy nhiên, theo ông Lý Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Thị trường
châu Phi - Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), công nghiệp châu Phi
được xếp hàng lạc hậu nhất thế giới. Trừ dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản
tương đối phát triển ở một số nước, các ngành công nghiệp còn lại
không đáp ứng được nhu cầu của châu lục, thiếu sức cạnh tranh quốc
tế. Tỷ trọng bình quân sản lượng công nghiệp trong GDP của châu
Phi mới đạt 25%.
Trong khi đó, tăng trưởng công nghiệp của hầu hết các nước
châu Phi trong những năm gần đây liên tục đi xuống. Các công ty
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

trong lĩnh vực công nghiệp châu Phi nhỏ, yếu về tài chính, lạc hậu về
công nghệ.
Ông Hùng phân tích, chính sách mở cửa từ những năm 1990,
các sản phẩm công nghiệp nước ngoài đã giết chết hoặc làm tê liệt
nhiều xí nghiệp trong nước, đã đẩy nền công nghiệp châu Phi non trẻ

trở về trạng thái tụt hậu, cạnh tranh kém.
Bởi vậy, các nước châu Phi coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là nhiệm vụ hàng đầu và giải pháp duy nhất có thể đem lại
hòa bình, ổn định, phát triển. Theo mục tiêu đề ra đến năm 2030,
châu Phi nâng tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP lên 50%.
Ông Lý Quốc Hùng cho rằng, hiện trạng yếu kém của công
nghiệp châu Phi chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khai
phá.
Sau hàng chục năm, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam
phát triển vượt bậc, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế như
khai khoáng, dệt may, da giày, thiết bị nông nghiệp, đồ điện, điện tử,
xe đạp- xe máy, vật liệu xây dựng, đồ gỗ, đồ nhựa, dược phẩm, máy
tính và linh kiện… và đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam vươn tới
châu Phi xa xôi.
10 lĩnh vực đột phá
Chương trình hành động quốc gia Việt Nam- châu Phi giai
đoạn 2004-2010 đã xác định châu Phi là địa bàn truyền thống trọng
điểm, chiến lược trong quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn
hoá, khoa học kỹ thuật của Việt Nam.
Hợp tác công nghiệp với châu Phi không chỉ góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch công nghệ ra nước ngoài mà còn góp phần thu hút
nguyên nhiên liệu từ châu Phi phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Ông Hùng đưa ra 10 lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế có thể
tạo đột phá để tăng cường và mở rộng hợp tác công nghiệp với châu
Phi:
Tới nay, thăm dò và khai thác dầu khí luôn khẳng định vị trí số
một trong hợp tác công nghiệp Việt Nam- châu Phi. Bên cạnh 6 dự
12


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

án đã có với các nước châu Phi, PetroVietnam đang tiếp tục mở rộng
địa bàn hoạt động tại châu Phi.
Châu Phi rất giàu có bạch kim, crôm, mangan và cô ban với trữ
lượng đứng đầu thế giới và các loại khoáng sản khác như vàng, kim
cương, đồng, sắt, than, thiếc, bauxite, phốt phát… cũng rất phong
phú. Việt Nam có thể phát triển liên doanh với các nước châu Phi
thăm dò, khai thác các khoáng sản nói trên.
Châu Phi cũng rất tiềm năng về hoá chất và phân bón.
Ngoài những dự án đã được triển khai tại Ai Cập, Morocco, Việt
Nam có thể mở rộng hợp tác khai khác và sản xuất phốtphát tại
Algeria, hoá chất với Nigeria, Lybia, Algeria, Ai Cập, Nam Phi,
Angola…
Châu Phi là thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm dệt may
và nhiều nước châu Phi còn được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi
vào Mỹ và EU. Đây là điều kiện tốt để ngành dệt may Việt Nam
chuyển dịch sản xuất sang châu Phi để khai thác lợi thế của châu Phi
về mặt bằng, nguyên liệu, nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ…
Nhiều nước châu Phi có nguồn nguyên liệu da dồi dào trong
khi khả năng sản xuất hạn chế. Ngành da giày Việt Nam có thể phát
huy những lợi thế về thiết bị, kỹ thuật và thông qua các liên doanh để
sản xuất và tiêu thụ tại châu Phi.
Việt Nam có thể phát triển liên doanh với các nước châu Phi để
khai thác, sản xuất các sản phẩm gỗ tiêu thụ tại chỗ hoặc xuất khẩu.

Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của châu Phi rất lớn, trong khi
khả năng sản xuất tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu. Đây là cơ hội
để Việt Nam chuyển dịch sang châu Phi để sản xuất xi măng, gạch,
gốm sứ xây dựng, trang thiết bị vệ sinh…
Hiện nay nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế của các nước châu Phi, nhưng công nghiệp chế biến nông sản
còn rất hạn chế. Nhiều nước châu Phi đang kêu gọi nước ngoài đầu
tư trong lĩnh vực chế biến các loại nông sản như gạo, cà phê, hoa
quả, hạt điều, ngô, đậu, sắn, khoai tây, thực phẩm ăn liền… Bên cạnh
đó, ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản của nhiều nước châu
Phi chưa phát triển, mặc dù tiềm năng rất lớn tại những nước nằm
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

dọc vùng biển Bắc, Đông, Tây, Nam Phi. Đây là những lĩnh vực hiện
nay Việt Nam có nhiều lợi thế và đầu tư hiệu quả vào châu Phi.
Nông nghiệp châu Phi ngày nay vẫn đang trong thời kỳ canh
tác lạc hậu. Việt Nam có thể đầu tư liên doanh sản xuất các loại thiết
bị, máy móc phục vụ nông nghiệp như máy cày, bừa, gặt đập, bơm
nước, xe tải nhẹ…
Thị trường xe đạp, xe máy tại nhiều quốc gia châu Phi đến nay
hầu như còn “bỏ ngỏ”. Việt Nam đã thành công lắp ráp và tiêu thụ xe
máy tại Mali, sẽ có triển vọng mở rộng sang nhiều nước châu Phi
khác.

Theo: VOV

14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG
ĐÈN GIAO THÔNG DÀNH CHO XE BUÝT
Xuất phát từ nhiều điểm hạn chế trong việc đón xe buýt hiện
nay như: dễ bị mất tuyến nếu không chịu khó quan sát, khó quan sát
số tuyến xe khi trời tối, mỗi lần xe buýt ghé trạm có khả năng gây ùn
tắc giao thông lớn... Hoàng Văn Khải (Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp. Hồ Chí Minh) đã có ý tưởng xây dựng hệ thống đèn giao
thông điều khiển bằng sóng vô tuyến dành riêng cho xe buýt, nhờ đó
có thể điều tiết kịp thời để nhường đường cho xe buýt, giúp cho tài
xế lái xe dễ dàng ghé trạm đón khách...
Theo Hoàng Văn Khải, hệ thống phát sóng vô tuyến công suất
nhỏ được lắp ở phía trước trạm xe buýt (trên cột điện hay cột đèn,
tầm khoảng 50 m), là mạch phát RF, tần số tín hiệu điều chế ASK
315 MHz, gồm 4 mã tín hiệu khác nhau từ kênh RF1 - RF4 (4 kênh
phát khác nhau) cho từng tuyến xe khác nhau. Nhiệm vụ của thiết bị
này là thu sóng phát ra từ xe buýt, giải mã kênh RF và chuyển thông
tin đến cột đèn giao thông. Kênh vô tuyến sẽ bao gồm các biểu thị:
kênh RF1 (chạy từ bến xe A đến bến xe B); kênh RF2 (chạy từ bến
xe B đến bến xe A); kênh RF3 (sắp ghé trạm gần nhất); kênh RF4

(hủy việc ghé trạm). Trong đó, kênh RF1 và RF2 phát sóng liên tục
trong quá trình xe chuyển động. Phần phát sóng có thể tận dụng
remote bán sẵn ngoài thị trường, loại remote này có đến 6.561 mã,
tức là đủ cho 1.640 tuyến xe buýt khác nhau. Giá cả loại remote này
chỉ vào khoảng 25.000 đồng/cái. Ở trạm chờ xe buýt sẽ có cột đèn
giao thông xe buýt, cột đèn này bao gồm các thành phần chính như
sau: Bảng đèn LED điện tử: hiển thị được tối đa 3 mã số tuyến xe
đang về phía trạm, cách trạm khoảng 100 m. Bảng ghi chú: dùng để
ghi chú các tuyến xe có thể ghé ở trạm này, tuyến đường, cách sử
dụng hệ thống. Bảng quảng cáo: dành cho đơn vị đầu tư cho hệ
thống, đơn vị tài trợ. Bảng điều khiển: hành khách chọn tuyến cần
đón bằng nút nhấn, khi xe đã được chọn, đèn báo đang đón xe sẽ
sáng (đèn báo ở bảng điều khiển), báo hiệu xe tuyến trên đang có
hành khách đợi.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: khách ở trạm đón
xe có mã số tuyến là 10, hành khách chỉ cần nhấn nút số 10 ở bảng
điều khiển. Đèn báo đang đón xe sẽ phát sáng. Khi xe buýt chưa về
đến trạm (cách trạm hơn 100 m, cách thiết bị thu hơn 50 m), thiết bị
thu chưa nhận được sóng vô tuyến từ xe, bảng đèn LED chưa hiển thị
mã số tuyến, nghĩa là xe chưa đến. Khi xe về gần trạm, các tín hiệu
bộ thu RF sẽ nhận được tín hiệu từ xe buýt phát ra, giải mã tín hiệu,

xuất ra mã số tuyến xe đang đến, hiển thị số tuyến xe đang đến ở
bảng LED điện tử (màu xanh lá). Nếu tín hiệu này trùng với mã số
tuyến mà hành khách đang đợi (tuyến số 10), thì bảng led điện tử sẽ
hiển thị tuyến xe này đang đến và sắp ghé trạm (màu đỏ) và đèn báo
đang đón xe ở tuyến tương ứng sẽ tắt. Lúc này, nhờ tín hiệu đèn báo
xe ghé trạm, tài xế lái xe buýt có thể dễ dàng quyết định sẽ ghé trạm
hay không, nếu không muốn ghé, tài xế chỉ việc nhấn nút RF4 để tắt
đèn báo ghé trạm ở cột đèn giao thông. Cũng nhờ có đèn báo xe buýt
sắp ghé trạm mà các phương tiện tham gia giao thông có thể điều tiết
hướng di chuyển để hạn chế việc ùn tắc giao thông. Trong trường
hợp hành khách ở trạm không đón xe này mà tài xế muốn ghé trạm,
tài xế hoặc hành khách trên xe nhấn nút RF3 để bật đèn xin ghé trạm
ở cột đèn giao thông. Mỗi lần xe buýt xuất phát, tài xế xe buýt nhấn
nút RF1 hoặc RF2 để phát sóng phù hợp với chiều chạy của xe.
Tương tự như thế, nếu vì lý do khách quan không thể đón khách như
dự định, thì tài xế nhấn nút phát sóng RF4, hủy lệnh báo xe buýt ghé
trạm (mã số tuyến chuyển sang xanh), thông qua đó các phương tiện
giao thông sẽ điều tiết được hướng chuyển động phù hợp, hành
khách không cần phải ùa ra đường để đợi xe.
Theo: Khoa học Phổ thông

TẨY ĐỘC ĐẤT NHIỄM DIOXIN BẰNG PHÂN HUỶ SINH HỌC
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện
KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu đề tài tẩy độc đất nhiễm nặng chất
diệt cỏ/dioxin bằng phân hủy sinh học. Kết quả đề tài đã được ứng
dụng để tẩy độc đất nhiễm nặng chất diệt cỏ/dioxin bằng phân hủy
sinh học (bioremediation) ở căn cứ quân sự của Mỹ ngụy cũ tại Đà
Nẵng.
16


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Tháng 5/2009, Viện Công nghệ sinh học đã triển khai dự án
hợp tác thử nghiệm tẩy độc bằng phương pháp sinh học với Cục Bảo
vệ Môi trường Hoa Kỳ từ nguồn kinh phí của Quỹ Ford, thử nghiệm
ở quy mô 2 m3 với 11 công thức khác nhau tại căn cứ quân sự cũ Đà
Nẵng.
Mục đích của dự án là thiết kế và biểu diễn việc sử dụng hiệu
quả quá trình hiếu khí, kị khí của vi sinh vật phân hủy dioxin, chất
diệt cỏ.
Nghiên cứu này cũng nhằm tìm ra và cung cấp cho các thiết kế
công nghệ chủ đạo để chọn lọc công thức xử lý hiếu khí hay kỵ khí,
tối ưu các yếu tố công nghệ phân hủy sinh học để áp dụng công nghệ
sinh học ở quy mô hiện trường; thi công xử lý ô nhiễm dioxin tại Đà
Nẵng.
Đây là hợp tác nghiên cứu đầu tiên giữa các nhà khoa học Việt
Nam và Hoa Kỳ về công nghệ xử lý ô nhiễm dioxin tại các điểm
nóng ở miền Trung.
Về phía Việt Nam, dự án được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu
xử lý các ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) thuộc Viện Công nghệ
sinh học do PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà đứng đầu cùng với sự tham
gia của một số cán bộ của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Phía Hoa Kỳ
đã cử hai nhà khoa học là TS Harry Allen và Vance Fong phối hợp
cùng các đối tác phía Việt Nam thực hiện dự án và cùng đánh giá
hiệu quả xử lý tẩy độc.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, các chuyên gia
đã sử dụng những phương pháp mới chuẩn và hiện đại để đánh giá
quá trình phân hủy sinh học của vi sinh vật, hiệu quả loại bỏ dioxin
và các chất ô nhiễm khác có trong các mẫu xử lý.
Dự án đã thử nghiệm và đạt được một số kết quả như: Biện
pháp tăng cường sinh học có hiệu quả ở quy mô nhỏ, tuy nhiên với
một khối lượng đất lớn thì biện pháp kích thích vi sinh vật bản địa
mang lại kết quả phân hủy cao, khả thi khi áp dụng thực tế.
Các chất bổ sung để nuôi vi sinh vật và điều kiện để “nuôi”
chúng ngay tại hiện trường đã được xác định để thực hiện cho tất cả
các điểm nóng ô nhiễm dioxin. Công nghệ này được công nhận là
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

một “công nghệ xanh” vì có nhu cầu năng lượng rất thấp, tạo ít khí
và là một giải pháp tốt nhất cho đất bị ô nhiễm nặng chất độc, sau khi
xử lý có thể lập tức tái sử dụng, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Kết quả thu được từ dự án này sẽ cho phép thiết kế các công
thức xử lý sinh học phù hợp để giải quyết vấn đề dioxin, cũng như ô
nhiễm các chất hữu cơ bền vững (POPs) khác tại Việt Nam và các
nơi khác.
Đây được xem như là một dấu ấn trong sự hợp tác nghiên cứu
khoa học giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ, hứa hẹn sẽ
mở ra nhiều hợp tác hiệu quả hơn nữa giữa hai bên trong tương lai.

Theo: TTXVN

PHẦN MỀM DIỆT VIRUS VIỆT ĐẠT ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ
Tổ chức kiểm định phần mềm diệt virus (Virus Bulletin) vừa
chứng nhận Bkav của Việt Nam đạt chứng chỉ quốc tế VB100. Sự kiện
này chính thức xác nhận Bkav nằm trong danh sách các phần mềm diệt
virus đẳng cấp quốc tế.
Ông John Hawes, Giám đốc Bộ phận kiểm định của Virus
Bulletin, nhận xét: “Tôi đánh giá cao khả năng duy trì tính ổn định trong
suốt quá trình kiểm định của Bkav trong khi một số sản phẩm khác bị
đổ vỡ (crash) gây gián đoạn khi thử nghiệm. Virus Bulletin chúc mừng
Bkav đã gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất phần mềm diệt virus đẳng
cấp thế giới đạt chứng chỉ VB100”.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav, cho
biết: "Đầu năm 2010 Bkav đã 2 lần gửi phiên bản cũ Bkav Home 2009
đi kiểm định, tuy nhiên, đều không thành công. Sau khi ra mắt Bkav
2010 sử dụng công nghệ điện toán đám mây, những cải tiến toàn diện
về công nghệ và tập mẫu nhận diện lớn hơn hẳn các phiên bản cũ, lên
đến 6,4 triệu mẫu virus đã giúp Bkav vượt qua bài kiểm định của Virus
Bulletin, nhận chứng chỉ VB100".
Kỳ kiểm định này có 54 phần mềm diệt virus hàng đầu thế giới
tham gia, có tới hơn 1/3 số sản phẩm không thể vượt qua để đạt chứng
chỉ. Trong đó có các tên tuổi như BitDefender và GData trượt vì cùng
nhận diện nhầm 15 file sạch là virus, McAfee bỏ sót, không phát hiện
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG


Số 02 - Tháng 8/2010

được 5 mẫu virus. “Trong vòng 1 năm trở lại đây Virus Bulletin đã đưa
ra các bài kiểm định khó hơn trước, với tập mẫu virus lớn và phức tạp
hơn. Bkav đã quyết định tham gia kỳ kiểm định này để chuẩn bị đưa sản
phẩm ra toàn cầu. Các sản phẩm được đóng dấu chất lượng VB100 sẽ
thuận lợi trong việc bán ra thị trường quốc tế”, Kiến trúc sư trưởng của
Bkav Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.
Trong nhiều năm qua, Virus Bulletin đã thực hiện những kiểm
định độc lập các phần mềm diệt virus trên toàn cầu. Các bài kiểm định
của Virus Bulletin được công nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp
phần mềm. Các bài test tập trung vào khả năng nhận diện tập mẫu virus,
tốc độ quét, cũng như khả năng chống nhận diện nhầm của các phần
mềm diệt virus.
VB100 là chứng chỉ uy tín nhất trên thế giới trong lĩnh vực kiểm
định phần mềm diệt virus. Để đạt chứng chỉ VB100 phần mềm diệt
virus tham gia kiểm định phải phát hiện 100% các virus trong tập mẫu.
Tập mẫu virus được hội đồng các chuyên gia thu thập trên toàn cầu,
chúng được xác định là những virus nguy hiểm có mức độ lây lan rộng
(Virus In the Wild).
Chứng chỉ VB100 lần đầu được giới thiệu vào năm 1998.
Theo: Báo Đất Việt

BÊ TÔNG HÚT Ô NHIỄM
Bê tông thường chẳng được liệt vào loại thân thiện với môi
trường, nhưng công nghệ vượt trội mới có thể biến vật liệu xám xịt
này thành màu xanh.
Loại bê tông mới có khả năng tẩy sạch
Các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà

Lan) đã phát triển một loại vật liệu lót "ăn" được ô nhiễm, có thể trở
thành một công cụ thiết yếu để cải thiện chất lượng không khí tại khu
vực thành thị. Vấn đề nghiêm trọng mà nhiều thành phố hiện nay
phải đối mặt là xe cộ thải ra quá nhiều nitrogen oxide (NO), nguyên
nhân gây ra các cơn mưa và sương mù a-xít, không những đe dọa sức
khỏe của con người mà còn làm xói mòn các tòa nhà. Phát minh mới
của nhóm chuyên gia Hà Lan là bê tông được phủ bởi titanium
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

dioxide (TiO2), vốn là vật liệu quang xúc tác. Chất này có tác dụng
hút bỏ nitrogen oxide và dùng ánh nắng chuyển chúng thành nitrate
vô hại dễ dàng được nước mưa rửa sạch.
"Trong các thí nghiệm, chúng tôi phát hiện lượng nitrogen
oxide giảm từ 35 đến 40% tại khu vực được phủ bằng loại bê tông
mới," CNN dẫn lời giáo sư Jos Brouwers, trưởng nhóm nghiên cứu
của đại học trên. Bên cạnh đó, titanium dioxide được dùng phổ biến
để phủ các bề mặt khó chùi rửa, nhất là trong một số loại sơn, bởi vì
nó có chức năng như là một hóa chất tự làm sạch. Điều này có nghĩa
là bê tông mới sở hữu thêm chức năng xóa sạch rong rêu cũng như
chất bẩn, giữ bề mặt luôn sạch sẽ.
Sau khi đạt được thành công bất ngờ ở phòng thí nghiệm, vật
liệu "ăn" chất ô nhiễm hiện được thử nghiệm trên diện rộng ở thị trấn
Hengelo. Các chuyên gia đã phủ vật liệu này trên mặt đường rộng

1.000 m2, và phủ bê tông bình thường lên một khu vực có diện tích
tương tự. Sau đó, các nhà khoa học thu thập mẫu không khí cách mặt
đường từ 0,5 - 1,5m. Kết quả cho thấy bê tông hút chất ô nhiễm cũng
hoạt động hiệu quả ngoài trời như trong phòng thí nghiệm.
Ứng dụng của công nghệ mới này không chỉ dừng ở việc lát
đường. Bê tông có thể được trộn với nhựa đường thông thường nên
nó cũng có thể dùng để xây tường. "Bạn có thể ứng dụng nó dễ dàng
trong điều kiện sản xuất bình thường. Nó không cần phải bảo dưỡng
gì cả", Brouwers nói. Giá thành dự kiến của loại bê tông này đắt hơn
loại bê tông thường khoảng 50%, nhưng nếu tính toàn bộ chi phí để
hoàn thành phần đường, tổng chi phí chỉ tăng thêm khoảng 10%.
Theo: Thanh niên Online

RƠM, RẠ SAU THU HOẠCH GIÚP GIỮ NITƠ TRÊN ĐỒNG
RUỘNG
Các nhà khoa học đang thử nghiệm những phương thức nhằm
làm giảm ô nhiễm không xác định do nông nghiệp. Sử dụng phần
rơm rạ còn lại sau thu hoạch kết hợp với cây đậu Lang long phủ lên
đất trồng sẽ làm giảm dòng nitơ chảy ra sông hồ, nhưng cũng có thể
giảm lợi ích kinh tế.
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

Nông nghiệp là nguồn ô nhiễm nitơ không xác định đối với

sông hồ ở Hoa Kỳ. Nitơ chảy vào suối, sông thông qua sự xói mòn
đất trồng hoặc qua rò rỉ nitơ ngầm dưới lòng đất. Dư thừa nitơ trong
hệ thống nước sẽ dẫn đến suy thoái hệ sinh thái nước, bao gồm giảm
lượng ôxy khiến cá và các động thực vật trong vùng chết. Nếu hợp
chất nitơ rò rỉ vào nguồn nước sạch sẽ gây ra một số vấn đề về sức
khỏe như hội chứng buồn chán sau sinh (hội chứng blue-baby), các
bệnh ung thư, và các dị tật bẩm sinh.
Cây đậu lăng lông là một loại cây trồng phủ đất đã được coi là
loại phân nitơ tổng hợp bổ sung và thay thế để tăng cường sự bền
vững của hệ thống nông nghiệp. Những loại cây trồng phủ đất này
có thể tạo ra các hợp chất nitơ dùng cho vụ sau, đồng thời bảo vệ đất
khỏi xói mòn và tăng chất lượng đất. Các cây họ đậu có khuynh
hướng giải phóng nitơ chậm hơn so với phân bón tổng hợp, có thể
cung cấp đúng thời điểm hơn cho nhu cầu của cây trồng. Tuy nhiên,
nitơ của cây họ đậu vẫn có thể bị mất đi trong hệ thống cây trồng.
Một biện pháp để giảm tối thiểu thất thoát nitơ là bổ sung nhiều
hơn cácbon vào phần rơm rạ còn lại trong suốt giai đoạn che phủ của
phương pháp thu hoạch, chẳng hạn phần rạ còn lại của các cây ngũ
cốc.
Theo nghiên cứu, bổ sung thêm phần rạ còn lại vào cây họ đậu
làm giảm 7,3% nitơ vô cơ trong đất so với việc xử lý hoàn toàn phần
rạ còn lại.
Các nhà khoa học tiến hành trải 3 khối lượng rạ khác nhau trên
khu đất nghiên cứu, sau đó tiến hành trồng với cây họ đậu. Tiếp theo,
cây ngũ cốc được trồng vào phần còn lại của cây đậu Lăng lông
hoặc rạ. Thành phần của phần còn lại không chỉ ảnh hưởng tới lượng
nitơ tối đa trong đất mà còn ảnh hưởng tới thời điểm đạt được lượng
nitơ tối đa. Chỉ tiêu này rất quan trọng khi xem xét sự đáp ứng đồng
thời nitơ trong đất và nhu cầu nitơ của cây ngũ cốc.
Tuy nhiên, việc giảm nitơ trong đất cũng ảnh hưởng xấu tới sản

lượng cây trồng, làm giảm 16% sản lượng trung bình/năm. Thông
thường, phần rạ còn lại trên đồng ruộng sẽ được bán, mang lại giá trị
kinh tế thu được từ cây trồng. Nghiên cứu này đã không chỉ ra rằng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

21


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

sử dụng phần rơm rạ còn lại giúp giữ được nitơ, sẽ bù đắp được thiệt
hại kinh tế từ việc thu hoạch rạ.
Giữ lại một phần nhỏ còn lại của cây trồng sau thu hoạch trước
khi dung cây đậu Lăng lông che phủ đất có thể giảm thất thoát nitơ
của cây đậu, nhưng lại có thể làm giảm lợi nhuận từ cây trồng trong
vài năm. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để dự báo tốt hơn lượng
nitơ của cây đậu lăng lông và làm thế nào để kết hợp tốt nhất cây họ
đậu che phủ đất với hệ thống quản lý phân bón.
Theo: Báo Khoa học

CHẾ TẠO CỬA SỔ THÔNG MINH
Những chiếc cửa sổ có khả năng hấp thụ hoặc phản chiếu ánh
sáng và nhiệt chỉ bằng cách bật một chiếc công tắc sẽ góp phần cắt
giảm hóa đơn tiền điện tiêu tốn cho việc vận hành các hệ thống sưởi
hoặc điều hòa. Một công ty có tên Soladigm của Mỹ vừa phát triển
các phương pháp chế tạo các cửa sổ “điện sắc” (electrochromic) với
giá thành rẻ, khiến cho chúng có tính thương mại hơn để sử dụng cho
các hộ gia đình và các tòa cao ốc.

Các thiết kế cửa sổ điện sắc hiện có chi phí khoảng 100
USD/6m2. Soladigm vẫn chưa công bố giá thành của loại cửa sổ của
công ty, nhưng một số chuyên gia cho biết phương pháp mới này có
thể làm giảm giá thành xuống còn khoảng 20 USD/0,3m2.
Công ty này đã sử dụng một quy trình lắng màng mỏng tạo ra
các lớp dẫn giữa hai tấm thủy tinh để kiểm soát lượng ánh nắng và
nhiệt đi xuyên qua. Một hộ gia đình hoặc một tòa nhà văn phòng có
thể kiểm soát được lượng ánh nắng hoặc nhiệt mà chiếc cửa sổ hấp
thụ hoặc phản chiếu.
Cửa sổ của công ty có chứa hai lớp ôxit dẫn trong suốt kẹp một
lớp chứa ion, gồm một lớp điện phân và một lớp điện sắc, tất cả nằm
giữa hai lớp thủy tinh. Chiếu một điện áp thấp lên ôxit dẫn sẽ đẩy các
ion ra khỏi lớp chứa ion và ngang qua lớp điện phân để gặp lớp điện
sắc. Sự va chạm khiến cho vật liệu điện sắc hấp thụ hoặc phản chiếu
ánh sáng. Nó cũng khiến cho vật liệu tối lại, khiến cho cửa sổ có vẻ
ngòai biến đổi. Đảo chiều điện áp sẽ khiến cho các ion trở lại lớp
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

chứa ion của chúng, khiến cho chiếc cửa sổ sáng lên và để cho ánh
sáng đi qua nhiều hơn.
Công ty đã thực hiện các nghiên cứu thí điểm ở 5 thành phố
và nhận thấy mức tiết kiệm trung bình ở các tòa nhà thương mại là
25% lượng sử dụng năng lượng nhiệt, thông gió và điều hòa hàng

năm.
Bí quyết để chế tạo các cửa sổ điện sắc rẻ là vật liệu thích hợp
và phương pháp chế tạo mới nhất. Thay vì sử dụng lớp điện sắc dựa
trên vonfram ôxit Công ty đã sử dụng lớp điện sắc dựa trên magiê
phản ứng với các ion hydro để phản chiếu ánh sáng ở một lớp, còn
lớp kia là một hợp kim antimony với các vật liệu như đồng hoặc bạc
được sử dụng với các ion lithi. Các phương pháp phản chiếu không
chỉ ngăn ngừa việc tích tụ nhiệt, mà còn có thể kiểm soát chính xác
lượng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại gần mà chiếc cửa sổ có thể
ngăn ngừa được.
Theo: Báo Khoa họct

CHẾ PHẨM SINH HỌC GIỮ HOA TƯƠI LÂU
Muốn kéo dài thời gian hoa tươi cắm trong lọ, cho dù đó là hoa
hồng, cẩm chướng, hay cát tường... lên gấp đôi so với bình thường,
chỉ cần dùng một loại chế phẩm sinh học do trong nước vừa chế tạo.
Đây là chế phẩm do ThS Kiều Phương Nam, khoa Sinh học,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM và cộng sự chế tạo.
Nghiên cứu này đã được nghiệm thu tại Sở KH - CN TP.HCM
vào chiều ngày 16/8 sau hơn một năm nghiên cứu.
Chế phẩm này gồm các thành phần như khối vi khuẩn
Methylobacterium raditoleran, đường, AgNO3, GA3, tannic acid,
caleium nitrate, chất điều hòa tăng trưởng. Khi hòa chế phẩm này với
tỷ lệ 15g/lít nước, sau đó cắm hoa vào sẽ giữ được hoa tươi lâu gấp
đôi so với bình thường. Chế phẩm này không gây hại cho môi trường
và sức khỏe người.
Không chỉ kéo dài được thời gian giữ hoa tươi, chế phẩm này
còn kích thích được nụ hoa phát triển một cách bình thường như còn
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


23


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

trên cây mẹ. Màu sắc hoa khi cắm được giữ nguyên, thân, lá, cuống
hoa vẫn giữ được màu xanh và sự cứng cáp.
Hạn chế lớn nhất của của chế phẩm là thời gian sử dụng hiệu
quả chỉ có hai tháng.
Giá bán của chế phẩm này chỉ bằng 1/5 so với chế phẩm có
chức năng tương tự đang bán trên thị trường.
Nhóm nghiên cứu cho biết, đã thử chào bán chế phẩm này tại
một số hội chợ và đã bán được khoảng 30kg. Tuy nhiên, chế phẩm
này vẫn chưa thể đưa ra bán chính thức trên thị trường do chưa đăng
ký sở hữu trí tuệ.
TS Nguyễn Thị Quỳnh, Phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt
đới TP.HCM đánh giá: đây là đề tài có tích thiết thực, khả năng ứng
dụng cao, nhưng cần được nghiên cứu thêm để chế phẩm giữ được
hoa tươi lâu hơn nữa.
Đề tài trên đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, khuyến
khích nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý với các
bên liên quan nhằm thương mại hóa sản phẩm.
Theo: Báo Đất Việt

24

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 8/2010

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
CHỮA HO DAI DẲNG KHÔNG DÙNG THUỐC
Hiện nay, những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đang làm gia
tăng số người mắc các chứng ho mà đa phần người bệnh đã được
chẩn khám và dùng thuốc nhưng ho vẫn tiếp tục kéo dài. Trong
những trường hợp này, một số liệu pháp ủ ấm lòng bàn chân hoặc
kích thích huyệt dũng tuyền có hiệu quả rất nhanh chóng.
Phép chữa theo Đông y
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất những vật
lạ, có thể là chất dịch nhầy hoặc vi khuẩn đang khu trú trên đường
thở. Ho là một dấu hiệu thường gặp của các chứng cảm cúm thông
thường do nhiễm trùng đường hô hấp. Vấn đề là nhiều khi cảm cúm
đã qua đi nhưng triệu chứng ho vẫn không dứt, dù người bệnh đã đi
khám bác sĩ, đã dùng thuốc kháng sinh. Các chứng ho kéo dài, đôi
khi ho khan, không đờm, không sốt nhưng gây khó chịu trong giao
tiếp, hay dễ xảy ra ở những người có cơ địa dễ bị kích ứng với những
thay đổi của thời tiết.
Y học dân gian có một cách đơn giản để chữa trị chứng ho dai
dẳng này, chủ yếu là làm ấm vùng bàn chân bằng cách xoa dầu nóng
vào lòng bàn chân và mang vớ vào trước khi đi ngủ. Cách chữa này
cũng đặc biệt hiệu quả đối với các chứng ho do lạnh thường xảy ra
vào mùa đông, mùa xuân ở trẻ em và nhiều người cao tuổi. Các
chứng ho thường xảy ra về đêm, gần sáng, gây khó ngủ, mệt mỏi,
mất sức.
Trong cách chữa trên, ủ ấm lòng bàn chân giúp tăng cường lưu

thông khí huyết xuống phía dưới tạo hiệu ứng giáng khí. Xoa dầu nóng
giúp kích hoạt huyệt dũng tuyền. Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường
kinh túc thiếu âm thận, huyệt đặc trị để trừ hư hỏa, giáng khí nghịch.
Cách làm
Chuẩn bị 1 đôi vớ và 1 lọ dầu nóng hoặc dầu cù là. Chỉ cần loại
vớ thường, vớ ngắn, tránh loại vớ bó chặt ở miệng vớ để ống chân
được thoải mái. Trước khi ngủ, hãy thoa dầu vào vùng huyệt dũng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×